Có thể nói đơn giản cuôc đời của chúng ta là một cuộc đàm phán dài suốt cuộc đời ̣ Trẻ con thì đàm phán với nhau, với bố mẹ, lớn lên đàm phán với bạn bè; đi lam thì đàm phán với
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐIỆN BIÊN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng CBQL năm 2019
Tên tiểu luận:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN CHO GIÁO VIÊN
TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn: GVC TS Phạm Xuân Cường
Người thực hiện: ………
Đơn vị: ………
ĐIỆN BIÊN, THÁNG 7/2019
LỜI CẢM ƠN
Trang 2Lời đầu tiên, ……… hướng dẫn em hoàn thành tiểu luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô ……… đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập
Cuối cùng, tôt xin cảm ơn sự cộng tác, giúp đỡ của Ban giám hiệu, các bạn đồng nghiệp Trường
Điện Biên, ngày …… tháng 7 năm 2019
Học viên
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 3CBQLGD……… ……… cán bộ quản lý giáo dục HS……….……….……….học sinh GVCN……….giáo viên chủ nhiệm GV……….giáo viên
………
MỤC LỤC
Trang 4Trang
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài :
Trong cuộc sống, dù muốn hay không thì mổi người chúng ta đều là một nhà đàm phán Có lẽ rât nhiều người khi nghe nói đến đàm phán hay thương lượng thì thường hình dung ngay đến những buổi họp nghiêm trang và cũng cho rằng viêc đàm phán không dính dáng gì đến chúng ta ca Nhưng thực tế thì việc đàm phán luôn luôn diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta Chẳng hạn như việc cha mẹ làm thế nào để thuyết phục con trẻ đến trường, hay là các bà nôi trợ khi chọn mua một món hàng ngoài chợ thường hay mặc cả (trả giá) để tìm cho mình môt cái giá hợp lý …tất cả đều là những cuộc đàm phán Có thể nói đơn giản cuôc đời của chúng ta là một cuộc đàm phán dài suốt cuộc đời ̣ Trẻ con thì đàm phán với nhau, với bố mẹ, lớn lên đàm phán với bạn bè; đi lam thì đàm phán với công viêc…Trong trường học, các thầy, cô giáo còn đàm phán với học sinh, với phụ huynh, đồng nghiệp …đây là những cuộc đàm phán hết sức tế nhị và nhạy cảm để kết quả giáo viên luôn là người phải nắm thế chủ động để định hướng trong việc dạy chữ, dạy người chính vì vậy nâng cao kỹ năng đàm phán cho đội ngũ giáo viên của trường .là một trong những nội dung rất quan trọng trong việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên của nhà trường, do đó tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao kỹ năng đàm phán cho đội ngũ giáo viên của trường ”
2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các kỹ năng đàm phán
Nâng cao kỹ năng làm đàm phám cho đội ngũ giáo viên trường
3 Đối tượng nghiên cứu:
- kỹ năng đàm phán, các biện pháp nâng cao kỹ năng đàm phán hiệu quả trong công tác của đội ngũ giáo viên trường
4 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu đặc điểm, tình hình trường
Nghiên cứu các kỹ năng đàm phán cho giáo viên trường
Trang 65 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1 Cơ sở lý luận:
1.1 Khái niệm chung về đàm phán
1.1.1 Khái niệm
Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được cái mà ta mong muốn từ người khác Đó là quá trình giao tiếp có đi có lại được thiết kế nhằm thỏa thuận trong khi giữa ta và bên kia có những quyền lợi có thể chia sẻ và có những quyền lợi đối kháng
Hay: Đàm phán là những hành vi và quá trình, trong đó các bên tham gia sẽ cùng tiến hành trao đổi, thảo luận những điều kiện và các giải pháp để cùng nhau thỏa thuận và thống nhất những vấn đề nào đó trong những tình huống nào đó sao cho chúng càng gần với lợi ích mong muốn của họ càng tốt Sự đạt được thỏa thuận chính là sự thành công của các bên tham gia
Như vậy: Đàm phán là hành vi và quá trình trong đó các bên tham gia cùng thảo luận để thỏa thuận, thống nhất những vấn đề liên quan đến lợi ích của các bên
1.1.2 Đặc điểm của đàm phán
* Các đặc điểm của đàm phán
- Đàm phán là một hoạt động tự nguyện;
- Một bên muốn thay đổi tình hình hiện tại và tin rằng có thể đạt được;
- Mục đích của đàm phán là thỏa thuận;
- Trong quá trình đàm phán luôn điều chỉnh nhu cầu để đạt được thống nhất;
- Thống nhất giữa “hợp tác” và “xung đột”;
- Thỏa mãn lợi ích của từng bên có giới hạn;
- Các hoạt động trong tiến trình và kết quả đàm phán bị chi phối bởi thế
và lực giữa các bên;
- Đàm phán vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật
Đàm phán trong kinh doanh có thêm 2 đặc điểm là:
- Lấy lợi ích kinh tế làm mục đích cơ bản;
Trang 7- Giá cả thường là hạt nhân của đàm phán
* Các kiểu đàm phán
Dựa vào phong cách và mô hình có thể chia làm 3 kiểu chủ yếu:
Đàm phán mềm
- Mục tiêu: Đạt được thỏa thuận, có thể nhượng bộ để tăng tiến quan hệ
- Thái độ: Mềm mỏng, tín nhiệm đối tác, dễ thay đổi lập trường
- Cách làm: Đề xuất kiến nghị
- Điều kiện để thỏa thuận: Nhượng bộ để đạt được thỏa thuận
- Phương án: Tìm ra phương án đối tác có thể chấp thuận, kiên trì muốn đạt được thỏa thuận
- Biểu hiện: Hết sức tránh tính nóng nảy
- Kết quả: Khuất phục trước sức ép của đối tác
Đàm phán cứng
- Mục tiêu: Giành được thắng lợi, yêu cầu bên kia nhượng bộ
- Thái độ: Cứng rắn, giữ vững lập trường
- Cách làm: Uy hiếp bên kia, thể hiện sức mạnh
- Điều kiện để thỏa thuận: Để đạt được cái muốn có mới chịu thỏa thuận
- Phương án: Tìm ra phương án mà mình chấp thuận, kiên trì giữ vững lập trường
- Biểu hiện: Thi đua sức mạnh ý chí giữa đôi bên
Kết quả: Tăng sức ép khiến bên kia khuất phục
Đàm phán nguyên tắc
- Mục tiêu: Giải quyết công việc hiệu quả
- Thái độ: Mềm dẻo với người, cứng rắn với công việc
- Cách làm: Phân tích công việc và quan hệ để trao đổi nhượng bộ; Sự tín nhiệm không liên quan đến đàm phán; Trọng điểm đặt ở lợi ích chứ không ở lập trường; Cùng tìm kiếm lợi ích chung
- Điều kiện để thỏa thuận: Cả hai bên cùng có lợi
- Phương án: Vạch ra nhiều phương án cho hai bên lựa chọn, kiên trì tiêu chuẩn khách quan
- Biểu hiện: Căn cứ vào tiêu chuẩn khách quan để đạt được thỏa thuận
- Kết quả: Khuất phục nguyên tắc chứ không khuất phục sức ép
1.2 Mục đích của đàm phán trong quản lí lãnh đạo
Trang 8Khi chuẩn bị tiến hành một cuộc đàm phán thường chúng ta cần đặt ra các mức độ của mục đích từ cao đến thấp như sau:
- Đạt được kết quả dự kiến: Đây là mức độ cao nhất của đàm phán, những mục đích đặt ra ban đầu được thực hiện và lợi ích đạt được là tối đa
- Tạo được thỏa thuận giữa các bên: Các bên đều có sự nhượng bộ và tính đến mục đích của phía bên kia, các bên cùng có lợi
- Không làm tình hình xấu thêm: Đàm phán không đạt được mục đích đặt
ra ban đầu, không tìm được sự thỏa thuận có lợi cho các bên, nhưng cần giữ mối quan hệ để có thể tìm kiếm giải pháp cho những lần đàm phán tiếp theo, nói cách khác là giữ nguyên hiện trạng
Trong quản lý lãnh đạo, nhà quản lý sử dụng đàm phán để trao đổi, thảo luận với nhân viên hay đối tác trong quá trình triển khai công việc của tổ chức, thể hiện mối quan tâm chung hoặc giải quyết những bất đồng để đạt được thỏa thuận và xây dựng mối quan hệ lâu dài, hợp tác với nhau trong công việc chung
1.3 Những đặc điểm của đàm phán đạt hiệu quả
Đàm phán hiệu quả thể hiện:
- Đàm phán diễn ra đúng kế hoạch;
- Các vấn đề đặt ra đưc giải quyết;
- Đạt được thỏa thuận theo mục tiêu đã vạch ra;
- Xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa các bên tham gia đàm phán
Chương II: CƠ SỞ THỰC TIỄN
- Những năm gần đây trong phong trào đổi mới công tác quản lý giáo dục, người quản lý đã không ngừng tiếp cận công tác quản lý mới, trong đó có quản
lý giáo viên thông qua đàm phán Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải cuộc đàm phán nào của lãnh đạo quản lý với giáo viên, giữa giáo viên với nhau, giữa giáo viên với học sinh, phụ huynh… cũng thành công Một trong những lý do dẫn đến sự thất bại này là người quản lý, gião viên chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng đàm phán hiệu quả
- Khi học qua chuyên đề: “ Kỹ năng đàm phán và tổ chức cuộc họp” trong chương trình của lớp bồi dưỡng lớp cán bộ quản lý Giáo dục tại trường CĐSP Điện Biên vào tháng 7 năm 2019 , tôi rất tâm đắc và thực hiện nghiên cứu đề tài
Trang 9“Một số biện pháp nâng cao kỹ năng đàm phán cho đội ngũ giáo viên của trường ”
Tính cấp thiết tại đơn vị địa phương:
(phân tích các ý thấy rõ tính cấp thiết)
- Hiểu, biết được khái niệm về đàm phán, điều kiện để đàm phán có hiệu quả; các bước của một cuộc đàm phán và các chiến lược đàm phán
- Khả năng vận dụng 3 kiểu đàm phán còn chưa linh hoạt
- Các giáo viên thực hiện đàm phán với đồng nghiệp học sinh, phụ huynh bỏ qua một số khâu trong các bước tiến hành một cuộc đàm phán
- Hiệu trưởng và các giáo viên trong nhà trường chưa tự nghiên cứu tài liệu
về kỹ năng đàm phán và tổ chức cuộc họp
2 Thực trạng hoạt động đàm phán của ngũ giáo viên của trường
2.1 Giới thiệu khái quát về trường :
2.1.1 Thuận lợi:
- Trường được sự chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ của Phòng Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương, Ban đại diện Cha mẹ học sinh và Cha mẹ học sinh
- Cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo phục vụ cho việc tổ chức hoạt động dạy và học
ở nhà trường Diện tích nhà trường đảm bảo cho việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
- Có đội ngũ CB, GV có tâm huyết, nhiệt tình, đoàn kết, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác quản lý; giảng dạy và giáo dục
- Đa số học sinh của trường chăm ngoan, lễ phép, phấn đấu trong học tập và rèn luyện
2.1.2 Khó khăn:
- Trường thuộc xã của huyện , điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu là phát triển nông nghiệp là chính
Trang 10- Trường có điểm trường ( điểm chính, điểm lẻ), điều kiện đi lại của HS còn nhiều khó khăn sân chơi còn ẩm thấp, các phòng học đang xuống cấp .(Liệt kê các khó khăn)
- Một số ít gia đình HS chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình nên ảnh hưởng đến việc giảng dạy, giáo dục cho nhà trường
2.1.3 Tình hình đội ngũ GV:
Tổng số người, trong đó: Lãnh đạo , giáo viên dạy lớp , Giáo viên Mỹ thuật , giáo viên Thể dục , giáo viên âm nhạc , giáo viên Anh văn , giáo viên Tin học , giáo viên Tổng phụ trách Đội , giáo viên Thư viện , giáo viên chuyên trách phổ cập , giáo viên Thiết bị , Kế toán , Bảo vệ -phục vụ (liệt kê hết),
+ Trình độ chuyên môn (cán bộ, giáo viên): / = % đạt chuẩn, trong đó Trên chuẩn / chiếm % (Đại học: = %; Cao đẳng: = %); Đạt chuẩn Trung học sư phạm / ( %)
2.1.3 Tình hình học sinh:
2.1.4 Điều kiện KT-XH của xã , huyện
a) Địa lý tự nhiên:
- Địa hình xã
b) Hành chính và dân số:
Xã nằm phía của huyện , có bản, làng , tổng diện tích ha, có hộ với nhân khẩu Người dân sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và làm thuê Xã có hộ nghèo
c) Kinh tế-xã hội:
- Nền kinh tế của xã tăng trưởng khá dần, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, phục vụ được nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống nhân dân
- Lĩnh vực văn hóa xã hội, quốc phòng quân sự được tăng cường, an ninh chính trị được giữ vững, hệ thống đường giao thông thuận tiện,giáo dục được phát
Trang 11triển, hệ thống mạng lưới trường lớp được đầu tư và trang cấp đảm bảo cho việc dạy và học
1.1.5 Đặc điểm nổi bật của đơn vị - Thành tích của đơn vị trường, tổ:
Tập thể
nhóm/tổ
Số lượng thành viên
Thành tích tập thể Thành tích cá nhân 2017-2018 2018-2019 2017-2018 2018-2019
Trường
Trường Tiên tiến hay Tập thể lao động tiên tiến X (không) x Văn phòng x LĐTT LĐTT Tổ CSTĐ LĐTT
nhóm
2.1. Thực trạng hiệu quả đàm phán của giáo viên ở trường
- Trong những năm qua, trong quá trình đổi mới giáo dục trong trường phổ thông các giáo viên cần phải thảo luận và đóng góp ý kiến thông qua các hoạt động giáo dục nên hoạt động đàm phán là một trong các hoạt động quan trọng và được sử dụng - Trong những năm gần đây, gần nhất là năm học 2018-2019 này, số lượng giáo viên, lớp học được nâng lên Tạo cơ hội thuận tiện cho hoạt động đàm phán trong công tác giảng dạy - Tuy thực hiện nhiều cuộc đàm phán nhưng kỹ năng đàm phán của giáo viên chưa thật đồng đều và có chất lượng, chưa thể hiện rõ chiến lược, mục tiêu trong đàm phán nên nhiều cuộc đàm phán chưa thật trọng tâm Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM CHO ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG
Trang 12III.1 Những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn để nâng cao chất lượng giáo dục trong đàm phán ở trường ,
III.1.1 Những điểm mạnh:
Qua thời gian quản lý tại trường tôi nhận thấy giáo viên trường có những điểm mạnh trong đàm phán như sau:
- Đa số giáo viên năng nổ nhiệt tình rất cao trong công việc
- Giáo viên trường luôn chủ động hợp tác trong việc xây dựng các tiết dạy khó để tìm ra phương pháp dạy phù hợp với điều kiện đặt điểm của địa phương, của lớp
+ Các thành viên trong tổ nhóm biết lắng nghe ý kiến của nhau
+ Mỗi thành viên trường điều tôn trọng ý kiến của nhau để động viên, hỗ trợ nhau trong công việc
+ Trong tổ nhóm thảo luận, người có nhiều kinh nghiệm được chia sẻ cho những người mới ra trường
+ Đưa ra ý tưởng cá nhân, thống nhất ý tưởng hay, sáng tạo
+ Đoàn kết trong công việc như làm đồ dùng, cử đại diện thuyết trình trước cuộc thi…
III.1.2 Những điểm yếu:
- Nhiều giáo viên trẻ, mới ra trường, kinh nghiệm còn ít nên hạn chế trong phát biểu xây dựng, đóng góp trong quá trình làm việc
- Trường vùng sâu nên cơ sở vật chất còn thiếu thốn rất nhiều, tài liệu giảng dạy còn ít, giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học
+ Một số thành viên trong nhà trường còn ngại đóng ý kiến ( sợ đụng chạm đến đồng nghiệp)
+ Ngại đưa ra các phương pháp đã học ở trường chưa phù hợp với nhà trường công tác
+ Rụt rè khi phát biểu trước đám đông
+ Sợ nói không lưu loát
Trang 13III 2 Một số giải pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho đội ngũ giáo viên của trường
(Áp dụng vào thực tế nhà trường với các kỹ năng sau)
- Lắng nghe
Lắng nghe trong đàm phán để: Thể hiện sự tôn trọng của ta và cũng thỏa mãn nhu cầu tự trọng của bên kia làm cho quan hệ hai bên gắn bó hơn, đàm phán thuận lợi hơn Phát hiện sự mâu thuẫn, thiếu nhất quán trong quan điểm, lập luận của bên kia Phát hiện những điểm then chốt có giá trị (bối cảnh, thời gian, quyền lợi và nhu cầu của bên kia…) để đoán được sự trung thực trong lời nói của phía bên kia Biết được bên kia thực sự đã hiểu vấn đề chưa
Muốn lắng nghe có hiệu quả cần: Loại bỏ tất cả những gì có thể phân tán
tư tưởng; Phát một tín hiệu thể hiện đang lắng nghe; Bộc lộ thái độ chia sẻ; Sử dụng những câu, từ bôi trơn; Hãy lắng nghe cả cách nói; Không cắt ngang; Không phát biểu giúp (nói leo) khi bên kia gặp khó khăn trong diễn đạt; Nhắc lại hoặc chú giải về điều mà phía bên kia vừa mới nói để kiểm tra lại tính chính xác hoặc để cô đọng lại; Không vội phán quyết; Yêu cầu giải thích những điểm chưa rõ; Sử dụng những cầu nối để chuyển sang chủ đề tiếp theo; Ghi chép để vạch ra những điểm cơ bản
- Quan sát
Quan sát diện mạo: Quan sát diện mạo phải hết sức cẩn thận vì có thể bị nhầm lẫn Do đó phải dùng cả kinh nghiệm, linh cảm và những thông tin thu thập được về bên kia để có cách hành động Nói chung việc cảm nhận qua diện mạo chỉ dùng để tham khảo Nếu bên kia có thái độ kiêu ngạo thì cuộc đàm phán sẽ diễn ra trong không khí đối địch, nếu có thái độ thân thiện, thẳng thắn thì đàm phán sẽ diễn ra trong tinh thần hợp tác cùng giải quyết vấn đề Tuy nhiên cũng không nên tin ngay vào các giả thiết về thái độ ngay từ ban đầu vì thái độ của họ sẽ biến đổi theo tình hình của cuộc đàm phán
Quan sát cử chỉ: Thông qua cử chỉ có thể phán xét đối tượng đang chăm chú, thủ thế hay thất vọng, chán ngán; tin tưởng hay dối trá, hay đột ngột thay đổi thái độ…
- Phân tích lý lẽ và quan điểm của đối tác
Khi phân tích nên nhìn vào những nhầm lẫn hoặc bỏ sót so với thực tế, những điều gì thiếu chính xác, phi logic, những con số thống kê có chọn lọc, những ẩn ý đằng sau lời nói và hành vi của đối tác