Hoạt động đổi mới đa chiều và sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam

MỤC LỤC

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI ĐA CHIỀU TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP

Khái niệm và đo lường sự phát triển của doanh nghiệp 1. Khái niệm doanh nghiệp

Sự phát triển của DN theo chiều rộng có thể được ghi nhận thông qua sự gia tăng của các yếu tố đầu vào như lao động, tài sản và/hoặc sự cải thiện của kết quả đầu ra từ quá trình SXKD của DN như doanh thu, giá trị gia tăng, lợi nhuận hay giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu hoặc tài sản (Al-Khazali và Zoubi, 2005; Gupta và cộng sự, 2013; Babina và cộng sự, 2024). Đối với trường hợp của DN Việt Nam, các chỉ tiêu đo lường kết quả SXKD của DN hiện tuân thủ Hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Account) và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của DN với các chỉ tiêu cụ thể bao gồm: giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, chi phí trung gian, doanh thu và lợi nhuận Nguyễn Công Nhự (2020, tr.85).

Các lý thuyết về tác động của hoạt động đổi mới đa chiều tới sự phát triển của doanh nghiệp

Về ĐMTC, những phương thức tổ chức, quản lý mới trong nội bộ DN có thể giúp DN đạt mức năng suất cao hơn thông qua gia tăng sự hài lòng và năng suất của nhân viên (Ichniowski và Shaw, 2003); tăng cường hiệu quả trao đổi thông tin, nâng cao năng lực học hỏi và sử dụng kiến thức, công nghệ mới của DN (Windrum và cộng sự, 2009; Zaied và Affes, 2016). Lý thuyết dựa trên nguồn lực và lý thuyết về năng lực động (dynamic capabilities theory) cho rằng sự phát triển của DN phụ thuộc vào nguồn lực mà DN sở hữu (resources) và khả năng tích hợp, xây dựng và tái tổ chức các năng lực bên trong và bên ngoài của DN trong khi phải đối diện với những thay đổi liên tục của MTKD (Teece và cộng sự, 1997, tr.516).

Hình 2.1: Mô hình SOH về sự phát triển của các cụm công nghiệp
Hình 2.1: Mô hình SOH về sự phát triển của các cụm công nghiệp

Khung phân tích và giả thuyết nghiên cứu

Tới nửa cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, sự lan toả mạnh mẽ của các kết quả ĐMST như điện, dây chuyền lắp ráp và sản xuất hàng loạt không chỉ đẩy nhanh năng suất trong ngành công nghiệp CBCT mà còn đưa ngành công nghiệp nói chung trở thành trụ cột kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới. Kể từ những năm 1960, công nghệ chất bán dẫn và máy tính góp phần gia tăng nhanh chóng vị thế kinh tế của ngành công nghiệp CBCT, không chỉ về công nghệ hay giá trị vật chất hàng hoá mà còn ở vai trò kết nối sản xuất toàn cầu thông qua việc hình thành các chuỗi giá trị toàn cầu với sự tham gia của nhiều quốc gia ở các trình độ phát triển khác nhau. Gần đây hơn, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên nền tảng của các công nghệ mới nổi như công nghệ sản xuất kỹ thuật số, công nghệ nano, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới tiếp tục cho ra đời những ngành sản xuất mới thuộc nhóm ngành công nghiệp CBCT và thúc đẩy hiệu suất trong nhiều ngành sản xuất khác.

Hình 2.2: Khung phân tích của luận án
Hình 2.2: Khung phân tích của luận án

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI ĐA CHIỀU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

    (Nguồn: Tổng cục Thống kê, https://www.gso.gov.vn/so-lieu-thong-ke/) Trong khi đó, các tiểu ngành thuộc nhóm công nghệ thấp như dệt may, da giày, chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ vẫn luôn duy trì trong top các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho GDP và doanh thu của toàn ngành công nghiệp. Báo cáo Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2020 của Ngân hàng Thế giới cũng thừa nhận hiện tượng này khi chỉ ra rằng tỷ lệ DN Việt Nam tiến hành hoạt động R&D thấp hơn so với các quốc gia cùng ngưỡng thu nhập tại Châu Á (Akhlaque và cộng sự, 2021, tr. Dù có những lợi thế như cơ cấu tổ chức nhỏ gọn, dễ dàng vận hành, quản lý, các DNNVV tại Việt Nam vẫn gặp phải nhiều bất lợi so với các DN quy mô lớn về tiếp cận vốn do không đáp ứng yêu cầu về tài sản thế chấp, khó thu hút nhân sự chất lượng cao do chế độ đãi ngộ chưa hấp dẫn… Những bất lợi này không chỉ gây khó khăn cho hoạt động chung của DN mà còn hình thành rào cản đáng kể đối với việc triển khai các hoạt động đổi mới ở cấp độ doanh nghiệp.

    Hình 3.2: Doanh thu thuần của DN Việt Nam (theo loại hình DN)
    Hình 3.2: Doanh thu thuần của DN Việt Nam (theo loại hình DN)

    PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng

    Phương pháp nghiên cứu định tính 1. Phương pháp chọn mẫu

    Cấu trúc phiếu phỏng vấn và danh mục các câu hỏi cụ thể được thiết kế dựa trên mục tiêu nghiên cứu, đồng thời tham khảo các thiết kế bảng hỏi về đổi mới sáng tạo uy tín, bao gồm: Khảo sát đổi mới cộng đồng (Community Innovation Survey- CIS) do Ủy ban Châu Âu thực hiện đối với các DN thuộc Liên minh Châu Âu, tuân thủ các hướng dẫn từ Sổ tay Oslo-OECD; và Bảng hỏi đánh giá đổi mới (The Innovation Barometer Questionnaire) do Trung tâm Đổi mới Khu vực công Quốc gia Đan Mạch (The Danish National Centre for Public Sector Innovation) thực hiện. Sau quá trình liên hệ mời phỏng vấn, các cuộc phỏng vấn sâu với các đại diện DN được thực hiện theo một quy trình chung gồm 5 bước như sau: (1) NCS giới thiệu bản thân và trao đổi với đối tượng phỏng vấn một số nội dung: các chủ đề sẽ được đề cập trong quá trình phỏng vấn; các sản phẩm cụ thể mà thông tin phỏng vấn sẽ được sử dụng; yêu cầu của DN về bảo mật thông tin; (2) Ghi nhận thông tin về đối tượng phỏng vấn và thông tin bổ sung về DN; (3) Đặt câu hỏi và để người được phỏng vấn chủ động trình bày; (4) Kết thúc cuộc phỏng vấn; (5) Diễn giải các nội dung phỏng vấn và xác minh, tái khẳng định thông tin với đối tượng phỏng vấn (nếu cần). Trên cơ sở dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua phỏng vấn sâu do NCS tiến hành, phương pháp nghiên cứu định tính góp phần bổ sung, tái khẳng định và mở rộng các kết quả phân tích định lượng ở một số khía cạnh: (1) kiểm chứng các loại hình hoạt động ĐMĐC ở cấp độ doanh nghiệp; (2) mô tả quá trình thực hiện đổi mới đa chiều của DN; và (3) ghi nhận đánh giá chủ quan của DN về tác động của hoạt động đổi mới đa chiều đối với sự phát triển của DN.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1. Kết quả nghiên cứu định lượng

    Kết quả nghiên cứu định tính

    DN đã hình thành hệ thống đổi mới sáng tạo trên cơ sở kết nối chặt chẽ giữa các đơn vị, bao gồm: đơn vị R&D (nghiên cứu; tiếp cận, làm chủ công nghệ; thử nghiệm; thiết kế mô phỏng và đào tạo) – đơn vị kỹ thuật (tạo mẫu, ra sản phẩm) – Phòng nghiên cứu thị trường (đánh giá khả năng tiêu thụ) – Phòng kế hoạch (cơ chế giá, phân bổ sản phẩm) – Phòng truyền thông (truyền thông, hỗ trợ bán hàng). Ví dụ, năm 2020, DN đã tiến hành cải tiến năng suất tổng thể (Total Productivity Improvement) đối với một số dây chuyền sản xuất và lắp ráp thông qua: tự thiết kế, chế tạo mới dây chuyền sản xuất tự động hóa; sắp xếp lại các công đoạn, tăng nhịp lắp ráp, giảm thao tác thừa, chế tạo máy và thiết bị hỗ trợ tự động hóa. Ví dụ, để giới thiệu ra thị trường nhóm sản phẩm chiếu sáng thông minh trong nông nghiệp công nghệ cao (smart farm) trong năm 2022, DN đã tiến hành hợp tác với Khoa Công nghệ Nông nghiệp, trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội từ năm 2021 (thời hạn hợp tác 5 năm) để chia sẻ nguồn lực về trang thiết bị nghiên cứu, phòng thí nghiệm, và hợp tác đào tạo, phối hợp phát triển sản phẩm ứng dụng công nghệ cao.

    GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THÔNG QUA THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI ĐA CHIỀU

    Quan điểm và mục tiêu về phát triển hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam

    Chiến lược cũng khẳng định mục tiêu “khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng phát triển công nghiệp mũi nhọn, trọng tâm là công nghiệp chế biến, chế tạo, góp phần quan trọng vào cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại, đưa nước ta trở thành nước có công nghiệp hiện đại vào năm 2030”. ; (5) tập trung thúc đẩy ĐMST trong các ngành công nghiệp nền tảng và công nghiệp mũi nhọn như công nghiệp năng lượng, cơ khí chế tạo, luyện kim, hóa chất, phân bón, vật liệu, công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp điện tử - viễn thông, công nghiệp sản xuất rô bốt, ô tô, thiết bị tích hợp vận hành tự động, điều khiển từ xa, công nghiệp sản xuất phần mềm. Không chỉ hướng đến những ngành mũi nhọn, có lợi thế, Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2030 cũng nhấn mạnh sự hình thành một hệ thống kết nối trong đó các DN lớn đóng vai trò đi trước, tạo hiệu ứng lan toả về công nghệ và sáng tạo tới.

    Giải pháp phát triển DN Việt Nam thông qua thúc đẩy hoạt động đổi mới đa chiều giai đoạn 2025-2030

    Bên cạnh đó, DN cần nỗ lực tìm hiểu, tiếp cận và ứng dụng các quy trình quản lý sản xuất hiện đại như quy trình cải tiến sản xuất 5S, Kaizen, Lean Six Sigma, hệ thống quản lý năng lượng (EMS – Energy management system), hệ thống quản lý trên cơ sở hoạch định nguồn lực (ERP – Enterprise Resource Planning)…Ngoài ra, DN có thể lựa chọn áp dụng các tiêu chuẩn quản lý quốc tế như ISO 9001 (quản lý chất lượng), ISO 50001 (quản lý năng lượng) nhằm kiểm soát tốt hơn quy trình sản xuất đồng thời là minh chứng về năng lực quản lý khi gia nhập thị trường quốc tế. Theo đó, các DNNVV có sự giới hạn về nguồn vốn, công nghệ hay nhân lực cần chủ động xây dựng mạng lưới kết nối tốt, không chỉ với khách hàng mà còn với nhà cung cấp, DN cùng ngành, các đơn vị cho vay, các đơn vị nghiên cứu… Việc mở rộng kết nối sẽ tạo cho DN nguồn vốn xã hội dồi dào hơn, đồng thời có thể gia tăng khả năng tiếp cận vốn vay, tri thức công nghệ chuyên biệt. Về QTSX, đối với các DNNVV có khó khăn về vốn và nhân lực, DN có thể lựa chọn các mô hình, phương thức quản lý hiệu quả với chi phí thấp như Kaizen hay 5S… Những hoạt động đổi mới QTSX này có thể giúp DN tối ưu hóa quy trình, cắt giảm chi phí và gia tăng năng suất mà không phải đầu tư nguồn lực ban đầu quá lớn như việc ứng dụng EMS hay ERP.