Mâu thuẫn đó ngày càng phát triển và trở thành mâu thuẫn hết sức sâu sắc của thời đại.Chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời cùng với sự thắng lợi của Cách mạng Xã hội chủ nghĩa XHCN tháng Mười Ng
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn 1920-1930
Trang 2BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ
NHÓM SỐ: 04
Đề tài nghiên cứu: Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn 1920-1930
Trưởng nhóm: Nguyễn Thị Huệ
STT Họ và tên được phân công Nhiệm vụ Kết quả đạt được (Từ 0 đến 4 điểm) Đánh giá điểm
Trang 31 Hình thành tư tưởng về con đường cách mạng giải phóng dân tộc 5
2 Hình thành tinh thần đoàn kết quốc tế, mối quan hệ cách mạng VN với cách mạng thế giới 12
3 Hình thành tư tưởng về Đảng cộng sản, đảng cầm quyền và cán bộ cách mạng 18 III, Ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn 1920- 1930 19 Tài liệu tham khảo 21
Trang 4I, Bối cảnh lịch sử ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn 1920- 1930
Thế giới:
Xuất hiện mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa
đế quốc thực dân Chủ nghĩa đế quốc xuất hiện đã đặt ách áp bức thống trị dưới nhiều hình thức khác nhau ở hầu hết các nước Á – Phi – Mỹ Latinh Cùng với mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp vô sản với tư sản và mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau, xuất hiện mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa đế quốc thực dân Mâu thuẫn đó ngày càng phát triển và trở thành mâu thuẫn hết sức sâu sắc của thời đại
Chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời cùng với sự thắng lợi của Cách mạng Xã hội chủ nghĩa (XHCN) tháng Mười Nga 1917 đã mở ra một thời đại mới cho nhân loại: thời đại cách mạng vô sản (CMVS) và cách mạng giải phóng dân tộc (GPDT)
Việt Nam:
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất, xã hội VN là xã hội thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân VN phải chịu hai tầng áp bức bóc lột: thực dân và phong kiến Cách mạng VN cũng có nhiều bước phát triển trong trào lưu chung của cách mạng thế giới
Tuy nhiên, rất nhiều phong trào đấu tranh cứu nước dù theo khuynh hướng phong kiến hay tư sản, tiểu tư sản tuy có anh dũng nhưng đều thất bại trước
sự đàn áp của thực dân Pháp Sự bất lực của những phong trào ấy đã chứng
tỏ sự bế tắc về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Nhu cầu cấp bách của dân tộc là phải tìm ra một con đường cứu nước đúng đắn, phù hợp với thực tiễn VN
Trong bối cảnh đó, Hồ Chí Minh đã có những bước đi thích hợp để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Và những sự kiện nóng bỏng của tình
4
Trang 5hình thế giới cũng như trong nước là một nhân tố có tác động không nhỏ đến việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
II, Những tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trong giai đoạn 1920- 1930
1 Hình thành tư tưởng về con đường cách mạng giải phóng dân tộc
Mục tiêu của cách mạng
Mục tiêu cách mạng trong thời kỳ này được xác định là: Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng nhân dân lao động, giải phóng giai cấp công nhân, phải kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.Như chúng ta đã biết, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước với một xuất phát điểm duy nhất là lòng yêu nước thương nòi Người muốn ra nước ngoài,
“xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào rồi sẽ về giúp đồng bào mình” Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp vì đó là tổ chức duy nhất bênh vực quyền lợi của các thuộc địa mà chưa hề có nhận thức rõ ràng
về Chủ nghĩa Mác – Lênin, về Chủ nghĩa xã hội
Đúng như sau này, Người đã thổ lộ: “Lúc bấy giờ, tôi ủng hộ Cách mạng Tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự nhiên Tôi chưa hiểu hết tầm quan trọng lịch sử của nó Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một người yêu nước vĩ đại đã giải phóng đồng bào mình; trước đó, tôi chưa hề đọc một quyển sách nào củaLênin viết…Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp chẳng qua là vì các “ông bà” ấy- (hồi đó tôi gọi các đồng chí của tôi như thế) – đã tỏ đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức Còn như Đảng là gì, công đoàn là
gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểu.” (Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin – Bài viết cho tạp chí Các vấn đề phươngĐông (Liên Xô) nhân dịp kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh của V.I.Lênin, năm 1960)
5
Trang 6Tháng 7 năm 1920, một sự kiện có tính chất bước ngoặt xảy ra với Hồ Chí Minh, khi lần đầu tiên Người đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương
về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin trên báo Nhân đạo số ra ngày 16 và17/7/1920 của Đảng xã hội Pháp Theo Người thì tuy bài báo có những khái niệm chính trị khó hiểu nhưng “cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động,phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao? Tôi vui mừng đến phát khóc lên” Người khẳng định: “Chỉ có Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng triệt để vì sau khi cách mạng thắng lợi, quyền lực chính trị, quyền lợi thuộc
về quần chúng công nông” Từ đó, Người hoàn toàn tin theo Lênin, ủng hộ Quốc tế III
Đó cũng là cơ sở cho quyết định lịch sử của Hồ Chí Minh 5 tháng sau đó, 12/1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua, Người đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp Người trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên Người đã đi từ Chủ nghĩa yêu nước đến với Chủ nghĩa Mác Lênin
Hồ Chí Minh khẳng định: Bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác – Lênin Ngườiviết: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”
Từ đó, Hồ Chí Minh ra sức tuyên truyền Chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước,thành lập Đảng cộng sản để lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thành công
Bản chất:
Bản chất cách mạng được xác định cụ thể hơn, đó là cuộc “dân tộc cách mệnh”, đánh đuổi đế quốc xâm lược và giành lại độc lập tự do Đây là một
6
Trang 7cách nhìn nhận, đánh giá hết sức đúng đắn của Hồ Chí Minh Người đã nhìn
ra mâu thuẫn cơ bản của một xã hội thuộc địa, đó là mâu thuẫn dân tộc Khátvọng lớn lao nhất của người dân là được độc lập, tự do Vì thế, trước hết phảithực hiện cuộc “dân tộc cách mệnh” để đánh đuổi ngoại xâm, thành lập chínhquyền do nhân dân làm chủ Đó là tiền đề, cũng là điều kiện tiên quyết để tiến hành đấu tranh giai cấp, xây dựng kinh tế xã hội…
Xuất phát từ thực tiễn cách mạng thế giới và đặc điểm của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, cùng với kế thừa và phát triển quan điểm của V.I Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Con đường cách mạng của các dân tộc bị áp bức là giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản”
Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là một bộ phận của cáchmạng vô sản thế giới Giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ,
hỗ trợ nhau, nhưng không phụ thuộc vào nhau Cách mạng giải phóng dân tộc có thể bùng nổ và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc
Ở đây, Người muốn nhấn mạnh vai trò tích cực, chủ động của các dân tộc thuộcđịa trong cuộc đấu tranh giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thựcdân
Phương pháp cách mạng:
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, của cả dân tộc đại đoàn kết Phải tổchức quần chúng, lãnh đạo và tổ chức đấu tranh bằng các hình thức và khẩu hiệu thích hợp Phương pháp đấu tranh để giành chính quyền, giành lại độc lập tự do là bằng bạo lực của quần chúng và có thể bằng phương thức khởi nghĩa dân tộc
7
Trang 8Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và rút ra kinh nghiệm lịch sử từ các vị tiền bối Người đánh giá các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu,Phan Châu Trinh… đều là những vị anh hùng dân tộc, yêu nước thương dân nhưng phương pháp đấu tranh của các cụ chưa đúng và Người không đồng tình.
Những năm bôn ba, lăn lộn trong phong trào yêu nước, phong trào công nhân
“chính quốc” và các nước thuộc địa, Hồ Chí Minh đã mở rộng quan hệ xã hội và tri thức của mình Nhờ thông hiểu nhiều ngoại ngữ và giao tiếp rộng với nhiều bạn bè quốc tế, tích cực tham gia các hoạt động quốc tế và các buổisinh hoạt lý luận bàn về chiến lược sách lược cách mạng thế giới, qua thực tiễn công tác, tổng kết kinh nghiệm nhiều cuộc cách mạng mà Người nắm được cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin, tích lũy được nhiều tri thức cách mạng, dần dần trong tư duy của Người hình thành nên một luận điểm đúng đắn: Giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa, giải phóng nhân loại
Cũng từ đó, lý luận, chiến lược cách mạng vô sản ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, đã từng bước hình thành trong tư duy Hồ Chí Minh
Từ khi trở thành người cộng sản, cùng với việc thực hiện những nhiệm vụ của Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh đã truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng của mình về nước chuẩn bị cho việc thành lập một Đảng cộng sản ở Việt Nam
Sau khi lựa chọn con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản - cho dân tộc Việt Nam, Người khẳng định phải “đi vào quần chúng, thức tỉnh họ,
tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập” Vì vậy, tháng 11/1924, Người đến Quảng Châu (Trung Quốc), nơi có đông người Việt Nam yêu nước hoạt động để xúc tiến công việc thành lập
8
Trang 9Đảng Cộng sản Tháng 2/1925, Người lựa chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra nhóm Cộng sản đoàn.
Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc)
Để có tiếng nói rộng rãi trong quần chúng nhân dân, Báo Thanh niên - cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời, do Nguyễn
Ái Quốc sáng lập và trực tiếp chỉ đạo, đồng thời là cây bút chủ chốt Báo Thanh niên tuyên truyền tôn chỉ, mục đích của Hội, tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin vào phương hướng phát triển của cuộc vận động giải phóng dân tộc Việt Nam
Sau khi thành lập, Hội tổ chức các lớp huấn luyện chính trị do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp phụ trách, phái người về nước vận động, lựa chọn và đưa một
số thanh niên tích cực sang Quảng Châu để đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị
Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho người Việt Nam yêu nước tại Quảng Châu được Hội Liên hiệp các dân tộc bị
áp bức ở Á Đông xuất bản thành cuốn “Đường Kách Mệnh” => Đây là cuốn
9
Trang 10sách chính trị đầu tiên của cách mạng VN, xác định rõ con đường, mục tiêu, lực lượng và phương pháp đấu tranh của cách mạng.
Từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX, do việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh, phong trào cách mạng Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ Từ sau đại hội lần thứ Nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (5-1929) đã xuất hiện nhiều tổ chức cách mạng, tiêu biểu là: Đông Dương Cộng sản Đảng (6/1929), An Nam Cộng sản Đảng (11/1929)
và Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9/1929)
Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cách mạng trong nước, thực hiện Nghị quyết của Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh đã chủ trì Hội nghị hợp nhất
từ ngày 6/1 - 7/2/1930 và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Hội nghị hợp nhất đã thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh soạn thảo Các văn kiện quan trọng nói trên đã trở thành Cương lĩnh đầu tiên của Đảng
Với cột mốc lịch sử ngày 3/2/1930, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam đã hình thành về cơ bản
Tập hợp lực lượng:
Người xác định rằng: “Công nông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ… là bầu bạn cách mệnh của công nông” Cách mạng “là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc của một hai người”, phải tập hợp lực lượng thành một sức mạnh lớn để chống đế quốc và tay sai Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Hồ Chí Minh viết: “Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình… phải thu phục được đại
bộ phận dân cày, hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông… để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp Còn đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ
và tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít nữa
10
Trang 11là làm cho họ trung lập Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ”.
Có thể đánh giá đây là quan điểm thể hiện tầm cao của tư tưởng Hồ Chí Minh Người đã vượt qua được những hạn chế của các đồng chí đương thời, thường nhấn mạnh quá cao vấn đề đấu tranh giai cấp mà không chú ý tận dụng được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc để đánh đổ kẻ thù chung, đáp ứngyêu cầu khẩn thiết nhất của lịch sử
Người khẳng định: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”
Trong các văn kiện do mình soạn thảo, Hồ Chí Minh vừa xác định rõ đâu là bạn, đâu là thù của cách mạng Đồng thời cũng nhìn ra đâu là những bộ phận
có thể bắt tay hợp tác có điều kiện Những thắng lợi của phong trào cách mạng tháng Tám 1945 và các cuộc kháng chiến về sau đều có sự góp mặt của một nhân tố quan trọng: chúng ta đã nhìn nhận và tập hợp lực lượng được đúng đắn, phát huy được sức mạnh “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”
: Trong giai đoạn 1920 - 1930, Hồ Chí Minh đã xác định rõ mục tiêu, bản
Trang 12Vào 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương vềvấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin từ đó Bác đi theo chủ nghĩa cộng sản Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tạiTours với tư cách là đại biểu Đông Dương, trở thành một trong những sánglập viên của Đảng Cộng sản Pháp
Tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp tại thành phố Tua vào cuốitháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tếthứ III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người Cộng sảnViệt Nam đầu tiên. => Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt trong tư tưởngchính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ lập trường yêu nước chuyển sang lậptrường Cộng sản
Năm 1921, Hồ Chí Minh cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháplập ra Hội Liên hiệp Thuộc địa với mục đích đoàn kết lực lượng chống chủnghĩa thực dân, thông qua tổ chức đó truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin đếncác dân tộc thuộc địa
Năm 1923, với tư cách đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Người ra tranh cửvào Hạ viện Pháp, nhưng thất bại Trong lần đầu tiên tham gia bầu cử Quốchội đó, Đảng Cộng sản Pháp giành được tất cả 1,2 triệu phiếu ủng hộ trêntổng số 5 triệu phiếu cử tri, nhưng Nguyễn Ái Quốc trượt chân dân biểuQuốc hội
Thời kỳ ở Liên Xô lần thứ nhất:
Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường Đại họcPhương Đông của Quốc tế Cộng sản Tại Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sảnông được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam Ngày 23-6-1924, phát biểu tại phiên họp thứ 8 Đại hội 5 => Đại biểu Nguyễn
Ái Quốc đã nhấn mạnh, vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa
12
Trang 13Thời kì ở Trung Quốc (1924-1927):
Ngày 11/11/1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu, lấy tên là
Lý Thụy, làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bêncạnh Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Thời gian này Bác cũng gặp mặt một
số nhà cách mạng lão thành người Việt đang sống và hoạt động lưu vongtrên đất Trung Quốc, trong đó có Phan Bội Châu
Năm 1925, Bác (lúc này mang tên Vương) lựa chọn một số phần tử tích cựccủa Tâm tâm xã, huấn luyện thêm và trên cơ sở đó, lập ra Cộng sản đoàn, rồitiếp tục dựa trên Cộng sản đoàn mà thành lập Việt Nam Thanh niên Cáchmạng Đồng chí Hội (hay còn gọi là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên)vào tháng 6 Hội này phái người về nước vận động và đưa thanh niên sangQuảng Châu đào tạo Cho tới 1927, hội mở được 3 khoá gần 10 lớp huấnluyện, đào tạo 75 hội viên, mỗi khóa chỉ kéo dài 2-3 tháng Nguyễn Ái Quốcđứng lớp, Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn phụ giảng Việc làm quan trọngnhất của hội trong thời gian này là cử được người đi học tại Đại học PhươngĐông (Liên Xô) và trường Quân chính Hoàng Phố của Quốc dân ĐảngTrung Quốc
Cùng năm 1925, Bác tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức
ở Á Đông, do Liêu Trọng Khải, một cộng sự thân tín của Tôn Dật Tiên, làmhội trưởng và ông làm bí thư
Tháng 5/1927, chính quyền Trung Hoa Dân Quốc đặt những người cộng sản
ra ngoài vòng pháp luật, Bác rời Quảng Châu đi Hồng Kông, rồi sangMoskva Tháng 11/1927, Bác được cử đi Pháp, rồi từ đó đi dự cuộc họp Đạihội đồng của Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc từ ngày 9/12 đến12/12/1927 Bỉ Sau đó, Bác cũng qua Ý
Những năm 1928-1930:
13