1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn tổ chức sản xuất và dân cư tiểu vùng ven biển huyện quảng xương tỉnh thanh hóa

96 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ chức sản xuất và dân cư tiểu vùng ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Tác giả Lê Thị Chinh
Người hướng dẫn TS. Đào Thanh Xuân
Trường học Trường Đại học Hồng Đức
Chuyên ngành Địa lí học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 1,07 MB

Nội dung

Nghiên cứu thực trạng tổ chức sản xuất theo lãnh thổ ở tiểu vùng ven biển huyện Quảng Xương cũng không nằm ngoại lệ; có ý nghĩa quan trọng trong sắp xếp, bố trí các hoạt động kinh tế; đờ

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

LÊ THỊ CHINH

TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ DÂN CƯ TIỂU VÙNG VEN BIỂN HUYỆN

QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

THANH HÓA – 2023

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

LÊ THỊ CHINH

TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ DÂN CƯ TIỂU VÙNG VEN BIỂN HUYỆN

QUẢNG XƯƠNG, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành: Địa lí học

Mã số: 8310501

Người hướng dẫn khoa học: TS Đào Thanh Xuân

THANH HÓA, NĂM 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Tổ chức sản xuất và dân cư tiểu vùng ven biển

huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân

tôi Luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Các thông tin sử dụng trong đề tài đã được chỉ rõ nguồn gốc, các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ

Thanh Hóa, tháng 4 năm 2023

Người cam đoan

Lê Thị Chinh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình làm luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, đồng nghiệp, bạn bè và người thân

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS Đào Thanh Xuân là những người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, cung cấp những kiến thức, hỗ trợ và giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Hồng Đức, Phòng Quản lí đào tạo Sau đại học, Ban lãnh đạo Khoa Khoa học xã hội, các Thầy,

Cô giáo trong tổ Bộ môn Địa lý, Trường Đại học Hồng Đức đã cung cấp kiến thức, tạo cho tôi một môi trường học tập và nghiên cứu tốt nhất

Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Phòng NN và PTNT, Chi cục Thống kê huyện Quảng Xương, Sở NN & PTNT tỉnh Thanh Hóa; Cục thống kê Thanh Hóa đã giúp đỡ tận tình, hiệu quả trong quá trình thu thập tài liệu, tư liệu và khảo sát thực địa

Tôi trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo trường, các đồng nghiệp trong trường Trung học phổ thông Đặng Thai Mai, tỉnh Thanh Hóa đã luôn giúp đỡ nhiệt tình về chuyên môn, tạo điều kiện thuận lợi về thời gian để tôi hoàn thành luận văn

Cuối cùng, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình tôi: bố mẹ, chồng, các con

và những người thân luôn chia sẻ, động viên, chăm sóc trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Lê Thị Chinh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN 2

MỤC LỤC 3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU 7

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

5 Nội dung nghiên cứu 2

6 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 2

7 Những đóng góp của đề tài 4

8 Cấu trúc nội dung của luận văn 4

PHẦN NỘI DUNG 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC DÂN CƯ 5

1.1 Tổng quan một số hướng nghiên cứu về tổ chức sản xuất và tổ chức dân cư 5

1.1.1 Trên thế giới 5

1.1.2 Ở Việt Nam 7

1.2 Cơ sở lí luận về tổ chức sản xuất, tổ chức dân cư 9

1.2.1 Tổ chức sản xuất 9

1.2.2 Tổ chức dân cư 12

1.2.3 Các nguyên tắc TCSX 14

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến Tổ chức sản xuất và dân cư 15

1.2.5 Một số hình thức cơ bản của TCSX ở cấp huyện 18

1.3 Tổ chức sản xuất và tổ chức dân cư ở tỉnh Thanh Hóa 23

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC DÂN CƯ

Trang 6

TIỂU VÙNG VEN BIỂN HUYỆN QUẢNG XƯƠNG 30

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất và dân cư tiểu vùng ven biển huyện quảng xương 30

2.1.1 Vị trí địa lí 30

2.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 31

2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 37

d) Các di tích lịch sử - văn hoá và lễ hội vùng ven biển 42

2.2 Đánh giá chung về các điều kiện kinh tế - xã hội đối với tổ chức sản xuất và dân cư ở tiểu vùng ven biển 45

2.2.1 Những thuận lợi 45

2.2.2 Khó khăn 46

2.3 Thực trạng tổ chức sản xuất và dân cư tvvb quảng xương 46

2.3.1 Khái quát chung 46

2.3.2 Thực trạng tổ chức sản xuất các ngành kinh tế ở TVVB Quảng Xương 47

2.4 Đánh giá chung 70

2.4.1 Những kết quả đạt được 70

2.4.2 Những tồn tại, hạn chế 70

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 71

CHƯƠNG 3.QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC DÂN CƯ TIỂU VÙNG VEN BIỂN HUYỆN QUẢNG XƯƠNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN 2045 73

3.1 Quan điểm phát triển kinh tế huyện Quảng Xương đến năm 2030 73

3.2 Định hướng tổ chức sản xuất và tổ chức dân cư tiểu vùng ven biển huyện Quảng Xương 74

3.2.1 Định hướng cấu trúc phát triển không gian vùng 74

3.2.2 Định hướng tổ chức hệ thống đô thị và nông thôn 74

3.3 Mục tiêu phát triển 75

3.3.1 Mục tiêu phát triển chung 75

3.3.2 Mục tiêu phát triển các ngành kinh tế 76

3.4 Đề xuất một số giải pháp tổ chức sản xuất và tổ chức dân cư tiểu vùng ven biển huyện quảng xương 76

Trang 7

3.4.1 Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 76

3.4.2 Giải pháp tạo vốn 77

3.4.3 Giải pháp về khoa học - công nghệ 77

3.4.4 Giải pháp về mở rộng thị trường 78

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 78

KẾT LUẬN 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC P1

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Quy mô dân số TVVB huyện Quảng Xương 37giai đoạn 2016-2021 37Bảng 2.2 Dân số và gia tăng dân số TVVB Quảng Xương giai đoạn 2016- 2021 38Bảng 2.3 Dân số, mật độ dân số, gia tăng dân số và tỉ lệ lao động các xã ven biển Quảng Xương, năm 2021 38Bảng 2.4 Cơ sở hạ tầng các xã ven biển Quảng Xương năm 2021 41(Đơn vị: %) 41Bảng 2.5 Giá trị sản xuất kinh tế TVVB Quảng Xương, giai đoạn 2016 – 2021 46Bảng 2.6 Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản TVVB Quảng Xương, giai đoạn 2016-2021 (%) 48Bảng 2.7 Một số chỉ tiêu chủ yếu của ngành thuỷ sản của TVVB Quảng Xương, giai đoạn 2010-2021 49Bảng 2.8 Sản lượng và giá trị thuỷ sản phân theo xã ven biển năm 2021 50Bảng 2.9 Phương tiện khai thác thuỷ sản TVVB Quảng Xương (2010 - 2021) 52Bảng 2.10 Sản lượng và giá trị sản xuất khai thác hải sản TVVB Quảng Xương 54Bảng 2.11 Sản lượng và giá trị khai thác hải sản phân theo xã năm 2021 55Bảng 2.12 Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất nuôi trồng thuỷ sản TVVB Quảng Xương giai đoạn 2016-2021 58Bảng 2.13 Diện tích và sản lượng nuôi thuỷ sản nước lợ TVVB Quảng Xương, năm 2021 59Bảng 2.14 Sản lượng và diện tích nuôi Ngao ở TVVB Quảng Xương 60Bảng 2.15 Chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa TVVB Quảng Xương thời kì 2010 -

2021 62Bảng 2.16 Doanh thu du lịch biển TVVB Quảng Xương, 66giai đoạn 2016 – 2021 66

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tổ chức sản xuất là nền tảng quyết định trực tiếp và lâu dài đến hiệu quả của các hoạt động kinh tế trên một lãnh thổ; nó thể hiện khả năng tổ chức, sử dụng các nguồn lực phát triển như: tài nguyên, lực lượng lao động, tiến bộ KHKT,… và khả năng kết hợp giữa các yếu tố trên lãnh thổ một cách hiệu quả nhất Khoa học Địa lí nghiên cứu về tổ chức sản xuất chính là nghiên cứu về sự phân bố, sắp xếp các hình thức tổ chức sản xuất trên lãnh thổ nhằm góp phần tìm kiếm, lựa chọn được những hình thức tối ưu nhất để đảm bảo sự phát triển hài hòa, nhịp nhàng hiệu quả và bền vững của lãnh thổ Đây cũng là một việc làm rất khó khăn, phức tạp, mang tính nghệ thuật trong quá trình phát triển kinh tế

Thực tế ở trên thế giới, ở Việt Nam, từng địa phương, vùng miền trên cả nước, việc hình thành và phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ là hết sức đa dạng, phức tạp, không lãnh thổ nào giống lãnh thổ nào Bức tranh về tổ chức sản xuất theo lãnh thổ vừa là kết quả của sự kế thừa, sự học hỏi, sự thích nghi, sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau

Nghiên cứu thực trạng tổ chức sản xuất theo lãnh thổ ở tiểu vùng ven biển huyện Quảng Xương cũng không nằm ngoại lệ; có ý nghĩa quan trọng trong sắp xếp, bố trí các hoạt động kinh tế; đời sống dân cư, sử dụng có hiệu quả tối ưu các nguồn lực; xác định mối liên kết mật thiết giữa các hình thức tổ chức sản xuất theo ngành, theo không gian, đảm bảo cho việc khai thác lãnh thổ ngày càng hợp lí và

hiệu quả hơn Xuất phát từ lý do trên, học viên lựa chọn đề tài :”Tổ chức sản xuất

và dân cư tiểu vùng ven biển Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Vận dụng cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp về tổ chức sản xuất theo ngành, theo lãnh thổ và tổ chức dân cư để phân tích các nhân tố ảnh hưởng, hiện trạng tổ chức sản xuất và dân cư ở tiểu vùng ven biển huyện Quảng Xương, từ đó

đề xuất các giải pháp tổ chức lãnh thổ sản xuất và dân cư hợp lí ở TVVB huyện Quảng Xương đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các hình thức tổ chức sản xuất và tổ chức dân cư theo ngành và theo lãnh thổ ở TVVB huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu tổ chức sản xuất theo ngành và theo lãnh thổ ở khu vực TVVB huyện Quảng Xương

Trang 11

- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài sử dụng số liệu nghiên cứu trong giai đoạn 2016-2021

- Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu: Lãnh thổ nghiên cứu tập trung vào khu vực ven biển

ở huyện bao gồm: 6 xã ven biển của huyện Quảng Xương (Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Thạch và Quảng Nham)

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức sản xuất và tổ chức dân cư

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành các hình thức tổ chức sản xuất

và dân cư theo lãnh thổ ở TVVB huyện Quảng Xương

- Phân tích thực trạng, đặc điểm tổ chức sản xuất và dân cư theo lãnh thổ ở TVVB Quảng Xương

- Đề xuất giải pháp tổ chức sản xuất theo lãnh thổ và dân cư ở TVVB huyện Quảng Xương hợp lý, hiệu quả và bền vững

5 Nội dung nghiên cứu

- Cơ sở lí luận về tổ chức sản xuất theo ngành, theo lãnh thổ

- Cơ sở thực tiễn về tổ chức sản xuất theo ngành và lãnh thổ

- Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện kinh tế xã hội ở TVVB huyện Quảng Xương

- Đặc điểm phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo lãnh thổ ở TVVB huyện Quảng Xương

6 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

6.1 Quan điểm nghiên cứu

6.1.1 Quan điểm lãnh thổ

Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một không gian nhất định và tổ chức sản xuất cũng không thể tổ chức một cách độc lập, riêng rẽ mà chúng có sự gắn kết lẫn nhau, chịu sự chi phối của các quy luật phát triển, các nguồn lực phát triển trên một lãnh thổ nhất định Do đó, khi nghiên cứu phải đặt chúng trong thể tổng hợp lãnh thổ mới thấy hết được hiệu quả cũng như tác động tương hỗ qua lại giữa các hình thức này

6.1.2 Quan điểm hệ thống

Mỗi hình thức tổ chức sản xuất là một bộ phận của cấp lãnh thổ chứa đựng nó Trong mỗi hình thức lại có các cấp tổ chức từ lớn đến nhỏ, tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh với những mối quan hệ đa dạng Khi nghiên cứu phải đặt trong hệ thống

ấy để thấy được đặc thù cũng như sự so sánh hiệu quả và cách thức tổ chức của từng hình thức tổ chức Từ đó rút ra được những kinh nghiệm cần thiết trong TCSX để

Trang 12

việc phân tích, đánh giá một lãnh thổ được khách quan, khoa học và qua đó hiểu được các mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố cấu thành nên hệ thống và giữa các hệ thống với nhau

6.1.3 Quan điểm lịch sử, viễn cảnh

Các hình thức tổ chức sản xuất được hình thành và phát triển chịu sự tác động của các nhân tố quá khứ, hiện tại cũng như tương lai Khi nghiên cứu phải đặt chúng trong thế vận động và phát triển không ngừng Từ thực trạng phát triển để có thể dự báo, đề xuất các phương án phù hợp với sự phát triển của tương lai Vận dụng quan điểm này vào nghiên cứu vấn đề nhằm đảm bảo tính thích ứng lâu dài của các hình thức TCSX

6.1.4 Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển kinh tế phải gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái mới đảm bảo phát triển bền vững TCSX cũng phải đảm bảo nguyên tắc đó Điều này đồng nghĩa với việc TCSX phải có kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc khai thác các nguồn lực phát triển (bao gồm cả các nguồn lực tự nhiên và KT - XH) đảm bảo cho các đối tượng này không bị suy thoái cả về

số lượng cũng như chất lượng Do đó, khi xây dựng chỉ tiêu đánh giá TCSX, cần chú trọng đến tính hiệu quả dựa trên việc khai thác hợp lý các nguồn lực phát triển

và bảo vệ môi trường

6.2 Phương pháp nghiên cứu

6.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu

Để có được những tài liệu nghiên cứu về nội dung của luận văn, tác giả đã thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, như: từ các báo cáo, thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các

cơ quan ban ngành ở Tỉnh Thanh Hóa: Chi cục Thống Kê huyện Quảng Xương, ủy ban nhân dân các xã: Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Thái, Quảng Lợi, Quảng Thạch và Quảng Nham; từ thầy cô giáo, các đồng nghiệp; từ sách, báo, giáo trình; từ mạng Internet Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, tác giả đã tổng hợp, xử lý và phân tích các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu của mình theo hướng kế thừa có chọn lọc và phát triển mới

6.2.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh

Trong nghiên cứu về TCSX, việc sử dụng phương pháp này rất quan trọng,

nó cho phép người nghiên cứu có những nhận định đúng đắn khi đặt các đối tượng, lãnh thổ nghiên cứu trong một thể tổng hợp (không gian) ở các cấp khác nhau (có điều kiện tương đồng), đồng thời có thể thấy được sự biến đổi phát triển theo thời gian, từ đó có được sự dự báo về xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu

6.2.3 Phương pháp khảo sát, thực địa

Trang 13

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành đợt thực tế nhằm thu thập bổ sung thông tin, tài liệu và kiểm chứng những nhận định trong các báo cáo cũng như thấy được thực tế nguồn lực, mức độ khai thác nguồn lực và phát triển kinh tế ở một số địa bàn của các xã ven biển huyện Quảng Xương

6.2.4 Phương pháp bản đồ, biểu đồ, GIS

Để phân tích thông tin và mô hình hóa không gian đối với các đối tượng trên lãnh thổ nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phần mềm Map Info và Arc View Nội dung và đối tượng được tác giả đưa lên bản đồ bao gồm: tài nguyên thiên nhiên, dân

cư và nguồn lao động, cơ sở hạ tầng, thực trạng phát triển cửa các hình thức TCSX phổ biến, mô hình TCSX của TVVB huyện Quảng Xương trong tương lai

6.2.5 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được tác giả sử dụng để làm rõ một số vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu mà trong các tài liệu thu thập được không có hoặc có nhưng chưa rõ ràng, đầy đủ và thiếu cập nhật Các đối tượng tác giả phỏng vấn bao gồm: các cán bộ chuyên trách ở các phòng ban, nông dân, công nhân, khách du lịch

6.2.6 Phương pháp dự báo

Trong việc xây dựng phương hướng phát triển TCSX ở TVVB Quảng Xương, tác giả đã tham khảo và sử dụng một cách có chọn lọc một số kết quả từ Quy hoạch tổng thể phát triển theo ngành và quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH huyện Quảng Xương Đồng thời sử dụng phép ngoại suy trên cơ sở phân tích thực trạng để đưa ra được những dự báo có tính khả thi

+ Hệ thống các giải pháp Tổ chức sản xuất theo ngành, theo lãnh thổ và tổ chức dân

cư ở TVVB huyện TVVB Quảng Xương đến năm 2030

+ Xây dựng được hệ thống các bản đồ phục vụ cho nghiên cứu tổ chức sản xuất theo lãnh thổ

8 Cấu trúc nội dung của luận văn

Nội dung chính của đề tài được cấu trúc thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức sản xuất và tổ chức dân cư

Chương 2: Thực trạng tổ chức sản xuất và tổ chức dân cư ở TVVB huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Trang 14

Chương 3: Quan điểm, định hướng, giải pháp tổ chức sản xuất và tổ chức dân cư ở TVVB huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT

VÀ TỔ CHỨC DÂN CƯ 1.1 Tổng quan một số hướng nghiên cứu về tổ chức sản xuất và tổ chức dân cư

1.1.1 Trên thế giới

Cho đến nay, trên thế giới đã có nhiều nhà khoa học thuộc các trường phái nghiên cứu về vấn đề này dưới những góc độ, phương diện khác nhau như KT học,

KT phát triển hay địa lí học Khoa học Địa lí kể từ khi được hình thành và phát triển

từ cuối thế kỷ XIX, đặc biệt cùng với các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, sự phát triển nhanh của quá trình CNH, đã có nhiều trường phái khoa học nghiên cứu

về TCSX trong đó có TCSXCN Các nhà nghiên cứu đưa ra những lý thuyết phát triển KT của mình trong các công trình, trên cơ sở nghiên cứu tình hình phát triển thực tế trong một phạm vi không gian lãnh thổ nhất định

Trong số các học thuyết phát triển KT, tiêu biểu có thuyết định vị CN của A Weber năm 1909; lý thuyết vị trí trung tâm của nhà Địa lí Đức W Christaller năm

1933 hay lý thuyết cực phát triển của nhà KT học người Pháp F Perroux vào những năm 50 của thế kỷ XX Các lý thuyết này tiếp tục được phát triển về lý luận bởi những giá trị của nó và ứng dụng vào thực tiễn vào những năm 50 của thế kỷ XX tại các nước châu Âu, Liên Xô (cũ) và Mỹ, từ đó được tổng kết và dẫn tới sự ra đời của khái niệm TCSX [dẫn theo 9]

A.Weber (1868 - 1958) trong công trình nghiên cứu của mình đã đưa ra lí thuyết đầu tiên về định vị CN-"thuyết định vị CN" (Theory of the Location of Industries) vào năm 1909 Lí thuyết của ông đã tính toán các nhân tố không gian cho việc tìm kiếm vị trí tối ưu cho các xí nghiệp CN Theo lý thuyết của A Weber, mục tiêu của sự định vị CN tập trung là để “cực tiểu hóa chi phí và cực đại hóa lợi nhuận” Ông đã nêu ba lí do khiến cho CN tập trung vào một địa điểm nhất định: thứ nhất, là hướng theo vận tải, nghĩa là các xí nghiệp CN phân bố hướng đến các khu vực với chi phí vận tải thấp nhất; thứ hai, là hướng theo lao động, các xí nghiệp CN phân bố hướng đến các khu vực có giá nhân công rẻ; thứ ba, là tích tụ, các xí nghiệp CN phân

bố hướng đến các khu vực đã tập trung nhiều xí nghiệp CN Trong ba lí do trên thì chi phí vận tải là quan trọng nhất [dẫn theo 11]

Trang 15

Lý thuyết vị trí trung tâm của W Christaller năm 1933 và sau đó được phát triển bởi nhà KT Đức A Losch năm 1940 đã chỉ ra quy luật chung của sự phát triển lãnh thổ đó là việc hình thành và phát triển những điểm trung tâm, là nơi hội tụ những điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển, có sức hút và sức lan tỏa với không gian lãnh thổ xung quanh Những điểm trung tâm ấy là các đô thị Lý thuyết này cho đến nay vẫn giữ được những giá trị thực tiễn, đặc biệt trong mối quan hệ với CN, CNH luôn đi liền với đô thị hóa

Những năm 50 của thế kỷ XX, nhà KT học người Pháp F Perroux đưa ra lí thuyết cực phát triển Theo ông trong cùng một thời gian, một vùng không thể phát triển KT đều đặn ở tất cả các nơi trên lãnh thổ của nó, mà có xu hướng phát triển nhất ở một hoặc một vài nơi Tất nhiên, các nơi phát triển nhanh là những trung tâm

có lợi thế so với toàn vùng Lý thuyết này chú trọng vào những lãnh thổ làm phát sinh sự tăng trưởng KT và CN, dịch vụ có vai trò lớn đối với sự phát triển của vùng

Cuốn sách “A history of economic thought” của tác giả William J Barber đã

đưa ra một cái nhìn tổng quát nhất về các học thuyết KT của các nhà nghiên cứu trong lịch sử qua các giai đoạn phát triển khác nhau: KT chính trị cổ điển vào thế kỷ XVIII và XIX; KT Marx, KT học tân cổ điển vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX;

KT hiện đại Keynesian vào thế kỷ XX Các nhà nghiên cứu trên cơ sở bối cảnh thực

tế đã đưa ra những giả định và lý thuyết phát triển KT của mình, có sự kế thừa và phát triển những quan điểm trước đó Mặc dù vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định nhưng có nhiều lý thuyết phát triển KT vẫn có giá trị trong nền KT hiện đại [12]

Khoa học Địa lí được hiện đại hóa vào nửa sau thế kỷ XX cũng là thời kỳ KT

tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ nhất, TCSX trở thành một bộ môn cơ bản như

là lý thuyết và phương pháp quy hoạch lãnh thổ toàn diện, tổng thể để phát triển

KTXH bền vững Trong cuốn sách “Những vấn đề Địa lí kinh tế hiện nay trên thế

giới” của tác giả Y.U.G Xauskin vấn đề TCLT được quan tâm nghiên cứu với ba

chương: phân công lao động theo lãnh thổ, tổ chức xã hội theo lãnh thổ và những vấn đề phân vùng KT liên quan tới phát triển lãnh thổ [dẫn theo 11]

Tiêu biểu cho những lý thuyết, những xu hướng mới trong nghiên cứu vấn đề TCSX bối cảnh hiện đại đó là các nhà KT học như: J.R.Friedmann, Paul Krugman Giáo sư John Friedmann là nhà khoa học đã nêu ra một xu hướng nghiên cứu mới

về địa lí KT Những nghiên cứu của ông tập trung vào nội dung chính sách phát triển vùng và quy hoạch không gian lãnh thổ, đặc biệt là nghiên cứu về quá trình đô

thị hóa với những cuốn sách nổi tiếng như: The prospect of cities; Urbanization,

planning, and national development; Cities for citizens: planning and the rise of

Trang 16

thế tất yếu của quá trình đô thị hóa trong sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, những tác động của quá trình đô thị hóa tới sự phát triển của lãnh thổ Liên quan tới việc quy hoạch và những chính sách phát triển vùng, ông đã có những công trình

nghiên cứu như: Regional policy: reading in theory and applications; regional

policy a case study of Venezuela [51][52]

Paul Robin Krugman là một nhà KT học người Hoa Kỳ, là đại biểu của trường phái KT học Keynes mới Ông là chuyên gia nghiên cứu về KT học vĩ mô

quốc tế, những nghiên cứu nổi tiếng của ông như: Lý thuyết thương mại quốc tế hay cuốn sách Kinh tế học quốc tế: Lý thuyết và chính sách là những công trình có đóng

góp rất lớn vào kho tàng lý luận phát triển KT quốc tế trong thời đại mới Trong đó, ông cũng dành không ít thời gian dành cho việc nghiên cứu Địa lí KT và chính sách

phát triển không gian lãnh thổ với các cuốn sách: The spatial economy: cities,

regions, and international trade; Strategic trade policy and the new international economics; International economics: theory and policy; Geography and trade…Kế

thừa và phát triển cơ sở lí luận từ những công trình nghiên cứu của Paul Krugman, trên quan điểm Địa lí KT Richard Baldwin và nhóm các tác giả, ông đã viết cuốn

sách Economic Geography and Public Policy, cuốn sách đã nghiên cứu các khía

cạnh không gian của hoạt động KT đã phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ qua

do sự xuất hiện của lý thuyết mới, dữ liệu và sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách đặc biệt là ở châu Âu, sau đó lan sang châu Mỹ và các vùng lãnh thổ khác [53]

Dưới góc độ Địa lí, trong bài báo New Economic Geography, Anthony J

Venables đã chỉ ra một cách tiếp cận mới về phân bố sản xuất trong đó có lĩnh vực

CN ở phạm vi vĩ mô Ông nhấn mạnh đến yếu tố không gian lãnh thổ, vai trò của các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất đã dẫn tới sự phân cụm sản xuất Đây

là nguyên nhân dẫn tới sự phân bố không đồng đều của các hoạt động kinh tế, giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ, gây ra sự phân hóa về thu nhập trong không gian và bất bình đẳng quốc tế Vị trí địa lí trong không gian là nhân tố rất quan trọng khi kết hợp với những nhân tố khác như cơ sở hạ tầng, chính sách maketing của địa phương, sự dịch chuyển lao động sẽ là động lực hình thành và phát triển các cụm sản xuất tăng tính cạnh tranh giữa các xí nghiệp và địa phương Tuy nhiên những nhân tố này không phải là bất biến, hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian, đòi hỏi các địa phương muốn thu hút và hình thành các cụm sản xuất trên lãnh thổ của mình cần phải phát huy lợi thế, nắm bắt thời cơ, có chính sách tích cực, chủ động để đảm bảo sự phát triển bền vững [50]

1.1.2 Ở Việt Nam

Trang 17

Hiện nay có khá nhiều công trình về vấn đề TCSX tiếp cận dưới góc độ địa lí KTXH của các nhà khoa học trong nước Đây là những tài liệu quý về cả mặt lí luận

và thực tiễn phục vụ mục đích nghiên cứu của đề tài

Ngay từ cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của Thế kỷ XX, ở nước ta, bằng Chương trình 70-01, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành và các địa phương (cấp tỉnh và cấp huyện) lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất Đây là những cơ sở thực tiễn cho sự ra đời của tổ chức lãnh thổ kinh tế

Năm 1994, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cho phép thực hiện đề tài trọng điểm cấp nhà nước “Cơ sở khoa học của Tổ chức lãnh thổ kinh tế Việt Nam” và giao cho GS Lê Bá Thảo chủ trì Đề tài này đã được hoàn thành vào tháng 4/1996 [20] Vài năm sau, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục cho phép triển khai đề tài

“TCSX đồng bằng sông Hồng và các tuyến trọng điểm” và giao cho Viện kế hoạch dài hạn và phân bố lực lượng sản xuất (nay là viện Chiến lược phát triển thuộc Bộ

Kế hoạch & Đầu tư) thực hiện Đây chính là minh chứng ngời sáng cho sự quan tâm đến TCSX của Đảng và Nhà nước ta Từ thập niên 90 trở lại đây xuất hiện hàng loạt các công trình tổng kết lý luận và thực tiễn về quy hoạch, về TCLT ở nước ta Điển hình là “Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển KTXH ở Việt nam - học hỏi và sáng tạo” của Ngô Doãn Vịnh [33] Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Viện Chiến lược phát triển (2004) Giáo trình

“Tổ chức lãnh thổ kinh tế Tài liệu hướng dẫn nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn” của Ngô Thúy Quỳnh (2010) [17]

Một số luận án tiến sĩ về tổ chức lãnh thổ cũng được bảo vệ như: Ngô Thúy Quỳnh (2009) với luận án :”Tổ chức lãnh thổ kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Vĩnh Phúc” Hoàng Quý Châu (2011) có luận án: “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Bình Định” [4]; Luận án tiến sĩ “Tổ chức lãnh thổ kinh tế tỉnh Nghệ An”, Nguyễn Thị Hoài (2016) đã chỉnh sửa, hoàn thiện & xuất bản chuyên khảo :”

Tổ chức lãnh thổ, một số vấn đề lý luận, thực tiễn và ứng dụng cho tỉnh Nghệ An”[6]

Về TCSX & TCDC tỉnh Thanh Hóa có các công trình: Địa Chí Thanh Hóa

tập III (2008) [38], Phân hóa lãnh thổ kinh tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2008-2021

của Lê Văn Trưởng và Nguyễn Đức Phượng [19] Báo cáo thuyết minh Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 của UBND tỉnh Thanh Hóa (năm 2021) [28] Về Quảng Xương đã có một số công trình đi sâu vào các khía cạnh, lĩnh vực nhất định có liên quan đến TCSX như sau: Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012 (2014) của Lê

Trang 18

Các quy hoạch về KTXH huyện Quảng Xương có khá nhiều như: Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Quảng Xương đến năm 2030, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch, đô thị ven biển, huyện Quảng Xưởng, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa Quy hoạch xây dựng vùng huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045

1.2 Cơ sở lí luận về tổ chức sản xuất, tổ chức dân cư

1.2.1 Tổ chức sản xuất

Theo từ điển Tiếng Việt, từ “tổ chức” vừa là danh từ, vừa là động từ Với tư cách là danh từ, từ “tổ chức” được hiểu là “Tập hợp người được tổ chức lại, hoạt động vì những quyền lợi chung, nhằm một mục đích chung” Còn với tư cách là động từ, từ “tổ chức” có nghĩa là “Làm cho thành một chỉnh thể, có một cấu tạo,

một cấu trúc và những chức năng chung nhất định”

Phần lớn trong các công trình nghiên cứu khoa học, Tổ chức được dùng với

tư cách là một động từ Có nghĩa là “tổ chức” là sắp xếp các đối tượng (các xí nghiệp, công trình, các ngành, lĩnh vực, các điểm dân cư và kết cấu hạ tầng ) trong tổng thể các mối quan hệ đa chiều Việc tổ chức được tiến hành trên một lãnh thổ xác định theo yêu cầu của phát triển KT-XH, hướng tới phát triển bền vững và phù hợp với sức chứa của lãnh thổ ấy Chủ thể của việc tổ chức lãnh thổ cũng là chủ thể quản lý phát triển lãnh thổ Đó là những cơ quan Nhà nước hữu trách được quy định trong Hiến pháp và luật pháp hiện hành của quốc gia [11]

Nếu tiếp cận dưới góc độ kinh tế, theo một nghĩa cụ thể, thuật ngữ “sản xuất” là quá trình biến đổi những yếu tố đầu vào thành đầu ra Mục đích của quá trình sản xuất là tạo giá trị gia tăng; đầu vào của quá trình sản xuất bao gồm các nguồn nhân lực, vốn, kỹ thuật, nguyên vật liệu, đất, năng lượng, thông tin…Đầu ra của quá trình này là sản phẩm, dịch vụ, tiền lương, những ảnh hưởng đối với môi trường Chức năng sản xuất là mọi hoạt động liên quan đến việc tạo ra sản phẩm và cung cấp dịch vụ…[11]

Dưới góc độ địa lí, TCSX có thể hiểu là tổ chức sản xuất trên các lãnh thổ

kinh tế (hay tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế); là sự “sắp xếp” và “phối hợp” các thành phần (đã, đang và dự kiến sẽ có) trong mối liên hệ đa ngành, đa vùng nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lý kinh tế, chính trị

và cơ sở vật chất kỹ thuật đã và sẽ được tạo dựng để đạt hiệu quả cao nhất về các mặt: kinh tế, xã hội, môi trường và phát triển bền vững của một lãnh thổ [15][16][17]

Trang 19

Như vậy, đối tượng của TCSX trong các nghiên cứu địa lí là lãnh thổ Đây

được xem là một thực thể hay hệ thống tự nhiên, KT-XH, có ranh giới xác định Đó

là một vùng hữu hạn về phạm vi mà ở đó các yếu tố tự nhiên, nơi sinh sống của một cộng đồng xã hội có những hành vi tác động vào tự nhiên, trực tiếp tổ chức KT-XH cho phù hợp với đường lối chính trị và phát triển KT-XH của đất nước

Thực tế, TCLT có từ rất lâu, vì ngay từ khi con người xuất hiện, con người

luôn tìm cách tổ chức không gian sống và sản xuất của mình sao cho phù hợp với mục tiêu tồn tại và phát triển Các hình thức tổ chức lãnh thổ của họ lúc đầu chỉ theo từng hoạt động riêng rẽ, cá biệt, về sau hành động tổ chức của họ phức tạp dần và tiến tới tổ chức các thể tổng hợp, các phức hợp lãnh thổ sản xuất, sinh hoạt và cư trú [26]

Khoa học TCSX hay tổ chức không gian kinh tế của con người bắt nguồn từ những cơ sở lý thuyết kinh tế của Adam Smith và David Ricardo, Thunen và Weber vào những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, sau đó được ứng dụng thực tiễn vào thập

kỷ năm mươi của thế kỉ XX tại các nước Châu Âu, Liên Xô (cũ) và Mỹ

Yu.G Xauskin (1970) quan niệm: tổ chức xã hội theo lãnh thổ (hay tổ chức

xã hội theo không gian) là tạo ra một hệ thống sử dụng đất đai (theo nghĩa rộng là

sử dụng các lãnh thổ) do những tập đoàn người khác nhau (các cộng đồng dân cư khác nhau) Hệ thống này làm cho các tập đoàn người ấy có thể cư trú, đi lại được trên bề mặt Trái Đất, khai thác các tài nguyên thiên nhiên, phân bố các điểm dân cư, tái sinh sản nòi giống, phân bố các nguồn cung cấp nước và thực phẩm, các địa điểm sản xuất ra các tư liệu sản xuất (máy móc, công cụ lao động , tư liệu tiêu dùng (quần áo, giày dép và các vật liệu khác cần thiết cho đời sống), phân bố lại các

xí nghiệp, doanh nghiệp, các khu vực chữa bệnh, giáo dục, đào tạo, nghỉ ngơi, nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hóa; các nhà hát, rạp chiếu phim, các vũ trường v.v [26]

Trong cuốn sách Địa lí KTXH, khái niệm và thuật ngữ, A.P Gorkin viết: Tổ chức lãnh thổ là một tập hợp các yếu tố không gian được kết nối và tương tác với nhau của các hệ thống ở các cấp độ phân cấp khác nhau, cũng như các quá trình và hành động nhằm duy trì, tái tạo và phát triển các phần tử riêng lẻ và cả hệ thống nói chung [26]

Trong “Từ điển tóm tắt các thuật ngữ địa lý kinh tế, P.M Krưlov coi “Tổ chức lãnh thổ là xem xét các yếu tố trong mối quan hệ, liên kết với nhau hoặc phụ thuộc lẫn nhau về mặt lãnh thổ [26]

Ở Vương quốc Anh, các quan niệm về TCSXXH được phát triển theo hướng

Trang 20

Peter Haggett và các cộng sự “Phân tích không gian trong địa lí kinh tế” xuất bản

năm 1965, “Các mô hình địa lý” xuất bản năm 1967 và “Địa lí học: một sự tổng

hợp hiện đại” xuất bản năm 1975 [34]

Theo Morrille (1970): Tổ chức không gian là kinh nghiệm của loài người về

sử dụng có hiệu quả không gian trên trái đất Một số tác giả người Pháp như P.Brunet, J.Monod, P.de Castelbazac (1980), Jean Paulde Gaudemar (1992), cho rằng: tổ chức không gian là sự tìm kiếm một sự phân bổ tối ưu về vùng, các hoạt động và tài sản để tránh những sự mất cân đối trên lãnh thổ quốc gia hay một vùng

Từ sau khi lý thuyết “địa lí kinh tế mới” (The New Economic Geography) của Paul Krugman ra đời vào năm 1990, quan niệm về TCSX có những chuyển biến mới hơn theo hướng gắn chặt hơn nữa với sự lựa chọn địa điểm của lao động và hãng kinh doanh, trong đó cốt lõi là hiệu quả kinh tế của quy mô lớn; gắn với phát triển mạnh liên kết vùng và hội nhập kinh tế quốc tế [54] Báo cáo phát triển thế giới 2009

“Tái định dạng địa lý kinh tế” (đã được dịch ra tiếng Việt) [14] cho rằng: Địa điểm làm tốt khi họ thúc đẩy các biến đổi dọc theo các khía cạnh của địa lý kinh tế: mật

độ cao hơn khi các thành phố phát triển; khoảng cách ngắn hơn khi công nhân và doanh nghiệp di cư gần mật độ hơn; và ít sự phân chia hơn khi các quốc gia xích gần biên giới kinh tế của họ và tham gia thị trường thế giới để tận dụng quy mô và thương mại trong các sản phẩm chuyên ngành Báo cáo kết luận rằng các biến đổi dọc theo ba chiều: mật độ, khoảng cách và sự phân chia này là rất cần thiết cho sự phát triển và nên được khuyến khích Đây là ý tưởng cần được ứng dụng trong TCSX Báo cáo này có một thông điệp khác: Tăng trưởng kinh tế sẽ không cân bằng Để tăng trưởng nhanh và được chia sẻ trong tăng trưởng, các chính phủ phải thúc đẩy hội nhập kinh tế Ở Việt Nam, lí luận về TCSX được đưa vào địa lí học từ những năm 1970 Về sau hướng nghiên cứu được thể hiện qua việc lập tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất của từng ngành và của các cấp lãnh thổ từ cấp huyện đến cấp quốc gia

GS Lê Bá Thảo cho rằng: Về khía cạnh địa lí, có thể coi TCSX là một hành động của địa lí học có chủ ý (géographie volontaire) hướng tới một sự công bằng về mặt không gian”[21]

R douglas (2017) cho rằng: Tổ chức không gian, là một trong những chủ đề

cơ bản của địa lý, tập trung vào cách nhận biết và tổ chức không gian địa lý, trong

đó các hoạt động của con người diễn ra, làm nảy sinh các cấu trúc không gian Các

mô hình cấu trúc không gian có thể được phân thành ba loại: cấu trúc liền kề (bao gồm các vùng thống nhất và các vùng chức năng), cấu trúc rời rạc (như các khu định cư và thành phố mạng) và cấu trúc tích hợp kết hợp cả hai [12]

Trang 21

Từ những quan niệm trên có thể hiểu tổ chức lãnh thổ kinh tế là sự sắp xếp,

bố trí và phối hợp các đối tượng kinh tế trong mối liên hệ liên ngành, liên vùng nhằm sử dụng một cách hợp lí các nguồn lực đã và sẽ có để đem lại hiệu quả KTXH cao và nâng cao mức sống cho cư dân, đảm bảo sự phát triển bền vững của một lãnh thổ

1.2.2 Tổ chức dân cư

Thuật ngữ này chưa được định nghĩa một cách chính thống, mà có thể hiểu là sự sắp xếp, bố trí dân cư trên lãnh thổ (có thể gọi là quần cư), sắp xếp các phân khu, khu dân cư một cách hợp lý, hài hòa, đúng quy hoạch

Theo nghĩa hẹp, quần cư là tập hơp dân cư sống quây tụ lại ở một lãnh thổ nhất định Theo nghĩa rộng, quần cư là sự tổng hoà của các điểm dân cư và các hình thức khác nhau của sự cư trú (thường trú hay tạm trú) của con người trong phạm vi lãnh thổ nhất định Quần cư không chỉ được coi là nơi tập hợp tất cả các điểm dân cư tồn tại trên một lãnh thổ nhất định mà còn bao gồm cả sự phân bố dân cư trong phạm vi lãnh thổ của các điểm dân cư ấy

Các điểm dân cư vừa là nơi sinh sống vừa là nơi sản xuất của con người nên chúng rất phức tạp Theo quan điểm hệ thống thì cấu trúc của quần cư bao gồm: nhà cửa để ở và các hình thái sinh sống vật chất khác của con người, nơi tập trung lao động

và dân cư, các đối tượng sản xuất, cơ sở hạ tầng, các khu vực nghỉ ngơi giải trí Các hình thức quần cư khác nhau về phân bố không gian (tập trung hay phân tán), về qui mô (diện tích, dân số ), về chức năng và nghề nghiệp của dân cư

Điểm dân cư, nơi có người ở cố định hoặc theo mùa, là một địa phận không gian liên tục và toàn vẹn lãnh thổ, tập trung dân cư, với các điều kiện và trang bị cần cho sinh hoạt của dân cư Điểm dân cư được xác định là nơi phân bố dân cư sản xuất, là một điểm của mạng lưới hay hệ thống giao thông vận tải, nghĩa là một bộ phận có chức năng

tổ chức lãnh thổ Các loại hình điểm dân cư khác nhau là do các điều kiện kinh tế, xã hội, địa lí tự nhiên, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đặc điểm quan hệ xã hội

và đặc điểm dân số quyết định Gồm hai dạng: điểm dân cư nông thôn (gắn với các hoạt động nông nghiệp như thôn, làng, bản, buôn); điểm dân cư đô thị (gắn với các hoạt động phi nông nghiệp, như thành phố, thị xã, thị trấn)

Một điểm dân cư có 6 phân hệ chủ yếu sau:Vị trí của điểm dân cư trong hệ thống quần cư; Phân hệ dân số - gia đình; Phân hệ lao động - nghề nghiệp; Phân hệ kiến trúc - qui hoạch và cư trú; Phân hệ kết cấu hạ tầng và Phân hệ sản xuất

Các hình thức quần cư vô cùng đa dạng và luôn luôn thay đổi theo sự phát triển

của xã hội Tất nhiên so với các hệ thống sản xuất, các hệ thống quần cư chậm thay đổi,

Trang 22

kém năng động và có sức ì lớn Điều này đặt ra cho các nhà qui hoạch, tổ chức lãnh thổ những nhiệm vụ hết sức nặng nề

Quần cư nông thôn là hình thức tổ chức lãnh thổ của đời sống dân cư nông thôn, thể hiện dưới dạng tập hợp theo lãnh thổ những hộ gia đình, nhóm hộ gia đình, điểm dân

cư nông thôn thuộc các dạng khác nhau để sinh sống và tổ chức các hoạt động kinh tế -

xã hội Điểm dân cư nông thôn là nơi quần tụ của cư dân nông thôn Nó có giới hạn rõ rệt về không gian với những nét đặc trưng về cấu trúc và chức năng Đặc trưng cấu trúc của điểm dân cư phụ thuộc chức năng kinh tế- xã hội, điều kiện môi trường và lịch sử phát triển của điểm Chức năng đầu tiên và chủ yếu của điểm dân cư nông thôn là hoạt

động nông nghiệp Trong kho tàng ngôn ngữ của người Sầm Sơn có nhiều khái niệm

gần gũi với khái niệm điểm dân cư: xóm, làng, thôn, thôn trang, trại, ấp

Quần cư đô thị

Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành

phố; nội thị, ngoại thị của thị xã, thị trấn

Cụm đô thị, dạng phân bố các điểm dân cư đô thị có quan hệ kinh tế - xã hội mật thiết hợp thành một hệ thống lãnh thổ bao gồm cả không gian địa lí giữa các đô thị, làm nên mạng lưới dầy các điểm quần cư có chung môi trường tự nhiên và các nguồn tài nguyên Cụm đô thị có thể phát sinh trên cơ sở một số thành phố lớn (cụm đô thị một tâm), hay một số thành phố gần nhau (cụm đô thị nhiều tâm), tạo ra một môi trường đô thị hoá cao, do kết quả khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội Cụm đô thị sắp xếp nhân lực theo lãnh thổ, tạo điều kiện sử dụng đầy đủ ưu thế của vị trí địa lí - kinh tế, ngăn ngừa việc thiếu nước, điện, vận tải quá công suất, ô nhiễm môi trường”

Khu đô thị mới: Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở

Các khu tái định cư

Các khu tái định cư là kiểu quần cư mới có mặt ở cả khu vực ngoại thị và nội thị Nhưng phần lớn xây dựng ở ngoại thị Đây là những điểm dân cư được quy hoạch và xây dựng đồng bộ theo tiêu chuẩn tiên tiến mà nhiều điểm dân cư cần hướng tới

Khu tái định cư là phần đất được sử dụng để xây dựng lên các tòa chung cư, nhà

ở chung cư dành cho các hộ dân nằm trong diện đất ở bị thu hồi và được hỗ trợ của Nhà nước Diện tích của khu tái định cư lớn, có thể lên đến hàng nghìn ha, khu tái định cư có thể được xây dựng trong khu vực nội thành hoặc ngoại thành tại các thành phố lớn

Trang 23

Đất tái định cư là đất do nhà nước cấp để bồi thường thu hồi đất và hỗ trợ người dân bị thu hồi đất để ổn định cuộc sống Chính vì thế, xét về mặt pháp lý, đất tái định cư

là đất thổ cư, phần đất có đủ sở hữu, được cấp cho chủ sở hữu mới Các quy định đầu tiên về đất tái định cư được ban hành trong bộ Luật Đất đai năm 2013 Đất tái định cư được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chủ sở hữu có quyền sử dụng hợp pháp giống như các loại đất thông thường khác Hiểu một cách đơn giản nhất, đất tái định cư là đất do Nhà nước cấp để bồi thường cho những người bị thu hồi đất

Các khu tái định cư có thể phân thành các loại khác nhau

Dựa vào hình thức tái định cư có 3 loại: Khu tái định cư theo chính sách di

chuyển dân vào vùng đô thị hóa, Khu tái định cư theo chính sách dịch chuyển dân cư nội và ngoại thành, Khu tái định cư tại chỗ

Dựa trên nguyên vọng của người dân có các hình thức: Khu tái định cư tự phát là

khu tái định cư không có trong quy hoạch của nhà nước Khu tái định cư tự giác là khu tái định cư mà người dân tự giác chấp hành kế hoạch tạo lập chỗ ở mới để thực hiện các

dự án Cưỡng bức tái định cư là hình thức chỗ ở bắt buộc cho người dân sở hữu phần đất

bị giải tỏa nhưng không tự giác thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư của nhà nước Dựa vào tính chất tái định cư chia làm 2 loại: tái định cư bắt buộc và tái định

cư tự nguyện

1.2.3 Các nguyên tắc TCSX

TCSX phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

- TCSX phải phù hợp với yêu cầu về khả năng tài nguyên và nhu cầu thị trường,

đảm bảo lợi ích của cộng đồng và đạt hiệu quả KTXH cao

- TCSX phải đảm bảo tính hài hòa, tương tác, hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển đảm bảo hiệu quả KTXH cho tổng thể

- TCSX phải xác định được các điểm, cực, vùng và các hành lang phát triển [3]

- TCLT phải xác định các khu vực khuyến khích phát triển và khu vực hạn chế phát triển [3] Theo trình độ phát triển (ưu tiên hay hạn chế phát triển) có thể được phân thành 4 nhóm sau:

+ Lãnh thổ phát triển là những lãnh thổ hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển,

đã trải qua một thời kì lịch sử phát triển, hiện nay đã tập trung dân cư cùng các năng lực sản xuất ở mức độ cao và chúng có vai trò quyết định đối với KTXH toàn lãnh thổ Chúng tạo ra những xung lực tăng trưởng (impulse) và đổi mới đối với nền kinh

tế

+ Lãnh thổ phát triển có mức độ, thường là những lãnh thổ xa đô thị, thiếu nhiều điều kiện phát triển (nhất là cơ sở hạ tầng); kinh tế chưa phát triển; dân trí thấp, đời

Trang 24

những lãnh thổ “đảm bảo các điều kiện sống và gìn giữ tài nguyên” và tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm là việc xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng

+ Lãnh thổ cấm phát triển là những lãnh thổ dành cho mục đích quốc phòng, an ninh, các vườn quốc gia, các khu bảo tồn, các di tích lịch sử văn hóa cách mạng, các

di sản thiên nhiên… Những lãnh thổ này tập trung vào những nhiệm vụ bảo vệ bầu trời, mặt nước, tài nguyên, các di sản văn hóa và đặc biệt là giới hạn những nhu cầu

về mặt bằng cho khu dân cư và giao thông trong quy hoạch lãnh thổ

+ Lãnh thổ trị trệ Do đã trải qua quá trình khai thác tài nguyên lâu dài không có những biện pháp bảo vệ môi trường khiến cho tài nguyên bị cạn kiệt, lãnh thổ bị trì trệ suy thoái; các ngành kinh tế, lãnh thổ gắn với tài nguyên đó sẽ lâm vào tình trạng trì trệ, suy thoái Chẳng hạn, vùng khai thác than nâu ở Anh hay vùng công nghiệp hóa chất ở Đức

Từ các quan điểm nói trên khái niệm TCSX bao gồm các khía cạnh sau:

+ TCSX là việc của con người, do con người, vì con người, do đó nó mang tính chủ quan [30] Vì thế khi tiến hành TCSX phải có đầy đủ thông tin và dữ liệu cần thiết, nhất là các thông tin và dữ liệu về điều kiện cơ bản của lãnh thổ và các lãnh thổ liền

kề

+ TCSX được tiến hành trên một lãnh thổ xác định theo yêu cầu phát triển KTXH với quan điểm dài hạn (trên 10 năm) Do vậy, đòi hỏi phải có những dự báo tốt, phải đặt ra nhiều phương án phát triển và phân bố, trong đó có phương án tốt nhất được lựa chọn; phải đặt lãnh thổ nghiên cứu trong mối quan hệ mật thiết với các lãnh thổ khác trong những khoảng thời gian dài

+ Chủ thể của TCSX cũng là chủ thể quản lý và điều khiển sự phát triển của lãnh thổ Đó là những cơ quan nhà nước từ trung ương đến các địa phương và được quy định trong hiến pháp và luật pháp hiện hành Các chủ thẻ này có nhiệm vụ tạo hành lang pháp lý, xây dựng các quy hoạch, chiến lược và kế hoặc phát triển lãnh thổ; điều hành và phối hợp hoạt động và lợi ích giữa các chủ thể kinh tế Vì vậy các hình thức TCSX được vạch ra cần phải có hoặc cần phải xác định chủ thể quản lý hình thức TCLT đó

+ TCSX gồm nhiều thành phần liên kết chặt chẽ với nhau và nhiều hình thức khác nhau TCSXtheo ngànhgồm: TCSX công nghiệp, TCSX nông nghiệp và TCSX dịch

vụ TCSX theo không gian gồm các vùng kinh tế, các trung tâm kinh tế, các đô thị, các trung tâm kinh tế [8], [13] và [14]

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến Tổ chức sản xuất và dân cư

TCSX chịu tác động tổng hợp của 3 nhóm nhân tố là vị trí địa lý; điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và nhóm nhân tố KTXH

Trang 25

a) Vị trí địa lí :

Vị trí địa lí là một yếu tố ảnh hưởng đến TCSX việc lựa chọn bố trí các hình thức TCSX Ở những nơi có vị trí địa lí thuận lợi thì mật độ các hình thức TCSX tập trung với mật độ cao hơn và đa dạng hơn Mức độ tập trung các ngành kinh tế cao,

sự xuất hiện các hình thức TCSXcàng phức tạp gắn liền với những vị trí có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt Ngược lại, những nơi có vị trí địa lí không được thuận lợi (địa hình hiểm trở, giao thông liên lạc khó khăn, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn như ở các bãi ngang ven biển, vùng sa mạc, vùng núi…) thì sẽ gây trở ngại cho việc phát triển tiềm năng lãnh thổ cũng như thu hút đầu tư

Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, vị trí địa lí được coi như một yếu

tố quan trọng hàng đầu trong việc lựa chọn các lãnh thổ trọng điểm, lãnh thổ đầu tàu, các hành lang, cực tăng trưởng và vùng động lực nhằm chấn hưng nền kinh tế của lãnh thổ

b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Các yếu tố của tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên có khả năng được khai thác nhằm thỏa mãn các nhu cầu của xã hội loài người Số lượng, quy mô và sự phân bố tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến chủng loại, quy mô và sự phân bố các cơ sở sản xuất Các yếu tố của môi trường tự nhiên cũng ảnh hưởng đến điều kiện sản xuất, năng suất lao động, giá sản và cả việc tiêu thụ phẩm hàng hóa và dịch

vụ

Vai trò và tác động từng yếu tố tự nhiên và cả tổng thể tự nhiên là khác nhau đối với mỗi hình thức TCSX khác nhau Vì thế, để khai thác tối đa các lợi thế về điều kiện tự nhiên thì mỗi hình thức TCSX lại lựa chọn ưu tiên từng loại tài nguyên thiên nhiên sao cho hợp lí nhất

Cần đánh giá chính xác vai trò quan trọng của tài nguyên đối với TCSX ở các phương diện: đánh giá mặt số lượng, chất lượng; đánh giá về mặt kĩ thuật và đánh giá về mặt hiệu quả kinh tế ở cả mặt thuận lợi và không thuận lợi từ đó sẽ khai thác

có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Những đặc điểm tự nhiên cơ bản của lãnh thổ được phản ánh thông qua các tài nguyên như đất, nước và điều kiện khí hậu… Chúng là cơ sở ban đầu để hình thành

cơ cấu lãnh thổ Tuy nhiên, khi tiến hành TCSX, chúng ta không nên quá lệ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên vì tính có hạn của chúng Khoa học công nghệ hiện đại phát triển nhanh, trên quy mô rộng lớn cùng sự hợp tác mọi mặt ở các quy

mô khác nhau sẽtawng khả năng khắc phục những hạn chế về tài nguyên Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, do đó cần phải sử dụng tiết kiệm, đôi với

Trang 26

cải tạo cũng như bảo vệ nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững là điều hết sức cần thiết

c) Các nhân tố KTXH

- Trong quá trình TCSX, dân cư và nguồn lao động cùng các giá trị văn hóa đã trở thành nguồn tài nguyên đặc biệt quý giá, vậy nên việc nghiên cứu sâu, toàn diện và sát thực tế yếu tố con người là rất cần thiết trong TCSX TCSX phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực, bởi con người nằm ở cả hai cực của quá trình sản xuất: cực sản xuất và cực tiêu thụ Số lượng, chất lượng, cơ cấu và sự phân bố dân cư và nguồn lao động có ảnh hưởng (trực tiếp và gián tiếp) đến quy mô, cơ cấu, sự phân bố của lực lượng sản xuất và các hình thức tổ chức lãnh thổ của chúng Ở những lãnh thổ

có dân số ít, mật độ dân số quá thưa, thì việc mở rộng quy mô sản xuất sẽ gặp nhiều khó khăn, vì vừa thiếu nguồn lao động và lại có dung lượng thị trường tiêu thụ tại chỗ nhỏ

Chất lượng của dân cư tác động mạnh đến sự hình thành và phát triển các ngành nghề của lãnh thổ Chất lượng của dân cư thể hiện ở chỗ: sức khoẻ, trình độ chuyên môn, văn hóa, tính kỉ luật lao động Trong điều kiện tương đồng, lãnh thổ nào có lao động đông và chất lượng tốt hơn thì chắc chắn hiệu quả lao động sẽ cao hơn Việc bố trí một số hình thức TCSX có liên quan mật thiết với thói quen di chuyển của dân cư Mỗi khu vực dân cư đều có đặc điểm văn hóa riêng, đắc điểm đó tác động không nhỏ tới nhu cầu và cơ cấu sản phẩm, vậy nên việc nắm bắt đặc điểm văn hóa trong kinh doanh được xem như là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự thành công hay thất bại của mỗi hình thức TCSX

- Để thực thi các phương án TCSX thì tiến bộ khoa học kĩ thuật và khoa học công nghệ là những yếu tố rất quan trọng Nhờ tiến bộ công nghệ các nguồn tài nguyên

đã được sử dụng theo cả chiều rộng và chiều sâu, đồng thời con người giảm thiểu mức độ phụ thuộc vào tự nhiên của sản xuất nhất là nông nghiệp, từ đó nâng cao giá trị của các sản phẩm đầu ra Tiêu biểu cho vai trò của tiến bộ khoa học công nghệ đối với sự hình thành và phát triển các hình thức TCSX đó là sự phát triển và hiệu quả từ các khu chế xuất, đặc khu kinh tế, các cực tăng trưởng, khu kinh tế ven

biển, trang trại, vùng chuyên canh, vùng nông nghiệp mang lại

- Yếu tố cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất-kỹ thuật có thể tạo thuận lợi hay cản trở sự phát triển của các hình thức TCSX Mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các cơ sở vật chất phục vụ sản xuất… tác động rất lớn đến việc hình thành và phát triển các hình thức TCSX Thậm chí hình thành cả những hình thức TCSX như các trục giao thông chính là nguyên nhân hình thành hành lang kinh tế; cảng biển nước sâu giúp hình thành KKT ven biển Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật

Trang 27

có tính bảo thủ và rất khó thay đổi Vậy nên, trong TCSX cần coi trọng tính lịch sử, tính kế thừa của kết cấu hạ tầng cũng như việc từng bước hoàn thiện và chuyển dịch

cơ cấu lãnh thổ kinh tế

- Yếu tố thị trường luôn có tác động lớn tới TCSX Bản chất thị trường vốn là nơi cung cấp các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, từ đó góp phần quan trọng tạo nên sự phân hóa lãnh thổ theo ngành và theo không gian

- Nếu như các yếu tố tự nhiên và KTXH là điều kiện cần, thì chủ trương, chính sách

và thể chế là điều kiện đủ để TCSX nói chung và hình thành các hình thức TCSX nói riêng Đáng chú ý là sự quản lí của nhà nước, sự năng động của chính quyền địa phương đóng vai trò rất quan trọng đối với sự thành bại của việc hình thành và phát triển các TCSX ở địa phương

1.2.5 Một số hình thức cơ bản của TCSX ở cấp huyện

1.2.5.1 Một số hình thức TCSX theo không gian

Các hình thức TCSX theo không gian còn gọi là các hình thức TCSX tổng hợp Liên quan đến cấp huyện có các hình thức: vùng liên huyện, vùng huyện, tiểu vùng huyện (cụm xã),hành lang kinh tế, khu kinh tế và đô thị

Vùng liên huyện: Các huyện có điều kiện tự nhiên, xã hội tương thích có khả

năng hỗ trợ nhau sẽ quy hoạch thành vùng liên huyện Xác định vùng liên Huyện là rất cần thiết, đây là cơ sở để phân công phát triển từng vùng, các chỉ tiêu về phát triển KTXH được phân bổ, nhiều yếu tố như đô thị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội dùng chung, việc đầu tư sẽ trọng tâm, phục vụ hiệu quả hơn Phân vùng liên huyện là tiền đề để lập các quy hoạch vùng liên huyện và vùng huyện, tính thống nhất chung toàn tỉnh trong việc phát triển đồng bộ KTXH được đảm bảo

Các vùng liên huyện được phân chia ra theo các tiêu chí: (1) Phù hợp với khung phát triển không gian lãnh thổ của tỉnh;(2) Có tính tương đồng, quan hệ hữu

cơ về địa lý, đặc trưng văn hóa, tập quán; (3) Khả năng liên kết giữa các huyện trong việc phát triển các hoạt động KTXH toàn diện, bền vững; khả năng liên kết huyện với các khu đô thị, khu kinh tế động lực; (4) Khả năng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật gắn với hình thành chuỗi đô thị; (5) Tiêu chí số lượng các huyện trong vùng hợp lý, đảm bảo mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các huyện trong vùng [28]

- Vùng huyện: Ở khu vực nông thôn của nước ta, huyện được xem là đơn vị

hành chính địa phương cấp hai Các thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện và thị xã thường là các đơn vị hành chính cấp hai và được gọi là "cấp huyện" Huyện được chia thành nhiều xã và TT Có huyện có thể có một TT hoặc vài thị TT nhưng cá

Trang 28

biệt có huyện không có TT nào Ví dụ như huyện Bạch Long Vĩ (Hải

Phòng), huyện Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)

-Tiểu vùng kinh tế thuộc huyện: Trên cơ sở tính lân cận về lãnh thổ, tính

tương đồng về điều kiện phát triển, trình độ phát triển và định hướng phát triển, các huyện thường chia thành các tiểu vùng kinh tế thuộc huyện

Tiểu vùng kinh tế thuộc huyện thường bao gồm một số xã liền kề có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, điều kiện KTXH, trình độ phát triển và định hướng phát triển trong tương lai Việc xác định các tiểu vùng là cơ sở để bố trí hệ thống hạ tầng xã hội, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội dùng chung, đầu tư trọng tâm, phục vụ hiệu quả hơn Việc phân chia các tiểu vùng dựa vào các tiêu chí: 1) Phù hợp với khung phát triển không gian của huyện, 2) Cótính tương đồng, quan

hệ hữu cơ về địa lý lãnh thổ, đặc trưng văn hóa, tập quán, 3) Khả năng liên kết giữa các xã trong tiểu vùng, đảm bảo mối quan hệ tương đối chặt chẽ giữa các xã trong vùng trong các hoạt động KTXH toàn diện, bền vững, khả năng liên kết với đô thị hạt nhân của từng tiểu vùng [25]

Các huyện thường có các cụm xã Các cụm xã được hình thành với mục đích thúc đẩy KT, XH, văn hóa, giao lưu hàng hóa của từng tiểu vùng, từ đó xóa dần sự khoảng cách về trình độ phát triển Tại mỗi cụm xã có trung tâm cụm xã Trung tâm cụm xã phải được đặt ở vị trí thuận lợi nhất để kết nối các xã, các thôn bản trong cụm với nhau và nối cụm với các đô thị và trục đường giao thông Trung tâm cụm

xã là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển KTXH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là nơi thực hiện đường lối CNH, HĐH, tăng cường mối đoàn kết giữa các dân tộc anh em [31] Quy mô của cụm thường từ 03 xã đến 05 xã, trường hợp những xã có diện tích rộng, địa bàn chia cắt thì có thể có số xã ít hơn [29] [3]

Hành lang kinh tế: Ngô Doãn Vịnh quan niệm “Hành lang kinh tế là một

hiện tượng kinh tế xã hội, nó hình thành và phát triển dựa vào một tuyến trục giao thông huyết mạch, dọc hai bên tuyến trục đó phát triển các cơ sở kinh tế [18] Hành lang kinh tế bao gồm các yếu tố sau:

+ Các tuyến giao thông huyết mạch kết nối các cực phát triển, cực tăng trưởng, các

Trang 29

Khu kinh tế (đôi khi còn gọi là đặc khu kinh tế, khu chế xuất, khu kinh tế

tổng hợp ) là một lãnh thổ được hình thành và vận hành theo khung pháp lý riêng (thường theo thông lệ quốc tế), chính quyền sở tại được phân cấp nhiều quyền hạn KKT được áp dụng những cơ chế, chính sách đặc biệt và thông thoáng hơn so với những khu vực khác của quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, khuyến khích xuất khẩu để tạo động lực mới cho nền kinh tế [29] Hiện nay trên thế giới có các loại khu kinh tế sau: khu kinh tế (hay KKT tổng hợp), khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế quốc phòng

Đô thị: Theo Luật Quy hoạch đô thị (2009), đô thị là khu vực tập trung đông

dân cư sinh sống và chủ yếu hoạt động trong những lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, du lịch và dịch vụ của cả nước hoặc vùng lãnh thổ bao gồm TT, thị xã, thành phố (thành phố trực thuộc tỉnh

và thành phố trực thuộc trung ương) Tại cấp huyện chỉ có các đô thị loại 4 và loại

5

Quan niệm của Quốc hội nước ta về đô thị loại 4 và loại 5 như sau:

Đô thị loại 4 là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh

hoặc cấp huyện về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp huyện, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KTXH của tỉnh, huyện hoặc vùng liên huyện; Quy mô dân số toàn đô thị trên 50.000 người; khu vực nội thị (nếu có) trên 20.000 người; Mật độ dân số toàn đô thị trên1.200 người/km2; Khu vực nội thị (nếu có) tính trên diện tích

thị đạt từ 55% trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt từ 70% trở lên

Đô thị loại 5 là trung tâm hành chính hoặc trung tâm tổng hợp cấp huyện

hoặc trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KTXH của huyện hoặc cụm liên xã; Quy mô dân số trên 4.000 người; Mật độ dân số toàn đô thị đạt trên 1.000 người/km2; Tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 5.000 người/ km2 trở lên

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên [29]

Trang 30

kinh tế chung trong sản xuất kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định

+ Trang trại: Là hình thức sản xuất trong nông, lâm và ngư nghiệp; nằm ở vị trí cao hơn hộ gia đình, được hình thành và phát triển nhằm mục đích sản xuất hàng hóa với cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ, dựa trên chuyên môn hóa, hợp tác hóa và thâm canh Các trang trại đều có thuê mướn lao động (thường xuyên hoặc thời vụ) [29]

+ Vùng sản xuất tập trung: là vùng sản xuất một hay một nhóm các loại sản phẩm nông nghiệp cùng loại, có ranh giới ược lệ và quy mô phù hợp với từng điều kiện sản xuất của mỗi địa phương, đảm bảo các quy định của Nhà nước về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, môi trường, liên kết chặt chẽ giữa sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp tập trung là một định hướng quan trọng cho mục tiêu phát triển KTXH của tỉnh, huyện trong giai đoạn mới Mục đích của vùng sản xuất tập trung là xây dựng nền NN hiện đại, hiệu quả cao, đồng thời khắc phục hạn chế trong sản xuất NN của tỉnh, huyện trong chế độ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp

+Xí nghiệp nông nghiệp: Là một hình thức TCSXNN, trong đó có sự thống nhất chặt chẽ của lực lượng lao động với công cụ lao động và đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội Trong cơ cấu của xí nghiệp liên hợp nông-công phải có các trang trại hoặc các vùng sản xuất nông nghiệp, xí nghiệp công nghiệp chế biến nông sản của trang trại hoặc vùng sản xuất nông nghiệp ấy và hệ thống dịch vụ nông và công nghiệp chế biến Mỗi cơ sở sản xuất đều có tính độc lập về pháp lí và có thể có mối quan hệ với các cơ sở sản xuất nông nghiệp khác [18], [29]

- Cụm công nghiệp: CCN là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất CN

và TTCN, các cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất CN và TTCN; có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; CCN được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ

Trang 31

gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; CCN do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập và UBND cấp huyện quản lí

- Khu công nghiệp: KCN là một khu vực có ranh giới rõ rệt, không có dân cư sinh sống, dựa trên những thế mạnh về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh

tế để thu hút đầu tư KCN hoạt động với cơ cấu hợp lí giữa các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ có liên quan thuộc nhiều thành phần kinh tế nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho cả khu và từng doanh nghiệp Các khu công nghiệp

có ban quản lí riêng (hoặc ghép) thống nhất thực hiện phân cấp rõ ràng về quản lí,

về tổ chức sản xuất, tổ chức hệ thống dịch vụ tiêu thụ [12][18] Các doanh nghiệp,

xí nghiệp hoạt động trong KCN có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật sử dụng chung

c) Một số hình thức TCSX ngành dịch vụ thương mại và du lịch

Ngành thương mại: Ở cấp Huyện có chợ, siêu thị và TT thương mại

+ Chợ là địa điểm có nhiều người tụ họp để mua bán trong những ngày, những buổi nhất định [29]

+ Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại, kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên ngành,

có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng [32]

+ Trung tâm thương mại: Là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê…được phân bố tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh thương nhân và thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của khách hàng [8] Trung tâm thương mại thường được bố trí ở các đô thị

Ngành du lịch:Ở cấp huyện thường có các hình thức TCSXDL là điểm, khu và

Trang 32

của khách du lịch Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia

- Tuyến du lịch: là lộ trình liên kết giữa khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp các dịch vụ du lịch với nhau trên cơ sở gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không Các tuyến du lịch có thể là tuyến nội tỉnh, tuyến nội vùng, tuyến liên vùng hoặc tuyến liên quốc gia Nếu dựa vào loại hình phương tiện vận chuyển, chúng ta có thể phân chia ra tuyến du lịch đường bộ, đường không, đường thủy…

1.3 Tổ chức sản xuất và tổ chức dân cư ở tỉnh Thanh Hóa

Trong giai đoạn 2010-2020, kinh tế Thanh Hóa có tốc độ tăng trưởng mức bình quân hơn 10%/năm, đứng đầu các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và thuộc nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước Năm 2021, quy mô nền kinh tế tăng 3,9 lần so với năm 2010; tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP) đạt mức 2.325 USD, tăng 2,9 lần so với năm 2010; thu ngân sách tăng nhanh; từng bước trở thành một cực tăng trưởng mới của vùng Bắc Trung Bộ Cơ cấu kinh tế tỉnh Thanh Hóa đang chuyển dịch theo hướng tăng cường dịch vụ và công nghiệp, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo trở thành ngành trụ cột với hạt nhân là Khu kinh tế Nghi Sơn; du lịch hướng tới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn với phân khúc thu hút khách bình dân Một số cơ sở hạ tầng quan trọng có ý nghĩa cho toàn vùng Bắc Trung Bộ đã được hình thành là cảng nước sâu Nghi Sơn, Sân bay Thọ Xuân, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Bắc-Nam (sắp hoàn thành) [43].Đặc biệt, trong 05 năm (2015

- 2020), tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 12,5%, gấp 1,54 lần so với giai đoạn 2011-2015, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ và trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước Kinh tế Thanh Hóa đã vững vàng vươn lên sau đại dịch Covid – 19 với tốc độ tăng trưởng năm 2021 là 13,5% và 2022 là 12,51% Quy mô kinh tế của tỉnh tăng nhanh, năm 2020 ước đạt trên 229 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 8 cả nước

và cao nhất trong các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng đột phá và khá bền vững; tốc độ tăng thu bình quân hằng năm ước đạt 18,1%, là một trong các tỉnh có tốc độ tăng thu ngân sách cao nhất cả nước; năm

20202 thu được 48.820 tỷ đồng, gấp 4,75 lần năm 2015 và 1,6 lần năm 2020, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ và đứng thứ 11 cả nước Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 2.670 USD, gấp 1,9 lần năm 2015 Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp

và thủy sản năm 2020 chiếm 19,2%, giảm 7,8%; công nghiệp - xây dựng chiếm 49,3%, tăng 10%; dịch vụ chiếm 31,5%, giảm 7%; thuế sản phẩm chiếm 9,2%, tăng 4,8% so với năm 2015[45] Tổng nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng KTXH trên địa bàn giai đoạn 2016-2020 là 97.343 tỷ đồng…

Trang 33

Thu hút được 13 dự án ODA với tổng vốn đầu tư 393,6 triệu USD; 226 chương trình, dự án phi chính phủ với tổng vốn đầu tư 30,3 triệu USD; 976 dự án đầu tư trực tiếp Tính đến năm 2022 Thanh Hóa đứng thứ 8 cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các lãnh thổ KTXH tổng hợp

Các lãnh thổ KTXH tổng hợp ở Thanh Hóa gồm có 3 vùng KTXH thuộc tỉnh, 6 vùng liên huyện, 27 vùng huyện và 79 tiểu vùng thuộc huyện [26]

Vùng KTXH thuộc tỉnh có 3 vùng sau đây:

- Phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc là thế mạnh của tiểu vùng trung du và miền núi Hướng phát triển kinh tế chủ yếu là đẩy mạnh công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu tại chỗ (cây công nghiệp, cây ăn quả), bảo vệ và tái tạo rừng (rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ) gắn với việc khai thác hợp

lý (rừng nguyên liệu giấy); xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng

- Với đặc điểm địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn lao động dồi dào, mạng lưới giao thông thuận lợi tiểu vùng đồng bằng có nhiều thế mạnh để phát triển nông, công nghiệp Các vùng chuyên canh (lúa, mía) phục vụ công nghiệp chế biến, phát triển chăn nuôi, các khu công nghiệp tập trung đang được hình thành là hướng phát triển của tiểu vùng

- Tiểu vùng duyên hải có ưu thế về nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp và dịch vụ Hướng phát triển nhằm vào xây dựng các vùng chuyên canh nông nghiệp (lúa, lạc, cói) và thủy sản, hình thành khu công nghiệp gắn với cảng nước sâu, phát triển mạnh dịch vụ du lịch

Vùng liên huyện: Vùng kinh tế liên huyện là một lãnh thổ được hình thành trên cơ

sở kết hợp chặt chẽ một số huyện (và tương tương) gần nhau, có những đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế và xã hội, được lập ra làm cơ sở lập các quy hoạch, bố trí hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, hạ tầng xã hội hiệu quả hơn, bảo đảm tính thống nhất chung toàn tỉnh trong việc phát triển đồng bộ KTXH Thanh Hóa có 6 vùng liên huyện [26]:

- Vùng trung tâm (vùng 1), Vùng này bao gồm: TP Thanh Hóa, TP Sầm Sơn, các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa và Đông Sơn Đinh hướng phát triển vùng là công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp (gạo chất lượng cao, rau, hoa, cây cảnh) và dịch vụ; là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế của tỉnh

- Vùng 2, bao gồm các huyện: Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa và Triệu Sơn Hướng phát triển trọng tâm của vùng là công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (trong trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và cây lương

Trang 34

- Vùng 3, bao gồm:TX Bỉm Sơn, các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hà Trung, Thạch Thành và Vĩnh Lộc Chức năng của vùng là phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, nhuộm, hóa dược phẩm, du lịch văn hóa và cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm

- Vùng 4, gồm: TX Nghi Sơn, các huyện Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân với chức năng của vùng là phát triển công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp hóa chất, công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ cảng biển, du lịch biển, du lịch sinh thái, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và lâm nghiệp

- Vùng 5, gồm các huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Lang Chánh và Thường Xuân Chức năng của vùng là phát triển nông nghiệp công nghệ cao (trong chăn nuôi quy

mô lớn, cây công nghiệp, cây ăn quả), lâm nghiệp, công nghiệp chế biến nông, lâm sản

- Vùng 6, gồm các huyện: Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát và Bá Thước Vùng có chức năng là phát triển lâm nghiệp, cây dược liệu, bảo tồn thiên nhiên gắn với phát triển du lịch sinh thái, chăn nuôi gia súc, gia cầm và công nghiệp chế biến lâm sản

- Vùng kinh tế-hành chính cấp huyện: Thanh Hóa có 27 huyện, thị xã, thành phố

đồng thời là 27 vùng kinh tế-hành chính cấp huyện Mỗi vùng Huyện có những thế mạnh kinh tế đặc thù [17] và [19]

- Tiểu vùng KTXH thuộc huyện: Trừ một số huyện miền núi cao và các thị xã, thành

phố, sự phân hóa KTXH chưa lớn, toàn tỉnh có 79 vùng kinh tế trong nội bộ huyện Trong đó vùng ven biển có 16 tiểu vùng, vùng đồng bằng có 33 tiểu vùng và miền núi có 30 tiểu vùng [26] và [19]

Các lãnh thổ kinh tế đặc thù

Trên địa bản tỉnh nhà các khu kinh tế, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng và hành lang kinh tế được xem là các lãnh thổ kinh tế đặc thù

Khu kinh tế: Tỉnh Thanh Hóa có KKT Nghi Sơn với diện tích tự nhiên 18.611,8 ha,

chiếm 1,67% diện tích toàn tỉnh, đây là một khu vực phát triển rất năng động, một trọng điểm phát triển ở phía nam của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan, tạo động lực mạnh để thúc đẩy KTXH của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và các tỉnh lân cận phát triển nhanh, từ đó thu hẹp khoảng cách phát triển với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và với cả nước Chức năng chính của KKT Nghi Sơn là: cảng và kinh tế hàng hải, công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản, dịch vụ tổng hợp (kể cả đào tạo nhân lực chất lượng cao), du lịch và vui chơi giải trí chất lượng cao, đô thị biển hiện đại Tính đến Tháng 3/2020, KKT Nghi Sơn đã thu hút

227 được dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư 129.483 tỷ đồng, 19

Trang 35

dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư 12.693 triệu USD Trong đó

có 100 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh toàn bộ hoặc một phần và chúng thực sự đã trở thành đầu tầu kinh tế trong KKT Riêng lên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn đạt khoảng 90% công suất, đóng góp cho ngân sách khoảng 12.500 tỷ đồng, từ 2020 trở đi, khi đạt 100% công suất, dự án sẽ nộp ngân sách khoảng từ 25.000 - 29.000 tỷ đồng

Trung tâm kinh tế động lực: Thanh Hóa có 4 trung tâm kinh tế động lực sau:

-Trung tâm kinh tế động lực TP Thanh Hóa - TP Sầm Sơn: Phát triển dịch vụ đa ngành, đa lĩnh vực, chú trọng các ngành dịch vụ chất lượng cao, du lịch biển, du lịch văn hóa; phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

-Trung tâm kinh tế động lực phía Nam (KKT Nghi Sơn là hạt nhân): Phát triển đa ngành, đa lĩnh vực, trọng tâm là công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản, công nghiệp chế biến chế tạo gắn với khai thác hiệu quả cảng biển Nghi Sơn

-Trung tâm kinh tế động lực Thạch Thành - Bỉm Sơn: Phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến chế tạo; chế biến nông lâm sản, dược phẩm, da giày, dịch vụ

và du lịch

-Trung tâm kinh tế động lực Lam Sơn - Sao Vàng: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp hàng không, điện tử viễn thông, công nghiệp công nghệ cao; du lịch di sản [19]

Cực tăng trưởng Tỉnh Thanh Hóa đã hình thành các cực tăng trưởng cấp tỉnh báo

gồm 2 cực là TP Thanh Hóa và TX Nghi Sơn và 3 cực tăng trưởng tiềm năng là TP Sầm Sơn, TX Bỉm Sơn và huyện Thọ Xuân

Hành lang kinh tế: Tỉnh Thanh Hóa có 7 hành lang kinh tế sau [19] và [28]:

- Hành lang kinh tế ven biển Thanh Hóa Hành lang này kết nối Thanh Hóa với các tỉnh phía Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình) và tỉnh Nghệ An, thông qua tuyến đường bộ ven biển Hành lang kinh tế này có định hướng

là phát triển TCSX tiểu vùng ven biển, với trọng tâm là du lịch, dịch vụ biển, kinh

Trang 36

- Hành lang kinh tế Đông Bắc, kết nối cảng Lạch Ghép với huyện Nga Sơn, TX Bỉm Sơn và huyện Thạch Thành với các tỉnh phía Bắc thông qua Quốc lộ 217B và Quốc lộ 217 Định hướng phát triển của hành lang này là công nghiệp chế biến, chế tạo và du lịch văn hóa

- Hành lang kinh tế trung tâm, kết nối TP Sầm Sơn với TP Thanh Hóa và huyện Thọ Xuân thông qua đại lộ Nam Sông Mã, đại lộ Lê Lợi, đường từ TP Thanh Hóa

đi cảng hàng không Thọ Xuân Định hướng phát triển của hành lang này là đô thị, công nghiệp, dịch vụ

- Hành lang kinh tế quốc tế, kết nối cảng biển Nghi Sơn, cảng hàng không Thọ Xuân với các tỉnh vùng Tây Bắc và nước CHDCND Lào, thông qua tuyến đường từ cảng hàng không Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 15, Quốc lộ 217 và cửa khẩu quốc tế Na Mèo Định hướng phát triển của hành lang này

là dịch vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, logictics và công nghiệp

-Hành lang kinh tế sông Mã dài 70 km, kết nối TP Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa, TP Thanh Hóa, huyện Thiệu Hóa, Hà Trung, Hậu Lộc,Yên Định đến Vĩnh Lộc với định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao

và tuyến du lịch trên sông kết nối với Sầm Sơn cụm di tích Hàm Rồng - Núi Đọ - ngã Ba Bông - Thành Nhà Hồ -Vĩnh Lộc

Các hình thức TCSX theo ngành

Công nghiệp gồm khu công nghiệp tập trung và cụm công nghiệp [19] và [28]

- Các khu công nghiệp tập trung Thanh hóa có 30 KCN, gồm 5 KCN độc lập (Lễ Môn, Đình Hương-Tây bắc ga, Bỉm Sơn, Lam Sơn và Vân Du-Thạch Thành) và 25 KCN trong KKT Nghi Sơn

- Các cụm công nghiệp được chú ý phát triển Toàn tỉnh có 57 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1646,79 ha Trong đó, đồng bằng có CCN với tổng diện tích 749,59 ha; miền núi có 17 CCN với tổng diện tích 522,20 ha; ven biển có 13 CCN với tổng diện tích 375,00 hecta Một số huyện có nhiều CCN như Triệu Sơn có 4 CCN và 1 làng nghề; Nông Cống có 7 CCN, Tĩnh Gia có 4 CCN và 6 làng nghề, Như Xuân có 4 CCN và 1 làng nghề Tổng số vốn đã đăng ký đầu dự tính đến tháng 10-2022 là 1.447,39 tỷ đồng

Nông nghiệp có các hình thức TCSX vùng nông nghiệp, trang trại và nông hộ

Vùng nông nghiệp Trên lãnh thổ Thanh Hóa có 4 vùng nông nghiệp sau:

- Vùng ven biển:Cơ cấu trồng trọt đa canh đang chuyển biến theo hướng phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày như cói (chiếm 67% diện tích cói toàn tỉnh), lạc (chiếm 60% diện tích và 70% sản lượng lạc của Thanh Hóa), đậu tương, vừng trong những năm gần đây đang là cây trồng thay thế cho các loại cây lương thực có năng

Trang 37

suất, hiệu quả thấp (khoai lang ) Bò chiếm gần 30% tổng đàn bò của tỉnh, Bò được xem là vật nuôi chủ lực Đàn lợn chiếm tới gần 30% tổng đàn lợn của Thanh Hóa Vùng ven biển cũng là nơi nuôi nhiều gà, vịt

- Vùng đồng bằng:Hướng chuyên môn hóa là sản xuất lúa, ngô Cây lúa tập trung ở

8 huyện (Thọ Xuân, Triệu Sơn, Đông Sơn, Thiệu Hóa, Yên Định, Quảng Xương, Nông Cống, Hoằng Hóa) với tổng diện tích lúa hai vụ140 ngàn hecta, chiếm54% diện tích, hơn 60% sản lượng lúa của tỉnh; cây cây công nghiệp, cây thực phẩm cũng là thế mạnh của vùng; Trên cơ sở phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi cũng được đẩy mạnh phát triển, đàn lợn ở đây chiếm 45% đàn lợn của tỉnh đàn bò có

70 - 80 ngàn con, chiếm gần 40% đàn bò của tỉnh

- Vùng trung du: Cây trồng chủ lực là mía, lạc là nguyên liệu cho công nghiệp

Diện tích lớn nhất là cây Mía, tập trung ở 3 vùng: Lam Sơn có gần 17.000 ha, Thạch Thành là 10.000 ha, Nông Cống là 5.000 ha

- Vùng núi: Nằm ở phía tây địa bàn tỉnh Thanh Hóa có diện tích lớn nhất chiếm 71,8% diện tích toàn tỉnh, trong đó đất lâm nghiệp chiếm tới 93,6% Thế mạnh lớn nhất của vùng núi là trồng sắn làm nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất tinh bột xuất khẩu, chăn nuôi gia súc lớn như: trâu, lợn vùng chiếm trên 70% tổng đàn trâu của tỉnh

Trang trại: Từ kinh tế hộ gia đình kinh tế trang trại đã hình thành và phát triển một

cách tự phát đến nay lan rộng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Số huyện, thị xã có từ trên 100 trang trại ở tỉnh Thanh Hóa là thị xã Bỉm Sơn, Thọ Xuân, Hoàng Hóa, Ngọc Lặc, Yên Định, Thạch Thành Các huyện còn lại có từ 15 đến 95 trang trại [45] Hiện nay ở tỉnh tacó6 loại hình trang trại chủ yếu là: trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và trang trại NLTS kết hợp

Du lịch có điểm và tuyến du lịch: Các điểm du lịch chính là Sầm Sơn, TP Thanh

Hóa, Lam Kinh, Vườn quốc gia Bến En, Thành nhà Hồ, Nghi Sơn, khu bảo tồn

thiên nhiên Pù Luông, Cửa Đạt, Động Từ Thức, suối cá Cẩm Lương

Các tuyến du lịch chính :Các tuyến nội tỉnh gồm TP Thanh Hóa - Sầm Sơn, TP Thanh Hóa - Quảng Xương - Nông Cống - Bến En, TP Thanh Hóa - Lam Kinh - Bái Thượng - Cửa Đặt, TP Thanh Hóa - Nga Sơn - Động Từ Thức - Thần Phù, TP Thanh Hóa - Thành nhà Hồ - suối cá Cẩm Lương, TP Thanh Hóa - Nghi Sơn - Tĩnh Gia, TP Thanh Hóa - Hải Tiến - Lạch Trường - Hòn Nẹ Một số tuyến du lịch liên tỉnh và quốc tế: Thanh Hóa - Ninh Bình - Hà Nam - Hà Tây - Hà Nội - các tỉnh Đông Bắc, Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh - các tỉnh miền Trung, Thanh Hóa -

Trang 38

Châu - Lào Cai - Hà Nội, Thanh Hóa - Thường Xuân - Bát Mọt - sang Lào và các nước trong khu vực, Thanh Hóa - Bá Thước - Na Mèo - Sầm Nưa (Lào) các nước trong khu vực

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, theo chức năng có thể phân chia hơn 5 vạn làng, bản - điểm dân cư thành 12 kiểu sau: 1- Các điểm dân cư di động ở các vùng núi cao với hoạt động du canh, du cư, 2-Các điểm dân cư lâm-nông nghiệp ở miền núi, 3- Các điểm dân cư nông-lâm nghiệp ở vung núi thấp và trung du, 4-Các điểm dân cư trong các nông trường quốc doanh, 6-Các điểm dân cư ở vùng thuần lúa, 7- Các điểm dân cư ở vùng nông nghiệp đa canh, 8- Các điểm dân cư phi nông nghiệp ở nông thân, 9- Các điểm dân cư hỗn hợp, 10- Các điểm dân cư của những người đánh cá biển, 11- Các điểm dân cư làm nhiệm vụ trung tâm vùng, 12-Các đô thị đa chức năng, 13-Đô thị du lịch, nghỉ mát và 14-Đô thị công nghiệp

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

TCSX là một nhiệm vụ quan trọng của địa lý kinh tế xã hội và các cấp chính quyền quản lý lãnh thổ TCSX thể hiện sự gắn bó mật thiết của 3 tiểu hệ thống: sản xuất - tự nhiên - xã hội Phân công lao động (theo ngành và theo lãnh thổ) cùng sự phân hóa theo lãnh thổ của các yếu tố tự nhiên và KTXH là cơ sở của TCSX Các hình thức TCSX hình thành và phát triển dựa trên nhiều nhân tố là vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và chủ thể điều hành và quản lý lãnh thổ

Cấp huyện thường có một số hình thức TCSX sau đây:

-TCSX kinh tế theo không gian bao gồm: Tiểu vùng kinh tế, khu kinh tế,cực tăng trưởng và hành lang kinh tế

-TCSX theo các ngành: Trong công nghiệp là các hình thức: điểm công nghiệp, CCN và KCN; trong nông nghiệp là: hộ gia đình, trang trại, HTX, vùng sản xuất tập trung, xí nghiệp nông - công nghiệp; trong thương mại là chợ, siêu thị và trung tâm thương mại; trong du lịch là các điểm, khu và tuyến du lịch

Trang 39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TỔ CHỨC DÂN

CƯ TIỂU VÙNG VEN BIỂN HUYỆN QUẢNG XƯƠNG

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất và dân cư tiểu vùng ven biển huyện quảng xương

2.1.1 Vị trí địa lí

Tiểu vùng ven biển huyện Quảng Xương có đường bờ biển dài hơn 14 km, trên lãnh thổ của 6 xã giáp biển là: Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Thái, Tiên Trang, Quảng Thạch và Quảng Nham, có diện tích tự nhiên là 3278,25 ha, chiếm khoảng 18,8% diện tich tự nhiên của huyện Quảng Xương, trong đó, Quảng Trạch

có đường bờ biển ngắn nhất, trong khi Quảng Nham có đường bờ biển dài Với vị trí địa lí tiếp giáp như sau:

+ Phía Bắc : Giáp TP Sầm Sơn

+ Phía Tây: Giáp các xã của huyện Quảng Xương

+ Phía Nam: Thị xã Nghi Sơn

+ Phía Đông : Giáp biển Đông

- Những thuận lợi

+ Với vị trí này, TVVB Quảng Xương chịu tác động sâu sắc của biển, có 14 km đường bờ biển, biển của huyện Quảng Xương nằm trong khu vực vịnh Bắc Bộ - một vùng biển giàu hải sản, với sự phong phú về giống loài … Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt các loại hải sản, phát triển kinh tế tổng hợp, du lịch biển + Thông qua đường biển, Tiểu vùng này có thể tiến hành giao lưu kinh tế với các huyện, tỉnh lân cận cũng như thế giới Thông qua hệ thống giao thông vận tải là đường bộ: đường ven biển, đường liên huyện kết nối với các tiểu vùng khác, với các huyện, Thành phố khác Hệ thống đường thủy nội địa: Sông Yên, Cảng cá Quảng Nham Các tuyến đường Bắc Nam: Giao thông đối ngoại ( Tỉnh lộ 511, Tuyến quốc

lộ 10 chạy phía Nam Quảng Lĩnh, tuyến 4B, Tuyến đường Tây Sầm Sơn 4, đường Tây sông Rào, đường bộ ven biển, đường 4C Các tuyến Đông Tây: Đường Giao Hải; Ninh Nhân Hải; Lưu Thái, Bình Lưu Thái, Thái Bình, Lộc Thái, Lĩnh Thái,

Lợi Thái Hệ thống đường bàn cờ vùng ven biển phát triển mạnh

+ Vị trí nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với những đặc trưng thời tiết riêng tạo điều kiện để nguồn thủy sản sinh trưởng và phát triển thuận lợi

+ Lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc Nam án ngữ trên tuyến đường ven biển, kết nối rất thuận lợi với TP Sầm Sơn, Thị xã Nghi Sơn…tạo cho TVVB Quảng Xương lợi thế rất lớn trong việc tiêu thụ nguồn thủy sản đi khắp đất nước, cũng như dễ dàng

Trang 40

tiếp thu học hỏi kinh nghiệm của các huyện ven biển lân cận, các tỉnh và một số nước trên thế giới

+ TVVB huyện Quảng Xương có không gian lãnh thổ mở rộng, kéo dài, có vị trí địa lý rất thuận lợi để bố trí các hoạt động TCSX tiểu vùng ven biển, phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ tổng hợp Tiểu vùng nằm giữa 2 trung tâm du lịch biển của tỉnh Thanh Hóa là thành phố Sầm Sơn và thị xã Nghi Sơn, kinh tế tương đối thuận lợi để phát triển

+ Là một lãnh thổ đang được sự chú ý đầu tư phát triển của tỉnh ủy cũng như của Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân

- Những khó khăn

+ Nằm ở vị trí như là một cái phễu hứng chịu những cơn bão, áp thấp nhiệt đới từ biển

đổ bộ vào đất liền, gây thiệt hại rất lớn đến tài sản của ngư dân đên năng suất đánh bắt hải sản thông qua việc hạn chế đến số ngày đi biển Thiên nhiên nhiệt đới thường xuyên biến động gây không ít khó khăn, trở ngại và tai họa, nhiều khi rất dữ dội và khủng khiếp Ngoài bão, áp thấp nhiệt đới, TVVB Quảng Xương còn chịu tác động mạnh mẽ của gió Lào khô nóng, gió Đông Bắc lạnh giá … có thể làm cho nhiều loại thủy sản nuôi trồng bị chết, hạn chế các hoạt động TCSX tiểu vùng ven biển, gây thiệt hại lớn đến các công trình ven biển, giao thông, cảng cá,

+ Nằm trong tiểu vùng kinh tế ven biển, giáp TP Sầm Sơn, Thị xã Nghi Sơn, hai địa bàn có ngành kinh tế phát triển mạnh, đây vừa là thuận lợi nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với sự phát triển các kinh tế của tiểu vùng

Như vậy, có thể thấy rằng, vị trí tiếp giáp biển với diện tích biển rộng lớn là một lợi thế nổi trội làm cơ sở đầu tiên cho việc phát triển TCSX kinh tế

2.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1.2.1 Địa hình TVVB Quảng Xương

Địa hình TVVB huyện Quảng Xương có dạng địa lí lượn sóng, những dải đất cao

và những dải đất trũng xen kẽ nhau được hình thành bởi tác động của sông và biển (dòng hải lưu dọc bờ biển) Nơi cao là những dải cồn cát từ 3-5m so với mực nước biển, nơi thấp là những dải đất hình long máng dốc dần theo hướng Bắc – Nam Địa hình không hoàn toàn bằng phẳng Ở phía Nam thấp dần, sinh lầy, đặc biệt là khu vực thuộc xã Quảng Nham, dòng sông Yên đổ ra biển qua cửa Ghép, hàng nghin ha bãi cát bồi ngoài đê sông, đây cũng là điều kiện thích hợp cho phát triển nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn Vùng ngoài đê với trên 200 ha bãi bồi, hiện đang là rừng ngập mặn: Sú, vẹt, bần…bao phủ Do bề mặt địa hình thấp trũng thường xuyên

bị thủy triều tràn qua, do đó mang theo nhiều nguồn dinh dưỡng từ ngoài khơi như

Ngày đăng: 15/05/2024, 09:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Dân số và gia tăng dân số TVVB Quảng Xương giai đoạn 2016-  2021 - luận văn tổ chức sản xuất và dân cư tiểu vùng ven biển huyện quảng xương tỉnh thanh hóa
Bảng 2.2. Dân số và gia tăng dân số TVVB Quảng Xương giai đoạn 2016- 2021 (Trang 47)
Bảng 2.5. Giá trị sản xuất kinh tế TVVB Quảng Xương, giai đoạn 2016 –  2021 - luận văn tổ chức sản xuất và dân cư tiểu vùng ven biển huyện quảng xương tỉnh thanh hóa
Bảng 2.5. Giá trị sản xuất kinh tế TVVB Quảng Xương, giai đoạn 2016 – 2021 (Trang 55)
Bảng 2.6. Tỉ trọng giá  trị sản xuất  ngành thuỷ sản TVVB Quảng Xương,  giai đoạn 2016-2021 (%) - luận văn tổ chức sản xuất và dân cư tiểu vùng ven biển huyện quảng xương tỉnh thanh hóa
Bảng 2.6. Tỉ trọng giá trị sản xuất ngành thuỷ sản TVVB Quảng Xương, giai đoạn 2016-2021 (%) (Trang 57)
Bảng 2.8. Sản lƣợng và giá trị thuỷ sản phân theo xã ven biển năm 2021  Năm 2021  Sản lƣợng thuỷ sản  Giá trị sản xuất - luận văn tổ chức sản xuất và dân cư tiểu vùng ven biển huyện quảng xương tỉnh thanh hóa
Bảng 2.8. Sản lƣợng và giá trị thuỷ sản phân theo xã ven biển năm 2021 Năm 2021 Sản lƣợng thuỷ sản Giá trị sản xuất (Trang 59)
Bảng 2.9.  Phương tiện khai thác thuỷ sản TVVB Quảng Xương (2010 -  2021) - luận văn tổ chức sản xuất và dân cư tiểu vùng ven biển huyện quảng xương tỉnh thanh hóa
Bảng 2.9. Phương tiện khai thác thuỷ sản TVVB Quảng Xương (2010 - 2021) (Trang 61)
Bảng 2.10.  Sản lƣợng và giá trị sản xuất khai thác hải sản TVVB Quảng  Xương - luận văn tổ chức sản xuất và dân cư tiểu vùng ven biển huyện quảng xương tỉnh thanh hóa
Bảng 2.10. Sản lƣợng và giá trị sản xuất khai thác hải sản TVVB Quảng Xương (Trang 63)
Bảng 2.11.  Sản lƣợng và giá trị khai thác hải sản phân theo xã năm 2021  Đơn vị  Giá trị sản xuất (tỷ đồng)  Sản lƣợng (tấn) - luận văn tổ chức sản xuất và dân cư tiểu vùng ven biển huyện quảng xương tỉnh thanh hóa
Bảng 2.11. Sản lƣợng và giá trị khai thác hải sản phân theo xã năm 2021 Đơn vị Giá trị sản xuất (tỷ đồng) Sản lƣợng (tấn) (Trang 64)
Bảng 2.13 . Diện tích và sản lượng nuôi thuỷ sản nước lợ TVVB Quảng  Xương, năm 2021 - luận văn tổ chức sản xuất và dân cư tiểu vùng ven biển huyện quảng xương tỉnh thanh hóa
Bảng 2.13 Diện tích và sản lượng nuôi thuỷ sản nước lợ TVVB Quảng Xương, năm 2021 (Trang 68)
Bảng 2.15.  Chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa TVVB Quảng Xương thời kì  2010 -2021 - luận văn tổ chức sản xuất và dân cư tiểu vùng ven biển huyện quảng xương tỉnh thanh hóa
Bảng 2.15. Chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa TVVB Quảng Xương thời kì 2010 -2021 (Trang 71)
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất và phân theo xã,thị trấn huyện Quảng Xương năm  2021 (ha) - luận văn tổ chức sản xuất và dân cư tiểu vùng ven biển huyện quảng xương tỉnh thanh hóa
Bảng 1 Hiện trạng sử dụng đất phân theo loại đất và phân theo xã,thị trấn huyện Quảng Xương năm 2021 (ha) (Trang 93)
Bảng 2: Cơ cấu đất sử dụng phân theo loại đất và phân theo xã/thị trấn năm 2021 (%) - luận văn tổ chức sản xuất và dân cư tiểu vùng ven biển huyện quảng xương tỉnh thanh hóa
Bảng 2 Cơ cấu đất sử dụng phân theo loại đất và phân theo xã/thị trấn năm 2021 (%) (Trang 94)
Bảng 3 : Diện tích, dân số và mật độ dân số phân theo xã thị trấn huyện Quảng  Xương năm 2021 - luận văn tổ chức sản xuất và dân cư tiểu vùng ven biển huyện quảng xương tỉnh thanh hóa
Bảng 3 Diện tích, dân số và mật độ dân số phân theo xã thị trấn huyện Quảng Xương năm 2021 (Trang 95)
Bảng 5 : Sản lƣợng và giá trị thuỷ sản phân theo xã ven biển năm 2021 - luận văn tổ chức sản xuất và dân cư tiểu vùng ven biển huyện quảng xương tỉnh thanh hóa
Bảng 5 Sản lƣợng và giá trị thuỷ sản phân theo xã ven biển năm 2021 (Trang 96)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w