tiểu luận môn đàn tranh 11

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tiểu luận môn đàn tranh 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cuối cùng, bộ phận không thể thiếu của đàn tranh là móng gảy đàn, các móng gảy thường được làm bằng đồi mồi hoặc inox, móng gảy đồi mồi được sử dụng phổ biến hơn móng inox vì có phần dễ

Trang 1

TIỂU LUẬN MÔN ĐÀN TRANH

Sinh viên thực hiện: Trần Xuân MaiMã số sinh viên: CA171516

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Trang 2

MỤC LỤC

1 Nhạc cụ truyền thống Việt Nam2

1.1 Sơ lược về đàn tranh 2 1.2 Cách sử dụng đàn tranh 7

2 Thể loại âm nhạc truyền thống Việt Nam 12

2.1 Nhã nhạc cung đình Huế 12 2.2 Hát xẩm 14

3 Kết luận và cảm nhận cá nhân về âm nhạc dân tộc17

Danh sách các nguồn tài liệu tham khảo 19

Trang 3

1 Nhạc cụ truyền thống Việt Nam

1.1 Sơ lược về đàn tranh

- Đàn tranh- hay còn được biết đến là ThậpLục Huyền Cầm, là một loại nhạc cụ truyềnthống có xuất xứ ở Trung Quốc từ xa xưa Theodòng lịch sử, đàn tranh xuất hiện và du nhậpvào Việt Nam khoảng từ thế kỉ XI-XIV, thờinhà Lý-Trần Đàn tranh ở nước ta lúc bấy giờđược gọi là Thập Ngũ Huyền Cầm vì đàn có 15dây, đến sau này được hình thành thêm nhiềuloại, tiêu biểu là đàn loại 16 dây (Thập LụcHuyền Cầm), đàn loại 17 và 19 dây, đến nayđàn tranh có loại trên 20 dây.

(Nguồn ảnh: Pinterest)

- Cấu tạo của đàn tranh là một hình hộp dài có một đầu mở rộng và càng thu nhỏvề phía bên trái tay người đánh là đầu hẹp của đàn Mặt đàn tranh là một hình vòngcung nhô cao tượng trưng cho vòm trời được làm từ những loại gỗ nhẹ và xốp, có thể là gỗ tung hoặc thông nhưng phổ biến hơn hết là gỗ ngô đồng Thành đàn được làm từ gỗ trắc, gỗ mun, cẩm lai hoặc gỗ gụ Ở phần đáy của đàn, phía bên tay phải người đánh có một lỗ thoát âm hình bán nguyệt được người thợ tạo ra để lắp dây, ởgiữa của đàn có một lỗ hình chữ nhật để dễ dàng cầm đàn di chuyển và phía đầu hẹp có một lỗ tròn nhỏ dùng để treo đàn Ở bên đầu rộng, phía bên tay phải người đánh là một cầu đàn bằng gỗ hơi nhô cao và uốn cong ôm trọn mặt đàn với những

lỗ nhỏ xếp đều theo hàng ngang, có nạm hoặc cẩn kim loại để xỏ dây đàn (nguồn

tham khảo: Giáo trình đàn tranh)

Trang 4

(Nguồn ảnh: Trung tâm nghệ thuật Adam)

- Đi sau vào các bộ phận chi tiết của đàn tranh, trên mặt đàn có các con nhạn (ngựa đàn) được làm tương ứng với số dây đàn, các con nhạn có nhiệm vụ nâng đỡdây và được thiết kế có thể di chuyển nhằm giúp người đánh đàn có thể điều chỉnh độ cao thấp của dây cho phù hợp Ngoài ra, con nhạn được làm bằng gỗ trắc hoặc cẩm lai để tạo ra âm thanh tốt và bền bỉ Phần trên đầu con nhạn ở vị trí đỡ dây đànthường gắn thêm xương hoặc đồng Phía bên trên phần đầu hẹp của đàn là các trục đàn để lên dây, trục đàn đặt xếp chéo đều và tinh xảo trên mặt đàn để giữ một đầu dây và tuỳ theo độ ngắn hoặc dài của dây, tạo nên những âm thanh trầm bổng khác nhau Thông thường trục đàn tốt được lựa chọn kĩ càng, vì thế người ta làm bằng gỗ trắc, gỗ cẩm lai hoặc gỗ gụ Các sợi dây thường được làm từ chất liệu đồng thau, thép hoặc inox với các kích cỡ khác nhau nhằm tạo nên độ phù hợp với tần âm của cây đàn Cuối cùng, bộ phận không thể thiếu của đàn tranh là móng gảy đàn, các móng gảy thường được làm bằng đồi mồi hoặc inox, móng gảy đồi mồi được sử dụng phổ biến hơn móng inox vì có phần dễ đàn hơn và hạn chế trơn trượt, vì vậy giá thàng của loại móng làm từ đồi mồi cao hơn một chút so với móng

làm từ inox (nguồn tham khảo: Tác giả: Tạ Thâm, tatham.vn- Cấu tạo của Đàn

tranh)

Trang 5

- Đàn tranh của mỗi nước ở châu Á đều có những đặc điểm riêng biệt để tạo nêncác âm thanh trầm bổng khác nhau, tuỳ theo truyền thống văn hoá của họ Một số nhạc cụ tương tự ở các nước châu Á:

Đàn Gǔzhēng (古箏) ở Trung

Quốc (Nguồn ảnh: Pinterest)

Trang 6

Đàn Gayageum (가야금) ở Hàn

Trang 8

1.2 Cách sử dụng đàn tranh

- Đàn tranh thường được biểu diễn hoà tấu, độc tấu hoặc đệm đàn Ngoài ra, đàn tranh còn gắn liền với truyền thống văn hoá Việt Nam, góp mặt trong những điệu hò dân gian hay nhã nhạc trên sông Hương ở xứ Huế thơ mộng

- Âm thanh của đàn tranh phát ra vừa trong trẻo lại vừa bay bổng, vì thế nó ảnh hưởng một phần đến tư thế của người đánh đàn, một chút nhẹ nhàng xen lẫn một chút thanh thoát Dáng ngồi của người đánh đàn phải để hai chân chạm đất và ngồi trên một chiếc ghế cao vừa phải, đây là dáng ngồi phổ biến nhất của đàn tranh Bàntay nâng lên, hai cánh tay giang rộng vừa phải, nhằm hạn chế giang quá rộng gây mỏi tay và không đánh được đàn Khi đánh các dây đàn cao, cố hạ dần theo chiều cong của cầu đàn Cánh tay hãy hạ khép dần lại Đánh các dây thấp, cổ tay tròn lại và hạ dần về phía trước đàn Ba ngón tay gảy phải thả lỏng, mềm mại, nhẹ nhàng nâng lên rồi hạ xuống gảy vào dây theo chiều cong tự nhiên của bàn tay, tránh móc

dây, gãy ngón (nguồn tham khảo:Xuongdancuong.com- Đàn tranh: thông tin cần

thiết và phương pháp chơi đúng kỹ thuật)

- Có nhiều kiểu lên dây đàn tranh, tuỳ theo nhu cầu của bài nhạc để chọn kiểu cho phù hợp Kiểu lên dây phổ biến mà ta thường gặp là “Sol-La-Đô-Rê-Mi” hoặc có thể là “Đô-Rê-Fa-Sol-La”

- Kỹ thuật cơ bản trong đàn tranh:Kỹ thuật bàn tay phải:

Đàn tranh ngày trước thường sử dụng 2 ngón gảy, dần dần về sau xuấthiện dùng 3 ngón gảy, thậm chí là 4-5 ngón Trong số đó, cách dùng 3 ngón gảy là thông dụng nhất hiện nay với ngón cái (số 1), ngón trỏ (số2) và ngón giữa (số 3) Các cách gảy cơ bản của đàn: liền bậc, cách

Trang 9

bậc, gảy đi lên và đi xuống liền bậc hay cách bậc (Nguồn tham khảo:

Tác giả: Tạ Thâm, tatham.vn-Cách chơi Đàn tranh cơ bản)

Ngón Á: lối gảy phổ biến trong đàn tranh, cách sử dụng Á chính làlướt trên đều trên hàng dây, kỹ thuật Á thường xuất hiện ở đầu, cuốihoặc xen kẽ các câu trong bản nhạc Có 3 kiểu Á: Á xuống (dùngngón cái lướt nhanh qua các hàng dây, đi từ cao xuống thấp), Á lên(dùng ngón 2 hoặc 3 lướt nhanh qua các hàng dây, đi từ thấp lên cao),Á vòng (sự kết hợp giữa Á lên và Á xuống, có thể sử dụng liên tiếp

với nhiều âm hơn) (Nguồn tham khảo: Tác giả: Tạ Thâm,

tatham.vn-Cách chơi Đàn tranh cơ bản)

(Nguồn ảnh: Tranhchitiet)

Song thanh: là kỹ thuật mà 2 nốt phát ra cùng một lúc, song thanh truyền thống dùng quãng 8, ngày nay đã có thêm nhiều cách kết hợp song thanh khác nhau.

Trang 10

(Nguồn ảnh: tatham.vn)

Ngón vê: là sử dụng ngón 2 hoặc kết hợp ngón 1-2, 1-2-3, gảy trên dây đều và liên tục Khi vê không nên để đầu móng tay quá sâu vì sẽ làm âm thanh không đều và không êm tai.

(Nguồn ảnh: Tranhchitiet)

Kỹ thuật bàn tay trái: đầu 3 ngón tay giữa khum lại đặt lên dây nhẹ nhàng Khi đánh đàn (nhấn, rung, vuốt,…), bàn tay nâng lên nhẹ nhàng, 3 ngón chụm lại đi chuyển từ dây này sang dây khác.

Ngón rung: sử dụng 2 hoặc 3 ngón giữa của bàn tay trái rung nhẹ trên các sợi dây bên trái hàng nhạn đàn, kết hợp với tay phải (vừa gảy tay phải, vừa rung tay trái).

Trang 11

(Nguồn ảnh: Cách chơi Đàn Tranh cơ bản)

Ngón nhấn: sử dụng để đánh thêm những âm khác có thể là 1/2, 1/3 hoặc 1/4 âm mà trên hệ thống dây của đàn tranh không có Kỹ thuật nhấn là dùng 3 đầu ngón giữa của tay trái để nhấn theo yêu cầu của

bản nhạc (nửa cung nhấn nhẹ, một cung nhấn nặng) (Nguồn tham

khảo:Tác giả: Tạ Thâm, tatham.vn-Cách chơi Đàn tranh cơ bản)

(Nguồn ảnh: Cách chơi Đàn Tranh cơ bản)

Ngón nhấn luyến: sử dụng các ngón nhấn để luyến 2 hoặc 3 âm có độ cao khác nhau Có 2 loại nhấn luyến, loại nhấn luyến lên là người đánh đàn gảy vang một dây, sau đó tay trái nhấn dần lên dây đó tạo âm thanh càng cao lên Loại thứ 2 là nhấn luyến xuống, để sử dụng kỹthuật này thì người đánh đàn trước hết phải mượn nốt Lưu ý khi dùngnhấn luyến xuống là cần phải phân chia thời gian để các âm đều hoặc không đều nhau, không nên sử dụng nhiều âm luyến liên tục.

Ngón nhún: là cách nhấn liên tục một dây cho âm thanh cao lên mà không quá một cung liền bậc Ngón nhún tạo ra những giao động lớn làm cho âm thanh mềm mại và uyển chuyển hơn

Trang 12

Ngón vỗ: sử dụng 2 hoặc 3 đầu ngón tay giữa vỗ lên một dây phía bêntrái nhạn đàn vừa gảy, sau đó nhấn ngay các ngón tay làm âm thanh

cao lên đột ngột từ nửa đến một cung Có 2 loại vỗ là vỗ đồng thời và

vỗ sau (Nguồn tham khảo: Tạ Thâm, tatham.vn-Cách chơi Đàn tranh

cơ bản)

(Nguồn ảnh: Cách chơi Đàn Tranh cơ bản)

Ngón vuốt: tay phải gảy đàn, sau đó dùng 2 hoặc 3 ngón giữa tay trái vuốt lên dây đàn đó từ nhạn ra trục hoặc ngược lại để làm tăng sức căng và đều của dây đàn

Ngón gảy tay trái: ngón tay trái cũng có thể sử dụng để gảy cùng với tay phải ở phái bên phải hàng nhạn đàn Có thể gảy bằng cả 2 tay để tạo chồng âm, thường tay trái gảy những âm rãi trong khi tay phải đang vê hoặc đang nghỉ

Ngón bịt: là vừa sử dụng ngón tay phải gảy dây, vừa dùng ngón tay trái đặt nhẹ trên dây đàn Âm thanh của ngón bịt phát ra mờ đục và không vang như bình thường

Trang 13

(Nguồn ảnh: Cách chơi Đàn Tranh cơ bản)

Âm bồi: sử dụng ngón tay trái chặn vào đoạn dây thích hợp từ đầu đàntrong khi tay phải gảy dây đó, nên đánh trong khoảng âm giữa, âm dưới và âm bồi quãng tám

(Nguồn ảnh: Cách chơi Đàn Tranh cơ bản)

2 Thể loại âm nhạc truyền thống Việt Nam

2.1 Nhã nhạc cung đình Huế

- Nhã nhạc là thể loại có từ thời phong kiến xa xưa, du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ XV đến giữa thế kỉ XX Nhã nhạc có nghĩa là “âm nhạc tao nhã” và giai điệu cao sang, quý phái, vì vậy loại nhạc này thường được biểu diễn ở cung đình Việt Nam hoặc trong các lễ hội lớn, ngày lễ tôn giáo và các sự kiện đặc biệt (lễ đăng quang, lễ tang, những lễ hội tôn nghiêm) Theo sử sách, Nhã nhạc có xuất xứ đầu tiên dưới thời nhà Chu (thế kỉ XI-III TCN) ở Trung Quốc Dần dần về sau,Nhã nhạc lan toả ra các nước láng giềng và được xem là tài sản chung, nhưng ở mỗi nước đều có nét văn hoá độc đáo và riêng biệt Có thể nói, Nhã nhạc xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ XV, nhưng đến thời nhà Nguyễn mới bùng nổ và phát triển rực rỡ, đạt đến trình độ uyên bác Nhã nhạc cung đình Huế được xem là biểutượng của vương quyền, sự trường tồn, vững mạnh và hưng thịnh của một triều đại Chính vì thế, Nhã nhạc cung đình Huế được các triều đại phong kiến ngày xưa coi trọng Vào năm 2003, Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công

nhận là “kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của Nhân loại” (Nguồn tham

khảo: Cục di sản văn hoá- department of cultural heritage)

Trang 14

Nhã nhạc- Cảnh các nhạc công của Vua đang tập (Nguồn ảnh: Pinterest)

- Một số tác phẩm tiêu biểu của Nhã nhạc cung đình Huế: “Lưu Thuỷ, Kim Tiền, Xuân Phong, Long Hổ”, “Phẩm tuyết”, “Hồ quảng”, “Nguyên tiêu”,…

- Thông thường, trong một dàn nhạc của Nhã nhạc cung đình Huế luôn có sự góp mặt của nhiều loại nhạc cụ khác nhau tạo nên âm thanh bay bổng và toát lên sựtao nhã của thể loại này Các loại nhạc cụ thường được thấy trong các buổi trình diễn Nhã nhạc là trống bản, tỳ bà, đàn tranh, đàn nguyệt, đàn nhị, địch, tam âm và phách tiền

- Nhã nhạc cung đình Huế vốn dĩ là truyền thống văn hoá lâu đời và đặc sắc của Việt Nam Sau bao nhiêu thế hệ đã qua, các nghệ nhân Nhã nhạc luôn say mê và cố gắng giữ gìn di sản văn hoá này Đây là người nghệ nhân tiêu biểu của thể

Trang 15

Nghệ nhân Lữ Hữu Thi- Nghệ nhân Nhã nhạc cuối cùng của triều Nguyễn

(Nguồn ảnh: baothuathienhue.vn)

2.2 Hát xẩm

- Trong kho tàng dân gian Việt Nam, Xẩm là một loại hình dân ca giàu tính văn hoá và lưu giữ truyền thống đặc sắc về cả nội dung lẫn nghệ thuật Hát Xẩm là một lối diễn xướng dân gian, phổ biến ở các vùng đồng bằng và trung du miền núi Bắc Bộ Theo các nguồn tài liệu ghi lại, hát Xẩm được hình thành vào khoảng thế kỉ XIV bởi những người khiếm thị đi hát rong kiếm sống, họ thường hát ở những nơi đông đúc người qua lại như nhà ga, bến tàu hay chợ Cũng chính vì lẽ đó mà Xẩm ngày trước còn được gọi là hát rong hoặc hát dạo Hát Xẩm là một nét đẹp văn hoá và giàu tính nhân văn của đất nước Việt Nam từ thời xa xưa, bởi lẽ trong những câu thơ, câu chữ, những vần điệu luôn chứa chan tình người, ngợi ca quê hương, đất nước Ngoài ra, cùng những lời lẽ đanh thép nhằm phê phán thói hư tật xấu, giáo dục con người và lên án những bất công xã hội cũng góp phần tạo nên một nét đẹp trong nội dung lẫn nghệ thuật dân gian Việt Nam Mặc dù vậy nhưng qua thời gian, hát Xẩm đang dần bị mai một trước những thứ mới mẻ của cuộc sống hiện đại, Xẩm cần được bảo tồn và lưu giữ trong thời đại mới.

Trang 16

Bức tranh về nghệ thuật hát Xẩm của người Việt vào thập niên 1930

(Nguồn ảnh: Pinterest)

- Một số làn điệu Xẩm đặc sắc và phổ biến phải kể đến như: “Xẩm Thập ân”, “Xẩm Ba bậc”, “Xẩm Hà liễu”, “Xẩm Chợ”, “Xẩm Hò khoan”, “Xẩm Ngâm vịnh”,“Xẩm Trống quân”, “Xẩm Phồn huê”, “Xẩm Sai”,…

- Hát Xẩm có dàn nhạc cụ đơn giản chỉ bao gồm đàn nhị và sênh tiền Nếu được hát theo nhóm hoặc đám đông thì có thể dùng thêm đàn bầu, trống mảnh và phách đàn Có thể thay đàn nhị truyền thống thành đàn gáo- là một loại đàn được phát triển từ đàn nhị nhưng to và dài hơn, thích hợp đệm cho giọng trầm Sênh dùng đệm nhịp cho hát Xẩm có thể là sênh sứa hoặc sênh tiền Ngoài ra trống cơm,

sáo và thanh la cũng có thể hiện diện (Nguồn tham khảo: Xẩm- Nhạc cụ)

- Nếu ai đã biết hoặc có tìm hiểu về hát Xẩm từ trước, chắc hẳn sẽ không còn xa lạ gì về những người nghệ nhân này:

Trang 17

Nghệ nhân hát Xẩm- cụ bà Hà Thị Cầu (Nguồn ảnh: Báo Tuổi Trẻ)

Nghệ nhân hát Xẩm- cụ ông Nguyễn Văn Gia (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Trang 18

3 Kết luận và cảm nhận cá nhân về âm nhạc dân tộc

Kể từ xa xưa, âm nhạc dân tộc đã luôn là niềm tự hào trong trái tim của mỗi con

người đất Việt Trải qua biết bao triều đại phong kiến, âm nhạc dân tộc được hình thành và trở thành nét văn hoá đặc sắc của đất nước ta Việt Nam là một nước có đasắc tộc, vì thế âm nhạc của mỗi nơi trên đất nước ta đều mang một nét đặc trưng riêng biệt với đa dạng các loại hình và nhạc cụ khác nhau Những vần thơ, câu đối hay thậm chí là những cuộc trò chuyện bình dị đời thường đều góp phần không nhỏvào nền âm nhạc dân tộc của ta Âm nhạc dân tộc là truyền thống, là tinh hoa của nền văn hoá Việt Nam, việc của chúng ta là cần phải bảo vệ, tiếp tục phát huy và giữ gìn nó Sở dĩ, âm nhạc dân tộc có giá trị và bề dày lịch sử rất cao vì nó đã đi qua bao cuộc đổi thay của đất nước, qua lời hát của các chiến sĩ, qua lời ru của mẹ, âm nhạc dân tộc đều mang trong đó một niềm tự hào và ngợi ca tình yêu con người, yêu quê hương, đất nước

Âm nhạc dân tộc vô cùng đa dạng và phong phú Với mỗi dân tộc, mỗi đồng bàotrên đất Việt đều mang những màu sắc và âm hưởng khác biệt nhau Nếu như nói đồng bào người Thái có điệu Khắp thì đồng bào Chăm có điệu H’ri, họ thường sử dụng âm nhạc và điệu nhảy riêng của mình để sinh hoạt và vui chơi cuộc sống hàng ngày Cũng chính từ đó mà dần dần mỗi dân tộc với bản sắc khác nhau sáng tác nên những bài hát được lưu truyền trong dân gian cho đến tận ngày hôm nay Kết hợp với sự phát triển của âm nhạc là những loại nhạc cụ được ra đời để tạo nênâm nhạc dân tộc, chẳng hạn như đàn tính, đàn nhị, cồng chiêng, sáo trúc,…

Trang 19

Mặc dù nói âm nhạc dân tộc là truyền thống quý báu cần phải giữ gìn của Việt Nam Song, do sự phát triển của nhân loại, những dòng nhạc thị trường, nhạc trẻ dần ra đời và được thế hệ sau ưa chuộng nhiều hơn Âm nhạc dân tộc phải “nhường chỗ” cho nhạc hiện đại, ngày càng có nhiều người lãng quên âm nhạc dântộc, loại âm nhạc truyền thống mà ta xem là khí thế, là niềm tự hào của một đất nước Âm nhạc dân tộc có lẽ không còn được lưu truyền rộng rãi như trước, dần dàbị mai một theo năm tháng, theo guồng quay của cuộc sống hiện đại Những dòng nhạc cụ, những câu hò hát dân gian vẫn còn đó, nhưng có mấy ai thực sự cảm nhậnđược những tinh hoa dân tộc được chất chứa trong nó, phải chăng qua thời gian có nhiều thứ thú vị và mới mẻ hơn mà giới trẻ đang dần quên đi “cái nôi” của âm nhạc Việt Nam Tóm lại, thế hệ sau cần phải bảo vệ và lưu giữ truyền thống văn hoá của âm nhạc dân tộc Việt Nam, nhằm góp phần không để nét đẹp văn hoá có từlâu đời bị mai một theo thời gian.

Ngày đăng: 10/05/2024, 22:12

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan