VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu
-Nguyên liệu: hạt giống Dây thìa canh mua tại vườn ươm cây giống Hà Nội
Hình 2 1 Hạt giống Dây thìa canh
-Hóa chất dùng trong thí nghiệm:
+ Gibberellic acid (GA3) do Mỹ sản xuất và một số hóa chất khác
Hình 2 2 Chất điều hòa sinh trưởng thực vật gibberellic acid
Acetic acid Methanol Ninhydrin Trichloroacetic acid
+ Muối NaCl: Sử dụng muối ăn pha thành các nồng độ thích hợp
Hình 2 3 Muối NaCl -Phân bón
+ Dung dịch dinh dưỡng trồng thủy canh HydroUmat V (Việt Nam sản xuất) Thành phần chính: Group A (NO3, Ca, K2O, EDTA) và Group B (P2O3, NH4 -N, S, Mg, Mn, B,
Hình 2 4 Dinh dưỡng thủy canh + Viên nén xơ dừa hữu cơ: xử lý bằng cách ngâm nước và sử dụng
Hình 2 5 Viên nén xơ dừa -Dụng cụ, vật liệu cần thiết:
+ Thùng xốp có thể tích 37 lít, có nắp đậy, dán nylon đen mặt ngoài
+ Mỗi thùng có 8 rọ, mỗi rọ trồng 01 cây
Hình 2 6 Thùng xốp trồng thủy canh + Rọ nhựa có lỗ dùng để trồng cây có kích thước 6,5×6,5×4 cm
Hình 2 7 Rọ nhựa trồng thủy canh
+ Bình phun, dụng cụ pha thuốc, thước đo, viết, thẻ đánh dấu nghiệm thức thí nghiệm, …
Hình 2 8 Bình phun nước 2L và thước đo 3M + Các dụng cụ thu thập mẫu: kéo, bao nylon, sổ ghi chép, dụng cụ làm vườn,
Các mẫu thí nghiệm được phân tích tại phòng thí nghiệm thuộc bộ môn Sinh Hóa – Trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Phương pháp nghiên cứu
Thời gian thực hiện: Từ tháng 09 năm 2022 đến tháng 03 năm 2023 Địa điểm thực hiện: ấp Hội An, xã Đa Phước Hội, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre
-Xử lý hạt giống: ngâm hạt giống trong nước ấm 40 – 45 0 C… khoảng 7 giờ, sau đó vớt ra và ủ hạt giống đến khi hạt nảy mầm (1-2 cm)
-Xử lý viên nén xơ dừa: ngâm viên nén vào nước lạnh khoảng 3 phút, viên nén sẽ nở hoàn toàn
-Gieo hạt giống: sau khi hạt đã nãy mầm, tiến hành gieo hạt vào viên nén xơ dừa, phủ lớp xơ dừa mỏng lên bề mặt hạt Sau khi gieo hạt xong tiến hành tưới nước (phun sương nhẹ nhàng và vừa đủ ướt)
Hình 2 14 Hạt giống nảy mầm được gieo vào viên nén xơ dừa
❖Chăm sóc: tưới nước 2 lần/ngày, tưới vào lúc sáng sớm và tối Khi cây được 2 ngày tiến hành cho vào trồng thủy canh
❖Chuẩn bị hệ thống thủy canh: chuẩn bị thùng xốp 37 lít, bọc nylong đen quanh thùng, dùng bút xóa đánh dấu các nghiệm thức Sau đó pha dinh dưỡng thủy canh vào thùng và bắt đầu đưa cây vào trồng
Hình 2 15 Thùng xốp có đánh dấu nghiệm thức
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 7 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 5 lần, 8 cây/lần lặp lại
Các nghiệm thức thí nghiệm và cách xử lý được trình bày trong bảng 2.1
Bảng 2.1 Các nghiệm thức trong thí nghiệm và phương pháp xử lý
STT NGHIỆM THỨC LIỀU LƯỢNG XỬ LÝ CÁCH XỬ LÝ
1 Đối chứng NaCl 0‰ Tưới nước không nhiễm mặn
2 NaCl 3‰ Pha 3 mg NaCl/L nước Khi cây được 45 ngày sau khi trồng vào rọ nhựa thì tiến hành xử lý mặn theo từng nồng độ ở các nghiệm thức
Duy trì độ mặn liên tục trong 10 ngày Sau đó thêm nước máy Luân phiên bổ sung nước muối NaCl trong thời gian 10 ngày/tháng cho đến khi thu hoạch
GA3 được xử lý 2 lần Phun lần 1 vào cùng thời điểm tiến hành xử lý mặn cho cây con Phun lần 2 cách lần 1 là 7 ngày Phun ướt bề mặt lá, phun vào lúc sáng sớm
3 NaCl 6‰ Pha 6 mg NaCl/L nước
4 NaCl 3‰ + GA3 2,5 mg/L GA3 2,5 mg/L: Pha gói 1g
GA3 5 mg/L: Pha gói 1g Progibb 10SP/20L nước
2.2.2 Sơ đồ bố trí nghiệm thức
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày trong hình 2.1
Hình 2 16 Sơ đồ bố trí các nghiệm thức thí nghiệm
Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập:
1 Tỷ lệ cây sống (%): (Tổng số cây sống/Tổng số cây trồng ban đầu)*100
2 Chiều dài cây (cm): Dùng thước cuộn đo ghi nhận lại chiều dài cây sau thu hoạch, đo từ gốc lên đến ngọn cây (ngọn cao nhất) đánh giá mức độ ảnh hưởng (Hình 2.17)
Hình 2 17 Cách đo chiều dài cây
3 Tổng số lá trên cây (lá/cây): đếm số lá sau khi thu hoạch
4 Diện tích lá (cm 2 ): sau khi thu hoạch lá từ thí nghiệm, lá được cố định bằng ghim trên giấy kẻ ô ly, sử dụng máy chụp hình chụp ở khoảng cách 40 cm Hình chụp được đưa vào phần mềm LIA32 để tính diện tích lá
5 Hàm lượng diệp lục tố: a+b (mg/g) trong lá khi cây sau khi thu hoạch: theo phương pháp Wintermans và De Mots (1965) được mô tả bởi Nguyễn Duy Minh và Nguyễn Như Khanh (1982)
❖ Cân 0,01 g mẫu lá, nghiền trong cối sứ
❖ Thêm vào cối sứ 10 mL ethanol 96%, nghiền tiếp
❖ Đem ly tâm để tách bỏ phần bã, thu được dung dịch sắc tố
❖ Đo sự hấp thụ dịch chiết ở bước sóng 649 nm và 665 nm
Tính hàm lượng diệp lục tố (Chlorophyll) bằng công thức:
A: hàm lượng diệp lục trong mẫu lá tươi (mg/g)
V: thể tích dịch sắc tố (ml)
C (Chla, Chlb, Chla+b): nồng độ sắc tố (mg/L)
Nồng độ của diệp lục tổng số (Chla+b) được xác định bằng máy đo quang phổ và được tính theo công thức: Chla+b (mg/L) = 6,1×E665+ 20,04×E649
6 Hàm lượng proline (àg): proline trong lỏ được ly trớch, thực hiện phản ứng màu, đo mật độ quang ở bước sóng 520nm và xác định hàm lượng nhờ so sánh với đường chuẩn proline
+ Lập đường chuẩn: pha các dung dịch proline ở các nồng độ 10 – 100 nM Sau đó mỗi ống nghiệm chứa 1 mL dung dịch proline được thêm vào 2 mL hỗn hợp ninhydrin 1%, acid acetic 60%, ethanol 20% Đo mật độ quang ở bước sóng 520 nm và dựng đường chuẩn
+ Đo hàm lượng proline: nghiền 1 g mẫu trong 5 mL ethanol 70%, ly tâm 6000 vòng/phút trong 15 phút Thực hiện phản ứng màu 1 mL dịch chiết với 2 mL hỗn hợp ninhydrin 1%, acid acetic 60%, ethanol 20%, đun cách thủy ở 95 0 C (20 phút) và đo mật độ quang ở bước sóng 520 nm Hàm lượng proline được xác định bằng cách so sánh với đường chuẩn proline
+ Công thức tính hàm lượng proline:
❖ HSPL: hệ số pha loãng
7 Trọng lượng rễ tươi (g/cây): cân khối lượng tươi của phần rễ cây khi thu hoạch, lấy số liệu trung bình của 8 cây
8 Trọng lượng rễ khô (g/cây): rễ cây được sấy ở nhiệt độ 80 0 C trong tủ sấy đến khi khối lượng không đổi, sau đó cân để lấy số liệu trung bình của 8 cây
9 Chiều dài rễ (cm): đo từ đáy rọ đến chóp rễ dài nhất, lấy số liệu trung bình của 8 cây trong một lần lặp lại
Chỉ tiêu năng suất dược liệu:
10 Năng suất tươi (g/lô 8 cây): cân tổng khối lượng của lá và thân khi thu hoạch
11 Khối lượng khô (g/lô 8 cây): cân khối lượng của lá và thân khi thu hoạch Toàn bộ được sấy ở nhiệt độ 80 0 C trong tủ sấy đến khi khối lượng không đổi, sau đó cân để lấy số liệu trung bình của 8 cây
12 Xác định hàm lượng flavonoid: Để xác định hàm lượng flavonoid trong mẫu, 0,5 g bột khô được chiết xuất trong 2,5 mL methanol trong 3h Sau đó hỗn hợp được ly tâm ở 10.000 vòng/10 phút và thu dịch nổi Hỳt 50 àL phần nổi phớa trờn cho vào ống nghiệm chứa 1 mL methanol, 300 àL AlCl3 10%, 0,3 mL NaNO2 5% và 2 mL NaOH 4%; sau đó để yên ở nhiệt độ phòng trong 20 phút và đo độ hấp phụ ở bước sóng 510 nm Hàm lượng flavonoid được xác định bằng cách sử dụng đường chuẩn với quercetin (Chang và cộng sự, 2002)
13 Xác định khả năng kháng oxid hóa của dịch chiết: Ngâm bột lá khô trong dung môi ethanol theo tỉ lệ 1 g bột : 10 mL dung môi trong 3 giờ, sau đó dịch chiết được lọc và cô cạn thành cao chiết Cao chiết được bảo quản ở 4 0 C để sử dụng trong phân tích khả năng kháng oxid hóa của dịch chiết (Baba và Malik, 2015)
Dựa vào phương pháp FRAP, chiết 1mL dịch (1 mg/mL pha trong DMSO) vào ống nghiệm chứa 2,5 mL đệm sodium phosphate 0,2 M (pH 6,6) và 2,5 mL K3[Fe(CN)6] 1% Sau đó để ở 50°C trong 20 phút, thêm 2,5 mL trichloroacetic acid 1%, làm lạnh hỗn hợp, ly tâm 2000 vòng/10 phút và thu dịch nổi Tiếp theo, thực hiện phản ứng giữa 1 mL dịch nổi với 0,5 mL FeCl3 1%, 2 mL nước cất và đo độ hấp thụ tại bước sóng 700 nm sau 5 phút Sử dụng vitamin C 0,5 mg/mL làm đối chứng (Alam et al., 2013).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hưởng của GA 3 đến tỉ lệ sống của cây Dây thìa canh trong điều kiện thủy canh tĩnh nhiễm mặn
Bảng 3 1 Ảnh hưởng của GA 3 đến tỉ lệ sống của cây Dây thìa canh
STT Nghiệm thức Tỉ lệ sống (%)
Theo dõi và quan sát sự sinh trưởng và phát triển của cây Dây thìa canh được trồng trong điều kiện thủy canh tĩnh nhiễm mặn, quá trình từ lúc gieo trồng hạt giống cho đến lúc thu hoạch (sau 73 ngày trồng) , tất cả các nghiệm thức bao gồm các lần lặp lại cho thấy tỉ lệ sống của cây là 100%, không có cây chết (được trình bày trong bảng 3.1) Chứng tỏ khả năng chịu mặn của cây dược liệu Dây thìa canh rất đáng kể
Bên cạnh đó, sử dụng chất điều hòa sinh trưởng thực vật GA3 cũng góp phần hiệu quả đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trong điều kiện mặn Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Mai, 2009 về ảnh hưởng của GA3 lên khả năng sinh trưởng và phát triển của cây dâu tây Fragaria vesca L trong điều kiện thủy canh Thí nghiệm cho thấy sự ảnh hưởng của các chất NAA, GA3 lên sinh trưởng phát triển cây dâu tây, biểu hiện ở sự tăng trưởng về các chỉ tiêu thân, lá, ngó, hoa, và năng suất quả Các nồng độ xử lý GA3 cho thấy biểu hiện rõ ràng hơn và tác động đến nhiều quá trình sinh trưởng phát triển của dâu tây hơn NAA Biểu hiện ở sự tăng lên đối với các chỉ tiêu chiều cao cây, chiều dài lá, dài cuống hoa, số hoa, số quả.
Ảnh hưởng của GA 3 đến chiều dài cây của cây Dây thìa canh trong điều kiện thủy
Bảng 3 2 Ảnh hưởng của GA 3 đến chiều dài cây của cây Dây thìa canh
*: có sự khác biệt giữa các nghiệm thức
Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05 qua phép thử DUNCAN
Dựa vào kết quả trong bảng 3.2, chiều dài của cây Dây thìa canh trồng trong điều kiện thủy canh tĩnh nhiễm mặn có bổ sung GA3 cho thấy rằng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức qua thống kê (P = 0,00 < 0,05)
Ghi nhận được chiều dài của cây Dây thìa canh được trồng trong điều kiện thủy canh tĩnh nhiễm mặn ở 7 nghiệm thức bao gồm đối chứng NaCl 0‰ và các nghiệm thức xử lý mặn NaCl 3‰, NaCl 6‰ có phun bổ sung các nồng độ GA3 2,5 mg/L, 5 mg/L (bảng 3.2), kết quả chiều dài cây ở nghiệm thức đối chứng NaCl 0‰ và NaCl 3‰ + GA3 5 mg/L tương đương nhau và là vượt trội nhất (52,6 cm và 46,6 cm), sau đó là nghiệm thức NaCl 6‰ + GA3 5 mg/L, NaCl 3‰ + GA3 2,5 mg/L (40,9 cm và 35,9 cm) Các nghiệm thức xử lý muối chiều dài có sự thay đổi, khi nồng độ muối càng cao thì chiều dài cây càng giảm Ở nghiệm thức NaCl 3‰ cho chiều dài là 22,8 cm trong khi nghiệm thức NaCl 6‰ là 18,7 cm, có sự khác biệt qua thống kê so với nghiệm thức đối chứng không xử lý mặn NaCl 0‰
STT Nghiệm thức Chiều dài cây (cm)
F-test * cv% 14,39 Ở các nghiệm thức xử lý mặn NaCl 3‰, 6‰ có bổ sung GA3 với nồng độ 5 mg/L cho kết quả chiều dài cây (46,6 cm và 40,9 cm) cao hơn so với hai nghiệm thức NaCl 3‰, 6‰ không phun bổ sung GA3 (22,8 cm và 18,7 cm)
Ngoài nghiệm thức đối chứng ra thì cả 2 nghiệm thức có chiều dài cây lớn nhất đều được xử lý GA3 với nồng độ 5 mg/L, điều này chứng tỏ rằng GA3 có ảnh hưởng lớn đến chiều dài của cây Dây thìa canh Kết quả này đúng với nhận định của Võ Duy Anh, 2018; Nguyễn Minh Chơn, 2004; Bùi Trang Việt, 2016
Hình 3 1 Chiều dài của cây Dây thìa canh sau thu hoạch ở các nghiệm thức trong thí nghiệm
A NT đối chứng NaCl 0‰ E NT NaCl 3‰ + GA3 5 mg/L
B NT NaCl 3‰ F NT NaCl 6‰ + GA3 2,5 mg/L
C NT NaCl 6‰ G NT NaCl 6‰ + GA3 5 mg/L
Ảnh hưởng của GA 3 đến tổng số lá trên cây của Dây thìa canh trong điều kiện thủy
Bảng 3 3 Ảnh hưởng của GA 3 đến tổng số lá của cây Dây thìa canh
STT Nghiệm thức Tổng số lá trên cây (lá)
*: có sự khác biệt giữa các nghiệm thức Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05 qua phép thử DUNCAN
Trong thí nghiệm, bảng 3.4 thể hiện số lượng lá trên cây Dây thìa canh được trồng theo phương pháp thủy canh tĩnh nhiễm mặn có bổ sung GA3 cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa các phép thử (P = 0,00 < 0,05), thể hiện qua số liệu thống kê.
Tổng số lá trên cây cũng là một yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng của Dây thìa canh Kết quả trong bảng 3.4 thể hiện sự ảnh hưởng của GA3 lên tổng số lá trên cây trong điều kiện thủy canh tĩnh nhiễm mặn ở 7 nghiệm thức bao gồm đối chứng NaCl 0‰ và các nghiệm thức xử lý mặn NaCl 3‰, NaCl 6‰ có phun bổ sung các nồng độ GA3 2,5 mg/L, 5 mg/L (bảng 3.2), cho thấy số lá dài nhất là ở nghiệm thức đối chứng ( 32 lá ) Ở các nghiệm thức xử lý mặn NaCl 3‰, 6‰ có bổ sung GA3 với nồng độ 5 mg/L cho kết quả tổng số lá (31 lá và 29 lá) cao hơn so với hai nghiệm thức NaCl 3‰, 6‰ không phun bổ sung GA3 (22 lá và 20 lá)
Các nghiệm thức xử lý muối có sự thay đổi về tổng số lá, khi nồng độ muối càng cao thì tổng số lá càng giảm Ở nghiệm thức NaCl 3‰ và nghiệm thức NaCl 6‰ cho kết quả tổng số lá thấp nhất và có sự khác biệt qua thống kê so với nghiệm thức đối chứng không xử lý mặn NaCl 0‰
Nghiệm thức kết hợp NaCl 3‰ với GA3 5 mg/L cho tổng số lá (31 lá) gần bằng đối chứng (32 lá) và cao nhất so với các nghiệm thức khác GA3 giúp cải thiện tổng số lá trong điều kiện nhiễm mặn Việc sử dụng GA3 giúp cây trồng trong điều kiện thủy canh tĩnh nhiễm mặn chống chịu mặn, đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng, tương ứng với nghiên cứu của Bùi Thị Mỹ Hồng và cộng sự (2004) về hiệu ứng của Gibberellin (GA3) đối với sự đậu trái, năng suất và phẩm chất của cây nhãn.
Hình 3 2 Tổng số lá của cây Dây thìa canh sau thu hoạch ở các nghiệm thức trong thí nghiệm
A NT đối chứng NaCl 0‰ E NT NaCl 3‰ + GA3 5 mg/L
B NT NaCl 3‰ F NT NaCl 6‰ + GA3 2,5 mg/L
C NT NaCl 6‰ G NT NaCl 6‰ + GA3 5 mg/L
Ảnh hưởng của GA 3 đến diện tích lá trên cây Dây thìa canh trong điều kiện thủy
Bảng 3 4 Ảnh hưởng của GA 3 đến diện tích lá của cây Dây thìa canh
*:có sự khác biệt giữa các nghiệm thức
Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05 qua phép thử DUNCAN
Kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng diện tích lá của cây Dây thìa canh trồng trong điều kiện thủy canh tĩnh nhiễm mặn có bổ sung GA3 có sự chênh lệch đáng kể giữa các nghiệm thức (P < 0,05).
Các nghiệm thức xử lý muối diện tích lá có sự thay đổi, khi nồng độ muối càng cao thì diện tích lá càng nhỏ Ở nghiệm thức NaCl 3‰ cho kết quả diện tích lá là 35,21 cm 2 trong khi 6‰ là 24,05 cm 2 , có sự khác biệt qua thống kê so với nghiệm thức đối chứng ko xử lý mặn NaCl 0‰ Ở các nghiệm thức xử lý mặn có bổ sung GA3 đã giúp cải thiện diện tích lá so với nghiệm thức xử lý mặn không bổ sung GA3 Nghiệm thức NaCl 3‰ kết hợp với 5 mg/L cho kết quả tương đương với nghiệm thức đối chứng, không có sự khác biệt qua thống kê, và là tốt nhất so với các nghiệm thức còn lại Từ đó cho thấy trong điều kiện nhiễm
STT Nghiệm thức Diện tích lá (cm 2 )
F-test * cv% 12,87 mặn thì GA3 đã giúp cải thiện được diện tích của lá cây
Các kết quả trên cho thấy, chất điều hòa sinh trưởng thực vật GA3 có ảnh hưởng lớn đến kích thước của lá cây Dây thìa canh trồng trong điều kiện thủy canh tĩnh nhiễm mặn Điều này phù hợp với nhận định của Nguyễn Minh Chơn, 2004; Bùi Trang Việt, 2016 về GA3 có liên quan đến quá trình sinh lý của cây trồng, có khả năng kích thích sự vươn dài của thân và vươn dai lóng hay sự phân chia tế bào, tăng trưởng lá Sự kích thích vươn dài của GA3 được thể hiện rất rõ trên những bộ phận non
Hình 3 3 Kích thước lá của cây Dây thìa canh sau thu hoạch ở các nghiệm thức trong thí nghiệm
A NT đối chứng NaCl 0‰ E NT NaCl 3‰ + GA3 5 mg/L
B NT NaCl 3‰ F NT NaCl 6‰ + GA3 2,5 mg/L
C NT NaCl 6‰ G NT NaCl 6‰ + GA3 5 mg/L
Ảnh hưởng của GA 3 đến tổng hàm lượng diệp lục tố trong lá cây Dây thìa canh
Bảng 3 5 Ảnh hưởng của GA 3 đến hàm lượng diệp lục tố của cây Dây thìa canh
STT Nghiệm thức Tổng hàm lượng diệp lục tố
*:có sự khác biệt giữa các nghiệm thức
Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05 qua phép thử DUNCAN
Dựa vào kết quả trong bảng 3.6, tổng hàm lượng diệp lục tố của cây Dây thìa canh trồng trong điều kiện thủy canh tĩnh nhiễm mặn có phun bổ sung các nồng độ GA3 cho thấy rằng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm qua thống kê (P = 0,00 < 0,05)
Diệp lục tố có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, hàm lượng diệp lục tố trong lá quyết định trực tiếp đến hiệu suất quang hợp từ đó ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng Hàm lượng diệp lục tố trong lá tăng thì cường độ quang hợp tăng dẫn đến năng suất cây trồng tăng
Tổng hàm lượng diệp lục tố có sự chênh lệch khá lớn ở nghiệm thức Nghiệm thức đối chứng NaCl 0‰ có tổng hàm lượng diệp lục tố là cao nhất (4,26 mg/g) và thấp nhất là ở nghiệm thức NaCl 6‰ (1,98 mg/g) Ở các nghiệm thức NaCl 3‰ + GA3 5 mg/L và NaCl 6‰ + GA3 5 mg/L có tổng hàm lượng diệp lục tố lần lượt là (3,87 mg/g và 2,95 mg/g) Ở các nghiệm thức xử lý mặn có bổ sung GA3 đã giúp cải thiện hàm lượng diệp lục tố với nghiệm thức xử lý mặn không bổ sung GA3 Nghiệm thức NaCl 3‰ kết hợp với
5 mg/L GA3 cho kết quả tốt nhất (3,87 mg/g) so với các nghiệm thức xử lý muối bổ sung
GA3 còn lại Điều này chứng tỏ khi ở nồng độ muối càng cao thì hàm lượng diệp lục tố trong lá cây sẽ bị giảm đi, đồng thời nếu bổ sung GA3 sẽ giúp cây chống chịu và phát triển trong môi trường mặn
Các kết quả trên cho thấy, chất điều hòa sinh trưởng thực vật GA3 có ảnh hưởng lớn đến hàm lượng diệp lục tố trong cây Dây thìa canh trồng trong điều kiện thủy canh tĩnh nhiễm mặn Nhận định này phù hợp với Prajapati (2018) về việc sử dụng GA3 đã làm giảm các tác động bất lợi của muối đối với sự sinh trưởng và các yếu tố sinh hóa của cây trồng
Hình 3 4 Đo hàm lượng diệp lục tố của cây Dây thìa canh sau thu hoạch.
Ảnh hưởng của GA 3 đến hàm lượng proline trên cây Dây thìa canh trong điều kiện thủy canh tĩnh nhiễm mặn
Hình 3 5 Đồ thị đường chuẩn proline Mối tương quan giữa nồng độ proline chuẩn và giá trị độ hấp thụ được thể hiện bằng công thức: Y = 0,0079x – 0,0056
Y là độ hấp thụ ở bước sóng 520 nm (A520)
Vậy công thức xác định nồng độ proline là:
X = (A520+0,0056)/0,0079 (mM) Nồng độ proline (mM) được quy ra hàm lượng àg/g theo cụng thức:
❖ V: thể tích dịch chiết (ml) = 1 ml
❖ HSPL: hệ số pha loãng = 1
Bảng 3 6 Ảnh hưởng của GA 3 đến hàm lượng proline của cây Dây thìa canh
*:có sự khác biệt giữa các nghiệm thức
Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05 qua phép thử DUNCAN
Proline có ảnh hưởng lớn tới tính chịu hạn ở thực vật và cây trồng Khi cây trồng sống trong điều kiện thiếu nước hay stress do muối, … hàm lượng proline sẽ được sản sinh ra nhiều hay ít tùy theo môi trường khắc nghiệt
Hàm lượng proline của cây Dây thìa canh trồng trong điều kiện thủy canh tĩnh nhiễm mặn có bổ sung các nồng độ GA3 có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm, với P = 0,00 < 0,05.
Các nghiệm thức xử lý muối hàm lượng proline có sự thay đổi, khi nồng độ muối càng cao thì hàm lượng proline càng tăng Ở nghiệm thức NaCl 3‰ cho kết quả hàm lượng proline là 0,52 àg/g trong khi nghiệm thức NaCl 6‰ là 0,78 àg/g, cú sự khỏc biệt qua thống kê so với nghiệm thức đối chứng ko xử lý mặn NaCl 0‰
Theo Yaish năm 2015, trong điều kiện phi sinh học, thức vật có xu hướng sản sinh proline, proline đóng vai trò như một chất điều hòa thẩm thấu, một chất chống oxy hóa
STT Nghiệm thức Hàm lượng proline ( àg/g )
F-test * cv% 6,78 và là một phân tử tín hiệu
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Kishor và ctv năm 1995, khi nghiên cứu cây thuốc lá được chuyển gen (gen liên quan đến sinh tổng hợp proline – P5CS) trong điều kiện hạn nước, hạn muối, kết quả cho thấy hàm lượng proline tăng khoảng 10 – 18 lần so với đối chứng
Hình 3 6 Đo hàm lượng proline của cây Dây thìa canh sau thu hoạch.
Ảnh hưởng của GA 3 đến chiều dài rễ cây Dây thìa canh trong điều kiện thủy canh tĩnh nhiễm mặn
Bảng 3 7 Ảnh hưởng của GA 3 đến chiều dài rễ của cây Dây thìa canh
STT Nghiệm thức Chiều dài rễ cây (cm)
*:có sự khác biệt giữa các nghiệm thức
Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05 qua phép thử DUNCAN
Rễ của cây tiếp xúc trực tiếp với nước nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường Để thích nghi với điều kiện mặn, cây đã biến đổi các cấu trúc của mình Kết quả nghiên cứu trong bảng 3.7 chỉ ra rằng chiều dài rễ của cây dây thìa canh trồng trong điều kiện thủy canh tĩnh nhiễm mặn có bổ sung GA3 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P = 0,00 < 0,05) giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm.
Chiều dài của rễ cây Dây thìa canh có sự chênh lệch ở nghiệm thức Nghiệm thức đối chứng NaCl 0‰ có chiều dài rễ cao nhất (29,3 cm) và thấp nhất là ở nghiệm thức NaCl 6‰ (12,3 cm) Ở các nghiệm thức NaCl 3‰ + GA3 5 mg/L và NaCl 6‰ + GA3 5 mg/L có chiều dài rễ lần lượt là (25,3 cm và 23,5 cm)
Các nghiệm thức xử lý muối có sự thay đổi về chiều dài rễ, khi nồng độ muối càng cao thì chiều dài rễ càng ngắn Ở nghiệm thức NaCl 3‰ và nghiệm thức NaCl 6‰ cho kết quả thấp nhất (16,6 cm và 12,3 cm) và có sự khác biệt qua thống kê so với nghiệm thức đối chứng không xử lý mặn NaCl 0‰ (29,3 cm)
Nghiệm thức NaCl 3‰ kết hợp với GA3 5 mg/L cho kết quả chiều dài rễ tương đương với đối chứng và là tốt nhất so với tất cả các nghiệm thức còn lại Từ đó cho thấy trong điều kiện nhiễm mặn thì GA3 đã giúp cải thiện được chiều dài của rễ cây Kết quả này phù hợp với nhận định của tác giả Hoàng Minh Tấn (2006) về việc sử dụng GA3 kích thích sự sinh trưởng về chiều cao của thân, chiều dài rễ, cành, sự kéo dài của lóng cây hòa thảo
Hình 3 7 Chiều dài rễ của cây Dây thìa canh sau thu hoạch ở các nghiệm thức
A NT đối chứng NaCl 0‰ E NT NaCl 3‰ + GA3 5 mg/L
B NT NaCl 3‰ F NT NaCl 6‰ + GA3 2,5 mg/L
C NT NaCl 6‰ G NT NaCl 6‰ + GA3 5 mg/L
Ảnh hưởng của GA 3 đến trọng lượng tươi của rễ cây Dây thìa canh trong điều kiện thủy canh tĩnh nhiễm mặn
Bảng 3 8 Ảnh hưởng của GA 3 đến trọng lượng tươi của rễ cây Dây thìa canh
STT Nghiệm thức Trọng lượng tươi của rễ
*:có sự khác biệt giữa các nghiệm thức
Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05 qua phép thử DUNCAN
Dựa vào bảng 3.8 cho thấy trọng lượng rễ tươi của cây Dây thìa canh trồng trong điều kiện thủy canh tĩnh nhiễm mặn bổ sung các nồng độ GA3 có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm qua thống kê (P = 0,00 < 0,05)
Các nghiệm thức xử lý muối trọng lượng rễ tươi có sự thay đổi, khi nồng độ muối càng cao thì trọng lượng càng giảm Ở nghiệm thức NaCl 3‰ cho kết quả là 0,44 g/cây trong khi nghiệm thức NaCl 6‰ là 0,40 g/cây, có sự khác biệt qua thống kê so với nghiệm thức đối chứng ko xử lý mặn NaCl 0‰ là 1,03 g/cây
Ngoài đối chứng NaCl 0‰ ra thì nghiệm thức NaCl 3‰ kết hợp với GA3 5 mg/L cho kết quả chiều dài rễ tương đương với đối chứng và là tốt nhất so với tất cả các nghiệm thức còn lại Chứng tỏ trong điều kiện nhiễm mặn thì phun bổ sung GA đã giúp cải thiện được trọng lượng của rễ cây Dây thìa canh
Theo Lê Văn Căn (1978) đất mặn thường làm cho bộ rễ kém phát triển và cây hút dinh dưỡng kém dẫn đến cây trồng chậm phát triển Kết quả từ bảng cho thấy trọng lượng rễ tươi giảm dần khi tăng nồng độ muối, phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Phước Nhẫn và Phạm Minh Thuỳ (2011) về suy giảm chiều dài rễ, trọng lượng rễ tỷ lệ nghịch với việc gia tăng nồng độ muối, điều này được các tác giả giải thích là do trong điều kiện mặn việc sử dụng các chất dinh dưỡng trong quá trình sống của cây bị rối loạn, ức chế enzyme làm cho sự phát triển của cây không bình thường
Hình 3 8 Trọng lượng rễ tươi cây Dây thìa canh sau thu hoạch ở các nghiệm thức
A NT đối chứng NaCl 0‰ E NT NaCl 3‰ + GA3 5 mg/L
B NT NaCl 3‰ F NT NaCl 6‰ + GA3 2,5 mg/L
C NT NaCl 6‰ G NT NaCl 6‰ + GA3 5 mg/L
3.9 Ảnh hưởng của GA 3 đến trọng lượng khô của rễ cây Dây thìa canh trong điều kiện thủy canh tĩnh nhiễm mặn
Bảng 3 9 Ảnh hưởng của GA 3 đến trọng lượng khô của rễ cây Dây thìa canh
STT Nghiệm thức Trọng lượng khô của rễ
*:có sự khác biệt giữa các nghiệm thức
Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05 qua phép thử DUNCAN
Dựa vào bảng 3.9 cho thấy trọng lượng rễ khô của cây Dây thìa canh trồng trong điều kiện thủy canh tĩnh nhiễm mặn bổ sung các nồng độ GA3 có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm qua thống kê (P = 0,00 < 0,05)
Trọng lượng rễ khô được mô tả trong bảng 3.9 có tỉ lệ thuận với trọng lượng rễ tươi (bảng 3.8) Do vậy, có sự tương quan với nhau, nghiệm thức cho kết quả cao nhất vẫn là nghiệm thức đối chứng NaCl 0‰ (0,7 g/cây) Và nghiệm thức cho kết quả thấp nhất vẫn là nghiệm thức NaCl 6‰ (0,28 g/cây)
Hình 3 9 Trọng lượng khô của rễ cây Dây thìa canh ở các nghiệm thức
A NT đối chứng NaCl 0‰ E NT NaCl 3‰ + GA3 5 mg/L
B NT NaCl 3‰ F NT NaCl 6‰ + GA3 2,5 mg/L
C NT NaCl 6‰ G NT NaCl 6‰ + GA3 5 mg/L
Ảnh hưởng của GA 3 đến năng suất tươi của cây Dây thìa canh trong điều kiện thủy
Bảng 3 10 Ảnh hưởng của GA 3 đến năng suất tươi của cây Dây thìa canh
*:có sự khác biệt giữa các nghiệm thức
Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05 qua phép thử DUNCAN
Kết quả trong bảng 3.11 cho thấy nang suất tươi của cây Dây thìa canh trồng trong điều kiện thủy canh tĩnh nhiễm mặn bổ sung các nồng độ GA3 có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm qua thống kê (P = 0,00 < 0,05).
Năng suất của Dây thìa canh có sự chênh lệch tương đối lớn giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm (bảng 3.11) Năng suất thu được cao nhất là ở nghiệm thức đối chứng NaCl ‰ (22,82 g/8 cây) Năng suất thu được thấp nhất là ở nghiệm thức NaCl 6‰ (8,06 g/8 cây)
Các nghiệm thức xử lý muối có sự thay đổi về năng suất tươi của cây, khi nồng độ
STT Nghiệm thức Năng suất tươi
Chênh lệch năng suất so với cây nhiễm mặn tương ứng không phun
F-test * cv% 9,82 suất là 11,62 g/8 cây, trong khi nghiệm thức NaCl 6‰ là 8,06 g/8 cây, có sự khác biệt qua thống kê so với nghiệm thức đối chứng không xử lý mặn NaCl 0‰
Ngoài nghiệm thức đối chứng ra thì cả 2 nghiệm thức có năng suất lớn nhất đều được xử lý GA3 với nồng độ 5 mg/L Hai nghiệm thức không bổ sung chất điều hòa sinh trưởng thực vật đều cho kết quả năng suất thấp hơn những nghiệm thức còn lại Chứng tỏ rằng GA3 có ảnh hưởng lớn đến năng suất của cây Dây thìa canh, điều này phù hợp với kết quả của Bùi Thị Mỹ Hồng, 2004; Nguyễn Đình Thi, 2010; Võ Duy Anh, 2018; Nguyễn Minh Chơn, 2004; Bùi Trang Việt, 2016; về ảnh hưởng của GA3 lên cây trồng giúp tăng cường sức sống và chịu đựng của cây đồng thời gia tăng năng suất và giúp cây phát triển tốt
Hình 3 10 Năng suất tươi của cây Dây thìa canh sau thu hoạch ở các nghiệm thức
A NT đối chứng NaCl 0‰ E NT NaCl 3‰ + GA3 5 mg/L
B NT NaCl 3‰ F NT NaCl 6‰ + GA3 2,5 mg/L
C NT NaCl 6‰ G NT NaCl 6‰ + GA3 5 mg/L
Ảnh hưởng của GA 3 đến khối lượng khô của cây Dây thìa canh trong điều kiện thủy canh tĩnh nhiễm mặn
Bảng 3 11 Ảnh hưởng của GA 3 đến khối lượng khô của cây Dây thìa canh
STT Nghiệm thức Khối lượng khô (g/lô 8 cây)
*:có sự khác biệt giữa các nghiệm thức
Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05 qua phép thử DUNCAN
Kết quả trong bảng 3.12 cho thấy khối lượng khô của cây Dây thìa canh trồng trong điều kiện thủy canh tĩnh nhiễm mặn cùng với các nồng độ GA3 được xử lý trong thí nghiệm cho thấy rằng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm qua thống kê (P = 0,00 < 0,05)
Khối lượng khô có mối quan hệ tỉ lệ thuận với năng suất tươi Nghiệm thức đối chứng NaCl 0‰ cho khối lượng khô cao nhất là 10,18 g/8 cây Trong khi đó, nghiệm thức NaCl 6‰ cho khối lượng khô thấp nhất là 2,43 g/8 cây.
Hình 3 11 Khối lượng khô của cây Dây thìa canh sau thu hoạch ở các nghiệm thức
A NT đối chứng NaCl 0‰ E NT NaCl 3‰ + GA3 5 mg/L
B NT NaCl 3‰ F NT NaCl 6‰ + GA3 2,5 mg/L
C NT NaCl 6‰ G NT NaCl 6‰ + GA3 5 mg/L
Ảnh hưởng của GA 3 đến hàm lượng flavonoid của cây Dây thìa canh trong điều kiện thủy canh tĩnh nhiễm mặn
Hình 3 12 Đồ thị đường chuẩn quercetin
Y là độ hấp thụ ở bước sóng 510 nm (A520)
Vậy công thức xác định nồng độ proline là:
X = (A520+0,0056)/0,0079 (mM) Hàm lượng flavonoid (àg/àL) được tớnh từ cụng thức:
C: hàm lượng flavonoid tổng được suy ra từ đường chuẩn quercetin (àg/àL)
V: thể tích dịch chiết (ml) = 0.05 ml m: khối lượng cao chiết (g) = 0.5 g
Bảng 3 12 Ảnh hưởng của GA 3 đến hàm lượng flavonoid của cây Dây thìa canh
STT Nghiệm thức Hàm lượng flavonoid (àg/àL)
*:có sự khác biệt giữa các nghiệm thức
Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05 qua phép thử DUNCAN
Bảng 3.12 cho thấy hàm lượng flavonoid của cây Dây thìa canh trồng trong điều kiện thủy canh tĩnh nhiễm mặn bổ sung GA3 có sự khác biệt đáng kể giữa các nghiệm thức sau khi thống kê (P = 0,00 < 0,05).
Hàm lượng flavonoids có sự chênh lệch khá lớn giữa các nghiệm thức Khi nồng độ muối càng cao thì hàm lượng flavonoid càng cao, cụ thể ở nghiệm thức NaCl 3‰ cho kết quả hàm lượng flavonoid là 8,64 àg/àL, trong khi nghiệm thức NaCl 6‰ là 11,44 àg/àL, cú sự khỏc biệt qua thống kờ so với nghiệm thức đối chứng khụng xử lý mặn NaCl 0‰
Bên cạnh đó, giữa các nghiệm thức xử lý có cùng nồng độ muối và phun bổ sung GA3 cho kết quả hàm lượng flavonoid thấp hơn những nghiệm thức không phun GA3 Cụ thể, nghiệm thức NaCl 3‰ kết hợp với 5 mg/L GA3 cho kết quả 2,58 àg/àL trong khi nghiệm thức NaCl 3‰ là 8,64 àg/àL Ở cỏc nghiệm thức NaCl 6‰ cũng tương tự Điều này chứng tỏ khi ở nồng độ muối càng cao cây sẽ chịu stress nặng, từ đó hàm lượng flavonoid trong cây sẽ được tích lũy càng cao
Kết quả này chứng minh rằng, khi ở điều kiện mặn càng cao, cây Dây thìa canh sẽ bị stress càng lớn, dẫn đến hàm lượng flavonoid trong cây càng cao Mặt khác, chất điều hòa sinh trưởng thực vật GA3 giúp cây Dây thìa canh chống chịu và phát triển tốt trong điều kiện mặn cao, nhưng vì cây có sức sống tốt nên có thể khả năng hình thành và tích lũy hàm lượng flavonoid thấp Điều này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Hossain và cộng cự (2022), nói về áp lực về độ mặn đã làm tăng đáng kể tổng hàm lượng polyphenol và flavonoid, và tổng hoạt tính chống oxy hóa của cây rau dền Amaranthus lividus, được trồng trong điều kiện hạn mặn, có thể đóng góp chất lượng cao của sản phẩm về polyphenol, flavonoid và chất chống oxy hóa Nó có thể là một loại cây trồng thay thế đầy hứa hẹn cho nông dân, đặc biệt là ở những vùng dễ bị nhiễm mặn và ở các vùng ven biển trên thế giới, và nó có thể được khuyến nghị cho nông dân ở những vùng bị ảnh hưởng mặn
Hình 3 13 Đo hàm lượng flavonoid
Ảnh hưởng của GA 3 đến khả năng kháng oxid hóa của cây Dây thìa canh trong điều kiện thủy canh tĩnh nhiễm mặn
❖ Dựa trên lực khử sắt bằng phương pháp FRAP
Hiệu quả khử sắt của cao chiết từ lá cây Dây thìa canh dựa trên hàm lượng chất kháng oxy húa cú trong cao chiết, được tớnh tương đương àg/mL ascorbic acid (vitamin C) Các kết quả nghiên cứu về hiệu quả trung hòa dựa trên năng lực khử sắt của các cao chiết được thể hiện ở Bảng 3.13
Hàm lượng chất kháng oxi hóa có trong cao chiết của Dây thìa canh được dựa vào đường chuẩn của Vitamin C: Y = 0,0758X – 0,0004 (R 2 = 0,991)
Bảng 3 13 Ảnh hưởng của GA 3 đến khả năng kháng oxi hóa của cây Dây thìa canh
STT Nghiệm thức Hàm lượng chất kháng oxi hóa
*:có sự khác biệt giữa các nghiệm thức
Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05 qua phép thử DUNCAN
Số liệu được trình bày trong Bảng 3.13 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa qua thống kê về hàm lượng kháng oxi hóa của cây Dây thìa canh có phun GA3 trong điều kiện trồng thủy canh tĩnh nhiễm mặn
Các nghiệm thức xử lý muối hiệu quả kháng oxi hóa của cao chiết Dây thìa canh có sự thay đổi, khi nồng độ muối càng cao thì hàm lượng chất kháng oxi hóa càng tăng Ở nghiệm thức NaCl 3‰ cho hiệu quả là 1,04 àg/mL trong khi nghiệm thức NaCl 6‰ là 1,04 àg/mL, cú sự khỏc biệt qua thống kờ so với nghiệm thức đối chứng ko xử lý mặn NaCl 0‰ là 0,32 àg/mL Xử lý mặn NaCl ở nồng độ 6‰ cú hàm lượng chất khỏng oxi húa cao nhất (1,04 àg/mL), khỏc biệt cú ý nghĩa so tất cả cỏc nghiệm thức khỏc trong thí nghiệm Tất cả các nghiệm thức có phun GA3 (từ nghiệm thức thứ 4 đến nghiệm thức thứ 7) đều duy trì hàm lượng kháng oxi hóa trong lá cao hơn, khác biệt cú ý nghĩa so với đối chứng (tương ứng với 0,51; 0,43; 0,73 và 0,61 àg/mL so với 0,32 àg/mL)
Hình 3 14 Đo hàm lượng chất kháng oxi hóa của dịch chiết (phương pháp khử sắt)
❖ Dựa trên khả năng trung hòa gốc tự do DPPH
Hoạt tính kháng oxy hóa được thực hiện bằng phương pháp DPPH Để xác định khả năng trung hòa gốc tự do DPPH, cao chiết hòa tan trong ethanol + DMSO 10% được pha loãng thành dãy nồng độ từ 0,1 – 1 mg/ml Đo độ hấp thu của mẫu thử ở bước sóng
517 nm để xác định được phần trăm trung hòa gốc tự do DPPH
Dựa trên phần trăm ức chế tại các nồng độ khác nhau của mẫu thử, tiến hành đánh giá khả năng kháng oxy hóa của mẫu thử thông qua giá trị IC50 Giá trị IC50 (Inhibitory concentration 50%) được định nghĩa là nồng độ của một mẫu thử mà tại đó nó có thể ức chế được 50% gốc tự do Mẫu có hoạt tính càng cao thì giá trị IC50 sẽ càng thấp và ngược lại
Phần trăm trung hòa gốc tự do DPPH = (1 – OD mẫu/OD chứng âm) x 100%
Bảng 3 14 Ảnh hưởng của GA 3 đến khả năng trung hòa gốc tự do DPPH của cây
Khả năng trung hòa gốc tự do DPPH (%) Nồng độ pha loãng (mg/mL)
Khả năng trung hòa gốc tự do DPPH (%)
STT Nghiệm thức Nồng độ pha loãng (mg/mL)
*:có sự khác biệt giữa các nghiệm thức
Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05 qua phép thử DUNCAN
Dựa vào kết quả trong bảng 3.14, khả năng trung hòa gốc tự do DPPH của cây Dây thìa canh trồng trong điều kiện thủy canh tĩnh nhiễm mặn có bổ sung GA3 cho thấy rằng có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức qua thống kê (P = 0,00 < 0,05)
Kết quả về khả năng trung gốc tự do DPPH được trình bày ở Bảng 3.14 Dung dịch DPPH có màu tím có độ hấp thu cao nhất ở bước sóng 517 nm, khi có sự hiện diện của các chất kháng oxy hóa ở nồng độ thích hợp, dung dịch sẽ chuyển sang màu vàng Do đó, giá trị OD đo được ở bước sóng 517 nm càng thấp chứng tỏ khả năng trung hòa gốc tự do của chất kháng oxy hóa càng cao Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng cao chiết Dây thìa canh có khả năng trung hòa gốc tự do DPPH
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, khả năng loại bỏ gốc tự do DPPH của cao chiết ethanol Dây thìa canh tăng theo hàm tuyến tính với nồng độ cao chiết Cụ thể, khi nồng độ cao chiết tăng dần từ 0,1 mg/mL đến 1 mg/mL, hiệu quả loại bỏ gốc tự do DPPH cũng tăng tương ứng trong các thí nghiệm.
STT Nghiệm thức Giỏ trị IC 50 (àg/mL)
*:có sự khác biệt giữa các nghiệm thức
Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 0,05 qua phép thử DUNCAN
Kết quả chiết tách ethanol dây thìa canh giữa các nghiệm thức có sự khác biệt đáng kể về mặt thống kê Tiềm năng chống oxy hóa thể hiện qua các giá trị IC50 được trình bày trong bảng ở trên Giá trị IC50 biểu thị nồng độ của mẫu có thể ức chế 50% các gốc tự do DPPH hoạt động Hoạt tính chống oxy hóa cao nhất ứng với giá trị IC50 thấp nhất.
Giá trị IC50 giảm khi nồng độ muối tăng, với giá trị thấp nhất (0,359 µg/mL) ở nồng độ NaCl 6‰ Mặt khác, việc phun bổ sung Gibberellic acid (GA3) dẫn đến giá trị IC50 cao hơn so với các nghiệm thức không phun bổ sung GA3.
Chiết xuất cây Dây thìa canh có hoạt tính chống oxy hóa bằng cách ức chế gốc tự do DPPH là do sự hiện diện của Flavonoid, Phenol, Tannis (hợp chất Phenolic) và Triterpenoid (Rachh và cộng sự, 2009) Mặt khác, khi ở điều kiện mặn càng cao, cây Dây thìa canh sẽ bị stress càng lớn, dẫn đến hàm lượng flavonoid trong cây Dây thìa canh càng cao (dựa vào bảng 3.12) Như vậy khẳng định rằng, hàm lượng flavonoids trong cây càng cao thì khả năng kháng oxi hóa càng cao
Bên cạnh đó, trong nghiên cứu của Eric et al (2011) trên cao chiết từ lá và thân của các loài thực vật thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) như riềng nếp, nghệ, và cây đa lộc (Etlingera elatior) cho thấy có chứa các hợp chất thuộc nhóm polyphenol, nghiên cứ này cũng chứng minh các loài thực vật này có khả năng kháng oxy hóa khi khảo sát bằng phương pháp DPPH
Hình 3 15 Đo hàm lượng chất kháng oxi hóa của dịch chiết (phương pháp bắt gốc tự do DPPH)