Tiểu Luận Môn Học Môn Học Tư Tưởng Hồ Chí Minh.pdf

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tiểu Luận Môn Học Môn Học Tư Tưởng Hồ Chí Minh.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC DUY TÂNKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Trang 2

A.MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam Trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” ở nước ta, tư tưởng đó của Người càng có ý nghĩa thiết thực.

Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất thân trong một gia đình khoa bảng, có truyền thống hiếu học, từ nhỏ đã say mê học tập, luôn tìm tòi cái mới, cái tiến bộ Người đã sớm nhận ra rằng muốn cứu nước, phải nâng cao dân trí trước hết là cho thanh thiếu niên.

Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe, sáng tạo Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng.

Cách đây hơn nữa thế kỷ, khi bị giam cầm trong nhà lao chính quyền Tưởng Giới Thạch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết những vần thơ:

Ngủ thì ai cũng như lương thiện,Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền;Hiền, dữ phải đâu tính sẵn.Phần nhiều do giáo dục mà nên.

Đối với Người, giáo dục hết sức quan trọng trong cải tạo con người cũ, xã hội cũ, xây dựng con người mới, góp phần đắc lực vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.

“ Quốc dân Việt Nam!

Trang 3

Muốn giữ vững nền độc lập,Muốn làm cho dân mạnh nước giàu,

Mọi người Việt Nam phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào côngcuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”.

Giữa bộn bề công việc của một đất nước mới thoát khỏi chiến tranh, trên cương vị Chủ tịch nước, Người luôn nhắc nhở những đồng chí, những cán bộ có trách nhiệm phải thường xuyên quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa cho giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, tri thức cách mạng cho thế hệ trẻ, cho muôn đời sau, phải tạo mọi điều kiện để mỗi người có thể phát triển toàn diện, bởi con người là nguồn lực quan trọng để kiến thiết, xây dựng nước nhà.Trước lúc “đi xa” trong bản Di chúc thiêng liêng, Người căn dặn: “ Đảng Cần phải chăm sóc, giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đaog tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa “chuyên” Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”.

Đảng ta coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, luôn dành sự đầu tư lớn cho giáo dục Tuy nhiên nền giáo dục của nước ta hiện nay đang còn tụt hậu xa so vói nhiều nước trong khu vực và trên thế giới và do đó kéo theo sự bất cập của hệ thống giáo dục hiện nay so với mụ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kì mới và yêu cầu phát triển con người Việt Nam trong thế kỉ 21 Vì vậy, đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục chính là nhiệm vụ mang tính chiến lược và lâu dài Tiếp tục học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ quan trọng cũng là yêu cầu cấp thiết đối với toàn Đảng, toàn dân

Để làm rõ phương pháp giáo dục theo tư tưởng Hồ Chí Minh ,vấn đề giáo dục thế hệ thanh thiếu niên theo hướng tích cực nhất, tôi xin chọn đề tài: " Khi bàn đến đời sống mới trong môi trường học Hồ Chí Minh đã viết: “Óc những người trẻ tuổi như một tấm lụa trắng Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ Vì vậy sự học tập ở trong trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên, và tương lai của thanh niên tức là tương lai của nước nhà.” làm tiểu luận

Trang 4

A NỘI DUNGI.Nhận định về quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên

Hồ Chí Minh là một nhà lãnh tụ vĩ đại, có tầm nhìn xa trong rộng, hơn ai hết, Người thấu hiểu vai trò vô cùng to lớn của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, trong công cuộc bảo vệ, xây dựng, kiến thiết nước nhà.

Để phát huy vai trò và sức mạnh của tuổi trẻ thì phải tiến hành giáo ducuj thanh niên một cách toàn diện và chu đáo, Hiểu sâu sắc tầm quan trọng của vấn đề này, trong suốt cuộc đời hoạt động cách mang của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm dìu dắt thế hệ trẻ Nggay từ những ngày đầu bôn ba cứu nước, để tập hợp, giáo dục và giác ngộ cách mạng cho thanh niên, Người đã lập ra tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội Trước lúc đi xa, trong “Di chúc” thiêng liêng, Ngời còn ân cần căn dặn: “ Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ Đảng cần phải chưm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.

Trong số những vấn đề cần giáo dục cho thanh niên, Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu vấn đề giáo dục tinh thần yêu nước Trong năm điều Người dạy thiếu niên và nhi đồng, điều thứ nhất là: “ Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”, đối với thanh niên, “ trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn” Tinh thần yêu nước là vốn quý, là sức mạnh to lớn giúp dân tộc ta đứng vững trước những thử thách nghiệt ngã trong lịch sử Nó được hun đúc từ bao đời và đã trở thành sức mạnh Việt Nam, biểu tượng Việt Nam Ngày nay, trong thời đại Hồ Chí Minh, hơn bao giờ hết, tinh thần ấy cần được đề cao và khơi dậy một cách mạnh mẽ để đưa chúng ta vượt qua đói nghèo, tụt hậu Có thể khẳng định rằng, giáo dục tinh thần yêu nước cho thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh là việc làm hết sức đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay, nó tiếp thêm ngồn sức mạnh, trí sáng tạo cho hàng triệu thanh niên đang ngày đêm chiến đấu, lao động, cống hiến trên mọi lĩnh vực vì sự vững bền của đất nước, cho sự thăng hoa của dân tộc, cho xứng đáng Việt Nam tạc sâu vào thiên niên kỉ.

Trang 5

Trông công cuộc giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ cho đất nước, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến nguyên tắc giáo dục toàn diện Người cho rằng, “ Nhà nước chú trọng đặc biệt việc giáo dục thanh niên về đức dục, trí dục và thể dục” Một con người có trí tuệ và nhân cách phát triển lệch lạc không thể là một người chủ xứng đáng của đất nước, của Tổ quốc Vấn đề giáo dục toàn diện là một vấn đề hết sức quan trọng Theo Chủ tịch Hồ Chí mInh, thanh niên là người chủ tương lai của nước

nhà, vì vậy, ngay từ hiện tại, “ thanh niên phải chuẩn bị làm người chủ nướcnhà Muốn thế phải ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hóa, trước hết phải rènluyện và thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa, gột rửa cá nhân chủ nghĩa ”.

Đúng như tư tưởng của Người, để hoàn thành tốt vai trò người chủ nước nhà, thanh niên phải được giáo dục, đào tạo một cách chu đáo, phải được chuẩn bị đầy đủ các hành trang cần thiết nhất Trước hết, họ phải là những con người gương mẫu về đạo đức, có ý thức dạo đức hoàn thiện, đầy đủ, đồng thời, có thể chất cường tráng, mạnh mẽ Có như thế họ mới có thể vượt qua được những khó khăn, thử thách, mới làm tròn được những nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng rất nặng nề mà Đảng, dân tộc và nhân dân giao phó Đặc biệt, họ phải là những người có trí tuệ cao, thông minh, sáng tạo, có ý thức đạo đức hoàn thiện, đầy đủ, đồng thời, có thể chất cường tráng, mạnh mẽ Có như thế họ mới có thể việt qua được những khó khăn, thử thách, mới làm tròn được những nhiệm vụ vẻ vang những cũng rất nặng nề mà Đảng, dân tộc và nhân dân giao phó Đặc biệt, họ phải là những người có trí tuệ cao, sáng tạo, có ý chí khám phá, tìm tòi “ dám nghĩ , dám làm”, biết vận dụng những thành quả của khoa học – công nghệ hiện đại vào thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Để trở thành những con người phát triển hài hòa và toàn diện, con đường duy nhất của thanh niên là không ngừng ra sức phấn đấu, rèn luyện, học tập trên tất cả các lĩnh vực, “ phải ra sức học tập chính trị, kỹ thuật, văn hóa, phải thấm nhuần tư tưởng xã hội chủ nghĩa” Điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong điều kiện toàn cầu hóa và sự bùng nổ của cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại Thanh niên Việt Nam phải biết vươn lên làm chủ những công nghệ tiên tiến nhất, để rút ngắn khoảng cách với những quốc gia đang phát triển Thực tế cho thấy, rất nhiều thanh niên đã và đang xứng đáng với lời dạy đó của Người Những thắng lợi vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam trong các cuộc thi quốc tế, trong học tập, sản xuất và kinh doanh, đã chứng minh vai trò và năng lực của các thế hệ thanh niên trong công cuộc xây dựng đất nước Tuy nhiên, tuổi trẻ ngày nay cần phải làm

Trang 6

được nhiều hơn thế, cần phải tiếp tục phấn đấu và rèn luện.trên nhiều lĩnh vực, chúng ta còn tụt hậu, có khảng cách quá xa so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới Nhiệm vụ của thanh niên là phải góp phần thu hẹp, san bằng khoảng cách đó Hồ Chí Minh đặc biệt chú trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ, Người chỉ rõ: “ Thanh niên phải luôn luôn rèn luyện đạo đức cách mạng Đạo đức cách ạng có thể tóm tắt trong mấy điềm:

 Trung thành: Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với Đảng, với giai cấp.

 Dũng cảm: Không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện: “ Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, “ gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người”.

 Khiêm tốn: Không nên tự cho mình là tài giỏi, không khoe công, không tự phụ

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Thanh niên cần phải có tinh thần và gan dạ sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khắn, gian khổ để tiến mãi không ngừng” Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, người thanh niên cũng phải sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của dân tộc trong bối cảnh hội nhập và mở cửa hiện nay, đất nước đang đứng trước những thời cơ và những thử thách lớn lao, hơn bao giờ hết, vai trò và trách nhiệm của thanh niên, của tuổi trẻ lại càng vinh dự và nặng nề Tương lai của đất nước, của dân tộc đang nằm trong tay thế hệ trẻ Chúng ta có thể sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không? Chúng ta có thể đi tắt, đón đầu thời đại được hay không? Chúng ta có thể vượt ra khỏi đói nghèo, tụt hậu để trở thành một quốc gia giàu có, vững mạnh, phát triển về mọi mặt được hay không? Tất cả đang trông chờ vào ý chí, nghị lực và bản lĩnh của tuổi trẻ, tất cả đang được giải quyết bởi những việc làm, những hành động cụ thể của tuooit trẻ hôm nay Chúng ta không thể quên lời căn dặn thiết tha của Người: “ Thanh niên ta có vinh dự to thì cũng có trách nhiệm lớn Để làm tròn trách nhiệm, thanh niên ta phải nâng cao tinh thần làm chủ tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt niềm tin lớn vào thế hệ trẻ, quan tâm đặc biệt đến sự phát triển toàn diện của họ, trong đó có sự phát triền về thể chất Người đã nêu một tấm gương sáng về rèn luyện thể dục thể thao đồng thời kêu gọi mọi người, nhất là thanh niên phải thường xuyên rèn luyện sức khỏe, coi đó là trách

Trang 7

nhiệm và bổn phận của thanh niên Họ cần có những hoạt động vui chơi lành mạnh: “ Thanh niên phải chuyên tâm học hành và công tác, nhưng cũng cần có vui chơi Vui chơi lành mành là một bộ phận trong sự linh hoạt của thanh niên” Vui chơi để có thêm niềm tin và ý chí trong học tập, rèn luyện Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở : “ Trong vui chơi cũng có giáo dục, cần có những thú vui chơi văn hóa, thể dục có tính chất tập thể và quần chúng.”

Để giáo dục thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh rất chú trọng tới vai trò của nhà trường, của ngành giáo dục – đào tạo Có thể nói, trường học là môi trường thuận lợi nhất để giáo dục thanh niên trên mọi phương diện Nhà trường là nơi tuổi trẻ tiếp thu những tri thức, những kinh nghiệm để chuẩn bị bước vào đời, trao dồi đạo đức ý chí, luyện rèn những phẩm chất cần thiết cho một lương lai tươi sáng Trong Đời sống mới, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh vai trò của nhà trường trong chế độ mới: “ Cốt nhất là phải dạy học trò biêt yêu nước, thương nòi, phải dạy cho họ ý chí tự lập tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lệ” Theo Người, thanh niên phải được giáo dục vừa “hồng” vừa “chuyên” Một tư tưởng hết sức ngắn gọn nhưng hết sức đầy Bồi dưỡng thế hệ thanh niên là công việc hết sức công phu và bền bỉ, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.

2 Phương pháp giáo dục thanh niên trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Người cho rằng, học phải đi đôi với hành, giáo dục gắn liền với xã hội Học để hành, để pục vụ cuộc sống, Người phê phán lối học vẹt, học phải có suy nghĩ, thực hành, thí nghiệm Giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ chặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội “ Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển cũng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong.” Để vươn tới sự hoàn thiện, trước hết con ngời phải tự tu dưỡng hoàn thiện mình về đạo đức Do vậy, đạo đức là yếu tố cơ bản của nhân cách tạo nên giá trị con người

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn đánh giá cao vai trò của gia đình trong việc giáo dục thanh niên Điều đáng lưu ý là, Người coi việc giáo dục thanh niên là cả một khóa học, Người nói : “Óc của người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ” Điều đó dòi hỏi

Trang 8

giáo dục thanh niên phải có nội dung, chương trình phù hợp Người cũng đã chỉ ra rõ những nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ đối với mỗi cấp học Đối với thanh niên, Người yêu cầu phải tự giác, tự động, “ cần phải làm đầu tàu, gương mẫu trong phong trào thi đua yêu nước Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.

Người cũng nghiêm túc chỉ rõ bệnh ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, anh hùng của thanh niên “ Thanh niên cần phải chống tâm lý tự tư tự lợi, chỉ lo lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của mình, chống thói quen xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay, chống lười biếng xa xỉ, chống kiêu ngạo, gải dối khoe khoang.”

Trong việc “ trồng người”, Hồ Chí Minh cho rằng: “ Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới.

II Rút ra ý nghĩa đối với bản thân

1 Vấn đề học tập hiện nay của sinh viên và thực trạng giáo dục hiện nay.

Giáo dục luôn là vấn đề trung tâm của đời sống xã hội vì nó quyết định tương lai của mỗi người và của cả xã hội Thực trạng nhức nhối của nền giáo dục hiện nay là nguyên nhân làm trì trệ sự phát triển của Việt Nam.

Bàn về tính không hiệu quả của giáo dục ngày nay đặc biệt là giáo dục Đại học, người ta thường đổ lỗi do thiếu trang thiết bị học tập, thương mại hóa giáo dục, phong cách giảng dạy của giảng viên, việc học thiên về lý thuyết nhiều hơn thực tiễn mà quên đi thái độ của sinh viên trong việc học của mình Có một thực tế đngs buồn là sau bao năm học phổ thông vất vả, nặng nhọc để giành được một chiếc ghế lên giảng đường Đại học thig không ít sinh viên đã vội vàng tự mãn, xem Đại học là nơi xả hơi để tự tập, gặp gỡ ăn chơi, đua đòi cũng chúng bạn thay vì biết trân trọng thành quả của mình họ sẽ không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân.

Trang 9

Trong thực tế, một bộ phận sinh viên chỉ học đối phó, sức học có thể rất tốt nhưng không nổ lực, tập trung vào học tập, coi chuyện học lại, thi lại là điều bình thường, thậm chí là tất yếu của sinh viên Với tư tưởng như vậy, sinh viên lười tư duy, lười tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, thụ động trong học tập, trong việc tiếp nhận những kiến thức mà thầy cô truyền tải, dẫn tới cạn kiệt dần sức sáng tạo Trong xã hội phát triển hiện nay, sự cạnh tranh trong năng lực, sức sáng tạo vô cùng khóc liệt, nó quyết định tới vị trí của sinh viên trong mắt nhà tuyển dụng.

Họ cho rằng những kiến thức có được đã đủ, nhưng đang quên mất rằng xã hội luôn phát triển, những kiến thức mà họ có chỉ như một hạt cát trên sa mạc tri thức, phải luôn trao dồi, vận dụng kiến thức vào thực tế để rút ra cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm sống Học tập mà không rõ mục tiêu cũng giống như ta bắn một mũi tên mà chưa xác định được đích Đã đến lúc sinh viên cần nhìn lại chính mình để thẳng thắn thừa nhận những khuyết điểm, để chấn chỉnh lại quá trình học tập, chính sinh viên mới có thể tự điều trị “ căn bệnh” lười của mình.

Mặt khác những sinh viên đấy còn tiêu cực trong thi cử, lười biếng ham chơi, học vẹt, học tủ, học đối phó , thiếu tư duy , nghiên cứu khoa học dẫn đến việc học càng ngày càng sa sút và không cũng cố được kiến thức Một bộ phận sinh viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học

Nhưng bên cạnh đó, vẫn tồn tại nhwungx sinh viên tốt, luôn ham muốn học hỏi hơn trong học tập để rút ra những kinh nghiệm cho bản thân áp dụng cho thực tiễn Luôn nêu cao tinh thần tự học, hăng say với nghiên cứu khoa học và phát triển tư duy giúp phát triển đất nước ngày càng đi lên.

Thực trạng giáo dục hiện nay cũng đang là vấn đề đáng lo ngại, giáo dục – đào tạo còn nhiều hạn chế, yếu kém, chất lượng giáo dục còn thấp, quan tâm đến số lượng nhiều hơn chất lượng, so với yêu cầu phát triển của đất nước còn nhiều nội dung chưa đạt, chưa thực sự là quốc sách hàng đầu Nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục còn lạc hậu, chậm đổi mới, chậm hiện dại hóa, chưa gắn chặt với đời sống xã gội và lao động nghề nghiệp, chưa phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên.

Trang 10

Chất lượng giáo dục có mặt bị buông lỏng, giảm sút, nhất là gáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục mới quan tâm nhiều đến dạy chữ, ít quan tâm đến giáo dục tư tưởng, đạo đức, lịch sử dân tộc, tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, kỹ năng sống.

Chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công tác xã hội hóa giáo dục, định hướng liên kết với nước ngoài trong phát triển giáo dục còn nhiều bất cập, chưa xác định rõ phương châm Tư duy giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới phát triển đất nước trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, khoa học giáo dục chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục còn nhiều bất cập.

2 “Óc những người trẻ tuổi như một tấm lụa trắng Nhuộm xanh thì nó sẽxanh Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ Vì vậy sự học tập ở trong trường có ảnhhưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên, và tương lai của thanh niêntức là tương lai của nước nhà.”

Có thể thấy rằng giáo dục có một vai trò rất quan trọng đối với vận mệnh của đất nước điều đó có nghĩa là sự nghiệp giáo dục có tầm quan trọng hàng đầu đối với mọi tầng lớp , mỗi lứa tuổi , nhưng lứa tuổi quan trọng nhất vẫn là bộ phận giới trẻ - tương lai của đất nước Thông qua giáo dục con người sẽ có tri thức , một tri thức vững chắc và đúng đắn sẽ làm móng vững cho một tòa nhà tri thức mọc lên Giáo dục đào tạo đóng vai trò là nền tảng , là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển , góp phần ổn định chính trị xã hội và nâng cao chỉ số phát triển con người Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia trên thế giới , các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu

- Giới trẻ thay vì ví như tấm lụa trắng thì có thể ví như cây non mới bắt đầu giai đoạn phát triển , người trồng uốn nắn chăm bón nó như thế nào thì nó sẽ phát triển như thế đó , bởi vậy , tấm lụa xanh hay đỏ phụ thuộc và yếu tố khách quan , phụ thuộc vào Con người muốn xanh hay đỏ Nếu bộ phận giáo dục khéo dạy bảo thì sẽ có một bức lụa đẹp và tươi sáng

- Giáo dục quan trọng , đặt biệt là trong ngôi trường đại học , khi vượt ra khỏi những kiến thức phổ thông căn bản để đi vào sâu nghiên cứu chuyên ngành mà bạn trẻ muốn quan tâm Không chỉ thể hiện sự trưởng thành của người học về mức độ tri thức mà còn là cơ hội để ng học đạt được mục tiêu nghề nghiệp cá

Ngày đăng: 26/04/2024, 16:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan