1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - kinh tế công cộng - đề tài - Ngoại ứng tích cực của giáo dục và giải pháp khắc phục

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ngoại Ứng Tích Cực Của Giáo Dục Và Giải Pháp Khắc Phục
Trường học Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Kinh Tế Công Cộng
Thể loại Bài Tập Lớn
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 367,81 KB

Nội dung

Ngoại ứng tích cực của giáo dục Trong đời sống xã hội, nền giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực được cho là có vai trò quan trọng nhất trong quá trình phát triển của các quốc

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

- -BÀI TẬP LỚN KINH TẾ CÔNG CỘNG

Ngoại ứng tích cực của giáo dục

và giải pháp khắc phục

Trang 2

I TỔNG QUAN VỀ THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG VÀ THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG

DO NGỌI ỨNG TÍCH CỰC CỦA GIÁO DỤC

1 Tổng quan về ngoại ứng tích cực

a Khái niệm ngoại ứng tích cực

Ngoại ứng tích cực là một trong những dạng thất bại của thị trường Ngoại ứng tích cực là những lợi ích mang lại cho bên thứ ba (không phải là người mua và người bán)

và lợi ích đó cũng không được phản ánh vào giá bán

b Đặc điểm của ngoại ứng tích cực

*Đặc điểm của ngoại ứng tích cực:

- Được tạo ra bởi cả hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng

- Tính tương đối giữa chủ thể tạo ra ngoại ứng và đối tượng chịu tác động của ngoại ứng

- Tính tương đối của tích cực và tiêu cực của ngoại ứng

- Gây ra sự phi hiệu quả xét trên góc độ xã hội

*Sự phi hiệu quả do ngoại ứng tích cực mang lại

Chú thích: MPB: Lợi ích tư nhân biên

MEB: Lợi ích ngoại ứng biên MSB: Lợi ích xã hội biên ( MSB = MPB + MEB )

*Điều kiện tối ưu :

Trang 3

- Tối ưu thị trường: MC = MSB

- Tối ưu xã hội: MC = MPB

Theo đồ thị thì ngoại ứng tích cực gây ra tổn thất phúc lợi xã hội đó là phần diện tích tam giác E1 E2E3

*Tổn thất phúc lợi xã hội: DLW = ½ x ( Q1 – Q*) x MEB

2 Ngoại ứng tích cực của giáo dục

Trong đời sống xã hội, nền giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực được cho là có vai trò quan trọng nhất trong quá trình phát triển của các quốc gia, dân tộc Con người không chỉ là mục tiêu mà còn là là động lực cho sự phát triển xã hội, tạo nên mối liên hệ xã hội Muốn phát triển xã hội phải chăm lo nhân tố con người về thể chất và tinh thần, nhất là về học vấn, nhận thức về thế giới xung quanh để họ có thể góp phần xây dựng và cải tạo xã hội Để nhận thức của con người được phát triển thì giáo dục chính là một yếu tố hàng đầu không thể thiếu trong đời sống con người Khi nói đến giáo dục thì chắc hẳn là đa số chúng ta đều hình dung và hiểu được khái niệm cũng như ý nghĩa của nó, nhưng nói về đặc tính của giáo dục thì đây chắc chắn là một điều còn chưa phổ biến đối với đại đa số chúng ta Sản phẩm của giáo dục được coi là một loại hàng hóa, nhưng tính chất đặc biệt của nó đã dẫn đến việc cung cấp và sử dụng hiệu quả trở nên phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với các loại hàng hóa thông thường khác Sản phẩm giáo dục được dùng chung bởi tất cả mọi người tức

là trong một quốc gia thì nội dung cũng như chất lượng kiến thức cung cấp cho học sinh, sinh viên là như nhau nên nó là một loại hàng hóa công Vì giáo dục là một loại hàng hóa nên nó cũng có những tính chất chung của hàng hóa: bất đối xứng thông tin, ngoại ứng tích cực…

Ở đây, chúng ta hãy xét đến tính chất ngoại ứng tích cực của hàng hóa giáo dục Quá trình cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ làm tăng lợi ích cho không chỉ một hay một nhóm người nhất định mà nó còn làm tăng lợi ích cho cả một cộng đồng người Khi một người đi học thì không chỉ lợi ích của người đó được tăng thêm mà lợi ích xã hội cũng đồng thời tăng lên Điều đó có nghĩa là lợi ích mà xã hội nhận được lớn hơn rất nhiều so với chi phí của một người phải bỏ ra để sử dụng sản phẩm giáo dục Do đó, sản phẩm giáo dục là một hàng hóa công có ngoại ứng tích cực – mặc dù lợi ích được sinh ra đóng góp rất lớn cho xã hội (nâng cao chất lượng tri

Trang 4

thức của con người khiến cho xã hội phát triển) nhưng chính tổ chức cung cấp nguồn tri thức lại thu về chi phí rất nhỏ so với lợi ích đạt được

Việc nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ làm tăng lợi ích cho riêng một cá nhân hay một nhóm người riêng lẻ mà điều đó còn làm tăng lợi ích cho cả cộng đồng

xã hội Như vậy, khi cá nhân tham gia vào học đại học như công cụ đem lại lợi ích cho

cá nhân thì vô tình anh ta cũng đồng thời đáp ứng cho lợi ích xã hội Nghĩa là lợi ích

xã hội do giáo dục tạo ra luôn luôn lớn hơn lợi ích cá nhân nhận được Nhưng giá thành tạo ra chúng cao hơn nhiều so với giá người mua sẵn sàng trả, cho nên, nếu để cho thuận mua vừa bán trên thị trường, tức là người mua phải trả chi phí bằng với chi phí xã hội, mà lợi ích cá nhân lại ít hơn thì có nhiều người sẽ không mua chúng, hoặc mua ít hơn mức cần thiết của xã hội Khi nói rằng, giáo dục biến con người tự nhiên thành con người xã hội, có tố chất và năng lực nhất định, thành con người tạo nên giá trị - yếu tố của sức sản xuất Hay nói cách khác, giáo dục đã hình thành nên

“vốn nhân lực” Đặc biệt là trong nền sản xuất xã hội hiện đại, vốn nhân lực là nhân tố cực kỳ quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế quốc dân Đầu tư vào vốn con người có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc đầu tư vốn cho sự vật Cho nên, đầu tư cho giáo dục không thể là một loại đầu tư mang tính tiêu dùng thuần túy, mà là một loại đầu tư sản xuất tiềm tàng, tức chính là đầu tư cho tương lai Xét trên bình diện quốc gia, giáo dục có một vai trò rất lớn, lớn tới mức, nó có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả một dân tộc Bởi vì, giáo dục chính là trụ cột của một đất nước để tạo dựng, giữ gìn và phát triển hệ giá trị xã hội Nền giáo dục có tốt thì mới góp phần tạo dựng, bảo vệ được một hệ giá trị nhân bản, phù hợp với đặc trưng tốt đẹp của dân tộc

đó và vì vậy mới có đủ sức mạnh làm nền tảng cho xã hội phát triển, hưng thịnh Ngược lại, với một nền giáo dục kém và hệ quả đi kèm với nó, hệ giá trị yếu thì dân tộc đó khó có sức bật đi lên Chính vì vậy, trong quá trình toàn cầu hóa ngày nay, nhiều quốc gia phát triển phương Tây lại càng chú trọng đến phát triển giáo dục, coi đấy như một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc Các quốc gia ý thức rất rõ rằng, trong thế giới ngày càng trở nên “phẳng” và mọi thứ đều giống nhau, một dân tộc muốn “nhận diện” được so với các dân tộc khác chỉ có thể dựa vào bản sắc dân tộc và nếu bản sắc dân tộc không còn thì điều đó đồng nghĩa với thảm họa dân tộc ấy sẽ bị xóa sổ, bị hòa tan Chính yếu tố lợi ích ngoại tác đem đến cho cộng đồng của GD đại học là một trong các yếu tố quan trọng trong hình thành cơ sở cho việc Chính phủ tham gia vào đầu tư cho GD đại học Hay nói một cách đầy đủ, điểm khác biệt cơ bản của giáo dục (hàng hóa công) so với các loại hàng hóa cá nhân bình thường khác, là lợi ích ngoại sinh của nó

Trang 5

3 Tác động của ngoại ứng tích cực giáo dục tới các chủ thể trong nền kinh tế

a Đối với bản thân người học

Lợi ích của tư nhân (MB) là lợi ích của bản thân sinh viên sau khi học, sau khi học có được kiến thức và kĩ năng làm việc, sẽ tìm được việc làm tốt hơn và có thu nhập cao hơn, không chỉ một, hai năm mà còn cả cuộc đời còn lại Do đó cá nhân người đi học phải đầu tư Tuy nhiên, lợi ích từ giáo dục là rất lớn, nó bao gồm lợi ích

tư nhân đối với bản thân nói trên và lợi ích ngoại lai biên, tức là đối với toàn xã hội Trong nền kinh tế, nguồn lao động đã qua đào tạo, có kiến thức và trình độ chuyên môn vững vàng luôn tạo ra năng suất lao động cao hơn nên dễ dàng cạnh tranh trong thị trường lao động hiện nay Do đó, họ có thu nhập cao hơn và có môi trường làm việc tốt hơn nguồn lao động phổ thông không qua đào tạo Ngoài ra, để có thể cạnh tranh trong thị trường lao động thì những người lao động phảicó ý thức nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc; do đó những người được đào tạo tốt vô tình đã tạo áp lực, động lực học tập, tìm tòi cho những người lao động khác trong môi trường làm việc chung

b Đối với nhà nước và xã hội

Lợi ích ngoại lai biên (MEB) có nghĩa là người đi học đem lợi ích cho người khác và xã hội giáo dục không chỉ có lợi ích và chi phí dành cho mỗi cá nhân, mà còn

có các tác động lan tỏa tới các thành viên khác trong xã hội Khi sống ở một vùng có nhiều người có trình độ giáo dục cao gọi dân dã là “dân trí cao” mà ở đó mức độ ý thức cao trong việc xây dựng và phát triển cộng đồng (người dân cùng nhau giữ gìn vệ sinh môi trường, tham gia chấp hành luật pháp, ít tệ nạn xã hội), bảo vệ sức khỏe cộng đồng (trẻ em được chăm sóc tốt, ít bệnh tật truyền nhiễm) thì việc học sẽ giảm bớt tệ nan xã hội, dễ dàng hơncho nhà nước trong việc phổ biến và thực hiện các chính sách kinh tế văn hóa và xã hội Khi nhận được sự giáo dục tốt, con người sẽ có ý thức tốt hơn về các vấn đề như chủ quyền quốc gia, bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc từ đó

có những hành động tích cực để bảo tồn, phát huy những giá trị đó góp phần tạo nên bản sắc riêng của mỗi nước và niềm tự hào dân tộc cho thế hệ sau giáo dục tạo ra những công dân văn hóa cho xã hội: giáo dục góp phần tạo ra những công dân có trách nhiệm cao trong lao động, có lương tâm nghề nghiệp, có tác phong công nghiệp, có đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, nhân cách tốt đẹp, hướng tới giá trị nhân bảnmà bản chất là sự nâng cao dân trí, định hướng cho người học tự hình thành nhân cách cá nhân, xây dựng riêng cho mình những hoài bảo sống, để mỗi người học đều trở thành những con người có văn hóa, có ý thức trách nhiệm đối với những hành vi của bản thân, ý thức với xã hội Hiện nay, tại các trường học từ trung học dạy nghề tới đại học thông qua việc khuyến khích và tạo điều kiện cho sinh viên thành lập các

Trang 6

nhóm tình nguyện, đội công tác xã hội, các chương trình giao lưu sinh viên trong các trường,… thúc đẩy sự tham gia, khuyến khích sự quan tâm của sinh viên vào các vấn

đề nhân đạo, công bằng xã hội qua đó hình thành lên đạo đức và lối sống lành mạnh cho các bạn sinh viên

Bên cạnh đó, tác động này của giáo dục dẫn tới những hệ quả nhất định cho Chính Phủ vì giảm bớt được khoản chi tiêu công cho khoản mục cảnh sát, an ninh để

ổn định xã hội, hay chi phí cho các trung tâm phục hồi nhân phẩm Hơn nữa, học vấn

và tri thức có thể làm cho các công dân nhận thức và bầu chọn chính xác những người đại diện của mình vào trong hệ thống chính trị; điều này mang lại lợi ích tích cực lan truyền cho những công dân khác thông qua cải thiện chất lượng của tiến trình dân chủ Tuy nhiên, cần chú ý, không thể đồng hóa việc chỉ có những người nhận được

sự giáo dục mới là người có văn hóa Vì vậy, giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội

mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội Các nước đang phát triển muốn tăng trưởng kinh tế phải hết sức quan tâm và đầu tư cho giáo dục

c Đối với doanh nghiệp

Thứ nhất, khi sử dụng lao động có trình độ cao thì sẽ có năng suất lao động cao, sản phẩm làm ra nhiều chất xám hơn, giá trị cao hơn, có chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường, tức là giá trị thặng dư của doanh nghiệp sẽ tăng lên, cùng với lợi nhuận gia tăng

Thứ hai, những cá nhân được giáo dục và đào tạo tốt hơn sẽ có thông tin đầy đủ hơn, có thu nhập cao hơn và có khả năng đóng góp nhiều hơn cho xã hội góp phần giảm bớt chi phí cho trợ cấp thất nghiệp và phúc lợi xã hội

Thứ ba, một doanh nghiệp càng có nhiều người lao động giỏi, càng có nhiều phát minh, sáng chế, sáng kiến và tác động lan tỏa thì sẽ tạo ra càng nhiều sản phẩm mới với những tính năng, tác dụng mới tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển ổn định qua đó là cơ sở cho nền kinh tế, xã hội một quốc gia tăng trưởng bền vững Đó là lý do

vì sao các công ty lớn thường tổ chức các chương trình tuyển chọn người tài với những chế độ làm việc ưu đãi Ngày nay các công ty thường có xu hướng xây dựng quan hệ tốt với các trường đại học lớn thông qua các chương trình, cuộc thi, cung cấp học bỗng

để trực tiếp tìm kiếm nguồn nhân tài như Tập đoàn Hoa Sen, Ngân hàng Sacombank, EY… Như vậy, ngọa ứng tích cực của giáo dục (đặc biệ là giáo dục đại học) tạo ra cho nền kinh tế chính là tổng hợp những ngoại ứng tích cực mà chính người học và doanh nghiệp nhận được về một đất nước mà đối với người lao động có thu nhập cao, cải

Trang 7

thiện nâng cao chất lượng cuộc sống; đối với doanh nghiệp thu về nhiều lợi nhuận qua

đó góp phần tăng tổng thu nhập quốc nội (giáo dục) của quốc gia, tăng nguồn thu ngân sách Chính phủ từ thuế, giảm chi phí trợ cấp và phúc lợi xã hội giúp cân đối nền kinh

tế vĩ mô sẽ dễ dàng hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một quốc gia

Hơn nữa các doanh nghiệp và các cơ quan tuyển dụng cũng thu được lợi nhuận trong việc học của các cá nhân Sinh viên học xong sẽ có lợi ích trong việc học, sẽ làm việc cho các doanh nghiệp chẳng hạn, doanh nghiệp phải trả lương cho sinh viên tốt nghiệp nhưng mức lương bao giờ cũng thấp hơn so với năng suất lao động mà sinh viên đem lại cho doanh nghiệp, sự chênh lệch đó chính là lợi nhuận mà doanh nghiệp

có được từ việc học của các sinh viên

Như vậy tồn tại một lợi ích ngoại biên mà người đi học không nhận được, nên người đi học không đầu tư đúng mức cho việc đi học vì họ quyết định đầu tư cho việc học phụ thuộc vào sự so sánh giữa chi phí tư nhân và lợi ích tư nhân này thay vì lợi ích

xã hội, họ không quan tâm tới lợi ích xã hội Do đó lợi ích tư nhân của việc học luôn nhỏ hơn lợi ích xã hội do tồn tại lợi ích ngoại ứng biên của việc đi học

Như vậy, để đạt hiệu quả thì lợi ích biên xã hội (MSB) phải bằng với chi phí biên tương ứng Q ' E

II CÁC CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VẤN ĐỀ NGOẠI ỨNG TÍCH CỰC CỦA GIÁO DỤC

1 Giải pháp của Chính phủ có thể thực hiện

Chính phủ đưa ra giải pháp để khắc phục thất bại thị trường do ngoại ứng tích cực của việc sử dụng sản phẩm giáo dục đó chính là trợ cấp Những học sinh, sinh viên

Trang 8

có hoàn cảnh khó khăn có thể chưa có điều kiện đi học cũng như chưa đủ để chi trả học phí nên khi chính phủ trợ cấp cho họ thì họ có đủ điều kiện hơn để có thể đi học

Khi người sử dụng sản phẩm giáo dục là người học đem lại ngoại ứng tích cực cả cho những người khác MPB thể hiện lợi ích khi người học sử dụng sản phẩm thấp hơn MSB (MSB bao gồm lợi ích của người học và những người được hưởng theo) Đường cầu thị trường chỉ phản ánh MSB Sản lượng thị trường cân bằng ở mức Q1 thấp hơn sản lượng hiệu quả Q0

Để đẩy sản lượng từ Q1 lên Q0 thì chính phủ trợ cấp cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để họ có nhiều cơ hội được học tập hơn, phát huy những khả năng của mình Đường (MPB + S) sau trợ cấp sẽ tăng lên Nhờ đó mà sản lượng thị trường sau khi trợ cấp của họ được đẩy lên và khi mức trợ cấp được thiết kế chính xác để đường (MBS + S) sau trợ cấp bằng MSB thì sản lượng này sẽ trở thành sản lượng hiệu quả

Q0

Khi người học sử dụng sản phẩm giáo dục gây ra ngoại ứng tích cực,MB thấp hơn MSB Q1< Q0 Để khuyến khích người học sử dụng sản phẩm giáo dục hơn thì Chính Phủ cần trợ cấp cho những người học Sau khi trợ cấp, nhu cầu của những người học tăng lên và do đó sản lượng thị trường cũng tăng lên

MSB=MPB+MEB

MC

MB, MC

MPB+s

Q 1 Q 0

Trang 9

2 Những chính sách Chính phủ đã và đang thực thi để điều tiết kinh tế, khắc phục tình trạng tổn thất do ngoại ứng của giáo dục gây nên

Như ta thấy việc sử dụng dịch vụ giáo dục là một ngoại ứng tích cực do chi phí

xã hội luôn nhỏ hơn chi phí tư nhân trong đó lợi ích xã hội lại lớn hơn lợi ích tư nhân

Chính vì những thất bại trên nên chính phủ phải can thiệp vào thị trường GIÁO DỤC Trong phạm vi đề tài này quan tâm đến sự tác động của chính phủ để tăng tính hiệu quả xã hội của vấn đề ngoại tác tích cực của GIÁO DỤC thông qua trợ cấp

a Tác động vào thị trường vốn

Để được sử dụng dịch vụ này, các cá nhân thường phải đóng một khoảng chi phí khá cao, trong đó có nhiều người muốn dùng nhưng lại không đủ khả năng chi trả Chính phủ đã có chính sách trợ giúp bằng cách phát triển thị trường vốn để mọi người

có cơ hội vay vốn chi trả cho dịch vụ Chương trình tín dụng hỗ trợ cho sinh viên vay vốn được khởi động từ năm 2001, nhưng đến năm 2007 chính phủ mới thực sự đẩy mạnh thực hiện chính sách này Cho sinh viên vay vốn có thể để tăng thêm sưc gánh chịu chi phí của sinh viên Qũy cho vay hiện nay khoảng 13 triệu USD so với ngân sách nhà nước dành cho GIÁO DỤC khoảng 450triệu USD Mỗi sinh viên được vay với lãi suất thấp (khoảng 50% lãi suất thị trường) với số tiền 8 triệu đồng/năm Trong điều kiện còn hạn chế về nguồn vốn, các chương trình thiết thực này góp phần

mở rộng số lượng sinh viên theo học các trường trung cấp nghề, cao đẳng và đại học hơn Từ những thống kê trên đều cho thấy Việt Nam đã chi tiêu rất nhiều cho GIÁO DỤC và ngày càng tăng qua các năm

Ví dụ như các ngân hàng cung cấp chương trình cho sinh viên, học sinh vay tiền với lãi suất thấp Bên cạnh đó còn nới rộng khoảng thời gian trả nợ cho sinh viên nếu như sinh viên khi đã tốt nghiệp nhưng chưa kiếm đc việc làm (tối đa là 12 tháng kể từ ngày sinh viên đó tốt nghiệp)

b Trợ cấp cho người dùng

Bên cạnh đó còn có chích sách phát học bổng cho các học sinh nghèo, hay bị khuyết tật nhưng học giỏi, giúp họ tiếp tục học tập, nâng cao phần lợi ích mỗi cá nhân đáng nhận được Một số loại học bổng như sau:

Tên học bổng Số lượng học sinh được nhận Tổng số tiền (triệu đồng)

Trang 10

Tiếp sức trẻ khuyết tật, mồ

Học sinh, sinh viên vượt khó

Đầu tư của ngân sách nhà nước: Đây là hình thức đầu tư trực tiếp qua ngân sách Trung Ương và ngân sách địa phương (tỉnh)

Chính sách đầu tư gồm: chi đầu tư cho cơ sở vật chất và chi thường xuyên Ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai xây dựng trường học, ký túc xá cho học sinh, sinh viên trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội Thông qua bảng số liệu trên có thể thấy, chi phí cho giáo dục ở Việt Nam trong những năm gần đây là rất lớn

Đối với nhiều trường học trên toàn quốc Chính phủ còn đứng ra nhận trách nhiệm đóng giúp học sinh một học phí, không để học sinh gánh hết 100% Đây là chính sách được lòng người học, giúp họ cảm thấy thoải mái hơn trong việc học tập và

để dư ra một phần chi tiêu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày Đối với sinh viên Học viện Ngân Hàng, Nhà nước giúp đỡ nên khi chi trả học phí chỉ phải đóng 50%

Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách miễn, giảm học phí và các chính sách

ưu đãi khác như:

 Cấp bù học phí cho các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, đào tạo nghề nghiệp và đại học [1]

 Chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế

-xã hội đặc biệt khó khăn [2]

 Hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn [3]

 Chính sách hỗ trợ tiền ăn:, Hỗ trợ tiền ăn trưa cho học sinh 3 tuổi, 4 tuổi [4]

 Hỗ trợ tiền ăn, ở cho học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú [5]

 Hỗ trợ tiền ăn, ở cho học sinh mẫu giáo, học sinh phổ thông con hộ nghèo học bán trú tạicác xã đặc biệt khó khăn [6]

Ngày đăng: 15/05/2024, 18:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w