tiểu luận môn đàn tranh

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận môn đàn tranh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ba ngón tay gảy mềm mại, từng ngón thả lỏng này nhẹ nhàng nâng lên hay hạ xuống gảy vào dây theo chiều cong tự nhiên của bàn tay, tránh gãy ngón, móc dây.- Kỹ thuật:Ngón Á: là một lối gả

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN ĐÀN TRANH

LÊ THỊ CHÂU THẢOCS170136

GVHD: Nguyễn Thị Thùy Trang

Trang 2

MỤC LỤCPHẦN 1:

Nhạc cụ truyền thống Việt Nam 3

Trang 3

Phần 1:

Nhạc cụ truyền thống Việt Nam

1 Cấu tạo đàn tranh:

- Cầu đàn: Là miếng gỗ nhô cao lên, cong ôm sát theo độ vòm của mặt đàn Cầu đàn được đục 16 lỗ nhỏ thẳng hàng để luồn dây đàn qua và giúpcố định dây đàn không bị xô lệch quá nhiều khi được khẩy.

- Ngựa đàn: dùng để gác dây và có thể di chuyển dọc theo mặt đàn để căng chỉnh cao độ của mỗi dây đàn ngay cả trong lúc đàn một cách dễ dàng Ngựa đàn thường làm bằng gỗ, nhựa hoặc xương, ngà,…- Dây đàn: Dây đàn ngày xưa là loại dây làm bằng tơ Ngày nay đa số làm bằng dây kim lại như đồng, sắt, inox,…

Trang 4

- Trục đàn: dùng để căng dây hoặc làm trùng dây/thả dây để tạo các âm

sắc khác nhau Kết hợp cùng sự di chuyển của ngựa đàn/nhạn đàn tạo nênkhả năng thiên biến vạn hóa cho đàn Tranh.

- Móng gảy đàn: Móng gảy đàn được đeo ở các ngón tay 1, 2 và 3 bàn tay.

2 Nguồn gốc đàn tranh:

- Các nhạc sĩ và nhà nhạc học Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 đến nay đều đưara một nhận định chung nhất rằng đàn tranh Việt Nam xuất xứ từ Trung Quốc và lấy đàn zheng ( )[ngày nay được gọi là "guzheng" (箏 古箏)(nghĩa là “cổ tranh”)] làm mẫu hình cơ bản

- Đàn tranh được hình thành từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14 Thời Lý, Trần đàn tranh chỉ có 15 dây Chính vì thế, đàn tranh lúc bấy giờ còn có tên goikhác là thập lý huyền cầm; và được dùng trong ban đồng văn nhã nhạc đời Lê Thánh Tông (thế kỷ 15) Sau này, đàn tranh được dùng trong cả ban nhạc giáo phường Tới thời Nguyễn (thế kỷ 19) được dùng trong ban nhạc Huyền Lúc bấy giờ, đàn tranh được sử dụng với 16 dây, nên được gọi là thập lục huyền cầm.

Trang 5

Thập lục huyền cầm

3 Các loại nhạc cụ tương tự ở một số nước Châu Á:

- Koto (Nhật Bản)

- Guzheng (Cổ cầm - Trung Quốc)

- Qin (đàn “cầm” - Trung Quốc)

Trang 7

giang rộng vì như vậy là sai tư thế sẽ dễ bị mỏi dẫn tới việc không thểđàn được.

- C ách phát âm (tay phải ): Trước đây thường dùng 2 ngón gẩy, ngày nayphổ biến là 3 ngón, cá biệt sử dụng 4 hoặc 5 ngón Đàn được gẩy bằngmóng đồi mồi ở miền Bắc và móng inox ở miền Nam.

Tuy nhiên cách gẩy 3 ngón là cách gẩy thông dụng nhất là ngón cái (số1), ngón trỏ (số 2) và ngón giữa (số 3) Với những cách gẩy cơ bản: liềnbậc, cách bậc, gẩy đi lên và đi xuống liền bậc hay cách bậc.

- Tư thế: Bàn tay phải nâng lên, ngón tay khum lại, thả lỏng, ngón áp út tìnhẹ lên cầu đàn Khi đánh những dây đàn thấp, cổ tay tròn lại, hạ dần về phía trước đàn Khi đánh những dây cao, cố hạ dần theo chiều cong của cầu đàn, cánh tay cũng hạ khép dần lại (tránh không đưa cánh tay ra phía ngoài) Ba ngón tay gảy mềm mại, từng ngón thả lỏng này nhẹ nhàng nâng lên hay hạ xuống gảy vào dây theo chiều cong tự nhiên của bàn tay, tránh gãy ngón, móc dây.

- Kỹ thuật:

Ngón Á: là một lối gảy rất phổ biến của Ðàn Tranh, đây là cách gảy lướttrên hàng dây xen kẽ các câu nhạc, thường ngón Á hay ở vào phách yếuđể chuẩn bị vào một phách mạnh đầu hay cuối câu nhạc.

+Á xuống: theo lối cổ truyền, Á xuống là gảy liền các âm liền bậc, từmột âm cao xuống các âm thấp, tức là sử dụng ngón cái của tay phải lướtnhanh và đều qua các hàng dây, từ cao xuống thấp.

+Á lên: là kỹ thuật lướt qua hàng dây, nhưng vuốt bằng ngón 2 hoặcngón 3 từ một âm thấp lên các âm cao.

+Á vòng: kết hợp Á lên và Á xuống, Á vòng thường chuẩn bị cho mởđầu hoặc kết thúc một câu nhạc, có trường hợp nó được sử dụng để tảcảnh sóng nước, gió thổi, mưa rơi và có thể sử dụng ngón Á vòng liêntiếp với nhiều âm hơn.

Trang 8

+Song thanh: 2 nốt cùng phát ra một lúc, song thanh truyền thống chỉdùng quãng 8, các nhạc sĩ hiện đại còn kết hợp dùng các quãng khác.Ngón vê: là sử dụng ngón tay phải ngón 2 hoặc kết hợp ngón 1-2; 1-3; 1-2-3, gảy trên dây liên tục và các ngón khác phải khum tròn, cổ tay kếthợp với ngón tay đánh xuống, hất lên đều đặn Khi vê đầu móng gảykhông nên đặt quá sâu xuống dây sẽ tạo tiếng đàn không đều đặn, êm ái.

- Cách phát âm (tay trái): Ðầu ba ngón tay giữa đặt trên dây nhẹ nhàng,

bàn tay mở tự nhiên, ngón tay hơi khum, hai hoặc ba ngón (trỏ, giữa, ápút) chụm lại, ngón cái và ngón út tách rời, dáng bàn tay vươn về phíatrước Khi rung, nhấn, bàn tay được nâng lên mềm mại, ba ngón chụm lạicùng một lúc chuyển từ dây nọ sang dây kia

Trang 9

Phần 2

Thể loại âm nhạc truyền thống Việt Nam

[Chèo, Quan họ Bắc Ninh]

1 Chèo:

Quan Âm Thị Kính (2005)

- Nguồn gốc:

Trang 10

Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam Chèo pháttriển mạnh ở phía bắc Việt Nam với trọng tâm là vùng đồng bằng sông Hồng cùng hai khu vực lan tỏa là trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc TrungBộ

Chèo được hình thành từ thế kỷ 10, dưới thời nhà Đinh khi vua Đinh Tiên Hoàng trị vì Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung đã được nhà vua phong chức quan Ưu Bà chuyên truyền dạy nghề múa hát.[3] Sau đó chèo phát triển rộng ra toàn lãnh thổ Đại Cồ Việt gồmkhu vực châu thổ Bắc Bộ và các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh ngày nay Chèobắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ 10 Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo dựa trên các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn.

Đến thế kỷ 14, sự phát triển của sân khấu Việt Nam có một mốc quan trọng là thời điểm một con hát quân đội Nguyên Mông đã bị bắt ở Việt Nam tên gọi Lý Nguyên Cát Binh sĩ này vốn là một diễn viên nên đã

được tha tội chết và sai dạy lối hát đó cho binh sĩ Cát cho diễn vở Vươngmẫu hiến đào để vua ngự lãm cùng các triều thần xem, Ai cũng cho là

hay Qua đó lan tỏa nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam, tác động trực tiếp đến các loại hình sân khấu tuồng, chèo Các loại vai diễn cũng ảnh hưởng theo sự kiện này như đán nương (đào), quan nhân (kép), châu tử (tướng), sửu nô (hề),

Vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông đã không cho phép biểu diễn chèo trong cung đình, do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng Chèo trở về với nôngthôn, kịch bản lấy từ truyện viết bằng chữ Nôm Chèo gắn liền với sinh hoạt đời sống, hội hè của người Việt Đồng bằng châu thổ sông Hồng luôn là cái nôi của nền văn minh lúa nước của người Việt Mỗi khi vụ mùa được thu hoạch, họ lại tổ chức các lễ hội để vui chơi và cảm tạ

Trang 11

thần thánh đã phù hộ cho vụ mùa no ấm Nhạc cụ chủ yếu của chèo là trống chèo Chiếc trống là một phần của văn hoá cổ Việt Nam, người nông dân thường đánh trống để cầu mưa và biểu diễn chèo.

Tới thế kỷ 18, hình thức chèo đã được phát triển mạnh ở vùng nông thôn Việt Nam và tiếp tục phát triển, đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19 Chèodo các Nho sĩ soạn, chẳng hạn Lưu Bình-Dương Lễ do danh sĩ Vũ Trinh, thời cuối Lê- đầu Nguyễn soạn Các vở nổi tiếng như Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ, Kim Nham, Trương Viên xuất hiện trong giai đoạn này Đến thế kỷ 19, chèo ảnh hưởng của tuồng, khai thác một số tíchtruyện như Tống Trân, Phạm Tải, hoặc tích truyện Trung Quốc như Hán Sở tranh hùng Đầu thế kỷ 20, chèo được đưa lên sân khấu thành thị trở thành chèo văn minh Có thêm một số vở mới ra đời dựa theo các tích truyện cổ tích, truyện Nôm như Tô Thị, Nhị Độ Mai

- Các tác phẩm tiêu biểu:

Quan Âm Thị Kính.

Trang 12

Trương Viên.

Lưu Bình - Dương Lễ.

Trang 13

Thần giữ cửa

- Dàn nhạc:

Nhạc cụ: Dàn nhạc chèo gồm có các nhạc cụ gõ và các nhạc cụ ti, trúcnhư sau: Nhạc gõ có trống đế, trống cơm, trống ban, trống bộc, trống cái, mõ, thanh la, chuông, tiu, cảnh, não bạt, sinh tiền Nhạc ti trúc có: Nhị, hồ, nguyệt, tam, bầu, tam thập lục, tiêu, sáo

- Nghệ sĩ tiêu biểu: Vũ Thị Tý, Kiều Bạch Tuyết, NSND Quốc Trượng, NSND Minh Tiến, NSƯT Thùy Linh, NSƯT Ngọc Sơn,

2 Quan họ Bắc Ninh:

Trang 14

- Nguồn gốc:

Từ xa xưa, vùng Kinh Bắc là xứ sở của Quan họ Dưới thời Pháp thuộc Kinh Bắc chia làm hai tỉnh là Bắc Ninh và Bắc Giang, năm 1963 hai tỉnh được sáp nhập thành tỉnh Hà Bắc và đến 1997 lại tách làm hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang Các làng Quan họ đa số tập trung chung quanh thị xã Bắc Ninh, chỉ có vài làng nằm rải rác ở Bắc Giang nên Bắc Ninh được xem là quê hương của Quan họ Trên mảnh đất Bắc Ninh, BắcGiang, có nhiều dân tộc sinh sống nhưng Quan họ chỉ tồn tại và phát triểntrong cộng đồng dân tộc Kinh Người ta cũng đã thống kê được có 49 làng Quan họ trên đất Kinh Bắc.

Lê Văn Hảo trong Bắc Ninh tỉnh khảo dị (bản chép tay, thưviện Paris) viết:

“Làng Viêm Xá kết nghĩa với làng Hoài Bão Diêm Xá mở hội thờ thầnvào mồng 4 tháng Giêng và mồng 10 tháng Tám Mỗi lần có hội, DiêmXá mời một đoàn trai làng Hoài Bão sang Sau khi tế lễ xong thì tổ chứcca hát Bên Viêm Xá toàn là nữ, bên Hoài Bão toàn là nam Trai gái hailàng hát đối đáp với nhau Dân Viêm Xá quan niệm rằng năm nào làng

Trang 15

không cử hành lễ hội như vậy thì trong làng sẽ xảy ra nhiều chuyện bấtan, người vật bị ốm, mùa màng thất bát, buôn thua bán lỗ, dân làng cãi cọnhau, trai gái sinh ra tật hư nết xấu Vì vậy mà có hát Quan họ”.

Nguyễn Duy Kiện trên Việt Báo ngày 21/2/1940 viết:

“Đã lâu lắm từ thời thượng cổ, nhân dân hai làng Lũng Nhai và Tam Sơngiao hảo với nhau rất thân mật Hễ làng nào có việc quan, hôn, tang, tế…thì báo cho làng kia biết để dân làng kia cử vài người đại biểu, đem đồ lễsang viếng hoặc mừng nhà hữu sự Làng Tam Sơn hằng năm cứ thángGiêng có lễ vào đám thờ cúng thành hoàng, trong làng mở hội, các cụ bênLũng Nhai lại sang chơi Sáng ngày 13 tháng Giêng, họp nhau 5-7 cụông, 5-7 cụ bà và một số đông nam thanh nữ tú biết hát kéo nhau sangTam Sơn Bên Tam Sơn cũng cử một số người ra thù tiếp Sau khi đã ngồitrên dưới thứ tự tại đình thì bắt đầu hát Trai bên này hát, gái bên kia đáp,còn các cụ thì ngồi nghe Từ thuở ban sơ cổ đại, hai làng cứ theo tục nàymà di truyền Đó cũng là nguồn gốc của hát Quan họ”.

Đức Vua Bà - Thủy tổ Quan họ ở làng Viêm Xá (xã Hòa Long) vớicâu ca truyền đời của người Quan họ:

Thủy tổ Quan họ làng ta,Những lời ca xướng, Vua Bà sinh ra.

Đối chiếu lời của các bài quan họ trong sự phát triển của Tiếng Việt, gia phả các dòng họ vùng Kinh bắc có thể xác định rằng Dân ca quan họ pháttriển đến đỉnh cao vào giữa thế kỉ XVIII

- Tác phẩm tiêu biểu: Bèo Dạt Mây Trôi, Gửi Về Quan Họ, Cò Lả, Lý

Cây Đa, Cây Trúc Xinh.

- Dàn nhạc:

Quan họ cổ thì không cần nhạc cụ Tự các yếu tố vang-rền-nền-nảy đãtạo ra tính nhạc cho bài hát Người Quan Họ xưa hát không nhạc đệm, chủ yếu hát đôi giữa liền anh và liền chị, họ chỉ ngồi hoặc đứng một chỗ.

Trang 16

Ngày nay, các bài hát quan họ được hát với nhạc cụ dân tộc đệm như đàn bầu, nhị, đàn tam thập lục, đàn nguyệt.

- Nghệ sĩ tiêu biểu: NSND Thúy Hường, NSƯT Khánh Hạ, Minh Thành,

Lương Thu Hồng, Hữu Duy, Quang Vinh

Phần 3

Cảm nhận về âm nhạc dân tộc

Âm nhạc vốn là thứ khiến người ta yêu thích Dù là bất cứ ai đều có cho mình ít nhất một dòng nhạc yêu thích Nhạc hiện đại với các thể loại như Pop, EDM cho người ta có cảm giác sôi động và tràn đầy năng lượng khiến họ bị lôi cuốn Tương phản với nó, âm nhạc dân tộc mang một màusắc yên bình khiến người nghe cảm thấy thư giản với những âm sắc trong trẻo nhẹ nhàng nhưng vẫn để lại một dấu ấn khó phai trong lòng.

Nói riêng về đàn tranh, khi tôi chạm tay và những dây đàn, một cảm giác lạ lẫm và đầy lôi cuốn hiện hữu trong tôi Âm vang “tích tịch tình tang” như mang tôi vầo một cõi yên bình để tận hưởng thứ âm thanh mang đầy sự thanh tao này Âm nhạc dân tộc mang một âm hưởng riêng có thể làm

Trang 17

bất cứ ai chìm đắm trong nó Đặc biệt khi mà âm nhạc Việt Nam đang dần phát triển, sự kết hợp của âm nhạc dân tộc và âm nhạc hiện đại như một làn gió mới cuốn người nghe vào những giai điệu tuyệt hảo.

Về bản thân tôi, việc dùng nhạc cụ dân tộc để đàn một bài hát hiện đại thật sự rất thú vị Trước kia, trong suy nghĩ của tôi, nhạc cụ dân tộc chỉ được dùng để chơi trong các vở chèo, cải lương hay hát kịch, những thứ mà chỉ có thế hệ ông bà cha mẹ mới thích Cho đến hiện tại, khi dùng chính nhạc cụ dân tộc để chơi những bản nhạc hiện đại, tôi mới phát hiện thì ra chúng hòa hợp đến thế Chúng mang một âm sắc rất riêng, bao hàm cả sự hoài cổ và hiện đại Dù là người nghe hay người chơi đàn, điều không thể tránh khỏi việc bị lôi kéo và những âm vang mang đầy sự lôi cuốn này Tôi nghĩ rằng, chỉ cần cho người ta một cách tiếp cận đúng đắn,âm nhạc dân tộc sẽ khiến họ chìm đắm và tận hưởng những giai điệu này một cách say mê.

Âm nhạc dân tộc luôn mang một màu sắc khó phai nhòa, dù bao lâu đi nữa, khi nhắc Việt Nam, Quan họ Bắc Ninh, Hát xẩm, ca trù, Đờn ca tài tử, Nhã nhạc, sẽ mãi là một dấu ấn bởi nét đặc trưng và đặc sắc của nó đối với cả người Việt và bất cứ ai đã từng nghe Âm giai ngũ cung trong âm nhạc cổ truyền dân tộc cũng là một thứ cuốn hút tôi khiến tôi càng muốn tìm hiểu sâu hơn về âm nhạc dân tộc với những tầng cao mới chứ không chỉ là những giai điệu đơn giản nữa Càng học, càng tìm hiểu sâu, tôi càng phát hiện đây là cả một kho tàng lẫn về kiến thức và văn hóa Tôinghĩ rằng sẽ thật tuyệt vời nếu tôi tìm hiểu về âm nhạc Việt Nam sớm hơnđể có những trải nghiệm với nhạc cụ dân tộc và những bản dân ca, điệu nhạc mang đậm dấu ấn của con người Việt Nam rất đỗi sâu lắng cũng không kém phần hùng hồn và đầy ý nghĩa.

Trang 18

Nguồn tài liệu tham khảo:

https://thanhuy.bacninh.gov.vn/dan-ca-quan-ho-bac-ninh-di-san-van-dan-ca-quan-ho

Ngày đăng: 10/05/2024, 22:12

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan