Tính pháp lý của tiền ảo Bitcoin tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới

MỤC LỤC

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Một số vấn đề lý luận và khung pháp lý chính là mục tiêu mà đề tài này hướng đến. Nghiên cứu tập trung khai thác thực tiễn thực hiện các quy định pháp lý đối với tiền ảo tại một số quốc gia trên thế giới để đưa ra cái nhìn tổng quan hơn về các loại tài sản số này. Trên cơ sở đó, nêu lên thực trạng và những dự tương lai của tiền ảo tại Việt Nam trong xu thế phát triển chung toàn cầu.

THỰC TRẠNG VÀ TÍNH PHÁP LÝ CỦA TIỀN ẢO TẠI VIỆT NAM

    Theo Khoản 6 Điều 6 Nghị định 101/2012/NĐ-CP của Ngân hàng Nhà nước về tiền ảo nói chung và Bitcoin, đây không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Theo Điểm a Khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 và điểm a khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005: ‘Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung Châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ)’, tiền ảo không thuộc vào danh mục ngoại hối và không được phép sử dụng trong giao dịch liên quan đến ngoại hối tại Việt Nam.

    Bằng những lí lẽ mà nhóm đã phân tích như trên, tiền ảo không phải là loại tài sản được sử dụng hợp pháp tại Việt Nam, vì thế, những chủ thể có hành vi sử dụng loại tiền này để thanh toán được coi là sử dụng công cụ thanh toán bất hợp pháp tại Việt Nam. - Theo Điểm h Khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), "Phát hành, cung cấp và sử dụng các phương tiện thanh toán bất hợp pháp" có thể bị truy tố hình sự vì "vi phạm các quy tắc quản lý hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác liên quan đến ngân hàng." Việc phát hành Bitcoin làm phương tiện thanh toán tại Việt Nam là vi phạm quy định của Bộ luật Hình sự 2015 và người tham gia giao dịch có thể chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật. Quy định tái khẳng định rằng bản chất việc không quy định tiền ảo như là một loại tài sản gây khó khăn cho việc xác định nhiều hậu quả pháp lý của các hành động liên quan đến tiền ảo, bao gồm cả việc xác định tội phạm và khủng bố.

    Với tốc độ phát triển đáng kinh ngạc, phạm vi ảnh hưởng rộng, tính chất phức tạp và khả năng biến động liên tục, tiền ảo hiện đang đặt ra những thách thức lớn cho các cơ quan chức năng tại Việt Nam trong quá trình quản lý, kiểm soát loại tài sản số này. Đồng thời, nhận thức về loại tài sản này vẫn chưa được thống nhất, vẫn còn tồn tại những ý kiến trái chiều nhau, dẫn đến quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung những quy định liên quan đến các vấn nạn tiền ảo như rửa tiền, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kêu gọi vốn trái phép,. Hiện nay, Việt Nam chưa có đủ nhân lực có trình độ chuyên môn cao liên quan đến tiền ảo, dẫn đến tình trạng thiếu đồng bộ giữa các cơ quan với nhau trong công tác nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý cho tiền ảo.

    Theo Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 thì trong tương lai Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số dựa trên công nghệ chuỗi khối (blockchain) sẽ có thể được hợp pháp hóa. Thứ nhất, Bitcoin sẽ trở thành chìa khóa để tiến tới sự chấp nhận rộng rãi với những điều lệ vững chắc, bởi vì hiện tại địa vị pháp lý của nó vẫn còn rất mơ hồ nên việc chính phủ ban hành khuôn khổ về điều lệ trong những năm tới sẽ tăng tính hợp pháp của Bitcoin với tư cách là một tài sản chính thống. Sự biến động khó lường của thị trường, sự thiếu tính ứng dụng trong thực tế là một rủi ro khá cao, ví dụ những người đầu cơ vào Bitcoin coi có như một loại “vàng kỹ thuật số” mong chờ mang lại “siêu lợi nhuận” trong thời kỳ bất ổn kinh tế, vì thế sự biến động này gây ra những tiêu cực lẫn tích cực tới giá trị của nó.

    Một vấn đề không thể thiếu chính là rủi ro về bảo mật, nếu không thực hiện theo các bước bảo mật tài khoản một cách nghiêm ngặt hoặc không lựa chọn đúng sàn giao dịch uy tín thì khả năng bị đánh mất tài sản này là rất cao, các hacker có thể đánh cắp tài khoản riêng tư của chủ sở hữu và chuyển giao sang một tài khoản khỏc. Sự xuất hiện của Bitcoin nói riêng và tiền ảo nói chung được xem như một bước tiến lớn trong lĩnh vực công nghệ vì những đặc tính vượt trội của nó so với những loại tiền truyền thống như, thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng, có thể thực hiện giao dịch tại bất cứ nơi đâu, bất kỳ lúc nào. Không chỉ đem lại hiệu quả trong việc thực hiện các giao dịch, thanh toán mà Bitcoin còn mở ra một cơ hội đầu tư rất lớn cho những ai biết tận dụng, chính vì những ưu điểm này, Bitcoin đang từng bước trở thành xu hướng chung của toàn thế giới.

    Bên cạnh những quốc gia chấp thuận hoàn toàn, đó là những quốc gia cho phép lưu thông tiền ảo, Bitcoin nhưng vẫn chưa cú động thỏi rừ ràng, song, vẫn tồn tại những quốc gia đang áp dụng lệnh cấm đối với các loại tài sản số này. Thụng qua những phõn tớch của bài tiểu luận, nhúm đó làm rừ khỏi niệm tiền ảo và Bitcoin là gì, những đặc tính cơ bản của chúng để từ đó làm cơ sở lý luận giải thích cho lý do tại sao tính pháp lý của tiền ảo tại các quốc gia trên thế giới vẫn chưa thể thống nhất.

    Bảng 3.1 Bảng so sánh Việt Nam với các quốc gia trên thế giới 3.4 NHỮNG THÁCH THỨC VIỆT NAM ĐANG PHẢI ĐỐI MẶT Ở THỜI  ĐIỂM HIỆN TẠI VÀ DỰ ĐOÁN VỀ TƯƠNG LAI
    Bảng 3.1 Bảng so sánh Việt Nam với các quốc gia trên thế giới 3.4 NHỮNG THÁCH THỨC VIỆT NAM ĐANG PHẢI ĐỐI MẶT Ở THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI VÀ DỰ ĐOÁN VỀ TƯƠNG LAI