1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam

310 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Tác Động Của Hoạt Động Đổi Mới Đa Chiều Tới Sự Phát Triển Của Doanh Nghiệp Việt Nam
Tác giả Hoàng Bảo Trâm
Người hướng dẫn PGS. TS Vũ Hoàng Nam
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 310
Dung lượng 4,96 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài (0)
  • 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu (15)
    • 2.1. Mục tiêu nghiên cứu (15)
    • 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (15)
    • 2.3. Câu hỏi nghiên cứu (15)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (16)
    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (16)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (18)
  • 5. Những đóng góp của luận án (19)
    • 5.1. Về mặt lý luận (19)
    • 5.2. Về mặt thực tiễn (19)
  • 6. Kết cấu của luận án (20)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU (20)
    • 1.1. Các nghiên cứu thực chứng về đổi mới đa chiều (21)
    • 1.2. Các nghiên cứu về tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp (23)
      • 1.2.1. Các nghiên cứu về tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp theo chiều rộng 12 1.2.2. Các nghiên cứu về tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp theo chiều sâu 17 1.3. Các nghiên cứu về vai trò của nguồn lực bên trong và MTKD bên ngoài đối với mối quan hệ giữa hoạt động đổi mới đa chiều và sự phát triển của DN 22 1.4. Khoảng trống nghiên cứu (23)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI ĐA CHIỀU TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP (20)
    • 2.1. Khái niệm và đo lường hoạt động đổi mới của doanh nghiệp (40)
      • 2.1.1. Khái niệm đổi mới (40)
      • 2.1.2. Phân loại đổi mới (42)
      • 2.1.3. Đo lường hoạt động đổi mới (44)
    • 2.2. Khái niệm và đo lường hoạt động đổi mới đa chiều của doanh nghiệp (46)
      • 2.2.1. Khái niệm đổi mới đa chiều (46)
      • 2.2.2. Các hình thức của hoạt động đổi mới đa chiều (48)
      • 2.2.3. Đo lường hoạt động đổi mới đa chiều (49)
    • 2.3. Khái niệm và đo lường sự phát triển của doanh nghiệp (50)
      • 2.3.1. Khái niệm doanh nghiệp (50)
      • 2.3.2. Sự phát triển của doanh nghiệp (50)
      • 2.3.3. Đo lường sự phát triển của DN (52)
    • 2.4. Các lý thuyết về tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp (54)
      • 2.4.1. Lý thuyết về tác động của đổi mới tới sự phát triển của doanh nghiệp 40 2.4.2. Lý thuyết về vai trò của nguồn lực bên trong và môi trường kinh doanh đối với hoạt động đổi mới và sự phát triển của doanh nghiệp 44 2.4.3. Lý thuyết nền tảng lý giải tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp 45 2.5. Vai trò của hoạt động đổi mới trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo (54)
    • 2.6. Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu (67)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI ĐA CHIỀU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM (20)
    • 3.1. Thực trạng phát triển của doanh nghiệp Việt Nam (71)
      • 3.1.1. Về số lượng và quy mô doanh nghiệp (71)
      • 3.1.2. Về doanh thu và lợi nhuận (72)
      • 3.1.3. Về năng suất và tỷ suất lợi nhuận (73)
    • 3.2. Thực trạng phát triển của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo (75)
      • 3.2.1. Về số lượng và quy mô doanh nghiệp (75)
      • 3.2.2. Về doanh thu và lợi nhuận (76)
      • 3.2.3. Về năng suất và tỷ suất lợi nhuận (78)
    • 3.3. Thực trạng hoạt động đổi mới đa chiều của doanh nghiệp Việt Nam (79)
      • 3.3.1. Hoạt động đổi mới của DN (79)
      • 3.3.2. Hoạt động đổi mới đa chiều của DN (82)
    • 3.4. Đánh giá chung (87)
  • CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.72 4.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng (20)
    • 4.1.1. Mô hình nghiên cứu (90)
    • 4.1.2. Phương pháp ước lượng (91)
    • 4.1.3. Dữ liệu phục vụ nghiên cứu định lượng (97)
    • 4.1.4. Đo lường các biến (100)
    • 4.1.5. Thống kê mô tả và tương quan các biến (108)
    • 4.2. Phương pháp nghiên cứu định tính (110)
      • 4.2.1. Phương pháp chọn mẫu (110)
      • 4.2.2. Phương pháp thu thập thông tin (112)
      • 4.2.3. Quy trình thực hiện phỏng vấn (114)
      • 4.2.4. Nội dung phỏng vấn (114)
      • 4.2.5. Quy trình xác định tình huống nghiên cứu (116)
      • 4.2.6. Bảo mật thông tin (116)
      • 4.2.7. Dữ liệu phục vụ nghiên cứu định tính (116)
  • CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (20)
    • 5.1. Kết quả nghiên cứu định lượng (121)
    • 5.2. Kết quả nghiên cứu định tính (140)
      • 5.2.1. Phương thức thực hiện hoạt động đổi mới đa chiều (140)
      • 5.2.2. Tác động của hoạt động đổi mới đa chiều đối với sự phát triển của (148)
  • CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THÔNG QUA THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI ĐA CHIỀU (20)
    • 6.1. Quan điểm và mục tiêu về phát triển doanh nghiệp tại Việt Nam (168)
    • 6.2. Quan điểm và mục tiêu về phát triển hoạt động đổi mới sáng tạo của (170)
      • 6.2.1. Quan điểm, định hướng phát triển hoạt động ĐMST tại Việt Nam (170)
      • 6.2.2. Mục tiêu về phát triển hoạt động ĐMST của DN đến năm 2030 (172)
    • 6.3. Giải pháp phát triển DN Việt Nam thông qua thúc đẩy hoạt động đổi mới đa chiều giai đoạn 2025-2030 (173)
      • 6.3.1. Giải pháp chung đối với doanh nghiệp Việt Nam (173)
      • 6.3.2. Giải pháp đối với một số nhóm doanh nghiệp (178)
      • 6.3.3. Khuyến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan liên quan (181)
  • KẾT LUẬN (186)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Nghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt NamNghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam

Mục tiêu, nhiệm vụ và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đánh giá được tác động của hoạt động đổi mới đa chiều đến sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam, để từ đó đề xuất giải pháp phát triển doanh nghiệp Việt Nam thông qua thúc đẩy hoạt động đổi mới đa chiều.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây:

Thứ nhất, xác định được các loại hình hoạt động đổi mới đa chiều ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam.

Thứ hai, làm rõ tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ ba, so sánh được tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện khác biệt về nguồn lực bên trong và môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp.

Thứ tư, đề xuất được các giải pháp, khuyến nghị nhằm phát triển các doanh nghiệp Việt Nam thông qua thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

Câu hỏi nghiên cứu

Kế thừa các nghiên cứu đi trước, luận án hướng tới cung cấp bằng chứng về hoạt động đổi mới đa chiều của doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

1 Các loại hình hoạt động đổi mới đa chiều nào được doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn thực hiện?

2 Hoạt động đổi mới đa chiều tác động như thế nào tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam?

3 Tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam khác biệt như thế nào trong các điều kiện khác nhau về nguồn lực bên trong và môi trường kinh doanh bên ngoài doanh nghiệp?

4 Những giải pháp nào có thể hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam thông qua việc thúc đẩy hoạt động đổi mới đa chiều?

Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính.

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Luận án sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy nhằm đánh giá tác động của đổi mới đa chiều tới sự phát triển của DN Việt Nam trên cơ sở dữ liệu thứ cấp, trích xuất từ kết quả Điều tra doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê tiến hành hàng năm.

Mô hình ước lượng được xây dựng trên cơ sở các lý thuyết và các nghiên cứu đi trước phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận án Về phương pháp ước lượng, luận án sử dụng đồng thời hai phương pháp: phương pháp hồi quy hai bước của Heckman và phương pháp bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn nhằm khắc phục đồng thời sai lệch do chọn mẫu và hiện tượng nội sinh Mô hình nghiên cứu, nguồn dữ liệu, các biến số và thước đo cùng phương pháp ước lượng cụ thể được trình bày tại Chương 4.

Phương pháp nghiên cứu định tính

Luận án sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu để: (1) tổng hợp các cơ sở lý thuyết liên quan đến tác động của hoạt động đổi mới nói chung và đổi mới đa chiều nói riêng, tới sự phát triển của doanh nghiệp; và (2) đánh giá các kết quả nghiên cứu hiện có về tác động của hoạt động đổi mới và đổi mới đa chiều, tới sự phát triển của doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam Các kết quả phân tích tài liệu là cơ sở xác định khoảng trống nghiên cứu, khung lý thuyết, các giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu cũng như các chỉ số đo lường cụ thể trong luận án.

Các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích được sử dụng để làm rõ thực trạng phát triển của doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp CBCT nói riêng, cũng như thực tiễn hoạt động đổi mới và hoạt động đổi mới đa chiều tại các doanh nghiệp.

Ngoài ra, NCS lựa chọn phương pháp nghiên cứu tình huống (case study) thông qua phỏng vấn sâu đối với đại diện của các doanh nghiệp nhằm kiểm chứng sự tồn tại của hoạt đổi mới đa chiều ở cấp độ doanh nghiệp, làm rõ quá trình thực hiện đổi mới đa chiều tại doanh nghiệp cũng như ghi nhận đánh giá chủ quan của đại diện doanh nghiệp về tác động của các hoạt động đổi mới này tới sự phát triển của doanh nghiệp Đối tượng doanh nghiệp thuộc mẫu nghiên cứu được lựa chọn đảm bảo tính đại diện về ngành nghề kinh doanh (nhóm ngành, trình độ công nghệ),quy mô và hình thức sở hữu Phương pháp thu thập thông tin, phương pháp chọn mẫu, quy trình phỏng vấn và xác định đối tượng nghiên cứu được trình bày tạiChương 4.

Những đóng góp của luận án

Về mặt lý luận

Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp vào hệ thống các nghiên cứu về hoạt động đổi mới của doanh nghiệp Cụ thể, luận án góp phần xác định các hình thức đổi mới của doanh nghiệp một cách toàn diện hơn thông qua việc cung cấp bằng chứng về các loại hình hoạt động đổi mới đa chiều khác nhau của doanh nghiệp.

Thứ hai, luận án đóng góp vào hệ thống các nghiên cứu về mối quan hệ giữa hoạt động đổi mới và sự phát triển của DN Cụ thể, kết quả nghiên cứu chỉ rõ tác động của các loại hình hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu của DN.

Thứ ba, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về tác động của hoạt động đổi mới đa chiều đối với sự phát triển của DN giữa các nhóm doanh nghiệp khác nhau về quy mô và hoạt động trong các điều kiện môi trường kinh doanh khác nhau.

Về mặt thực tiễn

Thứ nhất, luận án xác định rõ các loại hình hoạt động đổi mới đa chiều mà doanh nghiệp Việt Nam đang thực hiện.

Thứ hai, luận án chỉ ra chiều hướng và mức độ tác động của các loại hình đổi mới đa chiều cụ thể tới các khía cạnh khác nhau trong quá trình phát triển của DN

Việt Nam Kết quả phân tích này gợi mở hàm ý chính sách về sự cần thiết của các chính sách hỗ trợ hướng tới các nhóm hoạt động đổi mới cụ thể nhằm tăng cường tác động tích cực của hoạt động đổi mới đối với sự phát triển của DN.

Thứ ba, luận án đánh giá sự khác biệt trong tác động của hoạt động đổi mới đa chiều đối với sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam trong ngành công nghiệp

CBCT giữa các nhóm doanh nghiệp trong ngành công nghiệp CBCT có sự khác nhau về quy mô và hoạt động trong các điều kiện môi trường kinh doanh khác nhau.

Thứ tư, trên cơ sở các phân tích định lượng và định tính, luận án đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ sự phát triển của DN Việt Nam thông qua thúc đẩy hoạt động đổi mới đa chiều của DN Việt Nam trong ngành công nghiệp CBCT Để thực hiện đổi mới đa chiều và hưởng lợi từ các hoạt động này, DN cần sự hỗ trợ ở nhiều khía cạnh khác nhau Trong đó, luận án chỉ ra chính phủ có thể thực hiện hỗ trợ nâng cao năng lực đổi mới của DN, nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh và tăng cường tiếp cận nguồn lực cho các DN có quy mô nhỏ hơn.

Kết cấu của luận án

Ngoài Phần mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo, Danh mục các công trình nghiên cứu và các Phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 6 chương như sau:

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu thực chứng về đổi mới đa chiều

Bên cạnh việc nhận diện, phân tích đặc điểm và phân loại các loại hình đổi mới khác nhau, các nghiên cứu kinh tế học về đổi mới cũng quan tâm tới phương thức mà DN lựa chọn để tiến hành đổi mới.

Dựa trên lý thuyết về vòng đời đổi mới (innovation life cycle) được Abernathy và Utterback (1978) đề xuất, nghiên cứu của Tilton (1971) về sự phát triển của ngành bán dẫn giai đoạn 1950 - 1968 cho thấy những đổi mới về sản phẩm là trọng tâm trong giai đoạn sơ khởi Đáp lại sự cạnh tranh từ những DN mới ra nhập thị trường, các DN dẫn đầu sẽ dành nhiều nguồn lực hơn cho đổi mới quy trình, trong khi DN mới hơn vẫn tập trung vào đổi mới sản phẩm Đối với giai đoạn sau 1968, John Tilton (1971) cho rằng các DN vẫn thực hiện cả đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình Tuy nhiên, các đổi mới đột phá về sản phẩm giảm dần, thay thế bởi các đổi mới mang tính cải tiến Đổi mới quy trình đóng vai trò quan trọng hơn trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh cho DN Sự chuyển dịch và kết hợp tương tự cũng được ghi nhận ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau trong thập niên 1990 và 2000 (Klepper,1996, 1997; Bos và cộng sự, 2013) nhưng chưa có một thuật ngữ nào được đề xuất để mô tả quá trình kết hợp giữa các loại hình đổi mới khác nhau.

Trong quá trình nghiên cứu về mô hình phát triển cụm công nghiệp tại các quốc gia Đông Á, Sonobe và Otsuka (2006) đã ghi nhận hiện tượng các DN đi đầu trong cụm công nghiệp tại Trung Quốc và Nhật Bản thực hiện đồng thời nhiều loại hình đổi mới khác nhau bao gồm cải tiến chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đổi mới phương thức tiếp thị để duy trì lợi thế cạnh tranh và mở rộng thị trường Từ các bằng chứng này, các tác giả đã đề xuất thuật ngữ “đổi mới đa chiều” (ĐMĐC) nhằm mô tả việc DN kết hợp nhiều loại hình đổi mới khác nhau (xem thêm tại mục 2.2.1) Tiếp cận dưới góc độ chiến lược, Le Bas and Poussing (2014), Karlsson and Tavassoli(2016), Tavassoli và Karlsson (2016) lại sử dụng thuật ngữ chiến lược đổi mới phức hợp (complex innovation strategy) để mô tả việc DN việc thực hiện nhiều loại hình đổi mới cùng lúc Sử dụng dữ liệu từ Khảo sát Đổi mới Cộng đồng ở Thụy Điển giai đoạn 2002- 2012, Tavassoli và Karlsson (2016) cho rằng đổi mới phức hợp là chiến lược khá phổ biển bởi có tới hơn một nửa số DN đổi mới thuộc mẫu quan sát (57%) thực hiện đổi mới phức hợp (thực hiện từ 2 đến 4 loại hình đổi mới khác nhau tại một thời điểm nhất định).

Kết quả thống kê tại nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy các DN đổi mới có xu hướng thực hiện nhiều loại hình đổi mới cùng một lúc bên cạnh việc chỉ tập trung nguồn lực cho việc thực hiện một loại hình đổi mới duy nhất Ví dụ, thống kê hoạt động đổi mới của DN tại 42 nền kinh tế trong giai đoạn 2018-2020, OECD (2023) chỉ ra rằng các ngành có tỷ lệ DN thực hiện đổi mới sản phẩm cao nhất cũng là những ngành có đạt tỷ lệ DN thực hiện đổi mới quy trình SXKD cao nhất Tương tự, sử dụng dữ liệu khảo sát các DN ngành công nghiệp CBCT tại Trung Quốc do Ngân hàng Thế giới thực hiện trong giai đoạn 2011 – 2013, Zhang (2022) cung cấp bằng chứng cho thấy DN áp dụng đồng thời các loại hình đổi mới khác nhau như: đổi mới tổ chức và cải tiến chất lượng quy trình sản xuất; cải tiến sản phẩm và và cải tiến chất lượng quy trình sản xuất; giới thiệu sản phẩm mới và đổi mới tổ chức sản phẩm… Các nghiên cứu của Tidd và cộng sự (2005), Lam (2005), Mothe và Nguyen-Thi, (2010, 2012), Camisón và Villar-López (2014) cũng ghi nhận việc DN kết hợp đổi mới công nghệ (đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình) và đổi mới phi công nghệ (đổi mới tiếp thị, đổi mới tổ chức) (Tidd và cộng sự, 2005; Lam, 2005; Mothe và Nguyen-Thi, 2010, 2012; Camisón và Villar-López, 2014) Đánh giá dữ liệu gồm 9715 DN thuộc 13 quốc gia thuộc Châu Phi cận Sahara, Agwu và cộng sự (2020) cho biết tỷ lệ DN kết hợp từ 2 đến 4 loại hình đổi mới trở lên (bao gồm ĐMSP, ĐMQT, ĐMTC và ĐMTT) đạt tới 55,1% trong khi tỷ lệ DN thực hiện một hình thức đổi mới duy nhất chỉ ở mức 15,2% Đề cập tới hoạt động R&D, các nghiên cứu của Veugelers và Cassiman (2002), Hagedoorn và Wang (2010), Muủoz-Bullún và cộng sự (2020) cung cấp bằng chứng về sự kết hợp giữa hoạt động R&D bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đối với trường hợp của Việt Nam, những kết quả thống kê về việc DN thực hiện đồng thời nhiều loại hình đổi mới còn tương đối rời rạc Phân tích quá trình phát triển của các hộ sản xuất tại làng nghề La Phù trong năm 2006, Nam và cộng sự (2010) cung cấp bằng chứng cho thấy số ít hộ sản xuất có tiến hành kết hợp ĐMSP (cải tiến về chất lượng sản phẩm), ĐMTC (áp dụng hệ thống sản xuất tích hợp theo chiều dọc) và ĐMQT (ứng dụng hệ thống sản xuất cơ giới hóa) Dựa trên số liệu từ điều tra DNNVV trong ngành công nghiệp CBCT trong ba năm (2011,

2013 và 2015), Calza và cộng sự (2019) đã cho thấy tồn tại một tỷ lệ nhất định các DNNVV Việt Nam tiến hành kết hợp đổi mới công nghệ (ĐMSP, ĐMQT) và ĐMTC (có chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế) Tương tự, Vu và Hoang (2021) cũng đã đề cập tới các loại hình đổi mới trong đó DNNVV Việt Nam thực hiện đồng thời ĐMSP (giới thiệu sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện có) và ĐMQT (sử dụng quy trình sản xuất/ công nghệ mới) Trên cơ sở dữ liệu điều tra thử nghiệm về hoạt động ĐMST của

DN ngành công nghiệp CBCT giai đoạn 2014-2016, tác giả Hồ Ngọc Luật cho biết

“đổi mới sản phẩm và/hoặc đổi mới quy trình công nghệ là loại ĐMST kép quan trọng nhất đối với doanh nghiệp, chiếm quy mô lớn nhất (49,0%)” (Hồ Ngọc Luật,

Như vậy, có thể thấy, các nghiên cứu tại Việt Nam chưa đề cập một cách đầy đủ về các hình thức ĐMĐC, đặc biệt là hoạt động ĐMĐC có kết hợp ĐMTC và ĐMTT, cũng như mức độ phổ biến của các hoạt động này trong thực tiễn đổi mới ở cấp độ DN.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI ĐA CHIỀU TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP

Khái niệm và đo lường hoạt động đổi mới của doanh nghiệp

2.1.1 Khái niệm đổi mới Đổi mới (innovation) đã được đề cập từ lâu trong các nghiên cứu kinh tế học.

Nghiên cứu kinh điển của Schumpeter (1934) đã đi tiên phong trong việc khẳng định vai trò của hoạt động đổi mới ở cấp độ DN đối với sự phát triển của bản thân

DN và tăng trưởng kinh tế nói chung Theo ông, “đổi mới” là “sự kết hợp mới” (new combination) của kiến thức, tài nguyên, thiết bị mới hoặc hiện có, và các yếu tố khác Nói cách khác, đổi mới là một quá trình trong đó các doanh nhân sử dụng các ý tưởng mới để đưa ra các phương thức mới kết hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất và kinh doanh để tạo ra các sản phẩm dịch vụ vì mục tiêu lợi nhuận.

Xuất phát từ lập luận trên, các nhà kinh tế học đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về đổi mới Ví dụ, D’Aveni (1994) cho rằng đổi mới là “quá trình DN phát triển các sản phẩm, dịch vụ, quy trình hay hệ thống quản lý mới để đáp ứng các yêu cầu do sự thay đổi của môi trường kinh doanh, công nghệ hay mô hình cạnh tranh”. Gần đây, đổi mới được đề cập một cách trừu tượng hơn Ví dụ, Hisrich và Kearney (2014) cho rằng đổi mới “là một quá trình tạo ra và giới thiệu một cái gì đó mới, độc đáo hoặc tiên tiến với mục đích tạo ra giá trị hoặc lợi ích” Dù có sự khác biệt nhất định về góc độ tiếp cận và thuật ngữ, các khái niệm trên đều thống nhất khi nhìn nhận các hoạt động đổi mới của DN trước hết phải có tính mới Quá trình này có thể bắt đầu từ một ý tưởng và được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều hướng tới việc sản phẩm hay dịch vụ được đưa thị trường, hay thương mại hóa thành công (Gilbert, 2006; Hisrich và Kearney, 2014).

Theo Sổ tay Oslo do OECD công bố năm 2005, đổi mới được hiểu là “việc thực hiện một sản phẩm mới hoặc được cải tiến đáng kể (hàng hóa hoặc dịch vụ),hoặc quy trình, phương pháp tiếp thị mới hoặc phương pháp tổ chức mới trong thực tiễn kinh doanh, tổ chức nơi làm việc hoặc quan hệ bên ngoài DN” Trong lần cập nhật mới nhất vào năm 2018, OECD đề cập “Đổi mới là một sản phẩm hoặc quy trình mới hoặc được cải tiến (hoặc sự kết hợp của chúng) khác biệt đáng kể với các sản phẩm hoặc quy trình trước đây của đơn vị và đã được cung cấp cho người dùng tiềm năng (sản phẩm) hoặc được đơn vị đưa vào sử dụng” Như vậy, thay vì bốn loại hình đổi mới, khái niệm đổi mới trong Sổ tay Oslo 2018 chỉ đề cập tới đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình sản xuất- kinh doanh.

Lựa chọn tiếp cận tương tự như Sổ tay Oslo 2018, Ngân hàng Thế giới, trong báo cáo Đổi mới sáng tạo cho các quốc gia đang phát triển Đông Á, đề xuất định nghĩa đổi mới sáng tạo là “sự tích lũy kiến thức và thực hiện các ý tưởng mới” (Cirera và cộng sự, 2021) Tuy nhiên, báo cáo của Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh rằng đổi mới sáng tạo không chỉ là các phát minh (invention)- thể hiện những bước tiến mạnh mẽ về công nghệ, mà còn bao gồm các hoạt động phổ biến và áp dụng các công nghệ và thực hành SXKD hiện có nhằm mang đến những cải tiến đáng kể trong cách các DN sản xuất hoặc vận hành Tiếp cận này được cho là phù hợp với trường hợp của các quốc gia đang phát triển do phần lớn DN tại các quốc gia này còn hạn chế về năng lực đổi mới, chưa thể tạo ra các bước đột phá mở rộng ranh giới công nghệ.

Tại Việt Nam, theo Điều 3, Luật Khoa học và Công nghệ 2013, đổi mới sáng tạo (innovation) được hiểu là “việc tạo ra, ứng dụng thành tựu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa” Thuật ngữ đổi mới sáng tạo (ĐMST) được đề cập trong Luật Khoa học và Công nghệ 2013 khá tương thích với các khái niệm được D’Aveni (1994) hay Hisrich và Kearney (2014) đề xuất nhưng lại có góc độ tiếp cận tương đối khác biệt so với OECD (2005, 2018) Cụ thể, khái niệm

“đổi mới” theo Sổ tay Oslo 2018 nhấn mạnh tới kết quả của đổi mới (sản phẩm, quy trình mới hoặc được cải tiến) và mô tả những nội hàm của kết quả đổi mới này (có sự khác biệt đáng kể với sản phẩm hoặc quy trình trước đó; và đã được cung cấp hoặc sử dụng) Trong khi đó, khái niệm “đổi mới sáng tạo” theo Luật Khoa học và Công nghệ

2013 tập trung hơn tới quá trình thực hiện đổi mới và mục tiêu của quá trình này.

Hiện nay, thuật ngữ “đổi mới sáng tạo” được sử dụng phổ biến hơn trong các văn bản quy phạm pháp luật và thông tin đại chúng tại Việt Nam nhằm tránh sự nhầm lẫn với khái niệm “Đổi mới” (Renovation) dùng để chỉ chính sách cải cách kinh tế- xã hội toàn diện được tiến hành từ sau Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản ViệtNam lần

VI, năm 1986 Tuy nhiên, thuật ngữ “đổi mới” vẫn được sử dụng trong một số văn bản chính thức như Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 56000:2023 (ISO 56000:2020) về Quản lý đổi mới do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố Theo đó, trong phạm vi nghiên cứu này, thuật ngữ “đổi mới” và “đổi mới sáng tạo” được hiểu có ý nghĩa tương đương, được sử dụng thay thế cho nhau.

2.1.2.1 Phân loại theo lĩnh vực đổi mới

Theo Schumpeter (1961), đổi mới có thể diễn ra dưới nhiều hình thức, liên quan tới nhiều khía cạnh khác nhau của quá trình sản xuất Cụ thể, đổi mới có thể bao gồm tạo ra sản phẩm mới hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hiện tại, quy trình sản xuất mới, thị trường mới (thị trường đầu ra mới, nguồn cung cấp nguyên vật liệu mới), hay cao hơn là biến đổi cấu trúc ngành Trên cơ sở tiếp cận này, Sổ tay Oslo năm 2005 đã đề xuất phân loại đổi mới ở cấp độ DN gồm 4 loại hình là: Đổi mới sản phẩm (product innovation) được ghi nhận khi DN có một sản phẩm hay dịch vụ mới hoặc được cải thiện đáng kể Đổi mới sản phẩm bao gồm những cải tiến đáng kể về thông số kỹ thuật, thành phần và vật liệu, phần mềm trong sản phẩm, mức độ thân thiện với người dùng hoặc các chức năng khác. Đổi mới quy trình (process innovation) là việc áp dụng phương pháp phân phối hoặc sản xuất mới hoặc được cải thiện đáng kể (bao gồm những thay đổi đáng kể về kỹ thuật, thiết bị và/ hoặc phần mềm). Đổi mới tiếp thị (marketing innovation) là việc DN áp dụng một phương pháp tiếp thị mới liên quan đến những thay đổi đáng kể trong thiết kế sản phẩm hoặc bao bì, định vị sản phẩm, quảng bá sản phẩm hoặc định giá. Đổi mới tổ chức (organizational innovation) là việc DN có phương pháp tổ chức mới trong thực tiễn kinh doanh, tổ chức nơi làm việc hoặc quan hệ đối ngoại Cụ thể, các DN có thể chọn áp dụng các phương pháp mới để tổ chức các quy trình và thủ tục tiến hành công việc, cấu trúc các hoạt động kinh doanh hoặc các cách thức mới để tổ chức quan hệ với các đối tác.

Trong lần công bố mới nhất, Sổ tay Oslo 2018 đề cập tới hai nhóm đổi mới là: Đổi mới sản phẩm (product innovation) là việc giới thiệu ra thị trường hàng hóa hoặc dịch vụ mới hoặc được cải tiến, có sự khác biệt đáng kể so với hàng hóa hoặc dịch vụ trước đây của DN. Đổi mới quy trình sản xuất-kinh doanh (business process innovation) là việc

DN đưa vào sử dụng một quy trình kinh doanh mới hoặc được cải tiến cho một hoặc nhiều chức năng kinh doanh của DN Quy trình sản xuất -kinh doanh được hiểu rộng hơn so với các quy trình trước đây, và bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của DN như: sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ; phân phối và hậu cần (logistic); tiếp thị và bán hàng; hệ thống thông tin và truyền thông; điều hành và quản lý; phát triển sản phẩm và quy trình kinh doanh Như vậy, đổi mới quy trình sản xuất-kinh doanh được hiểu bao gồm các loại hình ĐMQT, ĐMTT và ĐMTC đã được đề cập trong Sổ tay Oslo 2005 trước đây.

2.1.2.2 Phân loại theo tính chất đổi mới

OECD (2009, 2011) đề xuất phân nhóm đổi mới thành hai nhóm chính là đổi mới công nghệ (technological innovation) và đổi mới phi công nghệ (non- technological innovation). Đổi mới công nghệ bao gồm đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình do cả hai loại hoạt động đều đòi hỏi những thay đổi đáng kể về kỹ thuật, thiết bị và phần mềm (OECD, 2011) Ví dụ, đối với đổi mới sản phẩm, yếu tố công nghệ liên quan tới tính mới hoặc sự cải thiện các đặc tính của chính sản phẩm hoặc dịch vụ Đối với đổi mới quy trình, vai trò của yếu tố công nghệ là đặc biệt rõ ràng do DN áp dụng phương pháp sản xuất mới hoặc có sự cải tiến đáng kể (OECD/ Eurostat, 2005). Đổi mới phi công nghệ được hiểu bao gồm hoạt động ĐMTC và ĐMTT (OECD, 2011) Do ĐMTC chủ yếu liên quan đến cơ cấu quản lý của DN, các thay đổi về phương thức tổ chức hoạt động có thể được tiến hành mà không có sự can thiệp của yếu tố công nghệ Tương tự, phương pháp định vị sản phẩm, quảng bá sản phẩm mới có thể được tiến hành mà không phụ thuộc vào yếu tố công nghệ.

2.1.2.3 Phân loại theo mức độ đổi mới

Theo Christensen và cộng sự (2015), đổi mới khai phá (disruptive innovation) là một mô hình/ ý tưởng, sản phẩm hoặc dịch vụ tạo ra một hệ thống giá trị mới bằng cách thay đổi đáng kể thị trường hiện có hoặc tạo ra một thị trường hoàn toàn mới.

Ngược lại, đổi mới mang tính duy trì (sustaining innovation) là loại hình đổi mới góp phần cải thiện và phát triển các giá trị trên thị trường hiện có.

Khái niệm và đo lường hoạt động đổi mới đa chiều của doanh nghiệp

2.2.1 Khái niệm đổi mới đa chiều

Tính đa dạng về hình thức của hoạt động đổi mới đã được nhà nghiên cứu tiên phong là Schumpeter đề cập từ sớm Theo Schumpeter (1961), đổi mới có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: tạo ra sản phẩm mới hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hiện tại; đưa ra quy trình sản xuất mới; tìm kiếm các thị trường mới cho sản phẩm; phát triền nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào mới; phát triển cấu trúc ngành mới.

Kế thừa hướng tiếp cận này, Sonobe và Otsuka (2006, tr.31) đã đề xuất thuật ngữ đổi mới đa chiều (multifaceted innovation) trong nghiên cứu về mô hình phát triển cụm công nghiệp tại các quốc gia Đông Á Theo các tác giả này, sự phát triển của các cụm công nghiệp gồm 3 giai đoạn: khởi đầu (initiation), mở rộng số lượng (quantity expansion), và cải tiến chất lượng (quality improvement) Biểu hiện quan trọng đánh dấu bước chuyển của DN từ giai đoạn mở rộng số lượng sang giai đoạn cải tiến chất lượng là việc DN thực hiện đổi mới đa chiều trong đó DN thực hiện kết hợp nhiều hình thức đổi mới khác nhau bao gồm đổi mới về công nghệ, hệ thống phân phối và cả tổ chức sản xuất (Otsuka và Sonobe, 2018) Việc kết hợp thực hiện nhiều loại hình đổi mới khác nhau thay vì một hoạt động đổi mới riêng lẻ giúp các

DN đi đầu trong cụm công nghiệp duy trì khả năng cải thiện năng suất và xuất khẩu. Như vậy, đổi mới đa chiều có thể được hiểu là việc kết hợp thực hiện nhiều loại hình đổi mới khác nhau nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển của DN Dưới góc độ này, khái niệm “đổi mới đa chiều” không đề cập tới một loại hình đổi mới cụ thể, chuyên biệt mà nhấn mạnh tới phương thức mà DN tiến hành đổi mới.

Hướng tới mục tiêu đánh giá đổi mới thông qua các chỉ số có thể lượng hoá, một số nhà nghiên cứu đã đề xuất phương pháp tiếp cận đa chiều (multidimensional model of innovation) trong đó hoạt động đổi mới được đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau Ví dụ, Cooper (1998) đề xuất mô hình đánh giá đổi mới bao gồm: hình thức (ĐMSP, ĐMQT), mức độ đổi mới (đổi mới đột phá, đổi mới nâng cấp), lĩnh vực đổi mới (đổi mới công nghệ, đổi mới hành chính) Cách tiếp cận này đã tiếp tục được phát triển trong các nghiên cứu của Garcia và Calantone (2002), Zou và cộng sự (2016), El Hanchi và Kerzazi (2019) Đề cập tới trường hợp của các DN Trung Quốc, Zou và cộng sự (2016) đề xuất đánh giá đồng thời các khía cạnh bao gồm: loại hình đổi mới, phương thức đổi mới và hành vi đầu tư cho đổi mới.

Tiếp cận theo tiến trình đổi mới, Pereria, Araújo và Costa (2018) đề xuất chỉ số nhằm phản ánh tính đa chiều của đầu vào và đầu ra đổi mới Trong đó, tính đa chiều của đầu vào đổi mới (multidimensional input innovation) bao gồm: nguồn nhân lực, quy trình và hạ tầng, chiến lược và tổ chức, tài chính và tiếp thị trong khi tính đa chiều của đầu ra đổi mới (multidimensional output innovation) được đánh giá thông qua tác động về tri thức và công nghệ, tác động kinh tế.

Trong phạm vi nghiên cứu này, để phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam và khả năng tiếp cận dữ liệu thực tế, NCS lựa chọn góc độ tiếp cận về đổi mới đa chiều đã được Sonobe và Otsuka (2006, 2018) đề cập Theo đó, hoạt động đổi mới đa chiều ở cấp độ DN được hiểu là việc kết hợp nhiều hoạt động đổi mới khác nhau nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển của DN

2.2.2 Các hình thức của hoạt động đổi mới đa chiều

Theo tìm hiểu của NCS, do khái niệm đổi mới đa chiều còn ít phổ biến, hiện chưa có các nghiên cứu hay hướng dẫn phân loại cụ thể về các hình thức đổi mới đa chiều Nội dung dưới đây về sự là tổng hợp các hình thức đổi mới đa chiều được đề cập trong các nghiên cứu đi trước.

(1) Kết hợp các hoạt động đổi mới công nghệ

Kết hợp các hoạt động đổi mới công nghệ là hình thức đổi mới đa chiều trong đó DN thực hiện kết hợp hoạt động ĐMSP và ĐMQT Bằng chứng về quá trình DN kết hợp ĐMSP và ĐMQT đã được đề cập từ sớm trong các nghiên cứu kinh tế học (Kraft, 1990; Martínez-Ros, 1999; Martínez-Ros và Labeaga, 2009; Lin và cộng sự,

2016 ) Sổ tay Oslo 2005 cũng chỉ ra các trường hợp trong đó ĐMQT và ĐMSP có sự kết hợp chặt chẽ Sự thay đổi trong quy trình sản xuất có thể giúp cải thiện đáng kể chất lượng sản phẩm Ngược lại, việc cho ra đời sản phẩm với các tính năng khác biệt có thể đòi hỏi sự cải tiến của quy trình sản xuất nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật hay tối thiểu hóa chi phí sản xuất.

(2) Kết hợp các hoạt động đổi mới công nghệ và đổi mới phi công nghệ

Kết hợp các hoạt động ĐMCN và ĐMPCN là hình thức ĐMĐC trong đó DN thực hiện kết hợp một hoặc nhiều hoạt động đổi mới công nghệ (ĐMSP, ĐMQT) và một hoặc nhiều hoạt động đổi mới phi công nghệ (ĐMTC, ĐMTT).

Sự kết hợp giữa ĐMCN và ĐMPCN đã được đề cập trong các nghiên cứu củaTidd và cộng sự (2005), Lam (2005), Mothe và Nguyen-Thi (2010, 2012), Camisón và

Villar-López (2014), hay Hervas-Oliver và cộng sự (2015) Việc thương mại hóa các sản phẩm mới thường đòi hỏi các phương pháp tiếp thị mới, thậm chí là thị trường tiêu thụ mới Tương tự, một kỹ thuật sản xuất mới thường sẽ chỉ giúp tăng năng suất nếu được hỗ trợ bởi những thay đổi trong cơ cấu tổ chức của DN.

Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng việc phân loại đổi mới dựa trên công nghệ chỉ tương thích với phân loại đổi mới được OECD đề xuất trong Sổ tay Oslo 2005. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, các cải tiến về công nghệ và kỹ thuật dường như được áp dụng vào mọi khâu của quá trình SXKD Điều này khiến việc phân biệt giữa ĐMCN và ĐMPCN trở nên khó khăn hơn nhiều.

(3) Kết hợp hoạt động R&D và các hoạt động đổi mới khác

Hoạt động đổi mới dựa trên R&D là hình thức đổi mới đa chiều trong đó DN thực hiện kết hợp hoạt động R&D với các hoạt động đổi mới khác Theo Roper và Turner (2020), những hoạt động đổi mới dựa trên R&D thường triệt để hơn những đổi mới không dựa trên R&D, có khả năng tạo ra kết quả đổi mới là các sản phẩm hay dịch vụ có mức độ đổi mới cao hơn Tương tự, phân tích của Heij và cộng sự (2020) cho thấy sự kết hợp giữa đổi mới quản trị (management innovation) và R&D có thể giúp DN đạt hiệu quả cao hơn trong việc chuyển hoá R&D thành kết quả ĐMSP cụ thể Kết quả này có thể xuất phát từ việc hoạt động R&D làm gia tăng mạnh mẽ nguồn vốn tri thức công nghệ cũng như năng lực công nghệ của DN (Griliches, 1979; Jones, 1995; Kim và Lee, 2021) Tuy nhiên, DN cần có môi trường tổ chức phù hợp mới có thể khai thác tối ưu những nguồn tri thức này.

2.2.3 Đo lường hoạt động đổi mới đa chiều

Trong phạm vi luận án này, NCS đề xuất một số điểm liên quan tới đo lường hoạt động đổi mới đa chiều như sau:

Thứ nhất, hoạt động đổi mới đa chiều được ghi nhận khi DN thực hiện kết hợp từ hai hoạt động đổi mới trở lên.

Thứ hai, luận án tập trung phân tích ba nhóm hoạt động đổi mới đa chiều chính là: (1) kết hợp hoạt động ĐMSP và ĐMQT SXKD; (2) kết hợp các hoạt động ĐMQT SXKD; (3) kết hợp hoạt động R&D và các hoạt động đổi mới khác Cụ thể:

- Kết hợp hoạt động ĐMSP và ĐMQT SXKD được ghi nhận nếu DN có thực hiện hoạt động ĐMSP và một (hoặc nhiều) hoạt động ĐMQT SXKD trong thời kỳ nghiên cứu.

- Kết hợp các hoạt động ĐMQT SXKD được ghi nhận nếu DN có thực hiện từ hai hoạt động ĐMQT SXKD trở lên trong thời kỳ nghiên cứu.

Khái niệm và đo lường sự phát triển của doanh nghiệp

Theo OECD, DN được hiểu là “một đơn vị thể chế với tư cách là nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ; một DN có thể là một tập đoàn, một thành viên của tập đoàn, một tổ chức phi lợi nhuận, hoặc một DN không có tư cách pháp nhân” (OECD, 1993).

Tại Việt Nam, DN được hiểu là “tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh” (khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020) Có thể thấy khái niệm DN theo Luật Doanh nghiệp 2020 dường như hẹp hơn so với khái niệm OECD đề xuất khi không đề cập tới DN xã hội và DN không có tư cách pháp nhân Tuy nhiên, ghi nhận thực tiễn phát triển của nền kinh tế, các văn bản luật và dưới luật tại Việt Nam đã được sửa đổi và bổ sung để ghi nhận các loại hình kinh doanh này (Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).

Trong phạm vi nghiên cứu này, DN được hiểu theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản pháp quy có liên quan Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.

2.3.2 Sự phát triển của doanh nghiệp

Theo quan điểm biện chứng, phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của các sự vật, hiện tượng Cũng như mọi hình thái tổ chức kinh tế - xã hội khác, DN cũng trải qua quá trình phát triển gồm nhiều giai đoạn và mức độ khác nhau Trên cơ sở mô hình về vòng đời DN do Haire đề xuất năm 1959, các nghiên cứu trong các thập niên sau đó đã tiếp tục định hình lý thuyết về quá trình phát triển theo giai đoạn của DN (business stage-of-growth) Theo lý thuyết này, mỗi giai đoạn trong quá trình phát triển của DN được đặc trưng bởi những thách thức, cơ hội, nhu cầu nguồn lực và phương pháp quản lý khác nhau.

Ví dụ, nghiên cứu nền tảng của Greiner (1972) thì đề xuất mô hình phát triển năm giai đoạn, trong đó các tổ chức kinh doanh trải qua quá trình chuyển đổi từ quy mô nhỏ sang quy mô lớn (về doanh số và lao động) và từ non trẻ tới trưởng thành Mỗi giai đoạn được phân biệt bởi một sự tiến bộ so với giai đoạn trước không chỉ về quy mô và cả về tổ chức quản lý và năng lực cạnh tranh Đề cập tới trường hợp của các DN nhỏ, Churchill và Lewis (1983) phân tích mô hình phát triển năm giai đoạn bao gồm: hiện hữu (existence), sinh tồn (survival), thành công (success), cất cánh (take-off) và trưởng thành (resource maturity) Trải qua các giai đoạn phát triển từ thấp tới cao, nhà quản lý cần đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi đồng thời cải thiện về quản lý để đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh đang lớn mạnh Nói cách khác, DN không chỉ trải qua sự gia tăng về quy mô mà còn cải tiến về cơ cấu tổ chức quản lý từ đó đạt được sức mạnh kinh tế lớn hơn.

Dù định hình gồm nhiều giai đoạn với số lượng và tên gọi khác nhau, các nghiên cứu trên đều nhìn nhận sự phát triển của DN là một quá trình cải thiện không ngừng về chiều rộng và chiều sâu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thích nghi tốt hơn với môi trường Luận án sử dụng góc độ tiếp cận này để lựa chọn các chỉ tiêu đo lường sự phát triển của DN.

2.3.3 Đo lường sự phát triển của DN

Trong phạm vi nghiên cứu này, sự phát triển của DN được đánh giá theo cả chiều rộng và chiều sâu Sự phát triển theo chiều rộng được hiểu là sự mở rộng về quy mô của DN Trong khi đó, sự phát triển theo chiều sâu được hiểu là sự cải thiện về chất lượng, hiệu quả hoạt động của DN Tiếp cận này là tương thích với quan điểm đề cập tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020, trong đó nền kinh tế được xác định phát triển theo hướng “phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững.” Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2030 cũng nêu rõ quan điểm “Phát triển công nghiệp kết hợp hài hòa cả chiều rộng và chiều sâu, trong đó chú trọng phát triển theo chiều sâu, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp.”.

Sự phát triển của DN theo chiều rộng có thể được ghi nhận thông qua sự gia tăng của các yếu tố đầu vào như lao động, tài sản và/hoặc sự cải thiện của kết quả đầu ra từ quá trình SXKD của DN như doanh thu, giá trị gia tăng, lợi nhuận hay giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu hoặc tài sản (Al-Khazali và Zoubi, 2005; Gupta và cộng sự, 2013; Babina và cộng sự, 2024) Đối với trường hợp của DN Việt Nam, các chỉ tiêu đo lường kết quả SXKD của DN hiện tuân thủ Hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Account) và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của DN với các chỉ tiêu cụ thể bao gồm: giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian, doanh thu và lợi nhuận Nguyễn Công Nhự (2020, tr.85). Đối với sự phát triển theo chiều sâu của DN, để phản ánh chất lượng, hiệu quả hoạt động của DN, các nghiên cứu kinh tế học chủ yếu tập trung lựa chọn các chỉ số về hiệu quả SXKD như khả năng sinh lời (Foster và cộng sự, 2008; Yu và cộng sự, 2018; Modi và Mishra, 2011), và/hoặc các chỉ số về năng suất để phản ánh hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào sản xuất (Foster và cộng sự, 2008; Siepel và Dejardin, 2020) Hiệu quả hoạt động của DN cũng có thể được đo lường thông qua các thước đo định tính như vị thế trên thị trường, chất lượng sản phẩm, sự hài lòng của nhân viên, sự hài lòng của khách hàng (Forker và cộng sự, 1996; Zhou và cộng sự, 2008; Otto và cộng sự, 2020).

Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển DN” với mục tiêu đánh giá thực trạng và mức độ phát triển

DN của cả nước và các tỉnh, thành phố trong cả nước Theo Quyết định 1255/QĐ-TTg ngày 26 tháng 09 năm 2018, hiệu quả phát triển DN của cả nước và từng địa phương được đánh giá thông qua 10 chỉ tiêu bao gồm: (1) Doanh thu của DN; (2) Đóng góp cho ngân sách nhà nước; (3) Giá trị gia tăng của DN; (4) Giá trị gia tăng bình quân 01 đồng giá trị tài sản cố định; (5) Giá trị gia tăng bình quân 01 lao động; (6) Thu nhập bình quân của người lao động; (7) Năng suất lao động; (8) Chỉ số quay vòng vốn; (9)

Tỷ lệ DN kinh doanh có lãi hoặc lỗ; và (10) Tỷ suất lợi nhuận Các chỉ tiêu trên đã bao quát tương đối đầy đủ về các khía cạnh phát triển theo chiều rộng và chiều sâu của DN. Tuy nhiên, khía cạnh tiếp cận thị trường, đặc biệt là tham gia vào CGTTC còn chưa được đề cập cụ thể. Đối với một nền kinh tế mở như Việt Nam, xuất khẩu hay cung cấp hàng hoá cho các DN xuất khẩu là hoạt động hết sức quan trọng, đem lại nguồn lợi lớn cho DN, đặc biệt trong những ngành có lợi thế như dệt may, thiết bị linh kiện điện tử Trên thực tế các DN Việt Nam tham gia xuất khẩu chỉ chiếm 8% tổng số các DN đăng ký (OECD, 2021) Thực trạng này xuất phát từ việc thị trường nước ngoài thường có đòi hỏi cao hơn về chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất và giá thành cạnh tranh. Theo đó, DN không chỉ cần có sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thị trường mà còn cần tối ưu hoá quy trình sản xuất kinh doanh nhằm tối thiểu hoá chi phí Như vậy, việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu có thể được nhìn nhận như một bước mở rộng về thị trường đầu ra, hay sự phát triển theo chiều rộng của DN.

Kế thừa các phương pháp tiếp cận trên cùng khả năng tiếp cận dữ liệu thực tế, luận án sẽ tiến hành đánh giá sự phát triển của DN Việt Nam thông qua các nhóm chỉ số sau:

- Chỉ số đo lường sự phát triển của DN theo chiều rộng: Doanh thu; Lợi nhuận; Giá trị gia tăng; Khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (xuất khẩu- nhập khẩu; bán hàng cho DN có vốn đầu tư nước ngoài; gia công cho đối tác nước ngoài).

- Chỉ số đo lường sự phát triển của DN theo chiều sâu: Năng suất lao động;Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP); Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (return on assets - ROA); Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (return on equity -ROE).

Các lý thuyết về tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp

Lý thuyết về tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của DN hình thành trên cơ sở thừa nhận các tiếp cận lý thuyết trước đó về tác động của hoạt động đổi mới nói chung tới sự phát triển của DN Các lý thuyết về tính bổ sung giữa các loại hình đổi mới là nền tảng cho tiếp cận mới theo đó các hoạt động có thể được kết hợp với nhau, hình thành hoạt động đổi mới đa chiều.

2.4.1 Lý thuyết về tác động của đổi mới tới sự phát triển của doanh nghiệp

Các nghiên cứu lý thuyết đã chỉ ra nhiều cơ chế khác nhau, qua đó đổi mới có thể tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của DN theo cả chiều rộng và chiều sâu Ngoài khả năng gia tăng doanh thu và lợi nhuận từ việc thương mại hóa các sản phẩm mới,quá trình đổi mới còn cho phép DN gia tăng các tài sản vô hình (Wang và Wang,2012), phát triển những năng lực mới và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng (Calatone và cộng sự, 2002; Sadikoglu và Zehir, 2010) Các DN đổi mới cũng trở nên linh hoạt hơn và có thể nhanh chóng phản ứng trước những thay đổi của thị trường (Drucker, 1998) Tất cả các yếu tố này sẽ đóng góp vào quá trình tồn tại và phát triển của DN trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Quan điểm về phá hủy mang tính sáng tạo của Schumpeter

Theo Schumpeter (1934), đổi mới là “động lực của phát triển” với cốt lõi là quá trình phá hủy mang tính sáng tạo (creative destruction) Trong quá trình này, sản phẩm cũ sẽ bị thay thế (destruction) bằng những sản phẩm mới ưu việt hơn về tính năng hoặc sản xuất thông qua những phương thức mới rẻ hơn (creative) Những sản phẩm này tạo lập vị thế thống trị trên thị trường, đem lại lợi nhuận độc quyền cho DN Tuy nhiên, với các hoạt động đổi mới diễn ra liên tục, cuối cùng vị thế của sản phẩm này sẽ bị phá hủy (destruction) bởi một sản phẩm mới hoặc quá trình sản xuất mới khác.

Như vậy, theo lập luận của Schumpeter, các doanh nhân/ chủ DN thực hiện đổi mới (áp dụng phương pháp/kỹ thuật sản xuất mới, sử dụng máy móc mới, phương pháp tổ chức đổi mới trong ngành, giới thiệu sản phẩm mới hoặc sản phẩm được cải tiến, tiếp cận thị trường mới, sử dụng nguồn nguyên liệu mới ) với động lực chính là tìm kiếm lợi nhuận độc quyền Nỗ lực đổi mới liên tục là yếu tố cốt lõi giúp DN duy trì được vị trí độc quyền trên thị trường nhờ sản phẩm mới hoặc kỹ thuật sản xuất vượt trội, từ đó tiếp tục thu về lợi nhuận độc quyền.

Lý thuyết tăng trưởng nội sinh

Các nghiên cứu kinh tế học cũng dành nhiều sự quan tâm cho mối liên hệ giữa đổi mới và sự phát triển theo chiều sâu của DN, đặc biệt là năng suất Khởi nguồn từ các nghiên cứu về năng suất trong thập niên 50, Griliches (1979; 1986; 1998) đề xuất bổ sung vốn tri thức (knowledge capital) vào các hàm sản xuất truyền thống nhằm chỉ ra sự liên kết giữa hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và năng suất Theo Griliches (1979), cùng với nguồn nhân lực, đầu tư vào R&D có tác động trực tiếp lên tiến bộ công nghệ của DN, từ đó tác động lên năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP).

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lý thuyết tăng trưởng nội sinh trong thập niên 1980, vai trò của R&D đối với năng suất và tăng trưởng kinh tế tiếp tục được hay Grossman và Helpman (1991) Ví dụ, Aghion và Howitt (1992) giả định nền kinh tế với các hàng hóa là lao động, hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa trung gian Mỗi hoạt động đổi mới bao gồm việc tạo ra một hàng hóa trung gian mới mà việc sử dụng hàng hóa này làm đầu vào cho phép sản xuất hàng hóa tiêu dùng một cách hiệu quả hơn DN đổi mới thành công sẽ sở hữu bằng sáng chế và thu được lợi nhuận độc quyền trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa trung gian Như vây, đổi mới không chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho bản thân DN mà còn thúc đẩy hoạt động sản xuất của nền kinh tế trở nên hiệu quả hơn.

Lý thuyết dựa trên nguồn lực

Lý thuyết dựa trên nguồn lực (resource-based theory) cho rằng hiệu quả hoạt động của DN phụ thuộc vào các nguồn lực mà DN sở hữu Theo Barney (1991), việc sở hữu và sử dụng các nguồn lực có giá trị (valuable), khan hiếm (rare), khó bắt chước hay sao chép (inimitable) và khó có thể thay thế (non-substitutable) góp phần giúp DN hình thành lợi thế cạnh trạnh trên thị trường Dựa trên đặc điểm nguồn lực sở hữu, các DN có khả năng tích hợp tốt có thể khai thác hiệu quả các kết hợp nguồn lực khác nhau, từ đó giảm thiểu khả năng bị bắt chước và đạt được năng lực khác biệt so với đối thủ cạnh tranh (Lin và Wu, 2014; Hervas-Oliver và cộng sự, 2015) Nói cách khác, nguồn lực và khả năng khai thác các nguồn lực là cơ sở để

DN đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững (sustainable competitive advantage) hay khả năng cung cấp cho thị trường những hàng hóa, dịch vụ mang giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được Từ đó, DN có thể đạt được hiệu suất vượt trội (Barney, 1991; Peteraf, 1993) Dưới góc độ tiếp cận này, đổi mới dưới hình thức sở hữu bằng sáng chế hay công nghệ độc quyền có vai trò hết sức quan trọng trong việc gia tăng các nguồn lực giá trị, khan hiếm, khó bắt chước và khó thay thế mà DN sở hữu Nhờ các nguồn lực tạo ra từ đổi mới, DN có thể duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường Tương tự, những đổi mới giúp DN hình thành những phương thức khai thác nguồn lực mới, hiệu quả hơn cũng làm giảm khả năng bị bắt chước bởi các đối thủ cạnh tranh.

Trên cơ sở lập luận này, các nghiên cứu lý thuyết ở giai đoạn sau đã đề cập rõ hơn cơ chế tác động của các loại hình đổi mới khác nhau tới sự phát triển của doanh nghiệp Về ĐMSP, trong khi các đổi mới đột phá về sản phẩm (radical product innovation) có thể thu hút khách hàng nhờ những tính năng khác biệt hay vượt trội so với các sản phẩm khác trên thị trường, các đổi mới nâng cấp về sản phẩm (incremental product innovation) dựa trên kinh nghiệm và nguồn lực sẵn có lại có thể thể giúp DN giảm được rủi ro thất bại trong quá trình đổi mới (Song và Thieme, 2009; McNally và cộng sự, 2010) và rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường (Langerak và Hultink, 2006; Chen và cộng sự, 2010) Dù ở mức độ nào, sản phẩm mới/cải tiến cũng có khả năng đem lại thêm nguồn doanh thu và lợi nhuận cho DN Quy mô bán ra tăng lên lại tiếp tục thúc đẩy DN gia tăng quy mô sản xuất (Vivarelli, 1995; Harrison và cộng sự, 2014).

Về ĐMQT, các quy trình SXKD mới, đặc biệt có liên quan tới việc áp dụng công nghệ hiện đại, tự động hóa hay tái cơ cấu hệ thống quản trị sẽ khiến hoạt động sản xuất được tổ chức hiệu quả hơn, giảm chi phí vận hành Theo đó, thành công trong việc giảm chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm do ĐMQT có thể giúp

DN gia tăng lợi nhuận thông qua cắt giảm chi phí và tăng lượng sản phẩm bán ra (Dehning và cộng sự, 2007; Piening và Salge, 2015).

Về ĐMTT, các phương pháp tiếp thị, bán hàng mới có thể giúp DN thu thập thông tin về khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả hơn và giảm chi phí giao dịch cho khách hàng, từ đó nâng cao doanh thu và lợi nhuận (Chen, 2006) ĐMTT cũng làm gia tăng doanh thu thông qua việc gia tăng mức độ hài lòng và khả năng giữ chân khách hàng và lòng trung thành của khách hàng (Slater và Narver, 1994).

Về ĐMTC, những phương thức tổ chức, quản lý mới trong nội bộ DN có thể giúp DN đạt mức năng suất cao hơn thông qua gia tăng sự hài lòng và năng suất của nhân viên (Ichniowski và Shaw, 2003); tăng cường hiệu quả trao đổi thông tin, nâng cao năng lực học hỏi và sử dụng kiến thức, công nghệ mới của DN (Windrum và cộng sự, 2009; Zaied và Affes, 2016) Tương tự, ĐMTC thông qua việc thuê ngoài có thể giúp DN cắt giảm chi phí vận hành đồng thời tập trung nguồn lực vào các hoạt động cốt lõi, từ đó đạt mức năng suất cao hơn (Williamson, 1985; Windrum và cộng sự, 2009).

Lý thuyết về cơ chế tự lựa chọn

Bên cạnh tác động đối với doanh thu, lợi nhuận hay năng suất, mối quan hệ giữa đổi mới và khả năng mở rộng thị trường cũng được đề cập trong các nghiên cứu kinh điển về kinh tế quốc tế Trước hết, tương quan tích cực giữa đổi mới và hoạt động xuất khẩu có thể được lí giải thông qua lý thuyết về cơ chế tự lựa chọn

(self-selection), theo đó chỉ các DN đạt năng suất cao mới có thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu Đối mặt với chi phí cao khi gia nhập thị trường quốc tế, các nhà xuất khẩu có xu hướng tự thúc đẩy để đạt năng suất cao hơn, củng cố năng lực cạnh tranh trước khi tham gia xuất khẩu để đảm bảo sự tồn tại của mình ở thị trường ngoài nước (Melitz, 2003) Trong quá trình này, hoạt động đổi mới nói chung, và thay đổi công nghệ nói riêng, đóng vai trò quan trọng bởi nó cho phép các DN giảm chi phí sản xuất bình quân và khác biệt hóa sản phẩm (Posner, 1961; Vernon, 1966; Krugman, 1980) Nói cách khác, tồn tại một cơ chế tự lựa chọn trong đó đổi mới là cơ sở để các DN tự tạo lợi thế trước khi tham gia vào thị trường xuất khẩu Ngoài ra, thị trường quốc tế thường có đòi hỏi cao về chất lượng, mức độ cạnh tranh cũng cao hơn Để tiếp tục tồn tại được tại các thị trường này, DN sẽ phải đổi mới liên tục nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh (Aghion và cộng sự, 2005).

2.4.2 Lý thuyết về vai trò của nguồn lực bên trong và môi trường kinh doanh đối với hoạt động đổi mới và sự phát triển của doanh nghiệp

Lý thuyết dựa trên nguồn lực và lý thuyết về năng lực động (dynamic capabilities theory) cho rằng sự phát triển của DN phụ thuộc vào nguồn lực mà DN sở hữu (resources) và khả năng tích hợp, xây dựng và tái tổ chức các năng lực bên trong và bên ngoài của DN trong khi phải đối diện với những thay đổi liên tục của MTKD (Teece và cộng sự, 1997, tr.516) Cụ thể, nguồn lực của DN gồm ba nhóm chính là nguồn lực vật chất, nguồn lực con người và nguồn lực tổ chức (Barney, 1991) Năng lực động của DN thường được nhìn nhận bao gồm: năng lực sáng tạo, năng lực thích nghi, năng lực kết nối, năng lực nhận thức (Nguyễn Phúc Nguyên, 2016) Sự tích lũy nguồn lực và năng lực động này theo thời gian sẽ hình thành những năng lực (competencies) khác nhau của DN, trong đó có năng lực đổi mới. Những DN thiếu hụt về nguồn lực và năng lực động hạn chế ít có khả năng đổi mới hơn, và ít khả năng đổi mới thành công hơn (Malerba và cộng sự, 1997; Hewitt- Dundas, 2006; Zhou và cộng sự, 2017; David & Bendickson, 2021) Mặt khác, sự hạn chế về nguồn lực và năng lực động cũng có thể khiến các DN gặp khó khăn trong trong chuyển hóa đổi mới thành các kết quả đầu ra (Cheah và cộng sự, 2023; Papa và cộng sự, 2020).

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI ĐA CHIỀU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Thực trạng phát triển của doanh nghiệp Việt Nam

3.1.1 Về số lượng và quy mô doanh nghiệp

Về số lượng DN, tổng số DN hoạt động trên cả nước nhìn chung tăng đều qua các năm, duy trì mức tăng 8% đến trên 10% trong các giai đoạn nền kinh tế có tín hiệu tích cực (2017-2019) Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê, số DN thành lập mới đã tăng liên tục từ 110,1 nghìn DN năm 2016 lên mức 138,1 nghìn DN trong năm 2019.

Hình 3.1: Số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, https://www.gso.gov.vn/so-lieu-thong-ke/)

Trong năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số lượng DN đăng ký mới giảm đi (đạt 134,9 nghìn DN, giảm 2,3% so với năm trước) đồng thời tỷ lệ DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể tăng đáng kể so với năm 2019 (Tổng cục Thống kê, 2020) Theo đó, số DN còn hoạt động cao hơn nhưng tốc độ tăng rất hạn chế so với các năm trước đó (Hình 3.1).

Về quy mô DN, tại thời điểm 31/12/2020, DN quy mô siêu nhỏ chiếm 69,9% số DN cả nước, DN quy mô nhỏ chiếm 23,9%, DN quy mô vừa chiếm 3,5%; và DN quy mô lớn chỉ chiếm 2,6 (Bộ Kế hoạch đầu tư, 2022, tr.33) DN nhà nước chỉ chiếm 0,3% tổng số DN cả nước nhưng phần lớn đều có quy mô lớn DN ngoài nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm lần lượt 96,5% và 3,3% số DN cả nước Trong năm 2021, số DN quy mô siêu nhỏ tiếp tục chiếm trên 69% số DN cả nước Số DN quy mô nhỏ, vừa và lớn chiếm lần lượt 24,5%, 3,5%, và 2,6% tổng số

DN thời điểm năm 2020 (Bộ Kế hoạch đầu tư, 2023) Như vậy, DN quy mô nhỏ và siêu nhỏ vẫn chiếm đa số trong tổng số DN Việt Nam.

Tổng số DN DN ngành CBCT

3.1.2 Về doanh thu và lợi nhuận

Nhìn chung trong giai đoạn 2012-2021, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của các DN Việt Nam duy trì được đà tăng liên tục Mức tăng cao về doanh thu được được ghi nhận trong giai đoạn 2015-2019 (Hình 3.2) trong khi lợi nhuận trước thuế đạt mức cao trong các năm 2016, 2017 và 2018 Trong các năm 2019-2020, do ảnh hưởng của đại dịch, hoạt động SXKD của DN chịu nhiều tác động tiêu cực khiến doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế đạt mức tăng rất hạn chế so với giai đoạn trước đó.

Hình 3.2: Doanh thu thuần của DN Việt Nam (theo loại hình DN)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, https://www.gso.gov.vn/so-lieu-thong-ke/)

Trong giai đoạn 2019-2020, các DN ngoài nhà nước là nhóm chịu ảnh hưởng mạnh nhất bởi đại dịch khi ghi nhận sự sụt giảm về lợi nhuận rõ nét hơn nhiều so với các nhóm DN còn lại Nói cách khác, DN nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài có khả năng chống chịu tốt hơn trước biến cố kinh tế bất lợi Bước sang năm

2021, tín hiệu phục hồi kinh tế được phản ánh thông qua mức tăng mạnh 33,8% của tổng lợi nhuận trước thuế của DN so với năm trước đó Phần lớn lợi nhuận này vẫn tới từ nhóm DN có vốn đầu tư nước ngoài (524,3 nghìn tỷ đồng), cao hơn so với nhóm DN ngoài nhà nước (492,3 nghìn tỷ đồng) và DN nhà nước (260,2 nghìn tỷ đồng).

Theo quy mô DN, thống kê tại Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam qua các năm cho thấy doanh thu thuần cao nhất được ghi nhận ở nhóm DN có quy mô lớn trong khi DN quy mô siêu nhỏ chiếm tỷ lệ thấp nhất Khu vực DN quy mô siêu nhỏ thường xuyên ghi nhận lỗ trong giai đoạn 2012-2020 Trong năm 2021, lợi nhuận trước thuế của nhóm DN có quy mô lớn đạt 1289,9 nghìn tỷ đồng DN có quy mô và DN nhỏ tuy ghi nhận mức lợi nhuận thấp hơn nhưng vẫn ở mức dương (lần lượt là 37,5 nghìn

DN Nhà nước DN ngoài Nhà nước DN có vốn đầu tư nước ngoài n gh ìn t ỷ đ ồ n g tỷ đồng và 3,4 nghìn tỷ đồng) trong khi nhóm DN siêu nhỏ tiếp tục ghi nhận lỗ 54 nghìn tỷ đồng (Bộ Kế hoạch Đầu tư, 2021).

Hình 3.3: Lợi nhuận trước thuế của DN Việt Nam (theo loại hình DN)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, https://www.gso.gov.vn/so-lieu-thong-ke/)

3.1.3 Về năng suất và tỷ suất lợi nhuận

Về năng suất, NSLĐ bình quân toàn bộ khu vực DN tại Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể theo thời gian NSLĐ bình quân toàn bộ khu vực DN năm 2020 (theo giá hiện hành) ước tính đạt 309,9 triệu đồng/lao động, cao hơn nhiều so với mức 161,1 triệu đồng/lao động trong năm 2012.

Hình 3.4: Năng suất lao động trong khu vực doanh nghiệp (giá hiện hành)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2023, tr.151)

DN Nhà nước tỏ ra vượt trội về NSLĐ khi đạt mức năng suất cao nhất (735,6 triệu đồng/lao động) Trong khi đó, DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và

DN ngoài nhà nước chỉ đạt mức năng suất lần lượt là 374,8 triệu đồng/lao động và 221,8 triệu đồng/lao động (Tổng cục Thống kê, 2023) Thực tế này xuất phát từ việc các DN nhà nước vẫn có được ưu thế trong việc phân bổ nguồn lực, đặc biệt là nguồn

DN có vốn đầu tư nước ngoài

NSLĐ doanh nghiệp Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp ngoài Nhà nước Doanh nghiệp có vốn ĐTNN tr iệ u đồ ng /n gư ờ i 4 5 8 5 5 0 4 7 1 0 4 5 2 3 7 8 5 2 0 9 1 2 8 3 2 4 3 9 2 1 7 2 5 0 6 4 1 3 9 8 2 6 4 9 2 4 9 9 6 2 6 5 1 7 1 6 2 8 8 1 2 6 4 5 6 5 2 3 1 9 2 4 2 9 8 7 2 8 1 2 6 5 2 5 2 0 9 7 3 2 6 1 2 8 6 9 6 5 2 7 2 1 0 6 3 4 6 3 0 9 9 7 3 5 6 2 2 1 8 3 7 4 8

1 6 1 1 1 0 2 6 1 3 6 9 1 9 4 7 2 0 9 2 lực tài nguyên thiên nhiên Các DN thuộc khu vực FDI cũng tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, khai khoáng và những ngành có NSLĐ cao, trong khi các DN khu vực nội địa hoạt động trong những ngành có NSLĐ thấp hơn.

Về TSLN, các DN Việt Nam nhìn chung đạt tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chưa cao và có sự khác biệt rõ nét giữa các nhóm DN Không năm nào trong giai đoạn 2012-

2021, TSLN của toàn bộ khu vực DN đạt trên 5% Tuy nhiên, mức trung bình thấp này chủ yếu xuất phát từ nhóm DN ngoài nhà nước, vốn chiếm tỷ lệ khá lớn trong nền kinh tế.

Hình 3.5: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của DN phân theo ngành kinh tế

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, https://www.gso.gov.vn/so-lieu-thong-ke/)

Nhóm DN nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài luôn đạt mức TSLN trên doanh thu cao vượt trội so với nhóm DN ngoài nhà nước Cá biệt trong năm 2021, nhóm DN nhà nước ghi nhận mức TSLN trên doanh thu vượt 7% trong khi nhóm

DN có vốn đầu tư nước ngoài chỉ đạt mức trên 5% và nhóm ngoài nhà nước đạt dưới 3%.

Thực trạng phát triển của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến chế tạo

3.2.1 Về số lượng và quy mô doanh nghiệp

Mức đóng góp vào GDP của ngành này tăng liên tục qua các năm, duy trì vai trò là động lực sản xuất của nền kinh tế cả nước Ngành công nghiệp CBCT cũng nằm trong nhóm những ngành thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất qua nhiều năm (Lê Duy Bình và Trần Thị Phương, 2020) Theo đó, số DN hoạt động trong ngành công nghiệp CBCT ghi nhận tăng liên tục, đặc biệt trong các năm 2017-2019 Tuy nhiên, tới năm 2020, số DN trong ngành này giảm mạnh Hiện tượng này xuất phát từ việc ngành công nghiệp CBCT ở Việt Nam đã có mức độ tham gia vào CGTTC sâu hơn so với nhiều ngành khác (Trần Thọ Đạt, 2020; Lê Duy Bình và Trần Thị Phương, 2020) Dưới tác động của đại dịch, các thị trường nguyên liêụ đầu vào và thị trường xuất khẩu chính của ngành như Trung Quốc, Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản… đều gặp khó khăn khiến nhiều DN thiếu nguyên liệu sản xuất, bị dừng/ hủy đơn hàng, dẫn tới khó duy trì hoạt động SXKD Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các DN ngành công nghiệp chế biến, chế tạo do Tổng cục Thống kê tiến hành cho thấy trong quý IV/

2020 tình hình SXKD trong nhóm ngành này đã trở nên ổn định hơn (Tổng cục Thống kê, 2020) Do đó, số lượng DN có kết quả SXKD đã tăng trở lại trong năm

2021 Trong năm 2022, số DN đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động đã tăng 30,3% so với năm trước (Bộ Kế hoạch Đầu tư, 2023).

Theo công bố mới nhất tại Niên giám thống kê năm 2022, tính tới thời điểm 31/12/2021, ngành công nghiệp CBCT có tổng số 111077 DN đang hoạt động có kết quả SXKD, trong đó DN quy mô dưới 10 người chiếm 63,93%, DN có từ 10 đến dưới 200 người chiếm 30,79% (Tổng cục Thống kê, 2023, tr 459-476) Theo đó, DN ngành công nghiệp CBCT chủ yếu có quy mô nhỏ và vừa, dưới 200 lao động Tuy nhiên, tỷ lệ DN ngành công nghiệp CBCT đạt quy mô trên 200 người là5,27%, cao hơn so với mặt bằng chung của cả nền kinh tế (1,3%) Thực tế này xuất phát từ việc lao động trong nhóm ngành công nghiệp CBCT tập trung ở nhóm ngành công nghệ thấp, thâm dụng lao động như dệt, sản xuất trang phục, sản xuất sản phẩm da, sản xuất, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống …

Về quy mô vốn, phần lớn DN ngành công nghiệp CBCT có mức vốn dưới 5 tỷ đồng (46,47%), tỷ lệ DN đạt mức vốn từ 5 đến dưới 50 tỷ đồng chỉ ở mức 38,43%. Như vậy, phần lớn các DN trong ngành công nghiệp CBCT có quy mô vốn khá khiêm tốn Tuy nhiên, số DN có mức vốn trên 50 tỷ đồng chiếm 12,35% tổng số DN trong ngành công nghiệp CBCT, cao hơn so với mức 8,76% của DN cả nước nói chung. Đặc biệt, số DN ngành công nghiệp CBCT đạt mức vốn từ 500 tỷ đồng trở lên đạt 2,65% tổng số DN trong ngành, chiếm 30,4% tổng số DN có vốn từ 500 tỷ đồng trở lên trên cả nước Những con số này cho thấy ngành công nghiệp CBCT đang là nơi tập trung đáng kể nguồn vốn của nền kinh tế Mặt khác, tỷ lệ vốn của các DN thuộc nhóm công nghệ cao trong tổng vốn của các DN ngành công nghiệp CBCT đã tăng từ 30,16% năm 2015 lên 34,21% năm 2021 (Tổng cục Thống kê, 2023, tr 542) Quy mô vốn lớn hơn cùng sự chuyển dịch tích cực về nhóm ngành công nghệ cao là tín hiệu cho thấy các DN trong ngành công nghiệp CBCT có nhiều nguồn lực và khả năng đầu tư cho các hoạt động đổi mới sáng tạo hơn so với các DN thuộc các nhóm ngành khác trong nền kinh tế.

3.2.2 Về doanh thu và lợi nhuận

Trong giai đoạn 2012- 2021, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của các

DN duy trì được đà tăng khá tốt ngay cả trong điều kiện kinh tế vĩ mô kém thuận lợi (Hình 3.6) Tuy nhiên, có thể thấy rõ rằng lợi nhuận trước thuế của các DN trong ngành công nghiệp CBCT còn thấp hơn nhiều so với doanh thu thuần Điều này phản ảnh mức chi phí sản xuất và chi phí trung gian còn cao.

Hình 3.6: Doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế của DN ngành công nghiệp CBCT

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, https://www.gso.gov.vn/so-lieu-thong-ke/)

Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế

Nhóm ngành công nghệ cao Nhóm ngành công nghệ trung bình Nhóm ngành công nghệ thấp

Trong giai đoạn 2017-2021, doanh thu thuần của các DN ngành công nghiệp

CBCT thuộc nhóm ngành công nghệ cao (hoá dược, dược phẩm, thiết bị điện ) có sự vượt trội so với các DN trong ngành có trình độ công nghệ trung bình và thấp Sự gia tăng này có phần đóng góp quan trọng của ngành sản xuất sản phẩm và linh phụ kiện điện tử Giá trị xuất khẩu điện thoại và linh kiện mới trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ mức 3,2% năm 2010 lên 18,1% năm 2020 (tương đương kim ngạch xuất khẩu 51,2 tỷ đô la Mĩ) 1

Hình 3.7: Doanh thu thuần của DN ngành công nghiệp CBCT

(theo trình độ công nghệ)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, https://www.gso.gov.vn/so-lieu-thong-ke/)

Trong khi đó, các tiểu ngành thuộc nhóm công nghệ thấp như dệt may, da giày, chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ vẫn luôn duy trì trong top các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho GDP và doanh thu của toàn ngành công nghiệp Theo đó, các nhóm ngành này có mức doanh thu thuần luôn cao hơn so với các tiểu ngành có trình độ công nghệ trung bình nhưng có lợi thế cạnh tranh thấp hơn (sản xuất kim loại, hóa chất ….).

Lợi nhuận trước thuế của các DN ngành công nghiệp CBCT thuộc nhóm ngành công nghệ cao (hoá dược, dược phẩm, thiết bị điện ….) có sự vượt trội so với các DN có trình độ công nghệ thấp hơn, trừ năm 2018 Các DN thuộc nhóm ngành công nghệ cao không đơn thuần kinh doanh các hàng hoá có giá trị cao hơn mà còn sở hữu lợi thế về công nghệ giúp tối ưu hoá chi phí sản xuất.

Trong giai đoạn 2012-2020, lợi nhuận trước thuế của các DN thuộc nhóm ngành công

1 Thông tin được công bố tại: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/03/xuat-khau-dien-thoai-va-linh- kien-mat-hang-chu-luc-cua-viet-nam/ tỷ đ ồ n g

Nhóm ngành công nghệ cao Nhóm ngành công nghệ trung bình Nhóm ngành công nghệ thấp nghệ thấp đạt mức cao hơn so với các DN thuộc ngành công nghiệp CBCT có trình độ công nghệ trung bình Hiện tượng này có thể xuất phát từ việc các ngành công nghiệp CBCT công nghệ thấp bao gồm một số các tiểu ngành có qui mô kinh tế cao, giá trị xuất khẩu lớn như chế biến thực phẩm và đồ uống, sản xuất trang phục, sản xuất da, chế biến gỗ

Hình 3.8: Lợi nhuận trước thuế của DN ngành công nghiệp

CBCT (theo trình độ công nghệ)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, https://www.gso.gov.vn/so-lieu-thong-ke/)

3.2.3 Về năng suất và tỷ suất lợi nhuận

Giai đoạn 2012-2020 ghi nhận sự thu hẹp khoảng cách giữa NSLĐ chung của cả nước và NSLĐ trong ngành công nghiệp CBCT Trong các năm 2012 đến 2014, NSLĐ ngành công nghiệp CBCT liên tục duy trì khoảng cách với NSLĐ chung cả nước ở mức khoảng 30% Tới giai đoạn 2016-2018, khoảng cách này rút ngắn xuống khoảng 17% Trong 2020, NSLĐ trong ngành công nghiệp CBCT chỉ còn cao hơn NSLĐ chung của cả nước 7,39%.

Hình 3.9: NSLĐ ngành công nghiệp CBCT giai đoạn 2012-2020 (giá so sánh 2010)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2023, tr.147 - 148) tỷ đ ồ n g

Công nghiệp chế biến, chế tạo Năng suất lao động chung

T ri ệu đ ồn g/ ng ườ i

Hiện tượng này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân Thứ nhất, tốc độ tăng NSLĐ của ngành công nghiệp CBCT chững lại trong các năm 2019-2020 do hệ quả tiêu cực nặng nề từ đại dịch Covid-19 Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ trong đó đóng góp của ngành dịch vụ ngày càng cao Trong năm 2019, ngành dịch vụ đã đóng góp 44,6% GDP và 35,5% tổng việc làm trong cả nước (Ngân hàng Thế giới, 2023) Ngành dịch vụ cũng ghi nhận mức tăng NSLĐ 34,3% trong giai đoạn 2011-2019, cao hơn so với nhóm ngành công nghiệp CBCT Theo đó, gia tăng NSLĐ trong ngành dịch vụ đã góp phần duy trì đà tăng của NSLĐ chung của cả nước, thu hẹp khoảng cách với mặt bằng NSLĐ trong ngành công nghiệp CBCT.

Về TSLN, TSLN trên doanh thu của nhóm ngành này liên tục ghi nhận ở mức cao hơn so với mặt bằng chung của DN cả nước trong giai đoạn 2013-2020 TLSN đạt mức cao nhất, trên 5%, trong các năm 2016 và 2017 (Hình 3.5) Do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, TSLN đã giảm thấp xuống dưới 4% trong năm 2019 và có sự phục hồi trong các năm 2020, 2021.

Thực trạng hoạt động đổi mới đa chiều của doanh nghiệp Việt Nam

Nội dung dưới đây cung cấp thông tin chung về hoạt động đổi mới nói chung và đổi mới đa chiều nói riêng, mà DN Việt Nam đã thực hiện trong giai đoạn 2012-

2020 Thông tin được trích xuất từ kết quả Tổng điều tra DN thường niên do Tổng cục Thống kê tiến hành (xem thêm tại mục 4.1.3) Các phân tích chủ yếu tập trung vào nhóm DN thuộc ngành công nghiệp CBCT Hoạt động đổi mới đa chiều được ghi nhận khi DN thực hiện kết hợp từ 2 hoạt động đổi mới trở lên.

3.3.1 Hoạt động đổi mới của DN

Kết quả điều tra chọn mẫu do Tổng cục Thống kê tiến hành trong giai đoạn2012- 2018 cho thấy tỷ lệ DN ngành công nghiệp CBCT thực hiện các hoạt độngR&D hoặc điều chỉnh công nghệ/MMTB là rất thấp Tuy nhiên, tỷ lệ DN tiến hành điều chỉnh MMTB/ công nghệ có sự gia tăng đáng kể trong giai đoạn 2016-2018 so với năm 2012 cho thấy những nỗ lực của DN ngành công nghiệp CBCT Việt Nam trong cập nhật và tiếp thu công nghệ Trong khi đó, tỷ lệ DN có thực hiện hoạt độngR&D tiếp tục duy trì ở mức xấp xỉ 6% Con số trên cho thấy phần lớn hoạt động đổi mới ở cấp độ DN tại Việt Nam không dựa trên R&D, tức là các DN tiến hành hoạt động đổi mới mà không thực hiện (tự thực hiện hoặc thuê ngoài) quá trình nghiên cứu và phát triển.

Thực tế này đã được ghi nhận ở nhiều cuộc điều tra tiến hành trước đây Ví dụ, nghiên cứu của Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân (2013) ghi nhận tỉ lệ DN có bộ phận R&D ở mức rất thấp, chỉ khoảng 2% Báo cáo Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2020 của Ngân hàng Thế giới cũng thừa nhận hiện tượng này khi chỉ ra rằng tỷ lệ DN Việt Nam tiến hành hoạt động R&D thấp hơn so với các quốc gia cùng ngưỡng thu nhập tại Châu Á (Akhlaque và cộng sự, 2021, tr 28-29) Ngược lại, tỷ lệ DN theo đuổi các chiến lược đổi mới lại rất cao trong giai đoạn 2012-2018 Đặc biệt, tỷ lệ DN theo đuổi chiến lược cải tiến chất lượng sản phẩm lên tới trên 75% Kết quả này cho thấy các DN Việt Nam có nhu cầu đổi mới khá mạnh mẽ, và chú trọng tới hoạt động cải tiến chất lượng Tỷ lệ DN theo đuổi chiến lược cải tiến chất lượng liên tục ở mức cao qua các năm Bảng 3.1: Tỷ lệ DN ngành công nghiệp CBCT tiến hành hoạt động đổi mới (2012-2020) Đơn vị: %

Chiến lược đổi mới quy trình 65,76 65,55 62,91 65,55 68,89 69,67 69,02

Chiến lược cải tiến chất lượng

Chiến lược phát triển sản phẩmmới

R&D 6,35 6,21 6,49 5,36 5,68 5,78 6,17 4,03 Đổi mới/ cải tiến sản phẩm 17,42 Đổi mới/ cải tiến mô hình tổ chức 13,08 Đổi mới/ cải tiến quy trình

(Nguồn: Tổng hợp kết quả Tổng điều tra doanh nghiệp qua các năm)

Tỷ lệ các doanh nghiệp trên cả nước tiến hành đổi mới trong năm 2020 cũng khá thấp Tỷ lệ doanh nghiệp không có hoạt động đổi mới sáng tạo chiếm 87,78% mẫu điều tra Theo đó, tỷ lệ doanh nghiệp có thực hiện hoạt động ĐMST bằng chưa tới một nửa mục tiêu mà Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm

2030 đặt ra (40%) Tỷ lệ DN tiến hành một trong các hoạt động đổi mới/cải tiến sản phẩm, đổi mới/cải tiến mô hình tổ chức hoạt động và đổi mới/cải tiến quy trình SXKD đều không vượt quá 10% Đặc biệt, tỷ lệ DN có thực hiện R&D chỉ đạt 1,88% (Bảng 3.2) Trong số các DN có thực hiện R&D, tỷ lệ DN tự thực hiện chiếm tới 92,01%. Lượng DN có R&D thuê ngoài chỉ chiếm 11,7% số DN có thực hiện R&D trên cả nước Các thống kê trên tái khẳng định phần lớn hoạt động đổi mới ở cấp độ DN tại

Việt Nam không dựa trên R&D.

Bảng 3.2: Tỷ lệ DN tiến hành hoạt động đổi mới năm 2020

Tỷ lệ DN tiến hành đổi mới

(N= 674569) Đổi mới/cải tiến sản phẩm 8,2 % Đổi mới/cải tiến quy trình sản xuất kinh doanh 7,67 % Đổi mới/cải tiến mô hình tổ chức hoạt động 8,35 %

Nghiên cứu và phát triển (R&D) 1,88 %

 Tự thực hiện (trong tổng số DN có thực hiện R&D) 92 %

 Thuê ngoài (trong tổng số DN có thực hiện R&D) 11,7 %

(Nguồn: Tổng hợp kết quả Tổng điều tra doanh nghiệp 2021)

Về các loại hình đổi mới khác, tỷ lệ DN có hoạt động đổi mới /cải tiến sản phẩm và quy trình SXKD được ghi nhận lần lượt ở mức 8,2 % và 7,67% Số DN có tiến hành hoạt động đổi mới/ cải tiến mô hình tổ chức hoạt động đạt mức cao nhất, khoảng 8,35% số DN được khảo sát Hiện tượng này có thể được lý giải do ảnh hưởng của dịch Covid-19 Kết quả điều tra do Ngân hàng Thế giới tiến hành trong năm 2020 cho thấy rất nhiều DN đã lựa chọn đổi mới về phương thức bán hàng (bán hàng qua các nền tảng trực tuyến) và phương thức tổ chức hoạt động (làm việc trực tuyến) nhằm thích nghi với điều kiện dịch bệnh Trong tháng 6/2020, tỷ lệ DN áp dụng nền tảng kỹ thuật số lần đầu tiên ghi nhận mức 48% Trong kỳ điều tra tháng 11/2020, tỷ lệ này tăng lên tới khoảng 60% Thống kê cũng cho thấy tỷ lệ DN lựa chọn đầu tư vào các giải pháp kỹ thuật số và chuyển sang các sản phẩm/dịch vụ mới là gần tương đương, chiếm khoảng 6-7% mẫu khảo sát (Ngân hàng Thế giới, 2020a).

Về mức độ đổi mới, các DNNVV thường chỉ cải tiến, đổi mới với những khâu ít phức tạp và phát sinh ít chi phí chuyển đổi số như tiếp cận khách hàng và thanh toán Trong khi đó, hoạt động chuyển đổi số tại các DN lớn được ghi nhận ở những khâu chức năng phức tạp hơn như lập kế hoạch sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng (Ngân hàng Thế giới, 2020b, tr.5) Về đổi mới mô hình tổ chức hoạt động, báo cáo của VCCI và Ngân hàng Thế giới (2020) cho biết có khoảng 37% doanh nghiệp tư nhân và 40% DN có vốn đầu tư nước ngoài triển khai phương thức, mô hình làm việc linh hoạt hơn trước Ngoài ra, khoảng 13% doanh nghiệp tư nhân và 15% DN có vốn đầu tư nước ngoài đã tiến hành hoạt động đào tạo kỹ năng số cho người lao động để triển khai phương pháp làm việc trực tuyến (Ngân hàng Thế giới và VCCI,

2020, tr.51) Hoạt động đổi mới về mô hình tổ chức này không chỉ góp phần giúp

DN giảm thiểu chi phí hoạt động, duy trì hoạt động mà còn giúp DN giữ chân người lao động. Đối với nhóm ngành công nghiệp CBCT, tỷ lệ DN có tiến hành đổi mới cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của DN trên cả nước Hoạt động đổi mới sản phẩm được ghi nhận ở tỉ lệ cao hơn so với các hình thức đổi mới khác Hoạt động R&D cũng chủ yếu do các DN tự thực hiện Tuy nhiên, khác với thực trạng chung của DN cả nước, tỷ lệ DN có tiến hành đổi mới và cải tiến quy trình SXKD cao hơn so với tỷ lệ DN tiến hành đổi mới mô hình tổ chức hoạt động (Bảng 3.1) Thực trạng này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khách quan Thứ nhất, các quy định về giãn cách, phòng chống dịch khiến nhiều DN gặp khó trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, sắp xếp lao động Do đó, các DN này buộc phải có sự điều chỉnh về quy trình SXKD để phù hợp với điều kiện mới Thứ hai, xu hướng làm việc trực tuyến dường như phù hợp hơn với các DN trong ngành dịch vụ, thương mại Trong khi đó, các DN thuộc ngành công nghiệp CBCT gặp nhiều khó khăn hơn do chuyển đổi số hoạt động sản xuất còn chưa phổ biến, nhiều khâu sản xuất vẫn đòi hỏi lao động trực tiếp với số lượng lớn Do đó, tỷ lệ các DN trong ngành công nghiệp CBCT có đổi mới hoặc cải tiến mô hình tổ chức hoạt động thấp hơn so với các ngành nghề khác Ngoài ra, tín hiệu đáng mừng là trong năm 2020, tỷ lệ DN có thực hiện R&D trong ngành công nghiệp CBCT (4,03%) đạt mức cao hơn so với mặt bằng chung của DN cả nước (1,88%) Điều này cho thấy ngành công nghiệp CBCT vẫn đang đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và thức đẩy hoạt động R&D trong nền kinh tế.

3.3.2 Hoạt động đổi mới đa chiều của DN

Do tỷ lệ DN ngành công nghiệp CBCT theo đuổi các chiến lược đổi mới là rất cao,giai đoạn 2012-2018 ghi nhận tỷ lệ DN không thực hiện hoạt động đổi mới ở mức thấp

(trung bình 5,86%) Thống kê tại Bảng 3.3 cũng cho thấy tỷ lệ DN thực hiện hoạt động ĐMĐC đạt gần 60% Nói cách khác, trong giai đoạn 2012-2018, các DN ngành công nghiệp CBCT có xu hướng theo đuổi các hoạt động đổi mới đa dạng trong đó kết hợp các chiến lược đổi mới, điều chỉnh về mặt công nghệ và hoạt động R&D Phần lớn DN lựa chọn thực hiện chỉ một hoạt động đổi mới hoặc kết hợp 2 hoạt động đổi mới Tỷ lệ

DN kết hợp từ 3 hoạt động đổi mới trở lên là thấp hơn rất nhiều (không quá 10%). Dưới góc độ chi phí, hiện tượng này là hoàn toàn hợp lý do việc thực hiện đồng thời nhiều hoạt động đổi mới sẽ đòi hỏi sự đầu tư về vốn và nhân lực lớn hơn mà không phải DN nào cũng có thể đáp ứng.

Bảng 3.3: Tỷ lệ DN ngành công nghiệp CBCT thực hiện hoạt động đổi mới đa chiều (2012-2018)

Không thực hiện hoạt động đổi mới 5,86 %

Thực hiện (chỉ) 1 hoạt động đổi mới 35,32 %

Kết hợp 2 hoạt động đổi mới 50,14 %

Kết hợp 3 hoạt động đổi mới 7,25 %

Kết hợp 4 hoạt động đổi mới 1,44 %

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Bảng 3.4 cung cấp thông tin về các hình thức ĐMĐC cụ thể mà DN thuộc ngành công nghiệp CBCT đã thực hiện trong giai đoạn 2012-2018 Các hoạt động ĐMĐC có bao gồm chiến lược ĐMSP chiếm tỷ lệ cao hơn so với các hoạt động ĐMĐC không bao gồm chiến lược ĐMSP Điều này cho thấy DN Việt Nam dành nhiều sự quan tâm cho các hoạt động ĐMĐC liên quan tới sản phẩm Hiện tượng này là hoàn toàn hợp lý bởi nỗ lực cho ra đời sản phẩm mới hay sản phẩm cải tiến thường đi kèm với kỳ vọng gia tăng doanh thu và lợi nhuận Ngược lại, hoạt động ĐMĐC có bao gồm R&D thấp hơn nhiều so với các hoạt động ĐMĐC không bao gồm R&D.

Hình thức kết hợp chiến lược ĐMSP và chiến lược cải tiến quy trình chiếm tỷ lệ cao vượt trội so với các hình thức ĐMĐC khác Tỷ lệ DN thực hiện kết hợp chiến lược ĐMSP và chiến lược cải tiến quy trình chiếm tới 79,64 % tổng số DN có thực hiện ĐMĐC Các hoạt động ĐMĐC khác được ghi nhận ở mức tỷ lệ tương đối cao là: kết hợp chiến lược ĐMSP, điều chỉnh công nghệ/ MMTB và chiến lược cải tiến quy trình; và kết hợp hoạt động R&D, chiến lược ĐMSP và chiến lược cải tiến quy trình (lần lượt là 6,87% và 4,64%) Tuy nhiên, hai hình thức hoạt động ĐMĐC này chỉ chiếm xấp xỉ 10% tổng số DN thực hiện hoạt động ĐMĐC, thấp hơn rất nhiều so với hình thức kết hợp chiến lược ĐMSP và chiến lược cải tiến quy trình.

Bảng 3.4: Tỷ lệ các hình thức hoạt động ĐMĐC (DN ngành công nghiệp CBCT, 2012-2018)

Các kết hợp hoạt động đổi mới theo loại hình Tỷ lệ

Kết hợp 02 hoạt động đổi mới

Chiến lược ĐMSP và chiến lược cải tiến quy trình 79,64 % Chiến lược ĐMSP và điều chỉnh công nghệ/ MMTB 2,3 %

Chiến lược cải tiến quy trình và điều chỉnh công nghệ/

R&D và chiến lược cải tiến quy trình 0,59 %

R&D và điều chỉnh công nghệ/ MMTB 0,1 %

Kết hợp 03 hoạt động đổi mới

R&D, chiến lược ĐMSP và chiến lược cải tiến quy trình 4,64 % R&D, chiến lược ĐMSP và điều chỉnh công nghệ/ MMTB 0,57 %

R&D, chiến lược cải tiến quy trình và điều chỉnh công nghệ/ MMTB

Chiến lược ĐMSP, điều chỉnh công nghệ/ MMTB và chiến lược cải tiến quy trình

Kết hợp 04 hoạt động đổi mới

R&D, chiến lược ĐMSP, điều chỉnh công nghệ/ MMTB và chiến lược cải tiến quy trình

Tổng số DN thực hiện hoạt động đổi mới đa chiều 22350

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Sự vượt trội của hình thức ĐMĐC kết hợp chiến lược ĐMSP và chiến lược cải tiến quy trình có thể được lí giải ở nhiều góc độ Về mặt công nghệ, việc cho ra đời sản phẩm mới có đặc điểm kỹ thuật khác biệt lớn so với các sản phẩm trước đó có thể đòi hỏi quy trình sản xuất mới hoặc điều chỉnh quy trình cho phù hợp Về lợi ích kinh tế, nỗ lực sản xuất sản phẩm mới hoặc sản phẩm cải tiến dẫn tới khả năng làm gia tăng doanh thu khi sản phẩm được bán ra thị trường Các cải tiến về quy trình trong đó hoạt động sản xuất được tối ưu hóa, giảm chi phí vận hành, tận dụng tối đa nguyên liệu đầu vào lại giúp DN giảm chi phí đầu vào và chi phí trung gian Theo đó, việc kết hợp chiến lược ĐMSP và chiến lược cải tiến quy trình có khả năng đem lại lợi ích kép về doanh thu và lợi nhuận.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU.72 4.1 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Mô hình nghiên cứu

Tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của DN đã được đề cập trong một số nghiên cứu định lượng (Evangelista và Vezzani, 2010; Goedhuys và Veugelers, 2012; Tavassoli và Karlsson, 2016; Bianchini và cộng sự, 2018) Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đi trước, để đánh giá tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của DN, nghiên cứu thực hiện ước lượng bằng phương pháp hồi quy Mô hình ước lượng có dạng tổng quát như sau:

Biến phụ thuộc 𝐹𝐷 𝑖𝑡 phản ánh mức độ phát triển của DN i tại thời điểm t Các biến đại diện cho sự phát triển của DN bao gồm sự phát triển theo chiều rộng và theo chiều sâu của DN. Đối với biến độc lập , biến chính trong mô hình nghiên cứu là 𝑀𝐼 𝑖,𝑡 là biến nhị phân phản ánh hoạt động đổi mới đa chiều của DN Biến này nhận giá trị bằng 1 nếu DN có tiến hành hoạt động ĐMĐC (thực hiện đồng thời từ hai hoạt động đổi mới trở lên), và nhận giá trị bằng 0 nếu ngược lại.

Hệ số 𝛽 1 được kỳ vọng nhận giá trị dương, ghi nhận tác động tích cực của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của DN Kết quả này góp phần kiểm chứng các giả thuyết H1 và H2. Đối với biến kiểm soát , 𝑋 𝑖𝑡 là vector các biến phản ánh đặc điểm riêng của

DN Luận án sử dụng các biến kiểm soát liên quan đến đặc điểm của DN đã được các nghiên cứu đi trước đề xuất (Zhang và cộng sự, 2014; Vu và Doan, 2015; Pham và Ho, 2017), bao gồm: quy mô của DN, tuổi của DN, tỷ lệ vốn trên lao động, đòn bẩy tài chính và hình thức sở hữu.

𝐼𝑁𝐷 𝑗𝑡 là vector các biến ghi nhận đặc điểm của ngành j, là ngành SXKD chính của DN theo phân cấp ngành 2 con số của VSIC 2007.

𝐵𝐸 𝑘𝑡 phản ánh chất lượng MTKD tại địa bàn tỉnh k nơi DN hoạt động.

𝑀𝑁𝐺 𝑖𝑡 là vector các biến phản ánh đặc điểm của nhà quản lý.

T đại diện cho hiệu ứng cố định theo thời gian, 𝜃 𝑖 đại diện cho hiệu ứng cố định theo không gian không quan sát được, và 𝜔 𝑖𝑡 là phần dư.

Ngoài ra, để xem xét vai trò của các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có khả năng làm thay đổi tác động của hoạt động đổi mới đa chiều đối với sự phát triển của DN, phương trình (1*) được biến đổi thành dạng mô hình với tác động chéo ở dạng như sau:

Trong đó: 𝑊 là các biến tương tác giữa hoạt động đổi mới đa chiều và các biến quy mô DN và chất lượng MTKD tại tỉnh/ thành phố nơi DN hoạt động Kết quả này góp phần kiểm chứng các giả thuyết H3a, H3b, H4a và H4b Theo đó, hệ số

𝛽 6 được kỳ vọng nhận giá trị dương, phản ánh: tác động lớn hơn của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển theo chiều rộng và chiều sâu của DN trong điều kiệnMTKD chất lượng tốt hơn; và tác động lớn hơn của của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển theo chiều rộng và chiều sâu của các DN có quy mô lớn hơn.

Phương pháp ước lượng

4.1.2.1 Tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp

Theo Tavassoli và Karlsson (2016), việc ước lượng phương trình (1*) có thể gặp phải vấn đề sai lệch do chọn mẫu xuất phát từ việc quyết định có thực hiện hoạt động đổi mới hay không của DN là không ngẫu nhiên Các yếu tố tác động đến hoạt động đổi mới cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt động của DN, chẳng hạn như quy mô và tỷ lệ vốn trên lao động hay khả năng tiếp cận tài chính.

Phương pháp hồi quy hai giai đoạn của Heckman (1978) có thể khắc phục vấn sai lệch do chọn mẫu thông qua việc ước lượng phương trình lựa chọn (selection equation) ở bước 1 với biến phụ thuộc là xác suất DN thực hiện hoạt động đổi mới nhằm thu được tỷ lệ Mill’s nghịch đảo Tỷ lệ Mill’s nghịch đảo được đưa vào bước hai để hiệu chỉnh sai lệch tự chọn khi tiến hành hồi quy mô hình đánh giá tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của DN. Đối với bước 1 trong quy trình hồi quy hai bước của Heckman, quy trình hồi quy hai giai đoạn của Heckman đòi hỏi một biến 𝑆 𝑖𝑡 là biến độc lập có tác động tới quyết định thực hiện hoạt động đổi mới của DN nhưng không có tác động trực tiếp tới kết quả hoạt động của DN Kế thừa từ nghiên cứu đi trước của Fisman và Svensson (2007), luận án lựa chọn biến 𝑆 𝑖𝑡 phản ánh giá trị trung bình của xác suất tiến hành hoạt động đổi mới của ngành j tại tỉnh k trong năm t là biến ngoại sinh tác động tới xác suất tiến hành hoạt động đổi mới của DN i trong ngành j tại tỉnh k trong năm t trên cơ sở những lập luận sau:

Thứ nhất, mức đổi mới trung bình trong ngành và tại địa bàn nơi DN hoạt động có khả năng hình thành động lực đổi mới cho DN bởi không DN nào muốn mất đi lợi thế so với đối thủ trong ngành Đối với các DN hoạt động trên cùng một địa bàn, sự gần gũi về mặt địa lý là điều kiện thuận lợi giúp các DN học hỏi các tri thức về đổi mới nhanh hơn Theo đó, mức đổi mới trung bình trong ngành và tại địa bàn nơi DN hoạt động có mối tương quan với hoạt động đổi mới của từng DN. Thứ hai, mức đổi mới trung bình trong mỗi ngành tại mỗi địa phương có mối tương quan với hoạt động đổi mới của từng DN nhưng ít có khả năng tác động tới kết quả đầu ra của từng DN Sự thành công trong việc chuyển hóa các hoạt động, kết quả đổi mới thành các kết quả lượng hóa được như doanh thu, lợi nhuận, năng suất…phụ thuộc vào năng lực của từng DN Nói cách khác, mức đổi mới trung bình trong mỗi ngành tại mỗi địa phương là biến ngoại sinh.

Tuy nhiên, phương pháp hồi quy hai bước Heckman chưa khắc phục được hoàn toàn vấn đề nội sinh xuất phát từ mối quan hệ hai chiều giữa hoạt động đổi mới và kết quả đầu ra của DN Một mặt, hoạt động đổi mới có thể giúp DN đạt doanh thu, lợi nhuận hay năng suất cao hơn (như đã đề cập tại Chương 1) Ở chiều ngược lại, quá trình tăng trưởng và phát triển của DN cũng chính là quá trình tích lũy nguồn lực và kinh nghiệm khiến DN dễ dàng tiến hành các hoạt động đổi mới cũng như có xác suất thành công cao hơn Ngoài ra, hiện tượng nội sinh cũng có thể xảy ra do bỏ sót biến.

Sử dụng phương pháp được Wooldridge (2010, mục19.6.2) đề xuất, nghiên cứu lựa chọn phương pháp hồi quy hai giai đoạn để khắc phục vấn đề này Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất hai bước (Two-stage least-squares regressions - 2SLS) với biến công cụ đã được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu định lượng thuộc ngành kinh tế nhằm giải quyết vấn đề nội sinh.

Phương pháp hồi quy hai giai đoạn đòi hỏi một biến công cụ (𝑍 𝑖𝑡 ) có tương quan với biến nội sinh (corr (𝑍 𝑖𝑡 , 𝑀𝐼𝑖,𝑡) ≠ 0), và không có mối tương quan với sai số trong mô hình (corr(𝑍 𝑖𝑡 ; 𝜇𝑖𝑡) = 0) Theo đó, biến công cụ 𝑍 𝑖𝑡 phù hợp là biến có tương quan với xác suất thực hiện hoạt động đổi mới đa chiều của DN và không tương quan với kết quả đầu ra của DN.

Dựa trên kết quả đề xuất từ các nghiên cứu của Fisman và Svensson (2007), Calza và cộng sự (2019), biến công cụ 𝑍 𝑖𝑡 được lựa chọn là biến gộp hình thành từ tương tác giữa chất lượng hạ tầng kỹ thuật CNTT tại tỉnh nơi DN hoạt động và giá trị trung bình của xác suất tiến hành hoạt động đổi mới đa chiều trong ngành (xem thêm tại Phụ lục 9) Như đã đề cập ở trên, mức đổi mới trung bình trong ngành tại tỉnh nơi DN hoạt động là động lực và cơ hội học hỏi để các DN tiến hành đổi mới. Tuy nhiên, khác với các hoạt động đổi mới đơn lẻ, hoạt động đổi mới đa chiều đòi hỏi nhiều nguồn lực và năng lực đổi mới hơn từ phía DN Trong điều kiện đó, hạ tầng kỹ thuật CNTT đóng vai trò kết nối, giúp thông tin, bao gồm cả các tri thức về đổi mới, được truyền tải nhanh, liên tục và đa dạng hơn Đây là nền tảng quan trọng để các DN đa dạng hóa tri thức phục vụ cho hoạt động đổi mới ở nhiều lĩnh vực khác nhau Trên cơ sở lập luận này, biến công cụ phản ánh sự tương tác giữa điều kiện hạ tầng kỹ thuật CNTT tại tỉnh nơi DN hoạt động và mức đổi mới trung bình theo ngành và theo tỉnh có khả năng tác động tới xác suất tiến hành hoạt động đổi mới của DN mà không tác động trực tiếp tới kết quả đầu ra của DN Như vậy, biến công cụ là phù hợp về mặt lý thuyết Tính phù hợp của biến công cụ cũng được đánh giá thông qua việc kiểm định mức độ tương quan giữa biến công cụ với biến nội sinh bằng kiểm định F (F-test hay kiểm định Wald).

Như vậy , quy trình ước lượng gồm 3 bước Bước 1 thực hiện ước lượng phương trình lựa chọn (selection equation) có dạng như sau:

𝐼𝑁𝑁𝑂𝑉 𝑖,𝑡 là biến nhị phân phản ánh hoạt động đổi mới của doanh nghiệp.Biến này nhận giá trị bằng 1 nếu doanh nghiệp có tiến hành hoạt động đổi mới, và nhận giá trị bằng 0 nếu ngược lại.

Do 𝐼𝑁𝑁𝑂𝑉 𝑖,𝑡 là biến nhị phân, mô hình probit được sử dụng để ước lượng phương trình (1) và tính hệ số Mill’s nghịch đảo (IMR) Hệ số IMR tiếp đó được sử dụng ở các bước tiếp theo để ước lượng phương trình đánh giá tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của DN ở dạng sau:

(2) Để khắc phục vấn đề nội sinh, phương trình (2) được ước lượng theo quy trình hai bước với biến công cụ (Wooldridge, 2010) Theo đó, bước 2 thực hiện ước lượng với phương trình với biến phụ thuộc là biến nội sinh 𝑀𝐼𝑖,𝑡, cụ thể như sau:

(3) Ước lượng trong bước 3 được thực hiện nhằm đánh giá tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của DN Phương trình có dạng như sau:

(4) Để đánh giá vai trò của các yếu tố bên trong và bên ngoài DN, mô hình ước lượng với biến tương tác (𝑊) giữa hoạt động đổi mới đa chiều và các biến quy mô

DN và chất lượng MTKD có sử dụng biến công cụ (bước 3) có dạng như sau:

Dữ liệu bảng giai đoạn 2012-2018 và dữ liệu chéo trong năm 2020 được tiến hành hồi quy riêng rẽ do có sự khác biệt trong đo lường hoạt động đổi mới giữa các kỳ dữ liệu (xem tại mục 4.1.3.) Mặt khác, năm 2020 là năm ghi nhận tác động mạnh của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế Việt Nam Do đó, có thể tồn tại sự khác biệt giữa các hành vi của DN nói chung, và hoạt động đổi mới nói riêng, trong năm 2020 so với thời kỳ trước. Đối với dữ liệu bảng giai đoạn 2012-2018, phương trình (4) và (5) có thể được ước lượng theo phương pháp ước lượng dữ liệu bảng với các mô hình tác động cố định (fixed effects model- mô hình FE) và mô hình tác động ngẫu nhiên (random effects model- mô hình RE) Cả hai mô hình này đều giả định có sự khác biệt xuất phát từ đặc trưng riêng của đối tượng (không thay đổi theo thời gian và không quan sát được), do đó cho phép ghi nhận những đặc trưng riêng của từng DN Tuy nhiên, mô hình FE giả định sự khác biệt này có tương quan với các biến giải thích theo thời gian trong khi mô hình RE giả định sự khác biệt là ngẫu nhiên và không có tương quan với biến giải thích Kiểm định Hausman (Hausman, 1978) được sử dụng để lựa chọn giữa mô hình RE và mô hình FE Trong đó, giả thuyết H0 là không có sự khác biệt giữa hai mô hình. Đối với trường hợp biến phụ thuộc là biến liên tục, phương trình (2) được ước lượng bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất hai giai đoạn (two-stage least squares- 2SLS) Theo Kelejian (1971), Angrist và Krueger (2001), phương pháp ước lượng này là hiệu quả ngay cả với trường hợp biến nội sinh có dạng nhị phân. Đối với trường hợp biến phụ thuộc phản ánh khả năng tham gia vào CGTTC của

DN, do biến phụ thuộc và biến nội sinh đều ở dạng nhị phân, hồi quy hai giai đoạn được ước lượng bằng quy trình hỗn hợp có điều kiện (conditional mixed-process - CMP) được phát triển bởi Roodman (2011) Theo đề xuất của Roodman (2011), khung phân tích này cho phép xây dựng các mô hình đa phương trình đệ quy (recursive multi-equation models) giúp giải quyết vấn đề nội sinh trong trường hợp mô hình hồi quy phi tuyến.

Phương trình (4) được ước lượng trên toàn bộ mẫu và trên mẫu giới hạn chỉ bao gồm các DN đổi mới - có thực hiện ít nhất một hoạt động đổi mới (𝐼𝑁𝑁𝑂𝑉 𝑖,𝑡 1) để kiểm tra độ nhạy của kết quả và ghi nhận sự khác biệt trong tác động của hoạt động ĐMĐC và hoạt động đổi mới đơn lẻ tới sự phát triển của DN.

4.1.2.2 Tác động của một số loại hình hoạt động ĐMĐC tới sự phát triển của DN

Dữ liệu phục vụ nghiên cứu định lượng

(1) Điều tra DN Điều tra DN (Enterprise Survey- ES) do Tổng cục Thống kê tiến hành hàng năm trên cả nước được sử dụng để trích xuất thông tin về hoạt động đổi mới và đặc điểm của từng DN Trong giai đoạn 2012- 2018, phiếu số 1A/ĐTDN-DN (phiếu 1A) cung cấp các thông tin chung về DN như: thông tin định danh (mã số thuế), ngành SXKD, loại hình DN, đặc điểm về lao động, tình hình tài sản và vốn, kết quả SXKD, tình hình tiêu dùng năng lượng… Phiếu 1A được tiến hành điều tra đối với toàn bộ DN trong cả nước Trong khi đó, phiếu 1Am/ĐTDN-KH (phiếu 1Am) thực hiện điều tra chọn mẫu về thực trạng sử dụng công nghệ trong sản xuất, bao gồm năng lực đổi mới và tổ chức cải tiến công nghệ của DN ngành công nghiệp CBCT.

Cụ thể, luận án sử dụng các thông tin tại Mục E, phiếu 1Am, trong đó DN được yêu cầu trả lời các câu hỏi:

- “DN có các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ không?

- “DN có điều chỉnh các công nghệ/MMTB sản xuất hoặc công nghệ/MMTB thông tin truyền thông không?”

- “Nhằm cải thiện kết quả hoạt động, DN có theo đuổi bất cứ chiến lược nào sau đây?: + Cải tiến quy trình sản xuất (ví dụ tiết kiệm thời gian)

+ Cải tiến chất lượng sản phẩm (ví dụ nâng cao chất lượng sản phẩm sẵn có) + Mở rộng nhiều loại sản phẩm (ví dụ sản phẩm mới)”

Các thông tin từ phiếu 1A và 1Am qua 7 năm được ghép nối trên cơ sở mã số thuế, giữ lại các chỉ tiêu cần thiết cho nghiên cứu và tiếp tục xử lý làm sạch dữ liệu. Đối với dữ liệu thu thập năm 2019, phiếu 1A vẫn được tiến hành điều tra Tuy nhiên, phiếu 1Am được thay thế bằng Phiếu số 2/ĐTDN-CMCN cung cấp các thông tin về nhận thức và mức độ sẵn sàng của DN đối với Cách mạng công nghiệp 4.0. Các câu hỏi tại phiếu mới không đề cập tới các hoạt động đổi mới của DN Do đó, thông tin về hoạt động đổi mới của DN trong năm dữ liệu 2019 là khuyết thiếu. Đối với dữ liệu thu thập năm 2020, thiết kế phiếu điều tra DN tiếp tục có sự thay đổi Phiếu số 1/DN-TB được tiến hành điều tra với toàn bộ DN trên cả nước Phần A- Phiếu số 1/DN-TB cung cấp các thông tin về DN bao gồm: thông tin định danh; thông tin về lao động, tài sản và hoạt động SXKD; thông tin về sử dụng năng lượng, ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động đổi mới, sáng tạo Ngoài thông tin chung về

DN, NCS cũng trích xuất thông tin về các hoạt động đổi mới của DN từ mục A5 của phiếu này Tuy nhiên, hình thức đổi mới được đề cập lại không hoàn toàn trùng khớp với phiếu 1Am đã áp dụng trong các năm từ 2012 tới 2018 Cụ thể, đối với dữ liệu năm 2020, các hoạt động ĐMST của DN được ghi nhận bao gồm:

- Nghiên cứu và phát triển (R&D) được hiểu bao gồm các hoạt động mà DN thực hiện để đổi mới, cải thiện quy trình, dịch vụ, sản phẩm sẵn có hoặc để tạo ra những sản phẩm mới.

- Đổi mới/cải tiến sản phẩm là các sáng kiến, phương pháp, kĩ thuật và các quy trình mới để tạo ra sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ) mới hoặc cải tiến khác biệt đáng kể so với sản phẩm (hàng hóa/dịch vụ) trước đây.

- Đổi mới/cải tiến mô hình tổ chức hoạt động là việc DN áp dụng những ý tưởng mới; ứng dụng các kiến thức mới về công nghệ và thị trường vào quá trình quản lý thực hiện nhằm ra lợi nhuận và giá trị gia tăng cho tổ chức.

- Đổi mới/cải tiến quy trình sản xuất kinh doanh là việc DN áp dụng những sáng kiến, phương pháp, kĩ thuật và các quy trình mới hay cải tiến các quy trình trước đây vào hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị nhằm tạo ra giá trị mới.

Như vậy, ngoài thông tin về R&D, các câu hỏi điều tra năm 2020 đề cập đến việc DN thực hiện (hay không) các hoạt động đổi mới khác nhau, thay vì đề cập tới việc DN có theo đuổi (hay không) các chiến lược đổi mới Mục A5, Phiếu số 1/DN-

TB cũng không cung cấp thông tin về hoạt động điều chỉnh công nghệ/MMTB của

DN Theo đó, luận án sử dụng các biến khác nhau để phản ánh hoạt động đổi mới của DN trong hai đoạn dữ liệu riêng biệt là 2012-2018 (dữ liệu bảng) và 2020 (dữ liệu chéo).

(2) Báo cáo về Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Báo cáo về Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và USAID thực hiện từ 2005 tới nay Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh- PCI (Provincial Competitiveness Index) là chỉ số tổng hợp, xây dựng trên cơ sở 10 chỉ số thành phần bao gồm: Gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai; Tính Minh bạch; Chi phí thời gian; Chi phí không chính thức; Cạnh tranh bình đẳng; Tính năng động và tiên phong của chính quyền; Chính sách hỗ trợ DN; Đào tạo lao động; Thiết chế pháp lý & An ninh trật tự.

Xây dựng trên cơ sở điều tra chọn mẫu đối với các DN ngoài nhà nước, PCI được đánh giá cao nhờ khả năng phản ánh cảm nhận của khu vực DN đối với chất lượng điều hành kinh tế, mức độ thuận lợi, thân thiện của MTKD nơi DN hoạt động Ngoài ra, PCI đo lường chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách của chính quyền các tỉnh, thành phố là cấp quản lý có tác động trực tiếp và sâu sát hơn tới hoạt động SXKD của DN so với các cơ quan cấp Trung ương (Phạm Thế Anh vàChu Thị Mai Phương, 2015) Theo đó, trong phạm vi luận án này, PCI được lựa chọn là biến đại diện cho chất lượng MTKD bên ngoài DN.

(3) Báo cáo Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam

Báo cáo Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam, gọi tắt là Báo cáo Vietnam ICT Index do Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện. Được công bố lần đầu vào năm 2013, Báo cáo Vietnam ICT Index cung cấp thông tin về thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT-TT tại các Bộ và cơ quan ngang Bộ; tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương; tập đoàn kinh tế, tổng công ty và ngân hàng thương mại trong cả nước Báo cáo Vietnam ICT Index hàng năm được sử dụng để trích xuất thông tin về mức độ sẵn sàng về hạ tầng CNTT tại địa phương nơi DN hoạt động.

Niên giám thống kê do Tổng cục Thống kê công bố hàng năm được sử dụng để trích xuất các thông tin về đặc điểm kinh tế- xã hội khác của các tỉnh, thành phố nơi

DN hoạt động cũng như đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh Các số liệu về đặc điểm của tỉnh được nối với số liệu về DN theo mã tỉnh và năm nghiên cứu.

Đo lường các biến

4.1.4.1 Nhóm biến về sự phát triển của DN

Sự phát triển theo chiều rộng tại một thời điểm của DN được ghi nhận thông qua các kết quả SXKD bao gồm: doanh thu, lợi nhuận và giá trị gia tăng 2 Các biến lnturnover_real, lnprofit_real và lnVA_real lần lượt là logarit giá trị (sau khi loại bỏ yếu tố giá cả) của doanh thu, lợi nhuận và giá trị gia tăng của DN.

Ngoài ra, để phản ánh khả năng mở rộng thị trường của DN, biến GVC được sử dụng để đánh giá khả năng tham gia vào CGTTC của DN Biến GVC nhận giá trị bằng 1 nếu DN có tham gia một trong các hoạt động sau: xuất khẩu; nhập khẩu; bán sản phẩm cho DN có vốn đầu tư nước ngoài; thực hiện hoạt động gia công, lắp ráp hàng hóa trực tiếp với nước ngoài Biến GVC nhận giá trị bằng 0 nếu DN không thực hiện bất cứ hoạt động nào kể trên.

Sự phát triển theo chiều sâu của DN được ghi nhận thông qua hai nhóm chỉ số

2 GTGT của DN có thể được ước lượng thông qua phương pháp sản xuất và phương pháp phân phối (Nguyễn Công Nhự, 2020) Tuy nhiên, phương pháp sản xuất đòi hỏi xác định chi phí trung gian trong toàn bộ quá trình sản xuất Trong phạm vi luận án này, do dữ liệu thứ cấp không cho phép xác định toàn bộ chi phí trung gian, GTGT của DN được ước lượng thông qua phương pháp phân phối Theo đó,GTGT được xác định bằng tổng khấu hao tài sản cố định, thu nhập của người lao động, và thu nhập lần đầu của DN. hiệu quả SXKD bao gồm: năng suất lao động, NSNTTH và tỷ suất lợi nhuận.

Năng suất lao động (lp_real) của DN được xác định bằng tỷ lệ doanh thu thuần trên mỗi lao động của DN.

Năng suất nhân tố tổng hợp 3 (TFP) có thể được đo lường bằng nhiều phương pháp khác nhau Trong các nghiên cứu ở thời kỳ đầu, TFP thường được ước lượng dựa trên hàm sản xuất Cobb-Douglas và phần dư Solow Tuy nhiên, phương pháp ước lượng dựa trên phần dư Solow có độ chệch lớn do các vấn đề về nội sinh và sai lệch do chọn mẫu (Van Beveren, 2007) Gần đây hơn, các phương pháp dựa trên mô hình bán tham số như phương pháp của Olley-Pakes (1996), của Levinsohn và Petrin (2003) hay mô hình GMM do Wooldrige (2009) đề xuất được sử dụng nhằm khắc phục các vấn đề nội sinh và sai lệch do chọn mẫu trên cơ sở sử dụng biến công cụ Tại Việt Nam, các nghiên cứu của Ngô Hoàng Thảo Trang (2017a, 2017b), Nguyễn Khắc Minh và cộng sự (2019), Hoàng Thanh Hiền (2021), Ngọc và cộng sự (2023) đã sử dụng phương pháp ước lượng của Levinsohn và Petrin (2003) để ước lượng NSNTTH của các DN trên nhiều bộ dữ liệu khác nhau Dựa trên các nghiên cứu đi trước, luận án sử dụng phương pháp ước lượng do Levinsohn- Petrin (2003) đề xuất với biến công cụ là đầu vào trung gian (năng lượng).

Tỷ suất lợi nhuận của DN được phản ánh thông qua hai biến số: biến ROA được đo bằng tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của DN; và biến ROE được đo bằng tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.

4.1.4.2 Nhóm biến về hoạt động đổi mới và hoạt động đổi mới đa chiều Đối với dữ liệu bảng trong giai đoạn 2012-2018, các biến phản ánh hoạt động đổi mới và hoạt động đổi mới đa chiều của DN bao gồm:

Chiến lược/ hoạt động đổi mới: biến innov nhận giá trị bằng 1 nếu DN có theo đuổi bất kỳ chiến lược đổi mới nào (chiến lược cải tiến quy trình sản xuất, hoặc chiến lược cải tiến chất lượng sản phẩm hoặc chiến lược phát triển sản phẩm mới) hoặc điều chỉnh công nghệ/ MMTB, hoặc thực hiện R&D Biến nhận giá trị bằng 0 nếu ngược lại.

Hoạt động đổi mới đa chiều: biến MI nhận giá trị bằng 1 nếu DN có tiến hành

3 Theo Viện năng suất Việt Nam (2022, tr.19), TFP phản ánh “việc sử dụng hiệu quả công nghệ tiên tiến, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng của lực lượng lao động, cải thiện chất lượng của hệ thống quản lý cho phép tạo ra nhiều đầu ra với một lượng đầu vào không đổi”. hoạt động đổi mới đa chiều (kết hợp từ hai hoạt động/ chiến lược đổi mới trở lên), và nhận giá trị bằng 0 nếu ngược lại.

Về các loại hình đổi mới đa chiều cụ thể, như đã đề cập tại Chương 3, tỷ lệ

DN lựa chọn kết hợp 2 hoạt động đổi mới là cao hơn nhiều so với tỷ lệ DN kết hợp từ 3 hoạt động đổi mới trở lên (bảng 3.3) Do đó, luận án chỉ xem xét các loại hình đổi mới đa chiều trong đó DN lựa chọn kết hợp 2 hoạt động đổi mới, bao gồm:

Chiến lược ĐMSP & Chiến lược cải tiến QTSX: biến complex_str1 nhận giá trị bằng 1 nếu DN tiến hành kết hợp chiến lược cải tiến quy trình sản xuất và chiến lược đổi mới về sản phẩm (cải tiến chất lượng sản phẩm hoặc mở rộng nhiều loại sản phẩm) Biến nhận giá trị bằng 0 nếu ngược lại.

Chiến lược ĐMSP và Điều chỉnh công nghệ/ MMTB: biến complex_str2 nhận giá trị bằng 1 nếu DN tiến hành kết hợp chiến lược đổi mới về sản phẩm (cải tiến chất lượng sản phẩm hoặc mở rộng nhiều loại sản phẩm) và điều chỉnh các công nghệ/MMTB Biến nhận giá trị bằng 0 nếu ngược lại.

Chiến lược cải tiến QTSX và Điều chỉnh công nghệ/MMTB: biến complex_str3 nhận giá trị bằng 1 nếu DN tiến hành kết hợp chiến lược cải tiến quy trình sản xuất và điều chỉnh các công nghệ/MMTB Biến nhận giá trị bằng 0 nếu ngược lại.

Chiến lược đổi mới dựa trên R&D: biến RDbased_innov_str nhận giá trị bằng

1 nếu DN tiến hành kết hợp hoạt động R&D và chiến lược đổi mới (chiến lược cải tiến quy trình sản xuất, hoặc chiến lược cải tiến chất lượng sản phẩm hoặc chiến lược phát triển sản phẩm mới); và nhận giá trị bằng 0 nếu ngược lại. Đối với dữ liệu chéo trong năm 2020, các biến phản ánh hoạt động đổi mới và hoạt động đổi mới đa chiều của DN bao gồm:

Hoạt động đổi mới: biến innovator nhận giá trị bằng 1 nếu DN thực hiện bất kỳ hoạt động đổi mới nào (đổi mới/ cải tiến sản phẩm, đổi mới/ cải tiến quy trình, đổi mới/ cải tiến mô hình tổ chức hoặc R&D) Biến nhận giá trị bằng 0 nếu ngược lại.

Hoạt động đổi mới đa chiều: biến MI nhận giá trị bằng 1 nếu DN có tiến hành hoạt động đổi mới đa chiều (kết hợp từ hai hoạt động đổi mới trở lên), và nhận giá trị bằng 0 nếu ngược lại.

Thống kê mô tả và tương quan các biến

Bảng thống kê mô tả đối với các biến chính của mô hình được trình bày tại bảng 2a và 2b, Phụ lục 2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến chính trong mô hình được trình bày tại bảng 3a và 3b, Phụ lục 3. Đối với mẫu dữ liệu trong các năm từ 2012 đến 2018, các biến ghi nhận sự phát triển về chiều rộng và chiều sâu của DN như doanh thu, lợi nhuận, GTGT, năng suất, TSLN không có đủ số quan sát do khuyết thiếu thông tin Trong giai đoạn nghiên cứu, nhiều DN không có thông tin liên tục về các chỉ số này, đặc biệt là lợi nhuận Giá trị trung bình của biến chiến lược/ hoạt động đổi mới (innov) là cao hơn nhiều so với biến hoạt động đổi mới đa chiều (MI) phản ánh tỷ lệ DN thực hiện hoạt động ĐMĐC còn thấp hơn so với tỷ lệ DN thực hiện các hoạt động đổi mới đơn lẻ hoặc không thực hiện hoạt động đổi mới.

Trong số các biến phản ánh các loại hình hoạt động ĐMĐC cụ thể, biến complex_str1 có giá trị trung bình cao hơn nhiều so với các biến còn lại (complex_str2, complex_str3 và RDbased_innov_str) Điều này phản ánh tỷ lệ DN lựa chọn thực hiện đồng thời chiến lược ĐMSP & chiến lược cải tiến QTSX là cao hơn so với các hình thức ĐMĐC khác Biến phản ánh hoạt động đổi mới dựa trên R&D (RDbased_innov_str) có giá trị trung bình thấp nhất do tỷ lệ DN có thực hiện R&D là khá thấp Các đặc điểm này tương thích với thực trạng được đề cập tại chương 3.

Tương tự, dữ liệu năm 2020 cũng ghi nhận giá trị trung bình của biến complex2 cao hơn so với các biến complex1, complex3, complex4 và RDbased_innov Điều này cho thấy tỷ lệ DN lựa chọn thực hiện đồng thời hoạt động đổi mới/cải tiến sản phẩm và đổi mới/cải tiến quy trình SXKD là cao hơn so với các hình thức ĐMĐC khác. Hoạt động đổi mới dựa trên R&D (RDbased_innov) đạt mức tỷ lệ thấp nhất trong số các loại hình hoạt động ĐMĐC Tuy nhiên, trong năm 2020, mức độ chênh lệch về giá trị trung bình giữa biến ghi nhận DN có thực hiện hoạt động đổi mới (innovator) và biến ghi nhận DN có thực hiện hoạt động ĐMĐC (MI) lại không lớn Điều này có thể gợi mở rằng việc thực hiện các hoạt động ĐMĐC dường như đã trở nên phổ biến hơn đối với các DN lựa chọn thực hiện đổi mới.

Về ma trận hệ số tương quan, cả hai kỳ dữ liệu đều ghi nhận quy mô lao động của có tương quan mạnh với doanh thu, lợi nhuận và GTGT của DN (hệ số tương quan ở mức gần hoặc trên 70%) Trong khi đó, mức vốn bình quân trên mỗi lao động có tương quan cao với NSLĐ Đặc điểm này là phù hợp về mặt kinh tế khi các yếu tố đầu vào quan trọng là vốn và lao động có tương quan cao với kết quả đầu ra của DN.Ngoài ra, biến foreign cũng có tương quan khá cao (xấp xỉ 50%) với các biến về lợi nhuận, GTGT và xác xuất tham gia vào CGTTC Đặc điểm này là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam khi các DN FDI vẫn đang chiếm vị trí chủ chốt trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa Ngoài ra, hầu hết các biến có tương quan dương ở mức thấp với các chỉ số về kết quả đầu ra của DN Mức độ tương quan giữa các biến giải thích là thấp hơn 70% Do đó, không tồn tại vấn đề đa cộng tuyến cao giữa các biến giải thích trong mô hình.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả nghiên cứu định lượng

5.1.1 Kết quả đánh giá tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp

Nội dung chính về kết quả đánh giá tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp dựa trên hồi quy 3 bước được trình bày tại các bảng thuộc Phụ lục 5 Kết quả ước lượng các bước trung gian được trình bày tại Phụ lục 9.

Về tính phù hợp của biến công cụ, giá trị thống kê F (Cragg-Donald Wald) được trình bày tại Phụ lục 5 cho thấy giá trị thống kê F lớn hơn giá trị giới hạn Stock-Yogo ở mức 10%, biến công cụ được ghi nhận là phù hợp Kết quả kiểm định bước 1 trong mô hình hồi quy 2 bước trình bày tại bảng 9b, Phụ lục 9 cũng cho thấy tác động của biến công cụ là dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% đối với biến ĐMĐC, cho phép ghi nhận biến công cụ là phù hợp.

5.1.1.1 Tác động của hoạt động ĐMĐC tới sự phát triển theo chiều rộng của DN

Kết quả ước lượng tác động của hoạt động ĐMĐC tới sự phát triển theo chiều rộng của DN được trình bày tại các bảng 5a và 5b, Phụ lục 5.

Kết quả ước lượng trên dữ liệu bảng giai đoạn 2012-2018 ghi nhận tác động dương và có ý nghĩa thống kê của hoạt động ĐMĐC đối với các biến doanh thu và GTGT Theo đó, việc thực hiện hoạt động ĐMĐC giúp DN đạt doanh thu và GTGT cao hơn so với việc không thực hiện hoạt động đổi mới hay chỉ thực hiện hoạt động đổi mới đơn lẻ Kết quả này tương đồng với một số nghiên cứu đi trước của các tác giả Evangelista và Vezzani (2010), Bianchini và cộng sự (2018), Zhang và cộng sự (2021). Đối với trường hợp của các DN Việt Nam, như đã đề cập tại Chương 3, các chiến lược đổi mới đạt tỷ lệ DN áp dụng cao nhất là chiến lược cải tiến chất lượng và chiến lược đổi mới quy trình Thực hiện đồng thời chiến lược ĐMSP (cải tiến chất lượng hoặc phát triển sản phẩm mới) và chiến lược đổi mới quy trình là cũng hình thức ĐMĐC phổ biến nhất Các DN Việt Nam có xu hướng lựa chọn các hoạt động đổi mới nhỏ nhằm gia tăng chất lượng sản phẩm (đổi mới nâng cấp) bởi các hoạt động này thường phát sinh ít chi phí hơn so với phát triển sản phẩm mới Vì thế, DN có thể thu được phần giá trị tăng thêm cao hơn trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra với chi phí không quá lớn Trong khi đó các hoạt động đổi mới quy trình thường gắn với nâng cao hiệu quả, giảm chi phí trung gian Vì thế, các hoạt động ĐMSP khi kết hợp với cải tiến về mặt quy trình có thể giúp DN tạo ra các sản phẩm cải tiến từ đó gia tăng doanh số, đồng thời nhận được phần giá trị tăng thêm lớn hơn.

Kết quả ước lượng trên dữ liệu chéo năm 2020 cho thấy hệ số ước lượng tác động hoạt động ĐMĐC tới doanh thu, GTGT và lợi nhuận đều nhận giá trị dương và có ý nghĩa thống kê Theo đó, DN có thực hiện hoạt động ĐMĐC đạt doanh thu, GTGT và lợi nhuận cao hơn so với DN không thực hiện hoạt động đổi mới hay chỉ thực hiện hoạt động đổi mới đơn lẻ Trong năm 2020, hình thức ĐMĐC được các

DN áp dụng với tỷ lệ cao nhất là thực hiện đồng thời đổi mới/ cải tiến sản phẩm, đổi mới/ cải tiến mô hình tổ chức hoạt động và đổi mới/ cải tiến quy trình SXKD Trước áp lực mạnh mẽ của đại dịch Covid-19, các DN buộc phải cắt giảm chi phí mới có thể tồn tại và duy trì hoạt động Ví dụ, trước cú sốc về cung (đứt gãy chuỗi cung ứng) và cầu (sụt giảm đơn hàng), nhiều DN buộc phải điều chỉnh tổ chức SXKD như thu gọn bộ máy, thu gọn bộ phận sản xuất, giảm giờ làm, áp dụng chế độ làm việc linh hoạt… Theo đó, các cải tiến đồng thời về mô hình tổ chức hoạt động và quy trình SXKD có xu hướng hỗ trợ mạnh hơn quá trình tăng hiệu suất, tối thiểu hóa chi phí của DN để thích ứng với điều kiện kinh tế bất lợi trong ngắn hạn Đây có thể là nguyên nhân khiến hoạt động ĐMĐC có tác động rõ nét tới lợi nhuận của

DN trong năm 2020 Trong trường hợp biến phụ thuộc là xác suất tham gia vào CGTTC của DN, hệ số ước lượng của biến ĐMĐC là dương nhưng không có ý nghĩa thống kê.

Kết quả ước lượng trên mẫu giới hạn bao gồm các DN đổi mới (có thực hiện ít nhất một hoạt động đổi mới) được trình bày tại các bảng 5c và 5d, Phụ lục 5, là khá tương đồng với các kết quả thu được từ quá trình ước lượng trên toàn bộ mẫu Do đó,các kết quả là tương đối vững Mặt khác, các hệ số ước lượng dương và có ý nghĩa thống kê cũng cho thấy DN thực hiện hoạt động ĐMĐC đạt doanh thu, GTGT cao hơn so với DN thực hiện hoạt động đổi mới đơn lẻ Đối với năm 2020, hệ số ước lượng của biến ĐMĐC nhận giá trị dương và có ý nghĩa thống kê trong trường hợp biến phụ thuộc là xác suất tham gia CGTTC của DN.

Như vậy, kết quả ước lượng cho phép chấp nhận giả thuyết H1: hoạt động ĐMĐC có tác động tích cực tới doanh thu, lợi nhuận, GTGT của DN. Đối với các biến giải thích khác, phân tích cho thấy các yếu tố đầu vào của sản xuất là vốn và lao động có tác động tích cực đối với doanh thu, lợi nhuận, GTGT cũng như khả năng tham gia vào CGTTC của DN Kết quả này ủng hộ quan điểm nguồn lực khi cho rằng các DN có quy mô lớn và vốn dồi dào có khả năng đạt kết quả SXKD cao hơn và có xác suất tham gia vào CGTTC cao hơn so với các DN quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính giới hạn (Ramadani và cộng sự, 2018; Urata và Baek, 2020).

Về hình thức sở hữu, các DN có vốn đầu tư nước ngoài và DN có vốn Nhà nước có xu hướng đạt doanh thu, lợi nhuận, GTGT và xác suất tham gia CGTTC cao hơn so với các DN khác Kết quả này phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam trong thời gian qua Các DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không chỉ có ưu thế về vốn và công nghệ so với các DNNVV nội địa mà còn nhận được nhiều ưu đãi về thuế và/hoặc đất đai, hỗ trợ tuyển dụng lao động Do đó, nhóm DN này có thể ít phải đối mặt với các khó khăn trong hoạt động kinh doanh hơn các DN nội địa Đối với các DN có vốn nhà nước, đặc quyền tiếp cận các nguồn lực do nhà nước quản lý như đất đai, tài nguyên thiên nhiên, tín dụng hỗ trợ phát triển, đầu tư công (đặc biệt là cơ sở hạ tầng) và mua sắm công vẫn còn tồn tại (Vu-Thanh, 2017, tr.104) Dưới góc độ tiếp cận dựa trên nguồn lực (resources-based view), sự chênh lệch về nguồn lực này có thể là nguyên nhân dẫn tới việc các DN có vốn nhà nước có nhiều lợi thế hơn trong hoạt động SXKD.

Kết quả ước lượng cũng tương đồng với các phân tích của Phạm Thế Anh và Chu Thị Mai Phương (2015), Hoàng Bảo Trâm và cộng sự (2023) khi cho thấy chất lượng MTKD địa phương có tác động tích cực tới kết quả SXKD của DN Cụ thể, chất lượng MTKD ghi nhận tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê ở mức cao đối với lợi nhuận và khả năng tham gia CGTTC của DN trong giai đoạn 2012-2018, đối với doanh thu, lợi nhuận, GTGT, và khả năng tham gia CGTTC của DN trong năm 2020.

5.1.1.2 Tác động của hoạt động ĐMĐC tới sự phát triển theo chiều sâu của DN

Kết quả ước lượng tác động của hoạt động ĐMĐC tới sự phát triển theo chiều Đối với cả hai kỳ dữ liệu, kết quả đều ghi nhận tác động tích cực của hoạt động ĐMĐC đối với NSLĐ và NSNTTH của DN Kết quả này tương đồng với các phân tích của Polder và cộng sự (2010), Guisado-González và cộng sự (2017), Tavassoli và Karlsson (2016) Theo đó, việc thực hiện các hoạt động ĐMĐC có thể giúp DN đạt năng suất cao hơn so với lựa chọn không thực hiện hoạt động đổi mới hay chỉ thực hiện hoạt động đổi mới đơn lẻ Nhận định này tương thích với quan điểm của Polder và cộng sự (2010) khi cho rằng gia tăng năng suất không chỉ đến từ việc đẩy mạnh quy mô đầu ra mà còn phụ thuộc vào khả năng nâng cao hiệu quả sản xuất và tiết kiệm các yếu tố đầu vào Khi DN thực hiện đồng thời nhiều hoạt động đổi mới, hiệu ứng cải thiện năng suất có thể lớn hơn so với thực hiện các hoạt động đổi mới đơn lẻ bởi DN vừa tạo ra được nhiều hàng hóa dịch vụ hơn, đạt doanh số cao hơn (tăng đầu ra nhờ ĐMSP) và đồng thời giảm chi phí, khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có (giảm đầu vào nhờ ĐMQT, ĐMTC).

Kết quả nêu trên cũng gợi mở rằng các hoạt động ĐMĐC có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của DN trong dài hạn Như nhà kinh tế học Paul Krugman đã nhấn mạnh: “Năng suất không phải là tất cả, nhưng trong dài hạn, năng suất lại gần như là tất cả” Một DN tụt hậu về năng suất sẽ khó có thể duy trì vị thế trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay.

Hệ số ước lượng tác động của hoạt động ĐMĐC tới TSLN của DN không có ý nghĩa thống kê Kết quả ước lượng trên mẫu giới hạn bao gồm các DN đổi mới (bảng 5c và 5d, Phụ lục 5), là khá tương đồng với các kết quả thu được từ quá trình ước lượng trên toàn bộ mẫu Theo đó, các kết quả là tương đối vững.

Như vậy, kết quả ước lượng cho phép chấp nhận một phần giả thuyết H2: hoạt động ĐMĐC có tác động tích cực tới năng suất của DN Chưa có bằng chứng khẳng định tác động của hoạt động ĐMĐC tới TSLN của DN.

5.1.1.3 Vai trò của MTKD và quy mô DN đối với tác động của hoạt động ĐMĐC tới sự phát triển của DN

Kết quả ước lượng với biến tương tác nhằm đánh giá vai trò của MTKD và quy mô DN đối với tác động của hoạt động ĐMĐC tới sự phát triển của DN được trình bày tại các bảng 5e, 5f, 5g và 5h, Phụ lục 5.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THÔNG QUA THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI ĐA CHIỀU

Quan điểm và mục tiêu về phát triển doanh nghiệp tại Việt Nam

Cùng với quá trình mở cửa và cải cách nền kinh tế, vai trò và vị thế của khu vực DN đối với nền kinh tế Việt Nam ngày càng trở nên rõ nét hơn Đại hội XII của Đảng đã xác định nhiệm vụ “Có chính sách thúc đẩy phát triển các DN Việt Nam cả về số lượng và chất lượng, thật sự trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Đại hội XIII của Đảng tiếp tục ghi nhận vai trò nòng cốt của DN đối với sự phát triển chung của đất nước, trong đó nhấn mạnh

“Xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân; hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động Khuyến khích hình thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế”.

Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã cụ thể hóa tầm nhìn về phát triển DN cả về số lượng và chất lượng với các mục tiêu cụ thể như sau:

(1) Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu DN; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu DN và đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu DN.

(2) Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế Phấn đấu tăng tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2020 đạt khoảng 50%, năm 2025 khoảng 55%, đến năm 2030 khoảng 60 - 65%.

(3) Bình quân giai đoạn 2016 - 2025, năng suất lao động tăng khoảng 4 - 5%/năm Thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực cạnh tranh của DN tư nhân so với nhóm dẫn đầu ASEAN-4; nhiều DN tư nhân tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục ghi nhận mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu DN với tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào

GDP đạt 60 - 65%”. Để đạt mục tiêu phát triển số lượng và chất lượng DN, Nghị quyết số 10-NQ/TW đã đề cập nhóm giải pháp hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, và nâng cao năng suất lao động như một trong những nhóm giải pháp chính, bên cạnh nỗ lực tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước Như vậy, quan điểm của Đảng và chính phủ Việt Nam về phát triển DN không chỉ hướng tới sự gia tăng về số lượng DN mà dành nhiều kỳ vọng cho sự cải thiện về mặt chất lượng của DN thông qua các hoạt động ĐMST và hiện đại hóa công nghệ.

Quan điểm và mục tiêu về phát triển hoạt động đổi mới sáng tạo của

6.2.1 Quan điểm, định hướng phát triển hoạt động ĐMST tại Việt Nam

Trước xu thế biến đổi mạnh mẽ của công nghệ và làn sóng Cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam cần tới những bước đột phát mạnh mẽ hơn về mô hình phát triển Những động lực tăng trưởng truyền thống đang dần mất đi lợi thế trước sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT) hay dữ liệu lớn Trước xu hướng đó, Việt Nam đã lựa chọn chuyển dịch sang mô hình tăng trưởng lấy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo làm động lực chính Tháng 5 năm 2022, Chính phủ đã ban hành Quyết định 569/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Chiến lược), nêu rõ: “Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò đột phá chiến lược trong giai đoạn mới; là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả; là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, địa phương và doanh nghiệp; là nền tảng để thực hiện chuyển đổi số quốc gia; góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân, phát triển bền vững, đảm bảo quốc phòng, an ninh.” Định hướng này không chỉ phù hợp với xu hướng phát triển chung mà còn tạo nền tảng cho các chính sách thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, hình thành các hệ thống đổi mới sáng tạo “lấy doanh nghiệp làm trung tâm” Doanh nghiệp là chủ thể chính thực hiện ĐMST cũng là đối tượng có khả năng lan toả mạnh mẽ các kết quả đổi mới tới nhiều đối tượng khác trong nền kinh tế.

Chiến lược cũng khẳng định mục tiêu “khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng phát triển công nghiệp mũi nhọn, trọng tâm là công nghiệp chế biến, chế tạo, góp phần quan trọng vào cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại, đưa nước ta trở thành nước có công nghiệp hiện đại vào năm 2030” Như vậy, hoạt động đổi mới sáng tạo trong ngành công nghiệp CBCT được coi là hoạt động cốt lõi giúp Việt Nam đạt mục tiêu công nghiệp hóa vào năm 2030. Đối với hoạt động đổi mới sáng tạo trong các ngành công nghiệp, các định hướng cụ thể được Chiến lược xác định bao gồm: (1) thực hiện quá trình tái cơ cấu với định hướng lấy khoa học, công nghệ và ĐMST là một trong những giải pháp đột phá; (2) khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư vào đổi mới, hấp thụ và làm chủ công nghệ, đặc biệt là các công nghệ sản xuất và chế tạo thông minh, đổi mới mô hình quản lý, kinh doanh, ĐMSP, từ đó vừa dẫn dắt làm nòng cốt vừa liên kết, tạo lập mạng lưới, thúc đẩy ĐMST với các DNNVV; (3) thúc đẩy rộng rãi các hoạt động đổi mới dây chuyền, thiết bị, máy móc, công nghệ, triển khai các hoạt động đào tạo về năng lực quản trị, khai thác công nghệ, cùng với áp dụng các mô hình kinh doanh mới, mô hình ĐMST đã thành công đối với các DNNV; (4) hình thành các hệ thống ĐMST gắn với các cụm liên kết ngành, các chuỗi giá trị nội địa và CGTTC trong các ngành công nghiệp có doanh thu lớn, giá trị xuất khẩu cao như dệt may, da giày, điện tử, thiết bị máy móc, chế biến gỗ, chế biến nông sản, khai thác khoáng sản, dược phẩm, ; (5) tập trung thúc đẩy ĐMST trong các ngành công nghiệp nền tảng và công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp năng lượng, cơ khí chế tạo, luyện kim, hóa chất, phân bón, vật liệu, công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp điện tử - viễn thông, công nghiệp sản xuất rô bốt, ô tô, thiết bị tích hợp vận hành tự động, điều khiển từ xa, công nghiệp sản xuất phần mềm

Các định hướng này cho thấy kỳ vọng lớn của chính phủ Việt Nam trong việc hình thành một ngành công nghiệp sáng tạo, kết nối và hiện đại Không chỉ hướng đến những ngành mũi nhọn, có lợi thế, Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 cũng nhấn mạnh sự hình thành một hệ thống kết nối trong đó các DN lớn đóng vai trò đi trước, tạo hiệu ứng lan toả về công nghệ và sáng tạo tới các DNNVV Có thể thấy định hướng này là phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam khi các DNNVV chiếm tới hơn 90% tổng số DN nhưng lại gặp phải nhiều hạn chế về vốn, công nghệ và nhân lực Mặt khác, việc thúc đẩy đổi mới mô hình quản lý, áp dụng các mô hình kinh doanh mới cũng cho thấy tiếp cận về ĐMST tại Việt Nam đã trở nên đa chiều hơn, không chỉ bó hẹp ở các đổi mới về công nghệ dựa trên máy móc và công nghệ hiện đại Theo đó các hoạt động ĐMĐC có cơ sở để mở rộng và trở nên phổ biến hơn trong thời gian tới, hỗ trợ mạnh mẽ hơn quá trình phát triển của DN Việt Nam.

6.2.2 Mục tiêu về phát triển hoạt động ĐMST của DN đến năm 2030

Với quan điểm lấy công nghệ và ĐMST làm động lực tăng trưởng chính, chính phủ Việt Nam đã dành nhiều sự quan tâm và kỳ vọng đối với hoạt động ĐMST ở cấp độ DN trong những năm tới đây Một trong các mục tiêu cụ thể được Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và ĐMST đến năm 2030 đặt ra là: “Đến năm 2030, số DN đạt tiêu chí DN khoa học và công nghệ và số DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tăng hai lần so với năm 2020; tỷ lệ DN có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt 40% trong tổng số DN.” Ngoài ra, Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 cũng đặt mục tiêu số lượng DN thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%/năm (đến năm 2025) và tăng trung bình 20%/năm (đến năm 2030).

Các mục tiêu kể trên là tương đối tham vọng nếu nhìn nhận xu hướng đổi mới của DN trong ngành công nghiệp CBCT trong năm 2020 Kết quả Tổng điều tra DN

2021 cho thấy tỷ lệ DN không có hoạt động ĐMST chiếm 87,78% mẫu điều tra (xem thêm tại Chương 3) Con số này cho thấy tỷ lệ DN có hoạt động ĐMST bằng chưa tới một nửa mục tiêu mà Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 đặt ra Việc gia tăng gấp đôi tỷ lệ DN tiến hành hoạt động đổi mới trong chưa đến 10 năm là không dễ dàng Tuy nhiên, trung bình giai đoạn 2012-2018, tỷ lệ DN theo đuổi các chiến lược đổi mới khác nhau là khá cao (xem thêm tại Chương 3), cho thấy nhu cầu đổi mới là hiện hữu trong cộng đồng

DN Việt Nam Điều này cho phép hy vọng về sự gia tăng đáng kể hoạt động ĐMST ở cấp độ DN tại Việt Nam trong tương lai nếu DN có được những động lực và hỗ trợ phù hợp.

Ngoài mục tiêu về tỷ lệ DN tiến hành ĐMST, Chiến lược cũng đặt mục tiêu nhân lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (quy đổi toàn thời gian) đạt12 người trên một vạn dân vào năm 2030, trong đó chú trọng phát triển nhân lực trong khu vực DN Như vậy, cộng đồng DN được kỳ vọng là nơi tập trung nhân sự phục vụ hoạt động ĐMST.

Giải pháp phát triển DN Việt Nam thông qua thúc đẩy hoạt động đổi mới đa chiều giai đoạn 2025-2030

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đạt được cũng như các định hướng, mục tiêu mà chính phủ Việt Nam đặt ra, nội dung dưới đây sẽ đề cập một số giải pháp nhằm hỗ trợ hoạt động đổi mới nói chung, ĐMĐC nói riêng tại các DN Việt Nam cũng như tăng cường tác động tích cực của các hoạt động này đối với sự phát triển của DN Trong đó, bên cạnh việc cải thiện chất lượng MTKD, nâng cao năng lực đổi mới chung của DN, các giải pháp hướng tới hỗ trợ DN thực hiện hoạt động đổi mới về quy trình và công nghệ sản xuất Nhóm giải pháp thúc đẩy hoạt động ĐMĐC dựa trên R&D là giải pháp trọng tâm đối với nhóm DN lớn.

6.3.1 Giải pháp chung đối với doanh nghiệp Việt Nam

Kết quả phân tích định lượng cho thấy tác động tích cực của hoạt động ĐMĐC dựa trên sự kết hợp giữa chiến lược cải tiến QTSX và điều chỉnh công nghệ/MMTB là nổi trội hơn so với các loại hình ĐMĐC khác Để thực hiện được loại hình ĐMĐC này, các DN cần củng cố năng lực công nghệ và năng lực quản lý Ngoài ra, kết quả hồi quy bước 1 trong mô hình hồi quy 2 bước (Phụ lục 9) cho thấy sự phụ thuộc của các hoạt động ĐMĐC cụ thể vào các đặc điểm của DN bao gồm quy mô lao động và tỷ lệ vốn trên lao động Kết quả phỏng vấn sâu cũng ghi nhận nguồn lực công nghệ và nhân sự chất lượng cao là những yếu tố quan trọng giúp quá trình thực hiện đổi mới tại DN diễn ra thuận lợi, nhanh chóng Theo đó, luận án đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực đổi mới của DN ở các khía cạnh: năng lực công nghệ, năng lực quản lý-tổ chức sản xuất, nguồn vốn và nguồn nhân lực.

6.3.1.1 Nâng cao năng lực công nghệ

Theo Phạm và cộng sự (2021), mức độ đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp Việt Nam còn tương đối thấp so với các quốc gia có mức thu nhập và trình độ phát triển tương đương Do đó, sẽ cần nhiều nỗ lực từ phía DN và các cơ quan nhà nước để đại bộ phận DN Việt Nam có thể bắt kịp đà thay đổi công nghệ nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

Trước hết, DN Việt Nam cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc cập nhật, cải tiến liên tục về mặt công nghệ, coi đây là điều kiện tiên quyết để cho ra đời các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, có giá trị cao Với vai trò đầu tàu, định hướng sự phát triển dài hạn, nhà quản lý và chủ doanh nghiệp cần chủ động cập nhật các tri thức mới về công nghệ, mô hình sản xuất kinh doanh và hình thành văn hóa cởi mở, thích nghi với công nghệ mới trong nội bộ DN.

Về phương thức hấp thụ công nghệ, hiện nay các DN Việt Nam vẫn chủ yếu lựa chọn mua sắm các MMTB hiện đại hơn từ nước ngoài, trong khi việc nâng cao năng lực công nghệ thông qua các kênh kết nối trong chuỗi cung ứng, nhận chuyển giao công nghệ từ DN FDI còn chưa nhận được nhiều sự quan tâm (Phạm và cộng sự, 2021) Do đó, DN Việt Nam cần nỗ lực đa dạng hóa các kênh hấp thụ công nghệ thông qua việc kết nối với các DN có lợi thế về công nghệ (đặc biệt là các DN FDI) cũng như các đơn vị nghiên cứu trong nước nhằm gia tăng khả năng nhận chuyển giao công nghệ tại chỗ với chi phí hợp lý.

Về loại hình công nghệ, mỗi ngành SXKD có yêu cầu kỹ thuật chuyên biệt.

Do đó, DN cần chủ động tìm kiếm, kiểm chứng và đánh giá thông tin công nghệ trong ngành để lựa chọn các máy móc thiết bị công nghệ phù hợp, tránh tiếp nhận những công nghệ đã lạc hậu so với mặt bằng chung của ngành, của khu vực và thế giới.

Bên cạnh nỗ lực mua sắm máy móc/thiết bị mới, DN cũng có thể chủ động cải tiến công nghệ hiện có để tránh chi phí quá lớn do thay thế toàn bộ hệ thống Để thực hiện được điều này, DN cần có nhân sự đủ trình độ và kỹ năng để vận hành, khai thác và bảo trì, nâng cấp.

6.3.1.2 Nâng cao năng lực quản lý, tổ chức sản xuất Để triển khai và sử dụng hiệu quả các công nghệ mới, MMTB hiện đại trong điều kiện cụ thể, DN cần có năng quản lý và tổ chức sản xuất tốt Năng lực quản lý và tổ chức sản xuất là điều kiện tiên quyết để DN định hình từ sớm kế hoạch khai thác công nghệ/MMTB mới và tiến tới huy động, phân bổ các nguồn nhân lực cần thiết để triển khai kế hoạch một cách tối ưu Bên cạnh vai trò hỗ trợ hấp thụ và ứng dụng công nghệ, quản lý sản xuất hiệu quả còn giúp DN kiểm soát tốt từng khâu của hoạt động SXKD, chủ động điều chỉnh theo điều kiện về đầu vào cũng như thị trường đầu ra, giảm thiểu tối đa các rủi ro lỗi hỏng và những chi phí không cần thiết.

Năng lực quản lý, tổ chức sản xuất tốt trước hết xuất phát từ việc DN, đặc biệt là các nhân sự quản lý, nắm rõ từng khâu trong quy trình sản xuất và thường xuyên đánh giá mức độ hiệu quả của khâu cũng như hiệu quả phối hợp của các khâu khác nhau trong quy trình chung Đánh giá và xem xét điều chỉnh thường xuyên là những bước cơ bản để DN có thể chuẩn hóa quy trình giúp nhân sự vận hành tránh được sai sót và các rủi ro không đáng có.

Bên cạnh đó, DN cần nỗ lực tìm hiểu, tiếp cận và ứng dụng các quy trình quản lý sản xuất hiện đại như quy trình cải tiến sản xuất 5S, Kaizen, Lean Six Sigma, hệ thống quản lý năng lượng (EMS – Energy management system), hệ thống quản lý trên cơ sở hoạch định nguồn lực (ERP – Enterprise Resource Planning)…Ngoài ra,

DN có thể lựa chọn áp dụng các tiêu chuẩn quản lý quốc tế như ISO 9001 (quản lý chất lượng), ISO 50001 (quản lý năng lượng) nhằm kiểm soát tốt hơn quy trình sản xuất đồng thời là minh chứng về năng lực quản lý khi gia nhập thị trường quốc tế. Để tổ chức sản xuất được cải thiện và tối ưu hóa liên tục, DN có thể dựa vào chính nguồn lực nội bộ của mình thông qua việc hình thành các cơ chế khen thưởng, khuyến khích nhân sự có sáng kiến cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất.

6.3.1.3 Xây dựng năng lực tài chính vững vàng

Năng lực tài chính vững vàng là điều kiện không thể thiếu phục vụ hoạt động đổi mới nói riêng và hoạt động sản xuất nói chung của DN Tuy nhiên, theo Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2022, các doanh nghiệp tư nhân cho biết khó khăn lớn nhất mà họ đang gặp phải chính là tiếp cận tín dụng Rào cản là đặc biệt lớn đối với các DNNVV do nhóm DN này thường không đáp ứng được các điều kiện vay vốn thế chấp tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng chính thức Các kênh huy động vốn khác như trái phiếu hay thị trường chứng khoán lại quá rủi ro mà không phù hợp với các DN quy mô nhỏ Điều này làm giảm đáng kể khả năng tiếp cận nguồn tài chính chính thức phục vụ đổi mới công nghệ ở nhóm DNNVV.

Trước thực tế này, bản thân DN cần có ý thức và trách nhiệm trong sử dụng vốn nhằm tận dụng tối ưu nguồn lực cũng như tạo dựng uy tín với các tổ chức tín dụng.

Minh bạch trong quản lý, sử dụng vốn và trả nợ đúng hạn là những tín hiệu cần thiết để bất kỳ đơn vị cho vay tín dụng nào chấp thuận cấp vốn Để thực hiện được điều này, DN cần nỗ lực nâng cao khả năng quản lý dòng tiền và lập kế hoạch tài chính để điều tiết, phân bổ vốn hiệu quả, tránh thất thoát.

Ngoài ra, DN cần thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn, tận dụng tối đa nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình, dự án hỗ trợ ứng dụng khoa học và chuyển đổi công nghệ của Nhà nước để tiến hành các hoạt động đổi mới, đặc biệt là về nâng cấp công nghệ, MMTB Các DNNVV cũng nên tìm hiểu và nắm rõ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản dưới luật liên quan để đảm bảo quyền lợi tiếp cận vốn của mình thông qua các nguồn như Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV hay ngân sách đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp sáng tạo Các chương trình hỗ trợ ĐMST hiện đã đa đạng hơn về quy mô, tiêu chí và hình thức, DN cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm thông tin và cơ hội tiếp cận nguồn lực, tránh trì hoãn hoạt động nâng cấp về công nghệ.

Ngày đăng: 14/05/2024, 10:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Phương pháp đo lường hoạt động đổi mới STT Nhóm hoạt động - Nghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam
Bảng 2.1 Phương pháp đo lường hoạt động đổi mới STT Nhóm hoạt động (Trang 46)
Hình 2.1: Mô hình SOH về sự phát triển của các cụm công nghiệp - Nghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam
Hình 2.1 Mô hình SOH về sự phát triển của các cụm công nghiệp (Trang 64)
Hình 2.2: Khung phân tích của luận án - Nghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam
Hình 2.2 Khung phân tích của luận án (Trang 69)
Hình 3.1: Số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD - Nghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam
Hình 3.1 Số doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD (Trang 71)
Hình 3.2: Doanh thu thuần của DN Việt Nam (theo loại hình DN) - Nghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam
Hình 3.2 Doanh thu thuần của DN Việt Nam (theo loại hình DN) (Trang 72)
Hình 3.3: Lợi nhuận trước thuế của DN Việt Nam (theo loại hình DN) - Nghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam
Hình 3.3 Lợi nhuận trước thuế của DN Việt Nam (theo loại hình DN) (Trang 73)
Hình 3.4: Năng suất lao động trong khu vực doanh nghiệp (giá hiện hành) - Nghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam
Hình 3.4 Năng suất lao động trong khu vực doanh nghiệp (giá hiện hành) (Trang 73)
Hình 3.5: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của DN phân theo ngành kinh tế - Nghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam
Hình 3.5 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của DN phân theo ngành kinh tế (Trang 74)
Hình 3.6: Doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế của DN ngành công nghiệp CBCT - Nghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam
Hình 3.6 Doanh thu thuần, lợi nhuận trước thuế của DN ngành công nghiệp CBCT (Trang 76)
Hình 3.7: Doanh thu thuần của DN ngành công nghiệp CBCT (theo trình độ công nghệ) - Nghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam
Hình 3.7 Doanh thu thuần của DN ngành công nghiệp CBCT (theo trình độ công nghệ) (Trang 77)
Hình 3.9: NSLĐ ngành công nghiệp CBCT giai đoạn 2012-2020 (giá so sánh 2010) - Nghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam
Hình 3.9 NSLĐ ngành công nghiệp CBCT giai đoạn 2012-2020 (giá so sánh 2010) (Trang 78)
Hình 3.8: Lợi nhuận trước thuế của DN ngành công nghiệp  CBCT (theo trình độ công nghệ) - Nghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam
Hình 3.8 Lợi nhuận trước thuế của DN ngành công nghiệp CBCT (theo trình độ công nghệ) (Trang 78)
Bảng 3.4: Tỷ lệ các hình thức hoạt động ĐMĐC (DN ngành công nghiệp CBCT, 2012-2018) Các kết hợp hoạt động đổi mới theo loại hình Tỷ lệ - Nghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam
Bảng 3.4 Tỷ lệ các hình thức hoạt động ĐMĐC (DN ngành công nghiệp CBCT, 2012-2018) Các kết hợp hoạt động đổi mới theo loại hình Tỷ lệ (Trang 84)
Bảng 3.5: Tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện đổi mới đa chiều (năm 2020) Tỷ lệ - Nghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam
Bảng 3.5 Tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện đổi mới đa chiều (năm 2020) Tỷ lệ (Trang 85)
Bảng 3.6: Tỷ lệ các hình thức đổi mới đa chiều (DN ngành công nghiệp CBCT, năm 2020) Các kết hợp hoạt động đổi mới theo loại hình Tỷ lệ - Nghiên cứu tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam
Bảng 3.6 Tỷ lệ các hình thức đổi mới đa chiều (DN ngành công nghiệp CBCT, năm 2020) Các kết hợp hoạt động đổi mới theo loại hình Tỷ lệ (Trang 86)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w