1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thuyết trình nhóm đề tài sản xuất toàn cầu thuê ngoài và logistics

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sản xuất toàn cầu, thuê ngoài và logistics
Tác giả Đặng Viết Thắng, Hồ Hồng Ân, Trương Thị Kim Ngân, Giang Ngọc Mỹ An, Nguyễn Ngọc Phương Thảo, Lưu Xuân Yến, Nguyễn Hữu Phát, Hoàng Nguyễn Duy Khoa
Người hướng dẫn Th.S Trần Thị Vân Trang
Trường học Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Báo cáo thuyết trình nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 6,48 MB

Nội dung

Chúng nên tập trung ở một quốc giahay nên phân tán trên toàn cầu, phù hợp với loại hoạt động với sự khác biệt giữa các quốcgia về chi phí nhân tố, hàng rào thuế quan, rủi ro chính trị và

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH NHÓM

MÔN: QUẢN TRỊ QUỐC TẾ

Đề tài : SẢN XUẤT TOÀN CẦU, THUÊ NGOÀI VÀ LOGISTICS

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Thị Vân Trang Nhóm môn học: N01

Giải case study

Trang 2

Thuyết trình

3 Trương Thị Kim Ngân 72000632

1.5PowerpointGiải case study

1.5Giải case studyThuyết trình

5 Nguyễn Ngọc Phương Thảo 72000705

1.3Thuyết trìnhGiải case study

1.3PowerpointGiải case study

1.6Giải case studyThuyết trình

Giải case study

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT 5

1.1 Tổng quan 5

1.2 Mối quan hệ giữa chiến lược, sản xuất và logistic 6

1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm sản xuất 11 1.3.1 Lựa chọn địa điểm sản xuất 11

1.4 Vai trò chiến lược của việc lựa chọn địa điểm sản xuất nước ngoài 18 1.4.1 Vai trò chiến lược của địa điểm sản xuất nước ngoài 18 1.4.2 Nguyên nhân dẫn đến sự cải thiện của cơ sở sản xuất 19

Trang 3

1.4.3 Cơ sở sản xuất trở thành trung tâm phân tán xuất sắc trên toàn cầu 20

1.5 Thuê ngoài hay tự sản xuất 21

1.5.1 Tự sản xuất 21

1.5.2 Thuê ngoài 24

1.5.3 Sự đánh đổi 27

1.5.4 Liên minh chiến lược với các nhà cung cấp 27

1.6 Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu 28

CHƯƠNG 2 CASE STUDY 33

2.1 Tổng quan về case study 33

2.2 Phân tích và đánh giá Case study 37

2.2.1 Điểm xuất phát của DELL và ASUS 37

2.2.2 Cơ hội và thách thức của DELL trong thương vụ kể trên 40

2.2.3 Cơ hội và thách thức của ASUS 41

2.2.4 Tình hình của DELL và ASUS sau thương vụ 43

2.2.5 Giải pháp 45

2.2.6 Bài học 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

1. LÝ THUYẾT

Google, một cái tên không cần phải giới thiệu quá nhiều vì hầu như ai cũng biết

Có bao giờ bạn tự hỏi rằng một công ty lớn như vậy có cần các nguồn lực bên ngoài để trợ giúp cho bất kỳ hoạt động quản lý quy trình nào hay không? Họ sẽ sử dụng nhân viên của mình cho những công việc đó chứ? Câu trả lời sẽ khiến bạn phải bất ngờ đấy Vâng, vị vua trị vì của Internet cũng đã thuê ngoài một số hoạt động phát triển của

nó Điều đó có thể gây ngạc nhiên, vì Google được biết đến với việc lấy con người làm trung tâm và luôn xem trọng nhân viên của mình Nhưng Google thực sự là một ví dụ điển hình về cách gia công phần mềm thông minh có thể giúp bạn tận dụng các cơ hội tăng trưởng quan trọng

Mặc dù Google luôn ưu tiên cho đội ngũ nhân viên nội bộ của mình ở California, nhưng Google cũng đã triển khai chiến lược phát triển bên ngoài, chủ yếu cho các dự án

Trang 4

yêu cầu triển khai liên tục, tiết kiệm chi phí Điều này cho phép nhân viên của Googlethực hiện tốt hơn công việc phát triển và quản lý nhiều dự án đang diễn ra của họ.Chính quy mô áp đảo của công ty này đã khuyến khích nó sử dụng gia công phầnmềm Vì công ty trải dài khắp các châu lục với mỗi chi nhánh giám sát vô số quy trìnhphức tạp nên việc thuê ngoài là điều không thể tránh khỏi.

Trong nhiều năm, Google đã thuê ngoài công việc, bao gồm trợ lý ảo, CNTT vàphát triển phần mềm, trừ một số ít Ví dụ điển hình nhất là việc Google thuê ngoài dịch

vụ hỗ trợ qua điện thoại và email cho AdWords cho khoảng 1.000 đại diện thuê ngoài AdWords là một trong những ngành kinh doanh chính và là nguồn thu nhập lớn nhất củacông ty Bằng cách thuê ngoài một cách chiến lược, Google có thể tiếp tục triển khai hỗtrợ khách hàng một cách hiệu quả đồng thời cho phép nhóm cốt lõi của mình tập trungvào những cải tiến mới giúp AdWords mạnh hơn Với mức độ phủ sóng của hơn 90%người dùng Internet trên toàn thế giới, công cụ này là chìa khóa cho bất kỳ nhà tiếp thịnào trên toàn cầu Để đảm bảo hoạt động trơn tru của một dịch vụ khổng lồ như vậy,Google đã tuyển dụng hơn 1000 đại diện thuê ngoài từ hơn 60 quốc gia để phụ trách dịch

vụ khách hàng và hỗ trợ khách hàng

Giới thiệu

Khi các rào cản thương mại giảm xuống và thị trường toàn cầu phát triển, nhiềucông ty ngày càng phải đối mặt với một loạt các vấn đề liên quan đến nhau Đầu tiên, cáchoạt động sản xuất nên được đặt ở đâu trên thế giới? Chúng nên tập trung ở một quốc giahay nên phân tán trên toàn cầu, phù hợp với loại hoạt động với sự khác biệt giữa các quốcgia về chi phí nhân tố, hàng rào thuế quan, rủi ro chính trị và những yếu tố tương tự đểgiảm thiểu chi phí và tối đa hóa giá trị gia tăng?

Thứ hai, vai trò chiến lược dài hạn của các địa điểm sản xuất nước ngoài là gì?Công ty có nên từ bỏ một địa điểm ở nước ngoài nếu chi phí nhân tố thay đổi, di chuyểnsản xuất đến một địa điểm khác thuận lợi hơn, hoặc có giá trị để duy trì hoạt động tại mộtđịa điểm nhất định ngay cả khi điều kiện kinh tế cơ bản thay đổi?

Thứ ba, công ty nên sở hữu các hoạt động sản xuất ở nước ngoài hay tốt hơn lànên thuê ngoài các hoạt động đó cho các nhà cung cấp độc lập?

Thứ tư, nên quản lý chuỗi cung ứng phân tán toàn cầu như thế nào và vai trò củacông nghệ thông tin dựa trên Internet trong quản lý logistics toàn cầu là gì?

Thứ năm, doanh nghiệp nên tự quản lý logistics toàn cầu hay nên thuê ngoài việcquản lý cho các doanh nghiệp chuyên về hoạt động này?

Những ví dụ gia công phần mềm thành công như Google đã chứng minh rằng Giacông phần mềm có thể mang lại lợi ích cho bất kỳ doanh nghiệp nào bất kể hình dạng,quy mô và lĩnh vực của họ Sử dụng lao động nước ngoài cho các nhiệm vụ lặp đi lặp lạivới mức giá thấp hơn so với nhân viên nội bộ cũng có thể cho phép bạn đầu tư nhiều hơnvào các sản phẩm và dịch vụ mục tiêu của mình

Trang 5

2.Mối quan hệ giữa chiến lược, sản xuất và logistics

Như chúng ta đã biết, khái niệm về chuỗi giá trị và thảo luận về một số hoạt độngtạo ra giá trị, những hoạt động đó bao gồm sản xuất, tiếp thị, logistics, R&D (nghiên cứu

& phát triển), nguồn nhân lực và hệ thống thông tin Trong chương này, ta sẽ tập trungvào hai trong số các hoạt động đã kể trên đó là sản xuất và logistics Ta sẽ cố gắng làm rõcách chúng có thể được thực hiện trên phạm vi quốc tế để giảm chi phí và gia tăng giá trịbằng cách phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng Chúng ta sẽ thảo luận về những đónggóp của công nghệ thông tin, vốn đã trở nên đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên Internetđối với các hoạt động sản xuất và logistics này Trong các chương sau, chúng ta sẽ xemxét các hoạt động tạo giá trị khác trong bối cảnh quốc tế này (tiếp thị, R&D (nghiên cứu

& phát triển) và quản lý nguồn nhân lực)

Trước khi bắt tay vào việc sản xuất, công ty quốc tế cần trả lời 5 câu hỏi theo trình

tự và có liên quan mật thiết với nhau Đầu tiên, các hoạt động sản xuất nên diễn ra ở đâu?Công ty cần xác định được vị trí phù hợp với đặc điểm, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đểlựa chọn địa điểm sản xuất mang lại hiệu quả Thứ hai, doanh nghiệp sản xuất cái gì và

có phù hợp với chiến lược phát triển của công ty không? Thứ ba, công ty nên tự đảmnhận việc sản xuất hay thuê ngoài những hoạt động đó cho nhà cung cấp độc lập? Thứ tư,công ty sẽ tập trung hay phân tán sản xuất, nếu phân tán thì chuỗi cung ứng sẽ được quản

lý như thế nào, vai trò của công nghệ thông tin dựa trên Internet trong việc quản lýlogistics toàn cầu là gì? Cuối cùng, doanh nghiệp nên tự quản lý logistics toàn cầu haynên thuê ngoài việc quản lý cho các doanh nghiệp chuyên về hoạt động này cụ thể hơn làkhi phân tán sản xuất, làm sao để doanh nghiệp tập hợp các đầu ra thông qua logistics?

Đó là toàn bộ năm câu hỏi mà mỗi doanh nghiệp phải trả lời để có thể thực hiện việc sảnxuất một cách hiệu quả hơn Để có được câu trả lời chính xác, phù hợp, chúng ta sẽ tìmhiểu những nội dung lý thuyết có liên quan giúp cho doanh nghiệp đưa ra quyết định mộtcách đúng đắn

Sản xuất là “các hoạt động liên quan đến việc tạo ra một sản phẩm” Thuật ngữ

“sản xuất” đã được sử dụng để biểu thị cả hoạt động dịch vụ và sản xuất, bởi vì conngười ta có thể sản xuất một dịch vụ hoặc một sản phẩm vật chất cụ thể Mặc dù trongchương này chúng ta tập trung nhiều hơn vào việc sản xuất hàng hóa vật chất, nhưngthuật ngữ “sản xuất” này cũng có thể được áp dụng cho các dịch vụ Điều này đã trở nên

rõ ràng hơn trong những năm gần đây với xu hướng các công ty Hoa Kỳ thuê ngoài “sảnxuất” một số hoạt động dịch vụ nhất định cho các quốc gia đang phát triển, nơi mà chiphí lao động thấp hơn (Ví dụ: xu hướng của nhiều công ty Hoa Kỳ thuê ngoài dịch vụchăm sóc khách hàng ở những nơi như Ấn Độ, nơi tiếng Anh được sử dụng rộng rãi vàchi phí lao động thấp hơn nhiều Ngoài ra còn có xu hướng thuê ngoài dịch vụ logisticstại các doanh nghiệp Việt Nam đã mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp chẳng hạnnhư giảm vốn đầu tư và giảm chi phí, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng vàtăng nhanh tốc độ vận động hàng hóa và tăng khả năng tiếp cận thông tin với môi trườngluôn biến động…) Logistics là hoạt động kiểm soát việc vận chuyển nguyên liệu vật chất

Trang 6

thông qua chuỗi giá trị, từ thu mua đến sản xuất và phân phối, bao gồm nhận hàng, vậnchuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn kháchhàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đếnhàng hóa Sản xuất và logistics được liên kết chặt chẽ, bởi vì hoạt động sản xuất một cáchhiệu quả còn phụ thuộc vào việc cung cấp kịp thời các nguyên liệu đầu vào chất lượngcao, công việc mà logistics chịu trách nhiệm.

Các chức năng sản xuất và logistics của một công ty quốc tế có một số mục tiêuchiến lược quan trọng Bắt đầu với mục tiêu chiến lược giảm chi phí: Phân tán các hoạtđộng sản xuất đến các địa điểm khác nhau trên toàn cầu, nơi mỗi hoạt động có thể đượcthực hiện một cách hiệu quả nhất từ đó có thể làm giảm chi phí Chi phí cũng có thể đượccắt giảm bằng cách quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu một cách hiệu quả để đáp ứng tốthơn cung và cầu Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả làm giảm lượng hàng tồn kho trong hệthống và tăng số vòng quay hàng tồn kho, điều đó có nghĩa là công ty phải đầu tư ít vốnlưu động hơn vào hàng tồn kho và giảm tỷ lệ tìm thấy hàng tồn kho dư thừa không bánđược và phải bỏ chúng Mục tiêu chiến lược thứ hai được chia sẻ bởi sản xuất và logistics

là tạo thêm giá trị bằng cách đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn Doanh nghiệp có thểnâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách loại bỏ các sản phẩm bị lỗi khỏi cả chuỗi cungứng và quy trình sản xuất (Trong bối cảnh này, chất lượng có nghĩa là sản phẩm không

có khuyết tật và hoạt động tốt.) Nói sản xuất tạo ra giá trị bởi vì sản xuất toàn cầu đem

sự linh hoạt trong dòng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Và nếu sảnxuất một cách hiệu quả, doanh nghiệp có thể giảm thiểu sai sót giúp giảm chi phí và tránhlãng phí nguồn tài nguyên, nâng cao sự hài lòng khách hàng và hạn chế tối đa chi phíchăm sóc khách hàng Hai mục tiêu chiến lược giảm chi phí và nâng cao chất lượng kểtrên không độc lập với nhau Như được minh họa trong hình ở dưới, công ty cải thiệnviệc kiểm soát chất lượng của mình cũng sẽ giảm chi phí tạo ra giá trị Cải thiện kiểmsoát chất lượng giúp giảm chi phí theo nhiều cách:

Tăng năng suất do không lãng phí thời gian để sản xuất các sản phẩm kém chấtlượng không bán được, dẫn đến giảm trực tiếp chi phí đơn vị;

Giảm chi phí bảo hành và thời gian liên quan đến việc sửa chữa các sản phẩm bịlỗi;

Giảm chi phí làm lại và phế liệu liên quan đến các sản phẩm bị lỗi

Hiệu quả của việc kiểm soát chất lượng theo những cách này là làm giảm chi phítạo ra giá trị bằng cách giảm cả chi phí sản xuất và dịch vụ sau bán hàng

Trang 7

Mối quan hệ giữa chất lượng và chi phí

(Nguồn: “What Does Product Quality Really Mean?” của David A Garvin, SloanManagement Review 26 (Mùa thu 1984))

Công cụ chính mà hầu hết các nhà quản lý hiện nay sử dụng để tăng độ tin cậy củaviệc cung cấp sản phẩm của họ là phương pháp cải tiến chất lượng Six Sigma Phươngpháp Six Sigma là hậu duệ trực tiếp của triết lý quản lý chất lượng toàn diện (TotalQuality Management), đây là quá trình liên tục phát hiện và giảm thiểu hoặc loại bỏ lỗitrong sản xuất, hợp lý hóa quản lý chuỗi cung ứng, cải thiện trải nghiệm của khách hàng

và đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo kịp thời Six Sigma được sử dụng phương phápthống kê để đếm các số lỗi phát sinh trong một quá trình Sau đó tìm ra cách để khắcphục, đưa tới càng gần mức “không lỗi” càng tốt Quản lý chất lượng toàn diện nhằmmục đích giữ tất cả các bên tham gia vào quy trình sản xuất chịu trách nhiệm về chấtlượng tổng thể của sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng TQM đã được áp dụng rộng rãi, điđầu là bởi các công ty Nhật Bản và sau đó là các công ty Mỹ trong những năm 1980 vàđầu những năm 1990 Bốn triết lý TQM được phát triển bởi một số nhà tư vấn người Mỹnhư W Edward Deming, Joseph Juran, và A V Feigenbaum Ông W Edward Demingxác định một số bước nên là một phần cố định của bất kỳ chương trình TQM nào Ônglập luận rằng ban quản lý nên chấp nhận rằng sai lầm, khiếm khuyết và vật liệu kém chấtlượng là không thể chấp nhận được và cần được loại bỏ Ông gợi ý rằng chất lượng giámsát nên được cải thiện bằng cách cho phép người giám sát có nhiều thời gian hơn để làmviệc với nhân viên và bằng cách cung cấp cho họ những công cụ họ cần để thực hiệncông việc Ông W Edward Deming cũng khuyến nghị rằng ban quản lý nên tạo ra mộtmôi trường trong đó nhân viên sẽ không sợ báo cáo các vấn đề hoặc đề xuất nhằm phục

vụ các hoạt động cải tiến Ông lập luận rằng quản lý có trách nhiệm đào tạo và bồi dưỡngcho nhân viên những kỹ năng mới để bắt kịp với những thay đổi tại nơi làm việc Ngoài

ra, ông tin rằng để đạt được chất lượng tốt hơn cần có sự cam kết của mọi người trongcông ty General Electric là một trong những tập đoàn lớn đã áp dụng Six Sigma Cam kết

về chất lượng của nó được thể hiện rõ ràng trong tất cả các ngành của công ty, từ bán lẻđến bảo hiểm và hàng không

Six Sigma, sự kế thừa hiện đại của TQM, là một triết lý dựa trên thống kê nhằmgiảm thiểu sai sót, tăng năng suất, loại bỏ lãng phí và cắt giảm chi phí trong toàn công ty.Một số tập đoàn lớn, chẳng hạn như Motorola, General Electric và Allied Signal, đã ápdụng các chương trình Six Sigma Từ thành công của người đi trước có thể kể tớiSamsung là một ví dụ điển hình cho việc thành công áp dụng Six Sigma vào sản xuất Kếhoạch gia nhập thị trường điện thoại di động toàn cầu của Samsung bị đổ vỡ bởi chiếc diđộng hàng đầu lúc đó là Samsung SH-700 có tỷ lệ lỗi quá cao, lên đến 11,8% Việc tổngcộng 150.000 sản phẩm buộc phải thu hồi và tiêu huỷ là một cú sốc tại thời điểm đó.Nhưng cũng từ đây, Samsung quyết định thay đổi và Six Sigma được chọn để triển khaitrên toàn bộ các cấp bậc quản lý cũng như nhân viên tất cả các bộ phận Sau khi thu vềnhững kết quả đầu tiên trong sản xuất, Samsung mở rộng phạm vi áp dụng Six Sigmasang cả marketing, sale và ngay cả những bộ phận phục vụ gián tiếp như kế toán, nhân

sự, cung ứng, và cuối cùng là đến toàn bộ chuỗi cung cấp Toàn bộ nhân viên của họ đều

Trang 8

được tham gia khoá đào tạo bài bản về lý thuyết và vận dụng Six Sigma Và Samsung đãphục hồi và vươn lên rất nhanh nhờ sự cải tiến quy trình đó Các mẫu điện thoại đời sauliên tục “lột xác” so với các sản phẩm trước đó, trở thành một trong những cái tên dẫnđầu thị trường smartphone thời bây giờ Xuất phát từ chữ cái Hy Lạp mà các nhà thống

kê sử dụng để biểu thị độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình, số lượng “sigma” càng caothì số lượng lỗi càng nhỏ Ở mức sáu sigma, quy trình sản xuất sẽ chính xác đến99,99966% và chỉ tạo ra 3 đến 4 lỗi trên một triệu đơn vị Mặc dù một công ty gần nhưkhông thể đạt được sự hoàn hảo như vậy, nhưng chất lượng Six Sigma là mục tiêu mà họ

có thể phấn đấu hướng tới Càng ngày, các công ty đang áp dụng các chương trình SixSigma càng nhiều để cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất làm việc củahọ

Sự phát triển của các tiêu chuẩn quốc tế cũng tập trung nhiều hơn vào tầm quantrọng của chất lượng sản phẩm Ví dụ, ở Châu Âu, Liên minh Châu Âu yêu cầu chấtlượng của các quy trình sản xuất và sản phẩm của một công ty phải được chứng nhậntheo tiêu chuẩn chất lượng được gọi là ISO 9000 trước khi công ty được phép tiếp cận thịtrường EU Mặc dù quy trình chứng nhận ISO 9000 tỏ ra hơi tốn kém đối với nhiều công

ty, nhưng nó thể hiện sự tập trung và chú ý của ban quản lý vào nhu cầu cải thiện chấtlượng sản phẩm và quy trình

Ngoài việc giảm chi phí và nâng cao chất lượng, hai mục tiêu khác có tầm quantrọng đặc biệt trong kinh doanh quốc tế Đầu tiên, các chức năng sản xuất và logisticsphải có khả năng đáp ứng nhu cầu địa phương Như chúng ta đã thấy trong chương

“Chiến lược kinh doanh quốc tế”, nhu cầu về khả năng đáp ứng của địa phương phát sinh

từ sự khác biệt giữa các quốc gia về thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng, cơ sở hạtầng, kênh phân phối và nhu cầu của chính phủ các nước tiếp nhận đầu tư Nhu cầu vềkhả năng đáp ứng của địa phương tạo ra áp lực phải phân cấp các hoạt động sản xuất chocác thị trường quốc gia hoặc khu vực lớn mà công ty kinh doanh hoặc thực hiện các quytrình sản xuất linh hoạt cho phép công ty tùy chỉnh sản phẩm ra khỏi nhà máy theo thịtrường mà nó đang được bán Thứ hai, sản xuất và logistics phải có khả năng đáp ứngnhanh chóng với những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng Trong những năm gầnđây, cạnh tranh dựa trên thời gian đã trở nên quan trọng hơn Khi nhu cầu của người tiêudùng có xu hướng thay đổi lớn và không thể đoán trước, công ty nào có thể thích ứngnhanh nhất với những thay đổi này sẽ giành được lợi thế Như chúng ta sẽ thấy, cả sảnxuất và logistics đều đóng vai trò quan trọng ở đây

3.Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm sản xuất

1 Lựa chọn địa điểm sản xuất

Làm sao để có thể lựa chọn được vị trí sản xuất vừa đem lại hiệu quả cao, vừagiảm thiểu được các chi phí phát sinh mà lại nâng cao chất lượng sản phẩm một cách tối

ưu nhất đang là một thách thức lớn mà các công ty phải đối mặt Lựa chọn vị trí sản xuấtcần đảm bảo rằng sản xuất và logistics có thể đáp ứng được tại địa phương đó với sự thayđổi nhanh chóng về thị hiếu của khách hàng

Trang 9

Có 3 yếu tố chính cần xem xét khi lựa chọn sản xuất với quy mô quốc tế:Yếu tố quốc gia

Yếu tố công nghệ

Yếu tố sản phẩm

1 Yếu tố quốc gia

Ở các quốc gia khác nhau, các yếu tố về kinh tế, chính trị, văn hoá và chi phí nhân

tố sẽ tương đối khác nhau Khi quyết định bắt đầu kinh doanh tại một quốc gia nào cầnnắm bắt, xem xét kỹ các yếu tố này vì chúng sẽ ảnh hưởng đến lợi ích, rủi ro và chi phísản xuất Sản xuất nên được đặt ở nơi có điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa thuận lợinhất cho việc thực hiện hoạt động sản xuất Dựa vào những đặc trưng khác nhau của từngđịa phương mà công ty nên đưa ra quyết định sản xuất những sản phẩm khác nhau để cóthể mang lại được hiệu quả cao nhất

Khi vị trí sản xuất được đặt ở nơi có điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá bao gồm

cả chi phí nhân tố phù hợp cho việc thực hiện các hoạt động sản xuất này sẽ tạo ra mộtmạng lưới toàn cầu về các hoạt động tạo ra giá trị và sự tập trung toàn cầu của các hoạtđộng tại một số địa điểm nhất định Các yếu tố bên ngoài cũng ảnh hưởng đến các quyếtđịnh đầu tư trực tiếp nước ngoài Nên cân nhắc lựa chọn quốc gia có lực lượng lao độngvừa giá rẻ vừa có tay nghề cao và sở hữu các ngành công nghiệp hỗ trợ Ngoài ra, doanhnghiệp nên ưu tiên lựa chọn quốc gia có chính trị ổn định, không có chiến tranh, lạm pháthay tham nhũng thấp Những yếu tố bên ngoài này đóng vai trò quan trọng trong việcquyết định nơi sẽ đặt các hoạt động sản xuất Cụ thể Trung Quốc cho dù không sở hữu cáitên nổi bật trong ngành nghiên cứu công nghệ, tuy nhiên khi nhắc về sản xuất thiết bị khó

có một quốc gia nào có thể vượt mặt được cường quốc đông dân nhất trên thế giới này.Với sự phát triển mạnh mẽ về khả năng sản xuất và cung ứng các thiết bị công nghệ caobao gồm smartphone, tablet, máy tính, máy ảnh… và nguồn nhân công dồi dào, nhân lựcchất lực cao đông đảo hiện tại rất nhiều công ty công nghệ lấy Trung Quốc làm nơi “chọnmặt gửi vàng” để đặt nhà máy sản xuất Ngoài ra, Trung Quốc mạnh về công nghiệp hỗtrợ, nước này được ví như công xưởng thế giới vì nắm giữ thị phần về cung cấp các linhkiện, phụ kiện Nếu Trung Quốc ngừng cung cấp các nhóm hàng này, chuỗi cung ứng ởcác quốc gia khác sẽ bị đứt gãy

Bên cạnh đó, các rào cản thương mại chính thức và phi chính thức cũng làm ảnhhưởng đến các quyết định về địa điểm cũng như chi phí vận chuyển và các quy tắc, quyđịnh liên quan đến việc đầu tư trực tiếp nước ngoài Đối với quốc gia ít rào cản thươngmại, có những chính sách đầu tư FDI hấp dẫn cũng là một trong những lý do nhiều quốcgia khác lựa chọn đặt làm nơi sản xuất Cụ thể, Samsung đã có quyết định đặt nhà máysản xuất tại Việt Nam Chính phủ Việt Nam luôn hỗ trợ có những đường lối chính sách đểcải thiện môi trường đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài Samsung, khi đầu tư vào ViệtNam, được xác định là một dự án quy mô lớn và công nghệ hiện đại, có tác động lan tỏatới kinh tế - xã hội Việt Nam, nên đã được Chính phủ dành cho những ưu đãi cao nhất:hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) 10%, miễn 4 năm đầu và giảm 50%

Trang 10

trong 9 năm tiếp theo Không những vậy, những quốc gia mà chính phủ luôn có chínhsách hỗ trợ, tham gia vào các hiệp định thương mại tự do để xóa bỏ các rào cản sẽ khuyếnkhích doanh nghiệp lựa chọn đặt cơ sở sản xuất nhiều hơn.

Dự kiến sẽ có những biến động về tỷ giá hối đoái trong tương lai ở một số quốcgia, điều này có thể nhanh chóng làm thay đổi sức hấp dẫn của một số quốc gia với tưcách là cơ sở sản xuất Sự tăng giá của đồng tiền có thể biến một vị trí có chi phí thấpthành một vị trí có chi phí cao hơn Nhiều tập đoàn Nhật Bản đã phải vật lộn với vấn đềnày trong những năm 1990 và đầu những năm 2000 Giá trị tương đối thấp của đồng YênNhật trên thị trường ngoại hối từ năm 1950 đến năm 1980 đã giúp củng cố vị thế củaNhật Bản như một địa điểm có chi phí sản xuất thấp Tuy nhiên, từ năm 1980 đến giữanhững năm 1990, sự tăng giá ổn định của đồng Yên so với đồng Đô la đã làm tăng giáthành của các sản phẩm mà Nhật Bản xuất khẩu, khiến Nhật Bản không còn là một địađiểm có chi phí sản xuất lý tưởng nữa Để khắc phục điều này, nhiều công ty Nhật Bản đãchuyển hoạt động sản xuất của họ ra nước ngoài đến các địa điểm có chi phí thấp hơn ởĐông Á

Quy mô hiệu quả tối thiểu

Tính linh hoạt của công nghệ

A Mức chi phí cố định

Như ví dụ bên trên có đề cập, trong một số trường hợp, nếu chi phí cố định đểthành lập một nhà máy sản xuất cao thì công ty chỉ nên đặt sản xuất ở một hoặc một vàiđịa điểm trọng tâm, ngược lại nếu chi phí cố định thấp, sản xuất có thể phân bố đều ở cácnơi khác

Ví dụ: Chi phí để thành lập một nhà máy hiện đại để sản xuất chip bán dẫn là hơn

1 tỷ USD Với mức chi phí cao như thế, những thứ khác bằng nhau, phục vụ thị trườngthế giới từ một nhà máy được đặt tại một địa điểm tối ưu duy nhất có thể đạt hiệu quả.Ngược lại, mức chi phí cố định tương đối thấp có thể giúp tiết kiệm khi thực hiện mộthoạt động cụ thể ở một số địa điểm cùng một lúc Điều này cho phép công ty đáp ứng tốthơn về nhu cầu của địa phương Sản xuất ở nhiều nơi cũng có thể giúp công ty tránh trởnên quá phụ thuộc vào một địa điểm nhất định, việc quá phụ thuộc vào một nơi sản xuất

Trang 11

nào đó trở thành rủi ro trong tình hình biến động hiện nay Nhiều công ty phân tán cácnhà máy sản xuất của họ đến các địa điểm khác nhau như một "hàng rào chắc chắn"chống lại các động thái bất lợi tiềm ẩn trong tiền tệ.

B Quy mô hiệu quả tối thiểu

Khi sản lượng của nhà máy mở rộng, chi phí đơn vị sẽ giảm, lý do là vì sử dụngnhiều các thiết bị vốn và tăng năng suất đi kèm với sự chuyên môn hóa của nhân viêntrong nhà máy Tuy nhiên, ngoài một mức sản lượng nhất định, sẽ có rất ít lợi thế kinh tếtheo quy mô bổ sung Do đó, đường chi phí đơn vị giảm dần theo sản lượng cho đến khiđạt đến một mức sản lượng nhất định, tại thời điểm đó, sản lượng tiếp tục tăng lên làmchi phí đơn vị giảm rất ít Điểm thấp nhất trên đường cong chi phí mà tại đó một công ty

có thể sản xuất sản phẩm của mình sao cho chi phí trung bình dài hạn có thể giảm đi đượcgọi là quy mô hiệu quả tối thiểu, ở tại điểm này, công ty có thể đạt được hiệu quả kinh tếtheo quy mô cần thiết để cạnh tranh hiệu quả trong ngành của mình

Đường cong chi phí đơn vị điển hình - Nguồn: International business: Competing

in the global marketplace (8th Edition)

Khi quy mô hiệu quả tối thiểu của một nhà máy càng lớn so với tổng nhu cầu,công ty nên chọn tập trung sản xuất ở một địa điểm giới hạn Ngoài ra, khi quy mô sảnxuất hiệu quả tối thiểu thấp so với nhu cầu toàn cầu thì có thể tiết kiệm để sản xuất mộtsản phẩm tại một số địa điểm Ví dụ, thang đo quy mô hiệu quả tối thiểu của nhà máy sảnxuất máy tính cá nhân là khoảng 250.000 đơn vị mỗi năm, trong khi tổng nhu cầu toàncầu ở mức hơn 35 triệu đơn vị mỗi năm Quy mô sản xuất hiệu quả tối thiểu thấp liênquan đến tổng nhu cầu toàn cầu, điều này tạo nên sự khả thi về mặt kinh tế đối với mộtcông ty như DELL khi doanh nghiệp này lắp ráp PC ở sáu địa điểm

Trang 12

Như trong trường hợp chi phí cố định thấp, những lợi thế của quy mô hiệu quả tốithiểu cho phép công ty đáp ứng nhu cầu về khả năng cung cấp của địa phương hoặcphòng ngừa rủi ro tiền tệ bằng cách sản xuất cùng một sản phẩm ở một số địa điểm.

C Tính linh hoạt của công nghệ

Công nghệ giúp sản xuất ra nhiều sản phẩm với số lượng lớn, máy móc linh hoạt,sản xuất tinh gọn (lean production) Cách để tăng hiệu quả và giảm chi phí đơn vị là hạnchế sự đa dạng của sản phẩm và sản xuất một sản phẩm được tiêu chuẩn hóa với số lượnglớn, tăng hiệu suất sử dụng của từng máy thông qua việc lên lịch, giúp giảm thời gianthiết lập các loại thiết bị phức tạp, ngoài ra còn giúp cải thiện việc kiểm soát chất lượng ởtất cả các giai đoạn của quy trình sản xuất

Bên cạnh việc cải thiện hiệu quả và giảm chi phí, các công nghệ sản xuất linh hoạtcũng cho phép các công ty tùy chỉnh sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng với chi phí

mà tại một thời điểm chỉ có thể đạt được bằng cách sản xuất hàng loạt sản lượng tiêuchuẩn hóa Công nghệ không chỉ giúp công ty linh hoạt trong dây chuyền sản xuất màcòn giúp tích hợp nhiều tính năng và có thể tùy chỉnh tùy thời điểm làm tăng khả năngđáp ứng nhu cầu khách hàng và các thị trường khác nhau, điều này mang ý nghĩa rằngdoanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu mang tính cá nhân hóa nhiều hơn Khi có sẵn cáccông nghệ sản xuất linh hoạt, công ty có thể sản xuất các sản phẩm khác nhau theo nhucầu đặc biệt tại một nhà máy mà không cần phân tán sản xuất Do đó, các công ty khôngcòn phải thiết lập các cơ sở sản xuất ở mỗi thị trường quốc gia lớn để cung cấp các sảnphẩm đáp ứng thị hiếu và sở thích cụ thể của người tiêu dùng

CÁC THÁCH THỨC

Prince Industries of Carol Stream, Ill., là nhà sản xuất hợp đồng các bộ phận máy,cụm lắp ráp, van thủy lực, phục vụ khách hàng trong các ngành xây dựng, viễn thông,điều khiển công nghiệp, nha khoa, thể dục, chăm sóc sức khỏe và máy tính ngoại vi (inấn) Công ty thường sản xuất các bộ phận nhôm, đồng thau, thép và đúc cho khách hàngtrong thị trường ô tô, y tế và môi trường Công ty muốn mở rộng thông qua một hệ thốngsản xuất linh hoạt nhằm giảm thiểu việc thiết lập và vận hành các quy trình tinh gọn để cóthể cạnh tranh với sản xuất toàn cầu và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Công tymuốn vận hành ít nhất 20 giờ mỗi ngày và có khả năng cung cấp một bộ phận đã hoànthành từ giai đoạn thiết kế đến giai đoạn sản xuất trong một khoảng thời gian ngắn hơn

GIẢI PHÁP

Công ty đã đầu tư vào công nghệ gia công tiên tiến để nâng cao khả năng sản xuấtcủa mình bằng cách mua năm công nghệ sau:

Tổ hợp gia công mô-đun MMC2 với 161 trạm pallet

Hai trung tâm gia công ngang a61 với bộ thay dao tự động

Hai trung tâm gia công ngang a71 để gia công nặng trên gang

Một trung tâm gia công dọc S33 với bộ thay đổi pallet kép

Trang 13

Trong một phòng làm việc tại Prince, có hai máy a61, a71 và hệ thống MMC2 Hệthống sản xuất linh hoạt này được sử dụng cho các đơn đặt hàng có số lượng lớn và từthấp đến trung bình.

Máy S33 cung cấp cho Prince sự linh hoạt để thiết lập và thay đổi nhanh chóng Ônày được sử dụng để chạy các bộ phận phẳng, ngắn từ 10 đến 15 lô đếm bằng bộ thaypallet tự động

KẾT QUẢ

Hiệu quả là 95 phần trăm với hệ thống sản xuất linh hoạt tại chỗ Prince điều hành

24 khối công việc suốt ngày đêm, bảy ngày một tuần Thời gian vận chuyển từ nguyênliệu thô đến thành phẩm đã giảm 50% do Prince có thể chuyển từ sản xuất 3-4 sản phẩmmỗi giờ trên các máy độc lập lên 6 sản phẩm mỗi giờ Ngoài ra, hệ thống sản xuất linhhoạt cung cấp sự phản hồi ngay lập tức để quản lý khối lượng công việc, cho phép Princethực hành các nguyên tắc tinh gọn Nếu công ty nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng,công ty có thể nhận nguyên liệu ngay trong ngày, thiết lập và sau đó bắt đầu sản xuấtngay lập tức Hệ thống mới thiết lập công đoạn ít hơn và sử dụng ít lao động hơn Ngườivận hành đã giảm từ một người trên mỗi máy mỗi ca thành một người vận hành trên bađến bốn máy mỗi hai ca Prince có thể chạy ba công việc đồng thời trong khi người vậnhành chuẩn bị ba công việc tiếp theo

3 Yếu tố sản phẩm

Có hai yếu tố sản phẩm tác động đến quyết định lựa chọn địa điểm sản xuất

A Tỷ lệ giá trị sản phẩm so với trọng lượng

Yếu tố này được đánh giá là quan trọng nhất trong việc đưa ra quyết định cách sảnphẩm sẽ được vận chuyển và phân phối đến các thị trường và người tiêu dùng Hiểu đơngiản thì nó sẽ có tác động đến chi phí vận chuyển Doanh nghiệp dựa vào đó xem xét vàcân nhắc đến cách thức và địa điểm các sản phẩm sẽ được sản xuất và lưu kho

Các sản phẩm có tỷ lệ giá trị sản phẩm so với trọng lượng cao - những sản phẩm

có giá trị cao nhưng trọng lượng thấp (trang sức, đá quý, linh kiện điện tử, linh kiện máychụp ảnh ) thì sẽ có chi phí vận chuyển thấp - chi phí này được đánh giá như vậy sau khi

so sánh tỷ lệ phần trăm của chi phí vận chuyển trên tổng chi phí Đối với những mặt hàng

có tính chất như vậy, điều doanh nghiệp nên làm là chọn lựa duy nhất một địa sản xuất,nơi mà từ đó doanh nghiệp có thể phân phối sản phẩm của mình đến các quốc gia trêntoàn cầu, điều này tạo nên áp lực và buộc doanh nghiệp cẩn trọng trong lựa chọn một địađiểm tối ưu nhất

Ngược lại, các sản phẩm có tỷ lệ giá trị sản phẩm so với trọng lượng thấp - sảnphẩm rẻ nhưng nặng (than đá, quặng sắt, thép, cát, mặt hàng FMCG, ) phải được ưu tiêncân nhắc sản xuất tại địa phương, lý do là chi phí vận chuyển của những sản phẩm này thìchiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí Các sản phẩm đáp ứng nhu cầu phổ biến, chẳng hạnnhư các sản phẩm công nghiệp, cũng không yêu cầu đặc biệt về khoảng cách địa lý, đặtlên doanh nghiệp áp lực tìm kiếm nhiều địa điểm phù hợp Sự cấp thiết là doanh nghiệp

Trang 14

sẽ phải tính toán và lựa chọn, bố trí được nơi sản xuất gần với thị trưởng tiêu thụ trongkhi cũng cân nhắc đến sự kết hợp vị trí của kho lưu giữ hàng hóa Điều này sẽ giúp doanhnghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí vận chuyển khá tốt.

B Tính phổ quát của sản phẩm

Ngoài yếu tố tỷ lệ giá trị sản phẩm so với trọng lượng, thì tính phổ quát của sảnphẩm - sản phẩm có tính đáp ứng nhu cầu phổ thông là một yếu tố không kém phần quantrọng Những sản phẩm mang tính chất này thường là các sản phẩm công nghiệp và sảnphẩm tiêu dùng Trong trường hợp sản phẩm được sản xuất để hướng tới đáp ứng nhu cầucho đại đa số, nhu cầu chung hay nói cách khác với sản phẩm mang tính phổ quát thì áplực địa phương hóa của các doanh nghiệp sẽ giảm xuống Điều này được lý giải vì đó làtính chất phổ biến, thế nên yêu cầu hay nhu cầu cho sản phẩm đó sẽ không tồn tại sự khácbiệt đáng kể giữa các quốc gia Doanh nghiệp nên lựa chọn tập trung sản xuất lại vớinhau

Vị trí, chiến lược, sản xuất có liên quan thế nào với nhau?

Tập trung sản xuất Phân tán sản xuất Yếu tố quốc gia

Khác biệt trong kinh tế- chính

Khác biệt trong văn hóa Đáng kể Ít

Khác biệt trong chi phí nhân tố Đáng kể Ít

Rào cản thương mại Ít Đáng kể

Yếu tố bên ngoài Quan trọng trong

ngành Không quan trọng trongngành

Tỷ giá hối đoái Ổn định Không ổn định

Yếu tố công nghệ

Quy mô hiệu quả tối thiểu Cao Thấp

Công nghệ sản xuất linh hoạt Có sẵn Không có sẵn

Yếu tố sản phẩm

Tỷ lệ giá trị trên trọng lượng Cao Thấp

Trang 15

Tập trung sản xuất Phân tán sản xuất Yếu tố quốc gia

Khác biệt trong kinh tế- chính

trị

Khác biệt trong văn hóa Đáng kể Ít

Khác biệt trong chi phí nhân tố Đáng kể Ít

Rào cản thương mại Ít Đáng kể

Tính phổ quát của sản phẩm Có Không

Khi sự khác biệt về kinh tế-chính trị, văn hóa hay chi phí nhân tố càng lớn, doanhnghiệp nên tập trung sản xuất để giảm thiểu chi phí và dễ quản lý hơn, hạn chế rủi rongoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp

Rào cản thương mại giữa các quốc gia cao, doanh nghiệp cần có chiến lược phântán sản xuất để có thể cung cấp sản phẩm tại nhiều thị trường khác nhau mà không phảichịu chi phí về rào cản thương mại

Môi trường bên ngoài có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất, chiếnlược tập trung sản xuất là phù hợp nhằm kiểm soát quy trình sản xuất một cách chặt chẽ giảm thiểu tác động, hạn chế rủi ro

Tương tự như rào cản thương mại, nếu tỷ giá hối đoái ổn định, doanh nghiệp sẽtập trung sản xuất để tập trung nguồn lực và khi phân tán sản phẩm sẽ tận dụng và tínhtoán được chính xác các loại chi phí mang lại lợi ích cao

3.1.4 Chi phí ẩn của các địa điểm ở nước ngoài

"Chi phí ẩn" có thể xuất hiện khi đặt cơ sở sản xuất ở một địa điểm nước ngoài.Nhiều người cho rằng các vấn đề nghiêm trọng ở một số địa điểm nơi gia công phần mềmđược thực hiện bao gồm tỷ lệ luân chuyển nhân viên quá mức, kỹ năng tay nghề yếu, chấtlượng sản phẩm kém và năng suất thấp

Ví dụ: Microsoft đã thành lập một cơ sở chính ở Hyderabad, Ấn Độ vì bốn lý dosau Đầu tiên, mức lương của các lập trình viên phần mềm ở Ấn Độ không cao, chỉ bằngmột phần ba so với ở Hoa Kỳ Thứ hai, một số lượng lớn sinh viên chuyên ngành khoahọc máy tính tốt nghiệp từ hệ thống giáo dục đại học xuất sắc của Ấn Độ mỗi năm Thứ

ba, ở Hyderabad đã tập trung được khá nhiều các công ty công nghệ thông tin và côngnhân Thứ tư, nhiều nhân viên Ấn Độ có tay nghề cao sau khi nhiều năm sống ở Hoa Kỳ

và làm việc ở Microsoft muốn trở về nhà và Microsoft coi cơ sở ở Hyderabad là một cách

để giữ chân nguồn nhân lực quý giá và quan trọng này

Trang 16

Tuy nhiên, doanh nghiệp đã phát hiện ra rằng tỷ lệ nghỉ việc của các nhân viên Ấn

Độ cao hơn ở Hoa Kỳ Nhu cầu về lập trình viên phần mềm ở Ấn Độ cao vì thế nênlương được trả vì thế cũng cao hơn, nhiều nhân viên có xu hướng chuyển việc để được trảlương cao hơn là một điều dễ hiểu Mặc dù Microsoft đã cố gắng giảm tỷ lệ luân chuyểnbằng cách đưa ra những lợi ích hấp dẫn và trả lương khuyến khích dài hạn, chẳng hạnnhư trợ cấp cổ phiếu cho những người làm việc hiệu quả ở lại với công ty Tuy nhiên,nhiều người Ấn Độ được tuyển dụng tại địa phương dường như không coi trọng các ưuđãi dài hạn mà họ lại dành sự ưu tiên và nhận được mức lương cao hiện tại hơn

Số lượng nhân viên nghỉ việc cao có tác động tiêu cực đến năng suất Một quản lýcủa Microsoft ở Ấn Độ cho biết, 40% nhóm chủ lực của ông đã rời đi trong vòng 12tháng qua khiến cho việc theo dõi, phát triển các dự án trở nên rất khó khăn

Không chỉ riêng Microsoft gặp phải vấn đề này Giám đốc của một công ty điện tửthuê ngoài sản xuất tai nghe không dây cho Trung Quốc cho biết, sau 4 năm thất vọng vớiviệc giao hàng chậm và chất lượng kém, công ty của ông đã quyết định chuyển sản xuấttrở lại Hoa Kỳ Ông nói: "Nhìn bề ngoài, giá nhân công tại Trung Quốc có vẻ thấp hơnnhiều nên việc quyết định chuyển sản xuất đã rất dễ dàng Nhìn lại, tôi ước chúng ta đãxem xét kỹ hơn về năng suất và tay nghề Chúng tôi đã thực sự mất thị phần vì quyết địnhnày." Bài học ở đây cho thấy điều quan trọng là cần phải nhìn xa hơn mức lương và raphán đoán về năng suất của nhân viên trước khi quyết định có nên thuê ngoài cho cáchoạt động ở những địa điểm nước ngoài hay không

4.Vai trò chiến lược của việc lựa chọn địa điểm sản xuất nước ngoài

1 Vai trò chiến lược của địa điểm sản xuất nước ngoài

Vai trò chiến lược của cơ sở sản xuất nước ngoài và lợi thế chiến lược của địađiểm sản xuất có thể thay đổi theo thời gian Ban đầu, địa điểm sản xuất nước ngoài đượclựa chọn thành lập là để tận dụng chi phí lao động thấp Khi đó, vai trò chiến lược củaviệc lựa chọn địa điểm sản xuất nước ngoài là sản xuất sản phẩm với nguồn lao động cóchi phí thấp nhất có thể

Điển hình là vào đầu những năm 1970, nhiều công ty Hoa Kỳ kinh doanh tronglĩnh vực máy tính và thiết bị viễn thông đã thành lập nhà máy trải dài khắp Đông Nam Á

để sản xuất linh kiện điện tử như bảng mạch và chất bán dẫn ở mức chi phí thấp nhất cóthể Họ đặt nhà máy ở các nước như Malaysia, Thái Lan và Singapore bởi vì các quốc gianày có nhiều điều kiện thuận lợi phù hợp với mục tiêu công ty chẳng hạn như chi phí laođộng thấp, cơ sở hạ tầng đầy đủ, chính sách thuế và chế độ thương mại thuận lợi Banđầu, các linh kiện do nhà máy sản xuất được thiết kế ở một nơi và công đoạn lắp ráp rasản phẩm cuối cùng được thực hiện ở nơi khác

Một ví dụ khác minh họa cho việc lựa chọn địa điểm sản xuất mang tính gần gũi

và cụ thể hơn với chúng ta Samsung - “Gã khổng lồ” Hàn Quốc - là một tập đoàn côngnghệ đa quốc gia, trụ sở chính đặt tại khu phức hợp Samsung Town, thành phố Seoul.Theo số liệu trong năm 2022 của Canalys, tuy 3 tháng cuối năm, sản lượng bán ra có dấu

Trang 17

hiệu hạ nhiệt, thế nhưng Samsung vẫn là đơn vị sản xuất smartphone dẫn đầu về tổngdoanh số bán hàng trong cả năm, chiếm 22% thị phần Dữ liệu từ nhiều công ty nghiêncứu thị trường cho thấy cho thấy ông lớn của Hàn Quốc đã xuất xưởng hơn 250 triệuchiếc điện thoại trong năm 2022 Vậy để cung cấp hơn 1/4 tỷ thiết bị mỗi năm thìSamsung phải sở hữu một mạng lưới sản xuất thực sự rộng lớn để đáp ứng sản lượngkhổng lồ này Các nhà máy là “công xưởng” của Samsung phục vụ mạng lưới sản xuấtđều có quy mô lớn và tập trung hầu hết các nước châu Á có thể kể đến như Trung Quốc,Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam và có cả cơ sở sản xuất ở vùng Nam Mỹ xa xôi là Brazil Việt Nam đang nổi lên là đại bản doanh mới của Samsung khi hãng có tới hai cơ

sở sản xuất ở Việt Nam, một nằm ở Bắc Ninh và hai ở Thái Nguyên Hai nhà máy củaSamsung tham gia sản xuất smartphone, máy tính bảng và cả thiết bị đeo Sản lượng thiết

bị xuất xưởng mỗi năm ở hai nhà máy này lên tới 120 triệu chiếc Hầu hết các sản phẩmcung ứng cho thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu đều được sản xuất tại Việt Nam Trước khichính thức đặt căn cứ điểm sản xuất tại Việt Nam, tập đoàn đã khảo sát và đánh giá trước

về môi trường và nhận thấy được rất nhiều yếu tố thuận lợi Thứ nhất, yếu tố quan trọng

để đưa ra quyết định lựa chọn tại đây đó là nguồn nhân công giá rẻ, lực lượng lao độngViệt Nam rất trẻ và là những người có kĩ năng, tay nghề rất tốt Thứ hai, chính phủ ViệtNam luôn hỗ trợ có những đường lối chính sách để cải thiện môi trường đầu tư Hơn thếnữa, Việt Nam còn nằm ngay một vị trí địa lý thuận lợi để việc lưu thông hàng hóa khikết nối tốt với sân bay và cảng biển

Tuy nhiên, theo thời gian, vai trò chiến lược của nhà máy được mở rộng, khôngchỉ gói gọn trong công việc sản xuất Chúng trở thành trung tâm quan trọng vừa đảmnhiệm việc thiết kế vừa lắp ráp ra thành phẩm cho thị trường toàn cầu Ví dụ nhà máy củaHewlett-Packard tại Singapore được thành lập để sản xuất bảng mạch ở đây với mục tiêucắt giảm chi phí Thế nhưng, cơ sở này đã trở thành trung tâm thiết kế và lắp ráp cuốicùng của máy in phun di động cung cấp cho thị trường toàn cầu

2 Nguyên nhân dẫn đến sự cải thiện trong vai trò chiến lược của cơ sở sản xuất

Sự chuyển đổi trong vai trò chiến lược của địa điểm sản xuất nước ngoài theohướng đi lên do cơ sở nước ngoài tiếp thu và nâng cấp khả năng của chính mình Sự cảithiện này phát sinh từ hai nguồn

Thứ nhất, trung tâm tác động áp lực lên nhà máy để cải thiện cấu trúc chi phí vànhà máy phải tùy chỉnh sản phẩm để đáp ứng thị trường địa phương Điều này làm phátsinh một chuỗi các sự kiện tạo điều kiện cho sự phát triển các khả năng bổ sung tại nhàmáy

Ví dụ khi nhà máy được yêu cầu phải cắt giảm chi phí, các kỹ sư làm việc cho HPtại Singapore nhận thấy họ cần thiết kế lại sản phẩm để chúng được sản xuất với mức chiphí thấp hơn Việc này đòi hỏi phải thành lập một trung tâm thiết kế ở Singapore Khitrung tâm thiết kế chứng minh được giá trị mang lại cho công ty, ban giám đốc điều hànhmới nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng hoạt động thiết kế và sản xuất trêncùng địa bàn Họ dần chuyển giao trách nhiệm thiết kế cho nhà máy Singapore nhiều

Trang 18

hơn Ngoài ra, nhà máy Singapore còn trở thành trung tâm đảm nhiệm vai trò thiết kế sảnphẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng ở thị trường châu Á Điều này mang ý nghĩachiến lược vì sản phẩm được thiết kế bởi kỹ sư gần gũi và nắm rõ nhu cầu thị trường hơnđồng nghiệp của họ ở Hoa Kỳ

Nguồn thứ hai của sự cải thiện khả năng của cơ sở nước ngoài là tăng khả năng cósẵn của các yếu tố sản xuất tiên tiến tại quốc gia nơi đặt nhà máy Nhiều quốc gia lạc hậu

về kinh tế ở giai đoạn trước đã phát triển một cách nhanh chóng trong 20 năm trở lại đây

Hệ thống thông tin liên lạc, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và trình độ học vấn củangười dân được cải thiện Trong khi các quốc gia này từng thiếu cơ sở hạ tầng tiên tiếncần thiết cho việc hỗ trợ hoạt động thiết kế, phát triển, sản xuất phức tạp thì giờ đâykhông còn là vấn đề nữa Điều này thúc đẩy các nhà máy tại quốc gia này đảm nhận trọngtrách chiến lược một cách dễ dàng hơn

3 Cơ sở sản xuất trở thành trung tâm phân tán xuất sắc trên toàn cầu

Nhờ những sự phát triển vượt bậc, nhiều doanh nghiệp quốc tế từ bỏ hệ thốngtrong đó các cơ sở ở nước ngoài của họ chỉ đơn thuần là địa điểm sản xuất có chi phí thấp

mà hướng đến một hệ thống nơi các nhà máy còn được xem là những trung tâm phân tánxuất sắc trên toàn cầu (globally dispersed centers of excellence) Đối với mô hình mớinày, cơ sở nước ngoài nắm giữ vai trò chủ đạo về thiết kế lẫn sản xuất để phục vụ cho cácthị trường quốc gia hay khu vực thậm chí là thị trường toàn cầu Sự phát triển của trungtâm phân tán xuất sắc hỗ trợ cho sự phát triển chiến lược xuyên quốc gia Phương hướngchính của chiến lược xuyên quốc gia là học tập toàn cầu (global learning) Học tập toàncầu quan niệm rằng tri thức có giá trị không chỉ nằm trong nội tại của công ty mà còn cóthể tìm thấy ở các cơ sở nước ngoài Các nhà máy nước ngoài cải tiến năng lực theo thờigian đang tạo ra kiến thức có giá trị có thể mang lại lợi ích cho cả tập đoàn

Các nhà quản lý của doanh nghiệp quốc tế cần nhớ rằng nhà máy nước ngoài cóthể cải thiện khả năng của họ theo thời gian và đem đến lợi ích mang tính chiến lược mộtcách bền vững cho công ty Thay vì xem nhà máy nước ngoài đơn giản như công xưởngbóc lột sức lao động, nơi mà người lao động phổ thông sản xuất ra hàng hóa với chi phíthấp thì các nhà quản lý cần xem chúng như trung tâm xuất sắc tiềm năng và khuyếnkhích, thúc đẩy nỗ lực của nhà quản lý địa phương để nâng cao năng lực nhà máy Từ đó,nâng cao vị thế chiến lược trong tập đoàn

Hệ quả của quá trình là khi một nhà máy nước ngoài được thành lập, các kỹ năngmang lại giá trị được tích lũy thì việc chuyển đổi sản xuất sang địa điểm khác khôngmang lại hiệu quả bởi vì một vài biến số cơ bản bị thay đổi, chẳng hạn như mức lương

HP vẫn quyết định giữ nguyên cơ sở tại Singapore thay vì di dời sản xuất sang một địađiểm khác có mức lương thấp hơn ví dụ như Việt Nam Giải thích cho vấn đề này là HPnhận ra nhà máy Singapore đã tích lũy được những kỹ năng có giá trị giúp tăng năng suất

và điều đó bù đắp cho vấn đề mức lương cao tại quốc gia này Do đó, khi xem xét, đánhgiá vị trí của cơ sở sản xuất, nhà quản lý quốc tế phải cân nhắc các kỹ năng có giá trị tại

Trang 19

các địa điểm khác nhau và các kỹ năng đó tác động thế nào đến những yếu tố khác nhưnăng suất, thiết kế sản phẩm.

5.Thuê ngoài hay tự sản xuất

1 Tự sản xuất

1 Tự sản xuất là gì?

Tự sản xuất nói đến việc doanh nghiệp tích hợp theo chiều dọc - tự sản xuất các bộphận cấu thành sản phẩm, triển khai hoạt động kinh doanh sử dụng các nhân sự nội bộ Tích hợp theo chiều dọc: Tích hợp dọc là giữa các công ty đang tiến hành kinhdoanh cùng sản phẩm nhưng ở các cấp độ khác nhau của quy trình sản xuất Một công ty

sẽ mua lại các công ty còn lại để đảm bảo toàn quyền kiểm soát việc cung cấp nguyênliệu thô để sản xuất các sản phẩm của mình và giành quyền kiểm soát toàn bộ ngành côngnghiệp

Ví dụ: Seiko Holdings Corporation hay còn gọi là Seiko là một công ty cổ phầncủa Nhật Bản có các công ty con sản xuất và bán đồng hồ nổi tiếng trên thế giới Đồng hồSeiko được sản xuất bởi hai công ty con là Seiko Instruments Inc và Seiko EpsonCorporation Tất cả những chiếc đồng hồ của Seiko đều là In-House hoàn toàn, họ sảnxuất tất cả những linh kiện được sử dụng bên trong chiếc đồng hồ

2 Khi nào nên tự sản xuất?

Khi doanh nghiệp có khả năng sản xuất ra sản phẩm đó với mức chi phí thấp nhất

và hiệu quả nhất so với bất kỳ doanh nghiệp nào khác

Những hoạt động liên quan đến thế mạnh, năng lực cạnh tranh cốt lõi của doanhnghiệp, có vốn hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực đó

Sản phẩm trí tuệ mang tính sáng tạo và mang lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trênthị trường

Công nghệ độc quyền cần được bảo vệ

Dư thừa năng lực sản xuất

3 Ưu điểm của tự sản xuất

Giảm chi phí: khi công ty có khả năng sản xuất sản phẩm hoặc bộ phận cấu thành

sản phẩm hiệu quả hơn bất kì công ty nào khác, họ có thể mua lại công ty khác để tiếp tụcsản xuất từ đó đảm bảo toàn quyền kiểm soát việc cung cấp nguyên liệu để sản xuất cácsản phẩm của mình Khi đó, chi phí có thể được giảm xuống do họ có thể sản xuất hiệuquả hơn thay vì phải đi thuê công ty khác với khả năng sản xuất kém hơn hoặc mua sảnphẩm từ những công ty đó

Trang 20

Tạo điều kiện đầu tư vào sản phẩm chuyên môn hóa cao và các doanh nghiệp

bên ngoài không có đủ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu đầu ra sản phẩm Công ty phảiđầu tư vào các tài sản chuyên dụng để cạnh tranh với các công ty khác Tài sản chuyêndụng là những tài sản dùng để phục vụ cho hoạt động sản xuất đặc thù của một ngành,một lĩnh vực nhất định Doanh nghiệp cần tập trung chuyên môn hóa vào sản xuất những

gì họ giỏi, nhất là những yếu tố đầu vào quan trọng của sản phẩm Nói chung, chúng ta cóthể dự đoán rằng khi cần đầu tư đáng kể vào tài sản chuyên dụng để sản xuất một bộ phậnnào đó, công ty sẽ ưu tiên tự sản xuất bộ phận đó hơn là ký hợp đồng với nhà cung cấp đểtránh nguy cơ trở nên quá phụ thuộc vào nhà cung cấp đó đối với một đầu vào quantrọng

Ví dụ: Việc tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu là yếu tố giúp Ford bán được nhiều

xe hơn, do đó Ford đã phát triển một hệ thống phun nhiên liệu mới, hiệu suất cao, chấtlượng cao và được thiết kế độc đáo Hệ thống này yêu cầu đầu tư vào thiết bị chỉ có thểđược sử dụng vì mục đích này, nó không thể được sử dụng để chế tạo hệ thống phunnhiên liệu cho bất kỳ nhà sản xuất ô tô nào khác Do đó, đầu tư vào thiết bị này tạo thànhmột khoản đầu tư vào tài sản chuyên dụng Nếu Ford ký hợp đồng sản xuất các hệ thốngnày với một nhà cung cấp độc lập, thì họ có thể trở nên quá phụ thuộc vào nhà cung cấp

đó vì đây là một đầu vào quan trọng Ford nhận thấy điều này làm tăng khả năng thươnglượng của nhà cung cấp và lo lắng rằng nhà cung cấp có thể sử dụng sức mạnh thươnglượng của mình để yêu cầu giá cao hơn Do đó, Ford quyết định tự sản xuất, điều đó giúpFord đầu tư vào tài sản chuyên dụng, chuyên môn hóa sản phẩm của mình

Bảo vệ công nghệ độc quyền: Công nghệ độc quyền cho phép công ty sản xuất

một sản phẩm có tính năng vượt trội và có thể mang lại cho công ty một lợi thế cạnhtranh Nếu thuê ngoài sản xuất toàn bộ sản phẩm hoặc linh kiện có chứa công nghệ độcquyền, thì rủi ro là những nhà cung cấp đó sẽ chiếm đoạt công nghệ để sử dụng riênghoặc họ sẽ bán nó cho các đối thủ cạnh tranh của công ty

Tích lũy năng lực động: Tự sản xuất giúp tích lũy kinh nghiệm Lợi thế cạnh

tranh không phải khái niệm tĩnh, khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ hiệu quả là khảnăng phát triển theo thời gian Do đó, khi tự sản xuất, theo thời gian các công ty có thểtăng cường học hỏi kinh nghiệm có thể là về cách giảm chi phí, thiết kế sản phẩm tốt hơn,tăng độ tin cậy của sản phẩm Nói cách khác, khả năng là năng lực động và chúng tiến bộthông qua kinh nghiệm Ngoài ra, kinh nghiệm học được khi sản xuất một loại sản phẩm

có thể tạo ra khả năng hữu ích cho việc sản xuất một loại sản phẩm khác

Ví dụ: Dưới sự lãnh đạo của CEO Steve Jobs, Apple đã trao cho những nhà thiết

kế tài năng của mình quyền phát triển sản phẩm Ban đầu những nhà thiết kế này làm việctrên dòng máy tính để bàn và máy tính xách tay của Apple Họ đã sản xuất những chiếcmáy tính khác biệt bởi thiết kế sang trọng vượt trội so với những chiếc máy tính do cácđối thủ sản xuất Thông qua quá trình này, theo thời gian, nhóm thiết kế đã tích lũy đượcđáng kể khả năng trong thiết kế mà họ đã áp dụng cho các thiết bị máy tính Sau đó,Apple đã có thể tận dụng những khả năng này để sản xuất một loạt sản phẩm được thiết

kế trang nhã và rất thành công cho dòng sản phẩm khác bao gồm iPod, iPhone và iPad

Trang 21

Cải thiện việc lập kế hoạch: Tự sản xuất giúp cho việc lập kế hoạch, điều phối và

lên lịch trình cho các quy trình liên tiếp dễ dàng hơn từ đó, doanh nghiệp tiết kiệm đượcchi phí sản xuất Thông điệp của tổ chức được truyền đi rõ ràng, đúng hướng bởi nhân sựnội bộ có thể làm việc trực tiếp với các cấp quản lý, thấu hiểu rõ các mong muốn của lãnhđạo từ đó dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch và triển khai

Kiểm soát quy trình sản xuất: Tự sản xuất cho phép doanh nghiệp có quyền kiểm

soát quy trình, nắm bắt được thông tin, tiến độ, kết quả công việc bằng các công cụ kiểmtra, giám sát, đánh giá Hơn thế, doanh nghiệp còn có thể đẩy nhanh tiến độ công việcnếu nhu cầu biến động, việc này không thể thực hiện nếu doanh nghiệp thuê ngoài đối tácđảm nhận công đoạn sản xuất này

Làm chủ được khoa học công nghệ: Tự sản xuất giúp doanh nghiệp làm chủ

được những khoa học công nghệ được sử dụng vào quy trình sản xuất Mang lại sự linhhoạt trong sản xuất khi có thể tự mình kết hợp được nhiều tính năng vào hoạt động sảnxuất

4 Nhược điểm của tự sản xuất

Tự sản xuất đòi hỏi một khoản chi phí lớn cho việc đầu tư vào tài sản chuyêndụng Mặc dù việc tự sản xuất một sản phẩm hoặc bộ phận - tích hợp theo chiều dọc -thường được thực hiện để giảm chi phí, nhưng nó có thể có tác dụng ngược lại Có ba lý

do cho việc này:

Đầu tiên, số lượng các đơn vị con trong một tổ chức càng nhiều thì càng cónhiều vấn đề trong việc phối hợp và kiểm soát các đơn vị đó Phối hợp và kiểmsoát các tiểu đơn vị yêu cầu quản lý cấp cao xử lý một lượng lớn thông tin về cáchoạt động của tiểu đơn vị Số lượng đơn vị con càng lớn, quản lý cấp cao càngphải xử lý nhiều thông tin và càng khó thực hiện tốt Về mặt lý thuyết, khi công tytham gia vào quá nhiều hoạt động, ban quản lý trụ sở chính sẽ không thể kiểm soáthiệu quả tất cả các hoạt động đó và kết quả là bất kỳ lợi thế nào có được từ sự tíchhợp theo chiều dọc sẽ bị sự kém hiệu quả lấn át Điều này nghiêm trọng trong kinhdoanh quốc tế, nơi vấn đề kiểm soát các đơn vị con trở nên trầm trọng hơn dokhoảng cách và sự khác biệt về thời gian, ngôn ngữ và văn hóa

Thứ hai, công ty tích hợp theo chiều dọc vào sản xuất bộ phận cấu thành cóthể nhận thấy rằng vì các nhà cung cấp nội bộ của họ có một khách hàng cố địnhtrong công ty nên họ thiếu động lực để giảm chi phí Việc không phải cạnh tranhgiành đơn đặt hàng với các nhà cung cấp khác có thể dẫn đến chi phí hoạt độngcao Các nhà quản lý có thể bị cám dỗ chuyển phần tăng chi phí sang các bộ phậnkhác của công ty dưới hình thức giá chuyển nhượng cao hơn, thay vì tìm cáchgiảm những chi phí đó

Thứ ba, các công ty tích hợp theo chiều dọc phải xác định mức giá phù hợpcho hàng hóa được chuyển giao cho các đơn vị con trong công ty Đây là mộtthách thức phức tạp khi các chế độ thuế khác nhau, biến động tỷ giá hối đoái và sựthiếu hiểu biết của trụ sở chính về các điều kiện địa phương đều làm tăng tính

Ngày đăng: 10/05/2024, 14:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w