Cam kết 1 Theo Công ước này, một cam kết là một trách nhiệm độc lập, theo thông lệ quốc tế gọi là một bảo lãnh độc lập hoặc là một thư tín dụng dự phòng, của một ngân hàng hay tổ chức ho
Trang 1Công ước của Liên hiệp quốc về Bảo lãnh độc lập và Thư tín dụng dự phòng
Liên Hợp quốc năm 1996
Chương I PHẠM VI ÁP DỤNG
Chương II GIẢI THÍCH
Chương III HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG CAM KẾT
Chương IV QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ LÝ DO BIỆN HỘ
Chương V BIỆN PHÁP TẠM THỜI CỦA TOÀ ÁN
Chương VI XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
Chương VII CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Chương I PHẠM VI ÁP DỤNG Ðiều 1 Phạm vi áp dụng
(1) Công ước này áp dụng cho môt cam kết quốc tế được nói đến ở Ðiều 2:
(a) Nếu địa điểm kinh doanh của người bảo lãnh/phát hành nơi cam kết được đưa ra năm ở một quốc gia ký công ước, hoặc
(b) Nếu các quy định của tư pháp quốc tế dẫn đến việc áp dụng luật của một nước ký công ước trừ khi cam kết loại trừ việc áp dụng Công ước
(2) Công ước này cũng áp dụng cho một thư tín dụng thư tín dụng quốc tế không quy định trong
Ðiều 2 nếu thư tín dụng đó quy định rõ ràng rằng nó chịu sự điều chỉnh của Công ước.
(3) Các quy định của Ðiều 21 và Điều 22 áp dụng cho các cam kết quốc tế được nêu trong Ðiều 2
độc lập với khoản (1) của Ðiều này
Ðiều 2 Cam kết
(1) Theo Công ước này, một cam kết là một trách nhiệm độc lập, theo thông lệ quốc tế gọi là một bảo lãnh độc lập hoặc là một thư tín dụng dự phòng, của một ngân hàng hay tổ chức hoặc người khác ("người bảo lãnh/phát hành') để thanh toán cho người nhận bảo lãnh/hưởng lợi một số tiền nhất định hoặc có thể xác định được khi được yêu cầu hoặc yêu cầu có kèm theo chứng từ khác, theo đúng các điều khoản và các điều kiện về chứng từ của cam kết, cho biết, hoặc từ đó có thể suy đoán, rằng phải thực hiện thanh toán vì việc không thực hiện một nghĩa vụ, hoặc vì một sự cố khác,
Trang 2hoặc để trả tiền vay hay được ứng trước, hoặc vì bất kỳ trái vụ nào đến hạn mà người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng hoặc một người khác có cam kết
(2) Cam kết có thể được đưa ra :
(a) Theo đề nghị hoặc yêu cầu của khách hàng ("người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng") của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng;
(b) Theo yêu cầu của một ngân hàng, tổ chức hay người khác ("bên yêu cầu") hành động theo đề nghị của khách hàng ("người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng") của bên yêu cầu; hoặc
(c) Thay mặt cho người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng
(3) Thanh toán có thể được quy định trong cam kết sẽ được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào, bao gồm:
(a) Thanh toán bằng một đồng tiền hoặc đơn vị tính toán được quy định;
(b) Chấp nhận hối phiếu;
(c) Thanh toán chậm;
(d) Giao vật có giá trị theo quy định
(4) Cam kết có thể quy định rằng người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng là người nhận bảo
lãnh/hưởng lợi khi hành động vì lợi ích của một người khác
Ðiều 3 Tính độc lập của cam kết
Theo Công ước, một cam kết là độc lập khi nghĩa vụ của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng đối với người nhận bảo lãnh/hưởng lợi không:
(a) Phụ thuộc vào sự tồn tại hay hiệu lực của bất kỳ giao dịch gốc nào, hoặc vào bất kỳ cam kết nào khác (bao gồm thư tín dụng dự phòng hoặc bảo lãnh độc lập liên quan đến việc xác nhận hoặc bỏ lãnh đối ứng); hoặc
(b) Tuỳ thuộc vào bất kỳ điều khoản hay điều kiện nào không có trong cam kết, hay bất kỳ hành vi hoặc sự kiện không chắc chắn trong tương lai, trừ việc xuất trình chứng từ hoặc một hành vi hay sự kiện khác trong phạm vi hoạt động của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng
Ðiều 4 Tính quốc tế của cam kết
(1) Một cam kết mang tính quốc tế nếu địa điểm kinh doanh, như quy định trong cam kết, của bất kỳ
ai trong số hai người sau đây nằm ở các quốc gia khác nhau: người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng, người nhận bảo lãnh/hưởng lợi, người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng, bên yêu cầu, người xác nhận
(2) Theo khoản trên:
(a) Nếu cam kết nói đến nhiều địa điểm kinh doanh của một người, địa điểm được quy định là nơi có quan hệ chặt chẽ nhất với cam kết;
(b) Nếu cam kết không xác định một địa điểm kinh doanh của một người nhưng lại cho biết nơi cư trú của người đó, thì nơi cư trú đó sẽ là căn cứ để xác định tính chất quốc tế của cam kết
Trang 3Chương II GIẢI THÍCH Ðiều 5 Các nguyên tắc giải thích
Trong việc giải thích Công ước này, cần phải chú ý đến tính chất quốc tế và yêu cầu áp dụng thống nhất, và sự tuân thủ nguyên tắc thực tâm trong thông lệ quốc tế về bảo lãnh độc lập và thư tín dụng
dự phòng
Ðiều 6 Ðịnh nghĩa
Theo Công ước này và trừ khi có quy định khác trong Công ước này hoặc theo yêu cầu của hoàn cảnh:
(a) "Cam kết" bao gồm cả "bảo lãnh đối ứng" và "xác nhận cam kết";
(b) "Người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng" bao gồm "người bảo lãnh đối ứng" và "người xác nhận";
(c) "Bảo lãnh đối ứng" là một cam kết đối với người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng của một cam kết khác bởi bên yêu cầu cam kết và quy định thanh toán khi có yêu cầu hoặc khi yêu cầu có kèm theo các chứng từ khác, theo đúng các điều khoản và bất kỳ điều kiện nào về chứng từ, cho biết, hoặc từ đó có thể suy đoán, rằng thanh toán theo cam kết khác đó đã được người phát hành cam kết khác đó yêu cầu hoặc thực hiện.;
(d) "Người bảo lãnh đối ứng" là người phát hành bảo lãnh đối ứng;
(e) "Xác nhận " một cam kết là một cam kết bổ sung cho cam kết của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng, và được sự cho phép của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng, dành cho người nhận bảo lãnh/hưởng lợi quyền yêu cầu người xác nhận thanh toán thay cho người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng, theo một yêu cầu hoặc yêu cầu có kèm theo chứng từ khác, theo đúng các điều khoản
và bất kỳ điều kiện về chứng từ nào của cam kết đã được xác nhận, không làm ảnh hưởng đến quyền của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi được yêu cầu người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng thanh toán;
(f) "Người xác nhận" là người bổ sung thêm một xác nhận vào cam kết;
(g) "Chứng từ " là thông tin liên lạc được ghi lại dưới hình thức cho phép lưu giữ đầy đủ nội dung thông tin đó
Chương III HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG CAM KẾT Ðiều 7 Phát hành, hình thức và tính không thể huỷ bỏ của cam kết
(1) Việc phát hành một cam kết xảy ra ở thời điểm và địa điểm mà cam kết không còn nằm trong sự kiểm soát của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng có liên quan
(2) Một cam kết có thể được phát hành dưới bất kỳ hình thức nào có thể lưu giữ đầy đủ nội dung của cam kết và cho phép xác thực về nguồn gốc bằng các biện pháp được chấp nhận chung hoặc bằng một quy trình mà người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng và người nhận bảo lãnh/hưởng lợi đã
có thoả thuận
(3) Kể từ thời điểm phát hành một cam kết, một yêu cầu thanh toán có thể được đưa ra theo đúng
Trang 4các điều khoản và điều kiện của cam kết, trừ khi cam kết quy định một thời điểm khác.
(4) Một cam kết không thể huỷ bỏ sau khi được phát hành, trừ khi nó có quy định là có thể bị huỷ bỏ
Ðiều 8 Sửa đổi
(1) Một cam kết không thể bị sửa đổi trừ khi được thực hiện dưới hình thức theo quy định trong cam kết hoặc, nếu không quy định như vậy, theo hình thức quy định trong khoản (2) của Ðiều 7
(2) Trừ khi có quy định khác trong cam kết hoặc được người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng và người nhận bảo lãnh/hưởng lợi thoả thuận trong một văn bản khác, một cam kết được sửa đổi sau khi đưa ra nội dung sửa đổi nếu việc sửa đổi đã được sự cho phép theo người nhận bảo
lãnh/hưởng lợi
(3) Trừ khi có quy định khác trong cam kết hoặc được người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng và người nhận bảo lãnh/hưởng lợi thoả thuận trong một văn bản khác, nếu sửa đổi mà chưa được người nhận bảo lãnh/hưởng lợi cho phép, cam kết chỉ được sửa đổi khi người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng nhận được thông báo chấp nhận sửa đổi của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi theo hình thức quy định trong khoản (2) của Ðiều 7
(4) Một sự sửa đổi cam kết không có ảnh hưởng đối với các quyền và nghĩa vụ của người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng (hay bên yêu cầu) hoặc của người xác nhận cam kết trừ khi người đó đồng
ý với việc sửa đổi
Ðiều 9 Chuyển quyền yêu cầu thanh toán của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi
(1) Quyền yêu cầu thanh toán của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi chỉ có thể được chuyển giao nếu được cho phép trong cam kết, và chỉ trong phạm vi và theo cách thức theo quy định trong cam kết (2) Nếu một cam kết được coi là có thể chuyển giao mà không quy định cần hay không cần sự đồng
ý của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng hoặc một người khác được phép để thực sự chuyển giao, người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng và bất kỳ ai khác được phép đều không có nghĩa vụ thực hiện việc chuyển giao ngoại trừ phạm vi và cách thức tiến hành mà họ đã đồng ý
Ðiều 10 Chuyển nhượng tiền hàng
(1) Trừ khi có quy định khác trong cam kết hoặc được người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng và người nhận bảo lãnh/hưởng lợi thoả thuận trong văn bản khác, người nhận bảo lãnh/hưởng lợi có thể chuyển nhượng cho bất kỳ ai số tiền hàng mà họ có thể, hoặc có thể trở thành, có quyền theo cam kết
(2) Nếu người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng hoặc một người khác có nghĩa vụ thực hiện thanh toán mà nhận được thông báo của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi, theo hình thức quy định trong khoản (2) của Ðiều 7, về việc chuyển giao không thể huỷ bỏ của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi, việc thanh toán cho người được chuyển nhượng sẽ giải phóng cho thụ trái, trong phạm vi số tiền phải thanh toán, khỏi nghĩa vụ của họ theo cam kết
Ðiều 11 Hết quyền yêu cầu thanh toán
(1) Quyền yêu cầu thanh toán của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi theo cam kết chấm dứt khi: (a) Người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng đã nhận được một thông báo của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi về việc giải trừ trách nhiệm theo hình thức nêu trong khoản (2) của Ðiều 7;
(b) Người nhận bảo lãnh/hưởng lợi và người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng đã thoả thuận về việc chấm dứt cam kết theo hình thức quy định trong cam kết hoặc, nếu không có thoả thuận, theo hình
Trang 5thức nêu trong khoản (2) của Ðiều 7;
(c) Số tiền của cam kết đã được thanh toán, trừ khi cam kết quy định việc số tiền đó lại mặc nhiên phải được thanh toán hoặc tăng lên hoặc quy định cam kết lại tíêp tục có hiệu lực;
(d) Thời gian hiệu lực của cam kết kết thúc theo các quy định của Ðiều 12
(2) Cam kết có thể quy định, hoặc người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng và người nhận bảo lãnh/hưởng lợi có thể thoả thuận trong văn bản khác, rằng việc trả lại chứng từ đi cùng cam kết cho người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng, hoặc một thủ tục có tác dụng tương tự như việc trả lại chứng từ đó trong trường hợp phát hành cam kết không bằng văn bản, phải được thực hiện khi hết quyền yêu cầu thanh toán, hoặc tự nó hoặc đồng thời với một trong các sự kiện nêu trong các mục (a) và (b) của khoản (1) trong Ðiều này Tuy nhiên, việc người nhận bảo lãnh/hưởng lợi giữ lại các chứng từ đó sau khi quyền yêu cầu thanh toán chấm dứt theo mục (c) hoặc (d) của khoản (1) trong Ðiều này không bao giờ bảo lưu bất kỳ quyền nào của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi theo cam kết
Ðiều 12 Hết thời hiệu
Thời hiệu của cam kết chấm dứt:
(a) Vào ngày hết hạn, có thể được quy định là một ngày theo lịch hoặc ngày cuối cùng của một thời hạn xác định quy định trong cam kết, với điều kiện là, nếu ngày hết hạn không phải là ngày làm việc
ở địa điểm kinh doanh của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng nơi phát hành cam kết, hoặc của một người khác hoặc ở một địa điểm khác quy định trong cam kết cho việc đưa ra yêu cầu thanh toán, thời hiệu chấm dứt vào ngày làm việc đầu tiên tiếp theo ngày hết hạn;
(b) Nếu việc chấm dứt thời hiệu phụ thuộc, theo cam kết, vào sự xuất hiện của một hành vi hay sự kiện không thuộc phạm vi hoạt động của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng, khi người bảo lãnh/ phát hành thư tín dụng được thông báo rằng hành vi hay sự kiện đó đã xuất hiện bằng việc xuất trình chứng từ quy định cho mục đích của cam kết hoặc, nếu không có quy định về chứng từ, bằng một chứng nhận của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi về việc xuất hiện hành vi hay sự kiện đó; (c) Nếu cam kết không quy định ngày hết thời hiệu, hoặc nếu hành vi hay sự kiện mà việc chấm dứt thời hiệu phụ thuộc vào đó chưa được xác lập bằng việc xuất trình chứng từ theo yêu cầu và ngày hết thời hiệu chưa được quy định thêm, sau sáu năm kể từ ngày phát hành cam kết
Chương IV QUYỀN, NGHĨA VỤ VÀ LÝ DO BIỆN HỘ Ðiều 13 Xác định quyền và nghĩa vụ
(1) Quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng và người nhận bảo lãnh/hưởng lợi phát sinh từ cam kết được xác định bởi các điều khoản và điều kiện quy định trong cam kết, bao gồm các quy tắc, điều kiện chung hoặc tập quán được nêu cụ thể trong cam kết, và các quy định của Công ước này
(2) Ðể giải thích các điều khoản và điều kiện của cam kết và giải quyết các vấn đề không được đề cập trong các điều khoản và điều kiện của cam kết hoặc các quy định của Công ước này, cần phải lưu ý các quy tắc và tập quán quốc tế được chấp nhận chung trong bảo lãnh độc lập hoặc thư tín dụng dự phòng
Ðiều 14 Tiêu chuẩn về hành vi và trách nhiệm của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng
(1) Ðể giải trừ trách nhiệm theo cam kết và Công ước này, người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng phải hành động với thực tâm và cẩn thận hợp lý có lưu tâm đến các chuẩn mực được chấp nhận
Trang 6chung của thông lệ quốc tế về bảo lãnh độc lập hoặc thư tín dụng dự phòng.
(2) Người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng không thể được miễn trách nhiệm do không hành động với thực tâm hoặc do hành vi cẩu thả
Ðiều 15 Yêu cầu thanh toán
(1) Bất kỳ yêu cầu thanh toán nào theo cam kết phải được thực hiện theo hình thức nêu trong khoản (2) của Ðiều 7 và theo đúng các điều khoản và điều kiện của cam kết
(2) Trừ khi có quy định khác trong cam kết, yêu cầu thanh toán và bất kỳ chứng nhận hay các chứng
từ theo yêu cầu của cam kết phải được xuất trình, trong thời gian mà yêu cầu thanh toán có thể được đưa ra, cho người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng ở địa điểm nơi phát hành cam kết
(3) Người nhận bảo lãnh/hưởng lợi, khi yêu cầu thanh toán, được coi là chứng nhận rằng yêu cầu thanh toán là thực tâm và không xuất hiện bất kỳ yếu tố nào được nêu trong mục (a), (b) và (c) của khoản (1) trong Ðiều 19
Ðiều 16 Kiểm tra yêu cầu thanh toán và chứng từ kèm theo
(1) Người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng phải kiểm tra yêu cầu thanh toán và bất kỳ nào chứng từ kèm theo theo các tiêu chuẩn hành vi được nêu trong khoản (1) của Ðiều 14 Ðể xác định chứng từ
có theo đúng hình thức được quy định trong các điều khoản và điều kiện của cam kết , và thống nhất với nhau hay không, người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng phải căn cứ vào chẩn mực quốc tế
có thể áp dụng của bảo lãnh độc lập hoặc thư tín dụng dự phòng
(2) Trừ khi có quy định khác trong cam kết hoặc văn bản khác theo thoả thuận của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng và người nhận bảo lãnh/hưởng lợi, người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng phải có thời gian hợp lý, nhưng không quá bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu thanh toán và chứng từ kèm theo, để
(a) kiểm tra yêu cầu thanh toán và chứng từ kèm theo;
(b) quyết định có thanh toán hay không;
(c) nếu quyết định thanh toán, gửi thông báo về việc đó cho người nhận bảo lãnh/hưởng lợi
Thông báo được quy định trong mục (c) ở trên phải, trừ khi có quy định khác trong cam kết hoặc văn bản khác theo thoả thuận giữa người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng và người nhận bảo
lãnh/hưởng lợi, được truyền đi hoặc, nếu không thể làm như vậy, các phương tiện nhanh chóng khác và cho biết lý do quyết định không thanh toán
Ðiều 17 Thanh toán
(1) Tuỳ thuộc vào Ðiều 19, người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng phải thanh toán theo yêu cầu được thực hiện theo các quy định của Ðiều 15 Sau khi xác định rằng yêu cầu thanh toán theo đúng quy định, việc thanh toán phải được thực hiện ngay, trừ khi cam kết quy định thanh toán chậm, theo
đó việc thanh toán sẽ được thực hiện vào một thời điểm quy định
(2) Thanh toán cho một yêu cầu mà không theo đúng các quy định của Ðiều 15 không làm ảnh hưởng đến các quyền của người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng
Ðiều 18 Bù trừ nghĩa vụ
Trừ khi có quy định khác trong cam kết hoặc văn bản khác theo thoả thuận giữa người bảo
lãnh/phát hành thư tín dụng và người nhận bảo lãnh/hưởng lợi, người bảo lãnh/phát hành thư tín
Trang 7dụng có thể giải trừ nghĩa vụ thanh toán theo cam kết bằng cách sử dụng quyền bù trừ nghĩa vụ, ngoại trừ có khiếu kiện đối với họ từ phía người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng hoặc bên yêu cầu
Ðiều 19 Ngoại lệ đối với nghĩa vụ thanh toán
(1) Nếu có chứng cứ và rõ ràng rằng:
(a) Có chừng từ giả hoặc đã bị làm giả;
(b) Không phải thanh toán trên cơ sở nêu trong yêu cầu và chứng từ kèm theo; hoặc
(c) Theo loại hình và mục đích cam kết, yêu cầu thanh toán không có cơ sở để chấp nhận, người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng, hành động với thực tâm, có quyền hoãn thanh toán đối với người nhận bảo lãnh/hưởng lợi
(2) Theo mục (c) của khoản (1) trong Ðiều này, trong các tình huống sau đây một yêu cầu thanh toán được coi là không có cơ sở để được thanh toán
(a) Nguy cơ hay rủi ro mà vì điều đó cam kết được tạo ra để bảo đảm cho người nhận bảo
lãnh/hưởng lợi rõ ràng đã không có thật;
(b) Nghĩa vụ gốc của người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng đã được tuyên bố là không có giá trị hiệu lực bởi toà án hoặc trọng tài, trừ khi theo cam kết cho biết nguy cơ đó nằm trong rủi ro được cam kết bảo đảm;
(c) Nghĩa vụ gốc rõ ràng đã không được hoàn thành với sự thoả mãn của người nhận bảo
lãnh/hưởng lợi;
(d) Việc hoàn thành nghĩa vụ gốc rõ ràng đã bị cản trở bởi hành vi sai trái có chủ ý của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi;
(e) Trong trường hợp yêu cầu thanh toán theo một bảo lãnh đối ứng, người nhận bảo lãnh đối ứng
đã thực hiện thanh toán không thực tâm như người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng của cam kết liên quan đến bảo lãnh đối ứng
(3) Trong các tình huống quy định trong mục (a), (b) và (c) của khoản (1) trong Ðiều này, người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng có quyền sử dụng các biện pháp tạm thời của toà án theo quy định của Ðiều 20
Chương V CÁC BIỆN PHÁP TẠM THỜI CỦA TOÀ ÁN Ðiều 20 Các biện pháp tạm thời của toà án
(1) Khi, theo thỉnh cầu của người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng hoặc bên yêu cầu, có nhiều khả năng là, liên quan đến yêu cầu thanh toán đã thực hiện hoặc sẽ thực hiện bởi người nhận bảo lãnh/hưởng lợi, một trong các tình huống nêu trong mục (a), (b) và (c) của khoản (1) trong Ðiều 19
đã xuất hiện, trên cơ sở chứng cứ sẵn có, toà án có thể :
(a) Ban một lệnh tạm thời không cho phép người nhận bảo lãnh/hưởng lợi được nhận thanh toán, bao gồm cả lệnh cho phép người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng giữ số tiền của cam kết, hoặc (b) Ban một lệnh tạm thời phong toả số tiền của cam kết đã được thanh toán cho người nhận bảo lãnh/hưởng lợi, có xét đến khả năng nếu không có lệnh đó người được bảo lãnh/xin mở thư tín dụng
Trang 8có thể bị thiệt hại nghiêm trọng.
(2) Khi ban ra lệnh tạm thời nêu trong khoản (1) của Ðiều này, toà án có thể yêu cầu người thỉnh cầu lệnh đó cho biết hình thức bảo đảm mà toà án cho là thích hợp
(3) Toà án có thể không ban một lệnh tạm thời theo nội dung quy định trong khoản (1) của Ðiều này dựa trên bất kỳ sự từ chối thanh toán nào khác với các quy định trong mục (a), (b) và (c) của khoản (1) trong Ðiều 19, hoặc sử dụng cam kết cho mục đích phạm tội
Chương VI XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT Ðiều 21 Chọn luật áp dụng
Cam kết được điều chỉnh bởi luật được chọn :
(a) theo quy định trong cam kết hoặc được thể hiện bởi các điều khoản và điều kiện của cam kết; hoặc
(b) được thoả thuận bằng văn bản khác giữa người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng và người nhận bảo lãnh/hưởng lợi
Ðiều 22 Quyết định luật áp dụng
Khi không chọn được luật theo Ðiều 21, cam kết được điều chỉnh bởi luật của quốc gia nơi người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng có địa điểm kinh doanh tại đó cam kết được phát hành
Chương VII CÁC ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG Ðiều 23 Người giữ Công ước
Tổng Thư ký Liên Hợp quốc là người giữ bản Công ước này
Ðiều 24 Chữ ký, phê chuẩn,chấp thuận, thông qua, tán thành
(1) Công ước này có thời hiệu ký kết dành cho tất cả các quóc gia ở Trụ sở của Liên Hợp quốc, New York, cho đến ngày 11 tháng 12 năm 1997
(2) Công ước này phụ thuộc vào sự phê chuẩn, chấp nhận hoặc thông qua của các quốc gia ký kết Công ước
(3) Công ước này có thể được sự tán thành của tất cả các quốc gia không ký kết Công ước kể từ ngày bắt đầu thời hiệu cho việc ký kết
(4) Các văn kiện phê chuẩn,chấp thuận, thông qua và tán thành được Tổng Thư ký Liên Hợp quốc giữ
Điều 25 Áp dụng cho các đơn vị lãnh thổ
(1) Nếu một quốc gia có hai hay nhiều đơn vị lãnh thổ có các hệ thống luật pháp khác nhau liên quan đến các vấn đề được giải quyết trong Công ước này, quốc gia đó có thể, tại thời điểm ký kết, phê chuẩn,chấp thuận, thông qua hoặc tán thành, tuyên bố rằng Công ước này được áp dụng cho tất cả các đơn vị lãnh thổ hoặc chỉ trong một hoặc một số đơn vị lãnh thổ, và có thể vào bất kỳ thời
Trang 9điểm nào đưa ra một tuyên bố khác thay thế cho tuyên bố trước đó.
(2) Các tuyên bố này nhằm mục đích quy định rõ ràng những đơn vị lãnh thổ sẽ được Công ước này
áp dụng
(3) Nếu, bằng tuyên bố theo quy định của Ðiều này, Công ước không áp dụng chung cho tất cả các đơn vị lãnh thổ của một quốc gia và địa điểm kinh doanh của người bảo lãnh/phát hành thư tín dụng hoặc của người nhận bảo lãnh/hưởng lợi nằm trong đơn vị lãnh thổ không được Công ước này áp dụng, địa điểm kinh doanh này không được coi là nằm trong quốc gia ký kết Công ước này
(4) Nếu một quốc gia không ra tuyên bố theo khoản (1) của Ðiều này, Công ước sẽ được áp dụng cho tất cả các đơn vị lãnh thổ của quốc gia đó
Ðiều 26 Hiệu lực của tuyên bố
(1) Tuyên bố đưa ra theo Ðiều 25 tại thời điểm ký kết sẽ phụ thuộc vào việc khẳng định khi phê chuẩn, chấp nhận hoặc thông qua
(2) Tuyên bố và khẳng định tuyên bố phải được thực hiện bằng văn bản và thông báo chính thức cho người giữ Công ước
(3) Một tuyên bố sẽ có hiệu lực ngay lập tức đồng thời với việc Công ước này có hiệu lực ở quốc gia liên quan Tuy nhiên, nếu người giữ Công ước nhận được thông báo chính thức về một tuyên bố sau khi Công ước có hiệu lực, tuyên bố đó sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng tiếp sau thời hạn sáu tháng sau ngày nhận được tuyên bố
(4) Bất kỳ quốc gia nào ra tuyên bố theo Ðiều 25 đều có thể rút lại tuyên bố đó vào bất kỳ thời điểm nào bằng một văn bản thông báo chính thức gửi cho người giữ Công ước Việc rút lại tuyên bố có hiệu lực ngay vào ngày đầu tiên của tháng tiếp sau thời hạn sáu tháng sau ngày nhận được thông báo của người giữ Công ước
Ðiều 27 Bảo lưu
Không có bảo lưu nào được phép thực hiện đối với Công ước này
Ðiều 28 Bắt đầu hiệu lực
(1) Công ước này bắt đầu có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng tiếp sau thời hạn một năm kể từ ngày nhận được bản văn kiện thứ năm phê chuẩn, chấp thuận hoặc tán thành
(2) Với mỗi quốc gia trở thành một quốc gia ký kết Công ước này, sau ngày nhận được văn kiện thứ năm phê chuẩn, chấp thuận, thông qua hoặc tán thành, Công ước này có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng tiếp sau thời hạn một năm kể từ ngày nhận được văn kiện phù hợp thay mặt cho quốc gia đó
(3) Công ước này chỉ áp dụng cho các cam kết phát hành vào ngày hoặc sau ngày Công ước này
có hiệu lực ở quốc gia ký kết theo quy định của mục (a) hoặc ở quốc gia ký kết theo quy định của mục (b) của khoản (1) trong Ðiều1
Ðiều 29 Bãi ước
(1) Một quốc gia ký kết có thể từ bỏ Công ước này vào bất kỳ kúc nào bằng văn bản thông báo gửi cho người giữ Công nước
(2) Việc bãi ước có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng tiếp sau thời hạn một năm sau khi người giữ Công ước nhận được thông báo Khi có quy định một thời hạn dài hơn trong thông báo, việc bãi
Trang 10ước có hiệu lực sau khi hết thời hạn đó tính từ ngày người giữ Công ước nhận được thông báo Ðược làm tại New York, ngày 11 tháng 12 năm 1995, thành một bản gốc duy nhất, bằng các thứ tiếng Ả rập, Trung quốc, Anh, Pháp, Nga và Tây Ban nha có giá trị như nhau
Các đại diện toàn quyền có tên dưới đây, được sự uỷ quyền của Chính phủ, đã ký bản Công ước này
CHÚ GIẢI CỦA BAN THƯ KÝ UNCITRAL VỀ CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ
BẢO LÃNH ĐỘC LẬP VÀ THƯ TÍN DỤNG DỰ PHÒNG GIỚI THIỆU
1 Công ước của Liên Hợp quốc về Bảo lãnh độc lập và Thư tín dụng dự phòng được thông qua và
để mở cho ký kết bởi nghị quyết số 50/48 của Ðại Hội đồng vào ngày 11 tháng 12 năm 1995.[1] Công ước này được soạn thảo bởi Uỷ ban của Liên Hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL)
[2]
* Giải thích này được ban thư ký của UNCITRAL soạn thảo nhằm mục đích cung cấp thông tin tham khảo, không phải là bình luận chính thức về Công ước
[1] Bản thảo Công ước được Nhóm làm việc về Thông lệ Hợp đồng quốc tế soạn thảo tại các phiên họp từ 13 đến 23 (Ðể xem báo cáo về các phiên họp này, xin tham khảo các số sau đây của
ấn bản UNCITRAL Yearbook: Yearbook, Volume XXI: 1990 (United Nations publication, Sales No
E.91.V.6), document A/CN.9/330; Yearbook, Volume XXII: 1991 (United Nations publication, Sales
No E.93.V.2), documents A/CN.9/342 and A/CN.9/345; Yearbook, Volume XXIII: 1992 (United Nations publication, Sales No E.94.V.7), documents A/CN.9/358 and A/CN.9/361; Yearbook, Volume XXIV: 1993 (United Nations publication, Sales No E.94.V.16), document A/CN.9/374 and Corr.1; Yearbook, Volume XXV: 1994(United Nations publication, Sales No E.95.V.20), documents A/CN.9/388 and A/CN.9/391; and "Yearbook, volume XXVI: 1995" (sẽ được phát hành sau đó như là
ấn phẩm thương mại của Liên Hợp quốc), documents A/CN.9/405 and A/CN.9/408.) Các trao đổi của UNCITRAL về bản thảo Công ước được ghi lại trong báo cáo về công việc của phiên họp 28 (1995) (Official Records of the General Assembly, Fiftieth Session, Supplement No 17 (A/50/17), paras 11-201), phụ lục I trong đó có bản thảo Công ước như được Uỷ ban trình lên Ðại Hội đồng
(United Nations publication, Sales No E.91.V.6), document A/CN.9/330; , (United Nations
publication, Sales No E.93.V.2), documents A/CN.9/342 and A/CN.9/345; (United Nations
publication, Sales No E.94.V.7), documents A/CN.9/358 and A/CN.9/361; (United Nations
publication, Sales No E.94.V.16), document A/CN.9/374 and Corr.1; (United Nations publication, Sales No E.95.V.20), documents A/CN.9/388 and A/CN.9/391; and "Yearbook, volume XXVI: 1995" (sẽ được phát hành sau đó như là ấn phẩm thương mại của Liên Hợp quốc), documents
A/CN.9/405 and A/CN.9/408.) Các trao đổi của UNCITRAL về bản thảo Công ước được ghi lại trong báo cáo về công việc của phiên họp 28 (1995) ( (A/50/17), paras 11-201), phụ lục I trong đó có bản thảo Công ước như được Uỷ ban trình lên Ðại Hội đồng
[2] UNCITRAL là một cơ quan Liên chính phủ của Ðại Hội đồng có nhiệm vụ soạn thảo các văn kiện Luật thương mại quốc tế nhằm hỗ trợ cộng đồng quốc tế trong việc hiện đại hoá và thống nhất các luật điều chỉnh thương mại quốc tế Các văn kiện pháp lý khác do UNCITRAL soạn thảo bao
gồm: Công ước của LHQ về Hợp đồng mua bán quốc tế (Official Records of the United Nations
Conference on Contracts for the International Sale of Goods, Vienna, 10 March-11 April 1980 (United Nations publication, Sales No E.82.V.5), part I); Công ước về thời hạn trong mua bán hàng hoá quốc tế 1974 (New York) (Official Records of the United Nations Conference on Prescription (Limitation) in the International Sale of Goods, New York, 20 May-14 June 1974 (United Nations publication, Sales No E.74.V.8), part I); Công ước LHQ về vận tải hàng hoá bằng đường biển, 1978 (Hamburg) (Official Records of the United Nations Conference on the Carriage of Goods by Sea, Hamburg, 6-31 March 1978 (United Nations publication, Sales No E.80.VIII.1), document