1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận bộ môn luật kinh doanh tính pháp lý của tiền ảo bitcoin tại việt nam và một số quốc gia trên thế giới

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tính Pháp Lý Của Tiền Ảo Bitcoin Tại Việt Nam Và Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới
Tác giả Phạm Minh Tâm, Nguyễn Quang Trường, Trương Thái Hưng, Nguyễn Phan Bảo Trân, Nguyễn Hồ Ngọc Trân, Nguyễn Hải Nam, Lê Thị Bích Hợp
Người hướng dẫn Nguyễn Thùy Dung
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tp Hcm
Chuyên ngành Luật Kinh Doanh
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 2,12 MB

Cấu trúc

  • 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (9)
  • 2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (10)
  • 3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU (10)
  • 4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU (11)
  • 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (11)
  • CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TIỀN ẢO VÀ BITCOIN (12)
    • 1.1. TỔNG QUAN VỀ TIỀN ẢO (12)
      • 1.1.1. Khái niệm tiền ảo (12)
      • 1.1.2. Phân loại tiền ảo (12)
        • 1.1.2.1. Dựa trên sự tương tác với tiền và nền kinh tế thực (12)
        • 1.1.2.2. Dựa trên khả năng chuyển đổi (12)
        • 1.1.2.3. Dựa theo khả năng kiểm soát (13)
      • 1.1.3. Tiền ảo dưới góc độ kinh tế (13)
      • 1.1.4. Tiền ảo dưới góc độ pháp lý (13)
    • 1.2. TỔNG QUAN VỀ BITCOIN (13)
      • 1.2.1. Khái niệm và lịch sử ra đời Bitcoin (13)
      • 1.2.2. Cơ chế tạo lập Bitcoin (0)
      • 1.2.3. Lưu trữ và giao dịch Bitcoin (0)
        • 1.2.3.1. Lưu trữ (0)
        • 1.2.3.2. Giao dịch (0)
      • 1.2.4. Đặc điểm của Bitcoin (0)
        • 1.2.4.1. Ưu điểm (0)
        • 1.2.4.2. Nhược điểm (0)
  • CHƯƠNG II. QUAN ĐIỂM CỦA CÁC CHÍNH PHỦ VỀ TIỀN ẢO VÀ BITCOIN (0)
    • 2.1. THỰC TRẠNG VÀ TÍNH PHÁP LÝ CỦA TIỀN ẢO VẪN CHƯA CÓ ĐƯỢC SỰ THỐNG NHẤT GIỮA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI (0)
      • 2.1.2. Một số quốc gia đã cho phép lưu thông và trao đổi Bitcoin nhưng vẫn chưa có động thái rõ ràng (0)
      • 2.1.3. Một số quốc gia cấm hoàn toàn Bitcoin (0)
    • 2.2. EL SALVADOR VÀ BỘ LUẬT BITCOIN (0)
    • 2.3. TÌNH HÌNH BITCOIN TẠI PHÁP (0)
    • 2.4. QUẢN LÝ TIỀN ẢO TẠI TRUNG QUỐC (0)
      • 2.4.1. Tình hình tiền ảo tại Trung Quốc (0)
      • 2.4.2. Các đạo luật của Trung Quốc về Bitcoin (22)
  • CHƯƠNG III. TÍNH PHÁP LÝ CỦA TIỀN ẢO TẠI VIỆT NAM (0)
    • 3.1 THỰC TRẠNG TIỀN ẢO TẠI VIỆT NAM (24)
    • 3.2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TIỀN ẢO VÀ BITCOIN (24)
      • 3.2.1 Quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về tính pháp lý của tiền ảo (24)
      • 3.2.2 Quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 liên quan đến tiền ảo (24)
      • 3.2.3 Quy định pháp luật đối với các loại tội phạm tiền ảo (25)
        • 3.2.3.1 Quy định pháp luật về trách nhiệm hành chính (25)
        • 3.2.3.2 Quy định pháp luật về trách nhiệm hình sự (26)
    • 3.3 SO SÁNH NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TIỀN ẢO TẠI VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (27)
    • 3.4 NHỮNG THÁCH THỨC VIỆT NAM ĐANG PHẢI ĐỐI MẶT Ở THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI VÀ DỰ ĐOÁN VỀ TƯƠNG LAI (28)
      • 3.4.1 Những khó khăn trong vấn đề xử lý tiền ảo tại Việt Nam (28)
      • 3.4.2 Tương lai của tiền ảo và Bitcoin tại Việt Nam (28)
  • KẾT LUẬN (30)

Nội dung

Nội dung chương này đề cập đến tính pháp lý của Bitcoin tại một số quốc giatrên thế giới, đặc biệt phân tích những nội dung có trong bộ luật của ba nước ElSalvador, Pháp, Trung Quốc để t

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Tiểu luận được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

Thứ nhất, Tiền ảo là gì? Bitcoin là gì? Các đặc điểm của tiền ảo và Bitcoin?

Thứ hai, Thực tiễn thực hiện pháp luật đối với Bitcoin và các loại tiền ảo của một số quốc gia trên thế giới?

Thứ ba, Bitcoin và các loại tiền ảo đã được pháp luật Việt Nam công nhận hay chưa?

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Trong những năm gần đây, các khía cạnh liên quan đến khung pháp lý của Bitcoin và các loại tiền ảo đang là vấn đề được rất nhiều nước trên thế giới quan tâm, tuy nhiên số lượng bài nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam vẫn còn khá hạn chế Dưới đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong thời gian gần đây

Thứ nhất, Đề tài “Nghiên cứu về tiền ảo Bitcoin và các khuyến nghị quản lý tiền ảo ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” của nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Kinh tế Hà Nội (2014) đã đánh giá được tổng quan về pháp luật liên quan đến Bitcoin và các loại hình tiền ảo nói chung Tuy nhiên, đề tài chưa cập nhật được những điểm mới của hệ thống pháp luật đã được sửa đổi hiện nay mà chỉ tập trung vào các điểm khá cũ trong BLDS 2005, và việc nghiên cứu những mặt trái hay việc áp dụng quy định này trong thực tế vẫn chưa được giải quyết. Chính vì vậy, đây là một trong những nội dung mà nhóm sẽ tập trung nghiên cứu và làm rõ.

Thứ hai, Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Đoàn Phương Thảo “Nghiên cứu xây dựng khung pháp lý về tiền ảo tại Việt Nam”, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, đã mô tả tổng quan sự ra đời, cách thức vận hành, lưu thông của tiền ảo trên cơ sở kinh tế và pháp lý Đồng thời cũng nêu lên được tính hợp pháp của tiền ảo trong pháp luật các nước Từ đó đã đưa ra những lưu ý về pháp lý trong quá trình hợp pháp hóa tiền ảo tại Việt Nam

Ngoài ra, còn có các sách chuyên khảo của các tác giả nước ngoài về nghiên cứu Bitcoin và tiền ảo đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam như:

- Tác phẩm “Blockchain: Ultimate guide to understanding blockchain, bitcoin, cryptocurrencies, smart contracts and the future of money” của tác giả Mark Gates do Thành Dương dịch.

- Tác phẩm “Bitcoin: Complete Guide To Bitcoin Understand everything from getting started with bitcoin, sending and receiving bitcoin to mining bitcoin” của tác giả Mark Gates do Bùi Đức Anh dịch.

Thông qua các tài liệu tìm hiểu được, nhóm thấy rằng các công trình nghiên cứu, các luận án, luận văn, các bài viết đã ít nhiều đề cập đến những vấn đề của tiền ảo, Bitcoin Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu về khung pháp lý đối với Bitcoin và các loại tiền ảo Từ những phân tích trên, bài tiểu luận sẽ tập trung làm rõ những nội dung xoay quanh vấn đề khung pháp lý của Bitcoin và tiền ảo trong pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và đặc biệt là Việt Nam.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này tập trung phân tích khung pháp lý hiện tại và lý thuyết kinh tế liên quan đến tiền ảo Bằng cách xem xét các quy định pháp lý về tiền ảo ở các quốc gia trên thế giới, nghiên cứu cung cấp cái nhìn tổng thể về tài sản số này Từ đó, nghiên cứu đánh giá thực trạng và triển vọng tương lai của tiền ảo tại Việt Nam trong bối cảnh phát triển toàn cầu.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng trong toàn bộ quá trình thực hiện bài tiểu luận nhằm phân tích các kết quả nghiên cứu trong quá khứ rồi sau đó tổng hợp lại và đưa ra luận điểm chính

Phương pháp so sánh, đối chiếu: Được sử dụng trong Chương II và ChươngIII của bài tiểu luận nhằm thực hiện những so sánh, đối chiếu về tính pháp lý của tiền ảo và Bitcoin giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới.

TỔNG QUAN VỀ TIỀN ẢO VÀ BITCOIN

TỔNG QUAN VỀ TIỀN ẢO

Vào năm 2012, ECB đã đưa ra bản kế hoạch về tiền ảo, trong đó nêu rõ tiền ảo là một loại tiền kỹ thuật số không bị kiểm soát và quản lý bởi bất kỳ chính phủ nào; được phát hành và thường được kiểm soát bởi người sáng lập, được sử dụng và chấp nhận bởi các thành viên của một hội đồng ảo cụ thể

Vào năm 2014, GAO đã đưa ra định nghĩa về tiền ảo, cho rằng tiền ảo là tiền kỹ thuật số không do chính phủ ban hành Tiền ảo chỉ có thể sử dụng trong nền kinh tế ảo và không thể đổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụ được mua bán bằng tiền do chính phủ phát hành hoặc hay đổi lấy các loại tiền tệ khác theo tỷ giá hối đoái của tiền ảo.

1.1.2.1 Dựa trên sự tương tác với tiền và nền kinh tế thực

Tiền ảo đóng: Là loại tiền ảo gần như không có mối liên hệ với nền kinh tế thực và chỉ được sử dụng để mua bán các hàng hóa, dịch vụ ảo trong môi trường ảo như tại các trò chơi ngoại tuyến, trực tuyến và ngoài các môi trường này thì không thể thực hiện giao dịch

Tiền ảo lưu chuyển một chiều: Là loại có thể được mua trực tiếp bằng tiền thực với tỷ giá hối đoái cụ thể, nhưng không thể bán để đổi lấy tiền thực Tiền ảo này có thể sử dụng nó để mua hàng hoá, dịch vụ thực và ảo

Tiền ảo lưu chuyển hai chiều là loại tiền ảo có thể mua và bán với tỷ giá hối đoái của tiền tệ chính thức Chúng có thể được sử dụng như bất kỳ loại tiền thông thường nào, cho phép mua bán cả hàng hóa và dịch vụ thực, cũng như các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến.

1.1.2.2 Dựa trên khả năng chuyển đổi

Tiền ảo không có khả năng chuyển đổi: Là loại tiền ảo của thế giới ảo, các trò chơi trực tuyến; theo các điều khoản và điều kiện của thế giới ảo, trò chơi trực tuyến thì tiền ảo này không thể đổi sang tiền thực được

Tiền ảo có khả năng chuyển đổi: Là loại tiền ảo có giá trị tương đương với tiền thực và có thể đổi ra tiền thực.

1.1.2.3 Dựa theo khả năng kiểm soát

Tiền ảo tập trung: Là loại tiền ảo do một nhà quản trị kiểm soát toàn bộ nền kinh tế ảo; kiểm soát từ việc phát hành tiền ảo, xác thực các giao dịch, quyết định lượng tiền ảo được cung cấp đến việc đưa ra các quy định hoạt động trong nền kinh tế ảo.

Tiền ảo phi tập trung: Là loại tiền ảo không do một nhà quản trị nào kiểm soát Các đơn vị tiền ảo được tạo ra, kiểm tra, quản lý bởi người dùng qua công cụ kỹ thuật phức tạp Tiền ảo này được phân bổ với mã nguồn mở, dựa vào các thuật toán phức tạp trong một hệ thống thanh toán ngang hàng không được điều hành và kiểm soát bởi chính phủ nước nào Một số đồng tiền ảo nổi tiếng: Bitcoin, Ethereum, Binance Coin, Dogecoin, ….

1.1.3 Tiền ảo dưới góc độ kinh tế

Kể từ khi ra đời, tiền ảo ban đầu được kỳ vọng sẽ trở thành phương tiện thanh toán trực tuyến phổ biến Người dùng có thể trao đổi tiền ảo để nhận về một lượng hàng hóa tương ứng với nhu cầu Giá trị của tiền ảo thường tăng dần theo số lượng người dùng và mức độ phổ biến của nó Tuy nhiên, trên phương diện kinh tế, tiền ảo chỉ là những đoạn mã được lập trình sẵn, không có giá trị nội tại Do đó, xét về góc độ kinh tế học, tiền ảo chưa thỏa mãn định nghĩa cơ bản về "tiền".

1.1.4 Tiền ảo dưới góc độ pháp lý

Trên phương diện pháp lý, tiền ảo xuất hiện trên các nền tảng công nghệ blockchain, việc này đã đặt ra câu hỏi khiến nhiều người quan tâm, đó là: Tiền ảo có phải là tài sản dưới góc độ pháp lý hay không?

Các quốc gia trong hệ thống Thông luật chưa thống nhất về việc xếp tiền ảo vào loại tài sản nào theo hệ thống luật tài sản truyền thống, hay đây là một loại hình tài sản mới vô hình Các toà án, cơ quan nhà nước tại các quốc gia này đã coi tiền ảo là một loại tài sản và tạm thời áp dụng ngay các quy định pháp luật sẵn có để quản lý các ứng dụng và giao dịch tiền ảo trên thực tế.

TỔNG QUAN VỀ BITCOIN

1.2.1 Khái niệm và lịch sử ra đời Bitcoin

Bitcoin là tiền ảo phi tập trung - hình thức của loại tiền này dựa vào công nghệ blockchain Đây được coi là loại tiền ảo thành công và gây tranh cãi nhất tính đến thời điểm hiện tại Được thiết kế và phát triển bởi Satoshi Nakamoto - một cá

Lúc bấy giờ, từ khi tiền ảo ra đời, vấn đề rửa tiền càng nhận được nhiều sự quan tâm hơn vì tính ẩn danh của tiền ảo cung cấp nhiều thuận lợi cho việc rửa tiền. Các phần tử tội phạm có thể thông qua giao dịch giả tạo để rửa tiền.

Bắt đầu từ tháng 01/2016, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã đưa ra các quy định khắc nghiệt hơn đối với tiền điện tử, nhằm phòng chống rửa tiền Ngân hàng Trung ương đã ra những quy định đối với tiền ảo nhằm ngăn chặn vấn đề rửa tiền Các thương nhân Trung Quốc hiện đang phải thực hiện theo “Hệ thống kiểm tra và xác minh mới” nhằm đảm bảo rằng không ai mua và chuyển ngoại tệ vượt quá giới hạn 50.000 USD.

Trong quá khứ, Trung Quốc không có động thái rõ ràng trong việc cấm hay cho phép lưu thông Bitcoin, nhưng vào ngày 05/01/2017, PBOC đã ra một tuyên bố khẳng định tính hợp pháp của Bitcoin Chính phủ Trung Quốc không coi Bitcoin là một loại tiền tệ pháp định Tuy nhiên, Bitcoin vẫn là một đơn vị tiền tệ ảo hay hàng hóa ảo Vào ngày 10/02/2017, các sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất Trung Quốc ngừng cho phép người dùng rút Bitcoin khỏi sàn Vào ngày 04/09/2017, PBOC thông báo cấm tất cả các quá trình ICO, và yêu cầu các cá nhân, tổ chức tại Trung Quốc không được có bất kỳ hành động gì đối với tiền ảo Tuy nhiên, Theo Reuters, việc mua bán tiền ảo, trong đó có đồng Bitcoin vẫn diễn ra âm thầm tại Trung Quốc dù bị cấm Các sàn giao dịch này vẫn không dừng lại, mà vẫn tiếp tục thông qua việc mua bán trên các sàn nước ngoài Chính vì vậy, rủi ro vẫn tồn tại Và ngay lúc này, Trung Quốc đã chặn tất cả các trang web liên quan đến giao dịch tiền ảo và ICO, bao gồm cả các trang web nước ngoài Động thái này được xem là "đòn knock-out" nhằm dập tắt hoàn toàn thị trường tiền ảo ở Trung Quốc

Lệnh cấm hoàn toàn đối với giao dịch và khai thác tiền ảo có hiệu lực vào ngày 24/09/2021 Đây là lần đầu tiên các cơ quan tại Bắc Kinh cùng hợp lực để cấm đoán mọi hoạt động liên quan đến tiền ảo Từ đây, Bitcoin tại Trung Quốc trở nên mất giá.

2.4.2 Các đạo luật của Trung Quốc về Bitcoin

Vào ngày 05/12/2023, PBOC đã ban hành Thông tư liên tịch (2013), thông tư đã cấm các ngân hàng quốc nội chấp nhận Bitcoin như là một loại tiền tệ và cấm các tổ chức tài chính sử dụng nó trong giao dịch của họ Tuy nhiên, các cá nhân vẫn có thể giao dịch bằng đồng tiền này nhưng phải tự chịu rủi ro Bitcoin không được phát hành bởi Nhà nước, không có tính pháp lý như các loại tiền truyền thống khác nên không thể coi là một đồng tiền chân chính và không thể lấy danh nghĩa “tiền” để lưu thông và sử dụng trên thị trường.

Theo Luật Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) quy định, đồng tiền pháp định của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Nhân Dân Tệ Cho nên,

Bitcoin không có giá trị pháp lý như đồng NDT, và cũng không được lưu thông trên thị trường.

“Bitcoin không được công bố bởi các cơ quan quản lý tiền tệ, do đó nó thiếu tính chất tiền tệ như khả năng thực thi và bồi thường theo pháp luật, đồng thời kết luận rằng Bitcoin không phải là một loại tiền tệ thực sự Về bản chất, Bitcoin là một loại hàng hóa ảo nhất định Nó không được hưởng tình trạng tương tự của một loại tiền tệ theo pháp luật Nó không thể và không nên được lưu hành, sử dụng trên thị trường như một loại tiền tệ Tuy nhiên, giao dịch Bitcoin là giao dịch hàng hóa trực tuyến, công dân bình thường được hưởng quyền tự do tham gia với rủi ro của chính họ.”

CHƯƠNG III THỰC TRẠNG VÀ TÍNH PHÁP LÝ CỦA TIỀN ẢO

TẠI VIỆT NAM 3.1 THỰC TRẠNG TIỀN ẢO TẠI VIỆT NAM

3.2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TIỀN ẢO VÀ BITCOIN

3.2.1 Quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về tính pháp lý của tiền ảo

Theo Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản Cụ thể:

Theo định nghĩa, vật thể là một phần của thế giới vật chất tồn tại dưới dạng rắn, lỏng hoặc khí và có thể được sở hữu Bitcoin và các loại tiền điện tử khác không được coi là vật thể vì chúng chỉ là dữ liệu ảo lưu trữ trên máy tính, nằm ngoài khả năng kiểm soát và sở hữu trực tiếp của con người Chúng phụ thuộc vào hệ thống máy chủ để vận hành và quản lý.

Tiền là tài sản đặc biệt, đóng vai trò trung gian thanh toán đa năng và định giá các tài sản khác Theo luật pháp Việt Nam, tiền giấy và tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là công cụ thanh toán hợp pháp Ngược lại, tiền ảo không được công nhận là tiền Việt Nam vì không đáp ứng các đặc điểm của tiền và không do Ngân hàng Nhà nước phát hành.

Theo Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác Bitcoin/ tiền ảo không thỏa mãn điều kiện để được ghi nhận là quyền tài sản bởi danh tính của chủ sở hữu chúng không được xác định rõ ràng

Thông qua những phân tích về cơ sở pháp lý và đặc điểm của các loại tài sản, có thể thấy tiền ảo không phải là một loại tài sản do không thỏa những điều kiện pháp lý và đặc tính tương tự với những loại tài sản trên Việc không thừa nhận tiền ảo là loại tài sản hợp pháp theo Bộ luật Dân sự 2015 cũng sẽ ảnh hưởng đến việc thực thi các quy phạm pháp luật có liên quan đến tiền ảo như luật hình sự, luật hành chính,

3.2.2 Quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 liên quan đến tiền ảo

Theo Khoản 2 Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định: Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cho nên, tiền ảo hay Bitcoin không thuộc loại phương tiện tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam

Theo Khoản 6 Điều 6 Nghị định 101/2012/NĐ-CP của Ngân hàng Nhà nước về tiền ảo nói chung và Bitcoin, đây không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm

Theo Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định về về thanh toán không dùng tiền mặt như sau:

6 Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

7 Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại Khoản 6 Điều này.

Việt Nam đã ban hành quy định rõ ràng về việc tiền ảo không được sử dụng làm phương tiện thanh toán Điều này được nêu trong Thông tư số 19/2014, quy định tiền ảo không được coi là tiền tệ, không nằm trong danh mục các hình thức thanh toán hợp pháp Do đó, hành vi sử dụng tiền ảo để thanh toán được coi là bất hợp pháp tại Việt Nam.

Tiền ảo nói chung hay Bitcoin nói riêng, không phải là loại ngoại hối trong pháp luật Việt Nam Theo Điểm a Khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước năm

QUAN ĐIỂM CỦA CÁC CHÍNH PHỦ VỀ TIỀN ẢO VÀ BITCOIN

TÍNH PHÁP LÝ CỦA TIỀN ẢO TẠI VIỆT NAM

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TIỀN ẢO VÀ BITCOIN

3.2.1 Quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về tính pháp lý của tiền ảo

Theo Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản Cụ thể:

- Vật là một phần của thế giới vật chất, tồn tại ở 1 trong 3 dạng: rắn, lỏng hoặc khí và con người có thể sở hữu được Theo đó, Bitcoin hay tiền ảo không thể được xem là vật vì chúng là những dữ liệu ảo trên máy tính, con người không thể chiếm hữu hay quản lý chúng mà phải thông qua hệ thống máy chủ

- Tiền là loại tài sản đặc biệt được sử dụng như một thanh toán đa năng và là một phương thức định giá các loại tài sản khác Tiền giấy và tiền kim loại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ được phát hành bởi Ngân hàng Nhà nước, là công cụ thanh toán hợp pháp tại Việt Nam Tiền ảo không được thừa nhận là tiền Việt Nam do không thỏa mãn những dấu hiệu để được xác định là tiền và không do Ngân hàng Nhà nước phát hành

Theo Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác Bitcoin/ tiền ảo không thỏa mãn điều kiện để được ghi nhận là quyền tài sản bởi danh tính của chủ sở hữu chúng không được xác định rõ ràng

Theo quy định pháp luật và đặc điểm của các loại tài sản, tiền ảo không được coi là một loại tài sản hợp pháp do không đáp ứng các điều kiện pháp lý và tính chất tương tự như các loại tài sản khác Việc Bộ luật Dân sự 2015 không công nhận tiền ảo là tài sản hợp pháp ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực thi các quy định pháp luật liên quan đến tiền ảo, bao gồm luật hình sự và luật hành chính.

3.2.2 Quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước 2010 liên quan đến tiền ảo

Theo Khoản 2 Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định: Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cho nên, tiền ảo hay Bitcoin không thuộc loại phương tiện tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam

Theo Khoản 6 Điều 6 Nghị định 101/2012/NĐ-CP của Ngân hàng Nhà nước về tiền ảo nói chung và Bitcoin, đây không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm

Theo Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định về về thanh toán không dùng tiền mặt như sau:

6 Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

7 Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại Khoản 6 Điều này.

Từ đó, càng thêm khẳng định sử dụng tiền ảo là phương tiện thanh toán bất hợp pháp tại Việt Nam Bởi theo 2 điều trên, tiền ảo không phải nằm trong: Séc, lệnh chi,

Tiền ảo nói chung hay Bitcoin nói riêng, không phải là loại ngoại hối trong pháp luật Việt Nam Theo Điểm a Khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước năm

2010 và điểm a khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005: ‘Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung Châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ)’, tiền ảo không thuộc vào danh mục ngoại hối và không được phép sử dụng trong giao dịch liên quan đến ngoại hối tại Việt Nam.

3.2.3 Quy định pháp luật đối với các loại tội phạm tiền ảo

3.2.3.1 Quy định pháp luật về trách nhiệm hành chính

Bằng những lí lẽ mà nhóm đã phân tích như trên, tiền ảo không phải là loại tài sản được sử dụng hợp pháp tại Việt Nam, vì thế, những chủ thể có hành vi sử dụng loại tiền này để thanh toán được coi là sử dụng công cụ thanh toán bất hợp pháp tại Việt Nam Theo quy định tại Điểm d Khoản 6 Điều 27 Nghị định số96/2014/NĐ, những chủ thể vi phạm sẽ bị phạt hành chính từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu chủ thể có hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp Đồng thời, chủ thể còn bị áp dụng các hình thức xử phạt như tịch thu tang vật, bằng chứng gây án, và bị buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp phát do vi phạm pháp luật Hơn nữa, mức xử phạt chủ thể sẽ không phụ thuộc vào mức độ của giá trị giao dịch.

Theo các điều từ Điều 39 đến Điều 46 Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ, trường hợp chủ thể sử dụng tiền ảo nhằm mục đích rửa tiền thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức xử phạt tương ứng như các quy định này trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

3.2.3.2 Quy định pháp luật về trách nhiệm hình sự

Hành vi sử dụng Bitcoin làm phương tiện thanh toán tại Việt Nam:

- Theo Điểm h Khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), "Phát hành, cung cấp và sử dụng các phương tiện thanh toán bất hợp pháp" có thể bị truy tố hình sự vì "vi phạm các quy tắc quản lý hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác liên quan đến ngân hàng." Việc phát hành Bitcoin làm phương tiện thanh toán tại Việt Nam là vi phạm quy định của Bộ luật Hình sự 2015 và người tham gia giao dịch có thể chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

Hành vi tài trợ khủng bố thông qua các giao dịch Bitcoin:

- Theo Khoản 1 Điều 300 Bộ luật Hình sự 2015, người nào huy động hoặc hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm Do đó, tài trợ cho khủng bố có thể có nhiều hình thức Bộ luật Hình sự không giới hạn các hình thức tài trợ khủng bố mà chỉ giới hạn liệu hành vi đó có nhằm huy động, hỗ trợ hoặc giúp đỡ các tổ chức hoặc cá nhân khủng bố bằng tiền hoặc tài sản hay không Quy định tái khẳng định rằng bản chất việc không quy định tiền ảo như là một loại tài sản gây khó khăn cho việc xác định nhiều hậu quả pháp lý của các hành động liên quan đến tiền ảo, bao gồm cả việc xác định tội phạm và khủng bố.

SO SÁNH NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TIỀN ẢO TẠI VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Việt Nam El Salvador Pháp Trung Quốc

Không minh bạch Chấp thuận hoàn toàn Không minh bạch Cấm hoàn toàn

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về việc phát hành đồng tiền ảo.

Bitcoin Đạo luật chỉ quy định một số điều khoản rời rạc trong các đạo luật và văn bản pháp lý.

Chính phủ đã thông qua chính sách coi Bitcoin là đồng tiền pháp định của nước này, có nghĩa là nó có giá trị kinh tế và giá trị pháp lý ngang với Đô la Mỹ - đồng tiền chính thức Đồng thời, chính phủ cũng cho phép người dân thực hiện các loại giao dịch và thanh toán bằng Bitcoin

Bộ Tài chính Pháp chỉ ban hành văn bản pháp luật bảo vệ quyền lợi giao dịch Bitcoin của người tham gia giao dịch tại các công ty tiền tệ còn vấn đề pháp lý của Bitcoin thì vẫn còn là một dấu chấm hỏi.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) ban hành những luật lệ cấm hoàn toàn những tổ chức tài chính giao dịch Bitcoin (24/9/2021)

Hành vi của người giao dịch Ở thời điểm hiện tại, giao dịch Bitcoin không phạm pháp nhưng những rủi ro đối với người tiêu dùng là

Hưởng ứng việc giao dịch bằng Bitcoin bởi nó cho phép người dân chuyển tiền quốc tế dễ dàng hơn và tiếp cận

Người tham gia giao dịch phải đảm bảo tuân thủ các khía cạnh mà Bộ Tài chính Pháp đã đề cập đến trong văn bản

Người giao dịch vẫn âm thầm tham gia giao dịch Bitcoin mặc dù đã bị cấm triệt để.Thậm chí, họ còn tham gia giao dịch tại các sàn nước vô cùng lớn.

Để đảm bảo tính hợp pháp và tránh rủi ro khi tham gia thị trường giao dịch, người dùng cần trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết Pháp luật hiện hành đã có những quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính Tuy nhiên, đối với các loại hình giao dịch như Bitcoin, hiện tại vẫn nằm ngoài vòng bảo vệ của pháp luật do chưa được chính phủ công nhận.

Bảng 3.1 Bảng so sánh Việt Nam với các quốc gia trên thế giới

NHỮNG THÁCH THỨC VIỆT NAM ĐANG PHẢI ĐỐI MẶT Ở THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI VÀ DỰ ĐOÁN VỀ TƯƠNG LAI

3.4.1 Những khó khăn trong vấn đề xử lý tiền ảo tại Việt Nam

Với tốc độ phát triển đáng kinh ngạc, phạm vi ảnh hưởng rộng, tính chất phức tạp và khả năng biến động liên tục, tiền ảo hiện đang đặt ra những thách thức lớn cho các cơ quan chức năng tại Việt Nam trong quá trình quản lý, kiểm soát loại tài sản số này Đầu tiên phải kể đến chính là số lượng các văn bản quy phạm pháp luật về tiền ảo còn khá hạn chế Một số văn bản hiện có vẫn chưa làm rõ được những vấn đề liên quan đến tiền ảo Đồng thời, nhận thức về loại tài sản này vẫn chưa được thống nhất, vẫn còn tồn tại những ý kiến trái chiều nhau, dẫn đến quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung những quy định liên quan đến các vấn nạn tiền ảo như rửa tiền, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kêu gọi vốn trái phép, vẫn còn gặp nhiều khó khăn Thực trạng thiếu nhân lực và chênh lệch trình độ chuyên môn cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý tiền ảo Hiện nay, Việt Nam chưa có đủ nhân lực có trình độ chuyên môn cao liên quan đến tiền ảo, dẫn đến tình trạng thiếu đồng bộ giữa các cơ quan với nhau trong công tác nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý cho tiền ảo

3.4.2 Tương lai của tiền ảo và Bitcoin tại Việt Nam Ở thời điểm hiện tại, tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng, căn cứ theo Công văn 5747/NHNN-PC năm 2017, việc sử dụng những loại tiền này để thanh toán ở Việt Nam là bất hợp pháp

Hiện thực là vậy nhưng theo dự đoán của các chuyên gia, trong tương lai các loại tài sản số này hứa hẹn sẽ xuất hiện với tư cách là một loại tiền tệ có thể lưu thông Theo Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 thì trong tương lai Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) sẽ có thể được hợp pháp hóa.

Thứ nhất, Bitcoin sẽ trở thành chìa khóa để tiến tới sự chấp nhận rộng rãi với những điều lệ vững chắc, bởi vì hiện tại địa vị pháp lý của nó vẫn còn rất mơ hồ nên việc chính phủ ban hành khuôn khổ về điều lệ trong những năm tới sẽ tăng tính hợp pháp của Bitcoin với tư cách là một tài sản chính thống

Thứ hai, Bitcoin sẽ trở nên thân thiện với người dùng hơn bằng cách công bố các dự án đầu tư vào thanh toán bằng Bitcoin và tiền điện tử.

Tuy nhiên, bên cạnh những đổi mới thì tương lai những rủi ro của loại tiền này mà người dân đang phải đối mặt vẫn sẽ không thể tránh khỏi trong ngắn hạn lẫn dài hạn Sự biến động khó lường của thị trường, sự thiếu tính ứng dụng trong thực tế là một rủi ro khá cao, ví dụ những người đầu cơ vào Bitcoin coi có như một loại “vàng kỹ thuật số” mong chờ mang lại “siêu lợi nhuận” trong thời kỳ bất ổn kinh tế, vì thế sự biến động này gây ra những tiêu cực lẫn tích cực tới giá trị của nó.Mối quan tâm về môi trường, việc vận hành các thiết bị khai thác Bitcoin đòi hỏi nguồn điện rất lớn và lượng khí carbon khổng lồ phát sinh từ đồng tiền điện tử này.Một vấn đề không thể thiếu chính là rủi ro về bảo mật, nếu không thực hiện theo các bước bảo mật tài khoản một cách nghiêm ngặt hoặc không lựa chọn đúng sàn giao dịch uy tín thì khả năng bị đánh mất tài sản này là rất cao, các hacker có thể đánh cắp tài khoản riêng tư của chủ sở hữu và chuyển giao sang một tài khoản khác Vì vậy, người dân cần phải thận trọng xem xét kỹ lưỡng, nắm rõ tình hình thị trường để đưa ra bất kỳ quyết định nào về việc sử dụng Bitcoin và các loại tiền ảo

Ngày đăng: 10/05/2024, 14:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1 Bảng so sánh Việt Nam với các quốc gia trên thế giới 3.4 NHỮNG THÁCH THỨC VIỆT NAM ĐANG PHẢI ĐỐI MẶT Ở THỜI  ĐIỂM HIỆN TẠI VÀ DỰ ĐOÁN VỀ TƯƠNG LAI - tiểu luận bộ môn luật kinh doanh tính pháp lý của tiền ảo bitcoin tại việt nam và một số quốc gia trên thế giới
Bảng 3.1 Bảng so sánh Việt Nam với các quốc gia trên thế giới 3.4 NHỮNG THÁCH THỨC VIỆT NAM ĐANG PHẢI ĐỐI MẶT Ở THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI VÀ DỰ ĐOÁN VỀ TƯƠNG LAI (Trang 28)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w