1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

pháp luật kinh tế tên doanh nghiệp tập đoàn viettel

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Kinh Tế Tên Doanh Nghiệp: Tập Đoàn Viettel
Tác giả Lê Minh Châu, Nguyễn Thị Cúc, Nguyễn Linh Chi, Nguyễn Thị Kim Chi, Nguyễn Đình Đức, Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Hữu Đạt
Trường học Trường Đại học Thủy lợi
Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý
Thể loại Bài tập môn học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Tên doanh nghiệp Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, thường dược biết đến dướitên giao dịch Viettel hay Tập đoàn Viettel.2.. Ban Đào tạo Phòng Kỹ thuật 2004-2006: Đầu năm 2004, t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ



MÔN HỌC : PHÁP LUẬT KINH TẾ TÊN DOANH NGHIỆP: TẬP ĐOÀN VIETTEL

Lớp: 64TCNH2

Nhóm: 2

Tên trưởng nhóm: Lê Minh Châu

Tên thành viên: Nguyễn Thị Cúc

Nguyễn Linh Chi

Nguyễn Thị Kim Chi

Nguyễn Đình Đức

Nguyễn Tiến Đạt

Nguyễn Hữu Đạt

HÀ NỘI, 2023

Trang 2

MỤC LỤC

1 Tên doanh nghiệp 3

2 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 3

3 Loại hình doanh nghiệp 7

4 Địa chỉ 7

5 Vốn điều lệ 7

6 Ngành kinh doanh chủ yếu 9

7 Cơ cấu tổ chức 11

8 Số lượng lao động 12

9 Kết quả kinh doanh của viettel trong 3 năm gần đây nhất 13

Năm 2020 13

Năm 2021 15

Năm 2022 17

Trang 3

1 Tên doanh nghiệp

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội, thường dược biết đến dưới tên giao dịch Viettel hay Tập đoàn Viettel

2 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Ngày 01/06/1989 Công ty Sigelco, tiền thân của Viettel, thuộc Binh chủng Thông tin Liên lạc được thành lập Hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, Viettel trải qua 4 giai đoạn phát triển Giai đoạn 1 (1989-2000) là Khởi nghiệp, làm thuê; Giai đoạn 2 (2000-2010) là Bùng nổ viễn thông Việt Nam; Giai đoạn

3 (2010-2020) là Công nghiệp, viễn thông toàn cầu; Giai đoạn 4, từ năm 2020 trở đi là Chuyển đổi số, công nghệ cao

Khi thành lập, Viettel chỉ có gần 100 CBNV, với công việc chủ yếu là trồng cột kéo cáp, làm thuê, lắp đặt dịch vụ kỹ thuật tổng đài cho Bưu điện và các đài PTTH Đến năm 2000 Viettel áp dụng công nghệ VoIP, đột phá bước chân vào thị trường viễn thông cố định Năm 2004 Viettel kinh doanh viễn thông di động, phá vỡ thế độc quyền viễn thông ở Việt Nam

Năm 2005 Viettel về trực thuộc Bộ Quốc phòng và phát triển lên Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Năm 2006 Viettel đầu tư ra nước ngoài, đến năm

2008 trở thành doanh nghiệp viễn thông có hạ tầng mạng lưới và khách hàng lớn nhất Việt Nam Năm 2009 Viettel lên Tập đoàn Viễn thông Quân đội Năm

2010 bắt đầu nghiên cứu sản xuất thiết bị viễn thông, năm 2015 Viettel nghiên cứu sản xuất công nghiệp quốc phòng

Năm 2018 Viettel đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội và tuyên bố sứ mệnh “Tiên phong kiến tạo xã hội số” Năm 2020 Viettel sản xuất thành công thiết bị viễn thông 5G Hiện nay Viettel là tập đoàn công nghệ,

Trang 4

kinh tế lớn nhất Việt Nam, là hãng viễn thông lớn nhất ASEAN, TOP 10 châu Á

và TOP 30 thế giới

Ban Đào tạo Phòng Kỹ thuật (2004-2006):

Đầu năm 2004, trong bối cảnh Viettel triển khai rộng khắp hạ tầng mạng lưới, chuẩn bị kinh doanh viễn thông di động, Ban Đào tạo được thành lập ở Phòng Kỹ thuật Công ty Ban có nhiệm vụ thiết kế nội dung, tổ chức các chương trình đào tạo kỹ thuật, hệ thống viễn thông, mạng lõi, khảo sát, thiết kế, thi công, lắp đặt, đấu nối cáp quang, nguồn điện, tổng đài, trạm BTS

Giáo viên là Ban Lãnh đạo Công ty, Tổng Công ty, Phòng Kỹ thuật và lãnh đạo các trung tâm (công ty) điện thoại đường dài, di động, truyền dẫn, khảo sát thiết kế, công trình, trực tiếp đứng lớp, làm huấn luyện viên Cố vấn là một

số giảng viên Khoa Điện tử Viễn thông - Học viện KTQS và Đại học Bách khoa

Hà Nội, tham gia đào tạo, bổ sung kiến thức, kỹ năng, phương pháp cho đội ngũ giáo viên

Trung tâm Đào tạo Viettel (2006-2015):

Ngày 27/03/2006, Tổng Công ty ra quyết định thành lập Trung tâm Đào tạo Viettel, trên cơ sở Ban Đào tạo/Phòng Kỹ thuật; để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân sự, đẩy nhanh triển khai hạ tầng mạng lưới (HTML), chiếm lĩnh thị trường, với mục tiêu: “Tràn ngập lãnh thổ”, “Nông thôn bao vây thành thị”,

“Mỗi xã phường một trạm BTS”, “Cáp quang đến xã phường”

Trung tâm tiếp quản cải tạo, trụ sở dự án cũ của nhà máy thông tin, diện tích gần 1000m2, tại An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội Nội dung đào tạo về kỹ thuật, xây dựng, vận hành HTML, viễn thông di động, cố định, nhà trạm, tổng đài, tổng trạm; về quản lý, tri thức quản trị kinh doanh, bán hàng, chăm sóc khách hàng, tài chính, tổ chức lao động, an toàn lao động, điều lệnh quản lý bộ đội, tiếng Anh

Trang 5

Đội ngũ giáo viên nội bộ là nhân sự của Trung tâm và lãnh đạo, chuyên viên các phòng ban Tổng Công ty (Tập đoàn), phối hợp với giảng viên các trường đại học kỹ thuật, kinh tế danh tiếng biên soạn tài liệu, giáo trình phù hợp với SXKD Viettel Công tác đào tạo đặt ra xây dựng đội ngũ nhân lực có bản lĩnh vững vàng, năng lực tốt, có tác phong kỷ luật người lính; đoàn kết, văn hóa dấn thân, không ngại khó khăn, biết làm cả kỹ thuật và kinh doanh

Học viện Viettel (2015 - nay):

Từ năm 2015, Trung tâm Đào tạo Viettel được đổi tên, phát triển thành Học viện Viettel, (Viettel Academy) trong đề án tái cơ cấu Tập đoàn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đến năm 2016, Học viện chuyển lên trụ sở mới tại khu CNC Hòa Lạc, Thạch Hòa, Thạch Thất, Hà Nội, có diện tích trên 18ha, trong tổ hợp văn hóa thể thao, đào tạo SXKD của Tập đoàn; với cơ ngơi diện mạo mới, nguồn lực mới, nhiệm vụ mới

Ngoài đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật, kinh doanh, Học viện còn mở các lớp đào tạo, tập huấn cán bộ về quân sự, chính trị, bán hàng, chăm sóc khách hàng, tổ chức lao động, tài chính, kế hoạch…cung cấp cho các đơn vị thành viên Các lớp đào tạo cán bộ (CEO) quy hoạch Giám đốc Trung tâm Viettel quận huyện; BGĐ Chi nhánh Viettel tỉnh, thành phố; BGĐ các công ty, tổng công ty trong nước, quốc tế được đào tạo cả kỹ thuật, kinh doanh và tri thức quản trị mới

Công tác đào tạo, liên kết đào tạo, ứng dụng chuyển đổi số được tổ chức bài bản, nền nếp, từ thiết kế, xây dựng chương trình, tập huấn sư phạm, vận hành, đánh giá sau đào tạo Học viện đã góp phần bồi dưỡng kỹ năng, tay nghề cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, nhất là lứa lớp CEO có phẩm chất, năng lực, đáp ứng sự phát triển nhanh và bền vững của Viettel - Tập đoàn công nghệ, kinh doanh toàn cầu Trong tương lai không xa, Viettel Academy sẽ hội nhập cùng

Trang 6

các trường đại học viễn thông, CNTT, CNC, kinh tế số của quốc gia, quốc tế; tuyển sinh, cung cấp nhân lực chất lượng cao cho xã hội

Dưới đây là lịch sử hình thành chi tiết của Viettel :

Ngày 01/06/1989: Tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO) được

thành lập, đây là công ty tiền thân của Viettel

Năm 1990 – 1994: Xây dựng tuyến vi ba răng Ba Vì – Vinh cho Tổng cục

Bưu điện

Năm 1995: Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh các dịch vụ viễn

thông

Năm 1999: Hoàn thành cục cáp quang Bắc – Nam dài 2000 km Thành lập

Trung tâm Bưu chính Viettel

Năm 2000: Chính thức tham gia thị trường viễn thông Lắp đặt thành công

cột phát sóng của Đài truyền hình Quốc gia Lào cao 140m

Năm 2001: Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế

Năm 2002: Cung cấp dịch vụ truy nhập Web

Tháng 2/2003: Đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội trực thuộc Binh

chủng Thông tin

Tháng 3/2003: Cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN) tại Hà Nội và

TP.HCM

Tháng 4/2003: Tiến hành lắp đặt mạng lưới điện thoại di động

Ngày 15 /10/ 2004: Cung cấp dịch vụ điện thoại di động Cổng cáp quang

quốc tế

Năm 2006: Đầu tư ở Lào và Campuchia Thành lập công ty Viettel

Cambodia

Năm 2007: Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – web Thành lập Tổng công

ty Công nghệ Viettel (nay là Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel)

Năm 2009: Trở thành Tập đoàn kinh tế có mạng 3G lớn nhất Việt Nam

Trang 7

Năm 2010: Đầu tư vào Haiti và Mozambique Chuyển đổi thành Tập đoàn

viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc Phòng

Năm 2011: Đứng số 1 tại Lào về cả doanh, thuê bao và hạ tầng

Năm 2012: Thương hiệu Unitel của Viettel tại Lào nhận giải thưởng nhà

cung cấp dịch vụ tốt nhất thị trường

Năm 2013: Doanh thu đầu tư nước ngoài cán mốc 1 tỷ USD

Năm 2014: Chính thức bán những thẻ sim đầu tiên với thương hiệu Nexttel

tại Cameroon và Bitel

Tháng 3/2016: Trở thành doanh nghiệp đầu tiên thử nghiệm cung cấp cấp

dịch vụ 4G

Tháng 11/2016: Nhận giấy phép cung cấp dịch vụ 4G, cán mốc 36 triệu

khách hàng quốc tế

Ngày 18/4/2017: Chính thức khai trương mạng viễn thông 4G tại Việt Nam

Ngày 05/01/2018: Chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp – Viễn

thông Quân đội

Tháng 4/2019: Hoàn thành tích hợp hạ tầng phát sóng 5G đầu tiên tại Hà Nội

Tháng 6/2019: Viettel ++ – chương trình chăm sóc khách hàng lớn nhất của

doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động

Tháng 7/2019: Bước chân vào thị trường xe công nghệ với ứng dụng MyGo

3 Loại hình doanh nghiệp

Loại hình : Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

4 Địa chỉ:

Địa chỉ: Lô D26, Khu đô thị mới Cầu Giấy, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy,

Hà Nội

Website công ty: <https://viettel.com.vn/vi/>

Trang 8

5 Vốn điều lệ

Việc điều chỉnh vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Quốc phòng và thẩm định của Bộ Tài chính

Tập đoàn VIETTEL thực hiện điều chỉnh mức vốn điều lệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bằng mức vốn thực tế đã đầu tư của chủ sở hữu theo từng thời điểm, phù hợp với quy định của pháp luật

Dưới đây là vốn điều lệ của Tổng công ty Viễn thông Viettel qua từng thời kỳ:

Thời kỳ 2004-2006: Vốn điều lệ của Viettel vào khoảng 2.000 tỷ đồng Tổng công ty Viễn thông Viettel không có cổ đông ngoại Công ty này hoàn toàn thuộc sở hữu của Nhà nước Việt Nam

Thời kỳ 2007-2010: Vốn điều lệ tăng lên khoảng 10.000 tỷ đồng

Tổng công ty Viễn thông Viettel không có cổ đông nào khác ngoài Chính phủ Việt Nam Viettel là một công ty nhà nước và 100% vốn điều lệ của công

ty này thuộc sở hữu của Chính phủ

Thời kỳ 2011-2015: Vốn điều lệ tiếp tục tăng và đạt khoảng 30.000 tỷ đồng Các cổ đông chính của Tổng công ty Viễn thông Viettel bao gồm:

- Bộ Thông tin và Truyền thông: Là cổ đông chủ yếu và sở hữu phần lớn cổ phần của Viettel

- Các tổ chức tài chính và ngân hàng: Đây là những cổ đông quan trọng khác, thường mua cổ phần để đầu tư vào Viettel

Trang 9

- Các cá nhân và tổ chức khác: Ngoài các cổ đông lớn đã được liệt kê trên, có thể có nhiều cá nhân và tổ chức khác đã góp vốn vào Viettel trong giai đoạn này

 Thời kỳ từ năm 2015 đến hết năm 2020: vốn điều lệ của tập đoàn viettel khoảng 300.000 tỷ đồng

- Viettel đã được phê duyệt vốn điều lệ đến hết 2020 là 300.000 tỷ đồng Tuy nhiên, đến hết 2021, vốn điều lệ của Viettel mới đạt 160.000 tỷ đồng, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung để đảm bảo đủ vốn điều lệ 300.000 tỷ đồng

- Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2018/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Tập đoàn VIETTEL)

Trong đó, Công ty mẹ - Tập đoàn VIETTEL là doanh nghiệp quốc phòng, an ninh, do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trực thuộc Bộ Quốc phòng; chịu

sự lãnh đạo về mọi mặt của Quân ủy Trung ương; thực hiện nhiệm vụ chính trị, quân sự, quốc phòng đặc biệt do Nhà nước, Bộ Quốc phòng giao và sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật

- Hiện nay chưa có quy định mới điều chỉnh vốn điều lệ của Tập đoàn VIETTEL

6 Ngành kinh doanh chủ yếu

Các ngành nghề chính của tập đoàn bao gồm: ngành dịch vụ viễn thông & công nghệ thông tin; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số Sản phẩm nổi bật nhất của Viettel hiện nay là mạng di

Trang 10

động Viettel Mobile Công ty thành viên Viettel Telecom của Viettel hiện đang

là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam Viettel là doanh nghiệp nhà nước tiên phong trong thực thi chiến lược quốc gia về lĩnh vực viễn thông - CNTT và công nghiệp quốc phòng CNC Luôn là doanh nghiệp hiệu quả nhất, lợi nhuận trước thuế các năm gần đây của Viettel luôn duy trì trên 40.000 tỷ đồng/năm, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu luôn duy trì trên 25%

Hai năm liên tiếp 2020 và 2021, Viettel là doanh nghiệp Việt Nam có sức ảnh hưởng nhất về đổi mới sáng tạo khu vực Nam Á và Đông Nam Á Viettel đồng thời là thương hiệu viễn thông giá trị nhất Việt Nam, đứng số 1 tại Đông Nam Á, đứng thứ 10 châu Á và thứ 18 trong số các nhà mạng có giá trị lớn nhất thế giới năm 2022 Viettel trở thành hình mẫu của một doanh nghiệp nhà nước kinh doanh sáng tạo và có hiệu quả

Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 10 thị trường nước ngoài ở 3 châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi[5] Năm 2018, Viettel đạt doanh thu 10 tỷ USD (234.500 tỷ VND)[6] Viettel được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới[7] Năm 2019, Viettel đã trở thành doanh nghiệp thuộc Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao, Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD – thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới, và là thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam[

Viễn thông: Viettel là một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông

hàng đầu tại Việt Nam Công ty cung cấp các dịch vụ di động, cố định và Internet cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp

Trang 11

Công nghệ thông tin và truyền thông: Viettel cung cấp các giải pháp

công nghệ thông tin và truyền thông cho doanh nghiệp và tổ chức, bao gồm dịch

vụ hạ tầng mạng, lưu trữ dữ liệu, giải pháp phân phối nội dung và các dịch vụ điện toán đám mây

Thương mại điện tử: Viettel đã mở rộng hoạt động kinh doanh vào lĩnh

vực thương mại điện tử, cung cấp các dịch vụ mua sắm trực tuyến và thanh toán điện tử thông qua các nền tảng như ViettelPay và ViettelPost

Năng lượng: Viettel cũng có hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, bao

gồm sản xuất và phân phối điện năng, cung cấp dịch vụ tiện ích và phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Các dịch vụ gia đình và truyền hình: Viettel cung cấp các gói dịch vụ

gia đình, bao gồm truyền hình cáp, truyền hình số và Internet tại Việt Nam

7 Cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức quản lý của Viettel bao gồm: Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng và bộ máy tham mưu giúp việc, kiểm soát nội bộ

a) Các đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ:

 Tổng công ty Mạng lưới Viettel

 Tổng công ty Viễn thông Viettel

 Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel

 Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel

 Tổng công ty Dịch vụ số Viettel

 Công ty Quản lý tài sản Viettel

 Công ty Truyền thông Viettel

Công ty An ninh mạng Viettel

Trang 12

 Viện Hàng không vũ trụ Viettel.

 Trung tâm Không gian mạng Viettel

 Trung tâm Thể thao Viettel

 Học viện Viettel

 Văn phòng đại diện miền Nam

 63 đơn vị phụ thuộc tại 63 tỉnh/thành phố: Viettel tỉnh/thành phố

 Văn phòng đại diện Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội tại nước Cộng hòa Kenya

b) Các Công ty thành viên của Viettel

07 Công ty con do Viettel sở hữu 100% vốn điều lệ:

 Công ty TNHH một thành viên Thông tin M1

 Công ty TNHH một thành viên Thông tin M3

 Công ty TNHH một thành viên Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel

 Công ty Viettel America (tại Mỹ)

 Công ty VTE Technologies Sarl (tại Pháp)

 Viettel Peru SAC (tại Peru)

 Công ty TNHH một thành viên Đầu tư công nghệ Viettel

08 công ty con do Viettel sở hữu từ 50% đến dưới 100% vốn điều lệ

 Công ty cổ phần Xi măng Cẩm Phả

 TCT Cổ phần giao thông số Việt Nam

 Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel

 Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế Viettel

 Tổng công ty cổ phần Công trình Viettel

 Tổng công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel

Công ty TNHH hai thành viên Viettel - CHT

Ngày đăng: 16/05/2024, 16:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w