Luận văn, báo cáo, luận án, đồ án, tiểu luận, đề tài khoa học, đề tài nghiên cứu, đề tài báo cáo - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Nông - Lâm - Ngư TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HÓA – SINH ---------- NGUYỄN THỊ THUỲ DƯƠNG NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ ĐẠI DIỆN THUỘC CHI AMAURODERMA Ở RỪNG NÚI TRÀ LENG, HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 4 năm 2015 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Địa điểm và vị trí thu mẫu .............................................................................3 Bảng 2. Số lượng loài và giống của một số bộ Nấm Việt Nam so sánh với Trung Quốc và thế giới ..........................................................................................................6 Bảng 3. Danh mục thành phần loài ...........................................................................21 Bảng 4. Các chủng khảo sát tốc độ lan tơ và đặc điểm tơ nấm của chủng Amauroderma ............................................................................................................33 Bảng 5. Tốc độ lan tơ nấm của các chủng nấm thuộc chi Amauroderma ................35 Bảng 6. Một số bài thuốc chữa bệnh của nấm Amauroderma rude.........................36 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ địa điểm thu mẫu và khảo sát ...................................................... 2 Hình 1.2. Chu trình sống của nấm đảm.................................................................... 7 Hình 2.1. Cấu tạo quả thể nấm ................................................................................. 17 Hình 3.1. Quả thể Amauroderma conjunctum ........................................................25 Hình 3.2. Quả thể Amauroderma juxtarugosum ......................................................25 Hình 3.3. Quả thể và bào tử của nấm Amauroderma preussii..................................26 Hình 3.4. Quả thể Amauroderma ramosii. ...............................................................27 Hình 3.5. Bào tử Amauroderma ramosii. ..................................................................27 Hình 3.6. Quả thể Amauroderma rude. ....................................................................28 Hình 3.7. Quả thể và bào tử Amauroderma rugosum. .............................................28 Hình 3.8. Quả thể Amauroderma scopulosum. .........................................................29 Hình 3.9. Bào tử Amauroderma scopulosum. ...........................................................29 Hình 3.10. Quả thể Amauroderma sprucei. ............................................................30 Hình 3.11. Quả thể và bào tử Amauroderma sp1....................................................30 Hình 3.12. Quả thể Amauroderma sp2. ....................................................................31 Hình 3.13. Bào tử Amauroderma sp2. ......................................................................31 Hình 3.14. Quả thể Amauroderma sp3. ...................................................................32 Hình 3.15. Quả thể Amauroderma sp4. ...................................................................32 Hình 3.16. Sự phát triển của hệ sợi nấm của chủng A1 sau 3 ngày cấy ...................33 Hình 3.17. Sự phát triển của hệ sợi nấm của chủng A2 sau 3 ngày cấy ...................34 Hình 3.18. Sự phát triển của hệ sợi nấm của chủng A3 sau 3 ngày cấy ...................34 Hình 3.19. Sự phát triển của hệ sợi nấm của chủng A4 sau 3 ngày cấy ...................35 MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1 1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2 1.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3 Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................4 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4 1.1. Đặc điểm chung của nấm .....................................................................................4 1.2. Đặc điểm chung của nấm lớn ...............................................................................5 1.3. Lịch sử nghiên cứu nấm lớn .................................................................................8 1.4. Đặc điểm sinh học và sinh thái của chi Amauroderma ......................................13 1.5. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của xã Trà Leng, huyện Nam Trà My .........14 Chương 2: VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................16 2.1. Vật liệu, hóa chất và thiết bị ……………………………………………….16 2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................17 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................21 3.1. Thu thập mẫu nấm của một số đại diện thuộc chi Amauroderma ở rừng núi Trà leng, huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam ............................................................21 3.2. Thành phần loài của một số đại diện thuộc chi Amauroderma ở rừng núi Trà Leng, huyện Nam Trà, My tỉnh Quảng Nam ............................................................21 3.3 Đặc điểm sinh học của một số đại diện thuộc chi Amauroderma ở rừng núi Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam ............................................................24 3.4. Đặc điểm nhận chi Ganoderma và Amauroderma .............................................36 3.5. Ý nghĩa thực tiễn của các loài nấm thuộc chi Amauroderma ............................36 Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................38 1. Kết luận .................................................................................................................38 2. Kiến nghị ...............................................................................................................38 Phần 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO. .......................................................................39 1 Phần 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Nấm có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của con người, chúng làm biến đổi môi trường sống của chúng ta và không thể thiếu được trong nhiều chức năng của hệ sinh thái. Nấm hình thành đất, khép kín vòng tuần hoàn vật chất (phân hủy gỗ, thân và lá cây, xác côn trùng,…), tăng cường sự mọc cho cây và sự lựa chọn cây từ môi trường của chúng. Nấm gây ngộ độc cho người và động vật, ký sinh trên cơ thể ta nhưng cũng cung cấp thực phẩm, chữa lành các vết thương, nhiều bệnh hiểm nghèo. Chúng phá hoại mùa màng, nhà cửa, các thiết bị quý và cả sách vở trong thư viện, tranh ảnh trong bảo tàng… nhưng cũng sản sinh ra các sản phẩm sinh hóa quý giá như rượu, bia, đồ uống, các chất kháng sinh và các chất có hoạt tính sinh học. Nhiều loài được dùng làm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng chứa nhiều protein, axit amin, các chất khoáng và vitamin A, B, C, D... Một số loài được ứng dụng trong công nghiệp dược phẩm, dùng để điều chế các hoạt chất điều trị bệnh như họ nấm Ganodermataceae. Nam Trà My là huyện miền núi, nằm dưới chân dãy Ngọc Linh. Nam Trà My được biết đến với các đặc sản của địa phương: Gạo đỏ, Mật ong, Quế Trà My, các loại cây dược liệu đặc biệt là cây Sâm Ngọc linh. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình chính thức nào nghiên cứu đầy đủ về khu hệ nấm lớn ở Nam Trà My nói chung và xã Trà Leng nói riêng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đa dạng nấm thuộc chi Amauroderma nhằm xác định thành phần loài, bổ sung cho danh mục khu hệ nấm Việt Nam, góp phần đánh giá tính đa dạng sinh học tại rừng núi Trà Leng, Nam Trà My là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn đa dạng sinh vật tại Việt Nam. Đồng như góp phần cung cấp số liệu cho một số ngành khoa học khác, đặc biệt là hóa học, dược học nhằm tách chiết các hợp chất có tính sinh học cao có nguồn gốc tự nhiên cho nhiều lĩnh vực như dược phẩm, nông nghiệp, công nghiệp…. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu thành phần loài và đặc điểm sinh học của một số đại diện thuộc chi Amauroderma ở rừng núi Trà Leng, huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2 1.2. Mục tiêu của đề tài - Lập được danh mục thành phần loài của nấm thuộc chi Amauroderma ở rừng núi Trà Leng, huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam - Mô tả được hình thái và cấu tạo của nấm thuộc chi Amauroderma. - Xác định được sự sinh trưởng của sợi nấm và hệ sợi của nấm thuộc chi Amauroderma. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Một số đại diện thuộc chi Amauroderma ở rừng núi Trà Leng, huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Một số đại diện thuộc chi Amauroderma ở rừng núi Trà Leng, huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam. Hình 1.1. Bản đồ địa điểm thu mẫu và khảo sát Địa điểm thu mẫu và khảo sát: Chúng tôi tiến hành thu mẫu và khảo sát tại 4 điểm thuộc 4 thôn xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng NamTrà Don Trà Tập Trà Cang Trà Linh Trà Nam Trà VinhTrà Dơn Trà Vân Trà Mai 3 Bảng 1. Địa điểm và vị trí thu mẫu STT Vị trí thu mẫu Kí hiệu 1 Thôn 1 xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam L1 2 Thôn 2 xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam L2 3 Thôn 3 xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam L3 4 Thôn 4 xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam `L4 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Ngoài thực địa Thu thập mẫu, quan sát đặc điểm hình thái và chụp ảnh. Bảo quản mẫu từ địa điểm thu thập về phòng thí nghiệm. 1.4.2. Trong phòng thí nghiệm Xử lí mẫu và phân tích mẫu vật.Nhân giống một số đại diện thuộc chi Amauroderma. 4 Phần 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm chung của nấm Nấm khác với những thực vật xanh: không có lục lạp, không có sự phân hóa thành rễ, thân, lá, không có hoa, phần lớn không chứa cellulose trong thành tế bào, không có một chu trình phát triển chung như thực vật. Nấm chỉ có thể hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể từ cơ thể khác hay từ đất qua bề mặt của tế bào hệ sợi nấm. Chính vì thế, tất cả hệ thống phân loại sinh giới hiện nay đều coi nấm là một giới riêng, tương đương với giới thực vật và động vật. Năm 1969 nhà khoa học người Mỹ R.H.Whitaker đã đưa ra hệ thống phân loại 5 giới (Kingdom):3 - Giới khởi sinh (Monera): Gồm vi khuẩn và tảo lam - Giới nguyên sinh (Protista): Gồm một số tảo đơn bào, nấm đơn bào có khả năng di động nhờ lô ng roi (tiên mao) và các động vật nguyên sinh - Giới nấm (Fungi hay Mycetalia, Mycota) - Giới thực vật (Plantae hay Vegetabilia) - Giới động vật (Animalia) Năm 1973 nhà khoa học A.L.Takhtadjan đưa ra hệ thống phân loại như sau: - Giới Mycota: gồm vi khuẩn và vi khuẩn lam - Giới nấm - Giới thực vật - Giới động vật Năm 1980, Woese căn cứ vào trật tự nucleotid trong acid ribonucleid (ARN) của ribosome 16S và 5S để tách vi khuẩn ra làm hai giới: - Giới vi khuẩn thật (Eubacteria) - Giới vi khuẩn cổ (Archaebacteria) Sau đó, ông đã gộp nấm, thực vật, động vật thành một giới chung gọi là sinh vật có nhân thật (Eukaryota). Hiện nay, các nghiên cứu về nấm người ta thường 5 dựa vào hệ thống phân loại của R.H.Whitaker (1969) và hệ thống phân loại của A.L.Takhtadjan (1973). Khóa phân loại nấm hiện đại bao gồm các ngành và ngành phụ như sau: (Allexopolous, 1962) Ngành nấm nhầy (Exomycotina): Loài nấm này có cả hai tính chất động vật và thực vật, chúng sinh sản bằng bào tử, nhưng tế bào lại là khối sinh chất không có vách ngăn bao bọc, di chuyển và nuốt thức ăn như động vật (amib). Ngành nấm thật (Eumycotina): Chiếm số lượng lớn, bao gồm các tế bào với nhân tương đối hoàn chỉnh. Tế bào nấm có vách bao bọc như tế bào thực vật, đa số cấu tạo bởi kitin. Nhiều tế bào nấm còn tích trữ đường ở dạng glycogen, giống như động vật. Một số loài sinh sản theo lối tạo những giao tử có lông roi để di động (động bào tử), nhưng hợp tử lại phát triển theo 1 kiểu chung của nấm. Dựa theo sự sinh sản hữu tính, các nhà phân loại đã chia chúng thành các ngành phụ như sau:3 - Ngành phụ nấm tiên mao (Mastigomycotina) - Ngành phụ nấm tiếp hợp (Zygomycotina) - Ngành phụ nấm túi (Ascomycotina) - Ngành phụ nấm đảm (Basidiomycotina) - Ngành phụ nấm bất toàn (Deuteromycotina) 1.2. Đặc điểm chung của nấm lớn Nấm lớn (Macro Fungi) bao gồm những nấm có thể sinh bào tử (Thường được gọi là quả thể) đạt kích thước lớn hơn 4mm trở lên, dù chúng thuộc taxon phân loại nào. Nấm lớn không phải là những “nấm bậc cao” hay “nấm thượng đẳng” như một số tác giả quan niệm, vì có nhiều loại nấm ở những bậc taxon thấp lại có quả thể lớn tới vài centimet và ngược lại rất nhiều loại nấm bậc cao không hình thành quả thể hay có quả thể rất bé. Theo quan niệm ấy nấm lớn bao gồm những nấm nhày có kích thước lớn của Myxomycetes (nấm nhày), một số nấm có quả thể phôi thai của họ Endogonaceae trong Zygomycetes (nấm tiếp hợp), một số đáng kể nấm nang có nang quả dạng chén, dạng đĩa, dạng củ của Discomycetes cũng như nang quả dạng chai nằm sâu trong mô của Pyrenomycetes và tuyệt đại đa 6 số nấm đảm trừ nấm rỉ, nấm than, nấm chưa hoàn chỉnh. Nấm lớn có số lượng loài lớn. Châu Âu có khoảng 6000 loài đã được mô tả. Ở Nhật Bản có khoảng hơn 3000 loài, Trung Quốc có khoảng 8000 loài. Trữ lượng của nấm còn chưa có những số liệu đầy đủ. Mặc dù vậy, chỉ tính riêng nấm ăn được, sản lượng hàng năm thu được trên toàn thế giới cũng đã lên đến khoảng 7 triệu tấn 3. Tới thời điểm năm 2010, có khoảng 2500 loài nấm đã được ghi nhận cho lãnh thổ Việt Nam, trong số đó khoảng 1400 loài thuộc 120 chi là những loài nấm lớn (Macro fungi). Ta có thể so sánh một số nhóm nấm lớn đã được điều tra bước đầu của Việt Nam với nấm lớn của Trung Quốc và thế giới để thấy rõ mức độ đa dạng của chúng (Bảng 2)3. Bảng 2. Số lượng loài và giống của một số bộ Nấm Việt Nam so sánh với Trung Quốc và thế giới Taxa Số lượng loàisố lượng giống ở VN Số lượng loàisố lượng giống ở TQ Số lượng loàisố lượng giống trên thế giới Myxomycota 2213 88862 Ascomycota Meliolales 181 36010 160024 Xylariales 6812 2487209 Pezizales 188 40073 1030177 Basidiomycota Agaricales 2507 800120 6000300 Aphyllophorales 30315 600100 1500150 Auriculariales 71 151 205 Boletales 5012 50040 110090 Dacrymycetales 43 377 8011 Hymenogastales 11 487 12015 Lycoperdales 226 6010 27033 Nidulariales 113 304 605 Phallales 114 7319 14032 7 Russulales 355 1506 50010 Tremellales 178 8273 27053 Phát sinh cá thể của nấm lớn: Hình 1.2. Chu trình sống của nấm đảm Chu trình sống của nấm đảm (Basidiomycota): đảm bào tử khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nảy mầm cho ta sợi đơn bội, chúng thường hình thành vách ngăn tạo nên những tế bào một nhân. Dạng sợi này tồn tại rất ngắn, rồi mau chóng tiếp xúc sợi song hạch. Ở phần lớn các loài, tế bào mọc ra một khuỷu – thường gọi là khóa (cầu nối) giữa hai nhân khác tính. Sau đó cả hai nhân đêu phân chia để cho 4 nhân con, một nhân đi vào nhánh, một nhân ở lại gốc, còn hai nhân khác tính ở phần đầu của sợi. Tiếp sau đó khuỷu cong xuống, hòa tan màng, đổ nội chất và nhân vào tế bào gốc, đồng thời xuất hiện vách ngăn với tế bào đỉnh. Kết quả là hình thành nên tế bào song hạch mới, tế bào dưới tế bào đỉnh lại trở nên song hạch và vết tích còn lại như chiếc cầu của ổ khóa nên được gọi là khóa hay cầu nối, móc nối. Quá trình song hạch hóa còn diễn ra theo một vài cách khác nhau mà không tạo thành khóa như trên. Sợi song hạch được tạo thành có khả năng sinh trưởng vô hạn và hầu như chiếm toàn bộ đời sống của nấm. Trong những điều kiện nhất định, sợi song hạch 8 bện kết lại tạo nên quả thế nấm với hình dạng, kích thước và cấu trúc đa dạng. Sau đó, trên quả thể hình thành nên lớp sinh sản, tạo nên chủ yếu do các tế bào song hạch hữu thụ là mẹ của đảm và đôi khi có cả các tế bào bất thụ như dạng giá, liệt bào… sắp xếp theo dạng bờ rào. Tế bào mẹ của đảm tăng kích thước, chứa chất nguyên sinh, thường có dạng chùy chuyển thành đảm non và diễn ra sự giao phối 2 nhân khác tính. Tiếp sau đó diễn ra sự phân chia hai lần, trong đó có một lần giảm nhiễm để cho 4 nhân con. Lúc này, ở phần đỉnh đầu của giá mọc ra 4 mấu lồi, nội chất cũng như nhân từng chiếc một đi qua mấu lồi, hình thành nên 4 đảm bào tử ngoại sinh bằng cách nảy chồi phình lên và thắt dần lại. Bào tử chín, được phát tán một cách chủ động vào không gian và lặp lại chu trình sống 3. 1.3. Lịch sử nghiên cứu nấm lớn 1.3.1. Tình hình nghiên cứu nấm lớn trên thế giới Nấm được xem là sinh vật có kích thước hệ sợi lớn nhất trên hành tinh chúng ta (ở Armillaria bulbosa hệ sợi lan rộng tới 15ha, trọng lượng ước tính 10 tấn, thời gian tới 1.500 tuổi) và có giá trị to lớn trong đời sống con người từ xa xưa. Vào đầu thế kỷ XX, Nấm học phát triển rực rỡ, trở thành một ngành khoa học thực sự 3. Nhiều công trình nghiên cứu về nấm xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Trong một thời gian ngắn (30-40 năm) nhiều chi nấm mới đã được mô tả dựa vào các đặc điểm hiển vi và nhiều chi nấm cũ được xem xét lại trên cơ sở các tiêu chuẩn phân loại hiện đại. Trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI các nhà nghiên cứu đã kết hợp giữa phân loại truyền thống với phân loại dựa trên những tiêu chuẩn hiện đại như: các phản ứng hóa học, sự phân tích, hệ sợi nấm kiểu gây mục, đặc điểm nuôi cấy, mà đặc biệt là cấu trúc phân tử AND đã mang lại những kết quả chính xác hơn. 10 1.3.2. Tình hình nghiên cứu nấm lớn ở Việt Nam Việt Nam là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao trên thế giới với khoảng 12000 loài thực vật bậc cao và 3000 loài động vật có xương sống đã được mô tả, trong đó có những loài đặc hữu. Cấu trúc địa chất độc đáo, địa lý thủy văn đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa, những kiểu sinh thái khác nhau.. đã góp phần tạo nên sự đa dạng của khu hệ nấm Việt Nam. 9 Năm 1978, Trịnh Tam Kiệt công bố “Những dẫn liệu về khu hệ nấm sống trên gỗ vùng Nghệ An” tác giả đã mô tả 90 loài nấm sống trên gỗ. Năm 1984, Trịnh Tam Kiệt và Phan Huy Dục với công trình “Góp phần nghiên cứu nấm mực Coprinaceae Róe vùng Hà Nội” đã công bố 29 loài . Trịnh Tam Kiệt công bố “Danh lục khu hệ nấm lớn của Việt Nam” gồm 826 loài. Trịnh Tam Kiệt công bố danh lục khu hệ nấm của Việt Nam “Preliminary checklist of macrfungi of VietNam” với 837 loài nấm lớn nhất ở Việt Nam đã được công bố1. Năm 2000, tại hội nghị Sinh học Quốc gia “Những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu sinh học”, Trịnh Tam Kiệt, Ngô Anh, U. Grafe và H. Dorfelt đã công bố “Những dẫn liệu bổ sung về thành phần loài và các hợp chất tự nhiên của khu hệ nấm lớn ở Việt Nam”, trong đó các tác giả đã công bố 65 loài mới của khu hệ nấm lớn Việt Nam và thông báo về một số hợp chất tự nhiên được nghiên cứu ở 25 loài nấm lớn Việt Nam, trong đó hơn 10 cấu trúc mới về các hợp chất tự nhiên ở nấm lớn Việt Nam đã được xác định cho khoa học.3 Năm 2004, Trịnh Tam Kiệt, Trịnh Tam Bảo trong một số công trình: “Nghiên cứu dưới chi Elfvingia và 1 chi Tomophagus ở Việt Nam” đã xác định được 13 loài thuộc dưới chi Elfvingia và 1 loài thuộc chi Tomophagus; “Nghiên cứu chi Phellinus ở Việt Nam” đã xác định 22 loài thuộc chi Phellinus và 1 loài thuộc chi Phylloporia, “Nghiên cứu thành phần loài nấm đa niên thuộc họ Coriolaceae” đã công bố 17 loài trong 8 chi.3 Tiếp đó, đến năm 2008, Trịnh Tam Kiệt và Trịnh Tam Bảo “Thành phần loài nấm dược liệu của Việt Nam” được in trong tạp chí di truyền và ứng dụng.5 Năm 2010, Trịnh Tam Kiệt công bố “ Hệ thống của nấm tới các taxon lớn theo quan điểm hiện đại” đã chỉ rõ hệ thống của nấm theo nghĩa rộng tới các bậc phân loại lớn bao gồm các giới phụ, ngành, ngành phụ, lớp, lớp phụ, bộ 11. Đặc biệt Trịnh Tam Kiệt trong 3 tập sách: Nấm lớn ở Việt Nam tập 1(2011), nấm lớn Việt Nam tập 2(2012), nấm lớn Việt Nam tập 3(2013), danh mục các loài nấm lớn ở Việt Nam (2014) đã công bố hơn 1800 loài nấm của Việt Nam có kèm theo mô tả tài liệu dẫn cũng như ảnh màu minh họa đã cung cấp những dữ liệu khá chi tiết về các loài nấm đã ghi nhận được.12 10 1.3.3. Tình hình nghiên cứu nấm thuộc chi Amauroderma ở thế giới Amauroderma được biết đến là một chi nấm có kích thước trung bình thuộc họ Ganodermataceae, được Mirrill mô tả vào năm 1905 với khoảng trên 30 loài phân bố rộng, đặc biệt ở vùng nhiệt đới.3 Khi theo dõi quá trình phát sinh hình thái của các loài thuộc Amauroderma, tán nấm hình thành, liền tán và tạo kiểu đính tâm rất tương đồng với các loài Ganoderma mọc tự do dưới đất. Cho nên có thể xem chi Amauroderma đã được phát sinh trực tiếp từ Ganoderma và dường như đây là nhánh phân hóa lớn nhất trong họ Ganodermataceae (Lê Xuân Thám, 2010).10 Những loài thuộc chi Amauroderma thường có đặc điểm chung như quả thể một năm, có cuống, mọc trên gỗ hoặc trên đất, mũ nấm hình gần trong tới hình thận hay hình quạt, bề mặt mũ nấm thường màu đen hay nâu có thể bóng hay nhăn, thường có những vân đồng tâm hay xen kẽ, mũ nấm có tầng vỏ thường không láng bóng, thịt nấm gần như màu trắng hoặc màu nâu, bào tử thường hình gần cầu tới hình trụ, từ trong suốt đến hơi vàng, dao động từ 6-17μm, hai lớp có độ dày đồng đều, lớp thành bên trong sần sùi. Một đặc điểm “kỳ lạ” của một số loài thuộc chi này là mép tán non và mặt dưới của quả thể khi bị tổn thương (rách, rạch xước hay ấn mạnh) thì có hiện tượng chuyển màu từ màu cam - đỏ cam - đỏ tươi - nâu đen, hiện tượng này đã được ghi nhận ở các loài như Amauroderma rude, Amauroderma rugosum....9. 1.3.4. Tình hình nghiên cứu nấm thuộc chi Amauroderma ở Việt Nam Trong Danh lục các loài nấm lớn nhất ở Việt Nam, Trịnh Tam Kiệt đã đưa ra danh lục chi Amauroderma với 19 loài, trong đó có 6 loài được xếp vào danh sách các loài nấm dược liệu như: Amauroderma bataanense Murr., Amauroderma rugosum (Blume T. Nees) Torrend, Amauroderma scopulosum (Bert.) Imazeki, Amauroderma niger Lloyd, Amauroderma subresinosum (Murr.) Corne, Amauroderma rude (Berk) Torend, cũng được chứng minh là có hoạt tính chống ung thư. Và một loài Amauroderma sp vẫn chưa xác định được tên khoa học.4 Bên cạnh những nghiên cứu về nấm nói chung, những nghiên cứu về chi Amauroderma cũng được một số tác giả chú ý đến như: năm 1981 Furtado trong công trình “Taxonomoy of Amauroderma (Basidiomycetes, Polyporaceae)” đã miêu tả 27 loài Amauroderma dựa vào hình dạng đảm bào tử từ hình cầu đến hình 11 gần cầu với vỏ bào tử dạng 2 lớp. Đến năm 2009 , Thiago Vinicius Silva Campacci Adriana de Mello Gugliotta trong công trình “A review of Amauroderma in Brazil, with A. Oblongisporum newly recorded from Neotropics” đã xác định có 20 loài Amauroderma ở Brazil và loài Amauroderma oblongisporum lần đầu tiên được ghi nhận ở vùng Nam Mỹ. Ngoài những công trình nghiên cứu về phân loại học thì các loài thuộc chi Amauroderma cũng được quan tâm nghiên cứu về hoạt tính sinh học đặc biệt trên Amauroderma rugosum như công trình của Pui-Mun chan năm 2013: “Amauroderma rugosum (Blume T. Nees) Torrend: Nutritional Composition and Antioxidant and Potential Anti-Inflammatory Properties” chỉ ra hoạt sinh học chống oxi hóa và kháng viêm của dịch chiết lấy từ nấm Amauroderma rugosum, hay công trình nghiên cứu về hoạt tính chống ung thư của Amauroderma rude trong “Anticancer Activity of Amauroderma rude” được công bố năm 2013 bởi tác giả Xiangling Yang, Hoaran Li cùng cộng sự . Danh lục các loài nấm đã ghi nhận ở Việt Nam theo Trịnh Tam Kiệt (2014) 12. Ngành Basidiomycota R.T.Moore (1980) Ngành phụ Agaricomycotina Doweld (2001) Lớp Agaricomycetes Lớp phụ Agaricomycetidae Parmasto(1986) Bộ Polyporales Gaum (1926) Họ Ganodermataceae (Donk) Donk(1948) Chi Amauroderma Pat (1889) 1. Amauroderma amoinese Zhao et Xu, Acta Mycol. Sin. 2(3): 164, 1983 2. Amauroderma preussii (Henn) Steyaert, Persoonia 7(1): 107-108,1972 3. Amauroderma paraetervisum (Pat) Torr, Broteria Bot. 18:131, 1972 4. Amauroderma scopulosum (Blume Nees:Fr) Torrend, Broteria B ot. 18: 127.1920 5. Amauroderma Scopulosum (Berk) Imazeki, Bull. Gov. Forest Exp. St. Tokyo 57:99(1952) 12 6. Amauroderma Yunnaense Zhao Zang., Zhao J.D., Ganodermataceae in China, Biblio. Mycol.Brand 132: 157,1989 7. Amauroderma bataanenese Murr – Bull. Torrey Club 35: 407,1908 8. Amauroderma Auriscalpium (Pers) Torr., Broteria Bot. 18:131,1920 9. Amauroderma dayaoshanenes J.D.Zhao et X.Q.Zhang, Acta Mycol. Sinica 6(1): 5, 1987 10. Amauroderma elmerianum Murr, Bull. Torrey Bot. Cl.34: 475 (1907) 11. Amauroderma exile (Berk) Torrend, Broteria Bot.18: 142, 1920 12. Amauroderma fujiannenese J.D.Zhao et X.Q.Zhang, Acta Mycol. 13. Amauroderma niger Lloyd, Mycol. Writ. 6: 881,1919 14. Amauroderma rude (Berk) Torrend, Broteria Bot. 18: 127 (1920) 15. Amauroderma pullatum (Berk. Ex Cooke) Cunn, Proc. Lim Soc.N.S.Wales 75 238,1950 16. Amauroderma Pullatum (Berk. Ex Cooke) Pat. Var. pleuropodium(pat) 17. Amauroderma schomburgkii (Mont. Et Berk) Torrend, Broteria ser. Bot. 18: 140, 1920 18. Amauroderma Subresinosum (Mourr) Corner, Polyoraceae I., Amaroderma and Ganoderma, P.93,1983 19. Amauroderma sp Ở Việt Nam những nghiên cứu về chi Amauroderma còn rất ít, chủ yếu là điều tra thành loài ở một số vùng sinh thái như năm 1996 luận văn phó tiến sĩ của Lê Xuân Thám: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và đặc điểm hấp thu khoáng Linh chi Ganoderma lucium (Leyss.ex Fr)”10. Vào năm 2013 công trình của Trịnh Tam Anh, Trịnh Tam Kiệt: “Research on taxonomy of fungi in Ba Vì national park”, đã miêu tả được 4 loài Amauroderma có ở vườn quốc gia Ba Vì. Cùng năm tại hội nghị toàn quốc lần thứ V về sinh thái và tài nguyên sinh vật có báo cáo của Nguyễn Phương Đại Nguyên, Lê Bá Dũng, Đỗ Hữu Thư “Đa dạng thành phần loại họ Ganodermataceae Donk ở vườn Quốc Gia Yok Đôn thuộc khu vực Tây Nguyên” xác nhận có 4 loài thuộc chi Amauroderma ở vườn Quốc Gia Yok Đôn, trong đó có 2 loài Amauroderma nigger, Amauroderma subresinosum là dược liệu 13 quý nhất6. Gần đây nhất, năm 2015 Phạm Ngọc Dương, Nguyễn Thị Anh, Vũ Đình Duy, Lê Xuân Thám đã báo cáo trong hội nghị toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ VI về “Bước đầu nghiên cứu loài nấm linh chi mới phát hiện ở vườn quốc gia Cát Tiên” đã phân tích về hình thái và sinh học phân tử của 8 loại nấm thuộc họ Ganodermatace 8. 1.4. Đặc điểm sinh học và sinh thái của chi Amauroderma 1.4.1. Đặc điểm sinh học của chi Amauroderma Nấm Linh chi được xem là nấm nhiều lỗ (polypore) sống bám trên thân cây gỗ. Chúng thường sống đa niên, hoá gỗ cứng, phân tầng, có cuống hoặc không. Khi theo dõi quá trình phát sinh hình thái ở các loài Amauroderma, tán nấm hình thành, liền tán và tạo kiểu đính tâm rất tương đồng với các loài Ganoderma mọc tự do dưới đất. Cho nên có thể xem chi Amauroderma đã phát sinh trực tiếp từ Ganoderma và đây là nhánh phân hoá lớn nhất trong họ Ganodermataceae (Lê Xuân Thám, 2010)14. Nấm Amauroderma có vị trí phân loại được thừa nhận rộng rãi hiện nay: Ngành Basidiomycota R.T.Moore (1980) Ngành phụ Agaricomycotina Doweld (2001) Lớp Agaricomycetes Lớp phụ Agaricomycetidae Parmasto(1986) Bộ Polyporales Gaum (1926) Họ Ganodermataceae (Donk) Donk(1948) Chi Amauroderma Pat (1889) Amauroderma có quả thể cứng, có cuống, mọc trên gỗ hoặc trên đất, mũ nấm hình gần trong tới hinh thận hay hình quạt, bề mặt mũ nấm thường màu đen hay nâu có thể bóng hay nhăn, thường có những vân đồng tâm hay xen kẽ, mũ nấm có tầng vỏ thường không láng bóng, thịt nấm gần như màu trắng hoặc màu nâu, bào tử thường hình gần cầu tới hình trụ, từ trong suốt đến hơi vàng, dao động từ 6-17μm, hai lớp có độ dày đồng đều, lớp thành bên trong s...
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nấm khác với những thực vật xanh: không có lục lạp, không có sự phân hóa thành rễ, thân, lá, không có hoa, phần lớn không chứa cellulose trong thành tế bào, không có một chu trình phát triển chung như thực vật Nấm chỉ có thể hấp thu chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể từ cơ thể khác hay từ đất qua bề mặt của tế bào hệ sợi nấm Chính vì thế, tất cả hệ thống phân loại sinh giới hiện nay đều coi nấm là một giới riêng, tương đương với giới thực vật và động vật
Năm 1969 nhà khoa học người Mỹ R.H.Whitaker đã đưa ra hệ thống phân loại 5 giới (Kingdom):[3]
- Giới khởi sinh (Monera): Gồm vi khuẩn và tảo lam
- Giới nguyên sinh (Protista): Gồm một số tảo đơn bào, nấm đơn bào có khả năng di động nhờ lô ng roi (tiên mao) và các động vật nguyên sinh
- Giới nấm (Fungi hay Mycetalia, Mycota)
- Giới thực vật (Plantae hay Vegetabilia)
Năm 1973 nhà khoa học A.L.Takhtadjan đưa ra hệ thống phân loại như sau:
- Giới Mycota: gồm vi khuẩn và vi khuẩn lam
Năm 1980, Woese căn cứ vào trật tự nucleotid trong acid ribonucleid (ARN) của ribosome 16S và 5S để tách vi khuẩn ra làm hai giới:
- Giới vi khuẩn thật (Eubacteria)
- Giới vi khuẩn cổ (Archaebacteria)
Sau đó, ông đã gộp nấm, thực vật, động vật thành một giới chung gọi là sinh vật có nhân thật (Eukaryota) Hiện nay, các nghiên cứu về nấm người ta thường
VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu, hóa chất và thiết bị
2.1.1 Dụng cụ và trang thiết bị
- Cân và cân điện tử
- Kính lúp cầm tay, máy ảnh, sổ ghi chép, thước…
- Dao dùng để phân lập và cây nấm
2.1.2 Môi trường và hóa chất
- Môi trường PGA cải tiến (môi trường phân lập và nhân giống cấp một): + Glucozo 20g
- Môi trường hạt lúa (môi trường nhân giống cấp 2):
- Formol hay dung dịch cồn
- Glixerin, HgCl2, dung dịch KOH:2-5%, nước, formalin, băng phiến.
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập mẫu vật
2.2.1.1 Quan sát đặc điểm hình thái
Quan sát khi chép những đặc điểm có thể biến mất của nấm vào phiếu điều tra cụ thể như sau:
Hình 2.1 Cấu tạo quả thể nấm
Mũ nấm: ghi lại màu (non đến già; ướt đến khô), kích cỡ, hình dạng, cấu trúc bề mặt và độ nhày nhớt, mép, vảy nấm
Cuống nấm: ghi lại màu, kích cỡ, hình dạng, cấu trúc bề mặt, kiểu bao ở gốc, vảy nấm, vòng nấm
Thịt nấm: ghi lại màu thịt trong mũ và cuống, cấu trúc, sự đổi màu khi cắt hoặc bẻ, dịch rỉ màu và sự thay đổi
Phiến nấm: ghi lại màu, nhiều hay thưa, độ dày, sự phân nhánh, độ sâu, mép phiến, cách kết hợp với thân
Bụi bào tử nấm: ghi lại màu của vết in bụi bào tử
Chụp ảnh các góc độ của nấm: Chụp mặt trên xuống, chụp mặt dưới của quả thể, của cuống nấm
Nấm mọc trên cây: Tách nấm khỏi cây cần dùng dao nhọn hay rựa để tách, khi tách phải để lại giá thể
Nấm mọc trên đất: Dùng dao đào sâu xuống đất lấy cả giá thể đất và nấm Chúng tôi thu hái nguyên vẹn quả thể nấm, gồm cả phần gốc và phần thân Thu thập mẫu xong phải ghi kí hiệu
2.2.1.3 Cách bảo quản nấm từ địa điểm thu thập về phòng thí nghiệm
Mỗi loài riêng cần để riêng vào túi đựng mẫu
Túi đựng mẫu phải tuân thủ đúng nguyên tắc sau:
Những nấm có dạng tán, dạng xù dùng giấy gói thành dạng phểu Những nấm có dạng sò, dạng củ dùng giấy báo, giấy bản, túi xi măng Những loại có kích thước nhỏ, dễ gẫy, dễ giòn thì đựng riêng trong hộp
Không sử dụng túi nilong đựng
2.2.2 Phương pháp xử lí mẫu vật
Tại phòng thí nghiệm Sinh học – Bảo vệ thực vật trường Đại học Quảng Nam: Chúng tôi tiến hành xử lí như sau:
Những mẫu nấm được đem về bày trên bàn
Tiến hành mô tả hình dạng, kích thước, mũ nấm (mặt mũ, mép mũ), cuống nấm, màu sắc, bào thể, mô nấm,…
Nấm được phơi khô tự nhiên hay sấy khô từ từ ở nhiệt độ 60-80°C
Sau đó ngâm mẫu nấm trong dung dịch HgCl2 3% trong 30 phút
Vớt ra, sấy khô, gói cẩn thận, đánh số rồi xếp vào hộp gỗ, hộp giấy hay thùng kẽm đậy kín (Phương pháp này thường dùng đối với nấm có thể quả)
Sử dụng dung dịch formol 4%, hay dùng dung dịch 1/3 cồn, 1/3 formol, 1/3 Glixerin để ngâm mẫu (Phương pháp này được sử dụng đối với mẫu nấm có thể quả bằng chất thịt)
2.2.3 Phương pháp phân tích mẫu vật
2.2.3.1 Phương pháp phân tích đặc điểm hình thái của nấm
Mẫu vật được phân tích các đặc điểm hình thái và các cấu trúc hiển vi theo các thông tin sau:
Dạng Màu sắc Mặt, mép mũ
Cấu trúc Chiều dày Màu sắc Mùi vị Bào thể (Phiến, ống, ) Dạng
2.2.3.2 Phương pháp phân tích cấu trúc hiển vi của nấm:
Làm tiêu bản hiển vi Đối với mẫu nấm có dạng hình ống, hình phiến dùng dao lam cắt thẳng góc qua ống nấm, phiến nấm rồi lên tiêu bản với giọt nước (đối với mẫu tươi) và giọt KOH 3% (đối với mẫu khô) đậy lamen rồi đem quan sát dưới kính hiển vi Đối với mẫu nấm có bào thể nhẵn thì dùng dao cắt lát mỏng qua bề dày của quả thể rồi lên tiêu bản giống như trên
Quan sát cấu trúc hiển vi
Vẽ hình, mô tả cấu trúc hiển vi như: hình dạng, màu sắc, kích thước bào tử
Sau khi phân tích các đặc điểm sinh học đã tham khảo, đối chiếu, so sánh với các tài liệu trong nước và ngoài nước liên quan đến chi Amauroderma
Quá trình định loại được tiến hành qua các bước:
- Các mẫu sau khi được xử lý thì sắp xếp theo chi và loài
- Định tên khoa học theo từng chi
2.2.5 Phương pháp chuẩn bị môi trường nuôi cấy
2.2.5.1 Môi trường phân lập và nhân giống cấp 1
Môi trường môi trường PGA cải tiến dùng để phân lập và nhân giống cấp 1 được tiến hành như sau: Khoai tây được gọt vỏ rửa rôi cắt lát, cho vào nồi đun chung với nước, đun sôi 20 phút, lọc lấy nước chiết và bổ sung nước cất cho đủ 1 lít Sau đó bổ sung agar và cao nấm men, đun cho chất này hòa tan đều vào nhau, sau đó đợi nguội đến 70 0 C (áp vào má có thể chịu được) đem rót vào trong các ống nghiệm để phân lập, cấy truyền giữ giống và nhấn giống cấp 1 Ống nghiệm rót 1/3 chiều dài ống nghiệm, không đổ môi trường khi còn quá nóng vì hơi nước đọng lại trên thành, nắp sau đó rơi xuống làm ước bề mặt thạch Cũng không đổ môi trường khi đã nguội vì khi đổ môi trường đã bị vón lại Sau đó khử trùng ở nhiệt độ 121 0 C, 1atm trong 25 phút, hấp xong để nguội
2.2.5.2 Môi trường nhân giống cấp 2
Quá trình chuẩn bị môi trường hạt (giống cấp 2) được tiến hành như sau: Lúa ngâm trong nước lạnh khoảng 12 giờ, rửa thật sạch sau đó cho vào nồi nấu đến khi hạt thóc nở bung ra thì ngừng lại, để cho hạt thóc nguội trộn đều với 1% CaCO3, cho lúa vào chai thủy tinh Tiến hành hấp khử trùng ở nhiệt độ 121 0 C, 1 atm, trong
120 phút, hấp xong để nguội.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thu thập mẫu nấm của một số đại diện thuộc chi Amauroderma ở rừng núi Trà leng, huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam
Việc thu thập mẫu được tiến hành chủ yếu tại rừng núi Trà leng, huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam
Thời gian thu mẫu được tiến hành vào các thời kỳ khác nhau trong năm bao gồm các đợt sau: Đợt 1: tháng 10 năm 2015, chúng tôi thu được 8 mẫu Đợt 2: tháng 11 năm 2015,chúng tôi thu được 5 mẫu Đợt 3: tháng 12 năm 2015,chúng tôi thu được 7 mẫu Đợt 4: tháng 01 năm 2016,chúng tôi thu được 9 mẫu
Tổng số mẫu nấm thu được 29 mẫu, chủ yếu ở dạng sấy khô Sau đó, chúng tôi tiến hành
Thành phần loài của một số đại diện thuộc chi Amauroderma ở rừng núi Trà Leng, huyện Nam Trà, My tỉnh Quảng Nam
Việc thu thập mẫu được tiến hành chủ yếu tại rừng núi Trà leng, huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam
Thời gian thu mẫu được tiến hành vào các thời kỳ khác nhau trong năm bao gồm các đợt sau: Đợt 1: tháng 10 năm 2015, chúng tôi thu được 8 mẫu Đợt 2: tháng 11 năm 2015,chúng tôi thu được 5 mẫu Đợt 3: tháng 12 năm 2015,chúng tôi thu được 7 mẫu Đợt 4: tháng 01 năm 2016,chúng tôi thu được 9 mẫu
Tổng số mẫu nấm thu được 29 mẫu, chủ yếu ở dạng sấy khô Sau đó, chúng tôi tiến hành
3.2 Thành phần loài của một số đại diện thuộc chi Amauroderma ở rừng núi Trà Leng, huyện Nam Trà, My tỉnh Quảng Nam
3.2.1 Danh lục các loài nấm đã ghi nhận
Sau khi phân tích các đặc điểm sinh học của 29 mẫu nấm thu được chúng tôi đã tham khảo, đối chiếu, so sánh với các tài liệu liên quan đến chi Amauroderma của Trịnh Tam Kiệt (Nấm lớn nhất ở Việt Nam, tập 2) và Lê Xuân Thám (Nấm trong công nghệ và chuyển hóa môi trường) chúng tôi đã phân loại được 12 loài nấm
Bảng 3 Danh mục thành phần loài
Stt Tên khoa học Công dụng Số lần gặp trong 4 đợt thu mẫu
Imazeki, Bulletin of the Tokyo Science
Polyporux rugosus Blume T Nees, Nova
Syn Ganoderma preussii Henn., Engl Bot
4 Amauroderma ramosii (Murr.) Bull Torrey
Syn A subrugosum (Bres & Pat.) Torr., teste
5 Amauroderma rude ( Berk.), Torend, Bot 18:
Syn Polyporus rudis Berk – Ganoderma pullatum (Berk.) Pat., Furtado, 1981.[4]
6 Amauroderma rugosum (Blume Nees: Fr.)
Ganodarmataceae in China, Biblio Mycol
Yucheng, 192: 2005- Nấm hắc chi gồ ghề
Syn Amauroderma subrugosum (Berk Pat.)
Blume Nees: Fr.) Pat 1889- Polyporus rugosus Blume Nes: Fr., 1921., Steyacrt R
Bull Gov Forest Exp St Tokyo 57:
99(1952)- Nấm ống nhỏ lie cuống đen
Syn Polyporus scopulosus Berk., Teng S C.,
Fungi of China p 378, 1996- Trametes scopulosus( Berk.) Bres., Hedwigia 31:
Polyorus scopulosus (Berk.) Pat.- Trametes rhizophorae Reich.[4]
3.2.2 Nhận xét về thành phần loài đã ghi nhận
Tổng số mẫu thu được là 12 mẫu, theo phương pháp phân loại nấm xác định được 12 loài Amauroderma kết quả trên cho thấy tính đa dạng của các loài nấm thuộc chi Amauroderma tại rừng núi Trà Leng là rất cao, là tài nguyên quý của Việt Nam và thế giới Do đó cần có nhiều thêm các nghiên cứu đa dạng chi
Amauroderma hơn nữa sẽ có ý nghĩa trong việc bảo tồn tính đa dạng sinh vật tại rừng núi Trà Leng nói riêng, Việt Nam và thế giới nói chung, cũng như cung cấp số liệu cho các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là hóa học nhằm tách chiết các hợp chất mới có hoạt tính sinh học cao, có nguồn gốc tự nhiên cho nhiều lĩnh vực như dược phẩm, nông nghiệp, công nghiệp…Trong 12 loài đã ghi nhận thì các loài nấm sống được trên gỗ mục là chủ yếu và toàn bộ các loài đều gây mục trắng, bên cạnh đó vẫn có vài loài có tính dược liệu cao
Qua 4 đợt thu mẫu tôi nhận thấy rằng loài Amauroderma scopulosum, Amauroderma rude, Amauroderma rugosum, là những loài này mọc phổ biến
Trong đó, loài Amauroderma scopulosum là loài phổ biến nhất đều gặp khi thu mẫu Bên cạnh đó hai loài Amauroderma rude, Amauroderma rugosum có tác dụng làm được liệu nên cần khai thác và nuôi trồng một cách hợp lý Bên cạnh những loài gặp phổ biến thì cũng có những loài thường gặp với tần số xuất hiện trong những lần thu mẫu là 50-75% như Amauroderma conjunctum, Amauroderma juxtarugosum, Amauro ramosii Hầu hết các loài này đều phá hoại gỗ, tuy nhiên loài Amauro ramosii còn được sử dụng làm dược liệu Cuối cùng, 6 loài Amauroderma sprucei, Amauroderma preussii và 4 loài Amauroderma sp thì mọc không phổ biến Chúng tôi chỉ gặp một lần khi thu mẫu và có tới 4 loài chưa xác định được tên loài, chỉ xác định được tên chi Sáu loài này đều gây mục gỗ
Trong quá trình thu thập mẫu ở thiên nhiên đa số các mẫu thu được đã khô nên quá trình lấy bào tử trong phòng thí nghiệm gặp không ít khó khăn.
Đặc điểm sinh học của một số đại diện thuộc chi Amauroderma ở rừng núi Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
3.3.1 Một số đặc điểm hình thái và hiển vi của các loài nấm đã ghi nhận
3.3.1.1 Amauroderma conjunctum (Lloyd.) Torend Số mẫu IMG 6055
Quả thể hình thận đến gần tròn, quả thể có mép nhăn nheo, gợn sóng chia thùy, cuống đính bên, mũ nấm màu đen, không lông, có các gờ nối đồng tâm, kích thước chiều dài của mũ nấm 11-14 cm, kích thước chiều rộng của mũ nấm là 4-6cm Thịt nấm màu quế, ống nấm dài 6-8mm, 5-7 ống Bề mặt có vân đậm nhạt màu đồng tâm Mặt lỗ màu vàng đất lông cứng Cuống dài 6-8cm, đường kính 0,4- 0,7cm Mọc trên gỗ mục Khi thu thập mẫu thì thường bắt gặp, loài này phá hoại gỗ, gây mục gỗ
Hình 3.1 Quả thể Amauroderma conjunctum
3.3.1.2 Amauroderma juxtarugosum (Lloyd.) Imazeki Số mẫu IMG 6033
Quả thể một năm, cuống đính bên, mũ nấm hình thận, mặt mũ đen, không lông, mép tù trên mép có gờ đồng tâm rất ràng, mặt mũ có gờ nối đồng tâm nhưng không rõ, kích thước chiều dài của mũ nấm 3-4.5 cm, kích thước chiều rộng của mũ nấm 2.5-3 cm, độ dày của quả thể 0.5-0.8 cm, cuống nấm cùng màu với mũ nấm chất gỗ, dài 6 -10 cm, chiều dày 5-7mm, mô nấm màu nâu nhạt, ống nấm màu nâu đậm hơn mô nấm, dài 4-5mm, 4-6 ống nấm trong 1mm Tần số xuất hiện trong các lần thu mẫu là 75% Mọc trên gỗ mục
Hình 3.2 Quả thể Amauroderma juxtarugosum
3.3.1.3 Amauroderma preussii (Henn.) Steyacrt Số mẫu IMG 6889/90
Thể quả một năm, đường kính tán 4 - 10cm, dày 0,4-0.5 cm, mũ nấm hình bán nguyệt đến hình dạng quạt Bề mặt mũ nấm lồi lõm không đều, mép mỏng có vân bức xạ, mép tù Mặt mũ màu nâu sẫm đến đen bóng, có lông tơ Miệng ống nấm hình tròn có 6-7 lỗ/mm Cuống dài 12-16 cm, đường kính 0,5-1cm, cuống nấm mọc lệch hoặc mọi bên có màu nâu sẫm Bào tử màu nâu nhạt, có 2 lớp màng, có hình trứng Nấm hoại sinh trên đất mọc trên gỗ mục Loài này ít gặp khi thu mẫu
Hình 3.3 Quả thể và bào tử của nấm Amauroderma preussii
3.3.1.4 Amauroderma ramosii (Murr.) Bull Số mẫu IMG 6891/6893
Tán nấm có đường kính 4-6cm, bề dày của tán nấm mỏng 0,3- 0,6cm, mép tù, có rất nhiều vòng đồng tâm mờ, có nhiều hằn rãnh tỏa ra tới mép, màu xám nâu - xám đen, sau ngả đen đậm và cuống thường rất dài 15-31 cm, có thể cong hoặc thẳng, màu xám nâu đến xám đen Toàn bộ thể quả phủ lớp lông nhung mịn xám chuột, lúc non tươi có ánh nâu đỏ, sau xám đen dần theo tuổi nấm Lớp vỏ tán mỏng, giòn, dễ dập vỡ khi khô Mép tán thường mỏng, khá sắc cạnh, ít khi rách phân thùy Bào tử hình cầu gồm 2 lớp Mọc trên gỗ mục vùi trong đất Thường gặp khi thu mẫu, với tần số xuất hiện là 50% , công dụng của nấm này là dược liệu
Hình 3.4 Quả thể Amauroderma ramosii
Hình 3.5 Bào tử Amauroderma ramosii
3.3.1.5 Amauroderma rude ( Berk.), Torend Số mẫu 6032
Quả thể 1 năm, có cuống, chất bì dai, gần như hình tròn cho tới dạng hình thận, kích thước 3-10cm chiều rộng, 0,5-0,7cm chiều dày Mặt trên mũ có nhiều đường gờ phóng xạ rất rõ, màu xám nâu đến nâu, có các vòng đồng tâm không rõ rệt, mép cuộn xuống dưới và thường xé thùy Mô nấm màu vàng xám, 24mm chiều dày Ống nấm 2-3mm chiều dài, đậm hơn là mô nấm Mặt ống nấm màu nâu đen, ống nấm gần như hình tròn, 5-6 ống trong 1mm Cuống nấm đính giữa, hình trụ, dài, ở phần gốc hơi có dạng rễ đến dạng nĩa Mọc trên gỗ mục
Hình 3.6 Quả thể Amauroderma rude
3.3.1.6 Amauroderma rugosum (Blume Nees: Fr.) Torend Nấm hắc chi gồ ghề
Thể quả nhỏ đến vừa hoặc lớn Đường kính tán nấm 5-12 cm, bề dày của quả thể 0,3-1,6 cm; hình thận hay bán nguyệt; màu nâu xám đến nâu đục, nâu sẫm, nâu đen, không bóng Bề mặt quả thể có vân sọc hoặc vân bức xạ, bề mặt có lông tơ, mép tù hoặc uốn Mô nấm màu nâu nhạt Ống nấm màu nâu sẫm, dài 2-6mm, miệng ống nấm không đều, có 4-6 lỗ/mm Cuống nấm dài 3-11 cm, rộng 0,3-1,5cm; hình ống, uốn cong, nhẵn; có rễ giả, mọc bên hoặc lệch Bào tử có 2 lớp màng, hình gần cầu Quả thể đơn độc hay cụm Mọc trên gỗ mục vùi trong đất
Hình 3.7 Quả thể và bào tử Amauroderma rugosum
3.3.1.7 Amauroderma scopulosum (Berk.) Imazeki, Bull Nấm ống nhỏ lie cuống đen Syn Số mẫu 7853
Mũ nấm có chất gỗ lie, màu nâu nhạt, nhẵn, kích thước chiều dài của mủ nấm 4-10cm, bề rộng 2-6 cm, dày 0,4-0,8cm Cuống nấm màu đen, dài 0,4-2cm, đường kính to nhất là 1.8 cm, mọc lệch màu nâu sẫm đến đen Lỗ miệng không đều Bào tử hình quả trứng, có màu nâu nhạt Mọc trên gỗ và gỗ mục Nấm hoại sinh gây mục trắng phá hủy gỗ Loài này gặp nhiều trong khi thu thập mẫu tại vùng rừng núi Trà Leng
Hình 3.8 Quả thể Amauroderma scopulosum
Hình 3.9 Bào tử Amauroderma scopulosum
3.3.1.8 Amauroderma sprucei (Pat) Torrend Số mẫu 6025/6026
Qủa thể hình một năm, mũ hình bán nguyệt, hoặc dạng thận, có vân phóng xạ, kích thước 4-6 cm, dày 0,4-0,7cm Mũ nấm màu nâu đến xám đen vàng Cuống màu nâu dàu 7-10cm, đính bên màu nâu đen Mọc trên gỗ Ít gặp khi thu mẫu, chưa xác định được công dụng của loài này
Hình 3.10 Quả thể Amauroderma sprucei
Quả thể hình gần tròn, mặt mũ màu nâu đen đến đen, có các gờ nổi đồng tâm nổi, có vân bức xạ rõ ràng, mặt dưới mũ nấm có màu trắng, mô nấm màu nâu, kích thước 14-20cm dày 2-2,5cm Cuống dài 3-15cm, đường kính 0,3-1cm, đính giữa màu nâu sẫm đến đen, 5-6 ống trong 1mm Mọc trên gỗ mục
Hình 3.11 Quả thể và bào tử Amauroderma sp1
3.3.1.10 Amauroderma sp2 số mẫu IMG 6894/95
Quả thể nhỏ, kích thước 3-5cm dày 0,3-0,6cm, mũ nấm hình thận đến gần tròn, mặt mũ màu đen đến nâu đen, có vòng đồng tâm Không có các gờ đồng tâm trên mặt mũ, mép tù, mô nấm màu nâu, có 5-6 ống trong 1 mm Cuống dài 5-15cm, đường kính 0,4-0,8cm, đính bên, có màu nâu đến nâu đen Bào tử hình trứng Mọc trên gỗ mục
Hình 3.12 Quả thể Amauroderma sp2
Hình 3.13 Bào tử Amauroderma sp2
3.3.1.11 Amauroderma sp3 Số mẫu IMG 6031
Mũ nấm hình thận, mặt mũ nấm màu nâu đến đen Mũ nấm có các gờ nổi đồng tâm và các vân phóng xạ, cuống nấm đính bên màu nâu đến đen, có lông, cuống nấm phân làm 2 nhánh, cuống nấm dài 5-12cm, ống nấm đồng màu với thịt nấm có màu nâu đến đen, 5-6 ống trong 1mm Mọc trên gỗ mục vùi trong đất
Hình 3.14 Quả thể Amauroderma sp3
3.3.1.12 Amauroderma sp4 Số mẫu IMG 6036/6037
Quả thể nhỏ, hình gần cầu, màu nâu xám đến nâu đục, không bóng, bề mặt gồ ghề, mép nấm mỏng Ống nấm nhăn nheo, uốn cong mọc bên hoặc mọc lệch Quả thể đơn đọc hoặc mọc theo cụm Mọc trên gỗ mục
Hình 3.15 Quả thể Amauroderma sp4
3.3.2 Đặc điểm sinh thái của các loài nấm được ghi nhận
Trong tổng số 12 loài thu thập thì các loài nấm sống trên gỗ mục chiếm ưu thế bao gồm các loài như Amauroderma juxtarugosum (Lloyd) Imazeki; Amauroderma ramosii (Murr.) Bull, Torrey Bot; Amauroderma rude (Berk.), Torend; Amauroderma rugosum( Blume Nees: Fr.) Torend, Amauroderma conjunctum (Lloyd.) Torend,
Amauroderma preussii (Henn.) Steyacrt, 4 loài Amauroderma sp Có 2 loài mọc trên gỗ Amauroderma scopulosum (Berk.) Imazeki, Bull và Amauroderma spruce (Pat.) Mọc ở điều kiện ánh sáng yếu, độ ẩm không khí đạt từ 75-90%, nhiệt độ 20-28 0 C, có độ cao so với mặc nước biển từ 800m trở lên Mọc từ tháng 5 đến tháng 12 trong năm, mọc thành cụm liền hay rời gốc trên gỗ hay trên tàn dư thực vật ở dưới tán rừng Amauroderma chỉ phát triển khi lượng mưa trung bình đạt 2000 – 2500mm và tầng đất dày trên 30cm, thường là các loại đất rừng có thực bì cây gỗ mục hoặc là đất sau nương rẫy
3.3.3 Khảo sát tốc độ lan, đặc điểm tơ nấm của một số chủng thuộc chi
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành nuôi cấy trên môi trường PGA, ở nhiệt độ phòng, hằng ngày theo dõi tốc độ mọc cũng như các chỉ tiêu khác và đặt tên các chủng theo thứ tự từ A1-A4 như sau:
Bảng 4 Các chủng khảo sát tốc độ lan tơ và đặc điểm tơ nấm của chủng
3.3.3.1 Tốc độ lan tơ của chủng nấm A1
Hệ sợi có màu trắng khi còn non
Hình 3.16 Sự phát triển của hệ sợi nấm của chủng A1 sau 3 ngày cấy
3.3.3.2 Tốc độ lan tơ của chủng nấm A2
Hệ sợi có màu trắng khi còn non
Hình 3.17 Sự phát triển của hệ sợi nấm của chủng A2 sau 3 ngày cấy
3.3.3.3 Tốc độ lan tơ của chủng nấm A3
Hệ sợi có màu trắng khi còn non
Hình 3.18 Sự phát triển của hệ sợi nấm của chủng A3 sau 3 ngày cấy
3.3.3.4 Tốc độ lan tơ của chủng nấm A4
Hệ sợi có màu trắng khi còn non
Hình 3.19 Sự phát triển của hệ sợi nấm của chủng A4 sau 3 ngày cấy
Bảng 5 Tốc độ lan tơ nấm của các chủng nấm thuộc chi Amauroderma Chủng Tốc độ mọc (àm/h) Độ dày của hệ sợi nấm (Đơn vị)
Thời gian mọc kín mặt thạch (ngày)
Sau 5 ngày cấy thì tất cả các mẫu cấy bị nhiễm Chúng tôi tiếp tục nuôi cấy thêm 4 lần nữa nhưng tất cả đều không thành công
Nguyên liệu có chứa những hóa chất độc hại
Trên bề mặt hoặc bên trong mô nuôi cấy tồn tại các sợi nấm, bào tử vi khuẩn
Nhiệt độ môi trường lên xuống thất thường dẫn tới độ ẩm thay đổi không thích hợp cho nuôi cấy
Trong quá trình thao thác làm rơi nấm hoặc vi khuẩn theo bụi lên môi trường
Dụng cụ thủy tinh, môi trường và nút đậy không được vô trùng tuyệt đối
Khả năng nuôi cấy của bản thân còn thấp
Quá trình cấy thao tác còn chậm dẫn đến mẫu cấy bị nhiễm
Khi cấy xong không đậy mẫu cấy kĩ, để gió và vi khuẩn nấm xâm nhập.
Đặc điểm nhận chi Ganoderma và Amauroderma
Đối với quả thể thường có vỏ cứng và bóng láng, bào tử hai lớp, vỏ hình trứng nhụt đầu thuộc chi Ganoderma còn quả thể thường có vỏ cứng không bóng láng, bào tử hai lớp vỏ, hình trứng không nhụt đầu chi Amauroderma Đặc điểm của chi Ganoderma: Quả thể có cuống hoặc không cuống, mọc trên gỗ Mũ nấm bóng láng thường dạng thận hay quạt có khi tròn Thịt nấm màu nâu chất gỗ đến chất bì dai Ống nấm đa số một tầng, một số ít hai tầng, bào tử có dạng hình trứng nhụt một đầu, vỏ bào tử gồm hai lớp, lớp ngoài nhẵn lớp trong có gai nhẹ có màu vàng gỉ sắt Đặc điểm của chi Amauroderma: quả thể một năm, có cuống, mọc trên gỗ hoặc trên đất, mũ nấm hình gần trong tới hinh thận hay hình quạt, bề mặt mũ nấm thường màu đen hay nâu có thể bóng hay nhăn, thường có những vân đồng tâm hay xen kẽ, mũ nấm có tầng vỏ thường không láng bóng, thịt nấm gần như màu trắng hoặc màu nâu, bào tử thường hình gần cầu tới hình trụ, từ trong suốt đến hơi vàng, dao động từ 6-17àm, hai lớp cú độ dày đồng đều, lớp thành bờn trong sần sựi.
Ý nghĩa thực tiễn của các loài nấm thuộc chi Amauroderma
Về ý nghĩa thực tiễn, trong số các loài đã ghi nhận thì có 3 loài đã được xếp vào danh sách các loài nấm dược liệu như Amauroderma rugosum, Amauroderma rude, Amauroderma ramosii, có công dụng duy trì và ổn định huyết áp nhờ chất
Polysaccharides, giúp lưu thông máu nhờ Germanium, tăng cường sựu miễn dịch của cơ thể do có acid ganodermic, phòng ngừa và ngăn chặn lão hóa, thiếu máu, tiểu đường đồng thời cũng giải độc cho cơ thể
Bảng 6 Một số bài thuốc chữa bệnh của nấm Amauroderma rude [14]
Tác dụng điều trị Pha chế Cách dùng
Suy nhược thần kinh, nhức đầu chóng mặt, ngứa ban đêm 1 – 3 gam nấm Sắc uống mỗi ngày 3 lần
Viêm gan mãn tính, suyễn phế quản, viêm thận 50 gam nấm Nghiền bột uống mỗi lần 1
Bệnh tim dài Bột nấm 30 gam, bột đậu 90 gam
Nghiền bột 9 – 15 gam uống với nước sôi, ngày uống 3 lần
Cao huyết áp, viêm gan mãn tính 10 gam nấm Sắc uống mỗi ngày 3 lần Đau dạ dày 30 gam nấm, rượu vang 250 gam
Ngâm rượu 14 ngày, ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 mlTuy nhiên, Amauroderma scopulosum cũng là loài gây phá hủy gỗ rừng, 9 loài còn lại chưa được xác định tác dụng.