12,4%, người Mỹ gốc châu Á- 4,4%, số còn lại là người gốc bản địa và các chủng tộc khác.Đặc điểm địa lý tự nhiên và xã hội đa dạng, nguồn tài nguyên phong phú, nước Mỹ có điều kiện thuận
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TP HỒ CHÍ MINH
TRƯNG ĐI HC SÀI GÒN
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOI CỦA HOA KỲ THI
BILL CLINTON (1991-2001)
NGÀNH: QUỐC TẾ HC
Thành viên nhóm 8: Mai Thị Phương Anh 3119540004
Trương Lâm Quỳnh Anh 3119540009
Trang 2MỤC LỤC
1 Những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời tổng thống
Bill Clinton 1
1.1 Tình hình quốc tế 1
1.2 Tình hình chủ quan ( bên trong Mỹ ) 3
2 Chính sách đối ngoại của Mỹ từ năm 1991 đến 2001 7
2.1 Mục tiêu, nội dung và lợi ích quốc gia của Mỹ trong chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Bill Clinton 7
2.1.1 Mục tiêu Chiến lược toàn cầu của Mỹ 7
2.1.2 Nội dung 8
2.1.3 Lợi ích quốc gia 10
2.2 Sự triển khai chính sách đối ngoại về kinh tế của Mỹ 11
2.2.1 Các biện pháp phát triển kinh tế 11
2.2.2 Sự triển khai chính sách đối ngoại kinh tế 12
2.3 Chính trị - tư tưởng và quân sự dưới chính quyền Tổng thống Bill Clinton 15
2.3.1 Về chính trị - tư tưởng 15
2.3.2.Về quân sự 15
2.3.3 Sự triển khai chính sách đối ngoại an ninh chính trị 16
2.3.4 Tổng thống Clinton: Chính sách đối ngoại cho thời đại toàn cầu 19
3 Nhận xét và so sánh về sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của chính quyền Bill Clinton Clinton 20
4 Đánh giá ưu điểm và hạn chế trong chính sách Bill Clinton 23
Trang 3CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOI KINH TẾ CỦA HOA KỲ THI BILL CLINTON
Trước hết, đó là sự kết thúc của trật tự thế giới hai cực, kéo dài gần nửa thế kỷ
kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II, cùng với sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ởLiên Xô và Đông Âu Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới tan rã, phong trào cộng sản vàcông nhân quốc tế khủng hoảng, chủ nghĩa xã hội lâm vào thoái trào, so sánh lực lượngthế giới nghiêng về có lợi cho Mỹ và chủ nghĩa tư bản Những sự kiện này làm thay đổisâu sắc cục diện thế giới, cơ cấu địa -chính trị và sự phân bố quyền lực toàn cầu bị đảolộn
Hoà bình, hợp tác và phát triển trở thành một xu thế lớn trong quan hệ quốc tế.Tiến trình cải thiện quan hệ giữa các nước được thúc đẩy, hình thành nhiều phươngthức hợp tác, liên kết mới trên các lĩnh vực theo hướng chú trọng lợi ích dân tộc vàmục tiêu phát triển Các quốc gia độc lập, có chủ quyền nỗ lực vươn lên khẳng định vịthế là những chủ thể có vai trò ngày càng tăng trong hệ thống các quan hệ quốc tế hiệnđại Ý thức độc lập tự chủ, tự cường quốc gia, tự cường khu vực của các nước vừa vànhỏ, các nước đang phát triển trỗi dậy mạnh mẽ
Mặt khác, trật tự thế giới hai cực mất đi đã làm giảm các cuộc xung đột bắtnguồn từ cuộc đối đầu Xô -Mỹ trước đó, nhưng đồng thời nó cũng làm mất đi sự kiềmchế đối với các xung đột khác, hoặc làm rõ nét một số mâu thuẫn vốn tiềm ẩn ngàycàng gay gắt thêm
Trang 4Về môi trường an ninh toàn cầu sau chiến tranh Lạnh vẫn tiếp tục trở nên không
chắc chắn Ở nhiều nơi, diễn ra xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, những bất ổn domâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố,tranh chấp về lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên và nhất là các nước đang phát triển.Nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống xuất hiện bên cạnh những vấn đề toàn cầu cấpbách, mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được nếu không có sựhợp tác đa phương Do tính chất nghiêm trọng và phức tạp của những vấn đề này đòihỏi các nước, nhất là các nước phát triển cần đóng góp tích cực hơn nữa trong phốihợp, hợp tác hành động một cách hiệu quả
Về môi trường kinh tế: Dưới tác động của cách mạng khoa học-công nghệ và toàn
cầu hoá, quá trình tự do hóa kinh tế và cải cách thị trường diễn ra phổ biến Các nềnkinh tế dựa vào nhau, liên kết với nhau và xâm nhập lẫn nhau, khiến cho tính tuỳ thuộcvào nhau giữa các nước ngày càng tăng Toàn cầu hoá thúc đẩy phân công lao độngquốc tế sâu rộng và phát triển kinh tế, đồng thời tạo điều kiện mở rộng giao lưu vănhoá Sau chiến tranh Lạnh, tính chất và nội dung giao lưu quốc tế cũng thay đổi mộtcách cơ bản Có sự thay đổi trong quan hệ quốc tế, vị trí ưu tiên hàng đầu thuộc về yếu
tố kinh tế và phương thức tập hợp lực lượng trên thế giới được quy định trước hết vàchủ yếu từ lợi ích kinh tế -chính trị của các quốc gia Mặt khác, phương thức tập hợplực lượng quốc tế ngày càng trở nên cơ động, linh hoạt, vừa có hợp tác vừa có đấutranh Sự tập trung quyền lực và sự hình thành các trung tâm quyền lực trên thế giớidựa trên cơ sở tập trung sức mạnh kinh tế-chính trị và hình thành các trung tâm kinh tế-chính trị hùng mạnh.Việc mở rộng không gian, tăng cường về lực lượng của các trungtâm đó làm cho cuộc cạnh tranh quyền lực trên thế giới, cũng như ở các khu vực ngàycàng trở nên gay gắt
Mối quan hệ giữa các nước thay đổi nhanh chóng, từ chỗ mất cân bằng chuyểnsang tìm kiếm sự cân bằng mới, kiềm chế bất đồng, tránh xung đột mang tính chất đốikháng Đặc biệt là sau sự kiện 11/9/2001 các nước đều tiến hành điều chỉnh chiến lược
và chính sách một cách linh hoạt, coi trọng việc xác lập và củng cố những điều kiệnquốc tế có lợi, tăng cường hệ số an toàn quốc gia, tập trung phát huy nội lực làm nền
Trang 5tảng cho sức mạnh tổng hợp quốc gia nhằm duy trì, mở rộng ảnh hưởng, giành giật lợiích về nhiều mặt
Sự thay đổi tương quan so sánh thực lực giữa các nước lớn sau chiến tranh Lạnhkhiến Mỹ đang phải theo đuổi mục tiêu duy trì vị trí siêu cường và chi phối tình hìnhquốc tế sang thỏa hiệp nhiều hơn với các nước lớn khác Đối với Trung Quốc, ưu tiênduy trì môi trường hoà bình, ổn định ở trong nước và khu vực nhằm phục vụ cho lợiích cao nhất là tăng cường thế và lực thông qua phát triển kinh tế, đồng thời ổn địnhquan hệ với các nước lớn khác, chủ động can dự và phát huy ảnh hưởng ở khu vực,từng bước thể hiện vai trò nước lớn
Cùng với việc phải đối phó trước sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa cáccường quốc và xu hướng hình thành các trung tâm quyền lực quốc tế mới, Mỹ cònđứng trước những thách thức nan giải do sự bất ổn định ở một số khu vực trên thế giới
có ảnh hưởng đến lợi ích thiết yếu của Mỹ, sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố quốc tế
và các mối đe dọa xuyên quốc gia khác Mặt khác, quá trình triển khai chiến lược toàncầu của Mỹ đối với phong trào cách mạng, tiến bộ trên thế giới sau chiến tranh Lạnhdiễn ra không như Mỹ dự kiến Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế tuy chưahoàn toàn vượt qua khủng hoảng, nhưng có những dấu hiệu phục hồi rõ rệt Các nước
xã hội chủ nghĩa không chỉ tiếp tục đứng vững, mà còn giành được nhiều thành tựuquan trọng trong cải cách, đổi mới và nâng cao vị thế quốc tế
1.2 Tình hình chủ quan ( bên trong Mỹ )
Nước Mỹ (Hợp chúng quốc Hoa Kỳ- The United States of America) được thành lập ngày 04/7/1776, nằm ở tây bán cầu, phía bắc lục địa Châu Mỹ Sau hơn 300 năm phát triển, ngày nay nước Mỹ gồm 50 tiểu bang và 2 quận Liên bang, với diện tích hơn 9,6 triệu km2, đứng thứ tư trên thế giới sau Liên bang Nga, Canađa, Trung Quốc và chiếm 6,2% diện tích toàn cầu
Dân số của nước Mỹ khoảng 300 triệu người (năm 2006), đứng thứ ba thế giới sauTrung Quốc và Ấn Độ Thành phần dân cư đa chủng tộc, với 31 nhóm sắc tộc có số dân trên 1 triệu người, người Mỹ da trắng chiếm 73,9%, người Mỹ gốc châu Phi-
Trang 612,4%, người Mỹ gốc châu Á- 4,4%, số còn lại là người gốc bản địa và các chủng tộc khác.
Đặc điểm địa lý tự nhiên và xã hội đa dạng, nguồn tài nguyên phong phú, nước
Mỹ có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh,
mở rộng giao lưu quốc tế và phát huy ảnh hưởng trên thế giới về nhiều mặt
Nguyên nhân dẫn đến những tác động chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton:
Trong thời Tổng thống Bush (cha) nền kinh tế Mỹ gặp nhiều khó khăn do cuộc chạy đua vũ trang trong cuộc đối đầu Xô- Mỹ gay gắt Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, nước Mỹ phải đối mặt với nhiều thách thức về tình hình kinh tế, chính trị và xã hội Điều này đòi hỏi Mỹ phải đề ra chính sách phù hợp để giải quyết các vấn đề trong nước và quốc tế trước sự thay đổi của tình hình thế giới
Dưới thời tổng thống Bill Clinton, những nhân tố hàng đầu chi phối quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ đó là những ưu thế vượt trội của
Mỹ trên các lĩnh vực sau đây:
Kinh tế: Mỹ là một nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới và là một trong ba trung
tâm kinh tế tư bản quốc tế lớn nhất hiện nay Thập niên 90 của thế kỷ XX là thời kỳ kinh tế Mỹ tăng trưởng liên tục và khá ổn định, GDP của Mỹ từ chỗ chiếm 21,5% tổng GDP của toàn thế giới năm 1993 tăng lên 31% vào năm 2000, bằng 4 nền kinh tế lớn tiếp sau Mỹ (Nhật Bản, Đức, Pháp và Anh) cộng lại
Bên cạnh thực lực kinh tế manh, quan hệ thương mại và đầu tư rộng lớn, Mỹ cũng
là nước đóng vai trò chủ đạo trong các tổ chức quốc tế, các thiết chế kinh tế, tài chính, thương mại chủ chốt của thế giới (VD: Mỹ đóng góp tài chính lớn nhất cho Liên hợp quốc (22%) và chiếm 38% cổ phần của Ngân hàng thế giới (WB), đóng góp lớn nhất vào ngân sách của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) với mức 18,25%,…) Do đó, Mỹ có tiếngnói và giữ vai trò chi phối trong các thiết chế quốc tế lớn như đã nêu Ngoài ra thì thị trường chứng khoán của Mỹ có vai trò trung tâm trong đời sống tài chính, tiền tệ quốc
Trang 7tế Các công ty xuyên quốc gia khổng lồ của Mỹ phát triển nhanh chóng và cứ 10 công
ty xuyên quốc gia lớn nhất của thế giới thì Mỹ chiếm 7 công ty
Quân sự:
+ Mỹ là siêu cường về tiềm lực và sức mạnh: với đội quân thường trực 1,4 triệu người được triển khai ở 1.100 căn cứ quân sự trong nước, 270 nghìn quân ở 209 căn cứ quân
sự tại 35 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
+ Có kho vũ khí hạt nhân chiến lược lớn nhất thế giới: khoảng 7.100 đầu đạn hạt nhân với 3 loại là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tên lửa đạn đạo đặt trên tàu ngầm nguyên tử
và máy bay ném bom chiến lược mang đầu đạn hạt nhân
+ Đi đầu trong các công nghệ quân sự và có nguồn tài chính, nhân lực lớn để có thể biến nhiều ý tưởng quân sự thành hiện thực
+ Ngân sách quốc phòng tốt, liên tục tăng, chiếm 41% ngân sách quốc phòng của thế giới, năm 1999 Mỹ chi 276,2 tỷ USD cho các vấn đề an ninh Quốc phòng
+ Mỹ đã cam kết hỗ trợ phòng thủ hoặc ủng hộ các nỗ lực quân sự của 31 nước và ký hiệp định hợp tác quân sự với 29 nước khác
Sức mạnh quân sự của Mỹ không chỉ ở số quân và các căn cứ trên toàn cầu, mà còn thể hiện ở trình độ công nghệ cao và kỹ thuật ứng dụng hiệu quả trong quốc phòng
Khoa học công nghệ: vào giữa thập niên 90 của thế kỷ XX có 30 nước trong tổ
chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) chiếm 85% thành tựu khoa học công nghệ mới của thế giới, thì riêng Mỹ chiếm 65% số bản quyền của thế giới Chi phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D) của Mỹ chiếm 17 40,6% của toàn thế giới và bằng 6 nước còn lại trong nhóm G7 cộng lại Trong tổng số 29 ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn, Mỹ đứng đầu 20 ngành, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vậtliệu mới, không gian điều khiển học,
Chính trị - xã hội: từ sau chiến tranh lạnh, với vị thế siêu cường, Mỹ có vai trò
chi phối đáng kể nền chính trị thế giới Tình hình chính trị- xã hội trong nước nhìn chung ổn định với sự thay nhau cầm quyền, điều hành đất nước của hai đảng tư sản lớn
Trang 8là Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà Việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của cả hai đảng này thường chịu ảnh hưởng của hai trường phái lý luận là chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do.
+ Quan điểm của chủ nghĩa hiện thực cho rằng, các quốc gia phải dựa vào chính sức mạnh của mình để bảo vệ an ninh và tăng cường vị thế quốc tế Sức mạnh quốc gia baogồm sức mạnh quân sự, kinh tế, ảnh hưởng và sức thu hút của thể chế chính trị, mô hình phát triển, ảnh hưởng văn hoá
+ Bên cạnh, quan niệm của chủ nghĩa tự do lại nhấn mạnh có thể tạo ra sự hoà hợp lợi ích giữa các quốc gia cho dù chiến tranh là thực tế tồn tại trong nhiều thế kỷ Một thế giới phụ thuộc lẫn nhau, thì khả năng xảy ra chiến tranh thấp hơn Sự tồn tại và phát triển của các thể chế quốc tế tạo nên những ràng buộc, có thể góp phần giải quyết xung đột một cách hoà bình và thúc đẩy hợp tác
Trên thực tế, dù thiên về chủ nghĩa tự do nhưng chính sách của Đảng Dân chủ cũng có những thành tố của chủ nghĩa hiện thực, còn Đảng Cộng hòa cũng chịu ảnh hưởng quan trọng của chủ nghĩa tự do
Tuy có những ưu thế nổi trội của một siêu cường trên các lĩnh vực như đã nêu, song nước Mỹ thời kỳ sau chiến tranh lạnh cũng luôn phải đối mặt với không ít khó khăn nội bộ, ảnh hưởng đến việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại Đầu năm 2000 nền kinh tế Mỹ bắt đầu suy giảm tăng trưởng Vì vậy, trênphương diện chính sách đối ngoại, chính quyền Bill Clinton cũng hướng tới việcduy trì và củng cố vị thế siêu cường duy nhất của Mỹ trên thế giới
⇛ Những biến động của tình hình nước Mỹ và quốc tế như đã nêu vừa tạo ra những
cơ hội thuận lợi, vừa đem lại khó khăn, thách thức đối với chính quyền Tổng thống BillClinton trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu, cũng như việc hoạch định, thựcthi và điều chỉnh chính sách đối ngoại thời kỳ sau chiến tranh Lạnh
Trang 92 Chính sách đối ngoại của Mỹ từ năm 1991 đến 2001
2.1 Mục tiêu, nội dung và lợi ích quốc gia của Mỹ trong chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Bill Clinton
2.1.1 Mục tiêu Chiến lược toàn cầu của Mỹ
Từ trước đến nay, các đời tổng thống Mỹ, dù thuộc Đảng Cộng hòa hay Đảng Dânchủ đều khẳng định mục tiêu chiến lược bao trùm trong chính sách đối ngoại là duy trì
và củng cố vị trí siêu cường duy nhất, xác lập vai trò “lãnh đạo thế giới” của nước Mỹ, phục vụ cho mục tiêu chiến lược toàn cầu xuyên suốt, mang tính nhất quán, lâu dài là trở thành bá chủ thế giới trong tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế - thương mại, quân sự - an ninh…
Trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Bill Clinton, ông đề cao sự “thay đổi”
Sự "thay đổi" mà Tổng thống W.J Clinton nói đến là phải phục hồi sự phát triển của nền kinh tế và thiết lập một trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo
=> Vì Mỹ bị thiệt hại sau CTT2 nên cần phải phục hồi thì mới tiếp tục phát triển được.
Tháng 7/1994, chính quyền Clinton đưa ra chiến lược "Cam kết và mở rộng" Chiến lược “Cam kết và mở rộng” nhấn mạnh phải tích cực tham gia vào công việc quốc tế để mở rộng lợi ích và quan niệm giá trị Hoa Kỳ, từ đó đảm bảo hơn nữa vị trí lãnh đạo của Mỹ trong công việc quốc tế
3 Mục tiêu cụ thể trong chính sách đối ngoại của Bill Clinton:
Một là, củng cố và tăng cường an ninh cho Mỹ và đồng minh của Mỹ Mục tiêu
này bao gồm ba bộ phận là hình thành môi trường an ninh quốc tế có lợi cho Mỹ, đối phó với những thách thức, khủng hoảng và chuẩn bị cho một tương lai bất trắc
Hai là, thúc đẩy sự thịnh vượng của Mỹ thông qua những nỗ lực ở trong và ngoài
nước Mục tiêu thúc đẩy sự thịnh vượng đòi hỏi Mỹ phải có vai trò lãnh đạo trong các thể chế tài chính và buôn bán quốc tế
Trang 10Ba là, thúc đẩy dân chủ và nhân quyền Chính quyền Tổng thống B Clintơn cố
gắng tìm cách khuyếch trương vấn đề dân chủ và nhân quyền, coi đó như một quốc sách, một trụ cột trong chính sách đối ngoại nhằm nâng cao vị thế của Mỹ trên trường quốc tế Mặt khác, thông qua việc phổ biến, áp đặt các giá trị và chuẩn mực Mỹ đối vớithế giới, Chính quyền Tổng thống B Clinton mở rộng khả năng can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác
2.1.2 Nội dung
Về tư tưởng trong chính sách đối ngoại, Mỹ luôn cho rằng chỉ có tăng cường
“Cam kết và mở rộng” mới có thể giảm bớt mối đe dọa tới vị trí số một của Mỹ và đảmbảo chắc chắn an ninh quốc gia lợi ích cho Mỹ
Về nhiệm vụ của chính sách đối ngoại, Chính quyền Tổng thống Bill Clinton đề ra
5 nhiệm vụ chính như sau:
- Phải xây dựng một Châu Âu thống nhất dân chủ và hòa bình;
- Hình thành một đại gia đình Châu Á-Thái Bình Dương hùng mạnh và ổn định;
- Mỹ là một lực lượng hòa bình quan trọng nhất thế giới, tiếp tục đảm nhận vai trò lãnh đạo thế giới
- Thông qua thể chế mậu dịch mở cửa hơn và có tính cạnh tranh hơn, sẽ tạo ra cho nhândân Mỹ nhiều cơ hội về việc làm
- Mỹ tăng cường hợp tác quốc tế trong viêc đối phó với các mối đe dọa an ninh xuyên quốc gia
Một trong những cơ sở để xây dựng chính sách đối ngoại của Mỹ là phải xác định
rõ lợi ích quốc gia trên các lĩnh vực quan trọng chủ chốt trong bối cảnh quốc tế mới.Ngay từ đầu, chiến lược của chính quyền Tổng thống Bill Clinton chỉ là “chiến lược mở rộng” sau đó bổ sung thêm nội dung quan trọng "Cam kết" và gọi chung là chiến lược "Cam kết và mở rộng” "Cam kết" ở đây có thể được hiểu là Mỹ vẫn cần
Trang 11tham gia vào các vấn đề quốc tế, không chỉ tham gia mà còn lãnh đạo, không những phải can thiệp mà còn đi đầu
Nội dung chiến lược "Cam kết và mở rộng" bao gồm:
Thứ nhất, củng cố cộng đồng các nền dân chủ thị trường lớn trong đó Mỹ là hạt nhân;
Thứ hai, khuyến khích, củng cố các nền dân chủ mới và các nền kinh tế thị trường ở nơi có thể, đặc biệt là ở các nước có tầm quan trọng đặc biệt và cơ hội đặc biệt; Thứ ba, chống lại sự xâm lược và ủng hộ sự giải phóng ở các nước thù địch với dân chủ và thị trường;
Theo đuổi chương trình nhân đạo, không chỉ đang cung cấp viện trợ mà còn trợ giúp cho "dân chủ và thị trường"
=> Bản chất của chiến lược "Cam kết và Mở rộng" là phát huy vai trò siêu cường duy nhất của Mỹ, tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi để phát triển, duy trì lợi ích an ninh và kinh tế ở các khu vực
Nếu như trong nhiệm kỳ đầu Chính quyền Clinton đưa ra chiến lược “Cam kết và
mở rộng” (1995), thì nhiệm kỳ sau chính sách đối ngoại của chính quyền Tổng thống Bill Clinton lại được bổ sung bằng chiến lược “An ninh quốc gia cho thế kỷ mới” (12/1999) Để thực hiện tốt chiến lược "Cam kết và mở rộng", chính quyền Bill Clinton
đã đề ra các biện pháp việc về chính trị- an ninh, kinh tế, quân sự, ngoại giao như sau:
Về chính trị - tư tưởng, chính quyền Tổng thống Bill Clinton đề ra mục tiêu là thúc đẩy dân chủ nhân quyền và tự do theo kiểu Mỹ Để thực hiện mục tiêu này, trước tiên Mỹ đã đưa ra các biện pháp với từng tình hình, cụ thể là: các nước xã hội chủ nghĩa, các nước CNXH đã sụp đổ và các nước tư bản chủ nghĩa
Về kinh tế, mục tiêu số 1 của Mỹ trong chiến lược này là xây dựng một nền kinh
tế vững mạnh để củng cố vị thế siêu cường số một và lãnh đạo nền kinh tế thế giới Để thực hiện chúng, chính quyền Clinton tham gia điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy, phục hồi
và tăng trưởng kinh tế, coi trọng phát triển kinh tế đối ngoại Thúc đẩy toàn cầu hoá
Trang 12kinh tế và thương mại hoá, chi phối các tổ chức kinh tế cũng như các tổ chức tài chính trên thế giới.
Về quân sự, Mỹ xác định rõ các mối đe doạ đến an ninh đất nước và đề ra các biệnpháp giải quyết các vấn đề hiện tại, trong đó có: thúc đẩy ổn định khu vực, duy trì sự
có mặt về quân sự của Mỹ ở các khu vực quan trọng, nhất là ở hai khu vực chiến lược
là Châu Á-Thái Bình Dương và Châu Âu,…
Tóm lại, có thể nói chiến lược “cam kết và mở rộng” của chính quyền Tổng thống Clinton đưa ra và được triển khai một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị-
an ninh, kinh tế, quân sự Nhằm mục tiêu lâu dài và duy nhất là duy trì vị trí siêu cường
số một trên thế giới do Mỹ lãnh đạo Đồng thời, kiềm chế không cho bất cứ quốc gia nào đe dọa đến lợi ích và vị thế của Mỹ trên thế giới
2.1.3 Lợi ích quốc gia
Nội dung chính sách đối ngoại dưới thời chính quyền Tổng thống B Clinton Mỹ luôn được hoạch định trên cơ sở những lợi ích chiến lược quốc gia Trong lĩnh vực đối ngoại, Chính quyền Tổng thống B Clinton luôn tuân thủ nguyên tắc căn cứ vào lợi ích quốc gia để có biện pháp, hành động tương ứng Chính quyền Tổng thống B Clinton xác định có ba nhóm lợi ích quốc gia với ba cấp độ quan trọng khác nhau:
Thứ nhất, các lợi ích quốc gia mang tính sống còn Đây là những lợi ích có tầm quan trọng lớn, bao trùm đối với sự tồn tại, sự an toàn và sức sống quốc gia Mỹ Thứ hai, các lợi ích quốc gia quan trọng Các lợi ích quốc gia quan trọng được xácđịnh bao gồm các khu vực mà Mỹ có quyền lợi kinh tế lớn hoặc cam kết đối với đồng minh, việc bảo vệ môi trường thế giới khỏi tác hại nghiêm trọng và các cuộc khủng hoảng có khả năng tạo nên dòng người tị nạn gây bất ổn định lớn
Thứ ba, các lợi ích nhân đạo và các lợi ích khác Nhóm lợi ích này liên quan đến những rủi ro, những thảm họa thiên tai, những vấn đề mang tính nhân đạo và những vi phạm về giá trị, lối sống theo quan điểm Mỹ diễn ra trên thế giới
Trang 132.2 Sự triển khai chính sách đối ngoại về kinh tế của Mỹ
2.2.1 Các biện pháp phát triển kinh tế
Mỹ xây dựng một nền kinh tế vững mạnh để củng cố vị thế siêu cường số một và lãnh đạo nền kinh tế thế giới Đây chính là mục tiêu số 1 trong chiến lược "Cam kết và
mở rộng" của Mỹ Để đạt được mục tiêu chiến lược này Mỹ đã thực hiện các biện phápsau:
Chính quyền Clinton tham gia điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy, phục hồi và tăng trưởng kinh tế thông qua các biện pháp là gia tăng đầu tư, ổn định lãi suất thấp, đào tạo
công nhân có tay nghề Mặt khác, thúc đẩy ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại Tăng cường đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn
Cắt giảm thâm hụt ngân sách thông qua cắt giảm chi tiêu và tăng thuế.
Đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế đối ngoại Thúc đẩy chính sách tự do hóa thương mại nhằm giữ vững vị trí siêu cường trong nền kinh tế thế giới Thực hiện chiến
lược "xuất khẩu quốc gia", mở cửa thị trường nước ngoài như Nhật Bản, EU cho hàng hóa Hoa Kỳ Thúc đẩy nhất thể hóa xu thế toàn cầu hóa kinh tế và thương mại hóa thông qua xúc tiến các vòng đàm phán thương mại như vòng đàm phán Urugoay, khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) Nhằm mở rộng buôn bán với thế giới mang lại lợi ích cho Mỹ
Chi phối các tổ chức kinh tế thương mại thế giới như WTO, APEC, NAFTA Thúc
đẩy cơ chế tự do buôn bán với các nước trong khu vực và trên thế giới
Chi phối và kiểm soát các tổ chức tài chính, tiền tệ thế giới như IMF, WB, ADB và
sử dụng các chính sách tài chính của Hoa Kỳ để buộc các nước mở cửa thị trường cho hàng hóa Mỹ thâm nhập vào thị trường Xây dựng các định chế tài chính phù hợp với nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp Mỹ
Dùng đầu tư, viện trợ kinh tế để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hệ thống kinh tế, tiền tệ cho các nước Đây là con bài và công cụ để khống chế các nước, buộc các nước phải
thay đổi chính sách kinh tế có lợi cho Mỹ Mỹ khống chế các nguồn năng lượng thế giới đặc biệt là dầu mỏ ở khu vực Trung Đông, Caspi và Nam Mỹ
Trang 142.2.2 Sự triển khai chính sách đối ngoại kinh tế
a Đối với khu vực Châu Á- Thái Bình Dương
Chính quyền Bill Clinton đánh giá cao tầm quan trọng bởi ưu thế về địa chính trị
của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đối với chiến lược phục hưng nền kinh tế Mỹ
Vì Châu Á- Thái Bình Dương chiếm 27% giá trị sản phẩm và 25% kim ngạch buôn bántrên thế giới Mỹ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong việc xuất khẩu và đầu tư Buôn bán giữa Mỹ và Châu Á-Thái Bình Dương chiếm 40% buôn bán thế giới Thâm hụt ngân sách trong buôn bán với Nhật và Trung do các chính sách bảo hộ buôn bán và cuộc chiến mậu dịch trở thành một thách thức với chính quyền Bill Clinton, và chiến lược điều chỉnh được thực hiện để giải quyết vấn đề này:
+ Nâng tầm quan trọng của khu vực này lên ngang hàng với nền an ninh chính trị, thực hiện học thuyết "buôn bán chiến lược", thúc ép các nước đối tác đồng thời là đối thủ kinh tế như Nhật Bản, Trung Quốc mở cửa hơn nữa thị trường nước mình cho các sản phẩm của Mỹ Cắt giảm thâm hụt tiến tới cân bằng cán cân thương mại giữa Mỹ với các nước
+ Bảo vệ và mở rộng tự do hóa là cơ sở quan trọng nhất trong chính sách
về thương mại của chính quyền Bill Clinton Hoa Kỳ coi đây là một trong những trụ cột của việc tiếp sức cho sự cải thiện nền kinh tế Mỹ
+ Thúc đẩy liên kết kinh tế với các nước trong khu vực, nhằm xây dựng sức mạnh tổng hợp, tạo cho Hoa kỳ một thị trường mậu dịch tự do lớn nhất trên thế giới Việc Mỹthúc đẩy thành lập Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) với 18nước thành viên gồm các quốc gia ở Đông Á và Châu Mỹ ở ven bờ Thái Bình Dương.+ Mỹ tìm cách mở ra những thị trường mới trong khu vực, đặc biệt là với các nước
có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như Việt Nam và ASEAN Trong quan hệ song phương, chính quyền Clinton chú trọng đến việc giải quyết các vấn đề khách quan cản trở đến quan hệ buôn bán giữa Mỹ với các nước bạn như Nhật Bản, Trung Quốc Đối với các nước đang phát triển, chính sách của Clinton là khuyến khích xu hướng phát