vẫn còn trong nhiều quốc gia.Lý thuyết Smith, được đề xuất năm 1776, là lý thuyết đầu tiên giải thích tại sao thươngmại tự do không hạn chế lại có lợi cho một quốc gia, Thương mại tự do
Trang 1TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH NHÓM
MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ
CHỦ ĐỀ: LÝ THUYẾT THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Thị Vân Trang Lớp Kinh doanh quốc tế: Nhóm 1 (ca 2 thứ 4) Nhóm: Four Four Group
Danh sách sinh viên thực hiện:
1 Nguyễn Thị Phương Anh – MSSV: 72001581
2 Nguyễn Quyền Anh – MSSV: 72001580
3 Phan Ngọc Đạt – MSSV: 72001584
4 Võ Đoàn Ngọc My – MSSV: 72000622
5 Nguyễn Trần Công Tạo – MSSV: 72001627
6 Võ Tá Phát – MSSV: 72001621
7 Nguyễn Thị Minh Thư - MSSV: 72001632
8 Lâm Kim Thóa – MSSV: 72001631
TPHCM, THÁNG 10, NĂM 2022
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
ST
T Họ và tên MSSV Nội dụng đóng góp
Mức độ đóng góp Chữ ký
1 Nguyễn Thị Phương
Anh (Nhóm trưởng)
72001581
Làm nội dung Phần5.4 + 5.1 + Làmslide
100%
2 Nguyễn Quyền Anh 7200158
0
Phần 5.2 + Làmslide + Thuyết trình 100%
3 Phan Ngọc Đạt 7200158
4
Phần 5.8 + Rút rabài học + Thuyếttrình
100%
4 Võ Đoàn Ngọc My 7200062
2
Phần 5.6 + Giải casestudy + Thuyết trình 100%
5 Nguyễn Trần Công Tạo 7200162
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN 1: TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG HỌC 5
1.1 Giới thiệu 5
1.2 Tổng quan về lý thuyết thương mại 5
1.2.1 Lợi ích của thương mại 6
1.2.2 Mô hình thương mại quốc tế 7
1.2.3 Lý thuyết thương mại và chính sách của chính phủ 8
1.3 Chủ nghĩa trọng thương (Mercantilism) 9
1.3.1 Chủ nghĩa trọng thương là gì? 9
1.3.2 Hoàn cảnh ra đời 9
1.3.3 Đặc điểm của học thuyết trọng thương 9
1.4 Lợi thế tuyệt đối (Absolute Advantage) 10
1.4.1 Lợi thế tuyệt đối là gì? 10
1.4.2 Ví dụ minh họa 11
1.5 Lợi thế so sánh (Comparative Advantage) 12
1.5.1 Lợi thế so sánh là gì? 12
1.5.2 Mô hình Ricardo 14
1.6 Thuyết Heckscher-Ohlin 16
1.6.1 Khái quát về thuyết Heckscher-Ohlin 16
1.6.2 Nghịch lí Leontief 17
1.7 Lý thuyết Vòng đời Sản phẩm (The Product Life – Cycle Theory) 18
1.7.1 Lý thuyết Vòng đời Sản phẩm là gì? 18
1.7.2 Nội dung chính của học Thuyết 18
1.7.3 Giá trị của học thuyết 21
1.7.4 Hạn chế của học thuyết 21
1.8 Lý thuyết thương mại mới (New Trade Theory) 21
1.8.1 Tổng quan về lý thuyết thương mại mới 21
Trang 51.8.2 Tăng giống sản phẩm và giảm chi phí 23
1.8.3 Những nền kinh tế về quy mô, những thuận lợi của cuộc phong trào đầu tiên và hình thức thương mại 24
1.8.4 Gợi ý của lý thuyết thương mại mới 25
1.9 Lợi thế cạnh tranh quốc gia (National Competitive Advantage) 26
1.9.1 Lợi thế cạnh tranh quốc gia: Mô hình kim cương Porter 26
1.9.2 Nội dung mô hình kim cương Porter: 27
1.9.3 Đánh giá lý thuyết của Porter: 29
1.10 Những gợi ý cho nhà quản lý 30
1.10.1 Về địa điểm 30
1.10.2 Lợi thế của người tiên phong 31
1.10.3 Chính sách nhà nước 31
PHẦN 2: CASE STUDY VÀ CÂU HỎI 33
2.1 Case study: Ngành công nghiệp hoa hồng Ecuador 33
2.2 Câu hỏi và trả lời 35
2.3 Nguyên nhân của case 37
2.4 Kết quả của case 37
2.5 Trở ngại 37
2.6 Cách khắc phục 38
PHẦN 3: BÀI HỌC RÚT RA 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢN
Trang 6Bảng 1.1: Số giờ lao động cần thiết để sản xuất một đơn vị vải và rượu tại Anh và Bồ Đào Nha 11Bảng 1.2: Lợi thế so sánh và những lợi ích từ thương mại 13
Biều đồ 1.1: Ảnh hưởng của tự do thương mại lên đường giới hạn khả năng sản xuất PPF 16
Hình 1.1: Sự khác nhau của vòng đời sản phẩm ở Hoa Kỳ, các nước tiên tiến và các nướcđang phát triển 20Hình 1.2: Mô hình kim cương của Porter 27
Trang 7PHẦN 1: TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG HỌC
1.1 Giới thiệu
Tại Ấn Độ, sự phát triển của ngành dược phẩm là một ví dụ về lợi ích của thương mại
tự do và toàn cầu hóa Trước năm 2005, vì không tôn trọng các bằng sáng chế thuốc vàcho phép các công ty trong nước sản xuất các loại thuốc đã được cấp bằng sáng chế nên
Ấn Độ đã bị loại khỏi nhiều thị trường phát triển Sau đó, Ấn Độ đã kí thỏa thuận về việctuân thủ quy tắc cấp bằng sáng chế toàn cầu Từ đó trở đi, ngành công nghiệp dược phẩmtại Ấn Độ phát triển mạnh Điều này giúp các nước phương Tây giảm thiểu được chi phísản xuất và chi phí bảo hiểm, đồng thời cũng giúp người dân Ấn Độ có nhiều cơ hội vềviệc làm hơn
Trong trường hợp này, các nhân viên sản xuất dược phẩm tại các nước phát triển như
Mỹ là người chịu thiệt thòi nhiều nhất, vì số lượng việc làm ngày càng giảm Các nhàkinh tế cho rằng trong thương mại quốc tế, luôn có người thắng kẻ thua, tạo ra được lợinhuận ròng hco xã hội cũng như kích thích tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống, haibên cùng có lợi Đó cũng là động lự để hình thành Tổ chức Thương Mại Tự do Bắc Mỹ(NAFTA)
Chương này gồm hai mục tiêu chính đó là lợi ích và chi phí của thương mại tự do Đầutiên sẽ tìm hiểu về một số lý thuyết giải thích tại sao một quốc gia có lợi khi tham giathương mại quốc tế Thứ hai là giải thích mô hình thương mại quốc tế chúng ta quan sátđược trong nền kinh tế thế giới
1.2 Tổng quan về lý thuyết thương mại
Được truyền bá vào thế kỷ XVI và XVII, chủ nghĩa trọng thương chủ trương rằng cácnước nên đồng thời can đảm xuất khẩu và không khuyến khích nhập khẩu Mặc dù chủnghĩa trọng thương là một học thuyết cũ và phần lớn đã mất uy tín, nhưng dư âm của nó
Trang 8vẫn còn trong nhiều quốc gia.
Lý thuyết Smith, được đề xuất năm 1776, là lý thuyết đầu tiên giải thích tại sao thươngmại tự do không hạn chế lại có lợi cho một quốc gia, Thương mại tự do đề cập đến tìnhhuống mà một chính phủ không cố gắng gây ảnh hưởng thông qua hạn ngạch hoặc thuếquan những gì mà người dân của mình có thể mua từ quốc gia khác, hoặc những gì mà họ
có thể sản xuất và bán cho quốc gia khác
Smith cho rằng là do bàn tay vô hình của cơ chế thị trường chứ không phải chính sáchcủa chính phủ, nên xác định cái mà quốc gia đó nhập khẩu và xuất khẩu Lập luận củaông ám chỉ rằng lập trường công bằng đối với thương mại là vì lợi ích tốt nhất của mộtquốc gia
1.2.1 Lợi ích của thương mại
Điểm mạnh của các lý thuyết trên là chúng đã xác định chính xác những lợi ích cụ thểcủa thương mại quốc tế Ví dụ: Không ai khuyến cáo Iceland nên trồng cam, mà họ sẽ lấysản phẩm mà họ có thể sản xuất với chi phí thấp (cá) để đem đi trao đổi Vì vậy bằngcách tham gia vào thương mại quốc tế, người Iceland có thể sử dụng được cam
Và hơn thế nữa, quốc gia vẫn có lợi ích thương mại của thương mại quốc tế ngay cảnhững mặt hàng mà họ có thể sản xuất được Họ sẽ dựa vào thế mạnh đó để có thể thu vềlợi nhuận do sản xuất sản phẩm đó với chi phí thấp, chất lượng cao Ví dụ bạn có thể thấyHoa Kì hoàn toàn hợp lí khi chuyên sản xuất và xuất khẩu máy bay phản lực, vì việc sảnxuất máy bay phản lực cần nguồn lực dồi dào từ Hoa Kỳ, chẳng hạn như lực lượng laođộng có tay nghề cao, công nghệ tiên tiến Và khi Hoa Kỳ nhập khẩu hàng dệt may từBangladesh thì có thể hoàn toàn hợp lý vì mặt hàng này chỉ cần nguồn lao động rẻ mà ởHoa Kỳ thì rất ít nguồn lao động này
Tuy nhiên, lập luận này rất khó được các phân khúc dân số của một quốc gia chấpnhận Trong tương lai, ngành dệt may Hoa Kỳ và nhân viên của họ sẽ bị đe dọa bởi hàng
Trang 9nhập khẩu, vì vậy họ đã cố gắng thuyết phục chính phủ hạn chế nhập khẩu hàng dệt may.Mặc dù việc này sẽ có lợi cho các công ty dệt may, nhưng đối với các lý thuyết củaSmith, Ricardo và Heckscher-Ohlin cho thấy rằng toàn bộ nền kinh tế đang bị tồn hại bởitác động như vậy Các lý thuyết thương mại quốc tế là các giới hạn đối với nhập khẩuthường là vì lợi ích của các nhà sản xuất trong nước hơn là người tiêu dùng trong nước.Thương mại quốc tế thúc đẩy các nước tham gia nỗ lực phát triển chất lượng hàng hóa
và công nghệ nhằm tăng tỉ lệ cạnh tranh, tác động trực tiếp tới nhà sản xuất của các nướctham gia từ đó phát huy được các thế mạnh, tiềm năng của thị trường và của đất nước.Các doanh nghiệp của các nước khi tham gia còn được giao lưu trao đổi nhân công,khoa học kĩ thuật thông qua hợp tác lao động Bên cạnh đó thương mại quốc tế còn thúcđẩy sự liên kết giữa các quốc gia chặt chẽ, mở rộng thị trường, điều đó góp phần làm ổnđịnh nền kinh tế của các nước tham gia
Thương mại quốc tế giúp cho mức sống của người dân được tăng cao, tạo ra nhiều việclàm cho người dân và làm tăng hiệu suất trong nền kinh tế, góp phần làm ổn định an ninhkinh tế, ngoài ra thương mại quốc tế làm tăng nguồn vốn đầu tư từ các nước phát triển,
mở rộng các mối quan hệ quốc tế
1.2.2 Mô hình thương mại quốc tế
Các lý thuyết giúp giải thích các mô hình thương mại của các quốc gia mà chúng taquan sát được trong nền kinh tế thế giới Một số khía cạnh của mô hình rất dễ hiểu như làkhí hậu và sự ưu ái tài nguyên thiên nhiên giải thích tại sao Ghana xuất khẩu ca cao,Brazil xuất khẩu cà phê…., và khó giải thích hơn ví dụ như Nhật Bản xuất khẩu ô tô, điện
tử tiêu dùng và máy móc, Thụy Sĩ xuất khẩu hóa chất, dược phẩm và đồng hồ Lý thuyết
so sánh tiến bộ của Ricardo đưa ra lời thích về sự khác biệt năng suất lao động giữa cácquốc gia Lý thuyết của Heckscher-Ohlin phức tạp hơn, nó nhấn mạnh sự tác động lẫnnhau giữa các yếu tố sản xuất (như đất đai, lao động và vốn) sẵn có ở các quốc gia khácnhau và tỉ lệ cần thiết để sản xuất sản phẩm ngang giá
Trang 10Lý thuyết vòng đời sản phẩm được đề xuất bởi Raymond Vernon, cho thấy sự thất bạicủa lý thuyết Heckscher-Ohlin trong việc giải thích mô hình quan sát được của thươngmại quốc tế, lý thuyết này đã cho thấy ngay từ đầu trong vòng đời của chúng, hầu hết đềuđược sản xuất và xuất khẩu từ quốc gia mà chúng được phát triển Tuy nhiên khi chúngđược sử dụng rộng rãi trên thế giới thì sẽ được phát triển ở nhiều quốc gia khác để có thểgiảm bớt chi phí vận chuyển.
Trong những năm 1980, lý thuyết thương mại mới được phát triển bởi các nhà kinh tếhọc như Paul Krugman, người đã đạt giải Nobel, nhấn mạnh trong một số trường hợp cácquốc gia sản xuất và xuất khẩu một sản phẩm cụ thể không phải vì sự khác biệt cơ bản,
mà bởi vì trong một số ngành nhất định thị trường thế giới chỉ có thể hỗ trợ một số doanhnghiệp hạn chế (Ví dụ ngành công nghiệp máy bay) Hoa Kỳ là một nước xuất khẩu máybay phản lực thương mại lớn vì các hãng máy bay của Hoa Kỳ là người đi trước tronglĩnh vực này trên thế giới Boeing đã xây dựng lợi thế cạnh tranh mà khó có hãng sảnxuất máy bay nào thách thức được Michael Porter đã phát triển lý thuyết cạnh tranh đểgiải thích tại sao các quốc gia đạt được thành công trên quốc tế ở các ngành cụ thể Ngoàicác yếu tố cơ bản, Potter đã chỉ là tầm các yếu tố như nhu cầu sử dụng của người dân và
sự cạnh tranh trong nước
1.2.3 Lý thuyết thương mại và chính sách của chính phủ
Mặc dù tất cả lý thuyết đều cho rằng thương mại quốc tế đều có lợi cho một quốc gia,nhưng chúng lại thiếu đi sự thống nhất trong các khuyến nghị đối với chính sách củachính phủ Chủ nghĩa trọng thương là một trường hợp thô cho việc chính phủ tham giavào việc thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu Các lý thuyết của Smith, Ricardo vàHeckscher-Ohlin là một phần của trường hợp thương mại tự do không hạn chế, cả biệnpháp kiểm soát nhập khẩu và các biện pháp khuyến khích xuất cảng đều tự thất bại vàlãng phí tài nguyên Lý thuyết thương mại mới và lý thuyết cạnh tranh có thể được coi làbiện minh cho một số can thiệp hạn chế của chính phủ nhằm hỗ trợ một số ngành côngnghiệp định hướng xuất khẩu
Trang 111.3 Chủ nghĩa trọng thương (Mercantilism)
1.3.1 Chủ nghĩa trọng thương là gì?
Chủ nghĩa trọng thương (Tiếng Anh: Mercantilism) là lý thuyết đầu tiên về thươngmai quốc tế của giai cấp tư sản mà trước hết là tầng lớp tư sản thương nghiệp Loại họcthuyết này ra đời khi phong trào sản xuất phong kiến bắt đầu tan rã, là thời kỳ quá độ từnền kinh tế thuần tuý sang nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa
1.3.2 Hoàn cảnh ra đời
Chủ nghĩa trọng thương, lý thuyết và thực tiễn kinh tế phổ biến ở châu Âu từ thế kỷXVI đến thế kỷ XVIII, thúc đẩy sự điều tiết của chính phủ đối với nền kinh tế của mộtquốc gia nhằm mục đích nâng cao sự giàu có, uy tín và quyền lực của quốc
1.3.3 Đặc điểm của học thuyết trọng thương
Nguyên lý chính của chủ nghĩa trọng thương là lợi ích tốt nhất của một quốc gia là duytrì thặng dư thương mại, xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu
Học thuyết trọng thương ủng hộ sự can thiệp của chính phủ để đạt được thặng dư trongcán cân thương mại Để đạt được điều này, nhập khẩu bị hạn chế bởi thuế quan và hạnngạch, trong khi xuất khẩu được trợ cấp
Chủ nghĩa trọng thương coi trọng chính sách bảo hộ mậu dịch (chế độ thuế quan bảohộ) nhằm hổ trợ cho thương nhân trong nước trên thị trường nước ngoài và tạo ra nhữnghạn chế đối với giới thương nhân ngoại quốc trên thị trường trong nước Từ đó, khả năngcạnh tranh của quốc gia được cải thiện, tăng cường sản xuất các mặt hàng xuất khẩu Kếtquả khả quan của giao thương được thể hiện rõ thông qua sự vượt trội lượng hàng xuấtđối với lượng hàng nhập, bằng lượng vàng ròng thu được, dẫn đến sự hình thành kháiniệm cân đối thương mại chủ động
Trang 12Những người theo chủ nghĩa trọng thương chú trọng vào việc tích lũy các kim loại sảnxuất tiền là vàng và bạc Với nguồn cung cấp vàng và bạc hạn chế, những người theo chủnghĩa trọng thương tin rằng một quốc gia có thể tăng dự trữ vàng của mình với chi phícủa quốc gia khác, do đó tạo ra của cải và quyền lực cho quốc gia đó
Ngoài ra, họ cũng tập trung hoàn toàn vào xuất khẩu vì xuất khẩu là con đường manglại kim loại quý cho họ Hàng nhập khẩu rất hạn chế, đặc biệt là hàng thành phẩm vàhàng xa xỉ Họ bảo vệ các chính sách bảo hộ: khuyến khích xuất khẩu (thông qua trợ cấp)
và ngăn chặn nhập khẩu (dựa trên thuế quan)
Những người theo chủ nghĩa trọng thương hướng nền kinh tế trong nước của họ để tạo
ra thặng dư thương mại Nói cách khác, mục tiêu của họ là tăng xuất khẩu trong khi hạnchế nhập khẩu Điều này dẫn đến việc thực hiện các chính sách bảo hộ đối với nền kinh tếtrong nước, chủ yếu thông qua các hàng rào thuế quan
Các nhà phê bình cho rằng nhiều quốc gia đã áp dụng chiến lược tân trọng thươngđược thiết kế để đồng thời thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu Ví dụ, các nhà phêbình cáo buộc rằng Trung Quốc đang theo đuổi chính sách tân trọng thương, cố tình giữgiá trị đồng tiền của mình ở mức thấp so với đồng đô la Mỹ để bán nhiều hàng hơn choHoa Kỳ và các quốc gia phát triển khác, và do đó tích lũy thặng dư thương mại và dự trữngoại hối
1.4 Lợi thế tuyệt đối (Absolute Advantage)
1.4.1 Lợi thế tuyệt đối là gì?
Khái niệm về lợi thế tuyệt đối đã được nhà kinh tế học Adam Smith đề cập trongquyển sách The Wealth of Nations năm 1776 của ông, đồng thời, ông cũng bác bỏ chủnghĩa trọng thương Adam Smith khẳng định rằng nếu mọi quốc gia đều thực hiện chuyênmôn hóa và thương mại tự do để tạo ra lợi thế tuyệt đối thì tất cả các quốc gia đồng thời
sẽ đạt được sự giàu có
Trang 13Lợi thế tuyệt đối cũng có thể được hiểu là khả năng của quốc gia, khu vực, công tyhoặc cá nhân để sản xuất một số lượng lớn hàng hóa, dịch vụ với khoản đầu tư ít hơn sovới dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
Một quốc gia có lợi thế tuyệt đối có thể quyết định được chuyên môn hóa sản xuất,dịch vụ hoặc bán hàng cụ thể và dùng số tiền được tạo ra để mua hàng hóa và dịch vụ từquốc gia khác
1.4.2 Ví dụ minh họa
Ví dụ về lợi thế tuyệt đối và chi phí lao động
Bảng 1.1: Số giờ lao động cần thiết để sản xuất một đơn vị vải và rượu tại Anh và Bồ Đào
Trong trường hợp trên, Anh có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất vải (chỉ cần 60 giờ
so với 120 giờ của Bồ Đào Nha) Bồ Đào Nha có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuấtrượu vang (chỉ cần 70 giờ so với 110 giờ ở Anh)
Ví dụ về những tác động cả thương mại giữa hai quốc gia Ghana và Hàn Quốc.
Giả sử rằng Ghana và Hàn Quốc đều có nguồn lực như nhau để sản xuất ra cacao vàgạo Giả sử rằng có 200 nguồn lực có sẵn tại 2 quốc gia
Ghana cần 10 nguồn lực để sản xuất 1 tấn cacao và 20 nguồn lực để sản xuất 1 tấn gạo.Mức độ sản xuất của Ghana được thể hiện bằng đường thẳng GG’, đây được gọi là đườnggiới hạn khả năng sản xuất của Ghana
Tương tự, Hàn Quốc cần 40 nguồn lực để sản xuất 1 tấn cacao và 10 nguồn lực để sản