1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

luận văn quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa tỉnh thanh hóa

114 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Tác giả Hà Thị Kim
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh
Trường học Trường Đại học Hồng Đức
Chuyên ngành Khoa học Giáo dục
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, đề xuất một số biện pháp quả

Trang 1

BỘ GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

HÀ THỊ KIM

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN

HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THANH HÓA, NĂM 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC

HÀ THỊ KIM

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN HOẰNG

HÓA, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114 Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thanh

THANH HÓA, NĂM 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan Các thông tin trích dẫn trong Luận văn này đều được tham khảo, chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Hà Thị Kim

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thị Thanh đã trực tiếp hướng dẫn

tôi hoàn thành luận văn này Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô khoa Tâm lý

- Giáo dục Trường Đại học Hồng Đức đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập

và làm luận văn

Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, lãnh đạo trường và các

em học sinh ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Hoằng Hoá, tỉnh

Thanh Hoá đã hỗ trợ tôi thực hiện luận văn này

T c giả luận văn

Hà Thị Kim

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ x

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 6 1.1 Tổng quan về vấn nghiên cứu 6

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh trung học phổ thông 6

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông 8

1.2 Một số khái niệm cơ bản 9

1.2.1 Quản lý 9

1.2.2 Hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh 10

1.2.3 Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông 11

Trang 6

1.3 Hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông 11

1.3.1 Đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông 11

1.3.2 Mục tiêu hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông 13

1.3.3 Nội dung hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông 14

1.3.4 Phương pháp tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông 15

1.3.5 Các hình thức tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông 17

1.3.6 Các lực lượng tham gia hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông 18

1.3.7 Các điều kiện đảm bảo hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông 18

1.4 Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông 19

1.4.1 Vai trò của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông 19

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông 20

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông 25

1.5.1 Yếu tố chủ quan 25

1.5.2 Yếu tố khách quan 26

Kết luận chương 1 28

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN HOẰNG HÓA TỈNH THANH HÓA 29

2.1 Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa 29

Trang 7

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 29

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 29

2.1.3 Khái quát tình hình giáo dục ở các trường trung học phổ thông huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa 30

2.2 Khái quát về khảo sát thực trạng 31

2.2.1 Mục đích khảo sát 31

2.2.2 Nội dung khảo sát 31

2.2.3 Phương pháp khảo sát 32

2.2.4 Mẫu khách thể khảo sát 32

2.2.5 Thаng đánh giá 32

2.3 Thực trạng hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa 32

2.3.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa về hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh 32

2.3.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa 34

2.3.3 Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa 37

2.3.4 Thực trạng sử dụng phương pháp tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa 40

2.3.5 Thực trạng các hình thức tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa 43

2.3.6 Thực trạng các lực lượng tham gia hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa 46

2.3.7 Thực trạng các điều kiện đảm bảo hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa 48

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa 50

Trang 8

2.4.1 Thực trạng lập kế hoạch hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở

các trường trung học phổ thông huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa 50

2.4.2 Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa 53 2.4.3 Thực trạng chỉ đạo hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa 55

2.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa 57

2.5 Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa 59

2.5.1 Các yếu tố khách quan 59

2.5.2 Các yếu tố chủ quan 60

2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa 61

2.6.1 Ưu điểm 61

2.6.2 Hạn chế và nguyên nhân 62

Kết luận chương 2 64

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA 65

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 65

3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu 65

3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 65

3.1.3 Đảm bảo tính hệ thống 65

3.1.4 Đảm bảo tính hiệu quả, khả thi 66

3.2 Một số biện pháp quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa 66

Trang 9

3.2.1 Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh học sinh các trường THPT về hoạt động tư vấn tâm lý 66 3.2.2 Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên làm công tác tư vấn

tâm lý 69

3.2.3 Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh 71

3.2.4 Biện pháp 4: Chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phổ thông 73

3.2.5 Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường trung học phổ thông 75

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp được đề xuất 77

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 78

3.4.1 Mục tiêu khảo nghiệm 78

3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 78

3.4.3 Đối tượng khảo nghiệm 78

3.4.4 Chuẩn đánh giá 78

3.4.5 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất 78 3.4.6 Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 81

Kết luận chương 3 83

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC P1

Trang 10

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CBQL Cán bộ quản lý

GD Giáo dục GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo

GV Giáo viên HĐTVTL Hoạt động tư vấn tâm lý

HS Học sinh PHHS Phụ huynh học sinh

QL Quản lý TVTL Tư vấn tâm lý UBND Ủy ban nhân dân

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động TVTL cho HS ở các

trường THPT huyện Hoằng Hóa 35 Bảng 2.2 Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động TVTL cho HS ở các

trường THPT huyện Hoằng Hóa 37 Bảng 2.3 Thực trạng sử dụng phương pháp TVTL cho HS ở các trường

THPT huyện Hoằng Hóa 41 Bảng 2.4 Thực trạng các hình thức tổ chức hoạt động TVTL cho HS ở

các trường THPT huyện Hoằng Hóa 43 Bảng 2.5 Thực trạng các lực lượng tham gia HĐTVTL cho HS ở các

trường THPT huyện Hoằng Hóa 47 Bảng 2.6 Thực trạng các điều kiện đảm bảo hoạt động TVTL cho HS ở

các trường THPT huyện Hoằng Hóa 49 Bảng 2.7 Thực trạng lập kế hoạch hoạt động TVTL cho HS ở các

trường THPT huyện Hoằng Hóa 51 Bảng 2.8 Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động TVTL cho HS ở các

trường THPT huyện Hoằng Hóa 54 Bảng 2.9 Thực trạng chỉ đạo hoạt động TVTL cho HS ở các trường

THPT huyện Hoằng Hóa 55 Bảng 2.10 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động TVTL cho HS ở các

trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa 57 Bảng 2.11 Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến quản lý hoạt động

TVTL cho HS ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa 59 Bảng 2.12 Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lý hoạt động

TVTL cho HS ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa 61 Bảng 3.1 Ý kiến đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất 79 Bảng 3.2 Ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất 80 Bảng 3.3 Sự tương quan về tính cần thiết và tính khả thi của các biện

pháp đề xuất 82

Trang 12

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan

trọng của hoạt động TVTL cho HS ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa 33

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường hiện nay

là những vấn đề bất cập thường gặp ở lứa tuổi học sinh THPT, đặc biệt là vấn

đề về tâm lý Nhiều hiện tượng nổi cộm xảy ra trong môi trường giáo dục đã

và đang trở thành mối quan tâm bức thiết của gia đình, nhà trường và xã hội Những vấn nạn như: bạo lực học đường, yêu sớm, thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành viên, stress, trầm cảm, bỏ học, lo kiếm tiền… không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý học sinh, mà còn là trở ngại, khó khăn đối với công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mất cân bằng trong tâm lý của học sinh THPT, nhưng một trong những lý do chủ yếu chính là nhà trường chưa làm tốt công tác tư vấn tâm lý cho các em Rất nhiều nhà trường đã xây dựng

kế hoạch và tổ chức các tổ tư vấn giáo dục, với nhiệm vụ chính là tư vấn tâm

lý cho học sinh, định hướng mục tiêu phát triển nhân cách cho các em Hoạt động của các tổ này là lắng nghe và giúp các em giải quyết những băn khoăn,

lo lắng mà các em gặp phải trong học tập cũng như cuộc sống Tuy nhiên trên thực tế, các tổ tư vấn này chưa thể hoạt động đúng với mục tiêu của nó, phần lớn còn mang tính hình thức, chiếu lệ, chưa có được sự quan tâm đúng mức của giáo viên cũng như lãnh đạo nhà trường; quản lý hoạt động này còn lỏng lẻo; đội ngũ cán bộ tư vấn còn hạn chế, chưa được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chưa thu hút được sự tham gia của các người tư vấn và người cần được tư vấn…nên dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa được như mong đợi

Theo Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục tiêu của hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường THPT là nhằm phòng ngừa, hỗ trợ hoặc can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp khó khăn về tâm lý trong học tập cũng như cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra, góp phần tạo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng chống bạo lực học đường 5

Trang 14

Ngày 27/3/2018 Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã ban hành hướng dẫn số 577/HD-SGDĐT về thực hiện Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ GDĐT về công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông; công văn số 134/SGDĐT-CTTT ngày 18/01/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập tổ tư vấn tâm lý trong trường phổ thông để triển khai thực hiện 6

Các trường THPT trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua luôn là điểm sáng trong nền giáo dục của tỉnh, được phụ huynh học sinh và các cấp, ngành đánh giá cao Không chỉ quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục văn hóa, lãnh đạo các trường THPT trên địa bàn huyện cũng luôn chú trọng vấn đề giáo dục toàn diện cho học sinh, nhất là vấn đề tư vấn tâm lý và bước đầu đã đem lại những kết quả nhất định Tuy nhiên trong thực tế, hoạt động của tổ tư vấn còn nhiều hạn chế, công tác xây dựng kế hoạch hoạt động còn mang tính đối phó, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu, việc bồi dưỡng năng lực cho cán bộ, giáo viên tham gia tư vấn chưa được đầu tư đúng mực, phần lớn được giao cho tổ chức Đoàn và đội ngũ giáo viên chủ nhiệm phụ trách, học sinh còn e ngại khi tham gia tư vấn… Những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác tư vấn tâm lý cho học sinh

Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi chọn

vấn đề: “Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, đề xuất một số biện pháp quản lý HĐTVTL cho HS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung và hiệu quả HĐTVTL cho HS THPT nói

riêng tại các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Trang 15

3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường THPT

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường THPT huyện

Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

4 Giả thuyết khoa học

Hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã được thực hiện nhưng hiệu quả chưa cao do quá trình thực hiện còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận đối tượng; nguồn lực, cơ sở vật chất cần thiết để triển khai hoạt động tư vấn còn hạn chế Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý khoa học, có tính hệ thống và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương sẽ góp phần nâng cao hiệu quả HĐTVTL cho HS ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý HĐTVTL cho học sinh ở trường THPT

5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý HĐTVTL cho học sinh các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý HĐTVTL cho học sinh các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và biện pháp quản lý HĐTVTL

cho HS các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Trang 16

6.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu tại các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

6.3 Giới hạn về khách thể khảo sát

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi lựa chọn mẫu khách thể khảo sát gồm: CBQL, giáo viên và học sinh các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Số lượng cụ thể:

+ 120 giáo viên

+ 45 cán bộ quản lý (CBQL Sở GD&ĐT, Ban Giám hiệu, Tổ trưởng và

tổ phó chuyên môn, cán bộ đoàn phụ trách)

+ 135 học sinh

7 Phương ph p nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Để tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các vấn đề lý luận, như: các chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến tư vấn tâm lý học sinh, những công trình nghiên cứu khoa học về quản lý HĐTVTL cho HS ở các trường THPT theo Thông tư 31/2017

để làm cơ sở lý luận cho đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra: Xây dựng phiếu điều tra với hệ thống các câu

hỏi đóng, mở nhằm thu thập thông tin từ CBQL, GV, HS về thực trạng HĐTVTL và quản lý HĐTVTL cho HS ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

- Phương pháp quan sát: Thu thập thông tin cần thiết trên cơ sở quan

sát thực tế các HĐTVTL và quản lý hoạt động tư vấn HĐTVTL cho HS tại các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Trang 17

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý

nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và cán bộ phụ trách để tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng tổ chức các HĐTVTL cho HS các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia nhằm khảo sát tính

cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐTVTL cho HS các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

7.3 Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích về định lượng và định tính của kết quả nghiên cứu Sử dụng bảng tính Excel để xử lý, tính toán

số liệu thu được của đề tài, từ đó rút ra kết luận

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học

sinh ở trường THPT

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh

các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các

trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TÂM LÝ CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Tổng quan về vấn nghiên cứu

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh trung học phổ thông

Ở các nước Châu Âu và Mỹ, các nghiên cứu về phát triển thang đo vàcông cụ đánh giá nhu cầu tư vấn, TVTL đang dần được chú trọng Các công

cụnày hỗ trợ rất lớn cho các nhà tư vấn trong việc xây dựng mô hình tư vấn,đáp ứng đúng nhu cầu của học sinh, sinh viên Carey & Dimmitt có nhậnđịnh: “Tư vấn học đường có tiềm lực to lớn trong việc giúp học sinh, sinh viên đạt các tiêu chuẩn cao hơn trong các lĩnh vực học đường và cuộc sống; điều này phần lớn phụ thuộc vào các công cụ đo lường nhu cầu tư vấn, hỗ trợ tâm lý và các phương pháp cải thiện hành vi của học sinh, sinh viên”[27]

Hiện nay, Hiệp hộicác nhà Tâmlý họcđường ở nước Mỹ được xem làkiểu mẫu cho các chương trình tư vấn hỗ trợ tâm lý học đường của hầu hếtcácnước trênthếgiới vớihơn23.000 hộiviên Cácdịchvụ tư vấn,hỗtrợtâm

lý học đường đã trở nên phổ biến và không thể thiếu được trong các trườnghọc,cáccơsởđào tạoởcácnước pháttriển như Anh,Pháp,Nga,Đức

Như vậy, cùng với bề dày phát triển của hoạt động tư vấn nói chung TVTL nói riêng, các nghiên cứu trên thế giới theo các khuynh hướng trên đã góp phần giúp các nhà quản lý ở các trường phổ thông, đại học có cơ sở để tìm các biện pháp tổ chức HĐTVTL cho HS, SV một cách bài bản, khoa học

và hiệu quả nhất

Ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về HĐTVTL: Tác giả Nguyễn Thị Oanh (2006) chỉ rõ nguyên tắc TVTLHĐ, quytrình và kỹ năng, kỹ thuật cần thiết để tiến hành công tác TVTL trong cuốn

Trang 19

sách“Tư vấn tâm lý học đường”Cuốnsáchnày cùngvớichuyênmụctưvấnhọcđườngdobáoPhụnữthànhphốHồ ChíMinh thực hiệnđãnhậnđược sựhưởngứngrấtnhiệttìnhcủađôngđảohọcsinh,phụhuynhvàcáctrườnghọc[22]

Tác giả Nguyễn Công Khanh (2013) đềcập tới những đặc trưng tâmlý

cơbảncủatrẻtuổivịthànhniên;nghệthuậtgiaotiếpứngxửvớibạnbè,chamẹ;họccáchphòngtránhnhữnghiểmhọatừxa;trắcnghiệmtâmlýđểtựbiếtmình Cuốn sách “Tư vấn tâm lý tuổi vị thành niên” của ông là.tư liệu tham khảo rấtcầnthiếtchocácnhàgiáodụcvàhọcsinhởtuổivịthànhniên[17]

LêThục Anh(2017) chorằng,ứng dụngkiến thứccủa cáclĩnhvựctâm

lý họclâmsàng, tâmlýhọcphát triển,tâmlý học giáodục…để giảiquyếtcácvấn đề hành vi và học tập của người học trong nhà trường là vai trò đã đượcthừa nhận củaTLHĐ Tuynhiên, thực tế triểnkhai ứng dụngTLHĐ trongcácnhà trườngphổ thônghiện naycòn chưađáp ứnghếtcác nhưcầu trợgiúp tâm

lý cho HS Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là do thiếu các thiết chếchuyênbiệtcho côngtácTLHĐ Nhữngthách thức nàyđồng thời làcơ hộiđểpháttriểncủa TLHĐtrongcácnhà trường phổthônghiệnnay[1]

Nghiên cứu của Vũ Mộng Đoá (2020) cho thấy có nhiều yếu tố ảnhhưởng đến kĩ năng tham vấn của người trợ giúp không chuyên, bao gồmnhững yếu tố thuộc nhân khẩu - xã hội và các yếu tố thuộc về môi trườnghọc đường Các yếu tố thuộc nhân khẩu - xã hội có khả năng dự báo sự tácđộng đến kĩ năng tham vấn ở mức 57,6%, trong khi các yếu tố thuộc vềmôi trường học đường có khả năng dự báo tác động đến kĩ năng tham vấn

ở mức 44,6% [10]

Mặc dù đã có những thành tựu nhất định, song các công trình nghiên cứu chưa đi sâu vào các HĐTVTL cho HS ở cấp THPT, những khảo nghiệm thực tiễn chưa mang tính đặc thù do đề tài nghiên cứu còn rộng, đối tượng là học sinh ở phạm vi lớn Do vậy cần có nhiều những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này

Trang 20

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Nghiên cứu về quản lý HĐTVTL là một trong những lĩnh vực được nhiều tác giả quan tâm Có thể kể đến các công trình sau:

Tác giả Đặng Thị Bích Nga (2018) nghiên cứu: “Thực trạng quản lí hoạt động tư vấn học đường ở các trường phổ thông quận 11, thành phố Hồ Chí Minh”Kết quả khảo sát cho thấy, bên cạnh những nội dung quản lí đãthực hiện.tốt, việc quản lý HĐTVTL cho HS của hiệu trưởng các trườngTHPT quận 11,.TP Hồ Chí Minh vẫn còn tồn tại những hạn chế.như:.việc tổchức,chỉđạothực hiệnHĐTVHĐ còn mangtínhhìnhthức, chưađi vào chiềusâu, chưa chú trọng đến chuyên ngành của người được tuyển dụng làm côngtácTVHĐ, chếđộ chínhsách chotư vấn viênvànhững người làmcôngtác tưvấn chưa phùhợp, cơsở vật chất của các phòng tư vấn vẫn chưa được đầu tưđúngmức, chưathườngxuyên chủ độngtìmhiểu vấn đềcủaHSkhi xâydựngnội dung tham vấn Những hạn chế trong công tác quản lí HĐTVHĐ chủ yếu

là do nhận thức của CBQL các cấp, các ban ngành về HĐTVHĐ vẫn chưađầyđủ,chưađồng bộ,thiếu sự thốngnhất dẫn đến việcquản lícòn mang tínhchủ quan, thụ động Những hạn chế này là cơ sở để hiệu trưởng các trườngnàyđề xuấtnhữngbiệnphápquảnlíhiệuquả [21]

Lê Thị Thu Hà (2020) đã đánh giá tổng quan thực trạng quản lí HĐTVTL cho HS cho học sinh các trường THCS ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình nói riêng, qua đó đưa ra những giải pháp để quản lý hiệu quả hoạt động này báo gồm: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về công tác tư vấn tâm lý học đường cho học sinh THCS; Đổi mới xây dựng kế hoạch HĐTVTL cho phù hợp với lứa tuổi THCS; Lựa chọn, bồi dưỡng cán bộ TVTL cho HS THCS; Tăng cường chỉ đạo truyền thông về HĐTVTL cho học sinh THCS; Kiểm tra, đánh giá hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh THCS [12]

Trang 21

Nguyễn Văn Bắc (2022) đã đánh giá thực trạng hoạt động tư vấn tâm

lý cho học sinh ở các trường THPT huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, qua đó xác định rằng, học sinh THPT gặp khó khăn tâm lý ở nhiều mặt với nhiều mức độ khác nhau, do đó công tác tư vấn tâm lý cần được thực hiện với sự phối hợp nhiều hình thức, phương pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của học sinh [4]

Như vậy, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập tới nhiều khía cạnh khác nhau của HĐTVTL cho HS như: nguyên tắc, nội dung, quy trình tư vấn tâm lý; biện pháp quản lý HĐTVTL cho học sinh… Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho HS ở các trường THPT cấp huyện Qua nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn sẽ nghiên cứu sâu hơn và bổ sung thêm những khía cạnh mới cho vấn đề quản lý HĐTVTL ở các trường THPT nhằm tìm ra những biện pháp hợp lý mang lại hiệu quả cao trong HĐTVTL ở các trường THPT nói chung, các trường THPT huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá nói riêng

1.2 Một số khái niệm cơ bản

Theo HarolKoontztrong tác phẩm“Những vấn đề cốt lõi của quản lý”

thì: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực

cá nhân nhằm đạt được mục đích của tổ chức”15

Theo tác giả Hà Sỹ Hồ:.“Quản lý là một quá trình hoạt động có định hướng, có tổ chức, lựa chọn trong các tác động có thể dựa trên các thông tin

Trang 22

về tình trạng của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định”17

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích,

có kế hoạch của chủ thể quản lý đến những người lao động (khách thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” 25

Trên cơ sở các quan điểm trên, trong luận văn này chúng tôi hiểu: Quản

lý là sự tác động có ý thức, có tính hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra

1.2.2 Hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh

Hoạt động TVTL trong nhà trường tập trung vào các nội dung chủ yếu như: dự báo, khảo sát những vấn đề tâm lý có thể xảy ra ở HS để có biện pháp phòng ngừa; sàng lọc, phát hiện sớm những học sinh có khó khăn về tâm lý

và thực hiện tư vấn cho các em (tư vấn cá nhân, tư vấn nhóm); chuyển các trường hợp học sinh có khó khăn tâm lý mà phòng tư TVTL không giải quyết được tới những địa chỉ tham vấn tin cậy

Từ đó, chúng tôi quan niệm: Hoạt động tư vấn tâm lý cho HS là quá

trình trợ giúp học sinh một cách kịp thời bằng các phương pháp, cách thức tư vấn phù hợp với từng trường hợp, đối tượng và hoàn cảnh cụ thể nhằm giúp học sinh vượt qua được những khó khăn trong học tập và cuộc sống, thu nhận được kiến thức và hình thành kỹ năng cần thiết để phát triển nhân cách đáp ứng yêu cầu của xã hội

Như vậy, thông qua HĐTVTL giúp HS hiểu rõ thế mạnh/tiềm năng của mình và có khả năng tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà các em gặp phải trong học tập cũng như trong quan hệ xã hội, trong cuộc sống Đồng thời, HĐTVTL cũng giúp cha mẹ, nhà trường và các tổ chức xã hội trong hoạt động giáo dục và quản lý HS

Trong HĐTVTL cần có sự phối hợp của nhiều lực lượng khác nhau như: Ban Giám hiệu, phụ huynh, các tổ chức xã hội

Trang 23

1.2.3 Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Từ các khái niệm về quản lý và hoạt động tư vấn tâm lý nêu trên, chúng

tôi quan niệm: Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho HS ở trường THPT là sự

tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng nhà trường) đến hoạt động tư vấn tâm lý nhằm giúp hoạt động này diễn ra một cách hiệu quả

Quản lý HĐTVTL cho HS cần dựa trên cơ sở nắm vững các chủ trương của Bộ GD&ĐT về TVTL cho học sinh ở trường THPT để có tổ chức, chỉ đạo đúng hướng, đảm bảo sự linh hoạt, đa dạng hóa về nội dung và hình thức, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường Quản lý HĐTVTL cho học sinh

ở trường THPT cần thực hiện tốt các nội dung như: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV, phụ huynh về vai trò, tầm quan trọng của HĐTVTL; Xây dựng

kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá HĐTVTL phù hợp với tình hình thực tiễn; Bồi dưỡng năng lực tư vấn tâm lý cho đội ngũ GV tham gia vào Tổ tư vấn tâm lý và Ban quản lý HĐTVTL; Xây dựng điều kiện cần thiết cho HĐTVTL

1.3 Hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông 1.3.1 Đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông

1.3.1.1 Đặc điểm phát triển về nhận thức

Học sinh THPT có những bước chuyển lớn về phương thức hoạt động

Sự phát triển nhận thức của HS THPT được thể hiện rõ ở đặc điểm phát triển tri giác; cảm giác; trí nhớ; tư duy…

Cảm giác và tri giác lứa tuổi này đã đạt mức độ của người lớn Điềunàylàmcho nănglựccảmthụđược nângcao

Trí nhớ cũng phát triển rõ rệt Học sinh THPT đã biết sử dụng nhiềuphương pháp ghi nhớ chứ không chỉ ghi nhớ một cách máy móc (họcthuộc) Khả năng chúýcủacác emcũngphát triển nhanh

Trang 24

Tư duy của học sinh THPT phát triển mạnh Ở thời kỳ này các em đã

cókhả năng tư duylý luận, tư duy trừu tượng một cáchđộc lập vàsáng tạo Nhữngnănglựcnhư phântích,sosánh,tổnghợp cũngpháttriển

Bêncạnhnhữngđặcđiểmthuận lợivềhoạtđộng nhậnthứcthì họcsinhTHPT cũng thường gặp phải những khó khăn tâm lý trong học tập như: khótậptrung nghegiảng, khótiếp thubài, khókhăn trong việc ghi nhớ,khókhăntrong việcvận dụng kiến thứcđã học… Nhữngkhó khăn vềmặt nhận thứckểtrênđãảnh hưởngkhông nhỏđến kếtquảhọc tậpcủacácem

1.3.1.2 Đặc điểm phát triển về tự ý thức

Tự nhận thứclà đặc điểm nổi bậttrong sự phát triển nhân cách của họcsinh THPT,nó có ýnghĩato lớn đốivới sựphát triển tâmlý của lứatuổi này Tính tự giác của học sinh THPT được biểu hiện ở nhu cầu học tập, tự đánhgiá đặc điểm tâm lý của mình theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội, trênquanđiểmmục đích sống Điềunày làmchohọc sinhTHPT quantâmsâusắcđến đời sống tâmlý, phẩmchất, năng lựccá nhân cũng như tự đánh giánănglựccủabản thân

Ở giai đoạn này, học sinh không chỉ tự ý thức về cái tôi của mình màcòn nhậnthức vịtrícủa mìnhtrong tương lai Xuấthiện khuynh hướngphântích và tự đánh giá bản thân mình một cách độc lập Học sinh THPT cónguyện vọng thể hiện cá tính của mình trước mọi người một cách độc đáo,tìmcáchđềngười khácquantâmđếnmìnhhoặclàmđiềugì đónổi bật

Bên cạnh đó, sự phát triển tự ý thức cũng làm xuất hiện ở học sinh THPT những khó khăn có liên quan đến chính bản thân các em, như: khó khăn trong giao tiếp; sự mặc cảm, tự ti về bản thân; tự đánh giá thấp bản thân; cảm thấy thất vọng về bản thân mình…

1.3.1.3 Đặc điểm phát triển về tình cảm

Tình cảm của học sinh THPT rất phong phú, thể hiện rõ nét trong mối quan hệ bạn bè của các em Ở lứa tuổi này, nhu cầu tâm sự, chia sẻ những vấn

Trang 25

đề của cá nhân với bạn bè tăng lên rõ rệt Đến tuổi THPT tình bạn của các em

đã trở nên sâu sắc hơn nhiều Trong các mối quan hệ bạn bè, các em có yêu cầu cao hơn về sự chân thành, tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau Các em cũng nhạy cảm hơn, không chỉ biết thể hiện những xúc cảm chân thành, mà còn có khả năng đáp lại xúc cảm của người khác

Bêncạnh đó, ởhọc sinh THPT những tình cảmđạođức cũng được thể hiện rõ hơn, như: khâm phục, kính trọng nhữngngười dũng cảm, kiên cường

tự vượt lên khó khăn để thành công trong cuộc sống; coi trọng những giá trịđạo đức, sự quan tâm, sẻ chia giữa người với người trong xã hội Các em cómong muốn được cống hiến, được đóng góp cho xã hội và khẳng định sứcmạnh tuổi thanh xuân của mình Những tình cảm trí tuệ, thẩm mĩ cũng đượcphát triển Nhiềuem thể hiện rõ niềm saymê văn học,nghệ thuậthoặc nhữngmôn khoa học khácnhau và không ngừng kiên trì phấn đấu vì những niềm say mê đó

Bên cạnhnhững mặt thuận lợi kể trên, học sinh THPT cũng gặp không

ít khó khăn trong sự phát triển tình cảm, đó là những khó khăn tâm lý trongcácmối quanhệ vớibạn bè,vớithầy/côgiáo, vớicha mẹ…

Từ những đặc điểm phát triển tâm lý của HS THPT có thể thấy, các em còn gặp những khó khăn nhất định về tâm lý Những khó khăn này chính là

cơ sở cho việc xác định nội dung, hình thức HĐTVTL cho HS

1.3.2 Mục tiêu hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Tại Điều 3 Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường phổ thông [5] đã xác định rõ mục tiêu của HĐTVTL cho HS ở trường THPT như sau:

- HĐTVTL nhằm phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với những học sinh đang gặp khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống,

từ đó giúp các em tìm được hướng giải quyết phù hợp, làm giảm thiểu các tác

Trang 26

động tiêu cực do những khó khăn này gây ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và giúp phòng, chống bạo lực học đường

- HĐTVTL nhằm hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách cho HS; tạo cơ hội cho HS được trải nghiệm, rèn luyện thêm về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đối diện và ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống, kĩ năng xác lập mục tiêu cho bản thân

Đồng thời, HĐTVTL cũng góp phần thực hiện giáo dục sức khỏe sinh sản, hình thành kỹ năng phòng tránh và ứng phó với xâm hại tình dục cho HS; giáo dục, hình thành ở HS kĩ năng hoạt động xã hội thông qua các nội dung thiết thực, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi

- HĐTVTL giúp HS có định hướng lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn, phù hợp với năng lực, sở trường cá nhân và nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, của địa phương

Để đạt được mục tiêu trên, theo Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ GD&ĐT, chủ thể tư vấn tâm lý cho HS THPT bao gồm Ban Giám hiệu nhà trường và giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý học đường

1.3.3 Nội dung hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Những nghiên cứu về tâm lý HS lứa tuổi THPT gần đây cho thấy, các

em đang thiếu cả tri thức và kỹ năng cần thiết để đối diện với những thách thức, khó khăn trong học tập và cuộc sống Khi những khó khăn về tâm lý không thể giải quyết được hoặc giải quyết không triệt sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với quá trình phát triển nhân cách của các em

Theo thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ GD&ĐT HĐTVTL cho HS THPT bao gồm các nội dung sau [5]:

Trang 27

- Tư vấn tâm lý lứa tuổi; tư vấn các vấn đề về giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên

- Tư vấn, giáo dục cho HS kỹ năng ứng xử có văn hóa, kỹ năng phòng, chống bạo lực, phòng chống xâm hại (về thân thể, tình dục…) và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện

- Tư vấn, giúp HS có khả năng ứng phó, giải quyết các vấn đề phát sinh trong mối quan hệ với gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ

Đối với phụ huynh HS: Thông qua HĐTVTL giúp phụ huynh hiểu được những đặc điểm tâm lý đặc trưng của lứa tuổi THPT, hướng dẫn phụ huynh phát hiện những khó khăn về tâm, sinh lý của con em mình, từ đó phối hợp với nhà trường trong phòng ngừa, can thiệp sớm hoặc can thiệp chuyên sâu khi cần thiết

Đối với giáo viên: HĐTVTL nhằm nâng cao kỹ năng trợ giúp, tư vấn cho học sinh về tâm sinh lý lứa tuổi, hướng dẫn học sinh phương pháp học tập hiệu quả, hình thành ở HS ý thức kỷ luật tích cực, thực hiện tư vấn hướng nghiệp cho học sinh

1.3.4 Phương pháp tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông

- Phương pháp đàm thoại (trò chuyện): Đây là phương pháp TVTL,

trong đó người làm công tác tư vấn trực tiếp trò chuyện với học sinh về những khó khăn về tâm lý mà học sinh đang gặp phải bằng hệ thống câu hỏi được chuẩn bị

Trang 28

Phương pháp đàm thoại giúp người tư vấn xây dựng được mối quan hệ

gần gũi, tin tưởng với HS, từ đó khích lệ học sinh mạnh dạn chia sẻ những vấn đề mà mình đang gặp phải Thông qua đàm thoại người tư vấn sẽ hiểu rõ các khó khăn về tâm lý ở HS để có phương án hỗ trợ phù hợp, đồng thời hướng dẫn HS tự tìm hiểu về bản thân và tìm được cách tự giải quyết vấn đề

- Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp tư vấn viên dựa trên trigiác có chủ định nhằm xác định rõ các đặc điểm tâm lý của học sinh quahànhvi,cửchỉ,hànhđộng, xúccảm

Phươngpháp quan sát cho phép tư vấn viên nắmđược nhữngbiểu hiện

về diễn biến tâm lý của học sinh trong quá trình trò chuyện, từ đó có sự điềuchỉnhvềcách thứctác độngđến họcsinh saochophùhợp

- Phương pháp kể chuyện:Đây là phươngphápnhàtưvấn dùnglờinói,điệu bộ, cử chỉ, nét mặt để kể lại một cách sinh động câu chuyện liên quanđến vấn đề của học sinh nhằm giúp học sinh tự nhìn nhận vấn đề của mìnhtrêncơsởphântích,đánhgiácáccách giảiquyếtvấnđềđó trongcâu chuyện

Thôngqua nộidungcâuchuyệnvàcách kểchuyệncủagiáo viêntư vấn

sẽkhơi dậy ở HS ởhọcsinh những cảmxúctích cực, hìnhthành vàphát triển niềm tin đúng đắn; giúp học sinh tìm ra các giải pháp phù hợp dựa trên việc phân tích và đánh giá vấn đề Truyện kể có thể sáng tác hoặc viết theo sách/báo, hoặc sưu tầm từ thực tiễn cuộc sống

- Phương pháp đóng vai và xử lý tình huống: Đây là phương pháp

người tư vấn tạo cơ hội cho học sinh thể hiện một số cách ứng xử trong các tình huống giả định Từ sự trải nghiệm, quan sát và đánh giá tình huống, học sinh sẽ rèn luyện được những kỹ năng chủ động giải quyết các vấn đề của chính bản thân mình

- Phương pháp trực quan: Đây là phương pháp tư vấn viên sử dụngnhững phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật trong quá trình tư vấnnhằmgiúp học sinh nhận diện vấnđề và tự phân tíchvấn đề mà bản thân gặp phải,từđóđưa racác biệnphápgiải quyếtphù hợp

Trang 29

Phương pháp trực quan có thể được sử dụng với các hình thức khác nhau như: minh họa,trình bày gắnliền với việc sử dụng phim, ảnh, video…

về nhữngnội dung tư vấn; hoặc gợi ý, hướng dẫn học sinh thể hiện suy nghĩ,quanđiểmcủa bảnthân qua việcvẽ,sắpxếp đồvật…

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Là phương pháp thu thập thôngtinvềhọcsinhtrêndiệnrộngthôngquahệthốngcâuhỏiđượcchuẩnbịtrước

Trong HĐTVTL cho HS, phương pháp điều tra được sử dụng để khảosát nhucầutư vấn,tìm hiểu những vấn đềHS đanggặpphải vàcáchthứccác

em đãsửdụngđểgiải quyếtvấnđề củabảnthân

Phiếu điều tra được xây dựng bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở nhằm giúp người làm công tác tư vấn thu thập được thông tin cần thiết về vấn

đề cần tư vấn của học sinh

1.3.5 Các hình thức tổ chức hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông

* Hướng dẫn, tư vấn trực tiếp: Tư vấn trực tiếp là hình thức tư vấn mà

quá trình gặp gỡ, trao đổi của đối tượng cần tư vấn với chuyên gia tư vấn là trực tiếp mặt đối mặt tại địa điểm tư vấn

Việc chọn địa điểm để tư vấn trực tiếp cho HS cần linh hoạt: có thể ở phòng làm việc của tổ bộ môn, trong khuôn viên nhà trường, phòng tư vấn của trường…

Tư vấn trực tiếp có thể diễn ra tại phòng tư vấn, hoặc tư vấn trực tiếp trước lớp, tư vấn trước toàn trường…

* Hướng dẫn, tư vấn gián tiếp qua điện thoại, mạng internet: Đây là

hình thức tư vấn được thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông, các nền tảng mạng xã hội, như: điện thoại, thư điện tử, nhật ký điện tử, nhóm zalo, mạng xã hội facebook, các trang web, diễn đàn… Hình thức này đặc biệt hữu ích trong những trường hợp khó sắp xếp để trao đổi trực tiếp với HS cần

tư vấn

* Nội dung tư vấn tâm lý cho HS được lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ…

Trang 30

* Tư vấn tâm lý cho HS thông qua tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề

* Thực hiện thiết lập các kênh thông tin, cung cấp tài liệu về tư vấn

tâm lý cho HS THPT; thường xuyên trao đổi với cha mẹ HS về diễn biến tâm

lý của các em và các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ về tâm lý cho HS

* Nhà trường phối hợp với các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan để

thực hiện hoạt động tư vấn tâm lý cho HS

1.3.6 Các lực lượng tham gia hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Ở trường THPT, nhiều lực lượng có thể tham gia phối hợp tư vấn tâm

lý cho HS Tùy thuộc từng trường hợp cụ thể và cơ cấu, tổ chức của nhà trường mà các chủ thể tham gia tư vấn tâm lý có thể khác nhau

- Các chủ thể tư vấn tâm lý chuyên nghiệp, như: các nhà tâm lý giáo

dục, các chuyên viên tâm lý học đường…

- Các chủ thể tư vấn tâm lý không chuyên nghiệp, gồm: GV chủ nhiệm,

GV giảng dạy bộ môn, GV làm công tác Đoàn thanh niên, Ban giám hiệu, gia đình, hội phụ huynh HS, tổ y tế, tổ bảo vệ…

Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đóng vai trò quan trọng trong HĐTVTL cho HS, tạo nên sự thống nhất trong giáo dục toàn diện cho HS nói chung Nhà trường là nơi cung cấp cho HS những tri thức, kỹ năng cơ bản, còn gia đình và xã hội là nơi các em thực hành, củng cố hiểu biết và rèn luyện thói quen hành vi Vì vậy, nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong HĐTVTL sẽ đảm bảo cho hoạt động này được thực hiện một cách đồng bộ, đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra

1.3.7 Các điều kiện đảm bảo hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Để thực hiện HĐTVTL cho HS THPT cần có các điều kiện sau:

Nhà trường thành lập Tổ Tư vấn tâm lý cho HS và bố trí cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm để thực hiện công tác này Thành phần Tổ Tư vấn bao gồm:

Trang 31

Tổ trường là đại diện lãnh đạo nhà trường; thành viên là các cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, nhân viên y tế trường học, cán bộ, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, đại diện cha mẹ học sinh và một số học sinh là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn

Cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn cho học sinh ở trường THPT phải là những người có kinh nghiệm và được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tư vấn tâm lý

Tùy theo điều kiện thực tế của nhà trường để bố trí phòng tư vấn tâm lý đảm bảo tính riêng tư, kín đáo, dễ tiếp cận và phù hợp với HS Cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị, tài liệu, học liệu cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ tư vấn tâm lý

Kinh phí thực hiện hoạt động tư vấn tâm lý cho HS ở trường THPT được sử dụng từ nguồn chi thường xuyên của nhà trường Ngoài ra, tùy theo điều kiện thực tế của mỗi trường THPT, HĐTVTL cho HS còn có các khoản kinh phí từ nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp pháp khác

Để HĐTVTL cho HS ở trường THPT đạt được hiệu quả, các nhà trường cần có hòm thư góp ý, xây dựng trang web…để thu thập thông tin, duy trì sự kết nối thường xuyên với các đối tượng cần tư vấn và tổ chức thực hiện HĐTVTL phù hợp với nhu cầu của HS, điều kiện của nhà trường

1.4 Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông

1.4.1 Vai trò của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Hiệu trưởng trường THPT là người đứng đầu, chịu trách nhiệm cao nhất về tất cả các hoạt động của nhà trường, là chủ thể của hoạt động TVTL cho HS ở trường THPT Vì vậy, Hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong thực hiện HĐTVTL cho HS của Nhà trường Hiệu trưởng cần có năng lực vượt trội

về phân tích tình hình, đặc điểm của Nhà trường; xây dựng được kế hoạch

Trang 32

phát triển của Nhà trường; xử lý công việc một cách khoa học, linh hoạt để đảm bảo cho bộ máy nhà trường hoạt động nhịp nhàng, chất lượng, hiệu quả;

là điểm tựa tinh thần của tập thể sư phạm Vai trò của Hiệu trưởng trong HĐTVTL cho HS được thể hiện cụ thể qua những nội dung sau:

- Xây dựng kế hoạch HĐTVTL cho HS của nhà trường trên cơ sở kế hoạch GD của đơn vị trình Sở GD&ĐT phê duyệt hằng năm

- Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch và phê duyệt kế hoạch hoạt động TVTL cho HS hằng năm

- Tổ chức triển khai kế hoạch HĐTVTL cho HS đã được phê duyệt theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao

- Chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động HĐTVTL cho HS theo kế hoạch của nhà trường

- Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết

bị phục vụ hoạt động TVTL cho HS ở trường THPT theo quy định

- Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước và của nhà trường đối với

GV tham gia HĐTVTL cho HS ở trường THPT, tổng hợp danh sách đánh giá xếp loại GV và báo cáo kết quả về HĐTVTL cho HS với Sở GD&ĐT theo quy định

- Đề nghị Sở GD&ĐT hoặc nhà trường ra quyết định khen thưởng đối với các bộ phận, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc xử lý đối với các

bộ phận, cá nhân có vi phạm trong việc thực hiện HĐTVTL cho HS ở trường THPT

1.4.2 Nội dung quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông

1.4.2.1 Lập kế hoạch hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Để việc quản lý HĐTVTL cho HS đạt hiệu quả, Hiệu trưởng trường THPT phải lập kế hoạch quản lý HĐTVTL Lập kế hoạch là quá trình nhà

Trang 33

quản lý xác định các mục tiêu giáo dục và lựa chọn những biện pháp tốt nhất

để thực hiện mục tiêu đó

Việc xây dựng kế hoạch HĐTVTL cho HS là một nội dung quan trọng của công tác quản lý của Hiệu trưởng trường THPT Xây dựng kế hoạch HĐTVTL cho HS ở trường THPT cần đảm bảo các nội dung sau:

- Xác định mục tiêu của HĐTVTL Cần chỉ ra hoạt động tư vấn tâm lý cho HS ở trường THPT nhằm vào đối tượng nào, HS có thể thu nhận được những kiến thức, kỹ năng và có thái độ như thế nào qua HĐTVTL… Từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động tư vấn tâm lý một cách cụ thể, phù hợp với đặc điểm của HS

- Dự kiến các nguồn lực cần thiết (như: nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian) cho HĐTVTL Đây là việc chuẩn bị về lĩnh vực tổ chức nhằm định hướng được lựa chọn ai, ở đâu để làm tư vấn viên, chi phí cho mọi HĐTVTL

sẽ lấy từ nguồn nào, tài liệu và những cơ sở vật chất khác (như phòng tư vấn, máy móc, thiết bị, ) được khai thác ở đâu, thời gian để thực hiện chương trình

tư vấn tâm lý cho HS,

- Dự kiến các biện pháp và hình thức tổ chức HĐTVTL cho học sinh Mỗi nội dung TVTL cần có biện pháp và hình thức tổ chức phù hợp: tư vấn trực tiếp hay gián tiếp; tư vấn theo nhóm hay từng cá nhân; dùng biện pháp nào để tư vấn

- Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục trong trong và ngoài nhà trường để quản lý HĐTVTL cho HS

- Duyệt kế hoạch, chương trình, nội dung HĐTVTL và lập kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động TVTL cho HS

1.4.2.2 Tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn tâm lý cho HS ở trường trung học phổ thông

Để thực hiện kế hoạch HĐTVTL cho học sinh của nhà trường, cần triển khai tổ chức nhân sự, bộ máy quản lý với việc xác định vai trò, nhiệm vụ,

Trang 34

chức năng rõ ràng, phù hợp với mục tiêu HĐTVTL đã đề ra và hướng tới đáp ứng mục tiêu giáo dục chung của nhà trường, phù hợp với cách thức hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận Từ đó tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường trong công việc để HĐTVTL đạt được hiệu quả cao Quá trình tổ chức HĐTVTL cho HS

ở trường THPT gồm các nội dung cụ thể như:

Thành lập Ban chỉ đạo HĐTVTL cho HS của nhà trường

Thành lập Tổ tư vấn tâm lý của nhà trường: Lựa chọn đội ngũ tham gia thực hiện HĐTVTL cho HS bao gồm: Giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý; cán bộ, giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên; những học sinh có phẩm chất tốt, học tập đạt kết quả cao, nhiệt tình, năng động, được bạn bè quí mến; những phụ huynh HS có uy tín, am hiểu về các hoạt động giáo dục, có trách nhiệm với công việc được giao, luôn sẵn sàng cống hiến vì nhà trường,

vì học sinh Cần tạo điều kiện cho đội ngũ thực hiện HĐTVTL được tham gia các lớp bồi dưỡng, tham gia các hội nghị, hội thảo…để không ngừng nâng cao năng lực TVTL cho HS

Xây dựng và ban hành quy chế hoạt động của Tổ tư vấn tâm lý HS để những người thực hiện xác định rõ vị trí, nhiệm vụ và trách nhiệm của cá nhân trong việc thực hiện HĐTVTL

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Tổ tư vấn tâm lý của nhà trường: nhiệm vụ phải phù hợp với sử trường, năng lực riêng của các thành viên; khối lượng công việc được giao phù hợp, với thời gian thực hiện

và thời gian hoàn thành hợp lý Cần xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia HĐTVTL: Tổ tư vấn; giáo viên chủ nhiệm; giáo viên

bộ môn, các bộ phận, đoàn thể trong nhà trường; hội CMHS; các tổ chức bên ngoài nhà trường

Để thực hiện chức năng này đạt hiệu quả, Hiệu trưởng trường THPT cần quan tâm đến việc xây dựng văn hóa nhà trường, thực hiện tốt chính sách

Trang 35

khích lệ, động viên đối với những người tham gia HĐTVTL cho HS nhằm phát huy tối đa tiềm năng của mọi thành viên

1.4.2.3 Chỉ đạo thực hiện hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Để HĐTVTL cho học sinh đạt được mục tiêu đã đề ra, Hiệu trưởng trường THPT cần lãnh đạo, chỉ đạo toàn thể nhà trường thực hiện hoạt động theo kế hoạch Đây là quá trình Hiệu trưởng điều hành và hướng dẫn việctriểnkhaihoạt độngTVTL nhằmđạt mụctiêucủa quảnlý trêncơsởphát huysứcmạnhcủacác nguồnlực,bao gồm:

Chỉ đạo và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ TVTL của nhà trườngtớicác thành viên tham gia HĐTVTL cho HS trong nhà trường Lãnh đạo nhà trường phải chỉ đạo phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Hiệu trưởng phân công Phó hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động tư vấn tâm lý chung của nhà trường, trên cơ sở đó các bộ phận cùng phối hợp thực hiện nội dung chương trình hoạt động TVTL cho HS dưới sự theo dõi, kiểm tra, đánh giá của ban chỉ đạo

Chỉ đạo việc phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia HĐTVTL trong và ngoài nhà trường để tổ chức hoạt động tư vấn được tốt nhất

Hiệu trưởng trường THPT thực hiện kiểm tra, giám sát và đánh giá HĐTVTL cho HS ở các giai đoạn khác nhau trong năm học, trên cơ sở đó rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm điều chỉnh kịp thời các HĐTVTL, từng bước nâng cao chất lượng HĐTVTL cho HS trong nhà trường

Đồng thời, Hiệu trưởng cần quan tâm, tạo điều kiện về CSVC, thiết bị hoạt động., bố trí nguồn kinh phí phù hợp để giúp đội ngũ CBQL, GV, nhân viên luôn được hỗ trợ kịp thời trong quá trình thực hiện các HĐTVTL cho HS

Kịp thời động viên, khích lệ cả về tinh thần và vật chất những cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong HĐTVTL cho HS

Trang 36

1.4.2.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Đây là nội dung quan trọng trong quản lý HĐTVTL cho HS ở trường THPT Trên cơ sở kế hoạch HĐTVTL đã đề ra, Hiệu trưởng nhà trường thường xuyên đôn đốc và tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện HĐTVTL của những bộ phận, cá nhân theo nhiệm vụ được phân công

Nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động TVTL cho HS ở trường THPT bao gồm:

Phân công lực lượng kiểm tra HĐTVTL cho HS và xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá HĐTVTL

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch HĐTVTL cho HS đã đề ra Cần phân tích kết quả đạt được trên cơ sở đối chiếu, so sánh với mục tiêu, kế hoạch đã đề ra để đánh giá mức độ thực hiện hoạt động TVTL cho HS trong nhà trường

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hình thức, phương pháp TVTL cho HS Đây là nội dung quan trọng vì hoạt động TVTL cho HS đạt được hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn các hình thức, phương pháp tư vấn tâm lý phù hợp

Kiểm tra, đánh giá hiệu quả phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong thực hiện HĐTVTL cho HS, qua đó giúp Hiệu trưởng nắm vững tình hình thực hiện và kết quả đạt được của các cá nhân, bộ phận trong HĐTVTL cho HS

Kiểm tra, giám sát việc sử dụng các trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho hoạt động TVTL cho HS trong nhà trường

Rút kinh nghiệm, điều chỉnh, khắc phục những hạn chế, bất cập trong HĐTVTL cho HS Nếu việc đánh giá, rút kinh nghiệm được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc và có những điều chỉnh cần thiết, đúng với yêu cầu đặt ra của thực tế thì HĐTVTL cho HS ở trường THPT sẽ đạt được hiệu cao

Trang 37

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh ở trường trung học phổ thông

1.5.1 Yếu tố chủ quan

- Năng lực quản lý của Hiệu trưởng trường THPT

Hiệu quả của việc quản lý HĐTVTL chịu ảnh hưởng nhiều từ nănglực,kinh nghiệm quản lý củangười Hiệu trưởng Trongnhà trường THPT,cónhiều hoạt động giáo dục khác nhau, mỗi hoạt động lại có tính chất và yêucầu riêng đòi hỏi người cán bộ quản lý phải biếtsắp xếp hợp lý, tổ chức hiệuquả các hoạt động Muốn tổ chức và điều hành các hoạt động đó không phảichỉ dựa vào trình độ chuyên môn mà quan trọng hơn, người cán bộ quản lýphảibiếthuyđộngtấtcảnguồnlựchiệncócủa nhà trường

Nănglựcquản lý HĐTVTL cho HS của Hiệu trưởng trường THPT thểhiện trước hết ở khả năng xây dựng kế hoạch HĐTVTL cho nhà trường Bản

kế hoạch được coi là "giấy thông hành" vô cùng quan trọng để đi tới đích Hiệu quả thực hiện kế hoạch HĐTVTL cho HS phụ thuộc vào năng lực của Hiệu trưởng Do đó, người Hiệu trưởng trường THPT cần thường xuyên tích cực, tự giác trau dồi, rèn luyện để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý cho bản thân

- Năng lực tư vấn tâm lý học đường của tư vấn viên

Có thể nói, việc chọn lựa, bồi dưỡng các lực lượng thực hiện HĐTVTL cho HS có vai trò vô cùng quan trọng Nếu nhà trường THPT có một đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp thì hoạt động TVTL cho học sinh sẽ đạt hiệu quả cao Nếu học sinh được chăm sóc, hỗ trợ tâm lý kịp thời sẽ giúp các em biết cách và chủ động giải quyết được những vướng mắc, khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống Tuy nhiên Hiện nay ở các trường THPT chưa có đội ngũ các nhà tư vấn chuyên nghiệp làm công tác TVTL cho

HS Do nhiều yếu tố, nhiều nguyên nhân khác nhau mà lực lượng tham gia HĐTVTL ở trường THPT chủ yếu là kiêm nhiệm, như giáo viên chủ nhiệm,

Trang 38

giáo viên bộ môn vừa làm công tác giảng dạy vừa TVTL cho học sinh quahoạt động giảng dạy, hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, qua tiếtsinh hoạt lớp, chào cờ,… Điều đó dẫn tới hiệu quả TVTLhọc đường cho họcsinhchưahiệuquả

- Nhu cầu tư vấn tâm lý của học sinh

Theo quan điểm của tâm lý học hoạt động thì mọi hoạt động muốn đạt

được kết quả đều phụ thuộc vào nhu cầu Do vậy, để hoạt động tư vấn tâm lý đạt được mục tiêu đề ra cần phải dựa trên nhu cầu tư vấn của chính học sinh THPT Thực tế hiện nay cho thấy, học sinh THPT đang gặp rất nhiều khó khăn khác nhau như: khó khăn trong học tập, trong giao tiếp ứng xử với những người xung quanh, khó khăn từ chính bản thân các em…Những khó khăn này làm xuất hiện nhu cầu cần được tư vấn tâm lý học ở các em, từ đó giúp các em dễ dàng, tự tin thích ứng với cuộc sống và phát triển, hoàn thiện bản thân phù hợp với yêu cầu xã hội

1.5.2 Yếu tố khách quan

- Nhận thức của phụ huynh học sinh, của xã hội về hoạt động TVTL

Hiện nay HĐTVTL cho HS THPT vẫn chưa thực sự được xã hội, gia đình coi trọng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn hay những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa Nhiều tổ chức, cá nhân, gia đình nhận thức chưa đầy đủ, đúng đắn về HĐTVTL, từ đó thiếu quan tâm đến việc tư vấn, chia

sẻ nhằm giúp học sinh phát hiện và giải quyết các khó khăn về tâm lý mà các em gặp phải

- Sự kết hợp giữa gia đình học sinh, các tổ chức xã hội với nhà trường

trong việc triển khai hoạt động TVTL

Trong trường THPT nhiều lực lượng có thể tham gia phối hợp cùng thực hiện HĐTVTL cho học sinh Thông thường các chủ thể chính tham gia HĐTVTL ở trường THPT là giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, Ban Giám hiệu, gia đình, Hội phụ huynh học sinh và các lực lượng khác như

Trang 39

y tế, cán bộ Đoàn… Các lực lượng này nếu phối hợp tốt sẽ tạo ra hiệu quả cao khi triển khai hoạt động TVTL cho học sinh

Tuy nhiên, thực tế ở các nhà trường THPT hiện nay, sự kết hợp của các lực còn chưa chặt chẽ, chưa hiệu quả

- Sự quan tâm của các sở, ban, ngành đến hoạt động TVTL cho HS ở

trường THPT Hiện nay, HĐTVTL ở trường THPT chủ yếu mang tính tự xây

dựng, tự thực hiện mà chưa có sự kiểm tra, giám sát, chỉ đạo sát sao và thường xuyên của các cơ quan chủ quản Do thiếu sự đồng bộ, hệ thống trong quản lý HĐTVTL nên nhiều trường THPT còn thực hiện một cách chiếu lệ, hiệu quả đạt được không cao

- Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường

Thực tế hiện nay cho thấy, phần lớn các trường THPT còn chưa có phòng riêng dành cho hoạt động TVTL; các trang thiết bị, cơ sở vật chất phục

vụ cho HĐTVTL còn nghèo nàn, thiếu thốn Chính những điều này đã gây không ít khó khăn cho việc thực hiện HĐTVTL cho HS ở các trường THPT

Ngoài các yếu tố trên, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến HĐTVTL cho HS ở trường THPT như: Thời gian dành cho HĐTVTL ở trường THPT còn ít; thiếu kinh phí hoạt động chưa đầy đủ

Trang 40

Kết luận chương 1

Hoạt động tư vấn tâm lý cho HS là quá trình trợ giúp học sinh một cách kịp thời bằng các phương pháp, cách thức tư vấn phù hợp với từng trường hợp, đối tượng và hoàn cảnh cụ thể nhằm giúp học sinh vượt qua được những khó khăn trong học tập và cuộc sống, thu nhận được kiến thức và hình thành

kỹ năng cần thiết để phát triển nhân cách đáp ứng yêu cầu của xã hội

Hoạt động tư vấn tâm lý cho HS ở trường THPT được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức HĐTVTL, các điều kiện đảm bảo HĐTVTL, các lực lượng tham gia HĐTVTL cho HS …

Quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho HS ở trường THPT là sự tác động

có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng nhà trường) đến hoạt động tư vấn tâm lý nhằm giúp hoạt động này diễn ra một cách hiệu quả

Nội dung quản lý HĐTVTL cho HS ở trường THPT bao gồm các hoạt động: Lập kế hoạch; Tổ chức triển khai; Chỉ đạo thực hiện; Kiểm tra, đánh giá

Quá trình quản lý HĐTVTL cho HS ở trường THPT chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan từ phía chủ thể quản lý, như: năng lực tư vấn tâm lý của HS, nhu cầu tư vấn tâm lý của HS cũng như chịu ảnh hưởng của các yếu

tố khách quan Đây là cơ sở lí luận quan trọng cho nghiên cứu thực trạng ở chương 2 và đề xuất biện pháp quản lý ở chương 3

Ngày đăng: 15/05/2024, 09:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động TVTL cho HS ở các  trường THPT huyện Hoằng Hóa - luận văn quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa tỉnh thanh hóa
Bảng 2.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động TVTL cho HS ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa (Trang 47)
Bảng 2.2. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động TVTL cho HS ở các  trường THPT huyện Hoằng Hóa - luận văn quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa tỉnh thanh hóa
Bảng 2.2. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động TVTL cho HS ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa (Trang 49)
Bảng 2.3. Thực trạng sử dụng phương pháp TVTL cho HS ở c c trường  THPT huyện Hoằng Hóa - luận văn quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa tỉnh thanh hóa
Bảng 2.3. Thực trạng sử dụng phương pháp TVTL cho HS ở c c trường THPT huyện Hoằng Hóa (Trang 53)
Bảng 2.4. Thực trạng các hình thức tổ chức hoạt động TVTL cho HS ở  c c trường THPT huyện Hoằng Hóa - luận văn quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa tỉnh thanh hóa
Bảng 2.4. Thực trạng các hình thức tổ chức hoạt động TVTL cho HS ở c c trường THPT huyện Hoằng Hóa (Trang 55)
Bảng 2.5. Thực trạng các lực lƣợng tham gia HĐTVTL cho HS ở các  trường THPT huyện Hoằng Hóa - luận văn quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa tỉnh thanh hóa
Bảng 2.5. Thực trạng các lực lƣợng tham gia HĐTVTL cho HS ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa (Trang 59)
Bảng 2.6. Thực trạng c c điều kiện đảm bảo hoạt động TVTL cho HS ở  c c trường THPT huyện Hoằng Hóa - luận văn quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa tỉnh thanh hóa
Bảng 2.6. Thực trạng c c điều kiện đảm bảo hoạt động TVTL cho HS ở c c trường THPT huyện Hoằng Hóa (Trang 61)
Bảng 2.7. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động TVTL cho HS ở c c trường  THPT huyện Hoằng Hóa - luận văn quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa tỉnh thanh hóa
Bảng 2.7. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động TVTL cho HS ở c c trường THPT huyện Hoằng Hóa (Trang 63)
Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động TVTL cho HS ở các  trường THPT huyện Hoằng Hóa - luận văn quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa tỉnh thanh hóa
Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động TVTL cho HS ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa (Trang 66)
Bảng 2.9. Thực trạng chỉ đạo hoạt động TVTL cho HS ở c c trường  THPT huyện Hoằng Hóa - luận văn quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa tỉnh thanh hóa
Bảng 2.9. Thực trạng chỉ đạo hoạt động TVTL cho HS ở c c trường THPT huyện Hoằng Hóa (Trang 67)
Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra, đ nh gi  hoạt động TVTL cho HS ở các  trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa - luận văn quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa tỉnh thanh hóa
Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra, đ nh gi hoạt động TVTL cho HS ở các trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Trang 69)
Bảng 2.11. Ảnh hưởng của các yếu tố kh ch quan đến quản lý hoạt động  TVTL cho HS ở c c trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa  TT  Yếu tố - luận văn quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa tỉnh thanh hóa
Bảng 2.11. Ảnh hưởng của các yếu tố kh ch quan đến quản lý hoạt động TVTL cho HS ở c c trường THPT huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa TT Yếu tố (Trang 71)
Bảng 2.12. Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lý hoạt động  TVTL cho HS ở c c trường THPT huyện Hoằng Hóa - luận văn quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa tỉnh thanh hóa
Bảng 2.12. Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lý hoạt động TVTL cho HS ở c c trường THPT huyện Hoằng Hóa (Trang 73)
Bảng 3.1. Ý kiến đ nh gi  về tính cần thiết của các biện ph p đề xuất - luận văn quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa tỉnh thanh hóa
Bảng 3.1. Ý kiến đ nh gi về tính cần thiết của các biện ph p đề xuất (Trang 91)
Bảng 3.2. Ý kiến đ nh gi  về tính khả thi của các biện pháp đề xuất - luận văn quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa tỉnh thanh hóa
Bảng 3.2. Ý kiến đ nh gi về tính khả thi của các biện pháp đề xuất (Trang 92)
Bảng 3.3. Sự tương quan về tính cần thiết và tính khả thi  của các biện  ph p đề xuất - luận văn quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện hoằng hóa tỉnh thanh hóa
Bảng 3.3. Sự tương quan về tính cần thiết và tính khả thi của các biện ph p đề xuất (Trang 94)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w