đề cương ngữ văn 9 giữa kì ii 2023 2024

11 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
đề cương ngữ văn 9 giữa kì ii 2023 2024

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghị luận về tư tưởng đạo lí. Chú ý: Vấn đề nghị luận gắn liền với thực tế, mang tính thời sự, cấp bách, được mọi người chú ý, quan tâm.- Viết một đoạn hoặc một bài văn ngắn với nội dun

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA HỌC KÌ II:MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2023 – 2024

A/ KIẾN THỨC CẦN NHỚ* VĂN BẢN

- Mùa xuân nho nhỏ.- Viếng lăng Bác.

*Lưu ý: Đọc- hiểu ngữ liệu ngoài sách giáo khoa.

* YÊU CẦU.

1 Khái quát giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.2 Nắm thể loại, phương thức biểu đạt.

3 Thuộc thơ; phân tích để làm rõ nội dung, nghệ thuật của từng đoạn trích.

4 Nắm mạch cảm xúc, nội dung cơ bản giá trị chung về nghệ thuật, nội dung của từng đoạn, bài

5 Trình bày cảm nhận về cái hay, đặc sắc của một chi tiết, hình ảnh thơ, nhân vật trong bài.

Cụ thể với từng bài đã chọn ở trên soạn và học theo trình tự gợi ý sau:

1.1 Khái quát giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, mạch cảm xúc của bài.

1.2: Những nội dung cơ bản

1.3 Giá trị chung về nghệ thuật, nội dung (ý nghĩa)

1.4 Ôn lại các kĩ năng làm Đọc Hiểu đối với ngữ liệu ngoài sách giáo khoa.

* TIẾNG VIỆT.1 Lí thuyết:

- Khởi ngữ: Nắm khái niệm Vận dụng làm bài tập.

- Các thành phần biệt lập (Khái niệm và nhận biết các thành phần, vận dụng bài tập)- Liên kết câu và liên kết đọan văn.

- Kiến thức về tu từ từ vựng (Xem lại bài tập trong các tiết Tổng kết về từ vựng Xác định phép tu từ và tác dụng của phép tu từ đó)

2 Bài tập:

- Rà soát lại tất cả các bài tập trong sách giáo khoa.

- Dạng bài tập: phát hiện kiến thức, phân tích tác dụng, giá trị; tạo lập văn bản có đơn vị kiến thức yêu cầu…

*TẬP LÀM VĂN.

1 Nghị luận xã hội với hai dạng bài:

1.1 Nghị luận về sự việc hiện tượng trong đời sống.1.2 Nghị luận về tư tưởng đạo lí.

 Chú ý: Vấn đề nghị luận gắn liền với thực tế, mang tính thời sự, cấp bách, được mọi người chú ý, quan tâm.

- Viết một đoạn hoặc một bài văn ngắn với nội dung cụ thể.

- Quy trình 4 bước làm bài (Đặc biệt dàn ý chung cho từng dạng bài).

- Quy trình 4 bước làm bài (Đặc biệt dàn ý chung cho từng dạng bài).

3 Các phép lập luận (Cần chú ý đặc điểm của các phép lập luận, cách xây dựng luận điểm, luận cứ và lập luận hợp lý)

Trang 2

4 Hướng dẫn cách làm bài nghị luận về sự việc hiện tượng trong đời sống

Trang 3

* Bước 2: Phân tích những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên.

– Ảnh hưởng, tác động – Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó:+ Ảnh hưởng, tác động – Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội (…)+ Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người (…)

– Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân khách quan (…)+ Nguyên nhân chủ quan (…)

* Bước 3: Bình luận về hiện tượng ( tốt/ xấu, đúng /sai…)

- Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.

- Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận (…).

- Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ hiện tượng nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa thời đại

* Bước 4: Đề xuất những giải pháp:

Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.

- Những biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu tác động tốt):

+ Đối với bản thân…

+ Đối với địa phương, cơ quan chức năng:…+ Đối với xã hội, đất nước: …

+ Đối với toàn cầu

- Giải thích như thế nào ?

- Cần giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý; giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có); rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ…).

- Đầu tiên, cần giải thích những từ trọng tâm, sau đó giải thích cả câu nói

Bước 2: Bàn luận

- Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội).

Trang 4

- Bác bỏ ( phê phán ) những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề: bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa

Bước 3: Mở rộng.

Trang 5

- Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh.- Mở rộng bằng cách đào sâu thêm vấn đề.- Mở rộng bằng cách lật ngược vấn đề.

- Người tham gia nghị luận đưa ra mặt trái của vấn đề Phủ nhận nó là công nhận cái đúng, ngược lại, nếu vấn đề bình luận là sai hãy lật ngược bằng cách dưa ra vấn đề đúng Bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai.

- Trong các bước mở rộng, tuỳ vào từng trường hợp và khả năng của mình mà áp dụng cho tốt, không nên cứng nhắc.

Bước 4 : Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.

Đầu tiên là bài học rút ra cho bản thân người viết (rút ra bài học gì, bản thân đã làm được chưa, nếu chưa thì cần làm gì để đạt được ) Tiếp theo, đối với gia đình, những người xung quanh và xã hội thì bài học nhận thức là gì, thuyết phục mọi người cùng áp dụng và hành động.

"Tuân thủ các bước, thẳng thắn nhìn nhận vấn đề và đưa ra dẫn chứng thực tế, kết hợp sử dụng thêm câu châm ngôn, tục ngữ, ca dao để cho thấy kinh nghiệm sống phong phú, có hiểu biết sâu rộng cả trong quá khứ và hiện tại, bài viết của các em sẽ được đánh giá tốt và đạt điểm cao".

6 Hướng dẫn cách làm bài nghị luận về một bài thơ hoặc đoạn thơ

* Kỹ năng phân tích đề.

– Tùy yêu cầu đề bài mà chúng ta thực hiện theo đúng ý trong đó, như trong đề có yêu cầu về mệnh lệnh hoặc vấn đề cần nghị luận thì nên thực hiện đúng theo yêu cầu đó.– Các từ ngữ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.

+ Phân tích: yêu cầu phải phân tích đoạn thơ, bài thơ, đi sâu vào các phần nhỏ của nó để

rút ra những nhận định cần thiết.

+ Cảm nhận: lưu ý đến ấn tượng và cảm thụ riêng của người viết về đoạn thơ, bài thơ đó,

nhấn mạnh đến yếu tố cảm thụ chủ quan.

+ Suy nghĩ: nhằm nhấn mạnh tới những suy nghĩ riêng, những kết luận rút ra trên cơ sở

suy luận về những yếu tố nội dung, nghệ thuật và kết luận lô-ghic rút ra từ đó.

* Các bước triển khai bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ.

I Mở bài:

Giới thiệu sơ lược về tác giả: tên tuổi, bút danh, vị trí trong nền văn học, chủ đề sáng tác, phong cách sáng tác, những đóng góp của tác giả đối với phong trào văn học, giai đoạn văn học và nền văn học dân tộc.

Giới thiệu tổng quát về bài thơ/ đoạn thơ Dẫn vào đoạn thơ/ bài thơ cần phântích: trích lại bài thơ (nếu ngắn) còn khổ thơ thì phải ghi lại tất cả.

II Thân bài:

- Khái quát về vị trí trích đoạn hoặc bố cục, mạch cảm xúc chủ đạo của khổ thơ, bài thơ- Phân tích bài thơ/đoạn thơ: trích thơ rồi lần lượt phân tích những từ ngữ, hình ảnh,

biện pháp tu từ,

v.v trong từng câu thơ, giải mã đúng từ ngữ, hình ảnh đó để giúp người đọc cảm thấy được những cái hay, cái đặc sắc về nội dung, nghệ thuật cảu bài thơ Lưu ý: nên phân tích từ nghệ thuật đến nội dung, khi phân tích phải dựa vào từ ngữ có trong bài thơ, hoàn cảnh ra đời, phong cách sáng tác của tác giả để tránh suy diễn miên man, không chính xác, cụ thể:

- Phân tích khổ thơ thứ nhất:

Nêu nội dung chính của khổ thơ thứ nhất: (Trích thơ)

Trang 6

Áp dụng các thủ pháp phân tích thơ để phân tích những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật tu từ, nhịp điệu, v.v trong từng câu thơ; giải mã những từ ngữ, hình ảnh đó có ý nghĩa gì, nó hay, đặc sắc ở chỗ nào.

Liên hệ, so sánh với những bài thơ cùng chủ dề.

Chuyển sang khổ thứ hai.- Phân tích khổ thơ thứ hai:

Cách làm bốn bước tương tự khổ thứ nhất.

Rồi cứ tiếp tục như thế đến hết bài.

Trang 7

(Lưu ý: đôi khi có thể phân tích hai khổ thơ cùng một lúc nếu hai khổ thơ cùng một ýnghĩa)

- Nhận xét đánh giá bài thơ:

Đánh giá về nội dung, tư tưởng của bài thơ (Nét đặc sắc về nội dung của bài thơlà gì? Thành công/hạn chế?)

Đánh giá về nghệ thuật (Thành công/hạn chế?)

Đánh giá về phong cách tác giả (Qua bài thơ em thấy tác giả là người như thếnào; có thể nói thêm những đặc điểm về phong cách nghệ thuật và đóng góp củanhà thơ trên văn đàn lúc bấy giờ).

III Kết bài:

Khẳng định lại toàn bộ giá trị về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

Liên hệ bản thân (nếu có).

* Lưu ý:

- Có thể phân tích bài thơ theo từng khổ, từng dòng

- Hoặc có thể phân tích theo hình tượng thơ, theo nội dung xuyên suốt bài thơ Đưa cácnội dung chính của bài thơ, đoạn thơ thành các luận điểm lớn Nếu đề yêu cầu cảm nhậnđoạn thơ, câu thơ, thì chia nhỏ các nội dung có trong đoạn, trong câu, biến chúng thànhcác luận điểm lớn để đi sâu cảm nhận.

- Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu được các nhận xét, đánh giá và sự cảmthụ riêng của người viết Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bìnhgiá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, cảm xúc của tác phẩm

B/ CÁC ĐỀ MINH HỌA I ĐỌC HIỂU : Đề 1.

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bảnthân từng ngày một Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp Bạn không có gương mặtxinh đẹp nhưng bạn giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon Chắc chắn, mỗi một ngườitrong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn Và chính bạn, hơn ai hết, trước aihết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

(Phạm Lữ Ân - Nếu biết trăm năm là hữu hạn …)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên Câu 2: Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 3: Xác định và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong câu: Chắc chắn, mỗi

một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.

Câu 4: Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua đoạn văn là gì?

Câu 5: Từ nội dung đoạn trích phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10-15dòng) bàn về giá trị của bản thân trong cuộc sống trong cuộc sống.

Đề 2 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Bản năng mạnh mẽ nhất của con người là học kỹ năng sống để tự tồn tại Vừa lọt lòngmẹ, chúng ta khóc oe oe đòi sữa, vì “con khóc mẹ mới cho bú” Không ai dạy cả Rồi ba thángbiết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi Rồi nhảy cú nhảy đầu tiên Ngã cú ngã đầutiên Cha mẹ đứng quanh vỗ tay cổ vũ, khen ngợi Nhưng chính chúng ta, dù bé nhỏ mongmanh như vậy, khi mới vài tháng tuổi đã tự mình làm nên những kỳ tích Nếu chúng ta khôngchứng tỏ được rằng mình có thể tự làm, người khác sẽ tin rằng ta không thể tự làm Nếu bạnkhông tự làm được điều dễ dàng, cớ sao tôi phải tin rằng bạn có đủ trách nhiệm và nhận thức đểlàm điều khó hơn? Trang Tử nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi

Trang 8

trăm bước mới uống được một ngụm nước Nhưng chúng không mong được sống trong lồng”.Chúng ta có giống được những con gà rừng không? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵnmà chịu chui vào chiếc lồng Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do? Từ xúc cơm,xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng, chọn vợ,chọn tương lai Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn Chúng ta chưa làm việc đã đượcngười khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo.Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi, vuốt ve Chúng ta thậmchí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay Chúng ta không thể làm chủđời mình Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim tronglồng lúc nào không biết nữa Thậm chí một con chim trong nhiều lớp lồng.”

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2018)

Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích Câu 2 Chỉ ra phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau:

…Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi, vuốt ve.Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay Chúng takhông thể làm chủ đời mình Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biếnthành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa Thậm chí một con chim trong nhiều lớplồng.”

Câu 3 Theo đoạn trích, “Bản năng mạnh mẽ nhất của con người” là gì?

Câu 4 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn sau:

Chúng ta có giống được những con gà rừng không? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵnmà chịu chui vào chiếc lồng Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do? Từ xúc cơm,xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng, chọn vợ,chọn tương lai Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn.

Câu 5 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc- hiểu, hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng

200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết phải rèn luyện kỹ năng sống đối với lứa

tuổi học sinh.

Đề 3Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

Bác ơi, nhớ mấy cho cùng

Ngoài xa Bác có thấu lòng cháu không? Đêm đêm cháu những bâng khuâng

Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ

Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn

(Trích trong bài thơ“Cháu nhớ Bác Hồ”-Thanh Hải”)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên Câu 2: Tìm một thành phần biệt lập trong đoạn thơ trên

Câu 3: Chỉ ra và gọi tên phép liên kết câu trong bốn câu thơ sau:

Bác ơi, nhớ mấy cho cùng

Ngoài xa Bác có thấu lòng cháu không? Đêm đêm cháu những bâng khuâng Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu

Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ trong câu thơ sau:

Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn.

Trang 9

Câu 5: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên

Câu 6 : Từ nội dung trong phần, em hãy viết đoạn văn ngắn khoảng (150 chữ ) nêu suy

nghĩ, tình cảm của em với Bác Hồ.

ĐỂ 4Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi sau:

Trên đường đời bạn cũng có lúc vấp ngã Tôi cũng vậy Ngay cả người tài giỏi, khônngoan nhất cũng có lúc vấp ngã Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những người khôngbao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại Điều chúng ta cần ghi nhớ là,cuộc sống không phải là một cuộc thi đó - trượt Cuộc sống là một quá trình thử nghiệm cácbiện pháp khác nhau cho đến khi tìm ra một cách thích hợp Những người đạt được thànhcông phần lớn là người biết đứng dậy từ những sai lầm ngớ ngẩn của mình bởi họ coi thấtbại, vấp ngã chỉ là tạm thời và là kinh nghiệm bổ ích Tất cả những người thành đạt mà tôibiết đều có lúc phạm sai lầm Thường thì họ nói rằng sai lầm đóng vai trò quan trọng đối vớithành công của họ Khi vấp ngã, họ không bỏ cuộc Thay vì thế, họ xác định các vấn đề củamình là gì, cố gắng cải thiện tình hình và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết Nếuthất bại năm lần, họ cố gắng đứng dậy năm lần, mỗi lần một cố gắng hơn, WinstonChurchill đã nắm bắt được cốt lõi của quá trình này khi ông nói: “Sự thành công là khảnăng đi từ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươnlên”.

(Trích Cuộc sống không giới hạn, Nick Vujicic, chương VII, trang 236)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên

Câu 2: Gọi tên và chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong hai câu văn: Khi vấp

ngã, họ không bỏ cuộc Thay vì thế, họ xác định các vấn đề của mình là gì, cố gắng cải thiệntình hình và tìm kiếm giải pháp sáng tạo hơn để giải quyết.

Câu 3: Em hiểu thế nào về câu văn: "Vấp ngã là điều bình thường, chỉ có những ngườikhông bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thực sự thất bại".

Câu 4: Em có đồng ý với quan điểm của Winston Churchill: "Sự thành công là khả năng đitừ thất bại này đến thất bại khác mà không đánh mất nhiệt huyết và quyết tâm vươnlên.”không? Vì sao?

Câu 5: Từ ngữ liệu phần Đọc - hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về ý nghĩa

của việc đứng dậy sau vấp ngã.

Đề 5Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

Tỷ phú Hồng Kông Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộtài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện Ông giải thích cho hành động củamình: “Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng Nếu chúngkém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi” Yu Pang-Lin không phải làngười đầu tiên trên thế giới “keo kiệt” với con nhưng lại hào phóng với xã hội Người giàunhất thế giới - Bill Gates - từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xùcủa mình Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã làcon người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình màcòn phải góp phần thúc đẩy xã hội Đã là con người thì phải lao động Tại sao tôi phải chocon tiền?

[…] Tương tự, tỉ phú Warren Buffett viết di chúc chỉ để lại 10% tài sản của mìnhcho con, còn lại là làm từ thiện Tuy nhiên, ba người con, dù không phải quá giàu có, cũngtừ chối và dành luôn số tiền đó cho từ thiện.

[…] Có người nói rằng có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứđó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như

Trang 10

chưa cho con gì cả Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và nănglực để tự chịu trách nhiệm.

(Theo Nhật Huy, Không để lại tiền cho con, dân theohttp://tuoitre.vn, ngày 10/5/2015)Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: Gọi tên và xác định phép liên kết hình thức có trong đoạn văn sau: Tương tự, tỉphú Warren Buffett viết di chúc chỉ để lại 10% tài sản của mình cho con, còn lại là làm từthiện Tuy nhiên, ba người con, dù không phải quá giàu có, cũng từ chối và dành luôn sốtiền đó cho từ thiện.

Câu 3: Vì sao những người cha như tỉ phú Yu Pang-Lin, Bill Gates không muốn để lạitiền cho con.

Câu 4: Em có đồng tình với quan điểm: “Đã là con người thì phải lao động” không? Vì

sao?

Câu 5: Đoạn trích phần đọc hiểu gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về vai trò của tính tự lập của

con người, nhất là tuổi trẻ? Hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trình bày suynghĩ của em về vấn đề trên.

PHẦN I - ĐỌC HIỂU (4đ)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Một chàng trai trẻ đến xin học một ông giáo già với tâm trạng bi quan và chỉ thích phàn nàn.Đối với anh, cuộc sống là một chuỗi ngày buồn chán, không có gì thú vị Một lần, khi chàngtrai than phiền về việc mình học mãi mà không tiến bộ, người thầy im lặng lắng nghe rồi đưacho anh một thìa muối thật đầy và một cốc nước nhỏ

- Con cho thìa muối này vào cốc nước và uống thử đi Lập tức, chàng trai làm theo.

- Cốc nước mặn chát Chàng trai trả lời.

Người thầy lại dẫn anh ra một hồ nước gần đó và đổ một thìa muối đầy xuống nước: - Bây giờ con hãy nếm thử nước trong hồ đi

- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy Nó chẳng hề mặn lên chút nào - Chàng trai nói khimúc một ít nước dưới hồ và nếm thử

Người thầy chậm rãi nói:

- Con của ta, ai cũng có lúc gặp khó khăn trong cuộc sống Và những khó khăn đó giốngnhư thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó theo một cách khác nhau Nhữngngười có tâm hồn rộng mở giống như một hồ nước thì nỗi buồn không làm họ mất đi niềmvui và sự yêu đời Nhưng với những người tâm hồn chỉ nhỏ như một cốc nước, họ sẽ tự biếncuộc sống của mình trở thành đắng chát và chẳng bao giờ học được điều gì có ích.

(Theo Câu chuyện về những hạt muối - vietnamnetVm, 17/06/2015)

Câu 1: (0,25đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2: (0,25đ) Trong câu nói sau, chàng trai đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?

- Nước trong hồ vẫn vậy thôi, thưa thầy

Câu 3: (0,5đ) Em hiểu gì về các chi tiết, hình ảnh “thìa muối”, “hòa tan” trong văn bản? Câu 4: (1,0đ) Em rút ra bài học gì có ý nghĩa cho bản thân từ văn bản trên?

Câu 5: (2.0đ) Từ nội dung câu chuyện ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng

200 chữ) suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống.II/ TẬP LÀM VĂN

ĐỀ 1: Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớKết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

Ngày đăng: 16/05/2024, 18:14

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan