Nghiên Cứu Điều Kiện Bảo Quản Hạt Phấn Cây Dưa Lưới Cucumis Melo L.pdf

66 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Nghiên Cứu Điều Kiện Bảo Quản Hạt Phấn Cây Dưa Lưới Cucumis Melo L.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ hồ chí MINH -^0^ -

NGHIÊN CỨU ĐIẼU KIỆN BÁO QUÁN

HẠT PHẤN CÂY DƯA LƯỚI CUCUMIS MELO L.

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -^0^ -

MAI THẾ SANG

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN

HẠT PHẤN CÂY DƯA LƯỚI CUCUMIS MELO L.

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

GIẤY XÁC NHẬN

Tôi tên là: Mai Thế Sang

Ngày sinh: 29/03/1998 Nơi sinh: Bình Dương Chuyên ngành: Công nghệ sinh học Mã sinh viên: 1653010253

Tôi đồng ý cung cấp toàn văn thông tin khóa luận tốt nghiệp hợp lệ về bản quyền cho Thư viện Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Thư viện Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ kết nối toàn văn thông tin khóa luận tốt nghiệp vào hệ thống thông tin khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Ký tên

(Ghi rõ họ và tên)

Mai Thế Sang

Trang 4

Ý KIẾN CHO PHÉP BẢO VỆ KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP CỦA GIẢNG VIỀN HƯỚNG DẪN

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Trần Đông Phương

Tên đề tài: NGHIÊN cứu ĐIỀU KEỆN BẢO QUẢN HẠT PHẤN CÂY DƯA LƯỚI

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu Em luôn nhận được sự giúp đỡ, quan tâm của tất cả thầy cô, gia đình và bạn bè Từ chính những tình yêu thương cũng như quan tâm đó cũng chính là động lực để giúp em hoàn thành tốt được đề tài nghiên cứu này Nhân đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người yêu thương và biết ơn

Đầu tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Trần Đông Phương Cô đã không ngại bỏ thời gian quý báu của mình để tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, giúp đỡ từ lúc bắt đầu thực hiện đến hoàn thành đề tài nghiên cứu Em chân thành cảm ơn cô vì đã truyền đạt những kiến thức chuyên ngành để trong quá trình thực hiện đề tài

Em xin gửi lời cám ơn đến Cô Út, Chú Út và Anh Hiếu tại trại Dưa lưới An Nhơn Tại đây, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, quan tâm cũng như truyền đạt kiến thức để từ đó có thể áp dụng vào đề tài một cách tốt nhất

Em xin gửi lời cảm ơn đến các Anh chị, các bạn, các em đang làm việc cũng như nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Công nghệ tế bào thực vật – Khoa Công nghệ sinh học – Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh Mọi người đã hỗ trợ, chia sẽ, động viên trong những khó khăn khi thực hiện đề tài

Cuối cùng con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến ba mẹ Ba mẹ luôn là người yêu thương, chăm sóc, động viên, giúp đỡ con Ba mẹ luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để con có thể hoàn thành con đường học vấn của mình Một lần nữa là con muốn nói là con yêu ba mẹ rất nhiều!

Trang 6

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Đặc tính sinh học của cây dưa lưới (Cucumis melo L.) 3

1.1.1 Họ bầu bí (Cucurbitaceae) 3

1.1.2 Đặc tính sinh học 4

1.1.3 Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển 6

1.1.4 Giá trị dinh dưỡng 7

1.1.5 Một số yếu tố ngoại cảnh 10

1.2 Hoa dưa lưới và quá trình thụ phấn và thụ tinh 11

1.2.1 Hoa dưa lưới 11

1.2.2 Cấu tạo của hạt phấn 11

1.2.3 Quá trình thụ phấn và thụ tinh 12

1.3 Bảo quản và ứng dụng 14

1.3.1 Các phương pháp bảo quản hạt phấn 14

1.3.2 Ứng dụng của phương pháp bảo quản hạt phấn 15

1.4 Thuốc nhuộm 16

1.4.1 Thuốc nhuộm TTC 16

1.4.1.1 Công thức hóa học 16

1.4.1.2 Kiểm tra tính sống của tế bào bằng TTC 16

1.4.2 Thuốc nhuộm Acetocarmine 17

1.4.2.1 Công thức hóa học 17

Trang 7

1.4.2.2 Tác dụng của acetocarmine 17

2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.1 Vật liệu 18

2.1.1 Địa điểm và thời gian thực hiện 18

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu 18

2.1.3 Thiết bị và dụng cụ 18

2.1.4 Điều kiện bảo quản 18

2.1.5 Hóa chất 18

2.2 Phương pháp nghiên cứu 19

2.2.1 Kiểm tra tỷ lệ sống của hạt phấn dưa lưới Cucumis melo L sau khi bảo quản bằng dung môi acetone và nitơ lỏng 19

2.2.2 Quan sát hình thái hạt phấn dưa lưới Cucumis melo L 20

2.2.3 Khảo sát tỷ lệ đậu trái từ sự thụ tinh của hạt phấn dưa lưới Cucumis melo L sau khi bảo quản bằng dung môi acetone và nitơ lỏng với hoa cái 22

2.2.4 Khảo sát khối lượng trái dưa lưới Cucumis melo L 24

2.2.5 Khảo sát tỷ lệ hạt chắc của trái dưa lưới Cucumis melo L 25

2.2.6 Khảo sát tỷ lệ nảy mầm từ hạt của trái dưa lưới Cucumis melo L 27

3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29

3.1 Kiểm tra tỷ lệ sống của hạt phấn dưa lưới Cucumis melo L sau khi bảo quản bằng dung môi acetone và nitơ lỏng 29

3.2 Quan sát hình thái hạt phấn dưa lưới Cucumis melo L 32

3.3 Khảo sát tỷ lệ đậu trái từ sự thụ tinh của hạt phấn dưa lưới Cucumis melo L sau khi bảo quản bằng dung môi acetone và nitơ lỏng với hoa cái 33

Trang 8

3.4 Khảo sát khối lượng trái dưa lưới Cucumis melo L 36

3.5 Khảo sát tỷ lệ hạt chắc của trái dưa lưới Cucumis melo L 38

3.6 Khảo sát tỷ lệ nảy mầm từ hạt của trái dưa lưới Cucumis melo L 40

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng có trong 100 g thịt quả dưa lưới 8

Bảng 2.1 Các nghiệm thức trong thí nghiệm kiểm tra tỷ lệ sống của 0,05 g hạt phấn dưa lưới Cucumis melo L được bảo quản trong 1 mL dung môi acetone trong thời gian 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày ở nhiệt độ 5 oC và nitơ lỏng trong thời gian 5 ngày 20

Bảng 2 2 Các nghiệm thức trong thí nghiệm quan sát hình thái của hạt phấn dưa lưới Cucumis melo L được bảo quản trong 1 mL dung môi acetone trong thời gian 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày ở nhiệt độ 5 oC và nitơ lỏng trong thời gian 5 ngày 22

Bảng 2.3 Các nghiệm thức trong thí nghiệm tỷ lệ đậu trái từ sự thụ tinh của hạt phấn dưa lưới Cucumis melo L sau bảo quản 23

Bảng 3.1 Tỷ lệ sống của hạt phấn dưa lưới Cucumis melo L sau khi bảo quản bằng dung môi acetone và nitơ lỏng 30

Bảng 3.2 Tỷ lệ đậu trái từ sự thụ tinh của hạt phấn dưa lưới Cucumis melo L sau khi bảo quản bằng dung môi acetone và nitơ lỏng với hoa cái 34

Bảng 3.3 Khối lượng trái dưa lưới Cucumis melo L 36

Bảng 3.4 Tỷ lệ hạt chắc trái dưa lưới Cucumis melo L 39

Bảng 3.5 Tỷ lệ nảy mầm của hạt dưa lưới Cucumis melo L 41

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Cây dưa lưới 4

Hình 1.2 Hoa đực (A) và hoa cái (B) của cây dưa lưới 6

Hình 3.1 Hạt phấn dưa lưới Cucumis melo L được nhuộm TTC 10 % sau khi bảo quản 0,05 g hạt phấn dưa lưới trong 1 mL dung dịch acetone trong thời gian 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày ở nhiệt độ 5 oC và nitơ lỏng trong thời gian 5 ngày 31

Hình 3.2 Hạt phấn dưa lưới Cucumis melo L được nhuộm bằng acetocarmine sau khi bảo quản bằng dung môi acetone và nitơ lỏng ở các điều kiện bảo quản 32

Hình 3.3 Hạt phấn dưa lưới từ thí nghiệm của Perveen và Qaiser (2008) 32

Hình 3.4 Trái dưa lưới từ sự thụ tinh của hạt phấn dưa lưới Cucumis melo L sau khi bảo quản bằng dung môi acetone và nitơ lỏng với hoa cái 35

Hình 3.5 Trái dưa lưới từ sự thụ tinh của hạt phấn dưa lưới sau khi bảo quản bằng dung môi acetone và nitơ lỏng với hoa cái 37

Hình 3.6 Hạt dưa lưới Cucumis melo L 39

Hình 3.7 Nảy mầm hạt dưa lưới Cucumis melo L 41

Hình 4.1 Quy trình nghiên cứu điều kiện bảo quản hạt phấn cây dưa lưới 42

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Dưa lưới có tên khoa học là Cucumis melo L., thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae)

là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao (Nguyễn Thị Ngọc Phượng, 2015) Trên thế giới, dưa lưới được trồng nhiều ở Spain, Turkey, Egypt, Middle East và một số quốc gia Châu Á Tại Việt Nam, dưa lưới mới được trồng ở các địa phương có áp dụng công nghệ cao như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều giống dưa lưới với đủ màu sắc bắt mắt, mùi vị hấp dẫn với những giá trị dinh dưỡng khác nhau như: Cantaloupe Melon, Crenshaw Melon, Hami Melon, Galia Melon, Taki Melon Dưa lưới được xem là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và có lợi cho sức khỏe con người

Dưa lưới là cây trồng có giá trị kinh tế cao rất quen thuộc với đời sống con người Tuy nhiên, để nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng cần áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp, tạo điều kiện để tăng hiệu quả thụ phấn và nâng cao năng suất Bên cạnh đó, tỷ lệ hoa đực và hoa cái cũng ảnh hưởng lớn đến sự thụ phấn, hạt phấn khỏe cho chất lượng thụ tinh tốt và chất lượng cao Đa phần sự thụ phấn của dưa lưới nhờ vào côn trùng nên tỷ lệ đậu quả thấp, vì vậy việc thụ phấn bổ sung cho hoa cái là rất cần thiết để tỷ lệ đậu quả đạt 70 - 80 % (Tạ Thị Thu Cúc, 2002) Các nguyên nhân: thời vụ gieo trồng, chăm sóc, khí hậu dẫn đến tỷ lệ hoa đực thấp và nở không cùng thời điểm với hoa cái, hoặc hoa nở rộ trong thời điểm ít côn trùng hoạt động Ngoài ra khi canh tác trong điều kiện nhà kính, nhà lưới thì ong bướm không thể giúp hoa thụ phấn Phương pháp bảo quản hạt phấn được xem là phương pháp tối ưu để giải quyết các vấn đề thiếu hụt nguồn phấn hoa cho việc thụ phấn

Việc bảo quản hạt phấn cần trang bị nhiều thiết bị hiện đại và người thực hiện đòi hỏi phải có kiến thức và kinh nghiệm cao Bảo quản bằng dung môi hữu cơ là phương pháp giúp tiết kiệm chi phí và hiệu quả bảo quản cũng được đảm bảo Theo

nghiên cứu của Kumar và cs (2015) đã thực hiện bảo quản hạt phấn cọ dầu Elaeis

Trang 12

guineensis Jacq bằng dung môi hữu cơ diethyl ether và n-hexane ở nhiệt độ 0 đến - 5

C cho thấy khả năng kéo dài thời gian sống của hạt phấn dầu cọ sau 200 ngày bảo quản Năm 1973, Iwanami tiến hành bảo quản hạt phấn hoa sơn trà Nhật Bản bằng dung môi acetone với thời gian bảo quản trong 3 ngày liên tiếp với tỉ lệ nảy mầm hạt phấn hoa đạt 98,6 %

Ngoài việc bảo quản hạt phấn bằng dung môi hữu cơ thì bảo quản lạnh là phương pháp phát triển gần đây cho thấy khả năng sống của phấn hoa được kéo dài bằng cách lưu trữ trong nitơ lỏng (Withers, 1980) Năm 1984, Crisp và Grout đã thực hiện nghiên cứu bảo quản hạt phấn bông cải xanh trong nitơ lỏng Kết quả nghiên cứu cho thấy hạt phấn được bảo quản trong nitơ lỏng có tỷ lệ sống 52,4 % so với đối chứng là 53,4 % Năm 2009, Karipidis và Douma đã nghiên cứu về việc bảo quản hạt phấn cây cà chua ở nhiệt độ - 20 oC và - 196 oC sau 6, 8, 10, 12 và 18 tháng Kết quả cho thấy hạt phấn được bảo quản ở - 20 oC trong 10 tháng có khả năng sống cao nhưng khả năng này giảm đáng kể sau 12 tháng Trong khi đó, nghiệm thức bảo quản ở - 196 oC

vẫn đảm bảo được khả năng sống cao trong suốt 18 tháng Năm 2019, Guangcong và

cs đã bảo quản phấn hoa Mẫu Đơn ở nhiệt độ (4 oC, - 4 oC, - 20 oC, - 76 oC) kết quả cho thấy phấn hoa Mẫu Đơn được bảo quản ở - 76 oC có khả năng sống tối ưu sau 13

tháng Mặt khác, nghiên cứu của Akihama và cs (1980), tiến hành bảo quản thành

công hạt phấn hoa lê với thời gian bảo quản 3 năm trong nitơ lỏng cho tỉ lệ nảy mầm 90 %

Do vậy để đảm bảo được năng suất và chất lượng của dưa lưới đòi hỏi phải có một lượng hạt phấn có sẵn để đáp ứng cho nhu cầu thụ phấn, phương pháp bảo quản hạt phấn được coi là cần thiết cho nhu cầu sản xuất thực tế Nhưng hiện nay, ở nước ta các nghiên cứu bảo quản hạt phấn còn rất ít Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề

tài “Nghiên cứu điều kiện bảo quản hạt phấn cây dưa lưới Cucumis melo L.” nhằm

tìm ra điều kiện thích hợp cho sự bảo quản hạt phấn cây dưa lưới

Trang 13

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Trang 14

1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Đặc tính sinh học của cây dưa lưới (Cucumis melo L.)

1.1.1 Họ bầu bí (Cucurbitaceae)

Họ bầu bí có danh pháp khoa học là Cucurbitaceae, là một họ thực vật bao gồm dưa hấu, dưa chuột, bí đao, bầu, bí ngô, mướp, mướp đắng,… Họ bầu bí là một trong những họ quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm trên thế giới, mặc dù không quan trọng như họ hòa thảo (Poaceae), họ đậu (Fabaceae) hay họ cà (Solanaceae)

Họ bầu bí trên thế giới có khoảng 120 chi, 1000 loài phân bố ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới ở cả hai bán cầu và một số ít phân bố ở vùng ôn đới Một vài chi ở phía

Đông Hymalaya, phía Đông và phía Nam Châu Á (Nguyễn Thúy Hà và cs, 2010) Ở

nước ta có trên 20 chi và gần 50 loài, phần lớn là những loài cây trồng có quả ăn được hoặc làm rau ăn

Trong họ có nhiều loại dưa cho quả như: dưa hấu (Citrullus lanatus Et Nakai), dưa lưới (Cucumis melo L var conomon Mak.), dưa leo (Cucumis sativus L.), dưa bở (Melo sinensis L.) Một số loài cho quả hoặc cả lá làm rau ăn như: bí đao (Benincasa hispida Cogn.), bí ngô (Cucurbita pepo L.), bầu (Lagenaria sireraria Standl.), mướp ta (Lufa cylindrica (L.) Roem.), mướp khía (Luffa acutangular Roxb.), mướp đắng (Momordica charantia L.), gấc (Momordica cochinchinensis Spreng.), su su (Sechium edule Sw.) Ngoài ra, trong họ còn nhiều loại cây mọc dại như: mỡ lợn (Hodgsonia macrocarpa (Bl.) Cogn.)

Trang 15

Loài Cucumis melo L

Hình 1.1 Cây dưa lưới

• Phân bố

Dưa lưới (Cucumis melo L.) có nguồn gốc từ Ấn Độ và Châu Phi Người Ai

Cập là những người đầu tiên trồng loài cây này, sau đó người Hy Lạp và La Mã Bằng chứng về di truyền học theo nghiên cứu của Kerje và Grum (2000) thì dưa lưới có nguồn gốc từ Châu Phi, sau đó nhờ con người mà ngày nay dưa lưới đang được trồng rất phổ biên ở Châu Á bởi các nước: Japan, Korea, China, Vietnam, Israel và một số quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải

• Hệ rễ

Bộ rễ dưa phát triển rất yếu, rễ chỉ phân bố ở tầng đất mặt 30 - 40 cm Bộ rễ chính tương đối phát triển, phân bố chủ yếu ở tầng canh tác ở độ sâu từ 0 - 30 cm, rộng 50 - 60 cm Nếu đất tơi xốp rễ chính có thể ăn sâu từ 60 - 100 cm, nếu trong điều kiện lý tưởng (đất có tầng canh tác dày, nhiều mùn, tơi xốp, thoáng khí) thì rễ có thể ăn sâu hơn nữa (Kerje và Grum, 2000)

Trang 16

• Thân

Thuộc loại thân thảo có đặc tính leo bò Thân dài, có nhiều tua cuốn để bám khi bò Chiều dài thân tùy điều kiện canh tác và giống, các giống canh tác ngoài đồng thường chỉ dài từ 0,5 - 2,5 m Thân trên lá mầm và lóng thân trong điều kiện ẩm độ cao có thể thành lập nhiều rễ bất định Thân tròn hay có góc cạnh, có lông ít nhiều tùy giống Thân chính thường phân nhánh, cũng có nhiều dạng dưa lưới hoàn toàn không thành lập nhánh ngang Sự phân nhánh của dưa còn chịu ảnh hưởng của nhiệt độ ban đêm

Thời kì có 1 - 2 lá thật cây ở trạng thái đứng, đốt ngắn, thân mảnh Thời kì ra hoa, thân phát triển mạnh nhất, tốc độ sinh trưởng nhanh, lóng dài Đến cuối đời cây

già và thân đạt độ dài tối đa biến động từ 5 - 10 m (Miccolis và Saltveit, 1991)

Lá đơn, to, mọc cách trên thân Phiến lá dài và rộng, không xé thùy, dạng hình tim, có nhiều gân chính từ đáy phiến lá và phân bố trên tất cả bề mặt phiến lá Lá có màu xanh đậm ở trên mặt trên, nhạt hơn ở mặt dưới, mép lá có răng cưa nhỏ, cuống lá dài Trên lá và cuống lá có lớp lông phủ dày, lớp lông này có tác dụng bảo vệ và chống

thoát hơi nước (Szamosi và cs, 2010)

• Hoa

Hoa có màu vàng, đường kính từ 2 - 3 cm Tính đực cái biểu hiện rất phong phú Có cây dạng đơn tính cùng gốc (monoecious), có cây chỉ toàn hoa cái (gynoecious), hoặc đôi khi xuất hiện dạng hoa cái và hoa lưỡng tính cùng gốc (gynomonoecious) (Tạ Thu Cúc, 2009) Tuy nhiên, dạng hoa đơn tính cùng gốc chiếm chủ yếu hơn cả Hoa cái mọc ở nách lá thành đôi hay riêng biệt, hoa đực mọc thành cụm 5 - 7 hoa Hoa thụ phấn nhờ côn trùng, bầu noãn của hoa cái phát triển nhanh ngay trước khi hoa nở

Trang 17

Quả dưa lưới hình tròn hoặc hình bầu dục và có lớp vỏ cứng màu lục với những đường gân trắng đan nhau như lớp lưới rất độc đáo Quả dưa lưới có khối lượng trung bình từ 1,5 kg đến 3,5 kg Quả chứa hạt màu trắng ngà, trung bình có từ 200 – 500 hạt / quả (Escriban và Lázaro, 2009)

1.1.3 Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển

Thời kỳ nảy mầm là thời kỳ từ khi mọc đến 2 lá mầm Yếu tố quan trọng trong thời gian nảy mầm là nhiệt độ Khi nhiệt độ trên 12 oC thì hạt nảy mầm, nhiệt độ thích hợp nhất là 25 oC - 30 oC, nhiệt độ thấp dưới 10 oC hạt không nảy mầm Độ ẩm đất cũng quan trọng trong thời kỳ hạt nảy mầm Sự sinh trưởng của hai lá mầm phụ thuộc nhiều vào giống, nhiệt độ, chất dinh dưỡng và độ ẩm đất Ở thời kỳ này chúng sinh

Trang 18

trưởng rất nhanh, có ảnh hưởng lớn đến đời sống của cây, đặc biệt là thời cây con (Tạ Thu Cúc, 2005)

Thời kỳ cây con là thời kỳ khi cây được 4 - 5 lá thật Đặc điểm của thời kỳ này là thân lá sinh trưởng rất chậm, lá nhỏ, lóng cây nhỏ và ngắn, thân ở trạng thái đứng, thân thẳng, chưa có khả năng phân cành Hầu hết các cây trong họ bầu bí đều sinh trưởng rất yếu, rất mẫm cảm với điều kiện ngoại cảnh, khả năng chống chịu với sâu bệnh hại kém Vì cậy cần tăng cường chăm sóc, tăng cường tưới thúc, sử dụng những loại phân dễ hòa tan (Tạ Thu Cúc, 2005)

Thời kỳ ra hoa là thời kỳ này được xác định từ sau khi trên cây có 4 - 5 lá thật đến khi có hoa cái đầu tiên Ở thời kỳ này thân lá sinh trưởng mạnh, thể hiện qua các chỉ tiêu: số lá và diện tích lá tăng, chiều dài và đường kính thân tăng vượt trội so với thời kỳ cây con Các nhánh cấp 1, cấp 2 và tua cuốn được hình thành liên tục Cây nhanh chóng chiếm diện tích dinh dưỡng Sau khi gieo trồng từ 50 - 70 ngày thì trên cây xuất hiện hoa cái đầu tiên (Tạ Thu Cúc, 2005)

Thời kỳ ra quả là thời kỳ từ khi có quả thứ nhất (sau khi thụ tinh, cánh hoa héo, úa) đến ra quả tập trung Cây sinh trưởng và phát triển rất mạnh, khối lượng thân, lá, quả trên mặt đất và khối lượng dưới mặt đất đạt tối đa Quả được hình thành một cách liên tục, quả tăng nhanh về kích thước và khối lượng quả phát triển cân đối, mẫu mã đẹp Năng suất và chất lượng quả đạt tốt nhất (Tạ Thu Cúc, 2005)

Thời kỳ già cỗi là sự sinh trưởng của thân lá, quả giảm đi nhanh chóng, số quả trên cây ít, cây trở nên già cỗi Quả phát triển không cân đối, thường là dị hình Năng suất và chất lượng quả giảm rõ rệt Nếu tăng cường chăm sóc, bón thúc có thể làm cho thời kỳ già cỗi đến chậm (Tạ Thu Cúc, 2005)

1.1.4 Giá trị dinh dưỡng

Hiện tại dưa lưới được trồng khắp nơi trên thế giới, là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao Dưa lưới là nguồn chứa chất chống oxy hóa dạng polyphenol, là chất

Trang 19

có lợi cho sức khỏe trong việc phòng chống bệnh ung thư và tăng cường hệ miễn dịch Các chất này điều tiết sự tạo thành nitrit oxide, một chất quan trọng đối với nội mạc và hệ tim mạch khẻo mạnh

Bên cạnh đó dưa lưới chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng nhuận trường, chống táo bón Trong dưa lưới có chứa lượng enzyme tiêu hóa lớn nhất trong số các loại trái cây, nhiều hơn cả đu đủ và xoài

Bảng 1.1 Thành phần dinh dưỡng có trong 100 g thịt quả dưa lưới (USDA National Nutrient data base, 2018)

Trang 21

1.1.5 Một số yếu tố ngoại cảnh

 Nhiệt độ

Cây dưa lưới có nguồn nhiệt đới, ưa khí hậu ấm áp, có khả năng chịu nóng nhưng không chịu được rét và sương giá Nhiệt độ thích hợp cho dưa lưới sinh trưởng, phát triển tốt từ 25 - 35 °C, ở nhiệt độ nhỏ hơn 10 °C và lớn hơn 35 °C thì dưa lưới sinh trưởng, phát triển gặp nhiều khó khăn Ở thời kỳ thu hoạch quả dưa lưới cần nhiệt độ cao hơn các thời kỳ khác nhằm đảm bảo yêu cầu nhiệt độ cần thiết của dưa thì quả sẽ to và màu sắc quả đẹp

 Ánh sáng

Dưa lưới yêu cầu thời gian chiếu sáng không khắt khe, nhưng thích hợp nhất với thời gian chiếu sáng trung bình từ 10 - 12 giờ / ngày Tuy yêu cầu về thời gian chiếu sáng không cao, nhưng dưa lưới lại yêu cầu cường độ ánh sáng mạnh, nhưng

giảm dần khi quả phát triển (Leoni và cs, 1989)

 Nước

Dưa lưới là cây trồng cạn, không chịu được úng, đồng thời là cây có sinh khối lớn, bộ lá to, tiêu hao nước nhiều do vậy cũng kém chịu hạn Độ ẩm đất 60 - 70 %, độ

ẩm không khí 55 - 65 % thuận lợi cho quá trình sinh trưởng (Przyborowski và

Nlemirowicz‐Szgzytt, 1994) Đặc biệt trong thời kỳ thu hoạch cần thời tiết khô ráo nếu ẩm độ không khí quá cao sẽ làm cho mẫu mã quả xấu và độ ngọt không cao

Trong quá trình sinh trưởng tùy theo thời tiết người trồng phải luôn cung cấp đủ lượng nước cho dưa lưới bằng biện pháp bơm nước tưới cho cây Các thời kì cần nước là: sinh trưởng thân lá, thời kì hình thành hoa và quả Tuy không đòi hỏi nhều nước nhưng nếu tình trạng khô hạn kéo dài sẽ dẫn đến hạt khó nảy mầm, cây sinh trưởng kém, diện tích lá giảm, gây ra hiện tượng rụng nụ, rụng hoa, quả phát triển kém  Đất

Dưa lưới ưa nhất đất thịt nhẹ, cát pha nhất là đất phù sa Đất cát pha và thịt nhẹ vừa thoát nước, giữ được màu mà còn giữ được nhiệt độ của đất điều hòa, thúc đẩy quá trình phát dục của dưa lưới, làm cho dưa lưới nhanh có trái, trái có màu sắc hương vị

Trang 22

cao Nơi có tầng đất canh tác mỏng, nhiều cát, ít màu, khô hạn không những sản lượng thấp mà chất lượng cũng kém Đối với đất thịt khi mưa sẽ giữ được nước lâu, nắng hay bị nứt nẻ làm cây bị đứt rễ sẽ không tốt

Dưa lưới không đòi hỏi luân canh triệt để như dưa hấu nhưng trồng liên tục trên một mảnh ruộng sẽ bị ảnh hưởng tới sản lượng và phẩm chất vì sâu bệnh phá hại, cây trồng trước sẽ lấy hết dinh dưỡng cần thiết của cây trồng sau và để lại những mầm bệnh nên cũng cần hạn chế liên canh

1.2 Hoa dưa lưới và quá trình thụ phấn và thụ tinh

1.2.1 Hoa dưa lưới

Hoa dưa lưới là hoa đơn tính cùng gốc Hoa đực nở trước hoa cái và nhiều hơn hoa cái 10 - 30 lần Thụ phấn nhờ gió, côn trùng hoặc con người

Hoa đực: là nhị hoa, tạo ra hạt phấn còn gọi là bào tử đực Hoa đực thường mọc ở nách nhánh Mỗi nách có một cụm nhiều hoa đực Hoa đực ngắn hơn và không phát triển bầu nhỏ phía dưới giống như hoa cái Nên chọn hoa đực to, đẹp, không sâu bệnh, nhị đực phân thùy có bao phấn to màu vàng sáng (Vũ Văn Vụ, 2008)

Hoa cái: là nhụy hoa, chứa các giao tử cái và là nơi diễn ra quá trình thụ phấn thường mọc từ nách Mỗi nách thông thường có một hoa cái tùy loại giống Hoa cái có một bầu nhỏ, nếu được thụ phấn, bầu này sẽ phát triển thành quả Chọn những hoa cái hoàn chỉnh, nhụy hoa có đầy đủ đài hoa, núm nhụy, cánh hoa Hoa không bị sâu bệnh hại ở những vị trí định cho đậu quả để thụ phấn (Vũ Văn Vụ, 2008)

1.2.2 Cấu tạo của hạt phấn

Hạt phấn được sinh ra từ những tế bào mẹ, hạt phấn nằm trong các ô phấn Tế bào mẹ hạt phấn phân chia hai lần liên tiếp để hình thành một bộ bốn, gồm 4 bào tử nhỏ, đơn bội, đó là hạt phấn Hình dạng, kích thước và màu sắc hạt phấn thay đổi tùy loại cây Hạt phấn có thể có hình cầu, hình bầu dục, hình khối bốn mặt, có thể rời rạc hoặc dính thành tứ tử hoặc phấn khối, kích thước hạt phấn từ 8 – 200 µm Hạt phấn

Trang 23

thường có màu vàng, trắng, xám, xanh, da cam hoặc màu tím, màu này phụ thuộc vào bản chất cấu tạo của màng hạt phấn (Trương Thị Đẹp, 2007)

Về cấu tạo, hạt phấn có hai lớp màng:

Màng ngoài dày, cấu tạo chủ yếu bởi chất sporopolein rất bền vững, không tan trong acid và kiềm, chịu được áp lực và nhiệt độ cao nên có thể tồn tại ở trạng thái hóa thạch Trên bề mặt của màng này có những lỗ gọi là miệng (cửa), là những chỗ để ống phấn chui ra khi hạt phấn nảy mầm và đôi khi có mang gai hoặc chạm trổ hình mạng (Trương Thị Đẹp, 2007)

Màng trong bằng cellulose và pectin, dày lên ở chỗ nảy mầm Hạt phấn lúc đầu chỉ có một nhân, nhân này sớm phân thành hai nhân, ngăn cách bởi một màng mỏng albuminoide Một nhân dinh dưỡng to và một nhân nhỏ hơn nằm sát vách hạt phấn gọi là nhân sinh sản Trong lúc hạt phấn dần lớn lên, nhân sinh sản rời khỏi vách của hạt phấn để vào trong tế bào chất của nhân dinh dưỡng, sau đó nhân sinh sản phân cắt tạo ra hai giao tử đực Sự phân chia này có thể sớm hay muộn tùy vào loại cây, nó có thể xảy ra trước khi hạt phấn rời khỏi bao phấn hoặc chỉ xảy ra trong ống dẫn phấn Do đó, ở một vài loại cây, hạt phấn có ba nhân (một nhân dinh dưỡng và hai nhân sinh sản) (Trương Thị Đẹp, 2007)

1.2.3 Quá trình thụ phấn và thụ tinh

Sự hình thành giao tử đực: Mỗi bao phấn có các túi phấn, trong đó có những tế bào đặc biệt chịu sự giảm phân tạo ra nhiều bào tử đơn bội Mỗi tiểu bào tử được bao quanh bởi một vách dày rắn chắc Mỗi tiểu bào tử phân chia một lần tạo ra hai nhân đơn bội, gồm một nhân dinh dưỡng và một nhân sinh dục Tiểu bào tử phát triển thành hạt phấn, là giao tử thực vật đực Hạt phấn tiếp xúc với núm nhụy sẽ bắt đầu quá trình thụ phấn (Trương Thị Đẹp, 2007)

Sự hình thành giao tử cái: Trong một bầu noãn có một hay nhiều noãn gắn vào bầu noãn bằng một cuốn ngắn Mỗi noãn có chứa một tế bào sinh bào tử đặc biệt gọi là bào tử nang Noãn giảm phân một lần tạo ra bốn đại bào tử đơn bội, sau đó ba đại bào

Trang 24

tử sẽ tiêu biến còn lại một địa bào tử, nguyên phân ba lần tạo ra hai phân cực, một tế bào trứng, hai trợ cầu và ba đối cầu (Trương Thị Đẹp, 2007)

Thụ phấn là một bước quan trọng trong quá trình sinh sản của thực vật có hạt, đó là quá trình chuyển hạt phấn tới noãn Sự thụ phấn là quá trình hạt phấn rơi trên núm nhụy Sau khi rơi trên núm nhụy, hạt phấn nảy mầm và hình thành nên ống phấn Ống phấn sinh trưởng nhanh, xuyên vào tới vòi nhụy đến túi phôi, đưa tinh tử vào thụ tinh cho tế bào trứng (Vũ Văn Vụ, 2008)

Thụ tinh là quá trình kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái để tạo nên hợp tử Trong quá trình phát triển của hạt phấn, nhân sinh sản nguyên phân tạo thành hai tinh tử, tinh tử thứ nhất kết hợp với tế bào trứng của noãn tạo thành hợp tử 2n, tinh tử thứ hai kết hợp với nhân trung tâm của bao noãn tạo thành nội nhũ 3n Nội nhũ có chức năng dự trữ chất dinh dưỡng Quá trình thụ tinh như vậy gọi là thụ tinh kép, chỉ xảy ra ở thực vật hạt kín (Vũ Văn Vụ, 2008) Sự nảy mầm của hạt phấn và sự sinh trưởng của ống phấn là nhờ vào các chất dự trữ trong hạt phấn, các chất dinh dưỡng từ núm nhụy tiết ra cũng như vòi nhụy mà ống phấn đi qua

Điều quan trọng là hạt phấn nảy mần và sinh trưởng của ống phấn dưới tác dụng của các phytohormone có bản chất là auxin và giberelin Nhiều nghiên cứu xác nhận rằng: hạt phấn là nguồn giàu auxin Người ta lấy dịch chiết hạt phấn xử lý trên núm nhụy của một số loài cũng có thể gây ra sự sinh trưởng của bầu thành quả Bằng phương pháp phân tích người ta xác định rằng các chất tương tự auxin có trong hạt phấn Tuy nhiên hàm lượng auxin trong hạt phấn không đủ nhiều để có thể kích thích bầu lớn lên thành quả mà chỉ góp phần vào việc nảy mầm và sinh trường của ống phấn (Vũ Văn Vụ 2008)

Ngoài hạt phấn, núm nhụy tiết ra các chất có bản chất hormone cũng kích thích nảy mầm và sinh trưởng của ống phấn Chính vì vậy, mà hạt phấn nảy mầm tốt trên môi trường agar có bổ sung thêm dịch chiết từ núm nhụy

Sự thụ phấn và thụ tinh chịu ảnh hưởng trực tiếp của các điều kiện ngoại cảnh, bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, không khí và gió Nhiệt độ thấp hạt phấn nảy mầm kém và

Trang 25

ống phấn không sinh trưởng, ức chế quá trình thụ tinh, phôi không hình thành dẫn đến hạt bị lép Độ ẩm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sự nảy mầm của hạt phấn Độ ẩm quá thấp hạt phấn không có khả năng nảy mầm Ngoài ra gió cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự thụ phấn, vì hạt phấn sẽ bị trôi, bao hoa không tung phấn được (Vũ Văn Vụ, 2008) Bên cạnh việc giúp cho quá trình thụ phấn diễn ra thuận lợi thì gió to sẽ cuốn bay phấn hoa, gây khó khăn cho việc hạt phấn rơi trên núm nhụy

Sau khi thụ tinh xong thì phôi phát triển thành hạt và bầu lớn lên thành quả Trong đa số thực vật, nếu hoa không được thụ phấn, thụ tinh thì sau đó hoa sẽ rụng Những hoa được thụ phấn, thụ tinh thì cánh hoa, nhị hoa, vòi nhụy sẽ khô và rụng đi, chỉ còn bầu phát triển thành quả

1.3 Bảo quản và ứng dụng

1.3.1 Các phương pháp bảo quản hạt phấn

Bảo quản lạnh khô: trong năm mươi năm qua tuổi thọ của hạt phấn hoa được kéo dài bằng cách thử kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm Nhiệt độ đông lạnh từ - 5 oC đến - 10 oC và độ ẩm thấp từ 25 % - 50 % nhìn chung đã tối ưu cho bảo quản hạt phấn Thông thường hạt phấn của hoa xoài giữ được khả năng sống trong 8 ngày, nhưng hiện tại nhiệt độ 4,5 oC - 9 oC và độ ẩm 25 % - 50 % vẫn giữ được khả năng sống trong năm tháng Nhưng để vận chuyển hạt phấn từ nơi này đến nơi khác dưới sự kiểm soát về nhiệt độ và độ ẩm thì khá bất tiện và tốn kém Để cải tiến phương pháp này người ta đã loại bỏ nước và đóng băng hạt phấn lại, sau đó niêm phong hạt phấn trong những viên nang hoặc khí trơ để dễ dàng vận chuyển, mà không gây bất tiện và tốn kém (Bhojwani và cs, 1974)

Bảo quản trong điều kiện lạnh: Việc áp dụng kỹ thuật bảo quản lạnh - 196oC (nitơ lỏng) để bảo vệ khả năng sống của hạt phấn trong thời gian kéo dài đã được tìm thấy phù hợp với một số cây trồng quan trọng về kinh tế Ở - 196 oC phấn hoa trải qua những thay đổi về chuyển hóa không đáng kể của các quá trình sinh lý và sinh hóa, nếu không các quá trình này có thể khiến hạt phấn không thể kéo dài khả năng sống được

Trang 26

Phương pháp này cũng được giới thiệu là thuận tiện và tiết kiệm cho bảo quản và vận

chuyển vật liệu di truyền Theo nghiên cứu của Akihama và cs (1980), tiến hành bảo

quản thành công hạt phấn hoa lê trong 3 năm trong nitơ lỏng cho tỉ lệ nảy mầm 90 % Mặt khác hạt phấn cây cà chua vẫn đảm bảo được khả năng sống sau 18 tháng bảo quản ở - 196 oC (Karipidis và cs, 2009)

Bảo quản trong dung môi hữu cơ: Acetone, benzene, ethanol, ether, chloroform và phenol, thường được xem là những chất độc cho cơ thể Tuy nhiên, có nhiều chứng minh chắc chắn rằng hạt phấn của các loại ngủ cốc được giữ trong dung

môi hữu cơ có thể nảy mầm in vitro và thậm chí là quá trình thụ tinh Trong số 50 dung môi hữu cơ được thử nghiệm để dự trữ phấn hoa chi trà (Camellia ) trong một tuần, chỉ duy nhất acid acetic là gây chết Các cây hoa chi dạ yên thảo ( Petunia ) đã được nâng

cao sự thụ phấn từ hạt phấn giữ trong ether một tuần Nghiên cứu thành công bảo quản hạt phấn quả lê trong dung môi ether suốt một năm và sử dụng hạt phấn được bảo quản để thụ phấn vào mùa xuân Quả thu được từ quá trình thụ phấn này to hơn và ngọt hơn những quả được thu được từ quá trình thụ tinh của hạt phấn được bảo quản bằng phương pháp lạnh khô Hạt phấn hoa sơn trà Nhật Bản được bảo quản bằng dung môi acetone trong 3 ngày liên tiếp với tỉ lệ nảy mầm hạt phấn hoa đạt 98,6 % ( Iwanami, 1973)

1.3.2 Ứng dụng của phương pháp bảo quản hạt phấn

• Lai giống thực vật có hoa ở thời gian và địa điểm không đồng nhất

• Cung cấp một nguồn phấn hoa thường xuyên

• Tạo điều kiện thụ phấn bổsung để cải thiện năng suất

• Loại bỏ sự cần thiết phải phát triển dòng đực liên tục trong chương trình sản xuất

• Đảm bảo sự nảy mầm của hạt phấn trong suốt cả năm mà không sử dụng vườn ươm hoặc phòng có điều kiện khí hậu nhân tạo

• Loại bỏ sự thay đổi ngẫu nhiên của phấn hoa hằng ngày

Trang 27

• Nghiên cứu các chất gây dị ứng phấn hoa và cơ chế

• Cung cấp nguyên liệu trao đổi nguồn gene quốc tế

• Lưu trữ nguồn gene lâu dài, đặc biệt là nguồn gene quý

1.4 Thuốc nhuộm

1.4.1 Thuốc nhuộm TTC 1.4.1.1 Công thức hóa học

TTC hay triphenyl tetrazolium với công thức hóa học là 2,3,5-triphenyl tetrazolium clorua (C19H15CIN4) TTC là một trong những thuốc thử thường được sử dụng trong các phép thử sinh hóa đặc biệt để nhận biết quá trình hô hấp tế bào TTC có dạng tinh thể màu trắng, hòa tan trong nước, ethanol và acetone nhưng không tan trong

ete C19H15CIN4

1.4.1.2 Kiểm tra tính sống của tế bào bằng TTC

Trong bài kiểm tra TTC, người ta sử dụng TTC để phân biệt giữa các mô hoạt động và không hoạt động Hợp chất màu trắng của TTC khi phản ứng với enzyme oxy hóa khử sẽ chuyển sang màu đỏ nếu tế bào hay mô còn sống Các tế bào hay mô còn hoạt động có chứa enzyme dehydrogenase ty thể sẽ cho kiểm tra TTC dương tính Enzyme dehyrogenase ty thể làm giảm muối tetrazolium và chuyển thành một fomazon màu đỏ dưới ánh sáng khả kiến

Trang 28

TTC 1,3,5 Triphenyl formazan

1.4.2 Thuốc nhuộm Acetocarmine 1.4.2.1 Công thức hóa học

Acetocarmine là thuốc nhuộm cơ bản được

điều chế từ côn trùng rệp son (Coccus cacti), dung

dịch màu đỏ Thành phần acetocarmine gồm: 0,2 g carmine, 45 mL glacial acetic và 55 mL nước cất (Leofanti và Camadro, 2017)

Acetocarmine

1.4.2.2 Tác dụng của acetocarmine

Acetocarmine có ái lực mạnh với chất nhiễm sắc, các phân tử thuốc nhuộm của acetocarmine phân chia rất mạnh và xảy ra ở khoảng pH 4 - 5 (Rattenbury, 1952)

Theo Cung Hoàng Phi Phượng và cs (2015), quan sát sự bắt màu của hạt phấn nhuộm

với acetocarmine giúp xác định tính hữu dục của hạt phấn, các hạt phấn sống, phát triển hoàn chỉnh (hữu dục) sẽ có hình tam giác tròn, căng, to và bắt màu đỏ đậm do lượng nucleic acid trong nhân cao, trong khi các hạt phấn khiếm khuyết, bất dục sẽ có hình dạng méo mó, teo nhỏ và hoàn toàn không bắt màu với thuốc nhuộm

Trang 29

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Trang 30

2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Thời gian thực hiện từ tháng 05/2020 - 08/2020

2.1.2 Đối tượng nghiên cứu

Cây dưa lưới giống Taki được trồng tại trại dưa lưới An Nhơn

2.1.3 Thiết bị và dụng cụ

Phòng chuẩn bị môi trường, phòng hấp khử trùng, phòng bảo quản hóa chất, nồi hấp, máy nước cất, lò vi sóng, tủ lạnh, tủ sấy, máy đo pH, cân kỹ thuật, cân phân tích, đĩa Petri, Erlen, eppendorf, bercher, đũa thủy tinh

2.1.4 Điều kiện bảo quản

- Nhiệt độ tủ lạnh 5 oC - Dung môi acetone - Nitơ lỏng

2.1.5 Hóa chất

- Cồn 70 o, 96 o

- Thuốc nhuộm TTC 10 % - Thuốc nhuộm acetocarmine

Trang 31

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Kiểm tra tỷ lệ sống của hạt phấn dưa lưới Cucumis melo L sau khi bảo quản bằng dung môi acetone và nitơ lỏng

Mục đích thí nghiệm: Kiểm tra tỷ lệ sống của hạt phấn sau khi bảo quản, nhằm

tìm ra điều kiện thí nghiệm bảo quản thích hợp đảm bảo được tỷ lệ sống cao của hạt phấn dưa lưới

Vật liệu thí nghiệm: Hạt phấn dưa lưới trước khi hoa nở một ngày và hạt phấn

sau khi bảo quản

Điều kiện thí nghiệm: Dung dịch TTC 10 %

Mô tả thí nghiệm: 0,05 g hạt phấn dưa lưới được tách phấn từ hoa đực dưa lưới

trước khi hoa nở một ngày và được sấy ở nhiệt độ 38 o

C trong thời gian 1,5 giờ trước khi bảo quản bằng 1 mL dung môi acetone sau 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày ở nhiệt độ 5 oC và nitơ lỏng bảo quản trong 5 ngày, đối với nghiệm thức đối chứng 0,05 hạt phấn được thu từ hoa đực dưa lưới trước khi hoa nở một ngày được sử dụng làm nguyên liệu cho thí nghiệm Các nghiệm thức sẽ được kiểm tra tính sống bằng cách nhuộm với thuốc nhuộm TTC Sau 72 giờ nhuộm với TTC tiến hành ghi nhận kết quả, hạt phấn sống sẽ bắt màu đỏ bên trong màng tế bào, hạt phấn chết sẽ không bắt màu hoặc có màu đen

• Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần

Thời gian theo dõi: 2 tuần

Trang 32

Bảng 2.1 Các nghiệm thức trong thí nghiệm kiểm tra tỷ lệ sống của 0,05 g hạt phấn dưa lưới Cucumis melo L được bảo quản trong 1 mL dung môi acetone trong thời

gian 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày ở nhiệt độ 5 oC và nitơ lỏng trong thời gian 5 ngày

2.2.2 Quan sát hình thái hạt phấn dưa lưới Cucumis melo L

Mục đích thí nghiệm: Xác định và mô tả hình thái hạt phấn trước và sau khi

bảo quản của từng nghiệm thức

Vật liệu thí nghiệm: Hạt phấn dưa lưới trước khi hoa nở một ngày, hạt phấn

dưa lưới sau khi bảo quản

Mô tả thí nghiệm: Hạt phấn sau khi thu nhận trước khi hoa nở một ngày và hạt

phấn sau khi bảo quản trong dung môi acetone và nitơ lỏng, được nhuộm trong thuốc nhuộm acetocarmine theo sơ đồ 2.1 và quan sát dưới kính hiển vi quang học

• Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần

Thời gian theo dõi: 2 tuần

Chỉ tiêu đánh giá: Hình thái của hạt phấn sau khi bảo quản Phương pháp bảo quản Thời gian bảo quản

Trang 33

Rửa nước cất 3 lần

Rửa nước cất 3 lần

Hơ nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn

Sơ đồ 2.1: Quy trình nhuộm hạt phấn dưa lưới bằng thuốc nhuộm acetocarmine

Hạt phấn

Ngâm trong acid HCl 10 % trong 15 phút

Ngâm trong acid HCl 10 % trong 1 phút

Ngâm hạt phấn trong thuốc nhuộm acetocarmine trong 20 phút

Đặt mẫu trong acid acetic 45 %

Quan sát dưới kính hiển vi

Ngày đăng: 10/05/2024, 07:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan