Kỹ Thuật - Công Nghệ - Y khoa - Dược - Nông - Lâm - Ngư UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ- HÓA- SINH NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC PHÒNG TRỪ SÂU ĂN LÁ TRÊN CÂY LẠC (Arachis hypogaea L.) VỤ ĐÔNG XUÂN 2016- 2017 TẠI TỈNH QUẢNG NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 5 năm 2017 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ- HÓA- SINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÊN ĐỀ TÀI ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ THUỐC PHÒNG TRỪ SÂU ĂN LÁ TRÊN CÂY LẠC (Arachis hypogaea L.) VỤ ĐÔNG XUÂN 2016- 2017 TẠI TỈNH QUẢNG NAM Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY MSSV: 2113012929 CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT KHÓA 2013- 2017 Cán bộ hướng dẫn NGUYỄN THỊ SƯƠNG MSCB: .................. Quảng Nam, tháng 5 năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Bích Thủy LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn: - Ban giám hiệu nhà trường Đại học Quảng Nam. - Xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo khoa Lý- Hóa- Sinh trường Đại học Quảng Nam đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện các kết quả nghiên cứu này. - Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Sương trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. - Xin gửi đến quý thầy cô trong hội đồng giám khảo lời biết ơn sâu sắc nhất. - Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành khóa luận này. Tam Kỳ, tháng 5 năm 2017 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Bích Thủy MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 1.2. Mục đích và yêu cầu ....................................................................................... 2 1.2.1. Mục đích....................................................................................................... 2 1.2.2. Yêu cầu......................................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 3 PHẦN 2. NỘI DUNG ............................................................................................ 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4 1.1. Giới thiệu về cây lạc........................................................................................ 4 1.1.1.Nguồn gốc và vị trí phân loại ........................................................................ 4 1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây lạc ..................................................................... 4 1.1.3. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế ............................................................. 7 1.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng ..................................................................................... 7 1.1.3.2. Giá trị kinh tế của cây lạc trên thị trường ................................................. 9 1.2. Tình hình sản xuất cây lạc trong nước và thế giới ........................................ 11 1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới ............................................................ 11 1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam ............................................................ 14 1.2.3. Tình hình sản xuất lạc ở Quảng Nam......................................................... 16 1.3. Các loại sâu hại chính trên cây lạc và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây lạc ..................................................................................................... 17 1.3.1. Các loại sâu hại chính trên cây lạc ............................................................. 17 1.3.1.1. Sâu khoang .............................................................................................. 17 1.3.1.2. Sâu xanh .................................................................................................. 20 1.3.1.3. Sâu cuốn lá .............................................................................................. 20 1.3.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây lạc ............................... 21 1.4. Đặc điểm của các loại thuốc thí nghiệm phòng trừ sâu ăn lá lạc .................. 22 1.4.1. Đặc điểm của thuốc Regent 800WG .......................................................... 22 1.4.2. Đặc điểm của thuốc Dragon 585EC ........................................................... 23 1.4.3. Đặc điểm của thuốc Voliam Targo 63SC .................................................. 23 1.5. Điều kiện thí nghiệm ..................................................................................... 24 1.5.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 24 1.5.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 24 1.5.1.2. Địa hình ................................................................................................... 25 1.5.2. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2016- 2017 .............................. 25 CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 27 2.1. Vật liệu nghiên cứu ....................................................................................... 27 2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 27 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ................................................................. 27 2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm................................................................... 27 2.3.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ............................................................. 28 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................... 30 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 31 3.1. Hiệu lực của các loại thuốc trong phòng trừ sâu ăn lá hại lạc ...................... 31 3.1.1. Hiệu lực trừ sâu khoang của các thuốc thí nghiệm .................................... 31 3.1.2. Hiệu quả phòng trừ sâu xanh bằng các thuốc thí nghiệm .......................... 32 3.1.3. Hiệu quả phòng trừ sâu cuốn lá.................................................................. 33 3.2. Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây lạc...........................................................................................................34 3.2.1. Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến chiều cao cây lạc .............. 34 3.2.2. Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến sự tăng trưởng số lá lạc ........... 35 3.2.3. Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến đặc tính ra hoa của lạc ............. 37 3.2.4. Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây lạc .................................................................................................. 38 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 41 3.1. Kết luận ......................................................................................................... 41 3.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 41 PHẦN 4.TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 42 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cm: Xentimet FAO: Food and Agricul ture Organization (Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc) Lsd: Least significant difference (độ sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa) Nm: Số ngày mưa NSLT: Năng suất lý thuyết NSTT: Năng suất thực thu NXB: Nhà xuất bản R: Tổng lượng mưa tháng Sn: Số giờ nắng TB: Trung bình Tmax: Nhiệt độ không khí tối cao Tmin: Nhiệt độ không khí tối thấp USD: Đôla Mỹ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Tỷ lệ một số chất dinh dưỡng trong thân lá lạc và phân chuồng .............. 9 Bảng 2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước trên thế giới năm 2014 ...................................................................................................................... 13 Bảng 3. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam từ năm 2010- 2014 ......................... 16 Bảng 4. Tình hình sản xuất lạc ở Quảng Nam từ năm 2010- 2016...................... 17 Bảng 5. Diễn biến khí hậu thời tiết vụ Đông Xuân 2016- 2017 .......................... 25 Bảng 6. Hiệu lực trừ sâu khoang của các thuốc thí nghiệm................................. 31 Bảng 7. Hiệu lực trừ sâu xanh bằng các thuốc thí nghiệm .................................. 32 Bảng 8. Hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá bằng các thuốc thí nghiệm ................... 33 Bảng 9. Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến chiều cao thân chính cây lạc 34 Bảng 10. Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đến sự tăng trưởng số lá cây lạc ..... 36 Bảng 11. Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến đặc tính ra hoa của lạc ....... 37 Bảng 12. Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây lạc ...................................................................................... 39 1 PHẦN1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Cây lạc (Arachis hypogea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao. Cây lạc chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế thế giới không chỉ được gieo trồng trên diện tích lớn ở hơn 100 nước, mà còn vì hạt lạc được sử dụng rộng rãi để làm thực phẩm và nguồn nguyên liệu cho công nghiệp. Hạt lạc chứa trung bình 50 chất lipit (dầu), 22- 25 protein, một số vitamin và khoáng. Dầu lạc là một loại lipit dễ tiêu, làm dầu ăn tốt nếu được lọc cẩn thận. Protein của lạc chứa nhiều axit amin quý, lạc là thức ăn bổ sung cho ngũ cốc. Thân lá tươi chứa 0,3 protein, khô dầu lạc sau khi ép dầu làm thức ăn chăn nuôi tốt cho trâu bò sữa. Người ta dùng thân, lá lạc ủ làm thức cho lợn đã làm giảm chi phí so với rau xanh. Thân lá lạc bị hỏng rất nhanh, qua ủ có thể dự trữ trong một thời gian dài mà vẫn đảm bảo khi cho lợn ăn hàng ngày. Lạc là nguồn nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm.Dầu lạc cũng được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp.Lạc là một loại cây trồng luân canh cải tạo đất tốt. Sau khi thu hoạch, lạc để lại cho đất một lượng đạm khá lớn từ đạm do nốt sần của bộ rễ và do thân lá. Cho nên các cây trồng sau lạc đều sinh trưởng tốt và cho năng suất cao. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế, cây lạc còn có nhiều giá trị trong y học. Theo nghiên cứu của nhiều tác giả cho biết: trong dầu lạc chứa nhiều axit béo không no bão hòa nên có tác dụng phòng ngừa bệnh tim. Các chất từ màng bọc ngoài nhân lạc được dùng để điều trị bệnh xuất huyết, bệnh máu chậm đông và bệnh xuất huyết nội tạng. Qua điều tra tình hình sản xuất lạc ở một số nơi có diện tích trồng lạc lớn như: Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An đại diện cho các tỉnh phía Bắc và Tây Ninh, Long An đại diện cho các tỉnh phía Nam cho thấy: nguyên nhân chủ yếu hạn chế sản xuất lạc ở Việt Nam là do sự kết hợp các yếu tố kinh tế- xã hội, yếu tố sinh học và yếu tố phi sinh học cùng tác động. 2 Khi nền nông nghiệp càng phát triển, đi vào thâm canh, sản xuất hàng hóa thì vai trò của công tác bảo vệ thực vật, đặc biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngày càng quan trọng đối với sản xuất. Tuy nhiên, khi thâm canh cây trồng, để giảm thiệt hại do dịch hại gây ra, người ta phải đầu tư thêm một khoảng kinh tế để tiến hành các biện pháp phòng trừ, trong đó biện pháp hóa học được coi là quan trọng. Và hậu quả tất yếu là gây ô nhiễm nguồn nước và đất, để lại dư lượng trên nông sản, gây độc cho người và nhiều loài động vật máu nóng, gây mất cân bằng hệ sinh thái,… Tác động của sâu hại đối với cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng là rất lớn nhưng vấn đề này ít được quan tâm nghiên cứu. Tại Quảng Nam sâu ăn lá lạc xuất hiện phổ biến trên diện tích rộng và đã lây lan ra nhiều nơi làm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất thu hoạch. Đó là vấn đề khó khăn không chỉ riêng đối với người dân trồng lạc ở Quảng Nam mà còn là vấn đề khó khăn của người dân cả nước.Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu lực của một số thuốc`phòng trừ sâu ăn lá lạc vụ Đông Xuân 2016- 2017 tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam”. 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1. Mục đích Đánh giá được hiệu lực của một số thuốc phòng trừ sâu ăn lá hại lạc. Trên cơ sở đócung cấp dữ liệu khoa học về hiệu lực của thuốc phòng trừ sâu ăn lá, từ đó tìm ra loại thuốc thích hợp và xác định chất lượng các loại thuốc phòng trừ sâu ăn lá lạc trong thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây lạc. 1.2.2. Yêu cầu - Nắm được thành phần và đặc điểm của các loài sâu hại chính trên cây lạc. - Biết cách bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu. - Đánh giá được hiệu lực của một số thuốc trừ sâu ăn lá hại trên cây lạc. 1.3. Đối tượngvà phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Cây lạc 3 - Các thuốc thí nghiệm: Regent 800WG, Dragon 585EC, Voliam Targo 63SC - Sâu ăn lá trên cây lạc (sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá) 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: vụ đông xuân 2016- 2017 (từ tháng01 đếntháng042017) - Địa điểm: thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp bố trí thí nghiệm - Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu - Phương pháp xử lý số liệu 4 PHẦN 2. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu về cây lạc 1.1.1. Nguồn gốc và vị trí phân loại Nguồn gốc: Lạc là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ. Vị trí và phân loại: Giới: Plantae, Bộ: Fabales, Họ: Fabaceae, Tông: Dalbergieae, Chi: Arachis, Loài: A. hypogaea. Tên khoa học: Arachis hypogaea. Tên Việt Nam: Lạc, đậu phộng, đậu phụng 23. 1.1.2. Đặc điểm sinh học của cây lạc Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng Rễ: rễ chính của lạc phát triển nhanh trong thời kỳ đầu sinh trưởng, quan sát trong vụ xuân ở nước ta, sau khi gieo 10 ngày rễ chính ăn sâu 5cm. Sau gieo 20 ngày, rễ chính ăn sâu 10cm và hệ rễ con đã phát triển. Khi lạc được 5 lá bộ rễ lạc đã tương đối hoàn chỉnh với 1 rễ chính sâu 15- 20cm, hệ rễ con phát triển với rễ cấp 2, 3 và nốt sần đã có khả năng cố định đạm 13. Trong điều kiện thuận lợi, rễ chính có thể ăn sâu tới 1m. Tuy nhiên đại bộ phận rẽ con phân bố ở tầng đất mặt 0- 30cm (chiếm 60- 80 trọng lượng). Trọng lượng rễ thay đổi tùy thuộc ở điều kiện canh tác, tính chất đất đai, chế độ nước trong đất. Bộ rễ phát triển sớm và khỏe là cơ sở quan trọng để tăng năng suất lạc 13. Thân, cành: Cây lạc lớn lên nhờ mầm sinh trưởng ở ngọn cây và ngọn cành, thân lạc mềm, lúc còn non thì tròn, sau khi ra hoa phần thân có cành rỗng, hoặc có cạnh. Thân có 15- 25 đốt, ở phía dưới gốc đốt ngắn, ở giữa và phía trên thân đốt dài, thân thường có màu xanh hoặc màu đỏ tím, trên thân có lông tơ trắng, nhiều hay ít tùy thuộc vào giống, tùy vào điều kiện ngoại cảnh. Thân lạc tương đối cao và phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di truyền giống 13. Cành cấp 1: thường có 4- 6 cành. 5 Cành cấp 1, mọc từ nách lá thân chính.Hai cành đầu tiên mọc từ nách lá mầm.Vì 2 lá mầm gần như mọc đối nên2 cành này cũng ở vị trí gần như đối nhau qua thân chính và thời gian xuất hiện đồng thời.Trong thực tế, rất khó phân biệt cành số 1 và số 2 cho nên có thể coi chúng như cặp cành đầu tiên.Cặp cành này xuất hiện khi cây có 2- 3 lá thật.Cành số 3, số 4mọc từ nách lá thật 1, 2. Lá lạc mọc cách, nhưng đốt thứ 2 thường ngắn hơn đốt 1 và 3 cho nên cành 3, 4 gần nhau hơn và tạo thành cặp cành thứ 2 và cành 5, 6 cũng tương đối gần nhau hơn, tạo nên cặp cành thứ 3 13. Cành cấp 2: cành cấp 2 thường chỉ xuất hiện ở cặp cành cấp 1 đầu tiên. Vị trí cành cấp 2 thường ở 2 đốt đầu tiên của cành cấp 1.Như vậy, thường chỉ có 4 cành cấp 2 13. Cành cấp 2xuất hiện khi lạc được 5, 6 lá trên thân chính.Số cành của lạc liên quan trực tiếp đến số quả.Các cành mô tả trên đều là cành quả. Số hoa và số quả ở tầng cành thứ nhất (cặp cành 1, 2 và các cành cấp 2) chiếm khoảng 50- 70 tổng số hoa, quảcây, tầng cành thứ 2 chỉ chiếm 20- 30 và tầng cành 3 thường dưới 10 số hoa, quả 13. Lá lạc: lá lạc thuộc loại lá kép hình lông chim gồm 2 đôi lá chét, cuống lá dài từ 4- 9cm. Thường có những lá biến thái có 1, 2, 3, 5 hoặc 6- 8 lá chét. Lá chét không cuống mọc đối nhau, thường có hình bầu dục, bầu dục dài, hình trứng lộn ngược, màu sắc xanh nhạt hay xanh đậm, vàng nhạt hay đậm tùy theo giống. Màu sắc lá thay đổi tùy điều kiện trồng trọt (đất nhiều nước quá lá màu xanh vầng, đất khô hạn lá màu xanh tối). Độ ẩm vừa phải, đất thoáng, vi khuẩn cố định đạm hoạt động mạnh cung cấp đủ đạm cho cây thì lá có màu xanh đậm 13. Sự phát triển của bộ lá: trên thân chính cây lạc số lá có thể đạt 20- 25 lá. Khi thu hoạch tổng số lá trên cây có thể đạt 50- 80 lá. Tuy nhiên, do những lá già rụng sớm nên số lá trên cây cao nhất vào thời kỳ hình thành quả và hạt, thường đạt 40- 60 lá.Diễn biến tăng trưởng diện tích lá lạc từ khi mọc đến thời kỳ hình thành quả và hạt tương ứng sự tăng trưởng chiều cao thân.Thời kỳ ra hoa đến hình thành quả, hạt là thời kỳ thân cành phát triển mạnh. Diện tích lá đạt cao nhất 6 thường vào thời kỳ hình thành quả- hạt (30- 35 ngày sau khi có hoa), sau đó giảm dần do sự rụng của lá già 13. Đặc điểm cơ quan sinh sản Hoa lạc: hoa lạc màu vàng, không có cuống, gồm 5 bộ phận: lá bắc, đài hoa, tràng hoa, nhị đực và nhị cái 13. Tập tính ra hoa của lạc: hoa lạc phát triển thành chùm gồm 2- 7 hoa có khi tới 15 hoa. Chùm hoa mọc từ cành dinh dưỡng ở nách một lá đã phát triển đầy đủ hoặc chưa dầy đủ.Trên mỗi đốt của chùm hoa mang 1 lá bao và ở nách lá có một cành hoa rất ngắn phát triển, cành hoa mang một lá thường là chẻ đôi và ở nách lá này là mầm hoa. Cành hoa phát triển trên trục chùm hoa theo công thức diệp tự 25. Như vậy chum hoa phát triển như 1 cành dinh dưỡng có kích thước rất nhỏ 13. Quả và hạt: Sau khi thụ tinh, tia lạc phát triển đẩy bầu hoa xuống đất. Tia do mô phân sinh nằm ở gốc bầu hoa hình thành, thực chất là bộ phận của quả. Tận cùng tia là quả phát triển sau khi tia đã đâm xuống đất. Tia thường dài không quá 15cm. Tia có tính hướng địa dương, mọc đâm thẳng vào đất và quả phát triển ở vị trí nằm ngang giữa độ sâu 2- 7 cm dưới mặt đất 13. Cấu tạo quả: Quả lạc hình kén, dài 1- 8cm, rộng 0,5- 2cm, một đầu có vết đính với tia, đầu kia là mỏ quả, phần giữa thắt eo lại, ngăn cách 2 hạt. Mỏ quả, độ thắt, kích thước, trọng lượng quả là những đặc điểm để phân loại giống lạc. Vậy quả lạc hình thành từ ngoài vào trong, vỏ có trước, hạt có sau, hoa nở được 30 ngày thì vỏ quả hình thành xong.Hoa nở được 60 ngày hạt hình thành xong.Vì lớp vỏ quả trong giữa noãn và vỏ quả ngoài lớn nhanh làm thành 1 tầng mô mềm rất dày. Sau đó sang giai đoạn hình thành hạt, noãn càng lớn lên thì vỏ quả trong càng xẹp đi và mất khi hạt già 13. Hình dạng quả:thay đổi tùy theo giống. Mỏ quả tù, hơi tù hoặc nhọn, eo lưng, eo bụng rõ hay không, đường gân trên vỏ quả nhiều hay ít là những chỉ tiêu dùng để phân loại giống lạc. Màu sắc vỏ quả thay đổi nhiều theo điều kiện ngoại cảnh đất trồng lạc, điều kiện phơi. Ở đất cát, vỏ quả màu vàng sáng, bong 13. 7 Hình dạng hạt: hình dạng hạt tròn, bầu dục hay ngắn, phần tiếp xúc với hạt bên cạnh thường thẳng. Trong một quả, hạt ở ngăn trước dài, bé, hạt ở ngăn sau ngắn, to. Màu sắc vỏ lụa có thể trắng hồng, đỏ tím.Có vân hoặc không.Màu sắc vỏ lụa ít bị điều kiện ngoại cảnh chi phối là một dặc tính giống. Màu sắc vỏ hạt quan sát sau khi phơi khô, bóc vỏ mới chính xác. Số hạt trong một quả thay đổi chủ yếu do giống, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Phần lớn quả có 2 hạt, một số giống có 3 hạt.Quả có 1 hạt giống nào cũng có.Thường giống quả to, quả có ít hạt, giống hạt nhỏ quả có nhiều hạt. Chọn giống nhiều quả, quả nhiều hạt, hạt to có ý nghĩa tăng năng suất lớn. Tỷ lệ hạt quả biến động từ 68- 80, thay đổi tùy giống và điều kiện canh tác 13. 1.1.3. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế 1.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng Cây lạc (Arachis hypogeae L) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lạc rất cao và rất có giá trị đối với sức khỏe con người. Sản phẩm chính của cây lạc là hạt lạc. Theo Nguyễn Mạnh Toản và Lại Đức Lâm khi phân tích hạt lạc đã cho thấy trong hạt lạc hầu như có đầy đủ các chất đại diện cho tất cả các nhóm hóa hữu cơ và những chất vô cơ, các chất này chia thành các nhóm như sau: Tỷ lệ lipit trong hạt lạc chiếm 40- 57, đứng đầu trong các cây có dầu về mặt số lượng. Về mặt chất lượng chỉ dứng sau dầu ô liu, là loại dầu thực vật có chất lượng tốt nhất ở nhiệt độ 200C, dầu lạc là loại chất lỏng màu vàng nhạt, có độ nhớt từ 71,67- 86,15. Dầu lạc là hỗn hợp glyxerin trong đó bao gồm 80 axit béo không no và 20 axit béo no. Các axit béo không no bao gồm: axit Oleic, axit Linoleic… Các axit béo no gồm: axit Panmitic… 4. Hàm lượng protein trong lạc khá cao thường đạt từ 20- 37,5. Lượng protein hạt lạc chỉ thua kém protein của đậu tương. Protein của lạc chủ yếu là do loại globulin (đạt 95 hợp chất) tạo nên. Trong đó, arachin chiếm 23, conarachin chiếm 13.Hai protein này của lạc có hàm lượng lưu huỳnh khác nhau, phần lớn nguyên tố này đều ở dạng hữu cơ, nghĩa là ở dạng protit. 8 Trong protein của hạt lạc có tới 13 axit amin quan trọng và cần thiết cho hoạt động sống của con người gồm: arginin, histidin, ghycocon, loxin, izoloxin, lizin, metionin, tryptophan, metonin, và izoxin hơi thiếu hụt so với tiêu chuẩn, có thể bổ sung vào khẩu phần bằng các loại ngũ cốc khác 4, 14. Hạt lạc có chứa hầu hết các vitamin nhóm B (chỉ trừ vitamin B12). Đó là: vitamin PP, vitamin E, vitamin A… với hàm lượng được xác định như sau: Tiamin (B1) chiếm: 0,44. Axit nicotinic (PP) chiếm: 0,16. Ribollavin (B2) chiếm: 0,12. Canoten (tiền vitamin A) chiếm: 0,02 4. Trong hạt lạc lượng khoáng tổng số từ: 1,89- 4,26, gấp 1,8- 2,2 lần so với hạt ngũ cốc, các nguyên tố khoáng 27 nguyên tố đa lượng, trung lượng, vi lượng cần thiết cho cơ thể người và động vật 4. Với hàm lượng dầu, protein, và các vitamin như trên nên hạt lạc là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.Hàm lượng các chất này thay đổi khá lớn phụ thuộc vào giống và tác động của môi trường. Do hạt lạc có giá trị dinh dưỡng cao như vậy, nên từ lâu người ta đã sử dụng lạc như một nguồn thực phẩm quan trọng. Sản phẩm lạc được sử dụng rất đa dạng, phong phú qua các phương pháp chế biến như luộc, rang… Ngày nay, nhờ nền công nghiệp phát triển, người ta chế biến nhiều thực phẩm có giá trị từ lạc như: bơ lạc, chao, phomat lạc, sữa lạc… 14. Hạt lạc được dùng trong công nghiệp ép dầu. Dầu lạc làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm như làm bánh kẹo, làm bơ, nước chấm, mì ăn liền, sữa hộp đặc… và làm nguyên liệu trong công nghiệp chế biến xà phòng, chất tẩy rửa. Dầu lạc tinh khiết dùng trong y học (thẩm mỹ học) và trong nghề tiểu thủ công nghiệp, trong mỹ nghệ (Nguyễn Minh Hiếu, 2003) 6. Trong việc chế biến lạc, sau khi ép 100 kg lạc sẽ thu được từ 20- 335 kg dầu các loại và 65- 70 kg khô dầu. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong khô dầu còn khá cao nên làm thức ăn trong chăn nuôi rất tốt. Các nghiên cứu bổ sung khô 9 dầu trong khẩu phần của gia súc, gia cầm đều làm tăng trọng nhanh cho lợn và tăng sản lượng trứng gà, vịt (Nguyễn Thị Đào, 1998) 7. Hàm lượng các chất trong khô dầu như sau: lipit từ 7- 11, chất có bột từ 12- 15, xenlulo từ 5- 8, chất hữu cơ có đạm từ 41,3- 50,4, muối khoáng từ 3- 4, nước từ 10,2- 13 7. Vỏ hạt có một số dinh dưỡng đáng kể như: chất đường bột chiếm 47, lipit chiếm 1,8, đạm chiếm 1,78, lân chiếm 0,19, kali chiếm 0,51 6. Trong thân lạc cũng có một lượng các chất khoáng N, P, K không thua kém phân chuồng được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1. Tỷ lệ một số chất dinh dưỡng trong thân lá lạc và phân chuồng Chỉ tiêu phân tích Thân lá lạc Phân chuồng Nước 4- 7 3- 5 N 0,78- 1,33 0,35 P2O5 0,19- 0,38 0,15 K2O 0,08 0,5 (Nguồn: Nguyễn Thị Đào, 2002) 7 1.1.3.2. Giá trị kinh tế của cây lạc trên thị trường Lạc là loại cây trồng có khả năng thích ứng rộng được gieo trồng trên nhiều chân đất khác nhau và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trên thị trường thương mại thế giới, lạc là mặt hàng nông sản xuất khẩu đem lại kim ngạch cao của nhiều nước. Theo số liệu của FAO, hiện đang có khoảng 100 nước trồng lạc. Ở Xenegan, giá trị từ lạc chiếm ½ thu nhập, chiếm 80 giá trị xuất khẩu. Ở Nigieria chiếm 60 giá trị xuất khẩu. Ở Việt Nam, những năm cuối thế kỷ 20 lạc là một trong số các mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng, đạt kim ngạch xuất khẩu hàng năm là 100 triệu USD 1, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam hiện nay là Singapo, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật, Indonexia, Malayxia… Sản xuất lạc đạt hiệu quả kinh tế cao, đạt tỷ suất lợi nhuận đến 31,86 (cao hơn các loại nông sản khác) và xuất khẩu lạc đóng góp 15,11 cho nguồn vốn xuất khẩu. Xuất khẩu lạc những năm qua đóng góp khoảng 15 trong nguồn hàng nông sản xuất khẩu.Hiện nay, 10 Việt Nam đứng thứ năm trong mười nước xuất khẩu lạc lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, chất lượng thấp làm giảm kim ngạch xuất khẩu và thị trường bị thu hẹp (Nguyễn Minh Hiếu, 2003) 6. Đến năm 1999, do chất lượng lạc nhân chúng ta không cao nên một số nước như: Hồng Kông, Đài Loan đã chuyển sang mua lạc của Trung Quốc. Trong những năm 2000- 2002, nhu cầu lạc nhân trên thị trường thế giới tăng cao nên năm 2002 nước ta xuất khẩu được trên 100.000 tấn mang lị giá trị xuất khẩu rất lớn. Nhưng sau đó chất lượng lạc nước ta lại bị giảm sút trong khi thị trường thế giới bấp bênh nên xuất khẩu lạc nhân từ năm 2002 đến nay giảm mạnh.Năm 2006, lượng lạc nhân xuất khẩu đã giảm tới 7 lần so với lượng lạc nhân xuất khẩu của năm 2002. Mặc dù thị trường lạc nhân thế giới bấp bênh nhưng xuất khẩu lạc nhân là một ngành hàng nông sản khá tiềm năng do nhu cầu của thị trường thế giới lớn. Hiện nay, trên thị trường thế giới mỗi năm có khoảng 1,2 triệu tấn lạc nhân được giao dịch và khoảng 250.000 tấn dầu lạc. EU hiện là thị trường nhập khẩu lạc lớn nhất thế giới, chiếm hơn 60 tổng lượng nhập khẩu của toàn cầu, với khoảng 460.000 tấn mỗi năm, Hàn Quốc khoảng 30.000 tấn,… Trong khi đó, Việt Nam hoàn toàn có thể đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này nếu các doanh nghiệp chú trọng hơn nữa đến chất lượng sản phẩm, đảm bảo uy tín trên thị trường quốc tế. (Thống kê Cục hải quan, 2006) 10. Trong các loại cây lấy dầu hàng năm được trồng ở nước ta, cây lạc có diện tích và sản lượng lớn nhất, là đối tượng cây trồng có thể sinh trưởng phát triển trên nhiều loại hình sinh thái khác nhau nên diện tích trồng lạc có thể vẫn tiếp tục tăng nếu nhu cầu sản phẩm lạc tăng, giá cả phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Chính vì vậy, cây lạc được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định là một trong những cây trồng trọng điểm trong chương trình phát triển Nông nghiệp và Nông thôn ở nước ta, được nhiều địa phương trong cả nước xem là cây trồng chủ lực trong cơ cấu cây trồng và có nhiều chính sách để khuyến khích mở rộng diện tích, đầu tư thâm canh tăng năng suất và sản lượng. Sản phẩm phụ của lạc được sử dụng nhiều trong nông nghiệp, vì vậy cần phải nâng cao giá trị nhiều mặc khi sản xuất lạc. 11 1.2. Tình hình sản xuất cây lạc trong nước và thế giới 1.2.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới Cây lạc mặc dù xuất hiện từ rất lâu nhưng vai trò kinh tế của cây lạc mới chỉ được xácđịnh trên 100 năm trở lại đây.Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm, cây lấy dầu quan trọng ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới.Vào giữa thế kỷ 18 sản xuất lạc trên thế giới cũng chỉ mang tính tự cung tự cấp cho từng vùng.Nhưng đến nay, nhu cầu dành cho sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng lớn, triển vọng của thị trường dành cho lạc cũng rất khả quan. Điều này là cơ hội thúc đẩy các nước đầu tư phát triển sản xuất lạc ngày càng tăng, không chỉ về diện tích sản xuất mà năng suất và sản lượng lạc của thế giới cũng ngày càng được cải thiện so với trước đây. Theo báo cáo của Fletcher và cộng sự (1992) tình hình sản xuất lạc trên thế giới trong thập niên 80 đều tăng so với thập niên 70 của thế kỷ XX. Năng suất lạc tăng 0,15 tấnha, sản lượng tăng gần 3 triệu tấn, nhu cầu sử dụng lạc tăng 2,8 triệu tấn so với thập niên 70. Giữa hai thập niên 70 và 80 diện tích lạc thế giới chỉ tăng khoảng 88,6 nghìn ha nhưng do năng suất lạc tăng nên sản lượng tăng lên đáng kể đạt 18,8 triệu tấn. Theo thống kê của FAO, trên thế giới hiện có 100 nước trồng lạc với tổng diện tích trong niên vụ từ năm 1998- 1999 đến 2000- 2001 đạt 21,63 triệu ha (1999- 2000). Diện tích trồng lạc ở các nước châu Á chiếm 63,17 tổng diện tích, châu Phi chiếm 31,81, châu Mỹ chiếm 5,8, châu Âu chiếm 0,22. Các nước có diện tích lớn nhất gồm 10 nước. Trong đó, Ấn Độ có diện tích lớn nhất đạt 8,10 triệu ha, thứ hai là Trung Quốc đạt 4,10 triệu ha, Nigieria 1,19 triệu ha (Nguyễn Minh Châu, 2003) 5. Diện tích trồng lạc hàng năm trên thế giới biến động từ 19,97 triệu ha đến 21,34 triệu ha, đứng đầu là Ấn Độ có diện tích trồng lạc biến động từ 7,2 triệu ha đến 8,1 triệu ha, tiếp đến là Trung Quốc biến động từ 3,7 đến 4,2 triệu ha, Nigieria biến động từ 0,7 đến 0,8 triệu ha, Senegan có diện tích biến động từ 0,62- 0,73 triệu ha… (Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 112003)9. Năng suất lạc của thế giới là 1,33- 1,39 tấnha, đứng đầu là Mỹ biến động từ 2,81- 3,03 tấnha, sau đó đến Trung Quốc có năng suất từ 2,59- 2,90 tấnha, 12 Inđônêxia biến động khoảng 1,52 tấnha. Một số nước có diện tích trồng lạc hẹp nhưng có năng suất rất cao như Ixraen 68,33 tạha; một trang trại nước Cộng hòa Nam Phi đạt 100 tạha (Nguyễn Minh Hiếu, 2003) 6. Trong khi đó, năng suất lạc ở Việt Nam năm 2000 là 1,45 tấnha trên diện tích 243,9 ngàn ha. Sản lượng sản xuất lạc hàng năm trên thế giới đạt từ 26,63 đến 29,66 triệu tấn. Các nước có sản lượng lớn như: Trung Quốc có sản lượng đạt từ 9,65 đến 12 triệu tấn; Ấn Độ đạt từ 7,85 đến 8 triệu tấn; Mỹ đạt từ 1,61 đến 1,8 triệu tấn. Theo thống kê của Florkowski W.J, 1994 17ở Ấn Độ có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới, song lạc chủ yếu được trồng ở những vùng khô hạn và bán khô hạn nên năng suất lạc rất thấp. Diện tích lạc ở những năm 70 của Ấn Độ là 7,842 triệu ha, năng suất lạ 8,1 tạha; những năm 90 diện tích là 7,842 triệu ha, năng suất là 9,4 tạha. Những năm gần đây (2000- 2004), diện tích hàng năm của Ấn Độ là 8,0 triệu ha, năng suất là 8,6 tạha, giảm 8,5 so với những năm 90 18. Inđonexia ở thập kỷ 70 có diện tích trồng lạc là 0,42 triệu hanăm, những năm 80 là 0,58 triệu hanăm 17. Từ năm 1995 đến năm 2001, Inđonexia có diện tích ổn định, trung bình 0,65 triệu hanăm 15. Năm 2003, 2004 diện tích tăng lên 0,7 triệu hanăm 20. Năng suất lạc của Inđonexia khá cao và ổn định vào những năm 70, 80, 90 là 14,8- 15,0 tạha 19. Từ năm 2000- 2004, năng suất lạc trung bình hàng năm là 15,9 tạha, tăng không đáng kể so với những thập kỷ trước 19. Mỹ có diện tích giảm nhẹ, năng suất lạc khá ổn định trong 3 thập kỷ qua. Thập kỷ 70, diện tích trồng lạc là 0,605 triệu hanăm, năng suất trung bình đạt 26,5 tạha 17, đến thập kỷ 80, 90 diện tích giảm xuống còn 0,597 và 0,569 triệu hanăm, năng suất là 27,9 tạha 15. Năm 2000- 2004, diện tích là 20,587 triệu hanăm, năng suất là 31,7 tạha 21, đây là năng suất trung bình cả nước cao nhất thế giới. Trung Quốc là nước đứng thứ 2 trên thế giới về diện tích trồng lạc. Diện tích và năng suất lạc ở Trung Quốc tăng nhanh trong những thập kỷ qua. Thập kỷ 70, diện tích là 2,092 triệu hanăm, năng suất là 12,0 tạha, thập kỷ 80, diện tích 13 tăng lên 2,647 triệu hanăm, năng suất 17,6 tạha 16. Theo Duan Shufen (1998) trong thập kỷ 90, nhờ có những bước nhảy vọt về chọn tạo giống và kỹ thuật trồng trọt, nên nang suất lạc ở Trung Quốc đạt rất cao, trung bình đạt 26,9 tạha. Theo thống kê của USDA, những năm gần đây, diện tích lạc ở Trung Quốc là 5,035 triệu hanăm, chiếm trên 20 tổng diện tích trồng lạc trên thế giới, năng suất đạt trung bình 28,2 tạha, cao gần gấp đôi năng suất lạc trung bình của thế giới. Sản lượng hàng năm của Trung Quốc là 14,160 triệu tấn, chiếm 40 tổng sản lượng lạc trên toàn thế giới 19. Senegan cũng là nước có diện tích trồng lạc lớn trên thế giới.Tuy nhiên, do sự thiếu quan tâm trong vấn đề sản xuất, thiếu vốn đầu tư để phát triển nên những thập kỷ qua, diện tích và năng suất lạc có xu hướng giảm. Thập kỷ 60, 70 diện tích lạc hàng năm giảm 37,3, năm 2003 chỉ còn 0,53 triệu ha (giảm 50). Về năng suất liên tục giảm, thập kỷ 60 là 8,8 tạha, thập kỷ 70 là 7,8 tạha, thập kỷ 90 là 6,9 tạha 16. Đến năm 2014, những nước có diện tích, sản lượng và năng suất hàng đầu trên thế giới như sau: Bảng 2. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc một số nước trên thế giới năm 2014 Nước Diện tích (ha) Năng suất (tạha) Sản lượng (tấn) Ấn Độ 4.685.000 13,996 6557000 Trung Quốc 4.625.494 35,780 16550213 Nigeria 2.770.100 12,321 3413100 Sudan 2.104.000 8,398 1767000 Niger 778.994 5,179 403422 Senegan 878.659 7,618 669329 Myanma 484.000 17,890 865900 Indonexia 499.338 12,795 638896 Mỹ 535.200 43,975 2353540 Việt Nam 208.149 21,779 453.332 (Nguồn: FAOSTAT) 14 Trong năm 2014, Ấn Độ vẫn là nước có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới, với 4.685.000 ha, kế đến là Trung Quốc 4.625.494 ha, Nigeria 2.770.100 ha. Năng suất lạc ở các nước trên thế giới chênh lệch nhau khá lớn và không ổn định qua các năm.Nước có năng suất cao nhất là mỹ với năng suất 43,975 tấnha, sau đó là Trung Quốc với năng suất 35,780 tấnha.Trong khi đó, ở Niger chỉ có năng suất 5,179 tấnha, Senegan có năng suất 7,618 tấnha. Theo nhận định của các nhà khoa học, tiềm năng để nâng cao năng suất lạc ở các nước còn rất lớn cần phải khai thác. Trong khi năng suất lạc bình quân của thế giới mới chỉ đạt xấp xỉ 1,3 tấnha. Ở Trung Quốc, đã làm thí nghiệm trên diện hẹp đã thu đượcnăng suất khoảng 12 tấnha, cao hơn 9 lần so với năng suất bình quân của thế giới. Gần đây, tại Viện Quốc tế Nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn (IRISAT) Ấn Độ đã thông báo sự khác biệt giữa năng suất lạc tại các trạm thí nghiệm và năng suất trên đồng ruộng từ 4- 5 tấnha. Trong khi năng suất các cây ngũ cốc như lúa mì và lúa nước đã gần đạt tối đa và có xu hướng giảm dần ở nhiều nước trên thế giới thì năng suất cây lạc trong sản xuất còn khác rất xa so với năng suất tiềm năng. Thực tế này đã gợi mở khả năng nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lạc trên cơ sở áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để khai thác tiềm năng. (Ngô Thế Dân và các tác giả, 2000) 3. 1.2.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam Cây lạc du nhập vào nước ta từ bao giờ chưa có một tài liệu nào xác minh cụ thể. Chỉ biết là so với những cây trồng khác như lúa nước, đậu tương, đậu xanh,… thì cây lạc xuất hiện sau. Ngày nay, lạc đang được trồng rộng rãi trong khắp cả nước và đang chiếm vị trí hàng đầu trong số những cây công nghiệp ngắn ngày. Những năm gần đây, do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất theo hướng sản phẩm hàng hóa, sản xuất lạc ở Việt Nam có chiều hướng tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Trước thời kỳ đổi mới đất nước, nền nông nghiệp Việt Nam còn lạc hậu, kém phát triển, còn là nước thiếu về lương thực, hầu hết diện tích gieo trồng cây 15 hàng năm tập trung chủ yếu trồng cây lương thực. Do vậy, diện tích lạc chưa được chú trọng, năng suất, sản lượng thấp. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt là đổi mới về chính sách phát triển nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập trên diện tích gieo trồng thì cây lạc càng được quan tâm phát triển. Theo Ngô Thế Dân và CS., (2000), sự biến động về diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam từ năm 1975- 1998 chia làm 4 giai đoạn: - Từ năm 1975- 1979: giai đoạn này diện tích gieo trồng có xu thế giảm từ 97,1 ngàn ha (1976), xuống còn 91,8 ngàn ha (1979), giảm bình quân 2năm. Năng suất và sản lượng giai đoạn này cũng giảm, năm 1976 năng suất đạt 10,3 tạha, đến năm 1979 chỉ còn 8,8 tạha, giảm 5. Nguyên nhân chính là thực trạng phong trào hợp tác xã hóa bị sa sút, yêu cầu giải quyết đủ lương thực cần thiết đặt lên hàng đầu, sản xuất lạc lúc này chủ yếu mang tính tự cung tự cấp nên cây lạc không được đầu tư phát triển. - Từ năm 1980- 1987: thời kỳ này diện tích trồng lạc tăng nhanh,từ 91,8 ngàn ha năm 1978 lên 237,8 ngàn ha (1987). Tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 5,6năm đến 24,8năm. Diện tích năm 1987 tăng gấp 2 lần so với năm 1980 và sản lượng tăng 2,3 lần. Mặc dù diện tích gieo trồng tăng lên nhanh chóng, nhưng năng suất không tăng, chỉ dao động từ 8,8- 9,7 tạha, sản xuất lạc lúc này còn mang tính quảng canh truyền thống. - Từ năm 1988- 1993: trong ba năm đầu diện tích trồng lạc giảm từ 237,8 ngàn ha (1987) xuống còn 201,4 ngàn ha (1990) giảm với tốc độ 2 năm và sau đó phục hồi trở lại. Nguyên chủ yếu là do mất thị trường tiêu thụ truyền thống, thị trường mới chưa kịp tiếp cận, giá lạc thế giới giảm trong 2 năm 1988- 1989. - Từ năm 1994- 1998: giai đoạn này diện tích trồng lạc năm 1998 tăng 8 so với 1994 và sản lượng tăng (25). Tốc độ tăng trưởng chủ yếu là do sự tăng trưởng về năng suất. Do chúng ta đã tiếp cận được với thị trường quốc tế và nhu cầu cho chế biến trong nước cũng tăng lên. 16 Bảng 3. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam từ năm 2010- 2014 Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạha) Sản lượng (tấn) 2010 231.400 21,054 487.200 2011 223.744 20,935 468.418 2012 219.265 21,362 468.402 2013 216.215 22,755 492.005 2014 208.149 21,779 453.332 (Nguồn: Faostat) Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Việt Nam, trong những năm trở lại đây (2010- 2014), sản xuất lạc của nước ta cũng có nhiều biến động cả về diện tích, năng suất và sản lượng.Năm 2010, diện tích lạc đạt 231.400 ha, năng suất đạt 21,054 tạha và sản lượng là 487.200 tấn. Sau đó, diện tích lạc có xu hướng giảm dần, nhưng năng suất và sản lượng lạc lại có những chuyển biến tích cực. Có được điều này là do việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu chọn tạo giống cũng như áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Năm 2013, năng suất trung bình cả nước đạt 22,755 tạha, sản lượng đạt 492.005 tấn với diện tích trồng 216.215 ha.Nhưng đến năm 2014, cả diện tích, năng suất và sản lượng đều giảm. 1.2.3. Tình hình sản xuất lạc ở Quảng Nam Trong những năm gần đây, ở một số địa phương của tỉnh Quảng Nam, cây lạc được coi là cây trồng chủ lực có hiệu quả kinh tế cao và ổn định hơn so với các cây trồng khác.Nông dân đã từng bước trồng lạc để thay thế cho các cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp.Vì vậy, đã góp phần làm cho diện tích và sản lượng lạc ở Quảng Nam ngày càng được mở rộng và tăng lên. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Quảng Nam từ năm 2010- 2016 được thể hiện qua bảng sau: 17 Bảng 4. Tình hình sản xuất lạc ở Quảng Nam từ năm 2010- 2016 Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) 2010 9.900 16.800 2011 9.979 14.353 2012 9.932 18.105 2013 10.758 21.399 2014 10.159 18.791 2015 9.745 19.490 2016 10.266 20.044 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam) Qua bảng số liệu, cho thấy diện tích và sản lượng từ năm 2010 đến năm 2016 đều có sự biến động. Về diện tích từ năm 2010 đến 2013 tăng từ 9.900 ha lên 10.758 ha, năm 2014- 2015 diện tích lại giảm. Về sản lượng từ năm 2010- 2016 tăng giảm liên tục, sản lượng lạc năm 2013 đạt cao nhất (21.399 tấn). Tuy nhiên, do áp dụng các biện pháp kỹ thuật, đưa giống mới có chất lượng vào sản xuất nên cả diện tích và sản lượng đều tăng đáng kể trong năm 2016.Năm 2016, diện tích tăng từ 9.745 ha lên 10.266 ha, sản lượng tăng từ 19.490 tấn lên 20.044 tấn. 1.3. Các loại sâu hại chính trên cây lạc và tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây lạc 1.3.1. Các loại sâu hại chính trên cây lạc 1.3.1.1. Sâu khoang Tên khoa học: Spodoptera litura Họ: Noctuidae Bộ: Lepidoptera Phân bố và đối tượng cây trồng bị hại: Sâu ăn tạp là loài có phổ ký chủ rộng, phân bố hầu hết các nơi trên thế giới. Sâu ăn tạp là một trong những loài sâu ăn lá quan trọng, là loài sâu đa thực có thể 18 phá hại đến 290 loại cây trồng thuộc 99 họ thực vật bao gồm các loại rau đậu, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây lương thực, cây phân xanh,... Triệu chứng gây hại của sâu khoang đối với các loại cây trồng: Sâu khoang còn được gọi là sâu ăn tạp gây hại trên tất cả các loại rau, là đối tượng gây hại nặng trên rau, đậu. Sâu non tuổi nhỏ thường gây hại nghiêm trọng nhất bởi vì hàng trăm con sâu non tập trung lại ăn lá cây và nhanh chóng làm lá cây xơ xác. Sâu non còn có thể gặm ăn vỏ quả làm giảm phẩm chất. Đặcđiểm hình thái của sâu khoang (sâu ăn tạp - Spodoptera litura) - Ngài (bướm trưởng thành): có chiều dài thân khoảng 20-25mm, sải cánh rộng từ 35-45mm. Cách trước màu nâu vàng, giữa cánh có vân trắng, cánh sau màu trắng óng ánh. Bướm có đời sống trung bình từ 1 - 2 tuần tuỳ điều kiện thức ăn.Trung bình một bướm cái có thể đẻ 300 trứng, nhưng nếu điều kiện thích hợp bướm có thể đẻ từ 900-2000 trứng.Thời gian đẻ trứng trung bình của bướm kéo dài từ 5-7 ngày đôi khi đến 10 - 12 ngày. - Trứng: Trứng có hình bán cầu, đường kính từ 0,4 - 0,5mm. Bề mặt trứng có những đường khía dọc từ đỉnh trứng xuống đến đáy và bị cắt ngang bởi những đường khía ngang tạo thành những ô nhỏ.Trứng mới nở có màu trắng vàng, sau chuyển thành màu vàng tro, lúc sắp nở có màu tro đậm.Ổ trứng có phủ lớp lông từ bụng bướm mẹ.mới đẻ màu vàng, sau màu tro tối xếp với nhau thành ổ. Trứng đẻ thành ổ trên lá, một ổ có từ 50 - 200 trứng. Một con cái có thể đẻ từ 500 – 2.000 trứng. - Ấu trùng (sâu non): Nếu điều kiện thuận lợi sâu có thể dài từ 35 - 53mm, hình ống tròn. Sâu tuổi nhỏ có màu xanh lục, càng lớn sâu chuyển dần thành màu nâu đậm. Trên cơ thể có một sọc vàng sáng chạy ở hai bên hông từ đốt thứ nhất đến đốt thứ tám của bụng, mỗi đốt có một chấm đen rõ nhưng hai chấm đen ở đốt thứ nhất to nhất. Sâu càng lớn, hai chấm đen ở đốt thứ nhất càng to dần và gần như giao nhau tạo thành khoang đen trên lưng nên sâu ăn tạp còn được gọi là “sâu khoang”. - Nhộng: Nhộng kích thước dài từ 18-20mm. Nhộng sâu ăn tạp có màu xanh đọt chuối, rất mềm ngay khi mới được hình thành, sau đó chuyển dần sang 19 màu vàng xanh, cuối cùng có màu nâu, thân cứng dần và có màu nâu đỏ, cuối bụng có một đôi gai ngắn. Khi sắp vũ hoá, nhộng có màu nâu đen, các đốt cuối của nhộng có thể cử động được. Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại sâu khoang: Vòng đời: 25 - 48 ngày - Trứng: 3 - 7 ngày. - Sâu non: 12 - 27 ngày. - Nhộng: 8-10 ngày. - Trưởng thành: 2 - 4 ngày. Đặc điểm sinh học và gây hại của sâu khoang: - Ngài: Bướm thường vũ hoá vào buổi chiều và bay ra hoạt động vào lúc vừa tối, ban ngày bướm đậu ở mặt sau lá hoặc trong các bụi cỏ. Bướm hoạt động từ tối đến nửa đêm, có thể bay xa đến vài chục mét và cao đến 6-7 mét, có xu tính với mùi chua ngọt và ánh sáng bước sóng ngắn. Sau khi vũ hoá vài giờ, bướm có thể bắt cặp và một ngày sau đó có thể đẻ trứng. - Sâu vừa nở ăn gặm vỏ trứng và sống tập trung, nếu bị động sâu bò phân tán hoặc nhả tơ buông mình xuống đất. Sâu tuổi 1-2 chỉ ăn gặm phần diệp lục của lá và chừa lại lớp biểu bì trắng, từ tuổi 3 trở đi sâu ăn phá mạnh cắn thủng lá và gân lá. Khi mật độ sâu cao có thể làm cho lá rụng nhanh. Tuy nhiên sự gây hại thường không nghiêm trọng lắm do khả năng tự đền bù của cây. Khi đẫy sức sâu chui xuống đất hoá nhộng, sau khoảng 10 ngày thì vũ hoá. Ở tuổi lớn khi thiếu thức ăn, sâu còn tập quán ăn thịt lẫn nhau và không những ăn phá lá cây mà còn ăn trụi cả thân, cành, trái non. Khi làm nhộng, sâu chui xuống đất làm thành một khoang và nằm yên trong đó hoá nhộng. - Sâu ăn tạp ăn phá nhiều loại cây nên có mặt quanh năm trên đồng ruộng. Sâu cắn phá mạnh vào lúc sáng sớm nhưng khi có ánh nắng sâu chui xuống dưới tán lá để ẩn nắp. Chiều mát sâu bắt đầu hoạt động trở lại và phá hại suốt đêm. 20 1.3.1.2. Sâu xanh Tên khoa học: Helicoverpa armigera Hiibner. Thuộc họ Noctuidae. Trên cây lạc, sâu xanh gây hại bằng cách cắn đọt, ăn thịt lá, lá bị hại xơ xác chỉ còn lại gân, nếu bị hại nặng, lá bị cắn trụi, năng suất có thể giảm 50 - 60. Sâu trưởng thành là một loại bướm hoạt động chủ yếu vào ban đêm, sâu có màu xám nhạt, cuối bụng con cái có một chùm lông, cánh trước có màu nâu đất, trên cánh có những đường vân. Bướm cái đẻ nhiều ổ, mỗi ổ hàng trăm trứng, 3 - 5 ngày sau khi đẻ, trứng nở thành sâu non, sâu non có 6 tuổi, màu sắc thay đổi, bóng, ít lông tơ, trên lưng có nhiều sọc, đặc biệt dọc hai bên sườn có 2 sọc lớn màu sẫm. Sâu mới nở sống tập trung quanh ổ trứng, bắt đầu gây hại bằng cách ăn các phần non của cây như lá non chỉ chừa lớp biểu bì, búp, nụ bông, trái non, sâu tuổi lớn ăn phá mạnh hơn, cắn khuyết lá thành những lổ lớn và có xu hướng phân tán sang các cành lá, cây khác. Sâu hại mạnh lúc sáng sớm hay chiều mát. So với sâu khoang, sâu xanh hoạt động và phá hại mạnh hơn.Sâu hoá nhộng trong đất, lùm cỏ hoặc tàn dư thực vật, nhộng màu vàng, được bọc trong một lớp đất.Vòng đời khoảng 30 - 35 ngày. Nếu có nguồn thức ăn đầy đủ, sâu xanh dễ phát triển thành dịch và có tính kháng thuốc rất cao. Vụ sau thường bị hại nặng hơn vụ trước, sâu thường gây hại mạnh trong điều kiện thời tiết khô hanh, nắng nóng, ít mưa. 1.3.1.3. Sâu cuốn lá Tên khoa học: Hedylepta indicata Fabr. Thuộc họ Pyradidae. Đặc điểm hình thái sâu cuốn lá Hedylepta indicata Fabr hại cây lạc - Trưởng thành thân dài 7,5 – 9,5mm, cánh dang rộng 20mm cánh trước màu vàng, phần giữa cánh và gần mép ngoài có 2 vệt ngang màu nâu đen. Trứng hơi vàng hoặc xanh, giao kết với nhau thành một chuỗi dẹt. Sâu non mình dài 20mm. Nhộng dài 6 – 8mm, lúc đầu màu xanh, dần chuyển màu nâu, màu vàng nhạt hoặc màu xanh. 21 Đặc điểm gây hại của sâu cuốn lá: - Sâu non nhả tơ cuốn tròn lá nằm bên trong phá hại, ăn chất xanh còn trừ lại biểu bì, gây cho lá đậu co rụt khô chết. 1.3.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây lạc Từ cuối những năm 40 của thế kỷ trước, sau khi thuốc hữu cơ trừ sâu đặc biệt là thuốc Clo (DDT) ra đời thì người ta đã gạt bỏ đi các biện pháp khác ngoài biện pháp hóa học để phòng trừ dịch hại cây trồng bởi đây là biện pháp đem lại hiệu quả nhanh chóng, thuận tiện và dập tắt được nạn dịch có nguy cơ tràn lan. Khoa học kỹ thuật phát triển, ngày càng có nhiều công ty thuốc bảo vệ thực vật xuất hiện, nhiều loại thuốc mới với thành phần và chủng loại khác nhau lần lượt ra đời đáp ứng nhu cầu của người sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất cây trồng nói chung, sản xuất lạc nói riêng, để đạt được năng suất cao thì người trồ...
NỘI DUNG
1.1.1 Nguồn gốc và vị trí phân loại
Nguồn gốc: Lạc là một loài cây thực phẩm thuộc họ Đậu có nguồn gốc tại Trung và Nam Mỹ
Vị trí và phân loại:
Giới: Plantae, Bộ: Fabales, Họ: Fabaceae, Tông: Dalbergieae, Chi: Arachis, Loài: A hypogaea
Tên khoa học: Arachis hypogaea
Tên Việt Nam: Lạc, đậu phộng, đậu phụng [23]
1.1.2 Đặc điểm sinh học của cây lạc Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng
Rễ: rễ chính của lạc phát triển nhanh trong thời kỳ đầu sinh trưởng, quan sát trong vụ xuân ở nước ta, sau khi gieo 10 ngày rễ chính ăn sâu 5cm Sau gieo 20 ngày, rễ chính ăn sâu 10cm và hệ rễ con đã phát triển Khi lạc được 5 lá bộ rễ lạc đã tương đối hoàn chỉnh với 1 rễ chính sâu 15- 20cm, hệ rễ con phát triển với rễ cấp 2, 3 và nốt sần đã có khả năng cố định đạm [13]
Trong điều kiện thuận lợi, rễ chính có thể ăn sâu tới 1m Tuy nhiên đại bộ phận rẽ con phân bố ở tầng đất mặt 0- 30cm (chiếm 60- 80% trọng lượng) Trọng lượng rễ thay đổi tùy thuộc ở điều kiện canh tác, tính chất đất đai, chế độ nước trong đất Bộ rễ phát triển sớm và khỏe là cơ sở quan trọng để tăng năng suất lạc [13]
Thân, cành: Cây lạc lớn lên nhờ mầm sinh trưởng ở ngọn cây và ngọn cành, thân lạc mềm, lúc còn non thì tròn, sau khi ra hoa phần thân có cành rỗng, hoặc có cạnh Thân có 15- 25 đốt, ở phía dưới gốc đốt ngắn, ở giữa và phía trên thân đốt dài, thân thường có màu xanh hoặc màu đỏ tím, trên thân có lông tơ trắng, nhiều hay ít tùy thuộc vào giống, tùy vào điều kiện ngoại cảnh Thân lạc tương đối cao và phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm di truyền giống [13]
Cành cấp 1: thường có 4- 6 cành.
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.1 Vật liệu nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá hiệu lực của các loại thuốc thí nghiệm đối với sâu ăn lá hạilạc
- Đánh giá ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lạc.
Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập và tổng hợp các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu
2.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 3 lần nhắc lại Diện tích ô như sau:
- Diện tích mỗi công thức thí nghiệm: 3 x 12 m 2 = 36 m 2
- Diện tích cách li và bảo vệ:
+ Cách li giữa các lần nhắc: 0,4 x 2 = 0,8 m
- Tổng diện tích thí nghiệm: 145,7 m 2
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Ghi chú: 1, 2, 3, 4 là các công thức thí nghiệm
I, II, III là các lần nhắc lại Thí nghiệm gồm 4 công thức:
- Công thức 1: không phun thuốc (công thức đối chứng)
- Công thức 2: phun thuốc Regent 800WG
- Công thức 3: phun thuốc Dragon 585EC
- Công thức 4: phun thuốc Voliam Targo 63SC
2.3.3 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
- Tình hình sâu hại (sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá):
Cách điều tra: Điều tra dịch hại: Quan sát từ xa đến gần, đếm trực tiếp số lượng sâu hại có trong điểm điều tra
Khi cây được 10 ngày tuổi trở đi việc điều tra được tiến hành 7 ngày/lần Khi mật độ sâu đạt 10- 20 con/m 2 (đối với sâu khoang và sâu xanh), 15- 30 con/m 2 (đối với sâu cuốn lá): nhiễm nhẹ (theo QCVN 01- 168- 2014/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại trên cây lạc, đậu tương) thì cần phun thuốc phòng trừ, nhưng tùy điều kiện thường 3- 5 con/m 2 thì tiến hành xử lí thuốc
Mật độ sâu hại được điều tra ở trước mỗi lần xử lý và 3, 7 ngày sau mỗi lần xử lý.7 ngày sau khi phun thuốc lần 1, nếu tỉ lệ sâu hại đạt ở ngưỡng cần phòng trừ thì tiến hành phun thuốc lần 2
Chỉ tiêu điều tra: mật độ sâu (con/m 2 )
Mật độ sâu (con/m 2 ) = Tổng số sâu
Với mật độ sâu hại, hiệu lực của thuốc sẽ được hiệu định theo công thức Henderson Tilton:
Hiệu lực (%)của thuốc = (1 −Ta x Cb
Tb x Ca) x 100 Trong đó: Ta là số sâu sống ở công thức xử lý thuốc sau phun
Tb là số sâu sống ở công thức xử lý thuốc trước phun
Ca là số sâu sống ở công thức đối chứng sau phun
Cb là số sâu sống ở công thức đối chứng trước phun
+ Theo dõi chiều cao thân chính: bắt đầu theo dõi từ lúc cây lạc có 3 lá thật và theo dõi định kỳ 10 ngày một lần cho đến lúc thu hoạch
Cách đo: đo từ chỗ phân cặp cành cấp 1 đầu tiên đến đỉnh sinh trưởng của thân chính
+ Theo dõi sự ra lá
Bắt đầu theo dõi từ lúc cây được 10 ngày sau gieo và theo dõi định kỳ 10 ngày
1 lần cho đến lúc thu hoạch
Xác định tổng số lá trên thân chính: đếm tổng số lá/cây
- Theo dõi đặc tính ra hoa của cây lạc
+ Xác định tổng số hoa/cây: theo dõi hàng ngày cho đến khi số hoa/cây/ngày không tăng liên tục trong 3 ngày Chọn theo dõi 5cây/ô ra hoa trong cùng một ngày + Số đợt hoa rộ: khi trong 1 ngày số hoa bình quân/cây có từ 4 hoa trở lên + Xác định tỉ lệ hoa hữu hiệu
- Các chỉ tiêu về năng suất- yếu tố cấu thành năng suất
+ Số quả chắc trên cây
Trọng lượng quả khô/ô (kg)
Năng suất thực thu (kg/m 2 ) Diện tích ô (m 2 )
Năng suất thực thu (tạ/ha) = năng suất 1m 2 x 10000
Số cây/m 2 x Số quả chắc/cây x P 100 quả x 10000m 2 NSLT (tạ/ha) 10 7
2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thu thập và xử lý trên máy tính theo Excel và phần mềmStatistix9, Statistic10
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Hiệu lực của các loại thuốc trong phòng trừ sâu ăn lá hại lạc
3.1.1 Hiệu lực trừ sâu khoang của các thuốc thí nghiệm
Qua quá trình theo dõi và xử lí các loại thuốc thí nghiệm tôi nhận thấy hiệu lực của các loại thuốc thí nghiệm được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 6 Hiệu lực trừ sâu khoang của các thuốc thí nghiệm
Công thức Hiệu lực (%) của các loạithuốc thí nghiệm
3 ngày sau phun thuốc 7 ngày sau phun thuốc
Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức a = 0,05
Qua bảng số liệu trên, ta thấy hiệu lực trừ sâu khoang ở các công thức sử dụng thuốc khác nhau sẽ khác nhau Sau xử lý thuốc 3 ngày hiệu lực trừ sâu khoang của các thuốc tương đối cao, sau 7 ngày hiệu lực của thuốc ở công thức
2 và 3 giảm nhanh so với 3 ngày, công thức 4 sau khi phun thuốc 7 ngày thì hiệu lực của thuốc tăng lên
Hiệu lực trừ sâu khoang của các thuốc ở các công thức thí nghiệm khác nhau là khác nhau ở độ tin cậy 95% Công thức 4 (phun thuốc Voliam Targo 63SC) hiệu lực đạt cao nhất, sau đến công thức 3 (phun thuốc Dragon 585EC), rồi công thức 2 (phun thuốc Regent 800WG), thấp nhất là công thức 1 (đối chứng) Cụ thể sau 3 ngày hiệu lực thuốc của công thức 4, 3, 2 đã đạt được lần lượt là76,67%, 75,37%, 62,96% Đến ngày thứ 7 sau xử lý thuốc, hiệu lực (%) của thuốc ở công thức 4 tăng lên 85,17%, công thức 3 giảm còn 68,22% và công thức 2 còn 52,22% Công thức 4 hiệu lực thuốc sau 7 ngày tăng lên là do công thức này được phun thuốc Voliam Targo 63SC, dây là thuốc sinh học nên hiệu
32 lực của thuốc hay thời gian để thuốc phát huy được tác dụng sẽ dài hơn các loại thuốc hóa học
3.1.2 Hiệu quả phòng trừ sâu xanh bằng các thuốc thí nghiệm
Qua theo dõi và đánh giá hiệu lực trừ sâu xanh bằng các loại thuốc thí nghiệm, tôi thu được kết quảở bảng 7:
Bảng 7 Hiệu lực trừ sâu xanh bằng các thuốc thí nghiệm
Mật độ sâu xanh (con/m 2 ) Hiệu lực (%) Trước phun
Ghi chú: các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác cóý nghĩa ở mức a = 0,05
Qua bảng số liệu trên, ta thấy hiệu lực trừ sâu xanh ở các công thức sử dụng thuốc khác nhau sẽ khác nhau.Sau xử lý thuốc 3 ngày hiệu lực trừ sâu khoang của các thuốc tương đối cao, sau 7 ngày hiệu lực của thuốc giảm nhanh so với 3 ngày
Hiệu lực trừ sâu khoang của các thuốc ở các công thức thí nghiệm khác nhau là khác nhau ở độ tin cậy 95% Công thức 4 (phun thuốc Voliam Targo 63SC) hiệu lực đạt cao nhất, sau đến công thức 3 (phun thuốc Dragon 585EC), rồi công thức 2 (phun thuốc Regent 800WG), thấp nhất là công thức 1 (đối chứng) Cụ thể sau 3 ngày hiệu lực của công thức 4, 3, 2 đã đạt được lần lượt là 78,33%, 77,78%, 69,44% Đến ngày thứ 7 sau xử lý thuốc, hiệu lực thuốc ở công thức 4 tăng lên82,78%, công thức 3 giảm xuống còn 65,28% và công thức 2 là 51,85%
3.1.3 Hiệu quả phòng trừ sâu cuốn lá
Qua theo dõi và đánh giá hiệu lực trừ sâu cuốn lá bằng các loại thuốc thí nghiệm, tôi thu được kết quảở bảng sau:
Bảng 8 Hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá bằng các thuốc thí nghiệm
Mật độ sâu cuốn lá (con/m 2 ) Hiệu lực (%) Trước phun
Ghi chú: các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác cóý nghĩa ở mức a = 0,05
Hiệu lực trừ sâu cuốn lá của các công thức thuốc khác nhau có sự chênh lệch Sau 3 ngày xử lý, hiệu lực trừ sâu của các thuốc đều khá cao Tuy nhiên, sau 7 ngày, hiệu lực thuốc ở công thức 2 và 3 giảm so với 3 ngày Ngược lại, công thức 4 lại cho thấy hiệu lực thuốc tăng lên sau 7 ngày xử lý.
Hiệu lực trừ sâu khoang của các thuốc ở các công thức thí nghiệm khác nhau là khác nhau ở độ tin cậy 95% Công thức 4 (phun thuốc Voliam Targo 63SC) hiệu lực đạt cao nhất, sau đến công thức 3 (phun thuốc Dragon 585EC), rồi công thức 2 (phun thuốc Regent 800WG), thấp nhất là công thức 1 (đối chứng) Cụ thể sau 3 ngày hiệu lực của công thức 4, 3, 2 đã đạt được lần lượt là 87,78%, 83,56%, 72,22% Đến ngày thứ 7 sau xử lý, hiệu lực công thức 4 tăng lên95,24%, công thức 3 giảm còn 72,90% và công thức 2 còn 64,05%
Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây lạc
3.2.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến chiều cao cây lạc
Sinh trưởng là quá trình tăng lên về khối lượng, kích thước của những cơ quan đến sự hình thành các yếu tố mới như các thành phần mới của tế bào, cơ quan mới… Chính vì vậy, sự sinh trưởng không chỉ biểu hiện sự biến đổi về lượng một cách đơn thuần, bởi vì không phải bao giờ sự sinh trưởng cũng dẫn đến sự biến đổi về kích thước và khối lượng.Chiều cao cây là chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng, không chỉ tạo nên khung tán để qung hợp, tích lũy vật chất khô mà còn là cơ sở để cây cho năng suất.Chính vì vậy, chiều cao thân chính được xem như một yếu tố quan trọng đối với sự sinh trưởng của cây lạc
Chiều cao là đặc điểm sinh trưởng quan trọng của cây, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố môi trường như đất, nhiệt độ, ánh sáng và chế độ canh tác Sự thay đổi chiều cao không chỉ biểu hiện ở các giống cây khác nhau mà còn trong phạm vi giới hạn nhất định của cùng một giống.
Bảng9 Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến chiều cao thân chính cây lạc Đơn vị: cm
Ghi chú: các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức a = 0,05
Qua bảng số liệu trên, ở các công thức đều tăng chiều cao thân chính có ý nghĩa thống kê ở các các giai đoạn sinh trưởng phát triển của lạc
Qua kết quả theo dõi trên, tôi nhận thấy rằng: chiều cao cây của tất cả các công thức tỷ lệ thuận với thời gian sinh trưởng Đối với chiều cao cây ở giai đoạn đầu, vì đây là giai đoạn đầu nên chiều cao cây phát triển bình thường ít chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, tuy nhiên trải qua các giai đoạn tiếp theo chiều cao cây có sự thay đổi rõ, những cây có khả năng sinh trưởng phát triển tốt thì chiều cao cây cũng phát triển theo còn những cây thích nghi chậm hơn sẽ phát triển thấp hơn so với những cây khác Và chiều cao thân chính của cây lạc đạt giá trị lớn nhất vào thời kỳ cây lạc được 85 ngày, trong đó công thức 4 có chiều cao lớn nhất là 33,36 cm Chênh lệch chiều cao cây ở thời kỳ lạc được 85 ngày giữa công thức 1 với các công thức 2, 3, 4 lần lượt là 0,32 cm, 0,41 cm, 0,72 cm Ở công thức 1 chiều cao cây lạc tăng trưởng tương đối chậm hơn các công thức còn lại Qua thí nghiệm, tôi nhận thấy sự biến động của chiều cao cây giữa các công thức có sự chênh lệch, do đó các thuốc bảo vệ thực vật trừ sâu ăn lá có ảnh hưởng đến chiều cao thân chính của cây lạc và kết quả được thể hiện qua bảng9
3.2.2 Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệmđến sự tăng trưởng số lá lạc
Lá là bộ phận quan trọng của cây, với chức năng quang hợp biến CO2, H2O và năng lượng ánh sáng của mặt trời thành chất hữu cơ, cung cấp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Đồng thời, lá là bộ phận chủ yếu để thoát hơi nước, điều hòa nhiệt độ giúp cho các quá trình sinh lý, sinh hóa diễn ra thuận lợi
Số lá trên thân chính liên quan mật thiết đến năng suất vì 90- 95% chất hữu cơ tích lũy trong cây là nhờ vào quá trình quang hợp của lá Đặc biệt sự tồn tại của số lá xanh trên thân chính ở cuối thời kỳ sinh trưởng cũng có thể dự đoán khá rõ về năng suất Tuy nhiên, nếu sự phát triển của lá không cân đối với các bộ phận khác đặc biệt là rễ sẽ làm cho cây thiếu vững chắc, không cân đối, làm giảm năng suất và phẩm chất cây trồng [12]
Sự hình thành và gia tăng số lá trên thân chính là một chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh khả năng sinh trưởng và phát triển trong suốt quá trình sống của cây
Số lá trên thân chính chủ yếu do đặc tính di truyền của giống quy định, mặt khác nó còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác, mức độ dinh dưỡng… Số lá trên thân chính quá cao hay quá thấp cũng đều
36 ảnh hưởng bất lợi đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây Vì vậy, cần tác động các biện pháp kỹ thuật như: tưới nước, làm cỏ, bón phân cân đối… tạo điều kiện để bộ phận lá phát triển cân đối hợp lý, biểu hiện đặc trưng của giống [5]
Qua theo dõi sự ra lá của lạc, tôi thu được kết quả như ở bảng sau:
Bảng 10 Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đến sự tăng trưởng số lá cây lạc Đơn vị: lá
Thời gian theo dõi (ngày)
3 1 3,30 ab 4,97 b 6,93 a 9,97 ab 12,17 ab 13,93 ab 16,50 b 14,50 ab
Ghi chú: các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác cóý nghĩa ở mức a = 0,05
Qua bảng số liệu trên, tôi nhận thấy số lá trên thân chính ở các công thức khác nhau ở hầu hết các thời gian điều tra có sự chênh lệch nhau không nhiều lắm.Số lá nhiều nhất trên thân chính của 1 cây từ 16- 17 lá (khi cây lạc gieo được
80 ngày) Ở giai đoạn lạc sau khi gieo được 80 ngày thì số lá đạt cao nhất, cụ thể ở công thức 1 số lá đạt được là 16,23 lá (ít nhất trong các công thức), công thức 2 số lá đạt được là 16,30 lá, công thức 3 số lá đạt được là 16,50 lá và công thức 4 số lá đạt được là 17 lá (nhiều nhất trong các công thức) Đến 90 ngày sau gieo, số lá lạc bắt đầu giảm, ở công thức 1 số lá chỉ còn 14,30 lá, và ở công thức 4 còn 14,87 lá Như vậy ta thấy số lá lạc tăng dần theo sự sinh trưởng phát triển của cây, về sau gần giai đoạn lạc chín và thu hoạch (sau 80 ngày) thì số lá giảm dần do các lá ở dưới già, chuyển sang màu vàng và rụng dần đi
3.2.3 Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến đặc tính ra hoa của lạc
Cây lạc phân hóa mầm hoa từ giai đoạn 3-4 lá thật, thể hiện thời kỳ hoạt động sinh lý mạnh nhất Hai quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh thực diễn ra đồng thời, thống nhất với nhau nhưng cũng có cạnh tranh Sinh trưởng dinh dưỡng quá mạnh khiến cây vống, chậm hình thành hoa, hoa rụng và kéo dài thời gian chín quả Ngược lại, sinh trưởng dinh dưỡng yếu, cây cằn cỗi thì ra hoa sớm, số lượng hoa ít, quả nhỏ, nhiều quả một hạt Kỹ thuật canh tác phải điều chỉnh hai quá trình này phù hợp để cây phát triển cân đối, tạo cơ sở năng suất cao.
Giai đoạn ra hoa của cây lạc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, mùa vụ, thời tiết và dinh dưỡng Hoa nở muộn thường ở phía trên mặt đất, thiếu dinh dưỡng nên tỷ lệ đậu quả thấp Do đó, điều khiển cho lạc ra hoa tập trung vào giai đoạn đầu sẽ giúp tỷ lệ đậu quả cao hơn Các chỉ tiêu đánh giá đặc tính ra hoa của lạc được trình bày trong bảng sau.
Bảng 11 Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến đặc tính ra hoa của lạc
Số quả chắc/cây (quả)
Tổng số hoa/cây (hoa)
Tỷ lệ hoa hữu hiệu
Ghi chú: các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác cóý nghĩaở mức a = 0,05
Thời gian ra hoa có mối quan hệ mật thiết với tổng số hoa/cây cũng như tỉ lệ hoa hữu hiệu.Tỉ lệ hoa hữu hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng năng suất bởi vì hoa hữu hiệu là những hoa tạo thành quả chắc Do vậy, nếu số hoa trên cây nhiều nhưng sự ra hoa không tập trung thì số hoa hữu hiệu giảm Qua thí nghiệm, tôi thấy tổng số hoa trên các công thức có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê Tổng số hoa/cây dao động từ: 57- 60,73 hoa/cây, công thức có số hoa cao nhất ở công thức phun thuốc Voliam Targo đạt 60,73 hoa/cây và thấp nhất ở công thức đối chứng(không phun thuốc) có số hoa đạt 57 hoa/cây
Về chỉ tiêu tỷ lệ hoa hữu hiệu cũng tương tự như tổng số hoa trên cây, ở các công thức khác nhau tỷ lệ hoa hữu hiệu đều có sự sai khác có nghĩa về mặt thống kê Tỷ lệ hoa hữu hiệu trên các công thức khác nhau dao dộng từ: 29,88- 38,25%
3.2.4 Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây lạc
Năng suất là kết quả cuối cùng đánh giá một cách chính xác và toàn diện nhất về toàn bộ các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng Năng suất phản ánh đầy đủ các khả năng về hoạt động sống cũng như tác động của các yếu tố ngoại cảnh đến cây lạc Năng suất là một chỉ tiêu quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp bởi nó quyết định đến lợi nhuận cho những người sản xuất
Năng suất được quyết định bởi nhiều yếu tố cấu thành như: số cây/m 2 , số quả chắc/cây, khối lượng 100 quả Ở thí nghiệm này, tôi nhận thấy khối lượng
LIỆU THAM KHẢO
1 Duan Shufen Cây lạc ở Trung Quốc, những bí quyết thành công NXB Nông nghiệp 1999
2 Ngô Thế Dân (Biên dịch), “Cây lạcở Trung Quốc những bí quyết thành công”, NXB Nông nghiệp Hà Nội 1999
3 Ngô Thế Dân, Nguyễn Xuân Hồng, Đỗ Thị Dung, Nguyễn Thị Chinh, Vũ Thị Đào, Phạm Văn Toản, Trần Đình Long, “Kỹ thuật đạt năng suất lạc cao ở Việt
4 Nguyễn Mạnh Toản, Lại Đức Lân, “Kỹ thuật sơ chế bảo quản hạt có dầu”, NXBNN 2002
5 Nguyễn Minh Châu, “Giáo trình cây công nghiệp”, NXB Hà Nội 2003
6 Nguyễn Minh Hiếu, “Giáo trình cây công nghiệp”, NXB Hà Nội 2003
7 Nguyễn Thị Đào, “Giáo trình cây lạc”, Trường Đại học Nông lâm Huế, 1998
8 Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam năm 2015
9 Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 11/2003
10 Thống kê của Tổng cục Hải Quan, năm 2006
11 Thống kê của Tổng cục Hải Quan, năm 2008
12 Trần Văn Lài, “Giáo trình Sinh lý thực vật”, NXB Giáo Dục Hà Nội 1995
13 Trường Trung học Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị (2012),Tài liệu đào tạo nghề kỹ thuật lạc
14 Tủ sách khuyến nông, “Kỹ thuật trồng lạc đạt năng suất ở Việt Nam”, NXB Lao Động 2000
II TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI
15 Cesar.L.Revordo, Stanley M.Fletcher (2002), “World peanut market and overview of the past 30 year”, The University of Georgia, USA
16 Duan Shufen (1998), Groundnut in China- a success story, Bangkok
17 Florkowski W.J (1994), “Groundnut production and trade”, The groundnut crop, (1), London
18 Hadjichristodoulou A., Dwivedi S.L., Wynne J.C., Nigram S.N., Alexandrou G., Theodorides C., Mouzouris M (1997), “Registration of ICGV 88438,
ICGV 89214, and ICGV 91098 peanut germplasm” Crop Science, 37 (6),
19 Huang Jin-lonh and Lu Faxi.“Effect of phosphate application with burnt lime on the chemical propertiesof Laeritic Red Soiland crop growth”.In
Proceedings of the International conference on the management and fertilization of upland soils in the tropics and subtropics, 1988
20 Jonie While “Potassium in Agriculture Australia and New Zealand” Caprotex Publisher, 2000
21 Kanwar, J.S and Rego T.J “Intergrated management approach for the production of crop in Tropical and sub- tropical Asia” In Balanced
Fertilization to increase and sustain Agriculture Production.International Potash Institute, Bern/Switzerland, 1995
23 https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BA%A1c
24 http://www.fao.org/faostat/en/#data/QC
Sâu khoang hại lạcSâu xanh hại lạc
Sâu cuốn lá hại lạc
PHỤ LỤC Chiều cao cây
Statistix - 30 Day Trial Version 9.0 cccay, 4/18/2017, 8:07:16 AM
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V003 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.0851
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.2081
There are no significant pairwise differences among the means
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V004 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.0302
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.0738
There are 3 groups (A, B, etc.) in which the means are not significantly different from one another
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V005 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.2054
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.5026
There are no significant pairwise differences among the means
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V006 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.2023
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.4949
There are 2 groups (A and B) in which the means are not significantly different from one another
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V007 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.1027
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.2512
There are no significant pairwise differences among the means
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V008 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.0783
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.1917
There are 2 groups (A and B) in which the means are not significantly different from one another
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V009 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.0556
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.1361
There are 3 groups (A, B, etc.) in which the means are not significantly different from one another
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V010 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.0787
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.1927
There are 3 groups (A, B, etc.) in which the means are not significantly different from one another
Số lá trên thân chính lạc
Statistix - 30 Day Trial Version 9.0 solalac, 4/18/2017, 8:15:41 AM
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V004 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.0707
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.1730
There are 3 groups (A, B, etc.) in which the means are not significantly different from one another
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V005 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.1122
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.2746
There are 2 groups (A and B) in which the means are not significantly different from one another
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V006 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.1394
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.3412
There are 2 groups (A and B) in which the means are not significantly different from one another
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V007 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.1484
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.3632
There are 2 groups (A and B) in which the means are not significantly different from one another
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V008 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.2077
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.5083
There are 2 groups (A and B) in which the means are not significantly different from one another
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V009 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.1147
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.2806
There are 3 groups (A, B, etc.) in which the means are not significantly different from one another
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V010 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.1581
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.3869
There are 2 groups (A and B) in which the means are not significantly different from one another
Statistix - 30 Day Trial Version 9.0 sola, 4/18/2017, 8:17:03 AM
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V003 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.1831
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.4480
There are 2 groups (A and B) in which the means are not significantly different from one another
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V004 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.2419
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.5919
There are no significant pairwise differences among the means Đặc tính ra hoa của cây lạc
Statistix - 30 Day Trial Version 9.0 dtrahoa, 4/18/2017, 8:02:18 AM
LSD All-Pairwise Comparisons Test of S for C
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.2297
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.5621
All 4 means are significantly different from one another
LSD All-Pairwise Comparisons Test of T for C
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.2261
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.5532
All 4 means are significantly different from one another
LSD All-Pairwise Comparisons Test of T~01 for C
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.3685
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.9018
All 4 means are significantly different from one another
Yếu tố năng suất và năng suất
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V004 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.2297
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.5621
All 4 means are significantly different from one another
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V005 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.9156
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 2.2404
There are 3 groups (A, B, etc.) in which the means are not significantly different from one another
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V006 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.5720
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 1.3997
All 4 means are significantly different from one another
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V007 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.3402
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.8325
All 4 means are significantly different from one another
Hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V003 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.8165
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 1.9979
There are 2 groups (A and B) in which the means are not significantly different from one another
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V004 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.3043
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.7446
There are 2 groups (A and B) in which the means are not significantly different from one another
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V005 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.4714
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 1.1535
There are 3 groups (A, B, etc.) in which the means are not significantly different from one another
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V006 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 4.3988
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 10.764
There are 3 groups (A, B, etc.) in which the means are not significantly different from one another
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V007 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 4.7717
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 11.676
There are 3 groups (A, B, etc.) in which the means are not significantly different from one another
Hiệu lực phòng trừ sâu xanh
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V003 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.7071
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 1.7302
There are no significant pairwise differences among the means
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V004 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.4513
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 1.1044
There are 2 groups (A and B) in which the means are not significantly different from one another
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V005 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.3043
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.7446
There are 2 groups (A and B) in which the means are not significantly different from one another
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V006 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 8.7342
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 21.372
There are 2 groups (A and B) in which the means are not significantly different from one another
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V007 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 6.8076
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 16.658
There are 3 groups (A, B, etc.) in which the means are not significantly different from one another
Hiệu lực phòng trừ sâu khoang
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V003 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.4513
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 1.1044
There are 3 groups (A, B, etc.) in which the means are not significantly different from one another
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V005 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 0.2357
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 0.5767
There are 3 groups (A, B, etc.) in which the means are not significantly different from one another
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V006 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 3.3581
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 8.2170
There are 3 groups (A, B, etc.) in which the means are not significantly different from one another
LSD All-Pairwise Comparisons Test of V007 for V001
Alpha 0.05 Standard Error for Comparison 2.8530
Critical T Value 2.447 Critical Value for Comparison 6.9810
All 4 means are significantly different from one another
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN