1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo nhóm cuối kỳ môn phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần xây dựng hòa bình

53 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Xây dựng Hòa Bình
Tác giả Nguyễn Phương Anh, Đậu Thị Thảo Linh
Người hướng dẫn Cô Phạm Thị Ngọc Dung, Thầy Lương Kim Long
Trường học Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Phân tích báo cáo tài chính
Thể loại Báo cáo nhóm cuối kỳ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 3,83 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I. TÌNH HÌNH NGHÀNH XÂY DỰNG VÀ THẾ GIỚI (6)
    • 1.1 Nghành xây dựng thế giới (6)
    • 1.2 Nghành xây dựng Việt Nam (7)
  • PHẦN II TỔNG QUAN VỀ CTCP TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG HÒA BÌNH (10)
    • 2.1. Giới thiệu chung (10)
      • 2.1.1 Thông tin khái quát (10)
      • 2.1.2 Lịch sử hình thành, phát triển của doanh nghiệp (12)
      • 2.1.3 Lĩnh vực hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (0)
    • 2.2. Cơ cấu tổ chức (0)
      • 2.2.1. Sơ đồ tổ chức (0)
      • 2.2.2. Danh sách các công ty thành viên/công ty liên kết/công ty con (0)
      • 2.2.3 Cơ cấu vốn cổ phần (0)
      • 2.2.4 Danh sách các cổ đông lớn (0)
      • 2.2.5 Ban lãnh đạo (0)
    • 2.3. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh (0)
      • 2.3.1. Các nhóm sản phẩm chính; hoặc các thị trường tiêu thụ chính hiện nay (0)
      • 2.3.2 Tình hình sản xuất kinh doanh trong 5 năm gần nhất (0)
    • 2.4. Đối thủ cạnh tranh (0)
      • 2.4.1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp (về sản phẩm, về địa bàn kinh doanh, về chiến lược kinh doanh, tiếp thị) (0)
      • 2.4.2. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp; đối thủ ở nước ngoài (về sản phẩm, địa bàn kinh doanh) (0)
    • 2.5. Phân tích SWOT (0)
  • PHẦN III. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTCP XÂY DỰNG HÒA BÌNH (0)
    • 3.1 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn (0)
    • 3.2 Phân tích Vốn lưu động và tính thanh khoản (30)
      • 3.2.1 Vốn lưu động (30)
      • 3.2.2. Chỉ số thanh khoản (31)
      • 3.2.3. Khả năng thanh toán dài hạn (34)
    • 3.3. Phân tích hiệu suất hoạt động (37)
      • 3.3.1. Vòng quay tổng tài sản (Assets turnover) (37)
      • 3.3.2. Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover) (38)
      • 3.3.3. Vòng quay khoản phải thu (AR Turnover_ART) (39)
      • 3.3.4. Vòng quay khoản phải trả (AP Turnover_APT) (40)
      • 3.3.5. Vòng quay của vốn bằng tiền (Operating Cash Cycle) (41)
    • 3.4. Phân tích khả năng sinh lời (42)
      • 3.4.1. Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) (42)
      • 3.4.2. Biên lợi nhuận ròng (ROS: Return on Sales) (43)
      • 3.4.3. Hệ số sinh lời trên tài sản (ROA: Return on Assets) (44)
      • 3.4.4. Hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE: Return on Equity) (47)
    • 3.5. Phân tích nhóm tỷ số giá thị trường (51)
      • 3.5.1. Tỷ số lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) (51)
      • 3.5.2. Tỷ số giá trên thu nhập của mỗi cổ phiếu (P/E) (52)
      • 3.5.3. Tỷ số giá trị sổ sách của mỗi cổ phiếu (53)
      • 3.5.4 Tỷ số giá trên giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu (P/B) (53)

Nội dung

Hình 1.1 Sự tăng trưởng trong ngành Xây dựng năm 2014 -2019 Nguồn Building RadarTuy có một số nhà đầu tư lớn của châu Âu không thể tiếp tục gặt hái được nhiều thànhcông trong doanh thu v

TÌNH HÌNH NGHÀNH XÂY DỰNG VÀ THẾ GIỚI

Nghành xây dựng thế giới

Nghành xây dựng vào năm 2019 đánh dấu rõ rệt giai đoạn “trưởng thành” của ngành xây dựng So với những dự đoán trước đó thì đây là một năm trôi qua khá “êm đềm” Hiện tại, ngành xây dựng năm 2020 nói chung trên toàn thế giới vẫn đang trong thời kỳ hồi phục mà điểm nhấn khá quan trọng đó là Trung Quốc sắp vượt qua cường quốc Mỹ.

Theo nhiều nghiên cứu được đưa ra, ngành xây dựng sẽ tăng trưởng khoảng 4,5% mỗi năm nếu cứ đi đúng đà phát triển như hiện tại Những thị trường phát triển mạnh về có sức ảnh hưởng lớn là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Ấn Độ Hiện tại, các nguồn vốn từ TrungQuốc đang tập trung vào các nước châu Á Trong khi đó, châu Phi và Trung Đông lại là mục tiêu hấp dẫn cho các nhà đầu tư ở châu Mỹ và châu Âu

Hình 1.1 Sự tăng trưởng trong ngành Xây dựng năm 2014 -2019 (Nguồn Building Radar)

Tuy có một số nhà đầu tư lớn của châu Âu không thể tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trong doanh thu và lợi nhuận, thậm chí có một số rơi vào mức gần khủng hoảng, song 2015 vẫn được xem là một năm tốt cho các Cty xây dựng Được lợi thế bởi mức lãi suất thấp kỷ lục, có rất nhiều Cty xây dựng đã tận dụng điều này vào trong các hoạt động của mình và đẩy mạnh hoạt động phát triển của mình Dựa vào đó, người ta ước tính rằng năm 2025 ngành Xây dựng toàn cầu ước tính đạt tốc độ tăng trưởng trên toàn thế giới là 4,5% trong 10 năm tới.

Châu Á đang đối mặt với những cuộc cạnh tranh khốc liệt với nền kinh tế Trung Quốc – một “con hổ châu Á” mới phát sinh Vì thế nên những quốc gia nhỏ hơn cũng sẽ trở thành điểm nhấn quan trọng để đầu tư vào ngành xây dựng 2020.

Trong đó, Indonesia, Việt Nam và Philippines là những quốc gia có thể giành được sự tập trung của hơn 50% các công ty xây dựng lớn trên thế giới Các yếu tố chính trị có thể phần nào ảnh hưởng đến sự đầu tư vào một số quốc gia châu Á nhưng về mặt trung hạn cho thấy thị trường này sẽ rất hấp dẫn trong năm 2020 bởi những ưu đãi về lãi suất.

Nghành xây dựng Việt Nam

Các doanh nghiệp xây dựng được sự hỗ trợ của Chính phủ cũng như được ưu tiên tập trung nguồn lực sẽ bung sức ra đẩy mạnh tiến độ và có triển vọng tương đối tích cực trong quý II, quý III tới, kỳ vọng hồi phục và tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn nền kinh tế phục hồi lại sau khi nhiễm virus “trì trệ”.

Cùng với sự hồi phục của thị trường bất động sản trong giai đoạn 2014 - 2018, lĩnh vực xây dựng, xây lắp và phát triển hạ tầng đã phát triển mạnh với tăng trưởng trung bình 9.15%/năm so với mức 4.75% giai đoạn trước 2013.

Hình 1.2 Biểu đồ Tăng trưởng doanh thu của một số đơn vị xây dựng 2015-2019 (Nguồn PSI tổng hợp)

Bên cạnh những kết quả kinh doanh tích cực của một số doanh nghiệp như trên, bức tranh toàn thị trường xây dựng đang xuất hiện những mảng màu xám.

Theo số liệu thống kê của Viện nghiên cứu phát triển hạ tầng và quy hoạch đô thị, kể từ giữa năm 2018 đến nay, tốc độ phát triển của mảng xây dựng xây lắp và hạ tầng giảm mạnh với tỷ lệ tăng trưởng trong năm 2018 – 2019 chỉ đạt 9,2 – 9,5% Dễ dàng nhận thấy những khó khăn điển hình mà doanh nghiệp xây dựng phải đối diện tại thời điểm này là sự cạnh tranh quyết liệt trong ngành, thị trường bất động sản chững lại, sự mất cân đối tổng nợ trên vốn khả dụng đặc biệt là khoản phải thu trên tổng tài sản gia tăng, chi phí vốn vay tăng mạnh bào mòn lợi nhuận dẫn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp giảm sút. Đại dịch Covid-19 tác động mạnh đến TTCK và giá cổ phiếu xây dựng, xây lắp

Kể từ tháng 02/2020, chỉ số VN-Index đã giảm mạnh từ mốc 990 điểm về mốc 725 điểm(giảm 27%) Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam đã bốc hơi hơn 15 tỷ USD kèm theo diễn biến bán tháo mạnh cổ phiếu của khối ngoại (bán hơn 28.300 tỷ đồng trong tháng 2/2020 và 7.500 tỷ đồng tính đến ngày 19/3) Triển vọng kinh tế vĩ mô Việt Nam bị ảnh hưởng nặng; tăng trưởng GDP có thể điều chỉnh giảm từ 0,5 – 1%/năm.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều cổ phiếu tốt, xấu bị bán tháo mạnh mẽ, nhóm cổ phiếu của ngành nhìn chung lại giảm ít hơn so với mức giảm bình quân của thị trường Theo thống kê, trong khi thị trường chung giảm hơn 26,7% giai đoạn 1 tháng vừa qua thì cổ phiếu nhóm ngành xây dựng, xây lắp chỉ giảm khoảng 10 – 12% Với mức giá hấp dẫn như hiện tại, nhà đầu tư có thể xem xét triển khai kế hoạch đầu tư tài chính trong thời gian tới.

Hình 1.3 Biến động giá một số cổ phiếu xây dựng (Nguồn: PSI tổng hợp)

TỔNG QUAN VỀ CTCP TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG HÒA BÌNH

Giới thiệu chung

- Tên đầy đủ: CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

- Thành lập : Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) được thành lập vào năm 1987 với tiền thân là Văn phòng Xây dựng Hòa Bình chuyên thi công các công trình xây dựng nhà ở dân dụng Quá trình xây dựng và phát triển của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình được chia thành 6 giai đoạn, cụ thể:

Giai đoạn 1: 1987 – 1993: Xây dựng lực lượng – Xác định phương hướng Giai đoạn 2: 1993 – 1997: Cải tiến quản lý – Phát huy sở trường

Giai đoạn 3: 1997 – 2000: Tăng cường tiềm lực – Nâng cao chất lượng

Giai đoạn 4: 2000 – 2005: Hoàn thiện tổ chức – Mở rộng thị trường

Giai đoạn 5: 2005 – 2015: Tăng cường hợp lực – Chinh phục đỉnh cao

Giai đoạn 6: 2015 - 2024: Hợp chuẩn quốc tế - Định vị thương hiệu

30 năm bền bỉ với "Hành trình chinh phục đỉnh cao", Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã có những bước tiến thần tốc trong khi vẫn đảm bảo an toàn, uy tín, chất lượng: Từ thi công những công trình nhà ở, Hòa Bình đã trở thành một trong những nhà thầu tổng hợp hàng đầu Việt Nam.

Từ vai trò của một nhà thầu phụ cho thầu nước ngoài: Kumho, Doosan, Posco E&c,Kajima, taisei, Hòa Bình đã mạnh mẽ vươn mình khẳng định thương hiệu trong vai trò tổng thầu của những dự án có quy mô, tầm vóc quốc tế như: Vietinbank tower (HàNội cao 363m) là Top công trình cao nhất Việt Nam và Saigon Centre (TP.HCM) là công trình có tầng hầm sâu nhất Việt Nam với quy mô 6 tầng hầm, sâu 28m; Từ nhà thầu quốc nội chỉ tham gia các công trình trong nước, Hòa Bình đã vươn mình trở thành nhà thầu Việt Nam đầu tiên ra thị trường quốc tế trong vai trò quản lý dự án tại Malaysia, Myanmar,

Những thành quả đạt được trong chặng đường vừa qua đã trở thành nền tảng vững chắc để Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình tiếp tục bước vào giai đọan mới với rất triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai, không chỉ trong nước mà đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế đầy tiềm năng.

- Sàn niêm yết: HOSE – ngày giao dịch đầu tiên: 27/12/2006

- Vốn điều lệ: 2,308,753,980,000 (thay đổi ngày 10/9/2019)

- Địa chỉ: 235 Võ Thị Sáu - P.7 - Q.3 - Tp.HCM

- Người công bố thông tin: Mr Nguyễn Văn Tịnh

- Website:http://www.hbcr.vn

- Ngành nghề kinh doanh chính: Xây dựng dân dụng, công nghiệp, công trình giao thông, hệ thống thoát nước San lấp mặt bằng, kinh doanh nhà Tư vấn xây dựng (trừ thiết kế công trình)

Sứ mệnh của Hòa Bình là đem lại sự an tâm và lợi ích cộng hưởng cho khách hàng, góp phần tích cực vào sự kiến tạo một xã hội văn minh, phát triển bền vững bằng những sản phẩm, dịch vụ có ưu điểm vượt trội, tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường.

Người Ả Rập cổ đại nói rằng: “Cầu vồng được tạo ra bởi nụ cười của Nữ thần” và đã từ rất lâu cầu vồng trở thành biểu tượng cho những gì tinh khiết và thiêng liêng nhất.Nếu như bảy sắc cầu vồng tạo thành ánh sáng trắng tinh khôi thì sự tỏa sáng của Hòa Bình cũng xuất phát từ sự giao thoa của bảy giá trị cốt lõi, đó là: Ứng xử văn minh, Hành xử chính trực, Thực thi cam kết, Tuân thủ kỷ luật, Tích hợp tinh hoa, Tích cực sáng tạo, Chủ động hợp tác.

2.1.2 Lịch sử hình thành, phát triển của doanh nghiệp

1987 – 1993 : Xây dựng lực lượng – Xác định phương hướng

Khởi nghiệp Văn phòng Xây dựng Hòa Bình vào năm 1987 với số lượng nhân viên ít ỏi là 20 người, ban đầu chủ yếu nhận thiết kế và thi công công trình nhà ở tư nhân Dù đội ngũ nhân viên có tuổi đời non trẻ song với khả năng sáng tạo không ngừng, tinh thần cầu tiến học hỏi và tinh thần làm việc trách nhiệm cao, Hòa Bình bắt đầu nhận thi công nhiều công trình thương mại như nhà hàng,khách sạn, văn phòng,…

Hòa Bình là một trong những đơn vị đầu tiên mạnh dạn đầu tư nhà xưởng và trang bị máy vi tính cá nhân cho văn phòng nhằm ứng dụng công nghệ tiên tiến vào chuyên môn và quản lý xây dựng Việc đầu tư này không những làm tăng hiệu suất công tác mà còn thúc đẩy, nâng cao sự năng động, sáng tạo và tinh thần đổi mới của cán bộ công nhân viên.

Trong thời gian này, Hòa Bình đã thu hoạch được nhiều thành công ở nhiều công trình lớn như khách sạn Riverside, khách sạn International, Food Center of Saigon, Tecasin Business Center and Serviced Apartments,… Từ đó, tên tuổi Hòa Bình được nhiều nhà đầu tư nước ngoài biết đến và mời tham gia dự thầu các dự án của họ Đây cũng là điều kiện để cho Hòa Bình tập hợp được lực lượng đông đảo kỹ sư, kiến trúc sư, công nhân lành nghề và từ đó xác định phương hướng phát triển Công ty: Chuyên sâu vào các công trình kỹ - mỹ thuật cao.

1993 – 1997: Cải tiến quản lý – Phát huy sở trường

Hòa Bình mở rộng đầu tư các xưởng sản xuất, kết hợp máy móc công nghệ hiện đại với dụng cụ giản đơn và các thợ thủ công truyền thống có tay nghề cao, thành lập 2 xưởng Mộc Hòa Bình và Sơn Hòa Bình Đặc biệt, công ty đã đầu tư một dây chuyền sản xuất Sơn đá nhãn hiệu HODASTONE, một loại vật liệu bảo vệ công trình kiến trúc có tuổi thọ và tính thẩm mỹ cao, được nhiều nước trên thế giới sử dụng.

Cũng trong giai đoạn này, công ty bắt đầu nhận thi công các công trình lớn ở xa thành phố Hồ Chí Minh Đáng kể nhất là công trình Cảng cá Cát Lở - Vũng Tàu, một công trình công nghiệp có quy mô lớn, đòi hỏi cao về mọi mặt: trình độ quản lý, phương tiện thi công, năng lực tài chính, trong đó riêng khoản bảo lãnh hợp đồng đã lên đến 300.000USD Trong quá trình thi công, Hòa Bình gặp nhiều khó khăn nhưng Hòa Bình vẫn thỏa mãn yêu cầu cao của khách hàng và được Nhà Đầu tư, Nhà Thầu chính, Nhà Tư vấn hài

% % % % % Bảng 3 – Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của HBC 2016-2019

Tại thời điểm tháng 12 năm 2019 thì tổng tài sản của tập đoàn HBC đạt là 16.721 tỷ đồng Tổng tài sản của tập đoàn ta sẽ thấy có xu hướng là tăng theo từng năm khi mà năm

2015 chỉ đạt 7.291 tỷ đồng thì đến năm 2019 con số này đã tăng lên gấp 2.3 lần Nhưng khi nhìn vào tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của tập đoàn năm 2019 ta sẽ thấy một sự chênh lệch khá lớn giữa 2 loại tài sản này Trong khi tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng trên 86.25% thì tài sản dài hạn chỉ chiếm cao nhất 13.75% Điều này không chỉ diễn ra duy nhất ở năm 2019 mà nó kéo dài từ năm 2015 khi mà tỷ trọng của tài sản ngắn hạn chiếm đến trên 83% trong cơ cấu tài sản còn tài sản dài hạn chỉ chiếm cao nhất là đến 16.47%

Qua bảng so sánh cơ cấu tài sản và nguồn vốn, ta có thể thấy được tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng đều qua từng năm, chỉ duy nhất năm 2017 tỷ trọng tài sản ngắn hạn có sự sụt giảm so với năm 2016 nhưng tỷ lệ đó là giảm 2.9% nên là không đáng kể.

Tiềền và các kho n t ả ươ ng đ ươ ng tềền Đầều t tài chính ngắắn h n ư ạ Các kho n ph i thu nhắắn h n ả ả ạ Hàng tồền kho Tài s n ngắắn h n khác ả ạ

Biểu đồ 4 – Cơ cấu tài sản ngắn hạn của HBC từ năm 2015-2019

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CTCP XÂY DỰNG HÒA BÌNH

Phân tích Vốn lưu động và tính thanh khoản

Vốn lưu động (WC) = TSNH (Current Asset) – Nợ NH (Current Liabilities)

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Bảng 1 – Vốn lưu động của HBC từ năm 2015-2019

Nhận xét : Có thể thấy nguồn vốn lưu động tăng mạnh theo từng năm cụ thể là 2017-

2019 Trước đó từ giai đoạn năm 2015-2016 có vốn lưu động tăng vọt từ 340,666,882 đồng lên tới 1,014,379,382 đồng Nhưng tới năm 2018 và đặc biệt là năm 2019 , công ty đã có mức đột phá khi vốn lưu động tăng mạnh lên tới 1,209,516,335 đồng Chỉ duy nhất năm 2017 thì vốn lưu động giảm 22,33% so với năm 2016 Có thể xem sự biến động qua bảng chênh lệch tỷ trọng dưới đây :

Bảng 2 – Độ chênh lệch tỷ trọng vốn lưu động của HBC từ 2015-2019

Năm 2017 , Doanh thu tăng trưởng nóng dẫn đến các khoản phải thu tăng mạnh, trong khi khoản phải trả không tăng tương ứng, gây sức ép lên vốn lưu động khiến doanh nghiệp phải bổ sung bằng vay nợ ngắn hạn Độ chênh lệch về tỷ trọng của vốn lưu động của năm 2015 và 2016 là 5.24% và độ chênh lệch của năm 2016 và 2017 là -3,76% , nhìn vào chỉ số có thể thấy được mức độ giảm mạnh của vốn lưu động năm 2017 , Một trong những đặc điểm chung của nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực thầu xây dựng đó chỉ là các khoản phải thu ngắn hạn rất lớn và công ty HBC cũng vậy Đây là gánh nặng tài chính đối với công ty khi rơi vào tình trạng chậm thu hồi công nợ.

Sau khi giảm tỷ trọng vốn lưu động năm 2017 thì qua năm 2018 vốn lưu động ổn định lại và tăng mạnh vào năm 2019

3.2.2 Chỉ số thanh khoản a.Chỉ số thanh toán hiện hành

Current ratio = Current assets / Current Liabilities

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Bảng 3 Chỉ số thanh toán hiện hành của HBC từ 2015-2019

Tỷ số thanh toán hiện hành là một tỷ số tài chính dung để đo lường năng lực thanh toán trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Tỷ số thanh khoản của HBC qua 5 năm đều duy trì ở mức ổn định (đều lớn hơn 1) trong đó năm 2019 chiếm tỷ trọng cao nhất là 1.20 và năm

2015 chiếm tỷ trọng thấp nhất là 1.06, điều đó thể hiện được công ty đang thực hiện tốt khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Vậy nên điều đó có thể chứng minh được hàng tồn kho của HBC chiếm một phần quan trọng trong việc duy trì yếu tố thanh khoản cho HBC. b Chỉ số thanh khoản nhanh

Quick ratio/ Acid ratio = Highly-liquid assets/ Current Liabilities

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Bảng 4 Chỉ số thanh khoản nhanh của HBC từ năm 2015-2019

Qua số liệu trên cho thấy được công ty có chỉ số thanh khoản mỗi năm đều trên 0.5, điều này đồng nghĩa với việc HBC có khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn tốt Điểm tích cực là số trích lập dự phòng cho khoản phải thu của công ty giảm về cả số tuyệt đối và tương đối, đồng thời số thực thu hàng năm cũng tăng đều vì vậy nên chỉ số thanh khoản nhanh của HBC tăng đều và ổn định , không có dấu hiệu sụt giảm Vơi mức tỷ trọng thấp nhất là 0.9 năm 2015 và cao nhất là 1.04 năm 2019

. c Chỉ số thanh khoản bằng tiền

Cash ratio = Cash/ Current Liabilities

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Bảng 5 Chỉ số thanh khoản bằng tiền của HBC từ năm 2015-2019

Chỉ số tiền mặt cho chúng ta biết bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại của một doanh nghiệp để đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn Cũng có nghĩa là chỉ số tiền mặt cho ta biết, cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu tiền mặt và chứng khoán khả mại đảm chi trả.

Thao bảng số liệu trên , ta thấy được chỉ số tiền mặt tăng từ năm 2015-2016 lên mức 0.06 nhưng tới năm 2017 chỉ số giảm dần và tới năm 2018 thì giảm mạnh , vì nguyên nhân công ty chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2017 cho cổ đông với tỷ lệ 5% mệnh giá cổ phần và chi trả cổ tức năm 2017 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 50% , dẫn tới chỉ số tiền mặt năm 2018 bị sụt giảm là 0.03 Nhưng qua năm 2019 đã dần ổn định lại là 0.05. d Chỉ số thanh toán bằng dòng tiền

CF coverage ratio = CFs from operating activities/ Average Current Liabilities

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

Bảng 6 Chỉ số thanh khoản bằng dòng tiền của HBC từ năm 2014-2019

Chỉ số thanh toán bằng dòng tiền đánh giá tình hình dòng tiền thực có của doanh nghiệp đủ đảm bảo cho việc thanh toán nợ ngắn hạn.

Có thể thấy chỉ số của thanh khoản bằng dòng tiền của HBC rất kém Trong năm 2019 công ty cũng đã đề ra một số chỉ tiêu cần hướng đến bảo đảm chỉ số khả năng trả nợ vay và lãi vay, Cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm nợ phải trả ngắn hạn, tăng nợ dài hạn và tăng vốn chủ sở hữu, giảm chi phí tài chính, như phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ, cải thiện dòng tiền hoạt động, tăng cường công tác quản lý khoản phải thu, mục tiêu khoản phải thu trên doanh thu tối đa 35% Tuy không cải thiện nhiều được nhưng nhìn chung tới năm 2019 cũng đã ổn hơn so với sự sụt giảm năm 2017.

3.2.3 Khả năng thanh toán dài hạn a Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E)

Tỷ số này sẽ được tính theo công thức:

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữuNợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu, còn gọi là Tỷ số D/E (Debt to Equity ratio – DER) là tỷ lệ giữa vốn huy động bằng cách đi vay và vốn chủ sở hữu, phản ánh năng lực quản lý nợ và quy mô tài chính của doanh nghiệp Qua việc tính toán tỷ số nợ cho ta thấy mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với chủ nợ Tỷ lệ này được dùng để đánh giá đòn bẩy tài chính của công ty

Nhìn vào biểu đồ tỷ lệ D/E trong 5 năm của công ty có xu hướng thay đổi là đi xuống theo từng năm với năm cao nhất là năm 2015 thì tỷ lệ này là 5.79 nhưng đến năm 2019 cũng là năm có tỷ lệ thấp nhất trong 5 năm chỉ còn 3.22 Vào năm 2015 tỷ lệ sử dụng nợ để đầu tư và phát triển của công ty là rất lớn so với vốn chủ sở hữu, nhưng có vẻ chính sách những năm nay của công ty đã thay đổi khi mà giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính lại mà phát hành cổ phiếu để làm tăng vốn chủ sở hữu lên Vì tỷ lệ nợ tăng thì cũng là việc rủi ro cho công ty tăng cao hơn vậy nên công ty đã thay đổi chính sách của mình trong những năm gần đây. b Hệ số nợ trên tổng tài sản

Tỷ số này sẽ được tính theo công thức:

Hệ số nợ trên tổng tài sản Tỷ số nợ phải trả trên tổng tài sản là một tỷ lệ này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.

Nhìn chung trong 5 năm thì tỷ lệ này đều nhỏ hơn 1, cao nhất là năm 2015 với tỷ lệ là 0.85 và tỷ lệ nợ trên tài sản của HBC đang có xu hướng giảm xuống theo từng năm, ở năm 2019 là năm có tỷ lệ thấp nhất đạt 0.76 Nhìn vào biểu đồ tỷ lệ này thì các tổ chức tín dụng sẽ rất thích công ty và hạn mức tín dụng của công ty sẽ tăng lên hàng năm vì đây là một tỷ lệ an toàn và khả năng trả nợ của HBC là khá cao Tỷ lệ này ngày càng giảm xuống chứng minh rằng doanh nghiệp ngày càng vay ít đi và khả năng tự chủ tài chính ngày càng tốt hơn nhưng bên cạnh đó thì HBC vẫn sử dụng đòn bẩy tài chính một cách hiệu quả vì tỷ lệ này tuy giảm qua từng năm nhưng lượng giảm không chênh lệch nhau quá lớn giữa các năm. c Khả năng trả lãi vay

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 250,229,927 860,431,845 1,339,548,6301,101,320,907

Khả năng trả lãi vay 1.93 5.93 5.04 3.59

Tỷ số này sẽ được tính theo công thức:

Tỷ số khả năng trả lãi Nợ phải trả Tổng tài sản

Lợi nhuận trước thuế và lãi vayChi phí lãi vay

Tỷ số khả năng trả lãi chỉ cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay, chứ không cho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi ra sao Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khả năng thanh toán lãi của công ty cho các chủ nợ của mình càng lớn.

Nhìn vào bảng số liệu phía trên thì ta sẽ thấy khả năng trả lãi vay của HBC tổng quan là đều lớn hơn 1 cho thấy tình hình trả lãi vay của công ty là hoàn toàn có khả năng Vào năm 2016 là công ty có tỷ lệ trả lãi cao nhất đạt 5.93 tức là thu nhập trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp cao gấp 5.93 lần chi phí trả lãi, tuy năm 2015 là năm có tỷ lệ này thấp nhất nhưng đó cũng là một con số rất tốt đối với HBC khi tỷ lệ này đạt 1.93 Nhưng từ năm 2017 trở đi thì tỷ lệ này giảm liên tục và đến năm 2019 thì tỷ lệ trả lãi này còn đạt 2.63, con số này vẫn là một số lý tưởng cho việc trả lãi và tạo độ an toàn hợp lý, bảo đảm khả năng thanh toán cho các chủ nợ của HBC Vấn đề dẫn đến khả năng trả lãi thấp của công ty là do chi phí lãi vay của công ty vẫn tăng hàng năm nhưng lợi nhuận trước thuế và lãi vay lại liên tục giảm kể từ năm 2017, một phần là do công ty kinh doanh kém hiệu quả so với trước đây và tình hình thị trường khi chi phí nguyên vật liệu và nhân công tăng liên tục.

Phân tích hiệu suất hoạt động

3.3.1 Vòng quay tổng tài sản (Assets turnover)

Tỷ số này sẽ được tính theo công thức:

Vòng quay tổng tài sản Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra

Trong 5 năm từ 2015 – 2019 thì năm 2015 có chỉ số thấp nhất là 0.78 còn năm 2017 cho thấy công ty sử dụng tài sản của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh là hiệu quả nhất trong 5 năm khi 1 đồng tài sản tạo ra 1.26 đồng doanh thu Nhưng từ năm 2017 – 2019, vòng quay tổng tài sản giảm dần có nghĩa là công ty đầu tư không hiệu quả vào tổng tài sản và thể hiện sự giảm lợi nhuận từ tài sản Do tổng tài sản từ 2017 – 2019 tăng nhiều hơn so với doanh thu thuần hàng năm.

3.3.2 Vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover)

Days’ sales in inventory - DSI 56.64 41.19 30.63 33.18 39.41

Tỷ số này sẽ được tính theo công thức:

Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản BQ

Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho BQ365 Inventory turnover

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.

Tại tập đoàn Hòa Bình từ năm 2016 – 2019 thì số vòng quay hàng tồn kho dao động từ 7 – 12 vòng trong 1 năm, số ngày tồn kho của tập đoàn dao động từ 31 đến 57 ngày và hệ số vòng quay hàng tồn kho này khá lớn cho thấy tốc độ quay vòng của nguyên vật liệu trong kho là nhanh, doanh nghiệp nhận được nhiều công trình xây dựng và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều Nhìn vào 5 năm thì ta sẽ thấy năm 2017 là có chỉ số vòng quay hàng tồn kho là cao nhất với số ngày tồn kho chỉ có hơn 30 ngày và năm này cũng là năm mà Hòa Bình nhận được nhiều công trình xây dựng nhất trong 5 năm Còn năm 2015 có chỉ số vòng quay thấp nhất là gần 7 vòng trong 1 năm với số ngày tồn kho lên tới 57 ngày, nguyên nhân có thể là công ty dự trữ nhiều nguyên vật liệu dùng để xây dựng nhưng vào năm 2015 thì công trình xây dựng mà công ty nhận được lại ít nhất trong 5 năm.

3.3.3 Vòng quay khoản phải thu (AR Turnover_ART)

Days in AR Collection - DAR 65.31 55.93 62.46 93.72 120.74

Tỷ số này sẽ được tính theo công thức:

Vòng quay khoản phải thu Số ngày thu tiền Doanh thu thuần Khoản phải thu BQ 365

Vòng quay khoản phải thu phản ánh khả năng quản lý các khoản công nợ phải thu của công ty và khả năng thu hồi vốn trên các khoản công nợ đó.

Nhìn vào số liệu phía trên ta sẽ thấy từ năm 2015 – 2017 Hòa Phát có chỉ số vòng quay khoản phải thu khá ổn định từ 6 đến xấp xỉ 7 vòng, kỳ thu tiền cũng dao động từ 56 đến

66 ngày trong 1 năm Vì đặc thu ngành xây dựng và chính sách của tập đoàn nên có thể việc thu hồi nợ từ các khách hàng của Hòa Bình là tốt và công ty có những đối tác làm ăn chất lượng, có khả năng trả nợ nhanh chóng Tuy nhiên, chỉ số này giảm dần từ năm 2018 và 2019, có thể thấy là việc thu tiền của HBC đang có vấn đề hoặc đối tác của tập đoàn đang gặp khó khăn về tài chính Nhưng vấn đề lớn ở đây là do chính sách thu tiền của tập đoàn là thoải mái, không quyết liệt và thường nhận những công trình xây dựng lớn với giá đấu thầu cao.

3.3.4 Vòng quay khoản phải trả (AP Turnover_APT)

Days in payment of AP - DAP 76.70 55.54 56.24 72.97 81.51

Tỷ số này sẽ được tính theo công thức:

Vòng quay khoản phải trả Số ngày trả nợ Chỉ số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp Chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá thấp có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.

Nhìn tổng quan số liệu vòng quay phải trả trong 5 năm từ 2015 – 2019 thì chúng ta sẽ thấy chỉ số này ổn định từ 5 đến 7 vòng trong 1 năm tương đương với kỳ phải trả nợ là 56 đến 82 ngày Vào năm 2019 là có chỉ số khoản phải trả nhỏ nhất đồng nghĩa với việc là tập đoàn chiếm dụng vốn và thanh toán các khoản nợ chậm hơn so với các năm còn lại nhưng việc chiếm dụng khoản vốn này có thể sẽ giúp được doanh nghiệp giảm được khá nhiều chi phí về vốn Năm 2016 là năm có chỉ số này cao nhất 6.57 vòng tương đương với việc trả nợ trong 56 ngày, lúc này tình hình doanh thu của tập đoàn khá ổn định và nợ phải trả cũng thấp hơn so với những năm sau đó nên tập đoàn trả tiền cho người bán trong thời gian ngắn sau khi nhận được hàng hóa.

3.3.5 Vòng quay của vốn bằng tiền (Operating Cash Cycle)

Biểu đồ : Bảng vòng quay vốn bằng tiền giai đoạn 2015 - 2019

Vòng quay vốốn bằằng tềằn t 2015 - 2019 ừ

Days’ sales in inventory - DSI Days in AR Collecton - DAR Days in payment of AP - DAP Operatng Cash Cycle

Tỷ số này sẽ được tính theo công thức:

Vòng quay của vốn bằng tiền = DI + DAR – DAP

Vòng quay tiền mặt biểu thị thời gian (tính bằng ngày) để một công ty chuyển đổi các khoản đầu tư từ hàng tồn kho và các nguồn lực khác thành dòng tiền từ bán hàng.

Nhìn vào bảng ta sẽ thấy vòng quay vốn bằng tiền của năm 2017 nhỏ nhất tức là kể từ ngày tập đoàn phải trả tiền hàng hóa, nguyên vật liệu cho đến đến khi nhận được tiền từ khách hàng là trong hơn 31 ngày, nguyên do có thể là ngày tồn kho hàng hóa năm đó là ít nhất và số ngày thu và trả nợ khách hàng cũng nằm trong mức trung bình Còn năm 2019 là năm có mức chỉ số vòng quay vốn bằng tiền này cao nhất xấp xỉ 79 ngày, lý do chính dẫn đến việc này là do số ngày phải thu khách hàng của tập đoàn khá lâu lên tới hơn 120 ngày Cũng như phân tích phía trên thì đây phần lớn là do chính sách của tập đoàn lới lỏng hơn cho đối tác của mình.

Phân tích khả năng sinh lời

3.4.1 Biên lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin)

Tỷ số này sẽ được tính theo công thức:

Biên lợi nhuận gộp Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận nếu không tính đến chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

Qua bảng trên ta sẽ thấy biên lợi nhuận gộp tăng mạnh từ năm 2015 – 2016 từ 5.82% lên thành 11.45% tương đương với việc tăng 96.59%, đây là mức tăng mạnh nhất trong 5 năm và 2016 cũng là năm có biên lợi nhuận gộp cao nhất 11.45%, tức là HBC đã tạo ra

Lợi nhuận gộp Doanh thu thuần được 0.11 đồng thu nhập trên mỗi đồng doanh thu bán hàng Nhưng ta cũng sẽ thấy được là từ năm 2016 – 2019 thì tỷ lệ này luôn tục sụt giảm, ở năm 2019 thì tỷ lệ này chỉ còn 6.69% và đã giảm 4.76% so vói năm 2016, thể hiện tính rủi ro trong hoạt động doanh nghiệp Mặc dù doanh thu thuần của tập đoàn vẫn tăng qua các năm nhưng nhìn vào lợi nhuận gộp thì sẽ thấy mức tăng là khá thấp, vậy nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm của biên lợi nhuận gộp chính là do giá vốn hàng bán của tập đoàn tăng mạnh qua các năm còn doanh thu thuần có tăng nhưng không đáng kể Vấn đề của tập đoàn gặp phải là nguyên vật liệu chính của tập đoàn tăng mạnh và có một số dự án đã được đưa vào kế hoạch, được chuẩn bị thực hiện nhưng chủ đầu tư ngưng thi công đã dẫn đến chi phía quản lý đã có nhưng chưa ghi nhận được doanh thu cho tập đoàn.

3.4.2 Biên lợi nhuận ròng (ROS: Return on Sales)

Lợi nhuận sau thuế TNDN 82,835,223 568,013,203 860,510,056 620,105,225 405,581,378

Tỷ số này sẽ được tính theo công thức:

Biên lợi nhuận ròng Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Biên lợi nhuận ròng còn cho thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp sau khi đã loại bỏ toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ Net profit margin là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

Qua bảng số liệu trên ta sẽ thấy được biên lợi nhuận ròng đạt mức cao nhất vào năm

2017, một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra 0.05 đồng lợi nhuận, mức doanh thu thuần chỉ tăng 48.96% so với năm trước đó nhưng ta lại có một mức lợi nhuận sau thuế tốt nhất trong 5 năm từ đó thấy được năng lực quản lý chi phí của HBC vào năm 2017

Nhưng từ sau năm 2017 thì biên lợi nhuận ròng giảm mạnh và đến năm 2019 thì một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ tạo ra được 0.02 đồng lợi nhuận, nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm mạnh này là do sự cạnh tranh khốc liệt về giá dự thầu, ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành tại thị trường trong nước, một phần khác là do chi phí nguyên vật liệu tăng trong những năm gần đây cùng với đó Chi phí về Bảo hiểm xã hội theo quy định mới trong Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH cũng gia tăng.

Biền l i nhu n g p và biền l i nhu n ròng c a HBC 2015 - 2019ợ ậ ộ ợ ậ ủ

Biền l i nhu n g p ợ ậ ộ Biền l i nhu n ròng ợ ậ

Biều đồ : Biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng của HBC 2015 - 2019

3.4.3 Hệ số sinh lời trên tài sản (ROA: Return on Assets)

Biểu đồ :Biến động ROA từ 2015 - 2019

Biểu đồ :Biến động ROA từ 2015 - 2019

Tỷ số này sẽ được tính theo công thức:

ROA Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính Chỉ số này cho biết công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng tài sản.

Nhìn tổng quan cả 5 năm thì chỉ số ROA của tập đoàn đều dưới 7%, cao nhất là năm

2017 nhưng cũng chỉ đạt được 6.76%, tức là 100 đồng vốn tài sản đầu tư thì chỉ tạo ra 6.76 đồng lợi nhuận ròng Biểu đồ sẽ giúp ta thấy rằng từ 2015 – 2017 thì công ty có một sự tăng trưởng ROA khá tốt và đáng được kỳ vọng, ROA năm 2016 đã tăng 379.12% so với năm trước đó, điều này thể hiện HBC đã sử dụng tài sản một cách rất hiệu quả và công ty sẽ được đánh giá cao hơn trên thị trường Nhưng xu hướng của ROA từ năm

2017 – 2019 liên tục giảm, việc sử dụng tài sản của công ty ngày càng kém hiệu quả Tuy tài sản vẫn tăng đều hàng năm nhưng lại không tạo ra được nhiều lợi nhuận cho công ty, năm 2019 thì lợi nhuận công ty đã giảm 34.59% so với năm 2018.

Lợi nhuận sau thuế TNDN Tài sản BQ

Số vòng quay tài sản 0.78 1.15 1.26 1.22 1.14

Phương trình trên cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên tài sản phụ thuộc 2 yếu tố:

Quy mô LNST của doanh nghiệp được tạo ra từ 1 đồng doanh thu thuần Tỷ suất này gián tiếp phản ánh khả năng quản lý chi phí và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp quản lý chi phí tốt thì có thể làm tăng ROS và từ đó cải thiện ROA

Quy mô doanh thu thuần được tạo ra với mỗi đồng vốn đầu tư vào tổng tài sản Tỷ suất này phản ánh hiệu quả khai thác tổng tài sản của doanh nghiệp Như vậy, nếu doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả khai thác tài sản thì sẽ cải thiện được ROA.

Biến động của ROA vào năm 2016 có ảnh hưởng lớn từ tỷ suất lợi nhuận thuần (ROS), chỉ số ROS từ năm 2015 qua 2016 đã có tác động tích cực lên ROA làm cho ROA tăng 4.19%, điều này làm ta thấy đưuọc rằng từ 2015 – 2016 thì tập đoàn có khả năng quản lý chỉ phí khá tốt Tuy rằng sự thay đổi của số vòng quay tài sản không tác động lớn vào ROA nhưng nó cũng có tác động tích cực giúp ROA tăng 0.61%.

Qua năm 2017 thì ROA chỉ tăng 0.7% so với năm trước đó trong đó thì vòng quay tài sản và tỷ suất lợi nhuận thuần đều có tác động tích cực lên ROA nhưng qua năm này thì ta sẽ thấy rõ được công ty quản lý chi phí và các hiệu quả hoạt động doanh nghiệp không còn được tốt như trước Khả năng tạo ra lợi nhuận từ tài sản là có ảnh hưởng lớn lên ROA trong năm nay nhưng so với năm trước đó thì cũng bị giảm 3.47%.

Lợi nhuận sau thuế TNDN

Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

Biến động của ROA vào năm 2018 và 2019 cho ta thấy rằng hiệu quả hoạt động của công ty ngày càng giảm sút kèm với đó là khả năng quản lý chi phí cũng không được tốt như những năm trước đó khi mà tỷ suất lợi nhuận thuần trong 2 năm đều ảnh hưởng tiêu cực đến ROA và làm ROA giảm 2.42% vào năm 2018 còn năm 2019 là giảm 1.38% Hiệu quả khai thác tổng tài sản của doanh nghiệp trong 2 năm này cũng không được tốt vì chỉ số vòng quay tài sản cũng ảnh hưởng tiêu cực đến ROA Có thể thấy rằng 2 năm này công ty đã gặp nhiều khó khăn khi mà chi phí nguyên vật liệu và nhân công đều tăng cao cùng với đó là những chính sách lới lỏng việc thu tiền từ đối tác nên lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn chưa được ghi nhận.

3.4.4 Hệ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE: Return on Equity)

Biểu đồ :Biến động ROE từ 2015 - 2019

Tỷ số này sẽ được tính theo công thức:

ROE Chỉ số này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty.

Phân tích nhóm tỷ số giá thị trường

3.5.1 Tỷ số lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS)

Tỷ số này sẽ được tính theo công thức:

EPS EPS đóng vai trò như một chỉ số về hiệu quả hoạt động của công ty Khi tính EPS, người ta thường dùng khối lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong suốt kỳ báo cáo để có kết quả chính xác hơn, bởi vì số lượng cổ phiếu lưu hành có thể thay đổi theo thời gian EPS thường được xem là chỉ số quan trọng nhất trong việc xác định giá của cổ phiếu Đây cũng là thành phần chính dùng để tính toán chỉ số P/E

Nhìn vào biểu đồ thay đổi EPS chúng ta có thể thấy năm 2017 là năm mà chỉ số này đạt ở mức cao nhất trong 5 năm, thu nhập trên một cổ phiếu vào năm này đạt 6.67 đồng/CP. Năm có chỉ số EPS thấp nhất là năm 2015 khi chỉ đạt 0.9 đồng/CP nhưng từ năm 2015 cho đến năm 2017 thì chỉ số có xu hướng tăng liên tục nhất là từ 2015 qua năm 2016 đã tăng 394.69%, một mức tăng rất lớn Nguyên nhân chính là do lợi nhuận công ty đã tăng rất tốt trong 3 năm này và số lượng CP phát hành bình quân hàng năm cũng không tăng nhiều như năm 2016 qua 2017 thì lượng CP chỉ tăng 0.93% Nhưng ta sẽ thấy là từ năm

2017 đến cuối năm 2019 thì chỉ số này có xu hướng giảm liên tục và đến năm 2019 thì thu nhập trên một cổ phiếu chỉ đạt 1.85 đồng/CP, nguyên nhân chính là lợi nhuận công ty giảm liên tục trong các năm gần đây nhưng lượng cổ phiếu được phát hành hàng năm vẫn

Lợi nhuận sau thuế TNDN – Cổ tức của CP ưu đãiKhối lượng CP lưu hành BQ tăng, do công ty đang muốn giảm bớt đòn bẩy tài chính lại lên đã phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn chủ sớ hữu

3.5.2 Tỷ số giá trên thu nhập của mỗi cổ phiếu (P/E)

Tỷ số này sẽ được tính theo công thức:

P/E P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập cùa mỗi cổ phiếu P/E cho thấy mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu, hay là bạn sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho cổ phiếu của một công ty dựa trên lợi nhuận của công ty đó.

Nhìn biểu đồ biến động P/E ta sẽ thấy năm 2015 là năm có chỉ số này cao nhất nhưng nhìn tình hình phân tích chung các chỉ số ở phía trên cùng với tình hình lợi nhuận của công ty thì ta sẽ thấy đôi khi tỷ lệ này cao không phải là do các nhà đầu tư kỳ vọng về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu mà là do tình hình kinh doanh năm 2015 của công ty kém hiệu quả dẫn đến chỉ số EPS thấp chỉ đạt 0.9 nên P/E mới cao như vậy Nhưng từ năm 2016 – 2019 thì tỷ lệ này giảm xuống khá nhiều chỉ đạt cao nhất là 6.85 vào năm

2016 và thấp nhất là 5.73 vào năm 2018, nhìn chung trong 4 năm này thì tỷ lệ không chênh lệch nhau nhiều, nhìn vào tỷ lệ 4 năm này thì ta sẽ thấy cổ phiếu HBC đang bị định giá thấp và cũng là cơ hội cho những nhà đầu tư mạo hiểm.

Lợi nhuận sau thuế TNDN – Cổ tức của CP ưu đãi

Khối lượng CP lưu hành BQ

Ngày đăng: 10/05/2024, 14:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Sự tăng trưởng trong ngành Xây dựng năm 2014 -2019 (Nguồn Building Radar) Tuy có một số nhà đầu tư lớn của châu Âu không thể tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trong doanh thu và lợi nhuận, thậm chí có một số rơi vào mức gần khủng hoảng, song - báo cáo nhóm cuối kỳ môn phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần xây dựng hòa bình
Hình 1.1 Sự tăng trưởng trong ngành Xây dựng năm 2014 -2019 (Nguồn Building Radar) Tuy có một số nhà đầu tư lớn của châu Âu không thể tiếp tục gặt hái được nhiều thành công trong doanh thu và lợi nhuận, thậm chí có một số rơi vào mức gần khủng hoảng, song (Trang 7)
Hình 1.2 Biểu đồ Tăng trưởng doanh thu của một số đơn vị xây dựng 2015-2019. (Nguồn PSI tổng hợp) - báo cáo nhóm cuối kỳ môn phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần xây dựng hòa bình
Hình 1.2 Biểu đồ Tăng trưởng doanh thu của một số đơn vị xây dựng 2015-2019. (Nguồn PSI tổng hợp) (Trang 8)
Hình 1.3 Biến động giá một số cổ phiếu xây dựng. (Nguồn: PSI tổng hợp) - báo cáo nhóm cuối kỳ môn phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần xây dựng hòa bình
Hình 1.3 Biến động giá một số cổ phiếu xây dựng. (Nguồn: PSI tổng hợp) (Trang 9)
Bảng 1 – Vốn lưu động của HBC từ năm 2015-2019 - báo cáo nhóm cuối kỳ môn phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần xây dựng hòa bình
Bảng 1 – Vốn lưu động của HBC từ năm 2015-2019 (Trang 30)
Bảng 3. Chỉ số thanh toán hiện hành của HBC từ 2015-2019 - báo cáo nhóm cuối kỳ môn phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần xây dựng hòa bình
Bảng 3. Chỉ số thanh toán hiện hành của HBC từ 2015-2019 (Trang 31)
Bảng 4 . Chỉ số thanh khoản nhanh của HBC từ năm 2015-2019 - báo cáo nhóm cuối kỳ môn phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần xây dựng hòa bình
Bảng 4 Chỉ số thanh khoản nhanh của HBC từ năm 2015-2019 (Trang 32)
Bảng 5. Chỉ số thanh khoản bằng tiền của HBC từ năm 2015-2019 - báo cáo nhóm cuối kỳ môn phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần xây dựng hòa bình
Bảng 5. Chỉ số thanh khoản bằng tiền của HBC từ năm 2015-2019 (Trang 33)
Bảng 6 . Chỉ số thanh khoản bằng dòng tiền của HBC từ năm 2014-2019 - báo cáo nhóm cuối kỳ môn phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần xây dựng hòa bình
Bảng 6 Chỉ số thanh khoản bằng dòng tiền của HBC từ năm 2014-2019 (Trang 34)
Bảng 5.4 Tỷ số giá trên giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu của HBC từ năm 2015-2019 P/B sẽ được tính toán và đo lường theo công thức: - báo cáo nhóm cuối kỳ môn phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần xây dựng hòa bình
Bảng 5.4 Tỷ số giá trên giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu của HBC từ năm 2015-2019 P/B sẽ được tính toán và đo lường theo công thức: (Trang 53)
Bảng 35.3 – Giá trị số sách của cổ phiếu HPG từ năm 2015- 2019 - báo cáo nhóm cuối kỳ môn phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần xây dựng hòa bình
Bảng 35.3 – Giá trị số sách của cổ phiếu HPG từ năm 2015- 2019 (Trang 53)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w