1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận nghiên cứu yếu tố xã hội tác động tới các phạm trù thẩm mỹ

15 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH_________________________ MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNGTên tiểu luận: Sự ảnh hưởng của yếu tố xã hội lên phạm trù thẩm mỹ cái đẹp thông qua lăng kín

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH _

MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Tên tiểu luận: Sự ảnh hưởng của yếu tố xã hội lên phạm trù

thẩm mỹ cái đẹp thông qua lăng kính nghệ thuật bình dị của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hải Thanh với triển lãm “Nơi chốn thuộc về”

Sinh viên thực hiện: Trần Thu Hà Lớp:

Người hướng dẫn: TS Trần Yên Thế

Trang 3

MỤC LỤC

A Mở đầu

1 Lý do chọn đề tàiMục đích nghiên cứu3 Phương pháp nghiên cứuB Nội dung

Chương I: Cơ sở lý luận1 Tổng quan về cái đẹp1.1 Khái niệm về cái đẹp

1.2 Các lĩnh vực biểu hiện của cái đẹp1.2.1 Cái đẹp trong tự nhiên

1.2.2 Cái đẹp trong xã hội1.2.3 Cái đẹp trong nghệ thuật2 Tổng quan về yếu tố xã hội2.1 Yếu tố đời sống văn hoá2.2 Yếu tố môi trường2.2.1 Yếu tố môi trường tự2.2.2 Yếu tố môi trường xã hội

Chương II: Sự ảnh hưởng của yếu tố xã hội lên phạm trù thẩm mỹ cái đẹp thông qua lăng kính nghệ thuật bình dị của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hải Thanh với triển lãm “Nơi chốn thuộc về”

1 Vài nét về nghệ sĩ nhiếp ảnh Hải Thanh

2 Phân tích những yếu tố xã hội tác động đến cái đẹp qua triển lãm “Nơi chốn thuộc về” của Hải Thanh

Trang 4

Ở ĐẦULý do chọn đề tài

Mỹ học là bộ môn khoa học có tính lý thuyết tập trung vào việc nghiên cứu phương diện thẩm mỹ đồng thời phân tích và hiểu được sự tương tác giữa nghệ thuật, văn hóa ở lý luận để đánh giá tác phẩm nghệ thuật

Chuỗi tác phẩm nghệ thuật trong buổi triển lãm “Nơi chốn thuộc về” của nghệ sĩ nhiếp ảnh gốc Việt Hải Thanh là một tác phẩm đẹp, giàu ý nghĩa và đã đem lại giá trị nghệ thuật cao Tuy nhiên để có thể hiểu rõ hơn về phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm, trước hết cần phải xem xét cũng như phân tích những yếu tố xã hội xung quanh ảnh hưởng đến tác phẩm

Yếu tố xã hội là một trong những khía cạnh quan trọng không thể thiếu trong việc tạo ra đồng thời làm thay đổi và tác động đến các tiêu chuẩn về thẩm mỹ và cái đẹp cũng không ngoại lệ Không chỉ là cách chúng ta đánh giá thông qua những sự vật thường ngày mà còn thông qua những tác phẩm nghệ thuật, những bức ảnh mang trong mình cả sự ẩn chứa sâu xa

Đối tượng của mỹ học chính là đời sống thẩm mỹ của con người Có thể nói cái đẹp theo con người đến tận cùng của cuộc sống và sự tồn tại của con người cái đẹp đi song song với nhau không thể tách rời Chính vì vậy mà cái đẹp là một trong những giá trị tất yếu mà con người cần phải đạt đến Chuỗi tác phẩm nghệ thuật trong buổi triển lãm “Nơi chốn thuộc về” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hải Thanh đã thể hiện rõ được cái đẹp trong con người, trong tự nhiên và trong mối quan hệ tương tác giữa cả hai chủ thể thẩm mỹ

Thông qua việc nghiên và phân tích các yếu tố xã hội như môi trường, văn đời sống, giáo dục ảnh hưởng đến cái đẹp về các chủ thể thẩm mỹ và sự tác động qua lại giữa chúng trong những bức ảnh dưới đây là một đề tài hấp dẫn, mang tính ứng dụng cao Do đó, để làm sáng tỏ về chủ đề này, em đã chọn đề tài: Sự ảnh hưởng của yếu tố xã hội lên phạm trù thẩm mỹ cái đẹp thông qua lăng kính nghệ thuật bình dị của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hải Thanh với triển lãm "Nơi chốn thuộc về" để nghiên cứu cho Tiểu luận môn Mỹ học đại cương

Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu về cái đẹp trong loạt tranh của Hải Thanh, từ đó học tập và áp dụng được cái hay, kĩ thuật trong nhiếp ảnh của ông vào quá trình học tập nghệ thuật nhiếp ảnh của mình Cùng với đó, nâng cao hiểu biết của bản thân về một tượng đài Mĩ thuật Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng điều tra, phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin về tác giả, tác phẩm liên quan đến đề tài phương pháp lịch sử và logic trong phân tích yêu cầu của đề bài.

Trang 5

Sử dụng yếu tố tổng hợp để hệ thống hóa các vấn đề đã được rút ra trên cơ sở các nguồn tư liệu.

ỘI DUNG

Chương I: Cơ sở lý luận

Tổng quan về cái đẹp1.1 Khái niệm về cái đẹp

Từ ngàn đời nay, lịch sử của cái đẹp gần như gắn liền với lịch sử của nhân loại, con người không ngừng học hỏi và lý giải về cái đẹp trong suốt cuộc đời của mình, từ cổ đại cho đến hiện đại Tuy nhiên, không dễ để đi đến một quan niệm thống nhất và tương đối rõ ràng về cái đẹp.

Khó có thể nói được rằng cái đẹp là phạm trù mỹ học cơ bản hay trung tâm vì rong hệ thống các phạm trù mỹ học cái đẹp tồn tại cả hai Bởi vì, đối tượng của mỹ học và đời sống thẩm mỹ của con người luôn luôn tồn tại và song hành với

Mỹ học là khoa học của cái đẹp Cái đẹp là cái phổ biến Nó có mặt ở khắp mọi nơi: từ trong tự nhiên, trong xã hội và trong nghệ thuật, Con người không một phút nào sao nhãng, rời bỏ được cái đẹpbởi vì đâu đâu có hoạt động của con người ở đấy có cái đẹp: dải ngân hà đẹp, cuộc sống đẹp, chiếc nón đẹp, chiếc khăn đẹp, công việc đẹp, hành động đẹp, tư tưởng đẹp, khuôn mặt đẹp… Mặt khác, cái đẹp là cái thường trực, nó luôn có mặt trong ý thức con người Dù là lúc lao động, lúc vui chơi giải trí, lúc nghiên cứu khoa học; lúc học tập, trong công việc, trong sinh hoạt gia đình hàng ngày,… Cái đẹp như là thước đo, là chuẩn mực đi trong đời sống con người Không phải ngẫu nhiên, tuỳ tiện

Thiện Mỹ đi liền với nhau Cái đẹp phải dựa trên cái thật, cái tốt Quả thực cái giả không bao giờ có thể đẹp cái xấu cũng vậy Một tác phẩm nghệ thuật chỉ đẹp và có giá trị đích thực khi nó phản ánh sự thật của cuộc sống giải quyết những yêu cầu nhiệm vụ của thực tiễn xã hội

Những câu hỏi đặt ra như: Vậy cái đẹp là gì? thế nào là cái đẹp? thật khó để trả lời Có người hỏi Saint Augustin: “Thời gian là gì? Augustin trả lời: giá như người đừng hỏi thì ta cơ hồ như hiểu rõ thời gian là gì!” Thế nhưng khi người hỏi ta thời gian là gì thì hoang mang được hiện rõ trong ta Cái đẹp cũng tương tự vậy bởi vì đã 2500 năm nay, các triết gia, các mỹ học gia, không ngừng thay nhau tìm kiếm một sự lý giải thích hợp cho cái đẹp, nhưng cái đẹp là gì thì câu hỏi đến nay vẫn như còn chưa thể lý giải hết ái đẹp không chỉ là một phạm trù thẩm mỹ phổ biến có trong thiên nhiên mà còn có trong xã hội, gắn liền với con người, đó còn bởi sự cảm nhận về cái đẹp vô cùng tinh tế và muôn vẻ Tuy

Trang 6

nhiên, nó vẫn có những quan điểm ào đó về cái đẹp, và chúng ta cũng có thể tạm chấp nhận một nhận định mang tính khái quát rằng: “Cái đẹp là một phạm trù thẩm mỹ dùng để chỉ một phẩm chất thẩm mỹ của sự vật khi nó phù hợp với quan niệm của con người về sự hoàn thiện và tỉnh lí tưởng, có khả năng gợi lên ở con người một thái độ thẩm mỹ tích cực do sự tác động qua lại giữa khách thể và chủ thể” (Giáo trình Mỹ học đại cương Lê Văn Dương, Lê Đình Lục, Lê Hồng Vân)

1.2 Các lĩnh vực biểu hiện của cái đẹp 1.2.1 Cái đẹp trong tự nhiên

Khi xét về những cái đẹp trong tự nhiên là người ta nói đến những cái đẹp mà tạo hóa sinh ra đã ban tặng cho con người, một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người Đó là những cái đẹp thuộc về thế giới tự nhiên vô sinh như sông, núi, biển, trời, trăng, sao, mưa, gió… Nó cũng bao gồm cả những cái đẹp của thế giới hữu sinh như cỏ cây, hoa lá, chim muông, cầm thú…, trong đó cái đẹp tự nhiên của hình thể con người cũng là một ân huệ mà tạo hóa đã ban tặng cho con người Cảm xúc về cái đẹp, ý niệm về cái đẹp chỉ được biết đến khi con người hình thành cảm xúc trong thế giới tự nhiên.Và khi đã có ý thức về cái đẹp, con người lại sáng tạo ra những cái đẹp mới theo tiêu chuẩn và mong muốn của mình Đặc biệt, nghệ thuật, vẻ đẹp đa dạng của thế giới tự nhiên luôn luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ, ca, văn học,

1.2.2 Cái đẹp trong xã hội

Theo Giáo trình Mỹ học đại cương NXB Giáo Dục Nếu cái đẹp trong tự nhiên là sản phẩm khách quan của tạo hóa thì “cái đẹp trong xã hội lại là kết quả của hoạt động thực tiễn của con người, thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: lao động sản xuất; đấu tranh xã hội; vui chơi; giải trí; thể thao; hội hè Và vì rằng hoạt động thực tiễn của con người là vô cùng phong phtrong đời sống xã hội cái đẹp cũng được biểu hiện dưới muôn hình nghìn vẻ khác nhau, nó phối hợp được cả vẻ đẹp màu sắc; hình dáng; cả vẻ đẹp bên ngoài lẫn vẻ đẹp bên trong bắt nguồn từ quan niệm chính trị – đạo đức – truyền thống – phong tục” Đặc biệt, bản thân con người cùng với sự hài hoà giữa hình thể bên ngoài với thế giới tinh thần bên trong là một nhân tố quan trọng làm nên cái đẹp của xã hội.

1.2.3 Cái đẹp trong nghệ thuật

Cái đẹp trong tác phẩm nghệ thuật có nhiều điểm khác biệt so với cái đẹp của Nghệ thuật là bao quát cái đẹp và là thế giới của cái đẹp nó thể hiện tập trung của mọi quan hệ thẩm mỹ Nói cách khác; trong bất kỳ hoạt động nào của con người cũng hướng đến sự sáng tạo ra cái đẹp; vươn đến cái đẹp nhưng không ở đâu quy luật ấy lại bộc lộ rõ nét; không ở đâu việc sáng tạo ra cái đẹp

Trang 7

lại chiếm một vị trí quan trọng như trong nghệ thuật Ở đây cái đẹp trong nghệ thuật không chỉ là sự phản ánh tính chân thật cuộc sống hiện thực; mà còn là phản ánh bằng tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ

Cái đẹp trong nghệ thuật không chỉ bao gồm các tiêu chuẩn và quy tắc thẩm mỹ mà còn được biểu đạt qua sự tưởng tượng, sáng tạo và khả năng gợi cảm xúc Nghệ thuật cho phép ta nhìn thấy và trải nghiệm cái đẹp thông qua các yếu tố như màu sắc, hình dạng, cấu trúc, động lực và cảm nhận.

Hơn nữa, cái đẹp không chỉ nằm trong vẻ bề ngoài của một tác phẩm nghệ thuật mà còn nằm trong khả năng tạo ra trạng thái tâm trạng, kích thích suy nghĩ sâu sắc và khám phá thế giới Nghệ thuật có thể mang lại trải nghiệm tinh tế và những cung bậc cảm xúc đa dạng, từ sự hài hoà và thư thái đến sự phức tạp sâu sắc.

Tổng quan về yếu tố xã hội

Yếu tố xã hội có thể là tất cả yếu tố và hoàn cảnh xung quanh xã hội nơi ta sinh sống, từ môi trường, văn hoá, kinh tế, giáo dục, lịch sử cho đến nhiều yếu tố khác đều ảnh hưởng đến các phạm trù thẩm mỹ

2.1 Yếu tố đời sống văn hoá

Một môi trường văn hoá xã hội nhất định, gắn liền với một phạm vi không xã hội nhất định nơi các cá nhân và cộng đồng người tổ chức các hoạt động sống, lao động, sinh hoạt, cùng nhau xây dựng và chia sẻ các giá trị văn hoá, lối sống, phong tục tập quán, nghi lễ Đây chính là yếu tố đời sống văn

2.2 Yếu tố môi trường

Yếu tố môi trường là tất cả những yếu tố của tự nhiên tồn tại xung quanh và có quan hệ mật thiết, tác động tới cuộc sống của con người: mặt trời, mặt trăng,

nước, ánh sáng, khí hậu Có hai yếu tố môi trường chính là môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.

2.2.1 Yếu tố môi trường tự nhiên

Là tất cả những yếu tố của tự nhiên tồn tại xung quanh và có tác động tới cuộc sống của con người: mặt trời, mặt trăng, gió, nước, ánh sáng, khí hậu… Môi trường tự nhiên thay đổi tác động tới con người, tác động tới những giá trị văn hoá do con người sáng tạo ra (môi trường tự nhiên nào sáng tạo ra con người như vậy: chẳng hạn sự khác biệt giữa con người phương Đông và phương Tây –giữa con người sống ở ôn đới và xích đạo )

2.2.2 Yếu tố môi trường xã hội

Là tổ chức của mối quan hệ giữa con người với con người hay một nhóm cá nhân liên quan đến tương tác một cách thường xuyên Đôi khi là một sản phẩm của con người, và không có gì ngoài một sản phẩm của con người, mà liên tục tác động đến các nhà sản xuất của nó (nhà xã hội học Peter L.

Trang 8

Chương II: Sự ảnh hưởng của yếu tố xã hội lên phạm trù thẩm mỹ cái đẹp thông qua lăng kính nghệ

thuật bình dị của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hải Thanh với triển lãm “Nơi chốn thuộc về”

Vài nét về nghệ sĩ nhiếp ảnh Hải Thanh

Hải Thanh là một nhiếp ảnh gia độc lập người Hà Nội, hiện anh đang sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh Anh từng tốt nghiệp ngành thiết kế đồ họa tại Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội năm 1996 và làm việc trong ngành vài năm sau đó.

Từ những năm 2005 – 2006 (khi các dòng máy ảnh kỹ thuật số bùng nổ tại Việt ổi lên với nickname “Loayhoay” và trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sau một thời gian hành nghề phóng viên ảnh tự do cho các tờ báo trong nước và truyền thông quốc tế, đặc biệt khi anh có cơ hội tham dự

ỹ Tưởng niệm Báo chí Đông Dương), một tổ chức chuyên nâng cao kiến thức và kỹ năng làm báo ảnh cho phóng viên ảnh trẻ Việt Nam đi khắp cả nước, hai lần vào năm 2007 và 2010 Anh được biết đến như thế hệ đầu tiên chụp mảng phóng sự báo chí tư liệu với những bức ảnh có chất lượng hàng đầu hệ đầu tiên chụp mảng phóng sự báo chí tư liệu với những bức ảnh có chất lượng hàng đầu

Khác với những nghệ sĩ nổi tiếng khác trong và ngoài Việt Nam, tất cả những bức ảnh của anh luôn coi đất nước Việt Nam không phải là những đồi ruộng bậc thang phủ nắng hay những con sông uốn lượn xuôi dòng, cũng không phải những bãi cát trắng đầy gió hay sóng biển mênh mông vời vợi Với Hải Thanh, nét đặc trưng nhất có lẽ là anh đã miêu tả một cuộc sống không thể vắng bóng con người, vì thế mà những bức ảnh của anh luôn có hoạt động của con người dù là hoạt động nhỏ nhất đòi hỏi người làm nhiếp ảnh phải biết cách khai thác Ảnh của Hải Thanh rất hiền dịu, mang lại cho người xem những hình ảnh nhẹ nhàng, lắng đọng, đậm chất đời thường, tạo được cảm xúc và tác động lên họ Phần lớn các bức ảnh trong sự nghiệp của anh khám phá những lát cắt muôn hình vạn trạng của cuộc sống, anh sử dụng máy ảnh như một phương tiện để nhật ký hoá sự thân mật của những con người xa lạ Ngoài ra, màu sắc hội hoạ trong những bức ảnh của Hải Thanh cũng rất đặc biệt, mới mẻ Anh luôn tự thử thách bản thân thông qua việc kết hợp hài hoà giữa các màu sắc, tuy nhiên anh cho rằng màu sắc càng nhiều vừa gây bắt mắt nhưng cũng dễ gây nhiều thông tin chính của bức ảnh anh muốn truyền tải.

Trang 9

Ngoài ra, ảnh của Hải Thanh là những ảnh tư liệu một dòng ảnh ngay cái tên cũng rất đặc biệt, không trùng với những thể loại ảnh khác Nhìn chung, nó là cách kể chuyện bằng ảnh, xây dựng một câu chuyện ảnh, ngôn ngữ được phép rộng mở và ít nguyên tắc hơn ảnh báo chí, khác với những mục tiêu theo đuổi của nghề nhiếp ảnh của các nghệ sĩ khác là ảnh nghệ thuật Trong phóng sự ảnh, một bộ ảnh theo kiểu chụp tư liệu thì hoàn toàn cho phép số lượng nhiều hơn, đối lập với các dòng ảnh khác bao gồm 7 – 8 ảnh

Phân tích những yếu tố xã hội tác động đến cái đẹp qua triển lãm “Nơi chốn thuộc về” của Hải Thanh

2.1 Tổng quan về triển lãm

Loạt ảnh chụp tại một thành phố xa lạ lúc tác giả có cơ hội được đến và định cư tại đó khi lập gia đình vào năm 2014 Những trải nghiệm mới trong thời gian này cùng với cảm giác bị “dịch chuyển” đã dấy lến, thôi thúc anh suy ngẫm về khái niệm được gọi là “nhà” theo cách riêng của anh Chuỗi ảnh được trưng bày trong triển lãm như những trang nhật ký đã soi chiếu lại hành trình làm cha và tìm kiếm “nơi chốn thuộc về” của riêng anh 46 tác phẩm trưng bày trong triển lãm của Hải Thanh cho người xem cơ hội chiêm nghiệm về “nơi chốn” mà chúng ta yêu thương và cũng là lời tri ân đẹp đẽ gửi tới mối quan hệ gia đình, với tất cả niềm vui và cả những khó khăn, đó có thể là một phong cảnh thân thuộc, một khoảnh khắc hoài niệm hay một hồi ức quen thuộc

2.2 Yếu tố tác động đến phạm trù cái đẹp qua buổi triển lãm

Trong chuỗi các tác phẩm của buổi triển lãm đều chịu sự tác động của các yếu tố xã hội để làm nổi bật cái đẹp Nhưng nổi bật nhất vẫn là các bức tranh dưới đây với hai yếu tố nổi bật là yếu tố đời sống văn hoá và yếu tố môi trường

2.2.1 Yếu tố đời sống văn hoá

Buổi triển lãm gồm 46 tác phẩm, tuy nhiên 2 bức ảnh dưới đây đã thể hiện rõ nhất cái đẹp dưới sự tác động của yếu tố đời sống văn hoá Yếu tố văn hoá đời sống bao gồm các hoạt động sống, phong tục tập quán, lễ hội Với những mặt, những khía cạnh biểu hiện đó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến vẻ đẹp đặc biệt trong hai bức ảnh này.

Trang 10

(Ảnh 1)

Đối với bức ảnh thứ nhất, thoạt nhìn thì có vẻ không có gì sâu sắc Tuy nhiên đây lại là dụ ý, là chủ đích của tác giả được lồng ghép để thể hiện cái tài tình của anh Để có thể khơi gợi một phần nào đấy trong hành trình làm cha của anh, chủ thể trong bức ảnh này anh chọn là một cậu nhóc độ tuổi 5 nh đã đan xen được ánh nắng của tự nhiên với sự hiện diện của chủ thể, ánh nắng không bị gắt mà lại rất dịu nhẹ giúp thoải mái Hơn nữa, ánh sáng này đến từ phía bên trái, toả khắp mặt ảnh, từ khuôn mặt, phần cơ thể cho đến chiếc cột đằng sau, cùng với hành động của chủ thể đang vươn vai và nhắm mắt, tất cả cho thấy một sức sống tươi trẻ đón chào ngày mới

Chính trong video “Streetlife Photography with Hai Thanh” được thực hiện bởi “Canon VietNam”, chính người nhiếp ảnh gia đã nói rằng thời điểm mà anh hay mang theo máy ảnh đi chụp và dễ dàng nắm bắt khoảnh khắc đường phố là vào khoảng 5h đó cũng là thời điểm ánh sáng dịu nhẹ mà ta có thể thấy những vẻ đẹp bình dị của khung cảnh cuộc sống sinh hoạt Vì vậy mà người nhiếp ảnh phải kiên nhẫn bắt trọn khoảnh khắc, phải biết dấu mình và lặng lẽ ngắm nhìn từ xa, bởi một người nhiếp ảnh tốt thì đừng tỏ ra mình là người chụp ảnh và khi người xem nhìn vào họ không cảm thấy có sự hiện diện trong bức ảnh đ

Và để có thể thấy rõ được cái đẹp trong bức ảnh này, yếu tố đời sống văn hóa đóng góp một phần không nhỏ và được thể hiện như sau: Thứ nhất, lối sống lành mạnh ngoài việc ăn uống với thực phẩm tốt còn phải kết hợp với những môn thể thao nhằm cải thiện, nâng cao sức khoẻ Qua đây, đã thể hiện được nét đẹp không chỉ trong thể chất và còn trong tinh thần của mỗi cá nhân, đặc biệt nhất là với trẻ nhỏ đang ở trong giai đoạn phát triển cơ thể thì việc chăm chỉ tập trung vào các hoạt động thể chất Ngay cả vị chủ tịch nước Hồ Chí Minh lúc sinh thời cũng đã từng khẳng định tầm quan trọng của lối sống này: “Tôi mong rằng đồng bào ai cũng cố gắng tập thể dục.Tự tôi ngày nào cũng tập” Từ bao đời nay, sức khỏe luôn được coi là một tài sản vô giá của con người, và chỉ có tập thể dục thể thao thường xuyên mới có thể giúp cho mỗi cá nhân chúng ta

Ngày đăng: 14/05/2024, 16:05

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w