1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý dự án ODA trong xây dựng ở Việt Nam

87 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS.

Phạm Hùng, người trực tiếp hướng dẫn trong quá trình hình thành, xây dựngđề tài, về những chỉ bảo mang tính xác thực cũng như những sửa chữa mang

tính khoa học của thày trong quá trình hoàn thiện luận văn này.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị tại Vụ tổng hợp — Bộkế hoạch đầu tư vì đã tạo điều kiện giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình, đầy đủtrong quá trình thu thập tư liệu cũng như những ý kiến sửa chữa phù hợp với

yêu cau thực té nhằm phục vụ cho đề tài này.

Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới các thầy cô làgiảng viên ngành quan lý xây dựng — Trường Dai học Thủy lợi Hà Nội vinhững dạy bảo của các thầy, cô trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện các

kiến thức chuyên môn của tôi tại lớp 20 QLXD 22.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 23 tháng 5 năm 2014

Học viên

Nguyễn Văn Ngọc

Trang 2

BẢN CAM KÉT

‘Ten tôi là: Nguyễn Văn Ngọc,

Là học viên cao học lớp 20 QLXD~ Trường đại học Thủy lợi Hà Nội

Xin cam đoan:

' Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện đưới sự

hướng dẫn của thầy giáo PGS TS Phạm Hùng.

Luận văn này không trùng lặp với bắt kỳ luận văn nào khác đãđược công bố ở Việt Nam.

3 Các số liệu và thông tin trong luận văn là hoàn toàn chính xác,trung thực và khách quan

“Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.

Hà Nội, ngày 23 thing 05 năm 2014.

"Người viết cam kếtNguyễn Văn Ngọc

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU : : _ 5CHƯƠNG I: TONG QUAN VE QUY TRINH QUAN LY SỬ DỤNGNGUON VON HO TRỢ PHÁT TRIEN CHÍNH THUC (ODA) TRONGXÂY DỰNG CONG TRÌNH THUY LỢI 31.1.NGUÔN HO TRỢ PHÁT TRIEN CHÍNH THỨC (ODA) 3

1.1.1 Khái niệm 31.1.2 Các loại hình ODA 61.1.3 Vai trd của ODA trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội củacác nước đang phát triển và trong xây dựng công trình Thủy lợi của Việt

1.2.4 Hoàn (hành và đánh giá dự án _ 20

1.2.3 Những khó khăn và tồn tại cần giải quyết: 21CHUONG II THỰC TRANG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DUNG ODA TRONGXÂY DỰNG THUY LỢI CUA NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA 23

2.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIẾP NHẬN, DIEU PHOI VÀ SỬ DUNGODA TRONG XÂY DỰNG THỦY LỢI

2.1.1 Tink hình thu hút và

23tử dung ODA trong thời gian vừa qua 23

2.1.2 Tình hình thu hút va phân bổ vốn ODA trong ngành thủy lợi 272.1.3 Kế hoạch hoá nguồn von ODA 28

2.1.4 Khuôn khổ pháp lý : : 31

2.1.5 Cơ chế tai chính của ODA : 35

Trang 4

22 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUA CUA CÁC DỰ ÁN ODA ĐÃ VÀ ĐANG THỰC.

HIEN TRONG THỦY LỢI Ở NƯỚC TA — 46

2.2.1 Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung _—.

2.2.2 Đối với ngành Thủy lợi 472.3, NHỮNG KINH NGHIỆM THEO DOI VÀ ĐÁNH GIÁ DỰ AN ODA CUACÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIEN Ở KHU VUC NAM A VA ĐÔNG NAM A.

2.3.1 Đặc điểm của các hệ thống theo dõi và đánh giá 522.3.2 Ưu và nhược điểm của hệ thống theo dõi và đánh giá 42.3.3 Những bai học kinh nghiệm : 56

2.3.4 KINH NGHIEM THEO DOI VÀ ĐÁNH GIA CUA CHAU A 56CHUONG II], MỖI TRƯỜNG THU HUT VON VA CAC GIẢI PHAPNHẰM TANG CƯỜNG QUAN LÝ DỰ AN ODA TRONG XÂY DỰNGCÔNG TRÌNH THUY LỢI Ở VIỆT NAM : on 61

3.1 Nhận định về môi trường và chính sách thu hút nguồn hỗ trợ phát triển chính.

thức ODA trong thủy lợi -e-ee se 613.1.1 Môi trường thu hút ODA _.- „¡61

3.1.2 Chính sách thu hút vốn ODA trong thủy lợi 2

3.2 Những tác động và bai học kinh nghiệm „043.2.1 Những tác động tích cực 643.2.2 Một số mặt hạn chễ 653.2.3 Bài học kinh nghiệm 67

3.3 MOT SO GIẢI PHÁP NHAM TANG CƯỜNG KHẢ NANG QUAN LYODA TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THUY LỢI 69

KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, _—- ¬— we TB

TAI LIEU THAM KHAO T6

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC BANG BIEU, HÌNH VE

BANG BIEU

Bang 1.1: số liệu các dy án đầu tw của Nhật Bản, WB, ADB - tinh hình giảingân 1994-1999 (trigu USD/ niên lịch)- Số liệu lấy từ Vụ tổng hợp — Bộ kếhoạch đầu tư 16HÌNH VE

Hình 1.1 sơ đồ cung cấp ODA ic nước theo kênh song phương 5

Hình 1.2 sơ đồ các tổ chức quốc tế cung cấp ODA trực tiếp cho 5_

Hình 1.3 sơ đỗ các tổ chức phi chính phủ cung cấp ODA trực tiếp cho Việt

Nam 6Hình 1.4 Sơ đồ quy trình quản lý dự án ODA trong xây dựng công trình 18“Thủy lợi 18

Hình 2.1 Tổng vốn ODA cam kết, ký kết giả ngân thời kỳ 1993-2012 24

Hình 2.2 Tỷ trọng ODA vén vay trong tổng vốn ODA giai đoạn 1993-2012.

z+kỳ 1993-2012 25Hình 2.3 Cam kết vốn ODA của các nhà tai trợ thờ

Hình 2.4: sơ dé quy trình thực hiện một dự án đấu thầu xây dựng bằng nguồn.

vốn ODA oe : : 44

Trang 6

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của để tài

Lich sử phát triển của các nước trên thé giới đã chứng minh rất rõ: Vốnđầu tư va hiệu quả vốn đầu là một trong những yếu tố quan trọng nhất tácđộng đến sự phát triển nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng của mỗiquốc gia Vốn đầu tu bao gồm : vốn trong nước, vốn thu hút từ nước ngoàichủ yếu dưới hình thức vốn ODA, đầu tư trực tiếp, các khoản tin dụng nhập

Tuy nhiên ODA về thực chất cũng là khoản nợ nước ngoài ma các.

nước nhận tài trợ phải trả Vi thé việc quản lý và sử dung ODA sao cho cóhiệu quả phủ hợp với các mục tivà định hướng phát triển đất nước là mộtyêu cầu khách quan

Chính vi lý do đó ma học viên chọn dé tải: "Cúc giải pháp nhằm tang

cường quản lý dự án ODA_ trong xây dựng công trình Thủy Lợi ở Việt

Nam” dé làm luận văn tốt nghiệp.

Trên cơ sở nghiên cứu về quản lý dự án và quản lý dự án xây dựng, sẽ áp.dụng vào phân tích tình hình đầu tư xây dựng vốn ODA công trình Thủy lợi ở

Trang 7

'Việt nam dé làm rõ một số tồn tại va có một số kiến nghị, giải pháp góp phần

hoàn thilý luận và nâng cao chất lượng quản lý dự án ODA trong xây dựng

công trình Thủy lợi ở Việt Nam để làm luận văn tốt nghiệp.2 Mục đích của đề tài

~ Đánh giá thực trang quản lý dự án ODA trong xây đựng công trình Thủy.

lợi ở Việt Nam, tìm ra các tồn tại vướng mắc hiện đang gặp phải trong thực tếvà phân tích nguyên nhân của những tổn tại này Tập trung chủ yếu vào các.vấn dé về thể chế quản lý dự án ODA trong Thủy lợi

š xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện một số vấn đề trong quản lý dựán ODA trong xây dựng công trình Thủy lợi ở Việt Nam bao gồm các giáipháp nhằm tăng cường thẻ chế quản lý dự án và các đề xuất mới nhằm ứng.dụng một số công cụ quản lý dự án hữu hiệu mà việc sử dụng nó ở Việt Namcòn rất hạn chế.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

~ Đối tượng nghiên cứu: Các dự én ODA trong xây dựng

- Phạm vi nghiên cứu: công trình Thủy lợi ở Việt Nam

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

-Để thực hiện những nội dung nghiên cứu đã được đặt ra, luận văn sit‘dung các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê; phương phápphân tích so sánh; Phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp tổng kết,rút kinh nghiệm từ thực tiễn

Trang 8

CHƯƠNG I.

TONG QUAN VE QUY TRÌNH QUAN LY SỬ DỤNG NGUÒNVON HỖ TRỢ PHAT TRIEN CHÍNH THỨC (ODA) TRONG XÂY.

ĐỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI.

1.1 NGUON HO TRỢ PHÁT TRIEN CHÍNH THỨC (ODA).

1-1-1 Khái niệm.

Theo cách hiểu chung nhất: Vốn ODA hay còn gọi là vốn hỗ trợ pháttriển chính thức là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc vay với điều kiệnuu đãi (về lãi suất, thời gian ấn hạn và trả nợ) của Chính phủ của các nướcphát triển, các cơ quan chính thức thuộc tổ chức quốc tế, các tổ chức phi

chính phủ.

G Việt nam: Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là một hình.

thức hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các tổ chức Chính phủ, các tổ chức

quốc tế (UNDP, ADB, WB, IMF ) Các tổ chức phi chính phủ (NGO,) gọi

chung là các đối tác viện trợ hay các nha tài trợ nước ngoài ODA được thực.

hiện thông qua việc cung cấp từ phía các nhà tài trợ cho Chính phủ Việt Namcác hoản viện trợ không hoàn lại, các khoản vay ưu đãi về lãi suất và thời hạn

thanh toán,

Trên thé giới, ODA đã được thực hiện từ nhiều thập ky gần đây, bắtđầu từ kế hoạch MacSall của Mỹ cung cấp viện trợ cho Tây Âu sau chiến

tranh thể giới thứ 2, Tiếp đó là hội nghị Colombo năm 1955 hình thành những

ý tưởng và nguyên tắc đầu tiên về hợp tác phát triển Sau khi thành lập, Tỏ.à phát triển (OECD) năm 1961 và Uÿ ban hỗ trợ phátchức Hợp tác kinh tế

triển (DAC), các nhà tài trợ đã lập lại thành một cộng đồng nhằm phối hợp

Trang 9

với các hoạt động chung về hỗ trợ phát triển Trong thời kỳ chiến tranh lạnhvà đối đầu Đông - Tây, thé giới tồn tại ba nguén ODA chủ yếu:

- Liên Xô và Đông Âu.

Các nước thuộc tô chức Hợp tác kinh tế va phát triển.~ Các tổ chức quốc tế và phi Chính phủ.

Về thực chất, ODA là sự chuyên giao một phần GNP( tổng sản lượng.quốc gia) từ các nước phát triển sang các nước dang phát triển Đại hội đồng,Liên Hiệp Quốc kêu gọi các nước phát triển dành 1% GDP( tổng sản phẩm

nội địa) để cung cắp ODA cho các nước đang phát triển và chậm phat triển.'Quốc tế hoá đời sống kinh tế là một nhân tổ quan trọng thúc day sự

phan công lao động giữa các nước Ban thân các nước phát trién nhìn thấy lợi

ích củanh trong việc hợp tác giúp đỡ các nước chậm phát triển để mở rộng

thị trường tiêu thu sản phẩm và thị trường đầu tư Đi liền với sự quan tâm lợiích kinh tế đó, các nước phát triển nhất là đối với các nước lớn còn sử dụng

ODA như một công cụ chính trị để xác định vị trí và ảnh hưởng tại các nước

và khu vực tiếp cận ODA Mặt khác, một số vấn đề quốc tế đang nỗi lên nhưAIDS/ HIV, các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo đồi hỏi sự nỗ lực của cảcộng đồng, quốc tế không phân biệt giàu nghèo.

Các nước đang phát triển đang thiếu vốn nghiêm trọng dễ phát triểnkinh tế xã hội Vốn ODA là một trong các nguồn vốn ngoài nước có ý nghĩa.hết sức quan trọng Tuy nhiên, ODA không thể thay thế được vốn trong nước.mà chỉ là chất xúc tác tạo điều kiện khai thác sử dụng các nguồn vốn đầu tưtrong và ngoài nước ODA có hai mặt: Nếu sử dụng một cách phủ hợp sẽ hỗtrợ thật sự cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội, nếu không đó sẽ là mộtkhoản nợ nước ngoài khó trả trong nhiều thé hệ Hiệu quả sử dụng ODA phụthuộc vào nhiều yếu tố, mà một trong số đó là công tác quản lý và điều phốinguồn vén này Nghị định 20/ CP khẳng định ODA cho Việt Nam là một

Trang 10

trong những nguồn quan trọng của ngân sách Nhà nước được sử dụng cho.

hội.những mục tiêu ưu tiên của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế

Tinh chất ngân sách của ODA thé hiện ở chỗ nó được thông qua Chính phủ và

toàn dân được thụ hưởng lợi ich do các khoản ODA mang lạiViệc cung ODA được thực hiện thông qua các kênh sau đây:~ Song phương

Trang 11

~ Các tổ chức phi chính phủ cung cắp ODA trực tiếp cho Việt Nam.NGO, (các tổ chức Chính quyền địa.

phí chính phủ) phương 6Việt Nam

"Hình 1.3 sơ đỗ cúc tổ chức phí chính phủ cung cấp ODA trực tip cho

~ Hỗ tơ chương trình (còn gọi là viện trợ phi dự án) là viện trợ khi đạt

được một hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cắp một khối lượng ODAcho một mục đích tổng quát với thời hạn nhất định để thực hiện nhiều nội

dung khác nhau của một chương trình.

trợ dư án

Là hình thức chủ yếu của hỗ trợ phát trién chính thức bao gồm hỗ trợcơ bản và hỗ trợ kỹ thuật Trên thực tế có trường hợp một dự án kết hợp cảhai loại hình hỗ trợ cơ bản và hỗ trợ kỹ thuật

1.1.2.2 Xét theo hình thức tiếp nhận vốn, ODA được phân ra Viện

trợ không hoàn lại và viện trợ cho vay ưu đãi:

+ Đối với loại hình Viện trợ không hoàn lại thường là hỗ trợ kỹ thuật,chủ yêu là chuyển giao công nghệ, kiến thức, kinh nghiệm thông qua các hoạtđộng của chuyên gia quốc tế Đôi khi viện trợ nảy là hoạt động nhân đạo như.

Trang 12

lương thực, thuốc men hoặc các loại hang hoá khác nên chúng rất khó huy.

lêm vào đó các khoản viện trợđộng vào các mục đích đầu tư phát

không hoàn lại thương kèm theo một số điều kiện về tiếp nhận, về đơn giá.

mà nếu nước chủ nhà có vốn chủ động sử dụng thi chưa chắc đã phải chấp.nhận những điều kiện như vậy hoặc không sử dụng với đơn giá thanh toán caogấp 2-3 lần Do đó khi sử dụng các nguồn vốn ODA cho không, cần hết sức

+ Thai gian vay dai: nhật bản cho ta vay trong thời gian 30 năm WB chovay trong thời gian 40 năm,

‘ Thời gian ấn hạn từ khi vay đến khi trả vốn gốc đầu tiên khá dai

thường khoảng 5-10 năm trở lên.

Thong thường các nước tiếp nhận ODA để đầu tư vào các dự án kếtcấu ha tang kinh tế - xã hội, nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi cho sản xuất vàđời sống, tạo môi trường hạ tầng cơ sở để tiếp tục thu hút vốn đầu tư.

1.1.3, Vai trò của ODA trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của.

tủa Việt

các nước đang phát triển và trong xây dựng công trình Thủy lợ

1.1.3.1 Đối với các nước đang phát triển.

Đối với tat cả các quốc gia tiền hành công nghiệp hoá dat nước thi vonlà một yếu tố một điều kiện tiền đề không thể thiếu Nhat là trong điều kiện

hiện nay, với những thành tựu mới của khoa học và công nghệ cho phép các

Trang 13

nước tiến hành công nghiệp hoá có thể rút ngắn lịch sử phát triển kinh tế khắc

phục tinh trạng tụt hậu và vận dụng được tối da của lợi thé đi sau.

"Nhưng để làm được những điều đó thì nhu cầu về nguồn vốn là vô cũnglớn trong khi đó ở giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hoá thì tất cả các.nước đều dựa vào ng 'bên ngoài mà chủ yếu là ODA và FDI.

“Trong đó ODA là nguồn vốn của các Chính phủ, các quốc gia phát triển„ các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ hoạt động với mục tiêu trợ.

giúp cho chiến lược phát triển của các nước đang và chậm phát triển Do vậy

nguồn vốn nay có những wu đãi nhất định, do những wu dai này mà các nướcđang và chậm phát triển trong giai đoạn đầu của công cuộc công nghiệp hoáđất nước thường coi ODA như là một giải pháp cứu cánh dé vừa khắc phụctình trạng thiếu vốn đầu tư trong nước vừa tạo cơ sở vật chất ban đầu nhằm.tạo dựng một môi trường đầu tư thuận lợi để kêu gọi nguồn vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài FDI, đồng thời tạo điều kiện thúc diy đầu từ trong nước phát

triển Như vậy, có thể nói nguồn vốn ODA có vai trò quan trọng trong chiến.lược phát trign kinh tế của các nước dang và chậm phát triển, điều đó thể hiện

rõ nét ở khía cạnh sau:

“Thứ nhất; ODA có vai trò bé sung cho nguồn vốn trong nước Đối vớicác nước dang phát triển các khoản viện trợ và cho vay theo điều kiện ODA lànguồn tài chính quan trong giữ vai trỏ bổ sung vốn cho quá trình phát triển.

Chẳng hạn trong thời kỳ đầu của các nước NIC, và ASEAN Viện trợ

nước ngoài có một tằm quan trọng đáng kể.

Đài loan: trong thời kỳ đầu thực hiện công nghiệp hoá đã ding viện trợ.và nguồn vốn nước ngoài 48 thoả mãn gần 50% tổng khối lượng vốn đầu twtrong nước Sau khi nguồn tiết kiệm trong nước tăng lên, Đài loan mới giảm.

sự lệ thuộc vào viện trợ.

Trang 14

Hàn Quốc: có mỗi quan hệ đặc biệt với Mỹ nên có được nguồn viện trợrất lớn chiếm 81,2% tổng vi trợ của nước này trong những năm 70-72 nhờ

đó mà giảm được sự căng thẳng về nhu cầu đầu tư và có điều kiện thuận lợiđể thực hiện các mục tiêu kinh tế.

Còn ở hầu hết các nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lập, đấtnước ở trong tình trạng nghéo nan và lạc hậu, dé phát triển cơ sở hạ ting đòi.hỏi phải có nhiều vốn và khả năng thu hồi vốn chậm Giải quyết vấn dé này.

các nước đang phát triển nói chung và các nước Đông nam Á nói riêng đã sử

dụng nguồn vốn ODA.

'Ở Việt Nam ODA dong vai trở rất quan trọng trong chương trình đầu tư.công cộng, làm nén tang cho hoạt động phát triển kinh tế - xã hội gin đây củaViệt Nam Đầu tư phát triển kinh tế xã hội đã phát triển mạnh ở Việt Nam

trong thập kỷ qua nhờ công cuộc đổi mới với mức tăng trưởng GDP bình

quân đạt 7,5% / năm Đầu tư của Chính phủ và nguồn vốn nước ngoài đống,vai trỏ hết sức quan trọng Tổng cam kết các nguồn vốn ODA đạt mức tương.đương khoảng 15 tỉ USD Do vẫn là một nước trong những nước nghèo nhấtthể giới hoạt động quản lý kinh tế - xã hội ở Việt Nam cho thấy đất nước tatiếp cận rất tốt nguồn ODA ưu đãi dưới hình thức viện trợ không hoàn lại vatín dụng có lãi suất thấp Sự khan hiếm nguồn FDI hiện nay do cuộc khủnghoảng tài chính Đông Nam Á đã cũng gây ra suy giảm trong tiến trình tiến.hành cải cách kinh tế ở Việt Nam, đã tạo thêm căng thẳng cho các nguồn lựcđầu tư công cộng hỗ trợ thúc đây tăng trưởng trong khi vẫn đảm bảo thúc day

dich vụ xã hội Do đó ODA ngày cảng đóng vai trò quan trọng trong vi

tài trợ các chỉ iêu phát triển của chính phủ Kể từ khi cộng đồng tài try quốctế nối lại sự giúp đỡ của minh cho Việt Nam, mức giải ngân ODA hang namđã tăng một cách vững chắc từ mức 272 triệu USD vaio năm 1994 ( khoảng

Trang 15

ODA cao.

Thứ hai: ODA dưới dang viện trợ không hoàn lại giúp các nước nhận viện

tro tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển nguồn

nhân lực Những lợi ich quan trọng mà ODA mang lại cho các nước nhận tải

trợ là công nghệ, kỳ thuật hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và trình độ quản lý

tiên tiến Đông thời bằng nguồn vốn ODA các nhà tài trợ còn ưu tiên đầu tưcho phát triển nguồn nhân lực vì việc phát triển của một quốc gia có quan hệmật thiết với việc phát triển nguồn nhân lực.

Thứ ba: ODA giúp các nước dang phát triển hoàn thiện cơ cấu kinh tế.Đối với các nước dang phát trién khó khăn kinh tế là điều kiện khôn tránhkhỏi Trong đó nợ nước ngoài và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ngày.một gia tăng là tinh trạng phổ biến Để giải quyết van đề nảy các quốc gia cầnphải cố gắng hoàn thiện cơ cấu kinh tế bằng cách phối hợp vơi ngân hang thégiới, quỹ tiền tệ quốc tế và các tổ chức quốc tế khác tiến hành chính sách điềuchỉnh cơ cấu Chính sách này dự đỉnh chuyển chính sách kinh tế Nhà nước

đồng vai trd trung tâm sang chính sách khuyến khích nén kinh tế phát triển

theo định hướng phát triển kinh tế khu vực tư nhân Nhưng muốn thực hiệnđược việc điều chính này cin phải có một lượng vốn cho vay mà các chínhphủ lại phải dựa vào nguồn von ODA,

Thứ tư: Hỗ trợ phát triển chính thức tăng khả năng thu hút vốn đầu tư.trực tiếp nước ngoài và tạo điều kiện mở rộng đầu tư phát triển trong nước ở

Trang 16

các nước đang và chậm phát triển Như chúng ta đã biết để có thể thu hútđược các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài bỏ vốn đầu tư vào một lĩnh vực xâydựng thì chính tại các quốc gia đó phải đảm bảo cho họ có một môi trườngđầu tư tốt (cơ sở hạ tầng, hệ thống chính sách, pháp luật ) đảm bao đầu tư.có lợi với phí ton đầu tư thấp, hiệu quả đầu tư cao muốn vậy đầu tư của Nhanước phải được tập trung vào việc nâng cắp, cải thiện và xây dựng cơ sở hạtầng, hệ thống tải chính, ngân hàng.

Nguồn vốn Nhà nước thực hiện đầu tư này là phải dựa vào ODA bổ

sung cho vốn đầu tư hạn hẹp thì ngân sách của Nhà nước Môi trường đầu tưmột khi được cải thiện sẽ tăng sức hút đồng vốn nước ngoài Mặt khác việc sử.dung nguồn vốn ODA để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tang sẽ tạo điều kiện chocác nhà đầu tư trong nước tập trung dầu tư vào các công trình sản xuất kinh

doanh có khả năng mang lại lợi nhuận.

1.1.3.2 Đối với ngành Thủy lợi của Việt Nam.

Các chương trình và dự án ODA trong Thủy lợi đã góp phần cải thiện vàphát triển sản xuất nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam, như:

xây dựng các hồ chứa dé nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu(hệ thong tưới Phan Phan thiết, Thủy lợi Phước Hỏa), thau chưa rửa mặn cho đắt canh tác, nướcsạch và vệ sinh môi trường nông thôn( Dự án WB6), phát triển lưới điện nôngthôn(Thủy điện Hàm Thuận - Da Mi), điều tiết dòng chảy sông ngòi( gói nắndong chảy sông Hồng đoạn qua Hà Nội thuộc dự án WBS) Các dự án hỗtrợ phát triển hạ ting nông thôn đã góp phan cải thiện đời sống người dân các.

Ri-vùng slu, ving xa, ving đồng bảo dân tộc thiểu số, nhất là trong vitiếp cận

tới các dich vụ công trong các lĩnh vực y t8, giáo dục góp phần quan trong

vào công tác xoá đói giảm nghéo tại các vùng nông thôn.

Trang 17

1.1.4 Vài nét về quản lý và sử dụng ODA trên thé gi1.1.4.1 Các nhà tài trợ ODA chủ yếu trên thé gi

"Nói chung không có tiêu thức chung để phân lọai các nhà tài trợ ODA,tuy nhiên chúng ta có thé phân chia thảnh hai nhóm chính sau: nhóm các nước

và các nhà tổ chức quốc tế.

4 Các nhóm nước.

~ Các nước thành viên của Uy ban hỗ trợ phát triển DAC thuộc tổ chứcOECD: tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển được thành lập từ năm 1961 cótiền thân là tổ chức hợp tác kinh tế Châu Âu OEEC.

OECD có mục tiều chủ yếu là

+ Thúc day phát triển kinh tế với nhịp độ cao và bén vững, nâng caomức sống của nhân dân các nước thảnh viên, duy trì nền tải chính ổn định và.

nhờ vậy đồng góp vào sự phát triển kinh té thé giới

+ Góp phần mở rộng quá trình phát triển kinh tế ở các nước thảnh viên

cũng như không phải thành viên.

+ Góp phần mở rộng thương mại quốc tế đa biên trên cơ sở không kỳthị và phù hợp với tập quán quốc tế.

~ Nhật Ban: Day là một quốc gia hing năm cung cap một lương von

ODA rất lớn đặc biệt trong xây dựng và là một trong những quốc gia đứng

đầu trong danh sách những nhà tài trợ cho Việt Nam,5 Các tổ chức qué

~ Ngân hàng phát triển Châu A: ADB.

'Được thành lập năm 1966 do 31 chính phủ thành viên nhằm xúc tiến

quá trình giải quyết các vấn để kinh tế - xã hội trong khu vực Châu Á - TháiBinh Dương Trong hơn 33 năm qua các thành viên đã tăng lên rất nhiều

Trang 18

ADB chú trọng đến nhu cầu của các nước nhỏ và các nước kém phát triển vàuu tiên đặc biệt đến chương trình và dự án khu vực, tiểu vùng và quốc gia.

- Các tô chức tải chính quốc tế khác: WB, IMF, UNDP.

* Đối với Việt Nam theo số liệu 91- 2000, Các nhà tai trợ chính đó làtế Nhật Bản (JBIC), Ngân hàng thể giới(WB), Ngân

"Ngân hang hợp tác qi

hàng phát triển Châu Á (ADB) đã thiết lập các hoạt động của mình ở ViệtNam trong 6-8 năm qua và đã nỗi lên như 3 nhà tài trợ lớn nhất về nguồn hỗtrợ phát triển chính thức ODA ở Việt Nam Xu hướng gin đây nếu nghiên cứu

kỹ danh mục các chương trình sự án ODA của tổ chức nay về mặt định lượng,

chiều hướng chung là tương đối khả quan với các mức tăng về giai mgân vàmức giảm về lượng tích tụ của các cam kết chưa được giải ngân.

Khi xem xét tổng mức của ba tổ chức này có thể quan sit thấy rằng các,cam kết hàng năm đạt mức cao nhất năm 1997 và từ thời điểm đó đến nay có

chiều hướng suy giảm Mức giải ngân, tuy nhiên đã tăng một cách vững chắc

từ năm 1995 trở đi Trong năm 1999 mức giải ngân tăng gấp 12 lần so vớinăm 1997, mặc dù vậy tốc độ tăng nay (theo tỷ lệ %) đã giảm dẫn từ năm1996 Không thấy có khuynh hướng chung rõ nét nào đối với tỷ lệ giải ngân.của ba tô chức nay, Phần cam kết chưa giải ngân liên tục tăng trong các năm1994 Vì thế bức tranh chung là mức giải ngân đang được cải thiện và nếu.chiều hướng hiện nay vẫn như vậy thì giai đoạn đầu của hoạt động ODA củaba 16 chức này, đặc trưng bởi số lượng dự án tăng và thực hiện dự án chậm, sẽ:được hoàn thiện trong một số giai đoạn én định hơn Nếu tách từng tô chức

một để xem xét thì bức tranh có khác đi đôi chút

Nhật Bản; tổng các khoản vay ODA luỹ kế dành cho Việt Nam hiện

nay vào khoảng 4.4 ty USD, chiếm 25 dự án phát triển và 4 khoản tín dung

hàng hoá (khoảng 3,8 ty USD nếu không kể đến khoản tín dụng hing hod)Khoảng 24% tổng số các cam kết đã được giải ngân Những dự án cơ sở hạ.

Trang 19

tầng lớn đáng chú ý là trong các ngành giao thông và điện lực chiếm tỷ trọng.

lớn trong danh mục dự án và những dự án này thường thực hiện chậm trong

giai đoạn đầu Tuy nhiên tình hình thực hiện đã được cải thiện vững chắc mộtphần do các cơ quan chủ quản đã quen hơn với công tác dự án Trong năm1999 ca cam kết hàng năm và giải ngân đều đạt mức cao nhất tir trước đến.nay Tỷ lệ giải ngân đã được cải thiện năm 1995, tién độ thực hiện ngắn hơnso với tiêu chuẩn của JBIC, tuy nhiên phần lớn các dự án đều chậm từ 1-2năm so với kế hoạch đặt ra ban đầu Các nguyên nhân đã được xác định trong.đó quá trình phê duyệt nội bộ của phía Việt Nam đối với các quyết định, thayđổi hoặc điều chinh của dự án thường kéo dài, đặc biệt những quyết định vềđấu thâu và chỉ định tư vấn, Mặt khác sự chậm trễ trong việc thanh toán theotiến độ đã được phan nao giảm bớt.

Ngân hàng thể giới WB; hiện có 21 dự án đang hoạt động và dự án đãkết thúc thể hiện tổng mức các cam kết 2,25 tỷ USD trong đó khoảng 35% đãđược giải ngân Mức giải ngân từ tài khoá 1994 là rất hài lòng nhưng tốc độđã giảm và mức thực hiện giờ đây thấp hơn mức trong khu vực Hiện nay mớichi đạt khoảng 70% tông mức giải ngân dự kiến trong danh mục các dự ánđang hoạt động Tổng mức cam kết đã giảm từ năm 1997 vả tỷ lệ giải ngâncho thấy chiều hướng giảm bắt đầu từ nam 1996 Có mức tăng về khối lượngcam kết chưa được giải ngân mặc dù tốc độ tăng đã giảm din Ngoài các vấn

đề liên quan đến việc thực hiện dự án được mô tả dưới đây, một số nguyên

nhân xuất phát từ việc sửa đổi trong các quy định thực hiện của chính phủ đã

làm chậm quá trình thực hiện, ngoài ra còn do sự chuyển đổi về cơ cấu trongdanh mục dự án hiện nay Số lượng những dự án có quy mô lớn, giải ngânnhanh trong khi những dự án mới có xu hướng hoạt động phức tap, phan tán,

phải trải qua giai đoạn khởi động lâu hơn so với dự kiến.

Trang 20

Ngân hàng phát triển Châu A; (ADB) có 25 dự án dang thực hiện ởViệt Nam trong đó có 21 dự án đầu tư đã có hiệu lực với tổng nợ ròng là 1,7tỷ USD đã gi

cao nhất vào năm 1997, một phẫn chậm tré trong việc xử lý các Khoản vay dự.ngân được 30%, Trong khi cam kết hàng năm giảm từ mứckiến, thì mức giải ngân và trao hợp đồng trong năm 1999 lại đứng ở mức caonhất kể từ khi ADB cung cắp các khoản vay ở Việt Nam Tỷ lệ giải ngân dangđược cải thiện, nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình trong khu vực và ADBvẫn lo lắng về tình hình thực hiện nay, bản chất của các vấn đề về thực hiện

các chương trình dự án đường như đã chuyển biến với sự hoàn chỉnh về danh

mục dự án Các chậm trễ trong việc tuyển chọn và đưa tư vấn ào hoạt động,trao hợp đồng và giải ngân dang trở thành vin đề lo ngại nhất ADB sẽ lấythực hiện dự án làm yếu tố quết định các khoản vay trong tương lai.

1994 [1995 [1996 1997 [1998 [1999

Cam kết hàng năm 510 T619 [649 [673 [648 [773Giải ngân hàng năm 0 T37 [ầy T109 [292 | 4526

Phin cam kết chưa giải ngân [510 | 1091 | 1703 2267 |2623 |2940

Tile giải ngân 6) oF (32 [23 752 [I8 [139WB

Trang 21

Giải ngân hàng năm 3 T4 [29 [149 [128 [ior

Phan cam kết chưa giaingan [320 | 545 |732 1024 | 1180 | 1253

"Tí Tệ giải ngân (%2) 11 784 [48 158 [148 [160Tổng

Cam kết hàng năm 779 [1166 [1374 | 1422 [1324 [T31Giấi ngân hàng năm 68 76 |196 '358 |6N |76LGiải ngân hàng năm, % thay|- Ï-10 [215 782 [79 [19đổi

Phin cam kết chưa giải ngân — [1058 1800 |2895 4131 |4859 |5412

Phin cam kết chưa giải ngân, %|- /70 |6lL 43 |I8 [HH

thay đổi

Bảng 1.1; số liệu các dự án đầu tư của Nhật Bản, WB, ADB - tình hình giải

ngân 1994-1999 (triệu USD/ niên lịch)- Số liệu Idy từ Vu ting hợp ~ Bộ kẻhoạch đầu te

1.1.4.2 Xu thé ODA trên thé giới.

n ODA trên thé giới hi

Qué trình phát t nay có các khuynh hướng,

chủ yếu sau đây

Một là: trong cơ cấu tổng thé ODA của thé giới tỷ trọng ODA song

phương có xu hướng tăng lên, ODA đa phương có xu thé giảm đi xu thé nàyhình thành dưới sự tác động của hai nhân tổ chủ yêu sau:

~ Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thé giới và xu thé hội nhập đã

bác quốc giatạo điều kiện cho quan hệ về ODA trực tiếp gi

làm cho một số nha tài trợ ngần ngại đóng góp cho các tỏ chức nay.

Hai là: mức độ cạnh tranh thu hút ODA đã tăng lên giữa các nước đang

phat triển Trên thé giới số nước dành được độc lập, bắt đầu xây dựng kinh tếphát triển xã hội tăng lên đáng kể và có nhu cầu lớn về ODA Ở Trung Quốc.

Trang 22

đang cần một lượng vốn ODA lớn để xây dựng kinh tế, ở Đông Nam A micdù một số nước như Singapore, Malaixia, Thái Lan, đã giảm din nguồn tiếpnhận ODA song bên cạnh đó lại các quốc gia khác với nhu cầu ODA lớn hon

như các nước Đông Dương, Myanma.

Ba là: triển vọng gia tăng nguồn ODA ít lạc quan Mặc dù Đại hội đồngLiên hiệp quốc đã khuyến nghị dành 1% GDP của các nước phát trién dé cung.cấp ODA cho các nước đang phát triển song khả năng nảy rất ít thành hiệnthực (theo các số liệu mới nhất thi ti lệ này hiện nay chỉ đạt mức trung bìnhvào khoảng 0,7%) Thực tế cho thấy các nước có khối lượng ODA lớn nhất

như Mỹ, Nhật Bản thi tỉ lệ này chỉ đạt trên đưới 0,3% trong nhiều năm qua.

Tuy có một số nước như Thụy Điễn, Nauy, Phin Lan, Ban Mạch đã có tỷ lệODA hơn 1% song khối lương ODA tuyệt đối của các nước nay không lớn.“Thêm vào đó tình hình phục hồi kinh tế chậm ở các nước phát triển cũng là

một trở ngại gia tăng ODA.

Ngoài ra các nước phát triển đang phải đối đầu với hàng loạt vin đẻ xã

hội trong nước và chịu sức ép của dư luận đòi giảm viện trợ cho nước ngoài

để tập chung giải quyết các van dé trong nước.

1.2 QUY TRINH QUAN LÝ DỰ AN ODA TRONG XÂY DỰNG CÔNGTRINH THỦY LỢI Ở VIỆT NAM.

“Theo quy định chung về quản lý và sử dụng, một dự án ODA trong xây.

dựng thủy lợi thường bao gồm các bước sau:- Xác định dự án

~ Chuẩn bị đầu tư.

- Thực hiện đầu tu,

- Hoàn thành và đánh giá

Trang 23

Xem xét

‘inh giá

những> xuất chính

1.2.2, Chuẩn bị và thiết kế dự án.

Dự án đề Phêxuất được duyệt dự

giám đốc ánquản lý

trình quốc

gia xemXét đảnh

Dự thio

Xiyảng Xây dựngháo cán bio

gin

nghiên cứu

tôn thà ý Khả tí

1.2.3 Thực hiện và theo dõi dự án.

Đảm phán Tuyên Triển Theo dồi dự

vé bản ghi chọn ki khai dur ấn về tài

Trang 24

Xác định dự án và đánh giá ban đầu:

Dự án đề xuất có thé được xác định theo nhiều cách Vig xác định nàycó thể thực hiện qua đánh giá ngành hoặc các đoàn chương trình, thông qua

cách tiếp cận chính thức đối với Đại sử quản của nước tài trợ tại nước nhậnviện trợ, theo đề nghị của Chính phủ nước tiếp nhận viện trợ hoặc thông qua.các cách tiếp cận chính thức với các tổ chức khác.

Khi nhận được yêu cầu chính thức đề án sẽ được Văn phòng của nước.

viện trợ đánh giá và xen xét xem của dự án để xuất có nắm trong chiến lược.quốc gia nêu trong báo cáo quốc gia hay không Nếu đề án phù hợp và đápứng các yêu cầu thông tin tối thiểu để án sẽ được trình lên giám đốc quản lýchương trình quốc gia dé đánh giá tiếp.

Nếu thấy rằng đề án nay có thé phát triển được giám đốc chương trìnhquản lý quốc gia sẽ đệ trình Chính phủ phê chuẩn việc sử dụng tiền ngân sách

cho dự án Nếu được phê chuẩn sẽ chính thức hoá việc đưa dự án vào danh

mục chương trình quốc gia và cho phép tién hành thiết kế chi tiết1.2.2 Chuẩn bị dự án và thiết kế:

Hau hết các dé án đỏi hỏi nhiều công sức mới bién thành một dự án được.thiết kế đầy đủ và có tính khả thi Giai đoạn hoàn thiện để án được gọi là giaiđoạn chuẩn bị Giai đoạn chuẩn bị này bao gồm một số hoặc tat cả các bướcsau đây và kết thúc bằng việc Bộ trường hoặc Đại diện của Bộ Tai chính phê

duyệt cho phép thực hiện

~ Nghiên cứu tiền khả thi

- Nghiên cứu khả thi

- Dự thảo văn kiện thiết kế dự án

Van kiện thiết kế dự án bao gồm kế hoạch chỉ tiết về chi phí, nguồn lực.và kế hoạch thực hiện Tuy nhiên, phê chuẩn tài chính mới có thé thay cho.

Trang 25

phê chuẩn đưa ra trước đây khi dự án lúc đó còn trong giai đoạn chuẩn bị vàthiết kế

1.2.3 Thực hiện đầu tư và theo doi dự án.

Bước đầu tiên của giai đoạn này là thảo luận để đi đến ký kết bản ghinhớ (MOU) thé hiện sự nhất trí giữa hai Chính phủ MOU bao gồm các điều

khoản tiêu chuẩn, các phụ lục tham chiếu, trong đó mô tả dự án và định sốtrách nhiệm của hai Chính phủ Dự án sẽ chính thức được triển khai sau khi

MOU được ký kết va các nha thầu đủ tiêu chuẩn được tuyển chọn Nhiệm vụ.đầu tiên của nhà thầu chính thực hiện là chuẩn bị văn kiện thực hiện dự án(PID) Quá trình này cho phép nhà thầu xác định những điều chỉnh cần thiếtcho dy án từ kinh nghiệm ban đầu khi triển khai dự án Dự án sẽ được theo

đối trong quá trình thực hiện Qua công tác theo dõi các nhà tài trợ song

phương biết được tình hình thực hiện dự án có tốt không, nha thầu thực hiệnso với hợp đồng ra sao, liệu có đạt được các mục tiêu đặt ra?

124.H.n thành và đánh giá dự án.

Giai đoạn này bao gồm: Việc chuẩn bị báo cáo hoàn thành dự án (PCR)

đối với tất cả các dự án và tiền hành đánh giá sau dự án đối với một số dự ánđược lựa chọn Nha thầu thực hiện cần chuân bj PCR trước khi kết thúc dự án.PCR mô tả thiết kế dự án từ khi xây dựng dự án giai đoạn chuẩn bị đến khi bổ.

sung trong giai đoạn thực hiện Sự chấp thuận báo cáo này của nhà tải trợ

song phương đánh dấu thời điểm kết thúc dự án.

Sau khi dự án kết thúc có thể phải tiền hành đánh giá sau dự án, mô tả

lịch sử của dự án, những thành công của dự án, những thiếu sót và xác định

những bài học đúc kết trong khâu thiết kế và thực hiện dự án phân tích độc

lập của nha tải trợ song phương cùng các văn kiện dự án khác có thé rút ra

những bài học và đưa vào cơ sở dữ liệu về bai học kinh nghiệm của nha tai

Trang 26

trợ, tạo cơ sở dé phản hồi thông tin vào hoạch định chính sách và chuẩn bi cáccdự án trong tương lại

“Trên đây là tôm tit sơ lược chu kỳ quản lý một dự án ODA trong xây

dựng công trình thủy lợi

1.2.5.2 Các ban quản lý dự án OAD nhiều và lãng phí: Hai nhà tai trợlà WB và ADB chiếm tới 500 đơn vị trên tổng số 1000 đơn vị quản lý trong.

nước ta Tuy con số lớn như vậy nhưng năng lực quản lý còn yêu kém,

1.2.5.3 Các ban quản lý vẫn ở thé thy động: Bài học trước đây khi giaoquyền làm chủ đầu tư cho ban quản lý dự án đã nảy sinh nhiều tiêu cực,

nhưng với những quy định sia đổi sau này các ban quản lý dự án chỉ là cơ

quan giúp việc cho chủ đầu tư thi thực tiễn bắt dau phát sinh những vấn đảmới Do các ban quản lý thiểu quyền lực và bị động nên quá trình triển khaidự án lại gặp nhiều khó khăn.

1.2.5.4 Cơ chế chính sách về XDCB, về quản lý, sử dụng ODA, về bảo vệ

môi trường, về đền bù TBC ~ GPMB luôn có sự thay đổi đã gây tác độngkhông nhỏ đến quản lý thực hiện các dự án;

1.2.5.5 Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, giá cả Vật tư, nhiênliệu leo thang nên ảnh hưởng đến công tác thi công xây lắp và tiến độ thực.hiện của tất cả các gói thau/dy án.

Trang 27

KET LUẬN CHƯƠNG I

‘Tir ngàn năm nay, Việt Nam là nước nông nghiệp do vậy sử dụng hiệu quả

nguồn vốn ODA trong xây dựng công trình thủy lợi là yêu cầu rất cấp thiết để

phát triển ngành nông nghiệp của nước ta

Trong hơn 20 năm qua các chương trình và dự án ODA trong thủy lợi đã

góp phan cải thiện và phát triển sản xuất nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông

thôn Việt Nam.

“Chương 1, học viên đã trình bảy tổng quan về quản lý, sử dụng nguồn vốn.ODA trong xây đựng công trình thủy lợi ở nước ta dé thấy vấn đề nghiên cứuvề quản lý dự án ODA trong xây dựng công trình thủy lợi là rất cần thiết

Trang 28

2.1.1 Tình hình thu hút và sử dụng ODA trong thời gian vừa qua.

Mặc dù nền kinh tế khu vực chịu ảnh hưởng nặng né của cuộc khủng.

hoàng tai chính tiền tệ, một số nhà tải trợ phải thất chặt chỉ tiêu ngân sách để

đối phó với cơn suy thoái kinh tế kể cả giảm viện trợ cho nước ngoài Song về

co bản các nước và các tổ chức quốc tế vẫn duy trì và tiếp tục thực hiện cáccam kết ODA cho Việt Nam Tuy vậy có một vài trường hợp, do ảnh hướngcủa khủng hoảng tai chính tiền tệ nguồn vốn ODA đã cam kết bằng bản tệ đãbị giảm nhiều do bị mắt giá mạnh so với đô la Mỹ, gây khó khăn cho việctriển khai một số dự án.

‘Theo bao cáo của Bộ kế hoạch và đầu tu, trong thời gian từ năm 1993đến năm 2012 Việt Nam tiếp tục đảm phán và ký kết thêm các điều ước quốc.tế về ODA đạt tang tị giá trị trên 58,4 ty USD tổng vốn ODA cam kết, trongđó vốn vay ưu đãi đạt 51,6 ty USD va chiếm khoảng 88,4%, vốn ODA không

hoàn lại đạt 6,76 tỷ USD và chiếm khoảng 11,6%

Hiện có khoảng 50 nhà tài trợ song phương và đa phương đang hoạt

hội của Việt Nam.

Trang 29

‘amit it ODAwwđii vềngkÖôaghoin Gang

vin ODA cam két, ký kết gid ngân thời kỳ 1993-2012(Don

vip) USD)- Trích từ tạp chỉ tài chính ngày 15/10/2013

Trong hai thập kỷ qua, tổng nguồn vốn ODA giải ngân đạt 37,59 ty

USD, chiếm trên 66,92% tông von ODA ký kết.

Hinh 2.2 Tỷ trọng ODA vẫn vay trong tảng vốn ODA giai đoạn

1993-2012-(Trich từ tạp chí tài chính ngày 15/10/2013)

Trang 30

‘Theo số liệu thống kê, tỷ trong ODA vốn vay trong tổng vốn ODA tăng,dn từ 80% trong thời kỳ 1993-2000 lên 93% thời kỳ 2006-2010 và gần đây

đã ở mức 95,7% trong hai năm 201 1-2012.

Cộng đồng tải trợ quốc tế cũng nhắn mạnh yêu cầu tăng cường chatlượng đầu vào của các chương trình, dự án ODA, đó là công tác chuẩn bịthấm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cần được tổ chức chặt chẽ và.chất lượng cao hơn trên cơ sở phát triển quan hệ đối tác Đồng thời các nha tảitrợ bày tỏ mong muốn có sự phối hợp và điều phối ODA tốt hơn nữa giữa các

cơ quan Chính Phủ, giữa Chính Phủ và các nhà tải trợ cũng như giữa các nhàtài tro.

Hinh 2.3 Cam kết vốn ODA của các nhà tài tro thời kỳ: 1993-2012(Don

vị: tỷ USD)- Trích từ tap chỉ tài chính ngày 15/10/2013

‘Nhat Bản là nhà tài trợ song phương lớn nhất cho Việt Nam trong giaiđoạn 1993-2012 với khoảng 19.81 tỷ USD Pháp đứng thứ hai với 3,91 tỷ

USD Hàn Quốc đứng thứ ba với 2,33 tỷ USD.

Trang 31

WB đứng đầu trong nhóm 6 ngân hàng phát triển với khoảng 20,1 tyUSD Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đứng thứ hai với 14.23 tỷ USD.vốn ODA cam kết

Những số liệu ở phan trên cho thấy nguồn viện trợ nước ngoài kháphong phú và da dang song công tác quản lý va sử dụng còn rất nhiều hạn.chế

~ Mặc dù trong các năm qua Đảng và Nhà nước đã rit chú trọng quantâm đến vấn đề quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn viện trợ, đã ban.hành nhiều quyết định liên quan đến lĩnh vực này song cũng có lúc quy chế rakhông kịp thời Việc vận hành cơchế quản lý và sử dụng các nguồn viện trợcòn nhiều điểm chồng chéo, chậm, thủ tục rườm rà.

= Chính sách quan lý các nguồn viện trợ không thống nhất Lễ ra BộKH & ĐT là cơ quan đầu mối cho cơ quan đầu mối trong đàm phán thu hút,Bộ tai chính phải là đầu mối trong cơ chế tài chính, trực tiếp ký vay, trả tiếp.nhận viện trợ, thé nhưng hiện nay Bộ KH & DT gần như thực hiện luôn cả haichức năng nảy.Từng hiệp định cụ thể thi do rất nhiễu bộ, ngành ký Bộ tàichính không theo doi chung được các nguồn vay và viện trợ cũng như nộidung sử dụng của từng nguồn Hơn nữa ngay trong bộ, giữa các ban quản lyvà các khu tai chính ngành không có sự phối hợp và quản lý tốt hơn các.nguồn tài chính quốc gia.

- Nhìn vào từng dự án nhiều dự án có hiệu quá đã đem lại những lợi

ch kinh tế, xã hội nhất định, kế cả chất xám cho đất nước ta Tuy nhiên nhìn

một cách toản dithì chúng ta chưa có chiến lược lâu dai trong việc sử dụng,

nguồn viện trợ không hoàn lại Nguồn viện trợ bị phân tin dân trải quá nhiềuchưa tập trung vào một số lĩnh vực có lợi thé tương đối và có khả năng tácđộng thúc day sự phát triển các ngành khác của nền kinh tế Trong năm 1996

Trang 32

ta tiếp nhận 143 triệu USD của gần 300 chương trình, dự án viện trợ Nguồn

viện trợ din trải làm cho nguồn trong nước cũng dàn trải theo.

- Tư tưởng coi viện trợ là của trời cho vẫn còn nặng, các bộ, các ngành,địa phương chưa nhận thức được rằng mọi nguồn viện trợ dù là không hoản.lại, là một nguồn thu ngân sách Nhà nước và phải được quản lý và sử dụng.như các nguồn thu khác cắp ra từ ngân sách Nhà nước Vì vậy việc quản lý và.sử dụng ODA thường không đảm bảo đúng chế độ tài chính thậm chí hi sức

Jang phí và phát sinh tiêu cực.

- Cho đến nay bộ máy quản lý viện trợ ở các bộ, ngành, địa phương,

chưa có sự thông nhất từ khâu xác định dự án, xây dựng tổng hợp trình cáccấp có thảm quyền phê duyệt ký kết, tiếp nhận và sử dụng đền thanh tra, kiểm.tra, báo cáo ở hau hết các bộ, vụ tài vụ kế toán không nắm được nguồn viện.trợ đã tiếp nhận va sử dụng ở bộ minh, các sở tài chính không nắm đượcnguồn viện trợ đã được sử dụng ở địa phương mình, chưa nói đến thực hiệncông tác quản lý tài chính Việc không tập chung thống nhất quản lý nguồn tảichính viện trợ cộng đến trình độ, năng lực và số lượng cán bộ quản lý cácnguồn viện trợ còn yếu là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho công

tác quản lý va sử dụng viện trợ kém hiệu quả, có nơi lãng phi,lêu cực.

2.1.2 Tình hình thu hút và phân bé vốn ODA trong ngành thủy I

Ban Quản lý Trung ương các dự án Thủy lợi (CPO) thuộc Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn được thành lập năm 1994 với nhiệm vụ làm chủ dự

án, trực tiếp quản lý các dự án thủy lợi đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư nước.

ngoài - Hỗ trợ phát triển chính thúc (ODA).

Đến ngày 08-01-2012 Ban CPO đã thực hiện hoàn thành 6 dự án (tổng vốn.vay 611,8 triệu USD), đang thực hiện 7 dự án (tổng vốn vay 878 triệu USD).

Trang 33

Thu hit ODA về Thủy lợi có sự chênh lệnh khá lớn giữa các vùng Phầnlớn số lượng dự án và vốn đầu tư tập trung vào ĐBSH sau đỏ là ĐBSCL.MNPB, Tây nguyên và PNB là những vùng thiếu nước nhưng có rat ít dự án.

Các dự án ODA nhóm A về công trình thủy lợi được thu hút và phân bổ.cho hai vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước là ĐBSH vàĐBSCL Song giữa hai vùng có sự chênh lệnh khá lớn về số lượng dự án vàsố lượng vốn đầu tư Cụ thể vùng ĐBSH có các dự án về khôi phục hệ thống.

thủy lợi(ADB, 1995-2001) và thủy lợi lưu vực ĐBSH (ADB, 2002-2007 vàpháp 2002-2008) với tổng số vốn ODA là 160 triệu USD trong khi đó vùngĐBSCL chỉ có một dự án phát triển thủy lợi ĐBSCL ( WB 1999-2004) với số

vốn 101,8 triệu USD Vùng DBSH sản xuất nông nghiệp gắn với hệ thong déđiều lớn và phức tạp do đó việc củng cố đê điều, kênh mương là cần thiết,song đối với vùng ĐBSCL vấn dé mặn hóa, phèn hóa cin đầu tư cho thủy lợiđể mở rộng sản xuất nông sản hang hóa cho vùng đồng bằng giàu tiểm năng,nhất cả nước về sản xuất nông nghiệp này cũng không kém phần quan trọng.

Vì vậy thu hút các đự án ODA về thủy lợi vào vùng ĐBSCL ở mức độ như.

hiện nay là chưa hợp lý, cn phải ưu tiên đây mạnh hơn nữa trong thời gian

2.1.3 Kế hoạch hoá nguồn vốn ODA.

Kế hoạch hoá ODA là kế hoạch hoá một nguồn vốn ngân sách chủ yếu.dùng để đầu tư phát triển quốc gia Theo các quy định hiện hành một dự ánODA được kế hoạch hoá ở cả ba phương điện: nhu cầu vốn, đầu tư xây dựng

và quản lý dự án.

3.1.3.1 Kế hoạch hoá nguẫn vẫn ODA,

Xét về khía cạnh nhu cầu vốn công tác kế hoạch hoá vốn ODA cấp.quốc gia do Bộ KH và ĐT chỉ đo va được tiền hành như sau:

Trang 34

~ Dựa trên chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quy hoach đầu tư của cảnước các kế hoạch hàng năm và S năm của Chính phủ, Bộ KH và ĐT dự thảo

một quy hoạch tổng thể về định hướng khai thác và sử dụng ODA dé trình

“Thủ tưởng Ch phủ phê duyệt

~ Các ngành, các địa phương xác định nhu cầu vốn trên cơ sở kế hoạchphat triển kinh tế xã hội thuộc phạm vi phụ trách và phù hợp với quy hoạch

định hướng ODA.

- Bộ KH và DT phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị danh mục.

các chương trình và dự án đầu tư bằng vốn ODA phân theo các nha tai trợ để

trình Thủ tướng phê duyệt

~ Sau khi được phê duyệt, danh mục này sẽ được Bộ KH và BT, Bộ

ngoại giao gửi đến các nha tai trợ dé vận động nguồn vốn ODA.2.1.3 2 Kế hoạch hoá Đầu tư Xây dựng.

~ Kế hoạch chuẩn bị đầu tư bao hàm các công việc lập dự án thẩm địnhdự án và ra quyết định đầu tư.

Sau khi được bên nước ngoài cam kết tải trợ dự án ODA được ghi vào

kế hoạch chuẩn bị đầu tư.

~ Kế hoạch chuẩn bị thực hiện dự án bao gồm các hoạt động: kế hoạchkhảo sát thiết kế kỹ thuật, lập tổng dự toán, giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu.thầu.

Một dự án chỉ được ghi vào kế hoạch chuẩn bị thực hiện khi báo cáonghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được thẩm định,đã đảm phán, ký kết được hiệp định với bên tài trợ và đã được cấp có thẩm

quyền ra quyết định đầu tư.

~ Kế hoạch thực hiện dự án bao gồm các hoạt động xây dựng, mua sắm.và lắp đặt máy móc, thiết bj doa tạo, chạy thử có tải, ban giao dự án dua vio

sử dụng.

Trang 35

Điều kiện để được đưa vào kế hoạch thực hiện là dự án phải được thiếtkế và tông dự toán được duyệt Đối với dự án đầu tư lớn có nhiều công trình.

hoặc có phân đoạn thi công trình hạng mục nào khởi công trong kế hoạch phải

có thiết kế và dự toán được duyệt.

Một dự án không được phép vừa ghi vio kế hoạch chuẩn bị đầu tr vừaghi vào kế hoạch chuẩn bị thực hiện.

2.1.3.3 Kế hoạch hoá tài chính dự án di tư xây dung

Kế hoạch hoá giải ngân các dự án ODA gắn liền với kế hoạch đầu tư

xây dựng của dự án và (hưởng được xác định ngay trong báo cáo tiền khả thi.

~ Vào tháng 6 hàng năm Bộ kế họach và đầu tư thông tin cho các bộ các

địa phương khả năng nguồn vốn ODA thực hiện trong kỳ kế hoạch, những,chương trình dự án cần day mạnh chuẩn bị các điều kiện, thủ tục xây dungmục tiêu ưu tiên đầu tư bằng vốn ODA của kỳ kế hoạch.

~ Các chủ dự án lập kế hoạch rút vốn và sử dụng vốn ODA theo kế

hoạch căn cứ tiền độ thực hiện các dự án, các mục tiêu ưu tiên đã được hướng

din các bộ, địa phương tính toán các nguồn vốn đầu tư trong kỳ kế hoạch chotừng dự án, làm rõ khoản vốn nước ngoài, vốn đảm bảo trong nước báo cáo.lên Bộ Kế hoạch va đầu tư và Bộ tài chính vào tháng 8 hang năm.

- Bộ Kế hoạch và đầu tư đề xuất tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư củatoàn bộ nền kinh tế trong đó có vốn nước ngoài và vốn trong nước bảo đảm.thực hiện các cam kết quốc tế (dưới đây là vốn bảo đảm trong nước) cho các.

cdự án ODA Trinh Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 9 hàng năm.

- Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, địa phương chỉ tiêu tổng mite

vốn đầu tư của ngân sách Nha nước, có chia ra von trong nước von nước.ngoài và phân cho các kế hoạch.

+ Vốn cho công tác thiết kế.+ Vốn chuẩn bị đầu tu.

Trang 36

+ Vốn chuẩn bị dự án.

+ Vốn thực hiện dự án, phân bé theo cơ cấu đầu tư, danh mục và mức.vốn đầu tư, von bảo đảm trong nước cho các dự án sử dụng ODA, danh mục.va mức von thuộc nhóm: A, B,

Tuy nhiên, trong thực tế phan thi do phương thức mới của kế hoạch hoá

ODA, phần thì đo chu trình dự án của các nhà tài trợ khác với quy định trong

nước nên cần có những hạn chế cần giải quyết:

- Nghị định 20/ CP đã đã quy định các ngành và lĩnh vực được ưu ttién

đầu tu phát triển bằng vốn ODA, nhưng bước tiếp theo là sắp xếp thứ tự ưu

tiên giữa ngành, các tiểu ngành và giữa các vùng chưa được thực hiện Vi vậy

các dự án ODA nói chung va nhất là khi đưa vào thực hiện vẫn còn diễn ra

một cách tản mạn chưa được tuyển chọn một cách có hệ thông trên cơ sở các

quan điểm và tiêu chuẩn cụ thể.

Đối với một số nhà tài trợ hiệp định tải trợ chỉ được ký kết sau khi có.kết quả đấu thầu, trong khi đó theo quy định trong nước phải có hiệp định tàitrợ mới được ghi vào kế hoạch chuẩn bị dự án Trên thực tế có những dự ánchưa được ký hiệp định đã cần đến vốn bảo đảm trong nước để giải phóngmặt bằng,

~ Việc không đồng nhất của năm tai trợ cũng gây khó khăn cho việc kế

hoạch hoá tải chính dự án.

2.1.4 Khuôn khổ pháp lý.

Khuôn khổ pháp lý của quan lý và điều phối ODA ra đời phù hợp với

xu thé chuyển nền kinh tế từ Cơ chế tập chung quan liêu bao cắp sang cơ chế

thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước bằng kế hoạch, chính sách vàđòn bay kinh tế Những tư tưởng chủ đạo chỉ phối khuôn khổ pháp lý của

cquản lý va điều phối ODA là

ODA là nguồn ngân sách quan trọng của Nhà nước.

Trang 37

Điều đó đòi hỏi một mặt lợi ích của các khoản ODA thuộc về toàn dân và

mặt khác việc phân phối và sử dụng ODA cho có hiệu quả thuộc quyển hạnvà trách nhiệm của Chính phủ theo luật ngân sách và các quy định hiện hành

của Chính phủ về quản lý ngân sách.

Cac dự án đầu tư phát triển vốn ODA phải chị quản lý Nhà nước.

'Về đầu tư xây dựng thông qua các chỉ lược phát triển kinh tế xã hội, các

quy hoạch và kế hoạch 5 năm, hàng năm cũng như các quy định của Chínhphủ về đầu tư và xây dựng.

4 Đối với các dg án ODA khả năng thu hồi vốn.

Chỉnh phủ áp dụng cơ chế cho vay lại với các điều kiện không ưu đãihơn điều kiện chính phương của nước ngoài vừa góp phin tạo sự bình đẳngtrong cạnh tranh, vừa tạo ra nguồn vốn Chính phủ có thé chủ động tai trợ chéocho các dự án khác, Trên tinh thin đó Chính phủ đã ban hành một số văn bản

pháp quy có liên quan đến vai trò và trách nhiệm của các cơ quan Chính phủkhác nhau và về các thủ tục cơ chế liên quan đến ODA.

Các nghị định điều chính các dự án đầu tư sử dụng von ODA đó là:

- Nghị định 38/2013/NĐ-CP, ngày 23 tháng 4 năm 2013 về quản lý và

sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn von vay ưu đãi

của các nhà tài trợ

+ Với tư cách là cơ quan đầu mỗi Bộ kế hoach và đầu tư phối hợp với

các bộ và cơ quan có liên quan soạn thảo quy hoạch định hướng ODA, xácđịnh danh mục dự án ưu tiên sử đụng vốn ODA và kiến nghị chính sách cóliên quan dé Chính phủ phê duyệt

+ Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì tổ chức các hoạt động vận đọng ODAchuẩn bị nội dung đảm phán và tiền hành dim phán với các nha tải trợ.

+ Phác thảo các thủ tục tiến hành các dự án ODA thông qua các giaiđoạn từ xác định, xây dựng, đàm phán, thẩm định đến thực hiện dự án và kết

Trang 38

thúc đưa dự án vào sử dụng Đặc biệt định số trách nhiệm của cơ quan chủ

‘quan và chủ dự án trong những khâu hình thành va theo dồi một dự án ODA.

"Để thực hiện hiệp định nói trên, Bộ kế hoạch và đầu tư đã ban hành."Thông tư 01/2014/TT-BKHĐT, ngày 09 tháng 01 năm 2014 về việc Hướngu của Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013dẫn thực hiện một số

về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồnvốn vay ưu đãi của các nha tai trợ.

- Viện try không hoàn lại là một nguồn thu của ngân sách Nhà nước,phải được hạch toán và quản lý theo Luật ngân sách Nhà nước.

- Viện trợ không hoàn lại được sử dụng dưới hình thức ngân sách Nhà

nước cấp phát hoặc cho vay lại

~ Mọi khoản viện trợ không hoàn lại bằng tiền hoặc hiện vật mà phía'Việt Nam được nhận và sử dụng đều phải làm thủ tục xác nhận viện trợ Giấy.

xác nhận hàng, tiền viện trợ là căn cứ dé hoàn tắt các thủ tục nhận hang, nhận

tiễn và hạch toán và ngân sách các cấp.

- Bộ tài chính thống nhất quản lý tài chính Nhà nước đối với mọi nguồnviện trợ không hoàn lại, từ khâu tham gia ý kiến về mặt tai chính trong việc

xác định chủ trương sử dụng viện trợ, thâm định dự án, phân bổ nguồn vốncho các dự án, đến nghiên cứu đề xuất cơ chế quản lý tải chính, thực hiện việcxác nhận viện trợ và hạch toán vào ngân sách, hướng dẫn và kiểm tra việcchap hành các chế độ quan lý tai chính, quyết toán của cá dự án, hướng dẫn

và kiểm tra các đơn vị thực hiện vsau khi kết thúc,

ban giao tai sản, vật tư, tiền vốn của các.

Trang 39

+ Sở tải chính vật giá các tinh, thành phố trực thuộc Trung ương có

trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quản lý tài chính đối với

toàn bộ các chương trình, dự án, các khoản viện trợ không hoàn lại do các

khoản viện trợ không hoàn lại do các đơn vị thuộc địa phương tiếp nhận vả

thực hiện

~ Thủ trưởng các bộ, ngành, Chủ tịch Uy ban Nhân ân các Tinh, thành

phố, Chủ tịch các Hội, đoàn thể, các tổ chức quần chúng có trách nhiệm tổ.chức, hướng dẫn và kiểm tra về công tác quản lý tải chính ở các don vị thực

hiện các chương trình, dự án thuộc phạm vi quản lý của mình.

- Chủ nhiệm các chương trình, Giám đốc các dự án, Thủ trưởng cácđơn vị trực tiếp sử dụng nguồn viện trợ không hoàn lại chịu trách nhiệm trước:pháp luật về việc thực hiện đúng các mục tiêu, đối tượng và các cam kết khác.đã ghi trong từng chương trình, dự án, chấp hành nghiêm chỉnh thể chế taichính, Pháp lệnh kế toán thống kê, Điễu lệ tổ chức kế toán và chế độ hạch

toán kế toán, chế độ kiểm toán hiện hành của Nhà nước.

- Thông tư số 05/2014/TT-BTC, ngày 06/01/2014 của Bộ Tài chỉnh

quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án củacác chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nha nước và vốn trái

- Nghị định 88/1999/NĐ- CP về quy chế đấu thầu với nội dung:

Điều tiết các hoạt động dau thầu có liên quan đến việc tuyển chọn tưvấn, mua sắm nguyên liệu và thiết bị xây lắp hoặc tuyển chọn các đổi tác đểthực hiện một phần hay toàn bộ dự án.

Trang 40

-Nghi định 85/ 2009/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành luật đấu thầu

~Nghị định 68/2012/NĐ-CP về Sửa đối, bô sung một số điều của Nghịih số 85/2009/NĐ-CP.

-Nghi định 69/2009/NĐ-CP:

Quy định bỏ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá di đất, bồi thường,

hỗ trợ và tái định ew

Nhìn chung các văn bản pháp quy của Chính phủ ban hành trong thời

gian vừa qua đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý cần thiết cho việc điều phối

ign trên các di

quản lý và sử dụng ODA Điều đó được thé n sau:

- Về 16 chức đã xác định được rõ cơ quan đầu mồi và cơ quan phốiODA ở tầm vĩhợp của Chính phủ trong việc điều phối, quản lý và điều phối

~ Xác định các ngành va các cơ quan ưu tiên sử dung vin ODA.

~ Hình thành cơ chế phối hợp của các cơ quan liên quan theo chu trình

dự án ODA.

~ Hình thành cơ chế quản lý tài chính (thủ tục rút vốn, ghi vốn, vốn bảo

đảm trong nước, cho vay lãi) đối với các dự án ODA,

2.1.5 Cơ chế tài chính của ODA.

Chính phủ quan niệm vén ODA là một ngu ngân sách quan trọng

phục vụ đầu tư phát triển kinh tế xã hội Vì vậy, các cơ chế tài chính cần thiếtđể quản lý ODA bao gồm: Cơ chế quản lý ngân sách, thủ tục rút vốn, cơ chếcho vay lãi, cung cấp vốn bảo đảm trong nước.

2.1.5.1 Cơ chế quản lý ngân sách.

Là nguồn vốn ngân sách chế độ quản lý tài chính vốn ODA thống nhấtvới chế độ quản lý ngân sách hiện hành.

Ngày đăng: 14/05/2024, 11:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 sơ đồ cung cấp ODA giữa các nước theo kênh song phương. - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý dự án ODA trong xây dựng ở Việt Nam
Hình 1.1 sơ đồ cung cấp ODA giữa các nước theo kênh song phương (Trang 10)
Bảng 1.1; số liệu các dự án đầu tư của Nhật Bản, WB, ADB - tình hình giải - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý dự án ODA trong xây dựng ở Việt Nam
Bảng 1.1 ; số liệu các dự án đầu tư của Nhật Bản, WB, ADB - tình hình giải (Trang 21)
“Hình 1.4. Sơ đồ quy trình quản lý dự dn ODA trong xây dung công trình: - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý dự án ODA trong xây dựng ở Việt Nam
Hình 1.4. Sơ đồ quy trình quản lý dự dn ODA trong xây dung công trình: (Trang 23)
"Hình 24: sơ đồ quy trình thực hiện một dự án đầu thâu xây đựng - Luận văn thạc sĩ Quản lý xây dựng: Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý dự án ODA trong xây dựng ở Việt Nam
34 ;Hình 24: sơ đồ quy trình thực hiện một dự án đầu thâu xây đựng (Trang 49)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN