1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÌNH HÌNH MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020

17 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình hình mua sắm trực tuyến của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020
Tác giả Nguyễn Trung Kiên, Trần Mỹ Linh
Người hướng dẫn Nguyễn Phương Nam
Trường học Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Đề tài
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 542,25 KB

Nội dung

Để thương mại điện tử phát triển thì nghiên cứu hành vi người tiêu dùng trực tuyến, đặc biệt là giới trẻ sinh viên TP.HCM sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp làm căn cứ quan trọng để

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

~~~~~~*~~~~~~

ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020

THÀNH VIÊN NHÓM: NGUYỄN TRUNG KIÊN

TRẦN MỸ LINH

GIẢNG VIÊN: NGUYỄN PHƯƠNG NAM

Trang 2

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 Bối cảnh của đề tài

1.2 Lý do chọn đề tài

1.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

1.4 Ý nghĩa nghiên cứu

1.5 Mục tiêu nghiên cứu

1.6 Cơ cấu

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Tổng quan tài liệu thế giới

2.2 Tổng quan tài liệu trong nước

2.3 Tổng quan tài liệu tại TP HCM

2.4 Định nghĩa các thuật ngữ

2.5 Khuôn khổ khái niệm

2.6 Câu hỏi/giả thuyết nghiên cứu

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp nghiên cứu

3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.3 Mẫu nghiên cứu

3.4 Quy trình thu thập dữ liệu

3.5 Công cụ thu thập dữ liệu

3.6 Thiết kế bảng câu hỏi

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.1 Sự cần thiết

4.2.2 Những mục đích và yếu tố được sinh viên quan tâm

4.2.3 Yêu cầu của sinh viên đối với việc mua hàng qua mạng

4.3.4 Chi phí vận chuyển

4.3.5 Khảo sát lượng cầu

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

5.2 Kiến nghị

Trang 3

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 Bối cảnh của đề tài

Quá trình hình thành và phát triển của TMĐT Ở Việt Nam:

- Tháng 8/2005: Cổng TMĐT quốc gia ECVN chính thức khai trương (www.ecvn.com.vn)

- TMĐT đã được chính thức giảng dạy ở một số trường đại học tại Việt Nam

- Tháng 6/2007: Hiệp hội TMĐT Việt Nam ra đời

- Hiện tại gần như tất cả ngân hàng đã chấp nhận thanh toán trực tuyến

- Xuất hiện rất nhiều sàn TMĐT, lớn nhất là Shopee, Tiki, Lazada, Sendo Thị trường Thương mại Điện tử ở nước ta có xu hướng tăng dần đều ở những năm 2015 đến nay, tuy nhiên để nói về sự bùng nổ thì phải nhắc đến năm 2019 Trong năm, ngành Thương mại Điện tử đã có sự tăng trưởng vượt bậc, thu về 2,7 tỷ USD trong riêng năm 2019 và đã có hơn 35,4 triệu người sử dụng

Cũng trong năm 2019, lượng người sử dụng mạng tại Việt Nam là 59,2 triệu/tổng dân số cả nước, dự đoán trong năm 2021 con số này sẽ tăng trưởng lên thành 68 triệu người/tổng dân số Lượng người sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm cũng tăng khá rõ rệt, dự đoán cho đến năm 2021 sẽ tăng thêm 5 triệu người sử dụng, tăng từ 35 triệu lên 40 triệu người

Tuy đây là một thị trường có sự bùng nổ rõ ràng nhất trong thời kỳ dịch bệnh Covid, tuy nhiên nó vẫn có những khó khăn, thử thách nhất định để có thể đạt được nhiều thành công hơn

1.2 Lý do chọn đề tài

Thị trường Thương mại Điện tử 2020 trong khối Đông Nam Á, có thể nói Việt Nam chúng ta là một nước có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh và vượt trội so với những nước khác Việt Nam đang trở thành một “miếng bánh ngon” được các nhãn hàng, nhà bán lẻ, nhà đầu tư nhắm đến Để nước ta có được nền kinh tế như hiện nay

Trang 4

thì thị trường Thương mại Điện tử cũng đã góp 1 phần sức lực không hề nhỏ trong những năm gần đây

Để thương mại điện tử phát triển thì nghiên cứu hành vi người tiêu dùng trực tuyến, đặc biệt là giới trẻ sinh viên TP.HCM sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp làm căn cứ quan trọng để xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách, kịp thời điều chỉnh quan hệ cung cầu, phục vụ tốt đời sống xã hội Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng trực tuyến sẽ giúp các doanh nghiệp xác định được nhu cầu của người tiêu dùng, vì vậy nó đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hướng phát triển, quyết định phương

án sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam tuy đã nhận thức được vai trò của việc tìm hiểu

về nhu cầu của người tiêu dùng nhưng chưa tổ chức nghiên cứu khảo sát để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Năng lực tiếp cận người tiêu dùng trực tuyến, xử

lý, phân tích thông tin còn yếu Kinh phí đầu tư cho việc khảo sát hành vi người tiêu dùng trực tuyến còn hạn chế Vì vậy đẩy mạnh nghiên cứu hành vi người tiêu dùng trực tuyến là cần thiết

Do hạn chế về mặt kinh phí và thời gian nên đề tài này mới chỉ nghiên cứu phạm

vi sinh viên khu vực trường Đại học Kinh Tế TP.HCM mà chưa đi sâu nghiên cứu hành

vi người tiêu dùng trực tuyến ở các đối tượng khác như nhân viên văn cũng như các đối tượng khác trên lãnh thổ Việt Nam

1.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Phạm vi: Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM Cơ sở B – 279 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10, TP HCM

1.4 Ý nghĩa

Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã phần nào cung cấp những kiến thức quý giá về chân dung người tiêu dùng trẻ tuổi của TP.HCM, những vấn đề của TMĐT TP.HCM đến các nhà quản trị, các nhà làm marketing, các giảng viên, sinh viên ngành marketing,… của Việt Nam Phương pháp phân tích dữ liệu đúng tiêu chuẩn

Trang 5

khoa học đến các nhà nghiên cứu của Việt Nam Cụ thể như: dùng Mode, Median

để diễn tả trung bình của biến số dạng Nominal và Ordinal, phương pháp kiểm định mối liên hệ (kiểm định chi Bình Phương) được sử dụng rất phổ biến trên thế giới

và phương pháp phân tích nhân tố khám phá ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế

Ý nghĩa thực tiễn: Qua nghiên cứu kết quả cho thấy nhu cầu mua hàng trực tuyến trong giới trẻ cao chứng tỏ tiềm năng của TMĐT của TP.HCM là rất lớn từ

đó giúp các doanh nghiệp có thêm thông tin để mạnh dạn cũng như ngày càng cải tiến hình thức kinh doanh trực tuyến nhằm hạn chế những mặt yếu, phát huy mặt mạnh để khai thác tốt lĩnh vực TMĐT tại Việt Nam Giúp các nhà quản lý trong việc nâng cấp quản lý các trang web như các thông tin bảo mật, chống gian lận mua bán trực tuyến

1.5 Mục tiêu

Mục đích nghiên cứu đánh giá hành vi mua hàng trực tuyến của sinh viên trường đại học Kinh Tế TP.HCM Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển TMĐT TP.HCM nói riêng và ở Việt Nam nói chung

1.6 Cơ cấu

Để trả lời cho các câu hỏi đó, các nội dung mà đề tài nghiên cứu cần thực hiện:

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

Trang 6

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Hành vi mua hàng trực tuyến của sinh viên một số nước trên thế giới

“Hành vi mua hàng trực tuyến của sinh viên – nghiên cứu so sánh giữa sinh viên Mỹ và sinh viên Phần Lan” của Hannula và Commeys

Năm 2003, hai nhà nghiên cứu Mika Hannula và Chuck Comegys đã thực hiện đề tài nghiêu cứu hành vi mua hàng trực tuyến của 152 sinh viên đại học tại

Mỹ và 194 sinh viên đại học Phần Lan, Hai quốc gia này tương đối khác nhau về cấu trúc người tiêu dùng Bởi vì Mỹ là quốc gia có sự đa dạng về chủng tộc (heterogeneous) Tuy nhiên, Phần Lan thì khá đồng nhất (homogeneous) Kết quả của nghiên cứu cho biết rằng: quy trình mua hàng của những sinh viên được khảo sát có quan hệ mật thiết với việc sử dụng Internet Điều này có nghĩa là vai trò của Internet khá quan trọng trong quy trình mua hàng của các sinh viên đại học

Đa số các sinh viên đều sử dụng Internet trong năm giai đoạn của tiến trình mua hàng như: (1) nhận biết nhu cầu, (2) tìm kiếm thông tin, (3) đánh gia, (4) quyết định mua hàng, (5) sau mua hàng

2.2 Hành vi mua hàng trực tuyến ở Việt Nam

Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam trở thành thị trường thương mại điện tử

có giá trị thứ hai theo số liệu thống kê tăng trưởng năm 2016 Doanh thu thương mại điện tử Việt Nam 2016 chỉ thấp hơn một chút so với Indonesia; mặc dù có dân

số nhỏ hơn gần ba lần Dữ liệu này có mẫu nghiên cứu là 754.002 người Có 53%

nam giới và 47% nữ giới; trong đó bao gồm 31% 16-24 tuổi, 28% 25-34 tuổi, 19%

35-44 tuổi, và 22% 45 tuổi trở lên

Ngoài ra, kết hợp với tâm lý mua hàng thì phụ nữ thường có thói quen, hành

vi mua sắm lâu hơn Ví dụ điển hình là việc shopping mua quần áo; còn so với nam giới ưa thích sự tiện lợi, đơn giản, nhanh chóng và khi bán hàng cho họ sẽ dễ “chốt sale” hơn Và kết quả của nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến cũng chỉ ra rằng

Trang 7

tỷ lệ nam giới mua hàng online cao hơn nữ giới ở hầu hết các mặt hàng; trừ những mặt hàng có khoảng cách gần thì tỷ lệ nữ giới mua hàng online nhiều hơn

2.3 Hành vi mua hàng trực tuyến ở TP.HCM

Theo Sở Công thương TPHCM, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hoạt động thương mại và dịch vụ trong quý I không sôi động tại hệ thống phân phối Tuy nhiên, tại kênh mua sắm trực tuyến lại diễn ra khá nhộn nhịp, do nhiều người dân hạn chế ra đường để phòng tránh lây nhiễm bệnh Thói quen mua sắm của người dân được thay đổi, chuyển sang kênh mua sắm trực tuyến, nhờ đó doanh số bán lẻ vẫn tăng khá so cùng kỳ Theo báo cáo của Liên hiệp HTX Thương mại TP (Saigon Co.op), từ khi dịch bệnh xảy ra, khách hàng có nhu cầu mua sắm trực tuyến

và qua điện thoại tăng đột biến, gấp 4 - 5 lần so với trước đây

2.4 Định nghĩa

2.1.1 Internet

Theo định nghĩa trên trang bách khoa toàn thư wikipedia: Internet là một

hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy cập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người tiêu dùng cá nhân, của các chính phủ trên toàn cầu

2.1.2 Web

Theo định nghĩa của tổ chức The World Wide Web Consortium, web (còn được gọi là World Wide Web hay WWW) là không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể tham gia truy nhập (đọc và viết) từ các máy tính được nối mạng internet

2.1.3 Mua hàng trực tuyến

Mua hàng trực tuyến là quy trình mà theo đó người mua thực hiện trực tiếp việc mua sắm sản phẩm, dịch vụ từ người bán thông qua internet mà không cần phải tương tác với một trung gian bất kỳ nào khác ngay trong thời gian thực tại (Wikipedia, 2010)

Trang 8

2.5 Mô hình nghiên cứu

Thông qua cơ sở lý thuyết về nhu cầu, mô hình nghiên cứu được đưa ra để làm rõ các yếu tố tác động đến nhu cầu mua hàng qua mạng của sinh viên trường

ĐH Kinh Tế

2.6 Câu hỏi/giả thuyết nghiên cứu

Từ việc xem xét tổng quan lý thuyết, những phát hiện của các nghiên cứu đã có

ở trên và với sự suy đoán, có thể đưa ra mô hình nghiên cứu với 5 giả thiết như sau:

• H1: Sinh viên đại học Kinh tế TP.HCM không hài lòng đối với thực tế của cách mua hàng kiểu truyền thống hiện nay

• H2: Nhu cầu đối với mua hàng trực tuyến của sinh viên là rất lớn

• H3: Thực tế mua hàng trực tuyến của sinh viên khu vực TP.HCM rất cao

• H4: Nếu sinh viên càng biết rõ và càng quan tâm nhiều đến hình thức mua hàng trực tuyến thì sinh viên thực hiện mua hàng trực tuyến càng thường xuyên

• H5: Những mặt hàng nào sinh viên quan tâm nhất trên các sàn TMĐT? Và những phương thức sinh viên sử dụng để thanh toán đơn hàng

Mặt hàng

Mong muốn

Thanh toán

Tiết kiệm

chi phí

Tiết kiệm

thời gian

Hàng hóa

mới lạ

Giá cạnh

tranh

Nhu cầu

Dễ nắm bắt

thông tin

Chất lượng

Vận chuyển

Trang 9

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp nghiên cứu

- Số liệu thứ cấp: các tài liệu có liên quan đến đề tài từ thư viện, internet,…

- Số liệu sơ cấp: thu thập số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn thử 10 sinh viên Sau đó điều chỉnh bảng câu hỏi và tiến hành phỏng vấn 100 sinh viên trường ĐH Kinh

Tế TP.HCM

- Phương pháp phân tích số liệu: Các số liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch

và mã hóa, sau đó tiến hành phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả với sự trợ giúp của phần mềm Excel và SPSS

3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Phạm vi: Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM Cơ sở B – 279 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10, TP HCM

Thời gian: 11/2020-12/2020

Đối tượng: sinh viên đang theo học hệ chính quy

3.3 Mẫu nghiên cứu

Đề tài được thực hsiện thông qua phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi trên mẫu gồm 100 bạn sinh viên nam nữ thuộc trường đại học Kinh Tế TP.HCM trong học

kỳ Cuối của năm 2020

3.4 Quy trình thu thập dữ liệu

Khảo sát trực tuyến: điền trực tiếp link khảo sát và gửi đi sau khi hoàn thành

3.5 Công cụ thu thập dữ liệu

Bảng câu hỏi được tạo dưới dạng Google Form và đăng tải trên các trang mạng

xã hội (Facebook) để tìm kiếm những đối tượng phù hợp để hoàn thành bản khảo sát

3.6 Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế gồm có 2 phần:

A Phần thông tin sinh viên trả lời gồm có 5 câu hỏi:

1 Giới tính của bạn?

2 Bạn bao nhiêu tuổi?

3 Thu nhập hàng tháng của bạn?

4 Tần suất sử dụng Internet của bạn?

Trang 10

5 Mục đich sử dụng Internet của bạn là gì?

B Phần nội dung gồm có 16 câu hỏi dạng cấu trúc Các câu hỏi được thiết kế để phục

vụ cho các giả thiết của đề tài Bao gồm:

6 Bạn có quan tâm đến việc mua hàng qua mạng không?

7 Bạn nghĩ gì về sự cần thiết của việc mua hàng qua mạng đối với sinh viên?

8 Sinh viện mua hàng qua mạng nhằm phục vụ cho hoạt động nào?

9 Việc mua hàng qua mạng hấp dẫn bạn ở điều gì?

10 Bạn đã bao giờ mua hàng hóa/dịch vụ trên mạng chưa?

11 Bạn thường sử dụng các sàn TMĐT nào?

12 Nếu mua hàng qua mạng, bạn quan tâm yếu tố nào?

13 Loại hàng nào bạn quan tâm nếu mua hàng qua mạng?

14 Mặt hàng giải trí – học tập nào bạn quan tâm?

15 Mặt hàng thời trang – mỹ phẩm nào bạn quan tâm?

16 Mặt hàng điện tử - kỹ thuật số nào bạn quan tâm?

17 Mặt hàng kim khí điện máy nào bạn quan tâm?

18 Bạn mong muốn gì về chất lượng hàng hoá?

19 Thời gian vận chuyển bao lâu là hợp lí?

20 Chi phí vận chuyển bao nhiêu là hợp lí?

21 Phương thức nào bạn sẽ sử dụng để thanh toán nếu mua hàng qua mạng?

Trang 11

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thông tin của mẫu nghiên cứu

a) Giới tính:

Mẫu khảo sát có tỉ lệ giới tính ngang nhau là 1:1 nhằm đảo bảo tính bình đẳng của thái độ hành vi mua hàng (Biểu đồ 4.1.a)

b) Thu nhập: Mức thu nhập bình quân của mẫu khảo sát đã bao gồm tiền trợ

cấp từ gia đình và tiền làm thêm ngoài giờ và các khoảng tiền khác (Biểu đồ 4.1.b)

Sinh viên có mức thu nhập từ 1.000.000đ/tháng đến 3.000.000đ/tháng chiếm 31%, mức thu nhập từ 3.000.000đ – 5.000.000đ chiếm 54%, còn mức thu nhập trên 5.000.000đ chỉ chiếm 12%

Trang 12

Như vậy, đa số sinh viên (66%) có mức thu nhập trên 3.000.000đ, do là khu vực trung tâm TPHCM nên mức thu nhập như vậy là hợp lý so với các khu vực tỉnh thành khác

4.2 Nhu cầu của sinh viên:

4.2.1 Sự cần thiết

Khi được hỏi “ Bạn có quan tâm đến việc mua hàng qua mạng không?”, có 57% sinh viên trả lời có, 43% sinh viên trả lời không, trong đó các sinh viên đánh giá sự cần thiết của việc mua hàng qua mạng như sau (Biểu đồ 4.2.1)

Qua sơ đồ cho thấy, sinh viên Trường Đại học Kinh Tế TPHCM đánh giá cao việc mua hàng qua mạng, tỉ lệ đánh giá cho rằng việc mua hàng qua mạng là cần thiết chiếm 57% tỉ lệ đáp viên cho rằng việc mua hàng qua mạng là không cần thiết chỉ chiếm 15%, còn lại 28% sinh viên không quan tâm lắm việc mua hàng qua mạng

4.2.2 Những mục đích và yếu tố được sinh viên quan tâm

Qua nghiên cứu cho thấy sinh viên mua hàng qua mạng chủ yếu phục vụ cho các hoạt động học tập, giải trí, công việc và thời trang cụ thể như sau (Biểu đồ 4.2.2)

Ngày đăng: 10/05/2024, 19:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w