thực trạng kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh điều trị ngoại trú tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa tỉnh sơn la năm 2023

40 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thực trạng kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh điều trị ngoại trú tăng huyết áp tại bệnh viện đa khoa tỉnh sơn la năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề này, em đã nhậnđược vô vàn sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu, với lòng kính trọng và biết ơn sâusắc em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:

Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học trường đã tạo mọi điều kiệnthuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành chuyên đề.

Thạc sĩ - giảng viên trường, người thày đáng kính đã giúp đỡ, động viênvà chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành được chuyên đề này.

Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm chuyên đề đãcho em những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh chuyên đề này.

Cảm ơn Ban Giám đốc và các anh chị bác sĩ, điều dưỡng của Bệnh viện Đakhoa tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện chuyên đề này.

Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè trong lớp Chuyên khoa I K10 đã độngviên, giúp đỡ tôi trong những lúc tôi gặp khăn.

Xin chân thành cảm ơn bố mẹ, chồng, các con, những người thân đãluôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi học tập làm việc và hoàn thànhchuyên đề.

Học viên

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình của tôi, do chính tôi thực hiện, tấtcả các số liệu trong báo cáo này chưa được công bố trong bất cứ công trìnhnào khác.

Nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Học viên

Trang 3

Chương II MÔ TẢ VẦN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT 12

2.1 Giới thiệu về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La 12

2.2 Thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp 13CHƯƠNG III.BÀN LUẬN 20

3.1 Đặc điểm chung của ĐTNC 20

3.2 Thạng trạng kiến thức về tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp 20

KẾT LUẬN 27

4.1 Thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp 274.2 Một số giải pháp nâng cao kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh tănghuyết áp 27

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

American Society of Hypertension (Hiệp hội tăng huyết ápHoa Kì)

Joint National Committee on the Prevention, Detection,Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure(Hiệp hội quốc tế về ngăn chặn, phát hiện, đánh giá và điềutrị huyết áp cao)

International Society of Hypertension (Hiệp hội tăng huyếtáp quốc tế)

World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)

Trang 5

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

Bảng 1.1 Phân loại huyết áp theo WHO/ISH (2003) [29], [30]………3

Bảng 3.1 Phân bố theo độ tuổi, giới……… 12

Biểu đồ 3.1 Phân bố theo nghề nghiệp……… 13

Bảng 3.2 Phân bố theo trình độ học vấn………13

Biểu đồ 3.2 Phân bố theo nơi ở……… 14

Biểu đồ 3.3 Phân bố theo thu nhập hàng tháng……… 14

Bảng 3.3 Thời gian mắc bệnh THA……… 15

Bảng 3.4 Kiến thức chung về bệnh THA……… 15

Bảng 3.5 Kiến thức về thời gian uống thuốc điều trị THA hợp lý………….16

Biểu đồ 3.4 Hiểu biết về cách điều trị THA……… 16

Bảng 3.6 Kiến thức về tuân thủ điều trị bệnh THA………16

Biểu đồ 3.5 Đánh giá sự hiểu biết của ĐTNC về tuân thủ điều trị THA… 17

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tăng huyết áp là bệnh tim mạch thường gặp với tần suất bệnh ngày cànggia tăng và tuổi mắc mới cũng ngày một trẻ hơn Mỗi năm, trên thế giới cókhoảng 17,5 triệu người tử vong do các bệnh lý về tim mạch Trong số cáctrường hợp mắc bệnh và tử vong do tim mạch hàng năm có khoảng 35% - 40%nguyên nhân do THA [11].

Tại Việt Nam theo điều tra quốc gia của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế(2015) ở người trưởng thành từ 18 - 69 tuổi tại 63 tỉnh/thành phố cho thấy tỷ lệTHA là 18,9% [5] Ngược với tình trạng THA ngày càng gia tăng, sự nhậnthức, điều trị dự phòng và kiểm soát của nhiều người bệnh ở nhiều nước vẫncòn chưa đầy đủ Theo điều tra năm 2008 của Viện Tim mạch Việt Nam tại 8tỉnh/thành phố của nước ta thì tỷ lệ THA của những người từ 25 tuổi trở lên đãlà 25,1% Trong đó có 52% không biết mình bị THA; 30% số người biết bịTHA nhưng không điều trị; 64% số người biết bị THA, đã được điều trị, nhưngkhông đạt huyết áp mục tiêu [10].

Việc tuân thủ chế độ điều trị phù hợp của người bệnh sẽ giúp kiểm soát huyếtáp và giảm tối đa nguy cơ tim mạch Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằngđiều trị THA có thể làm giảm khoảng 30-43% nguy cơ đột quỵ và khoảng 15% nguycơ nhồi máu cơ tim [26] Hầu hết người bệnh chỉ uống thuốc khi thấy nhức đầu, mệtmỏi hay khó chịu ở ngực, tự ý bỏ thuốc đột ngột không theo dõi khi các chỉ số huyếtáp chưa trở về bình thường, hay điều trị một đợt rồi không tái khám hay tiếp tục điềutrị nữa Do đó việc tìm hiểu kiến thức về bệnh và cách sử dụng thuốc kết hợp thayđổi lối sống là rất cần thiết, góp phần vào việc tăng cường chất lượng và hiệu quả củacông tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh từ đó giúp người bệnh kiểm soát bệnhcũng như hạn chế các biến chứng do dùng thuốc không đúng gây ra Tuy nhiên, tạiBệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La hiện bằng chứng về vấn đề này còn rất hạn chế Vì

vậy chúng tôi tiến hành chuyên đề “Thực trạng kiến thức tuân thủ

Trang 7

điều trị của người bệnh điều trị ngoại trú tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa

tỉnh Sơn La năm 2023”, nhằm hai mục tiêu:

1 Mô tả thực trạng kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh điều trị ngoại trú tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La năm 2023.

2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức tuân thủ điều trị củangười bệnh điều trị ngoại trú tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La.

Trang 8

* Tăng huyết áp

Theo Tổ chức Y tế Thế giới và Hội Tăng huyết áp quốc tế (WHO-ISH)định nghĩa, tăng huyết áp là khi có huyết áp tâm thu lớn ≥140 mmHg và/hoặchuyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg [28].

1.1.2 Phân loại tăng huyết áp

Có nhiều cách phân loại nhưng cho đến nay, cách phân loại củaWHO/ISH (2003) được sử dụng rộng rãi.

Bảng 1.1 Phân loại huyết áp theo WHO/ISH (2003) [29], [30]

Tại Việt Nam, theo Khuyến cáo của Hội Tim mạch học quốc gia năm2008 và trong hướng dẫn quản lý và điều trị tăng huyết áp của Bộ Y tế năm2010 đã đề nghị sử dụng phân độ HA theo WHO/ISH 2003 (bảng 1.1) cho

Trang 9

những chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu liên quan đến THA [12], [4].

1.1.3 Triệu chứng của tăng huyết áp

Về lâm sàng những người bệnh bị THA có thể thấy đau đầu nhất là vềcuối đêm và sáng sớm, ở vùng chẩm, trán, thái dương, có khi đau tản mạn,hoặc đau nửa đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, giảm khả năng hoạt động trí óc,dễ quên Ngoài ra có thể có hồi hộp, mệt, khó thở, tê đầu chi… Nặng hơn làhội chứng não do THA: bệnh não do THA, đột quỵ do thiếu máu não, xuấthuyết não, cơn thiếu máu não thoáng qua Các biểu hiện xảy ra tùy từng giaiđoạn của bệnh [7].

Đo huyết áp là động tác quan trọng nhất và có ý nghĩa chẩn đoán xác định.Đo huyết áp phát hiện huyết áp tăng, có thể HATT và hoặc HATTr.

Tuy nhiên THA thường không có triệu chứng gì Trên thực tế, rất nhiềungười bị THA trong nhiều năm mà không biết, cho đến khi đi khám bệnh hoặcđã bị các biến chứng nguy hiểm do THA gây ra rồi mới phát hiện bệnh Đó làlý do tại sao THA lại nguy hiểm và được coi là “kẻ giết người thầm lặng”.

1.1.4 Biến chứng của tăng huyết áp hoặc tổn thương cơ quan đích do THA Vì

tỷ lệ THA tăng nhanh do vậy tỷ lệ các biến chứng của THA cũngngày càng gia tăng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sức lao động của người dân trong cộng đồng một cách rất rõ rệt.

1.1.4.1 Tổn thương ở tim

Suy tim và bệnh mạch vành là hai biến chứng chính và là nguyên nhântử vong cao nhất đối với THA: dày thất trái gây suy tim toàn bộ, suy mạchvành gây nhồi máu cơ tim, phù phổi cấp [18] THA thường xuyên sẽ làm chothất trái to ra, về lâu dài, thất trái bị giãn; khi sức co bóp của tim bị giảm nhiềuthì sẽ bị suy tim, lúc đầu suy tim trái rồi suy tim phải và trở thành suy tim toànbộ.

1.1.4.2 Tổn thương ở não

Trang 10

Tai biến mạch máu não thường gặp như: nhũn não, xuất huyết não cóthể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề Có thể chỉ gặp tai biến mạch máunão thoáng qua với các triệu chứng thần kinh khu trú không quá 24 giờ hoặcbệnh não do THA với lú lẫn, hôn mê kèm co giật, nôn mửa, nhức đầu dữ dội[21].

1.1.4.3 Tổn thương ở thận

- Vữa xơ động mạch thận sớm và nhanh.- Xơ thận gây suy thận dần dần.

- Hoại tử dạng tơ huyết tiểu động mạch thận gây THA ác tính.

- Giai đoạn cuối thiếu máu cục bộ nặng ở thận sẽ dẫn đến nồng độ renin và angiotensin II trong máu tăng gây cường aldosteron thứ phát.

- Giai đoạn I: Tiểu động mạch cứng và bóng.

- Giai đoạn II: Tiểu động mạch hẹp có dấu hiệu bắt chéo tĩnh mạch (dấu hiệu Salus Gunn).

- Giai đoạn III: Xuất huyết và xuất tiết võng mạc nhưng chưa có phù gaithị.

- Giai đoạn IV: Phù lan toả gai thị.

1.1.5 Điều trị tăng huyết áp1.1.5.1 Nguyên tắc chung

- THA là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài.

- Mục tiêu điều trị là đạt huyết áp mục tiêu và giảm tối đa nguy cơ timmạch.

Trang 11

- Huyết áp mục tiêu cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếungười bệnh vẫn dung nạp được Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thìhuyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg Khi điều trị đã đạt huyết áp mụctiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặtchẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.

- Điều trị cần hết sức tích cực ở người bệnh đã có tổn thương cơ quanđích Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở cáccơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu [4].

1.1.5.2 Điều trị không dùng thuốc

Ở người bệnh THA độ 1, không có biến chứng BTM và không có tổn thương cơ quan đích, đáp ứng với thay đổi lối sống xảy ra sau 4-6 tháng đầu Nên bắt đầu biện pháp thay đổi lối sống đồng thời với việc dùng thuốc ở người bệnh THA có nguy cơ cao.

1.1.5.3 Điều trị bằng thuốc hạ huyết áp

- Nhìn chung ở hầu hết BN, để đạt và duy trì được HA mục tiêu cần phối hợp ít nhất 2 loại thuốc hạ áp.

- Cần lưu ý là việc kiểm soát một phần HA vẫn có giá trị ngăn ngừa đáng kể các biến chứng tim mạch.

- Lợi ích của việc dùng thuốc là do tác dụng làm giảm số đo HA.

1.1.6 Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị THA

Trang 12

Để điều trị THA hiệu quả, ngoài các lý do như sử dụng thuốc khôngđúng phác đồ hoặc một số trường hợp THA kháng trị thì trong quá trình điềutrị có một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị như:

1.1.6.1 Tuổi, giới

Giới tính và tuổi tác không ảnh hưởng đến tính đáp ứng với nhiều loạithuốc, nhưng giới tính và tuổi tác lại có ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị.Đặc biệt, ở người có tuổi thì sự hấp thu và thải trừ thuốc trong cơ thể khôngnhư người trẻ tuổi, nên người lớn tuổi dễ bị các tác dụng phụ do thuốc gây ra,và ở một số người bệnh lớn tuổi do trí nhớ bị giảm sút nên việc quên uốngthuốc dễ xảy ra.

1.1.6.2 Lối sống của người bệnh

Lối sống của người bệnh có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị,việc thay đổi lối sống đối với tất cả người bệnh là vấn đề chính yếu để ngănngừa THA và là một phần không thể bỏ qua trong điều trị THA Sự kết hợpgiữa việc dùng thuốc với tăng cường hoạt động thể lực, chế độ ăn uống thíchhợp, bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu lành mạnh làm gia tăng hiệu quả củathuốc hạ áp và giảm nguy cơ tim mạch, giúp cho việc điều trị hiệu quả tốt hơn.Hiệu quả chống THA đạt được từ việc điều chỉnh lối sống phụ thuộc vào sựtuân thủ của người bệnh.

1.1.6.3 Trình độ văn hóa

Đối với người bệnh THA, tuân thủ điều trị là điều kiện cần thiết vàquyết định hiệu quả điều trị Tuy nhiên, việc tuân thủ lại phụ thuộc vào nhiềuyếu tố như trình độ học vấn, hiểu biết về bệnh tật của người bệnh Các nhànghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã hoàn thành nhiều công trìnhkhảo sát đánh giá về sự tuân thủ điều trị ở người bệnh THA cho thấy rằng khingười bệnh được giải thích cặn kẽ, nhận thức được lợi ích của việc dùng thuốccũng như tác hại khi không được điều trị thì tỉ lệ tuân thủ điều trị tăng lên rõrệt.

1.1.6.4 Sự hỗ trợ của gia đình và xã hội

Trang 13

Những nguồn cung cấp thông tin qua tivi, sách báo, Internet… và sựquan tâm, nhắc nhở của người thân trong gia đình, sự hỗ trợ của các tổ chức xãhội có thể góp phần làm cải thiện, củng cố thêm tính tuân thủ trong điều trị củangười bệnh.

1.1.6.5 Sai lệch trong điều trị THA của người bệnh và hậu quả

Nhiều người bệnh cho rằng THA là bệnh đơn giản, có thể tự khỏi nênkhông chữa trị Bên cạnh đó cũng có nhiều người bệnh nhận thức được bệnhnhưng điều trị không đúng phương pháp: tự chữa trị (chữa theo lời bày biểu, tựmua thuốc, dùng thuốc nam, thuốc không rõ nguồn gốc và tính xác thực…),chữa trị không chuẩn mực (dùng đơn thuốc cũ, mượn và cho mượn đơn thuốc,ngưng thuốc khi cảm giác khỏe mạnh hoặc cho rằng bệnh đã khỏi, tự dùngthuốc khi thấy mệt mỏi, chóng mặt, hoặc chỉ sử dụng thuốc nhưng không kếthợp với thay đổi lối sống thích hợp…).

Hậu quả của những sai lệch này làm cho người bệnh ngộ nhận là mìnhđang chữa trị đúng cách, làm cho tình trạng THA ngày càng nặng nề, dẫn đếnnhững biến chứng nặng của bệnh có thể gây chết người Đồng thời còn làm tốnkém tiền bạc và người bệnh mất lòng tin vào điều trị bệnh.

1.1.7 Tuân thủ sử dụng thuốc và các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ WHO

định nghĩa tuân thủ (adherence) là ―mức độ hành vi của người

bệnh trong việc thực hiện đúng các khuyến cáo đã được thống nhất giữa họ vànhân viên y tế về việc sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn và/hoặc thay đổi lốisống [31] Nó bao gồm việc bắt đầu điều trị, thực hiện đầy đủ chế độ được kêtoa và ngưng điều trị bằng thuốc [32].

Các lí do tuân thủ sử dụng thuốc kém thường là đa yếu tố mà cần phảiđược hiểu trước khi can thiệp, có thể được thiết kế để cải thiện sự tuân thủ sửdụng thuốc [33] WHO phân loại các lí do không tuân thủ sử dụng thuốc thành5 nhóm lớn [31], [34]:

- Các yếu tố liên quan đến kinh tế xã hội

+ Tỷ lệ biết chữ thấp; chi phí thuốc cao; hỗ trợ xã hội kém

Trang 14

- Các yếu tố liên quan đến điều trị

+ Mất chức năng vận động, suy giảm chức năng nhận thức, chất lượng sống tệ, tâm trạng kém, hút thuốc lá và nghiện rượu.

+ Sự tồn tại bệnh lý kết hợp (THA, đái tháo đường (ĐTĐ), rối loạn lipidmáu, bệnh lí động mạch vành, nhồi máu cơ tim, rung nhĩ) cùng thời điểm độtquỵ làm tuân thủ điều trị kém đi.

+ Các yếu tố liên quan đến việc kê đơn gồm hiểu lí do sử dụng thuốc, biếtthời gian điều trị, điều trị như trước với cùng một nhóm thuốc, kê đơn và giáodục tại bệnh viện lúc xuất viện giúp cải thiện tính tuân thủ.

+ Các yếu tố liên quan đến thuốc gồm chi phí, số lượng và số lần sử dụng thuốc cũng làm giảm sự tuân thủ sử dụng thuốc.

- Các yếu tố liên quan đến bệnh nhân

Tuổi trẻ, nhận thức kém về thuốc thì tuân thủ sử dụng thuốc kém hơn.Mặt khác, khi BN có niềm tin tích cực về thuốc và nhận thức được hậu quả củaviệc không dùng thuốc theo toa dẫn đến việc tăng cường sự tuân thủ sử dụngthuốc.

- Các yếu tố liên quan đến hệ thống y tế hoặc đội ngũ chăm sóc y tế (HCT- Health Care Team)

+ Yếu tố liên quan đến nhân viên y tế.

+ Yếu tố liên quan mối quan hệ nhân viên y tế - bệnh nhân gồm rào cảnngôn ngữ, tin tưởng kém, nhận thức sự phân biệt đối xử, chăm sóc không liêntục, thông tin không liên tục đầy đủ về thuốc được kê đơn.

+ Yếu tố liên quan đến cơ sở y tế gồm cơ sở điều trị.- Các yếu tố liên quan đến đột quỵ

1.2 Cơ sở thực tiễn

- Khoa Nội tổng hợp với nhiệm vụ thu dung, điều trị những người bệnh nội khoa (Bệnh tim mạch, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh v.v ).

Trang 15

- Mỗi năm khoa tiếp nhận và điều trị khoảng 160 người bệnh có bệnh lý tăng huyết áp.

- Hầu hết người bệnh chỉ uống thuốc khi thấy nhức đầu, mệt mỏi hay khóchịu ở ngực, tự ý bỏ thuốc đột ngột không theo dõi khi các chỉ số huyết ápchưa trở về bình thường, hay điều trị một đợt rồi không tái khám hay tiếp tụcđiều trị nữa.

- Một số người bệnh khi đến bệnh viện khám mới phát hiện ra mình bị tăng huyết áp.

- Việc tư vấn cho NB là do bác sỹ và điều dưỡng trực tiếp giải thích và tưvấn Mặc dù bệnh viện đã triển khai nối mạng nội bộ phục vụ cho công tác khámchữa bệnh được thuận lợi nhưng người bệnh vào khoa thường đông, đối tượngbệnh đa dạng, người bệnh đa số là người bệnh lớn tuổi, do đó việc giáo dục, cungcấp đầy đủ kiến thức về bệnh và cách sử dụng thuốc kết hợp thay đổi lối sống chongười bệnh THA gặp những khó khăn nhất định Vì vậy việc đánh giá thực trạngkiến thức về tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp khi vào điều trị tạiBệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La năm 2022 để đưa ra các giải pháp nâng cao chấtlượng điều trị và chăm sóc nhằm đáp ứng sự hài lòng và tuân thủ điều trị củangười bệnh là rất cần thiết.

1.2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới

THA là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với bệnh tim mạch và ảnhhưởng đến một phần ba dân số trưởng thành ở Hoa Kì Theo báo cáo củaTatiana Nwankwo và các cộng sự nghiên cứu về tỉ lệ nhận thức, điều trị vàkiểm soát THA trong giai đoạn 2011-2012 ở Hoa Kì cho thấy có 82,7% ngườibị THA nhận biết được tình trạng bệnh của mình, 75,6% tuân thủ dùng thuốcvà 51,8% có huyết áp được kiểm soát [23].

Nhiều nghiên cứu trong cộng đồng châu Á cho thấy rằng có tới 50-80%người bệnh thiếu hiểu biết về bệnh THA, chính điều này đã dẫn đến việc kém tuânthủ điều trị và dẫn đến những biến chứng nặng hơn của bệnh [27].

1.2.2 Một số nghiên cứu trong nước

Trang 16

Đào Duy An (2004), điều tra 113 người THA điều trị nội trú và ngoại trútừ 30 tuổi trở lên tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum thấy rằng 17,8% ngườibệnh biết mình bị THA nhờ khám định kỳ; 7,1% biết chính xác ngưỡng THA;64,6% biết THA là bệnh nguy hiểm; 24,8% không biết cách chữa trị THA;11,3% biết ít nhất một tên thuốc điều trị THA; 47,8% tuân thủ y lệnh; 38,9%điều trị thường xuyên [11].

Vũ Xuân Phú và Nguyễn Minh Phương (2011) nghiên cứu cắt ngang cóphân tích về tuân thủ điều trị THA trên 250 đối tượng tại 4 phường của TP HàNội cho thấy thực hành tuân thủ điều trị THA chỉ có 44,8% người bệnh đạt vềtuân thủ điều trị THA 34% là theo dõi HA thường xuyên Có 32,8% ngườibệnh không uống thuốc Có đến 54,4% không đi khám định kỳ đều đặn 36%thực hiện chế độ ăn uống đạt yêu cầu; 66,4% thực hiện hạn chế rượu bia 64%thực hiện chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi đạt yêu cầu, 62,8% thực hiện luyện tậpthường xuyên Lý do không uống thuốc đầy đủ do bận công việc (10,8%), cholà không quan trọng (6,4%), cho là huyết áp bình thường thì không cần uốngthuốc (6,4%), bị tác dụng phụ của thuốc (6,0%) và người nhà không nhắc nhởuống thuốc (4%) [9].

Trang 17

Chương 2

MÔ TẢ VẦN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

2.1 Giới thiệu về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La

Từ ngày 1/12/2020, Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La quy mô 550 giườngchính thức triển khai khám chữa bệnh tại cơ sở mới Bản Sẳng, phường ChiềngSinh, TP Sơn La Bệnh viện triển khai khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú vớicác chuyên khoa:

- Khoa Khám bệnh: Khám bệnh tại các khoa Nội, Ngoại, Nhi, Truyềnnhiễm - Da liễu, Mắt, Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Phòng khám bệnh mãntính về tim mạch, huyết áp, tiểu đường.

- Các khoa lâm sàng điều trị nội trú: Hồi sức tích cực - chống độc; Tim mạch; Nội I; Nội II; Truyền nhiễm.

- Các khoa cận lâm sàng: Huyết học, Sinh hóa, Chẩn đoán hình ảnh- Các phòng chức năng.

Với điều kiện cơ sở vật chất mới, khang trang, hiện đại cùng đội ngũ nhân viên y tế vững chuyên môn, giàu y đức Bệnh viện đa khoa tỉnh hứa hẹn

Trang 18

sẽ là địa chỉ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe đáng tin cậy nhất của nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La và một số vùng lân cận.

2.2 Thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Nghiên cứu được tiến hành trên 150 người bệnh được chẩn đoán THAđang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La trong thời gian từtháng 9 đến tháng 11 năm 2023.

2.2.2 Kết quả về kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết ápBảng 3.1 Phân bố theo độ tuổi, giới

Nhận xét: Người bệnh tập trung chủ yếu ở nhóm ≥ 70 tuổi, chiếm tỷ lệ

59,3% cao hơn 2,5 lần so với nhóm có độ tuổi từ 60-69 (23,3%) Nhóm cóĐTNC thấp nhất là 30-49 tuổi với tỷ lệ là 4,7%.

Trang 19

Biểu đồ 3.1 Phân bố theo nghề nghiệp

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh nằm trong nhóm làm ruộng chiếm nhiều

nhất với 66,0% Thấp nhất là đối tượng kinh doanh với tỷ lệ 0,7%.

Nhận xét: Bảng 3.2 cho thấy đối tượng có trình độ học vấn < THPT

chiếm tỷ lệ cao nhất (75,3%), vẫn còn 6,7% người bệnh được khảo sát làkhông biết chữ.

Trang 20

Biểu đồ 3.2 Phân bố theo nơi ở

Nhận xét: Tỷ lệ người bệnh mắc bệnh chủ yếu đến từ nông thôn

(79,3%) cao gấp 3,8 lần tỷ lệ người bệnh ở thành thị (20,7%).

Biểu đồ 3.3 Phân bố theo thu nhập hàng tháng

Nhận xét: ĐTNC là những người bệnh không có thu nhập mắc bệnh THA

(49,3%) cao gấp 2 lần nhóm người bệnh có thu nhập > 3 triệu (24%).

Ngày đăng: 15/05/2024, 11:04

Tài liệu liên quan