1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận nghiên cứu yếu tố xã hội tác động tới các phạm trù thẩm mỹ

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu các yếu tố xã hội trong dự án nghệ thuật công cộng tại phố Phùng Hưng thông qua tác phẩm “Cầu Long Biên" của Jang Su Ik ảnh hưởn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

-!"&!"!"&!" -

MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG

TIỂU LUẬN: NGHIÊN CỨU YẾU TỐ XÃ HỘI TÁC ĐỘNG TỚI CÁC PHẠM TRÙ THẨM MỸ

Giảng viên phụ trách: TS.Trần Yên Thế

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Việ t Hoàng

Hà Nội, 2023

Trang 2

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ N ỘI

_

MỸ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Tên đề tài: Nghiên cứu các y u t xã h ế ố ội tác động đ n ph ế ạm trù thẩ m mỹ cái đ p qua tác ph m “C u Long Biên” c a h a sĩ Jung ẹ ẩ ầ ủ ọ

Su Ik

Sinh viên th ực hiệ Nguyễ n: n Vi t Hoàng ệ

Lớp: QH22-TH2

Người hướng dẫn: TS Trần Yên Thế

Hà Nội, 2023

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Đối tượng nghiên cứu 5

3 Phạm vi nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Mục tiêu nghiên cứu 5

PHẦN NỘI DUNG 6

I Khái quát về mỹ học và các phạm trù thẩm mỹ 6

1 Khái niệm mỹ học và phạm trù cái đẹp 6

1.1 Khái niệm mỹ học 6

1.2 Khái niệm về cái đẹp 6

2 Bản chất cái đẹp 6

3 Những biểu hiện của cái đẹp 7

II Các ếu tố xã hội tác động tới các phạm trù thẩm mỹ cái đẹp 7 y 1 Giới thiệu tác phẩm “cầu Long Biên” 7

1.1 Giới thiệu cầu Long Biên 7

1.2 Giới thiệu tác phẩm 8

II Phân tích yếu tố xã hội ảnh hưởng đến phạm trù thẩm mỹ 9

1 Yếu tố lịch sử ra đời, hình thành cầu Long Biên 9

2 Ý nghĩ văn hoá xã hội của cầu Long Biêna - 11

PHẦN KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 4

4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn hào Oscar Wilde đã từng viết "Cái đẹp là thứ duy nhất mà thời gian không thể làm tổn hại Triết lý sẽ rơi rụng như cát, tín ngưỡng sẽ không ngừng bị thay thế, nhưng cái đẹp luôn là niềm vui suốt vĩnh hằng." Quả thực là như vậy các phạm trù thẩm

mỹ về cái đẹp nói riêng hay nghệ thuật nói chung, luôn song hành cùng với sự phát triển của nhân loài

Định nghĩa về "cái đẹp" hay tính "thẩm mỹ" trong các tác phẩm nghệ thuật, trong các phạm trù của mỹ học tưởng chừng là những khái niệm vô cùng xa vời, trừu tượng nhưng thực chất chúng ta vẫn đang tiếp xúc với chúng hàng ngày Để nghệ thuật và hiện thực đời sống trở nên gắn kết với nhau hơn, những người nghệ sĩ chân chính luôn hết mình trong hành trình "đại chúng hoá nghệ thuật", đưa nghệ thuật đến với công chúng, giúp nghệ thuật trở nên gần gũi hơn đối với mọi người Một trong số đó không thể không nhắc tới những nỗ lực của nhóm nghệ sỹ thực hiện dự án nghệ thuật công cộng tại phố Phùng Hưng- một khu phố cổ toạ lạc tại ngay trung tâm thủ đô Hà Nội Tại nơi đây, người xem sẽ được chiêm ngưỡng, thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật rất đỗi bình dị, mộc mạc, gợi cho con người ta biết bao những cảm xúc bâng khuâng lạ kỳ Cảm xúc ấy

có lẽ được xuất phát từ những hình ảnh mang đậm những ký ức về một Hà Nội cổ, một

Hà Nội xưa cũ, những tác phẩm mang đậm những nét vẽ hoài niệm như chạm vào, như đánh thức cả một vùng ký ức của người xem

Trong những tác phẩm tại phố Phùng Hưng, em có ấn tượng đặc biệt với tác phẩm

"Cầu Long Biên" của nghệ sỹ Jang Su Ik Hình ảnh cây cầu bắc qua sông Hồng sừng sững một thời, chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử nay đã nhuốm màu thời gian,

đã trở thành một biểu tượng trong trái tim và tâm trí của biết bao nhiêu thế hệ hính vì C điều đó nên em đã quyết định lựa chọn tác phẩm "Cầu Long Biên" của nghệ sỹ Jang Su

Ik để phân tích, nghiên cứu các yếu tố xã hội hưởng hưởng đến phạm trù thẩm mỹ Trong quá trình thực hiện, bài nghiên cứu của em sẽ không tránh khỏi những thiếu xót,

em rất mong nhận được những ý kiến, đóng góp của thầy/ cô để bài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận này là tác phẩm “Cầu Long Biên” của hoạ sỹ Jang Su Ik

3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận này được xác định thông qua tác phẩm

“Cầu Long Biên” của hoạ sĩ Jang Su Ik Đồng thời liên hệ đến một số tác phẩm khác được trưng bày tại dự án nghệ thuật tại phố Phùng Hưng, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố

Hà Nội

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu

5 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu các yếu tố xã hội trong dự án nghệ thuật công cộng tại phố Phùng Hưng thông qua tác phẩm “Cầu Long Biên" của Jang Su

Ik ảnh hưởng đến các phạm trù thẩm mỹ Từ đó có thể nâng cao được nhận thức của bản thân về những thông điệp, ý nghĩa mà tác giả gửi gắm trong từng tác phẩm

Trang 6

6

PHẦN NỘI DUNG

I Khái quát về mỹ học và các phạm trù thẩm mỹ

1 Khái niệm mỹ học và phạm trù cái đẹp

1.1 Khái niệm mỹ học

Mĩ học là khoa học nghiên cứu phương diện thẩm mĩ trong đời sống xã hội, nghiên cứu những đặc điểm và quy luật chung nhất của mối quan hệ thẩm mĩ của con người đối với hiện thực, đồng thời nghiên cứu những đặc điểm, những quy luật chung nhất của nghệ thuật - một hình thái biểu hiện một cách tập trung nhất mối quan hệ trên 1.2 Khái niệm về cái đẹp

Theo quan niệm Mác xít: c i đá ẹp là phạm trù trung tâm của mĩ học, phả án nh những giá ị tr thẩm mĩ tích cực mà con người có được d a trự ên sự hài ho thẩm mĩ, hoàn à thiện thẩm mỹ, đứng trước cái đ p th ng xem lẹ ườ ại cho con người sự yêu thích tươi vui,

kích th ch nhí ững khả năng s ng t o cá ạ ủa con người, h ng đ n mướ ế ục tiêu nh n vâ ăn

2 Bản chất cái đẹp

- Cái đẹp có mặt ở khắp nơi trong cuộc s ng xung quanh chúng ta Nó được ố biểu hi n qua mu n v n sệ ô à ự vật, hiệ ượn t ng với những kích thước màu sắc, hình d ng á phẩm chất kh c nhau á

- Tiếp xúc với cái đẹp con người cảm thấy khoan khoái, thoải mái, dễ chịu, ph n ấ chấn trong l ng G n gũi vò ầ ới c i đá ẹp ta như quên hết m i lo ọ âu phi n mu n, cái tất bận, ề ộ vội vã vốn có của đời thường

- Trước khi mĩ học Marx-Lenin ra đời, lịch sử tư tưởng mĩ học c 3 khuynh ó hướng quan niệm kh c nhau về bảá n chất của c i đ p: á ẹ

• Khuynh hướng duy tâm khách quan (tiêu bi u lể à của Platon v Hegel) à Khuynh hướng này không tìm thấy cơ sở của cá ẹi đp ở trong các sự vật,

hiện t ng cượ ủa thế ới hiện thực, lí ải từ thế ới của những ý ệm gi gi gi ni

• Mĩ học duy tâm chủ quan (ti u bi u là của Hume, Lalo và Kant) Khuynh ê ể hướng này tuyệt đ i hoố á cái đẹp theo quan niệm chủ quan, tìm nguồn gốc cái đẹp trong ý thức c a chủ ủ thể, cảm xúc chủ quan c a mỗi cá ủ nh n.â

• Mĩ học duy vật trước Marx tập trung s chự ú ý vào phương di n khệ ách quan của cái đẹp Họ cho rằng cái đẹp là 1 thuộc tính tự nhiên v n cố ó của

Trang 7

sự vật, sự vật tự nó vốn dĩ đã đẹp, con người chẳng qua chỉ là kẻ thưởng ngoạn vẻ đẹ ấp y một cách bị động mà th i.ô

3 Những biểu hiện của cái đẹp

- Trong tự nhiên: Những phẩm chất, những nét đẹp hài hòa, cân đối của tự nhiên phù hợp với tâm trạng, tình cảm, suy tư của con người

- Trong xã hội: Nằm trong tiêu chí của cái hợp quy luật với hợp mục đích Tiêu chí về cái chân- thiện mỹ.-

- Trong nghệ thuật: Cái đẹp trong nghệ thuật là sự phản ánh và sáng tạo từ cái đẹp giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội Cái đẹp trong nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sỹ, là sự thống nhất biện chứng giữa cái chung và cái riêng, thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức Từ đó giúp con người hướng đến sự hoàn thiện hoàn mỹ, giúp cho con người hướng đến những lý tưởng cao đẹp trong cuộc sống

II Các yếu tố xã hội tác động tới các phạm trù thẩm mỹ cái đẹp

1 Giới thiệu tác phẩm “cầu Long Biên”

1.1 Giới thiệu cầu Long Biên

Cầu Long Biên, một trong những biểu tượng kiến trúc nổi tiếng của Hà Nội, mang trong mình một ý nghĩa lịch sử đặc biệt sâu sắc Với hơn một thế kỷ tồn tại, cầu Long Biên đã chứng kiến vô vàn những diễn biến quan trọng trong lịch sử của đất nước,

từ thời kỳ thuộc địa đến những ngày dân tộc giải phóng và cả sự phát triển sau này Cầu Long Biên, ban đầu được đặt tên là cầu Paul Doumer, được xây dựng từ năm 1899 đến

1902 dưới thời kỳ đô hộ của Pháp Vai trò chính của cây cầu là kết nối hai bờ sông Hồng tại thủ đô Hà Nội Trong hơn một thế kỷ tồn tại, cầu Long Biên đã trở thành một biểu tượng độc đáo, chứa đựng nhiều giai thoại và kỷ niệm quan trọng trong lịch sử Việt Nam Cây cầu là một trong những biểu tượng kiến trúc đầu tiên của Pháp tại Việt Nam, đại diện cho sự tiếp cận của công nghệ và kiến thức phương Tây vào thời đại đó Tuy nhiên, với thời gian, cầu Long Biên đã trở thành một biểu tượng của sự kháng chiến dân tộc, một minh chứng cho tinh thần đấu tranh và hy sinh của người dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập và tự do

Trang 8

8

1.2 Giới thiệu tác phẩm

Tác phẩm “Cầu Long Biên”

của nghệ sĩ Jang Su Ik là một tác phẩm

hết sức đặc biệt Điều đặc biệt không

chỉ nằm ở nội hàm ý nghĩa, nội dung

của bức tranh là một biểu tượng vàng

son của đất nước ta thời bấy giờ, một

“chứng nhân lịch sử" của dân tộc mà

còn bởi chất liệu để tạo ra nó Bức

tranh được tạo nên từ hàng ngàn mảnh

ghép là những sợi dây điện nhỏ, dưới

đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của hoạ

sỹ Jang Su Ik những sợi dây tưởng

chừng như chỉ là những thứ đồ vật vô

tri ấy lại tạo nên tổng hoà cho một bức

tranh tuyệt đẹp Có lẽ đây cũng chính

là ngụ ý mà tác giả muốn gửi gắm tới

người xem, mỗi sợi dây, tựa như

những móc nối để tạo nên một cây cầu

Long Biên trong trí tưởng tượng nghệ

thuật, những chi tiết dù chỉ là rất nhỏ

nhưng chính những điều nhỏ bé ấy lại

tạo nên những ấn tượng thật lớn lao

trong tâm trí của người xem Bên cạnh

đó sự gắn kết giữa những chất liệu còn

khiến cho chúng ta liên tưởng đến sự

liên kết giữa đôi bờ mà gạch nối trung

tâm chính là cây cầu đã tồn tại hơn một thế kỷ ấy

( Tác phẩm Cầu Long Biên của hoạ sĩ Jung Su Ik; Nguồn ảnh: Nguyễn Việt Hoàng)

Trang 9

II Phân tích yếu tố xã hội ảnh hưởng đến phạm trù thẩm mỹ

1 Yếu tố lịch sử ra đời, hình thành cầu Long Biên

(Ảnh cầu Long Biên, Nguồn: Nguyễn Việt Hoàng)

Khi nhắc tới cầu Long Biên, những người dân Thủ đô thế hệ 4X, 5X… hẳn sẽ không xa lạ với câu ca dao quen thuộc:

“Hà Nội có cầu Long Biên Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng Tàu xe đi lại thong dong Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi”

Trải qua hơn một thế kỉ, cầu Long Biên đã trở thành di sản văn hóa đô thị với những giá trị bất biến và được bồi đắp qua thời gian Cầu Long Biên không chỉ đơn thuần đẹp ở kiểu dáng, độc đáo ở thiết kế và chất liệu xây dựng mà lịch sử ra đời của nó cũng rất ấn tượng

Cầu Long Biên (tên cũ là cầu Paul Doumer) là cây cầu thép đầu tiên bắc qua con sông Hồng Cây cầu nối liền hai quận là Hoàn Kiếm và Long Biên của thủ đô Hà Nội Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc thời gian thi công và nhà thầu xây dựng: 1899 1902 - - Daydé & Pillé - Paris

Trang 10

10

Về cấu tạo và kiến trúc, Cầu Long Biên được xây dựng theo mô hình có rầm chìa của công ty Daydé & Pillé, lần đầu tiên áp dụng tại cây cầu Tobiac ở Paris, Pháp, trên tuyến đường sắt Paris-Orleans Với tổng chiều dài 2290 mét, cầu gồm 19 nhịp dầm thép và đường dẫn được xây bằng đá Cầu có đường ray duy nhất giữa cho tàu hỏa, hai bên là đường cho xe cơ giới và người đi bộ Với thiết kế này, Cầu Long Biên trở thành một trong bốn cây cầu thép lớn nhất thế giới vào thời điểm đó và có độ dài xếp thứ hai trên toàn cầu (sau Cầu Brooklyn ở Mỹ) Sau hơn 3 năm thi công, vào ngày 28/2/1902, cầu được khánh thành và đặt tên là Paul Doumer Sau khi Hà Nội giải phóng, tên cầu được thay đổi thành Cầu Long Biên Đây là cây cầu sắt đầu tiên tại Việt Nam và đã đòi hỏi đóng góp lớn từ công sức lao động Với hàng vạn tấn vôi được vận chuyển từ Huế, 30.000 m3 đá và hàng nghìn khối gỗ lim từ Thanh Hóa, cùng hàng nghìn tấn ximăng từ Hải Phòng, cây cầu này đã được xây dựng Các đinh tán trên cầu, hàng vạn trong số đó

do người Việt Nam tự tán, và mố cầu được xây cách mặt nước hơn 30m, cũng là công việc đòi hỏi người Việt Nam lặn xuống dưới đáy sông để xây dựng, công việc này rất vất vả Theo kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, nguyên kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội, dù là một tác phẩm kiến trúc hiện đại trong thời đó, cầu Long Biên vẫn mang trong mình bản sắc dân tộc Người Pháp đã chọn hình tượng một con rồng bay qua sông Hồng làm biểu tượng cho cây cầu, và hình ảnh đó đã trở thành biểu tượng văn hóa đặc trưng của Hà Nội

Và góc nhìn mà chúng ta được

chiêm ngưỡng trong tác phẩm của nghệ sĩ

Jang Su Ik chính là tại vị trí đường ray ở

giữa cho tàu hoả chạy Khi ngắm nhìn tác

phẩm, tôi cũng đã từng băn khoăn mà tự

đặt ra câu hỏi rằng: tại sao tác giả lại lựa

chọn điểm nhìn khi đứng ở giữa cầu như

vậy thay vì lựa chọn điểm nhìn từ xa có thể

bắt trọn, trông thấy cả hình dáng của cây

cầu Phải chăng ngụ ý của tác giả là mong

muốn người xem có được một cách nhìn gần

gũi hơn với “chứng nhân lịch sử này” Và lại

(Tác phẩm cầu Long Biên của hoạ sỹ Jung Su Ik, nguồn Nguyễn Việt Hoàng)

Trang 11

hơn thế nữa, có lẽ chỉ ở vị trí ấy, chỉ tại góc nhìn ấy ta mới có thể cảm nhận được mọi

sự sống của cầu Long Biên một cách rõ ràng nhất Bởi chỉ khi đứng trên cầu, ta mới trông thấy rõ sự tấp nập, vội vã của từng dòng xe đi qua, mới có thể cảm nhận được từng thanh âm của thời gian

Cầu Long Biên đã chứng kiến diễn biến quan trọng trong lịch sử Việt Nam, biết bao dấu mốc quan trọng, oai hùng có, đau thương có, mất mát có Đặc biệt trong thời kỳ chiến tranh cầu Long Biên đã trở thành mục tiêu tấn công của không quân Mỹ và đồng minh, nhằm ngăn chặn việc vận chuyển quân và hàng hóa cu ta Những cuộc tấn công này đã gây thiệt hại nặng nề cho cây cầu, làm hư hỏng một số nhịp dầm thép và tạo ra những hình ảnh bi thương của cuộc chiến Tuy nhiên, dù bị hư hỏng nặng nhưng cầu Long Biên đã được tái xây dựng và phục hồi Nó trở thành biểu tượng cho sự kiên cường

và khả năng phục hồi của dân tộc Việt Nam Cầu Long Biên cũng là một trong những chứng nhân của quá trình phát triển và thịnh vượng của Hà Nội và cả đất nước sau thời

kỳ chiến tranh

2 Ý nghĩa văn hoá xã hội của cầu Long Biên-

(Nguồn ảnh: https://duan24h.net/2023/cau-long-bien-ha-noi.html)

Cầu Long Biên, một công trình kiến trúc vĩ đại và biểu tượng của thủ đô Hà Nội, không chỉ mang trong mình ý nghĩa lịch sử mà còn có giá trị văn hoá sâu sắc Với hình dáng tựa như một con rồng bay qua sông Hồng, nó đã trở thành một biểu tượng

Trang 12

12

gắn liền với cảnh quan và danh lam thắng cảnh của thành phố Nhiều nghệ sĩ, nhà văn

và nhà nhiếp ảnh đã lựa chọn cầu Long Biên làm nguồn cảm hứng để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo Trên tất cả, cầu Long Biên là một hình ảnh đặc biệt ý nghĩa khắc sâu trong lòng người dân Việt Nam, là biểu tượng của sự kiên trì, sự gắn bó và ý chí vươn lên sau những thử thách và khó khăn Nó đại diện cho một phần quan trọng trong lịch sử và văn hóa của Việt Nam, và được tôn vinh như một biểu tượng đặc biệt của thành phố Hà Nội

Ý nghĩa đó được thể hiện qua sự gắn kết và đại diện cho lòng yêu nước của người Việt Nam Cây cầu đã chứng kiến nhiều biến cố lịch sử và là điểm tựa vững chắc cho tinh thần kiên trì và vượt qua khó khăn Từ những ngày kháng chiến và chiến tranh Việt Nam, cầu Long Biên đã trở thành biểu tượng của sự đoàn kết và lòng yêu nước của người dân Người lao động đã đóng góp công sức và tâm huyết để xây dựng cầu này, từ việc tán hàng vạn đinh trên cầu cho đến công việc khó khăn trong việc xây dựng cơ sở

hạ tầng

Cầu Long Biên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và giao thoa văn hoá Với vị trí trung tâm Hà Nội, cầu Long Biên là điểm giao thoa của các khu vực, quận huyện và dân

cư đa dạng Cây cầu cũng là nơi diễn

ra nhiều hoạt động văn hóa và giải trí,

từ triển lãm nghệ thuật, biểu diễn âm nhạc cho đến các hoạt động thể thao

và lễ hội Đây là không gian đa văn hoá, nơi mà các giá trị văn hóa đặc trưng được chia sẻ và phát triển Văn hóa của cầu Long Biên cũng được thể hiện qua sự tạo cảm hứng và truyền cảm hứng cho nghệ thuật và văn hóa Hình dáng của cầu, giống như một con rồng bay qua sông Hồng, đã trở thành đề tài không thể thiếu trong nhiều tác phẩm nghệ thuật, từ tranh vẽ, ảnh chụp, cho đến các bài thơ, tiểu thuyết và bài hát Cầu Long Biên trở thành nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ, nhà văn và nhà nghiên cứu

Ngày đăng: 03/05/2024, 16:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w