3.9 Thực trạng sử dụng các phương tiện huấn luyện thể lực chuyên môn môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia n = 8 73 3.10 Thực trạng sử dụng các bài tập ph
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm của môn súng trường thể thao
Bắn súng là một môn thể thao mang tính chất trí tuệ, hoạt động tĩnh lực, hoạt động thần kinh nhiều hơn hoạt động cơ bắp Môn Bắn súng thể thao đòi hỏi người tập phải có thần kinh vững vàng, tính khéo léo thực hiện kỹ thuật động tác mà còn phải có thể lực tốt thể hiện ở sức mạnh của các cơ tham gia giữ im súng cùng với thể lực chung và thể lực chuyên môn khi bắn trong nhiều giờ liền mà mức độ chính xác không bị giảm sút Đặc điểm môn súng trường thể thao nam (3x40): Là môn bắn tương đối khó nhưng có độ hấp dẫn rất cao Bài bắn của môn súng trường thể thao nam (3x40) bao gồm 3 tư thế: Quỳ bắn, nằm bắn, đứng bắn [34], [51]
Súng trường thể thao bao gồm rất nhiều loại súng Nhưng hiện nay được sử dụng rộng rãi để tập luyện và thi đấu đó là loại súng trường tự chọn Anschutz–Moden 1913 do Đức chế tạo là một loại súng tốt có độ chính xác cao, chuyên dùng để bắn tập và bắn thi đấu ở cự ly 50m
1.1.1 Tư thế quỳ bắn súng trường thể thao
Hình 1 Tư thế quỳ bắn súng trường thể thao Đặc điểm kỹ thuật: Quỳ bắn tương đối khó hơn nằm bắn vì quỳ bắn, trọng tâm của hệ thống “người - súng” ở một vị trí tương đối cao Tư thế này dựa trên
4 điểm tựa là bàn chân trái, đầu gối phải, mũi chân phải, bao cát và một điểm chống đỡ không gian - khuỷu tay trái chống lên thông qua dây đeo súng và vai tỳ để hình thành tư thế quỳ ngắm bắn [34], [51]
Tư thế động tác quỳ bắn: Nửa mặt của VĐV xoay sang phải, đầu gối bên phải quỳ trên đất, mông tỳ lên gót chân phải Có thể lót bao cát dưới lòng bàn chân phải để bao cát chống đỡ phần lớn trọng lượng của cơ thể Thân trên hơi ưỡn ra trước tự nhiên nhưng không được ưỡn quá xa Cơ bắp thả lỏng, thân hơi xoay sang trái, má kề vào báng súng Cánh tay trái đeo dây đeo súng để giảm sự dao động - nòng súng, khuỷu tay trái tỳ lên đầu gối trái, tay trái đặt dưới phần tay ốp bằng gỗ của súng Tay phải cầm súng thật chắc chắn, khuỷu tay phải không tỳ vào đâu, cánh tay phải buông tự nhiên [34], [51]
Bước chân phải đặt vào giữa bao cát, mông ngồi trên gót chân, chân vuông góc mặt đất hoặc xoay 10-20 độ sang phải Chân trái tạo thành tam giác cùng mũi và đầu gối phải Cẳng chân phải tạo góc 60-65 độ so với hướng bắn Cột sống cong xuống, trọng lượng phân bổ đều lên bao cát Cẳng chân trái thẳng hoặc hơi ngả trước sau, bàn chân xoay vào trong tạo góc 30-45 độ so với hướng bắn.
Sau khi chỉnh song dây đeo súng, cánh tay và cẳng tay trái hợp thành góc 95-110° Khuỷu tay chống lên đầu gối Sau khi cầm súng, cánh tay phải thả lỏng tự nhiên, hợp thành góc khoảng 35° so với cơ thể Báng súng tỳ vào sát bên trong hõm vai (ở giữa phần cơ delta và cơ ngực) Tay phải nắm chắc súng, duy trì sự ổn định cân bằng giữa “cơ thể và súng” Đầu hơi nghiêng về phía má kề báng súng, cố gắng duy trì thả lỏng cơ ở phần cổ [34], [51]
1.1.2 Tư thế nằm bắn súng trường thể thao
Hình 2 Tư thế nằm bắn súng trường thể thao Đặc điểm kỹ thuật: Trong các tư thế bắn súng thể thao thì nằm bắn là tư thế dễ hơn cả Đây là tư thế thực hiện kỹ thuật động tác có tính ổn định cao, diện tích chân đế lớn Thông thường khi nằm bắn súng ít bị rung động và đạt thành tích cao hơn so với các tư thế khác Bởi vì khi nằm bắn, trọng tâm của hệ thống
“cơ thể - súng” ở vị trí tương đối thấp, diện tích của thân người tiếp xúc với mặt đất lại lớn, đồng thời các cơ bắp của VĐV hoạt động tương đối thuận lợi, ít bị căng thẳng [34], [51]
Tư thế động tác nằm bắn: Góc nhọn giữa phương bắn và thân người bắn khoảng 20-30 o về hai phía, phần đùi duỗi thẳng hoặc đùi phải co gập lại Hai chân duỗi tự nhiên, thoải mái, tránh cơ đùi bị căng, khuỷu tay trái hơi hướng về trước một cách tự nhiên và hơi duỗi sang phải một chút, để phần khuỷu phía sau bên trái chạm đất, cánh tay và cẳng tay duy trì một góc vừa phải, tạo với mặt đất thành một góc lớn hơn 30 o , trong khi cánh tay và mặt đất duy trì một góc khoảng
45 o Dây đeo súng được đeo tại vị trí giữa cơ delta và xương chỏm hai đầu bên trái Sau khi cầm súng lên, cánh tay trái phải thẳng hàng với súng Vai chống phải thấp hơn vai phải và nằm trong vị trí hõm vai phải, sát với xương quai xanh chạm vào đệm, tay ôm chắc phần tay cầm của súng ngón trỏ và phần ốp tay gỗ của súng phải chừa ra một khoảng không Khi áp má ngắm bắn đầu thẳng không chúi quá về phía trước hoặc nghiêng sang phải quá nhiều [34], [51]
1.1.3 Tư thế đứng bắn súng trường thể thao
Hình 3 Tư thế đứng bắn súng trường thể thao Đặc điểm kỹ thuật: Đứng bắn là tư thế khó nhất trong môn Bắn súng trường vì khi đứng bắn trọng tâm chung của cả hệ thống “cơ thể - súng” rất cao, diện tích hình chân đế nhỏ, việc cố định và duy trì trọng tâm chủ yếu dựa vào khung xương và các cơ khác buộc VĐV phải ở trong trạng thái không tự nhiên và không đối xứng, làm thay đổi tải trọng bình thường lên các cơ một cách rõ rệt Thêm vào đó hệ thống cơ phải hoạt động gắng sức nhiều để giữ vững tư thế người và súng được cân bằng và ổn định, thân người hơi ngả về sau và nghiêng sang phải, tay ép sát vào mạng sườn làm cho các cơ quan nội tạng hoạt động khó khăn và chóng mỏi mệt [34], [51]
Tư thế động tác đứng bắn: Hướng của vai trái thẳng với mục tiêu, tạo thành góc 90° với hướng bắn Hai chân rộng bằng chiều rộng của hai vai, mũi bàn chân mở tự nhiên, hông song song với hai chân, trọng tâm “cơ thể và súng” dồn vào ở bàn chân trước của hai chân Bụng dưới và hông trái căng tự nhiên, thân trên vững Vai tỳ báng súng hướng về hướng và mục tiêu Cột sống hơi nghiêng về bên phải, phần lưng dưới hơi ngả về sau Sau đó hai vai trước tiếp tục hơi cuộn về phía trước một chút, đối diện với mục tiêu và hình thành một hình chữ S Cánh tay trái ép chặt vào tỳ lên thân người, cẳng tay cố gắng thu về giữ cho thẳng Tay phải cầm vào báng súng để ngón trỏ động tự nhiên và không tiếp xúc với cổ báng súng Đế của báng súng tỳ chặt vào khớp vai phải, vai trái thả lỏng tự nhiên Đầu thẳng, áp má tự nhiên, mắt nhìn thẳng [34], [51].
Đặc điểm quá trình huấn luyện nhiều năm trong quá trình đào tạo vận động viên trẻ
Huấn luyện thể thao là một quá trình sư phạm thống nhất, vận dụng các quy luật chung về sự phát triển nhân cách và năng lực thể thao Ngoài ảnh hưởng của di truyền, hiệu quả huấn luyện thể thao phần lớn phụ thuộc quá trình luyện tập, môi trường và xã hội
Hệ thống kiểm tra đánh giá mức độ thích ứng tập luyện và sức khoẻ của VĐV là một trong những yếu tố thành phần quan trọng của quá trình huấn luyện nhiều năm Chỉ trên cơ sở làm rõ đặc điểm các giai đoạn của quá trình huấn luyện nhiều năm, thì việc lựa chọn các chỉ tiêu và xác định các tiêu chuẩn đánh giá mức độ thích ứng tập luyện của VĐV mới đảm bảo được tính định hướng mục tiêu đào tạo của từng giai đoạn và của cả hệ thống
Khái niệm quá trình huấn luyện nhiều năm được các chuyên gia trong nước diễn giải theo những cách khác nhau, với những tên gọi khác nhau, song vẫn có sự thống nhất với nhau về quan điểm
Theo quan điểm của Harre.D quá trình đào tạo VĐV chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ (tạo nên các tiền đề chung và chuyên môn cho thành tích thể thao cao nhất) và giai đoạn huấn luyện VĐV cấp cao Trong đó, giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ chia thành hai giai đoạn nhỏ là huấn luyện ban đầu và chuyên môn hoá [14]
Tác giả Nabatnhicova M Ia, Philin V.P cho rằng quá trình đào tạo VĐV trẻ gồm bốn giai đoạn: (1) Huấn luyện ban đầu; (2) Chuyên môn hoá từ 9-10 tuổi; (3) Chuyên sâu môn thể thao lựa chọn từ 11-15 tuổi; (4) Hoàn thiện thể thao 16 tuổi trở lên [32], [37]
Quan điểm của các tác giả Nôvicôp A.D, Matveep L.P lại chia quá trình huấn luyện thể thao nhiều năm thành bốn giai đoạn lớn: (1) Chuẩn bị thể thao sơ bộ; (2) Chuyên môn hoá thể thao bước đầu; (3) Hoàn thiện sâu; (4) Tuổi thọ thể thao Trong đó, mục tiêu của giai đoạn chuyên môn hoá bước đầu là tạo nền tảng đầy đủ và có chất lượng cho những thành tích tương lai [33]
Đánh giá quá trình huấn luyện phải kết hợp với đánh giá trình độ thể lực để xác định tiềm năng của vận động viên (VĐV), nhằm đạt thành tích cao trong một môn thể thao cụ thể Trình độ thể lực của VĐV được thể hiện ở mức độ chuẩn bị về kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, đạo đức - ý chí và trí tuệ Trình độ thể lực và trình độ tập luyện có mối liên hệ với nhau, phụ thuộc vào yêu cầu vận động của môn thể thao chuyên môn.
Giai đoạn huấn luyện VĐV trẻ theo tác giả Tạ Văn Vinh, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Văn Trọng bao gồm: (1) Huấn luyện sơ bộ; (2) Huấn luyện ban đầu (gọi là giai đoạn dự bị năng khiếu); (3) Huấn luyện chuyên môn hóa; (4) Hoàn thiện thể thao.
Dưới quan điểm tuyển chọn tài năng thể thao, theo tác giả Nguyễn Ngọc
Cừ, Bùi Quang Hải, Nguyễn Kim Xuân, Vũ Chung Thủy, Nguyễn Danh Hoàng Việt thì giai đoạn chuyên môn hóa khoảng 4 – 6 năm Giai đoạn này nên đào thải những VĐV phát dục sớm, cuối mỗi năm, nên tổ chức đánh giá trình độ tập luyện để tuyển chọn lại Trong giai đoạn này nên đo lường và đánh giá nhiều chỉ số hơn giai đoạn trước (về thể hình, tố chất, thể lực chuyên môn, kỹ - chiến thuật) ngoài ra nên chú ý tới yếu tố ý chí, khả năng chịu đựng lượng vận động trong tập luyện Ở một số môn thể thao, cần chú ý tới loại hình thần kinh (các môn bóng ) Trong giai đoạn này cũng nên kiểm tra sức khỏe chung, loại trừ các trường hợp sức khỏe yếu [7], [26]
Theo tác giả Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyền: Hệ thống tập luyện nhiều năm là một quá trình học tập giáo dục và tập luyện cho nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, nam, nữ, có tổ chức và thực hiện trong các trường, các câu lạc bộ và các lớp chuyên thể thao tuân theo những quy chế, quy định về tổ chức, chương trình học tập và những tài liệu tiêu chuẩn khác [3]
Sự phân chia giai đoạn trong quy trình huấn luyện nhiều năm chỉ mang tính chất tương đối, vì thực chất đặc điểm quan trọng nhất của hệ thống này là tính kế thừa và tính liên tục, căn cứ khoa học chủ yếu của sự phân định trên là dựa vào sự phát triển sinh học tự nhiên của con người và quy luật hình thành và phát triển thành tích thể thao Mặc dù có sự thống nhất cao về quan điểm quá trình huấn luyện nhiều năm, song các nhà lý luận đã có những phân chia giai đoạn huấn luyện khác nhau tuỳ theo góc độ tiếp cận vấn đề
Theo tác giả Phạm Danh Tốn, quá trình huấn luyện nhiều năm có thể chia ra thành 3 giai đoạn lớn: Giai đoạn đào tạo ban đầu, giai đoạn phát triển tối đa khả năng thể thao và giai đoạn duy trì tuổi thọ thể thao Mục đích của giai đoạn đào tạo ban đầu là đặt nền móng cho thành tích thể thao trong tương lai, được chia làm 2 giai đoạn nhỏ: Giai đoạn đào tạo thể thao (giai đoạn phát hiện tài năng, với mục tiêu là phát hiện môn thể thao phù hợp với năng khiếu của từng em) và giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu [46]
Khái niệm về quá trình đào tạo kéo dài nhiều năm được các chuyên gia trong nước diễn giải theo nhiều cách khác nhau, với những tên gọi khác nhau nhưng vẫn thống nhất về quan điểm.
Sự phân chia giai đoạn trong quy trình huấn luyện nhiều năm chỉ mang tính chất tương đối, vì thực chất đặc điểm quan trọng nhất của hệ thống này là tính kế thừa và tính liên tục, căn cứ khoa học chủ yếu của sự phân định trên là dựa vào sự phát triển sinh học tự nhiên của con người và quy luật hình thành và phát triển thành tích thể thao
Mặc dù có sự thống nhất cao về quan điểm quá trình huấn luyện nhiều năm, song các nhà lý luận trong và ngoài nước đã có những phân chia giai đoạn huấn luyện khác nhau tuỳ theo góc độ tiếp cận vấn đề
Đặc điểm huấn luyện thể lực cho vận động viên bắn súng trẻ giai đoạn chuyên môn hóa sâu
Trong thể thao hiện đại, huấn luyện thể lực là một quá trình liên tục, thường xuyên và có kế hoạch chi tiết của các HLV có chuyên môn sâu về thể lực trong vận động thiết kế và áp dụng cho các VĐV trong đội tuyển Quá trình này tác động tới hệ thần kinh, hệ tim mạch, cơ bắp cũng như đối với các cơ quan nội tạng của con người Tất nhiên, muốn có thành tích xuất sắc trong một môn thể thao nào đó, trước hết VĐV cần có các tố chất thể lực phát triển phù hợp với yêu cầu của môn thể thao chuyên sâu, cùng các mặt khác của quá trình huấn luyện như kỹ – chiến thuật, tâm lý
Huấn luyện thể lực luôn là cơ sở của huấn luyện thể thao, phải phù hợp với những quy luật chung của giáo dục các năng lực thể chất và những đặc điểm của huấn luyện thể thao Quá trình chuẩn bị thể lực là một quá trình sư phạm, bao gồm thể lực chung và thể lực chuyên môn [49]
1.3.1 Đặc điểm huấn luyện thể lực chung cho vận động viên bắn súng trẻ giai đoạn chuyên môn hóa sâu
Huấn luyện thể lực chung cho VĐV bắn súng đó là quá trình giáo dục toàn diện những năng lực thể chất của VĐV Nội dung của huấn luyện thể lực chung rất đa dạng, thường sử dụng các bài tập khác nhau để nâng cao khả năng hoạt động chức năng của cơ thể, phát triển toàn diện các năng lực thể chất và làm phong phú vốn kỹ năng, kỹ xảo của VĐV Điểm đặc biệt của quá trình chuẩn bị thể lực chung là phải củng cố được những điểm còn yếu trong cơ thể, những cơ quan chậm phát triển Do vậy, huấn luyện thể lực trong công tác huấn luyện thể thao là mặt cơ bản để nâng cao thành tích thể thao Về bản chất, mức độ phát triển các tố chất thể lực phụ thuộc vào các trạng thái chức năng, cấu tạo của nhiều cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể Quá trình tập luyện để phát triển các tố chất thể lực cũng chính là quá trình hoàn thiện các hệ thống chức năng có vai trò chủ yếu trong mỗi hoạt động của cơ bắp cụ thể Ngày nay trong huấn luyện thể thao hiện đại “Dù ở bất kỳ giai đoạn nào của quá trình đào tạo VĐV, công tác huấn luyện thể lực chung luôn được coi là khâu then chốt, bởi thể lực chung và thể lực chuyên môn được coi là nền tảng của việc đạt thành tích cao” [49]
Theo Harre.D và Diên Phong thì tố chất thể lực chung là các tố chất như sức mạnh, tốc độ, mềm dẻo, sức bền, linh hoạt mà cơ thể biểu hiện ra ngoài các hoạt động thể lực thông qua hoạt động cơ bắp, dưới sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương Nó là nền móng cho sự phát triển tố chất thể lực chuyên môn [14], [35]
Trong quá trình huấn luyện, các chuyên gia thể thao như Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phù hợp với quy luật chung của giáo dục thể chất và đặc thù của huấn luyện thể lực Một trong những biểu hiện cụ thể là mối quan hệ chặt chẽ giữa huấn luyện thể lực chung và chuyên môn Các tác giả định nghĩa "tố chất thể lực" là những đặc điểm riêng biệt trong thể lực con người, thường được chia thành năm loại cơ bản: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp vận động và độ dẻo.
Trong quá trình huấn luyện thể lực chung, VĐV phát triển thể lực một cách toàn diện, mà sự phát triển này được gọi là năng lực thể chất Nó được đánh giá bởi mức độ phát triển về khả năng sức mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo, khả năng làm việc của tất cả các cơ quan chức phận Dưới ảnh hưởng của quá trình chuẩn bị thể lực chung, sức khoẻ của VĐV được tăng cường các hệ thống cơ quan, chức phận của cơ thể được hoàn thiện Và như vậy, khả năng tiếp nhận LVĐ của VĐV cũng được nâng lên Chính điều này đã dẫn đến mức độ phát triển tố chất thể lực cao hơn
Thành tích thi đấu trong môn Bắn súng như nhiều HLV đã chỉ ra là tổng hợp kết quả của nhiều yếu tố khác nhau, do đó trong huấn luyện bắn súng để hướng đến những kết quả cao trong thi đấu thì VĐV bắn súng cần có sự phát triển đồng bộ, toàn diện về tất cả các mặt Đối với VĐV trẻ, một vấn đề hết sức quan trọng trong công tác huấn luyện và đào tạo đó là sự cần thiết của công tác phát triển toàn diện các yếu tố thể lực Trong huấn luyện thể thao hiện đại, công tác huấn luyện được nhiều chuyên gia xem là một quá trình diễn ra liên tục trong nhiều năm, có kế hoạch và lộ trình cụ thể, việc phát triển tố chất thể lực cho VĐV bắn súng cũng là một phần trong kế hoạch đó Riêng với môn Bắn súng thì công tác huấn luyện vẫn luôn được xem là một quá trình sư phạm, có tính giáo dục cao Quá trình này được thực hiện trong sự thống nhất giữa các mặt khác nhau, bao gồm: giáo dục, đạo đức ý chí, thẩm mỹ, năng lực tiếp thu kỹ thuật, chiến thuật thi đấu Việc đánh giá quá trình huấn luyện không chỉ dừng ở việc ghi chép các số liệu về thành tích thể thao mà còn cần đánh giá chung cả về các yếu tố liên quan như sự phát triển thể chất, trạng thái tinh thần, sự chuẩn bị của người tập trước mỗi giải đấu
Trong thi đấu bất cứ môn thể thao nào, bên cạnh các yếu tố hiểu biết, đạo đức, ý chí, kỹ thuật và chiến thuật, thể lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả hoạt động của con người Theo quan điểm của tác giả Lưu Quang Hiệp và Phạm Thị Uyên: Tố chất thể lực là hoạt động thể lực thể hiện ở các mặt khác nhau của năng lực vận động và có bốn tố chất chủ yếu: Sức mạnh, sức nhanh, sức bền và khéo léo [20]
Tuy nhiên, do đặc điểm chuyên môn hóa khác nhau của VĐV, nên huấn luyện thể lực chung cũng được chuyên môn hóa về nội dung và phương pháp Như vậy, nội dung huấn luyện thể lực chung giữa các môn thể thao có sự khác nhau theo đặc thù của từng môn Nếu giống nhau thì cũng chỉ giống phần nào giữa những môn thể thao cùng nhóm hoặc cùng tính chất
Như đã nói thì huấn luyện thể lực chung là quá trình giáo dục toàn diện những tố chất của VĐV Nó bao gồm các tố chất như vận động sức nhanh, sức mạnh, sức bền, độ dẻo, sự khéo léo, nó là nền tảng để phát triển tố chất thể lực chuyên môn phục vụ cho hoạt động chuyên môn của từng môn thể thao
1.3.2 Đặc điểm huấn luyện thể lực chuyên môn cho vận động viên bắn súng trẻ giai đoạn chuyên môn hóa sâu
Huấn luyện thể lực chuyên môn là hướng đến củng cố và nâng cao khả năng làm việc của các cơ quan chức phận, các tố chất vận động phù hợp với đòi hỏi của mỗi môn thể thao chuyên biệt
Huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV là một quá trình giáo dục nhằm phát triển và hoàn thiện những năng lực thể chất tương ứng với đặc điểm môn thể thao lựa chọn Nó có nhiệm vụ phát triển đến mức tối đa những năng lực đó ở VĐV [48]
Huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV bắn súng trẻ là phần quan trọng trong hệ thống đào tạo VĐV, cấu trúc của hệ thống đào tạo bao gồm nhiều mặt mà trong đó quan trọng nhất là đảm bảo các mặt của quá trình huấn luyện (thể lực chuyên môn, kỹ - chiến thuật - tâm lý - ý chí), tạo dựng và duy trì trạng thái sung sức thể thao phục vụ cho thi đấu
Huấn luyện thể thao chiếm vị trí quan trọng trong quá trình đào tạo VĐV
Sự phát triển nhanh chóng sức nhanh, sức mạnh, sức mạnh tốc độ và sức bền chuyên môn của VĐV bắn súng đóng vai trò to lớn trong việc đạt thành tích cao
Qua nghiên cứu tổng hợp nhiều quan điểm khác nhau trong lĩnh vực huấn luyện thể lực cho VĐV, chúng ta thấy rằng, về nguyên tắc trong một chu kỳ huấn luyện lớn đầu tiên phải tiến hành việc huấn luyện thể lực chung, trên nền tảng đó mới tiến hành việc huấn luyện thể lực chuyên môn cơ sở Đây chính là nền tảng để tiến hành việc huấn luyện thể lực chuyên môn cơ sở, mà nhờ vào đó tiến hành bước thứ 3 - phát triển ở mức cao hơn các tố chất chuyên môn cơ bản và phù hợp với đòi hỏi của môn thể thao [48]
Quan điểm về huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao
Huấn luyện thể thao là chuẩn bị cho VĐV giành được thành tích thể thao cao nhất trong thi đấu Do đó các nhiệm vụ chính của huấn luyện thể thao trước hết phải bắt nguồn từ các yêu cầu cụ thể trong thi đấu thể thao, ngoài ra còn xuất phát từ bản thân các yêu cầu của lượng vận động trong huấn luyện [2], [5], [14], [21]
Thể thao thành tích cao đòi hỏi tiềm năng con người được khai thác tối đa Trong đó, khả năng hoạt động thể lực, nhất là thể lực chung và chuyên môn, đóng vai trò then chốt Các yếu tố như kỹ thuật chiến thuật, thể lực, hoạt động tâm lý, ý chí, tri thức của vận động viên đều tác động đến thành tích thể thao, nhưng sự phát triển thể lực có tầm quan trọng đặc biệt Các nhà khoa học, huấn luyện viên và quá trình tuyển chọn vận động viên đều coi khả năng chịu đựng vận động là tiêu chí đánh giá cơ bản, bởi chỉ khi có thể lực tốt, con người mới có thể chịu đựng được lượng vận động lớn.
Do vậy, huấn luyện thể lực trong huấn luyện thể thao là mặt cơ bản để nâng cao thành tích thể thao Song, về bản chất mức độ phát triển các tố chất thể lực, phụ thuộc vào các trạng thái chức năng, cấu tạo của nhiều cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể Quá trình tập luyện để phát triển các tố chất thể lực, cũng chính là quá trình hoàn thiện các hệ thống chức năng có vai trò chủ yếu trong mỗi hoạt động của cơ bắp cụ thể [10]
Theo Philin V.P, các tố chất thể lực phát triển theo giai đoạn và không đồng đều, tùy vào lứa tuổi Huấn luyện viên không chỉ cần nắm vững quy luật phát triển tự nhiên, đặc biệt là thời kỳ nhạy cảm, mà còn cần hiểu rõ đặc điểm phát triển tố chất thể lực theo độ tuổi của từng vận động viên.
Theo Harre D, Novicop Matveep L.P, cho rằng: “Dù bất kỳ giai đoạn nào của quá trình đào tạo VĐV, công tác huấn luyện thể lực chung được coi là then chốt, bởi thể lực chung cùng với thể lực chuyên môn được coi là nền tảng của việc đạt thành tích cao” [14], [33]
Theo Nabatnhicova, tỷ trọng giữa huấn luyện thể lực chung và chuyên môn được xác định dựa trên mục đích của từng giai đoạn huấn luyện để đảm bảo sự phù hợp, đáp ứng các yêu cầu cụ thể trong quá trình tập luyện.
Quá trình chuẩn bị thể lực cho VĐV gồm: Chuẩn bị thể lực chung và chuẩn bị thể lực chuyên môn, trong đó chuẩn bị thể lực chung là nền tảng cho việc nâng cao thể lực chuyên môn Chuẩn bị thể lực chuyên môn chia làm 2 phần:
Chuẩn bị thể lực chuyên môn cơ sở hướng đến việc xây dựng các nền tảng cơ bản phù hợp với đặc thù chuyên môn của môn thể thao nhất định
Chuẩn bị thể lực chuyên môn cơ bản mà mục đích của nó là việc phát triển một cách rộng rãi các tố chất vận động thoả mãn những đòi hỏi của môn thể thao
Để xây dựng nền tảng thể lực trong chu kỳ huấn luyện, cần ưu tiên phát triển thể lực chung trước, sau đó mới chuyển sang chuyên môn hóa Quá trình này giúp tạo tiền đề cho sự phát triển các tố chất chuyên môn cơ bản, đáp ứng nhu cầu của từng môn thể thao.
Như vậy, việc phát triển các tố chất thể lực chung càng chặt chẽ bao nhiêu thì cũng cã điều kiện phát triển thể lực chuyên môn cao hơn, chất lượng hơn Sự phát triển tổ chất thể lực chuyên môn phải phù hợp đặc thù mỗi môn thể thao Song, mức độ phát triển thể lực chung và chuyên môn là một quá trình liên tục và được duy trì ổn định Nó chỉ thay đổi, phát triển ở mức mới do những yêu cầu của nhiệm vụ huấn luyện của giai đoạn đặt ra
Mặt khác, trong một chu kỳ huấn luyện cần thiết phải đảm bảo sự hợp lý giữa huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn.
Phương pháp huấn luyện thể lực chuyên môn bắn súng
Trong huấn luyện bắn súng cần áp dụng các phương pháp huấn luyện lặp lại, phương pháp giảng giải, phương pháp thị phạm Phương pháp huấn luyện thường áp dụng trong huấn luyện bắn đạn có phương pháp duy trì và cách quãng, phương pháp lặp lại cố định và thay đổi không cố định, phương pháp định hướng và không định hướng, phương pháp định giờ và không định giờ, phương pháp tập luyện cá nhân và tập thể
Cơ sở lựa chọn các phương pháp huấn luyện: Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, phương pháp huấn luyện bắn súng gồm phương pháp huấn luyện điều khiển, phương pháp huấn luyện thông thường và phương pháp huấn luyện chuyên môn Phương pháp huấn luyện được lựa chọn trong thực tiễn huấn luyện, và phải xem xét đến các nhân tố cơ bản, nhiệm vụ và nội dung huấn luyện độ tuổi, giới tính và mức độ huấn luyện của VĐV, đặc điểm các nội dung bắn súng và rất nhiều nhân tố khác như điều kiện bãi tập, khí tài, khí hậu… để lựa chọn phương pháp một cách thích hợp [34], [51]
1.5.1 Phương pháp điều khiển Đây là phương pháp huấn luyện căn cứ vào nguyên lý điều khiển huấn luyện được sử dụng rộng rãi, chủ yếu bao gồm phương pháp huấn luyện cố định, phương pháp huấn luyện trình tự và phương pháp huấn luyện mô phỏng
1.5.1.1 Phương pháp huấn luyện cố định
Phương pháp huấn luyện cố định tiến hành theo các bước sau đây: Mô hình mục tiêu huấn luyện (bao gồm lấy thông tin => xử lý thông tin => dự tính mục tiêu => quyết sách mục tiêu) => xây dựng các loại mô hình huấn luyện cục bộ (như sức chịu đựng, nội dung, và phương pháp…) => lập ra tổng mô hình kế hoạch huấn luyện => Giám sát kiểm tra phản hồi lại (bao gồm thu thập các thông tin phản hồi => so sánh phân tích => điều chỉnh lại kế hoạch cũ => thực thi kế hoạch mới) [34], [51]
1.5.1.2 Phương pháp huấn luyện trình tự
Phương pháp huấn luyện trình tự là căn cứ vào quá trình huấn luyện đã xác định => thu thập thông tin => xác định mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung… của quá trình này => phân tích các mối quan hệ ngang, dọc giữa các mặt => lập trình tự huấn luyện (trước tiên bố trí trình tự kết cấu lớn, sau đó bố trí các trình tự kết cấu vừa và nhỏ) => Thực hiện phương án trình tự huấn luyện => phản hồi và tiến hành điều chỉnh các bước [34], [51]
1.5.1.3 Phương pháp huấn luyện mô phỏng
Phương pháp huấn luyện mô phỏng là căn cứ vào mục tiêu và đối tượng mô phỏng đã xác định => phân tích các thông tin có liên quan => xác định mục tiêu huấn luyện mô phỏng => xây dựng mô hình mô phỏng => tiến hành thực nghiệm mô phỏng => điều chỉnh mô hình mô phỏng => Thực hiện huấn luyện mô phỏng => phản hồi lại [34], [51]
1.5.2 Phương pháp huấn luyện thông thường Đây là phương pháp huấn luyện bao gồm ba loại lớn: Phương pháp dạy động tác, phương pháp huấn luyện kỹ năng, thể năng và phương pháp huấn luyện chuyên môn:
1.5.2.1 Phương pháp dạy kỹ năng động tác
Phương pháp này được vận dụng trong quá trình dạy kỹ thuật và quá trình huấn luyện nâng cao kỹ thuật Chủ yếu vận dụng cho VĐV bắn súng mới vào tập trong giai đoạn huấn luyện ban đầu khi tập động tác kỹ thuật bắn súng bao gồm phương pháp dạy thông tin, phương pháp hoàn chỉnh và phân chia, phương pháp dạy trình tự và phương pháp dự phòng và sửa chữa sai lầm [34], [51]
1.5.2.2 Phương pháp huấn luyện kỹ năng, thể năng
Thể năng và kỹ năng luôn luôn dựa vào lặp đi lặp lại để nâng cao Một khi đã nắm vững kỹ thuật bắn, thì nhất thiết phải thông qua luyện tập lặp đi lặp lại nhiều lần mới có thể làm cho kỹ năng đó đạt mức tự động hóa và hình thành kỹ xảo Phương pháp huấn luyện thể năng và kỹ năng tức là một loại phương pháp đồng bộ được xác lập để huấn luyện nâng cao thể năng và kỹ năng Bao gồm các phương pháp (huấn luyện duy trì, huấn luyện lặp lại, huấn luyện giãn cách, huấn luyện giao hoán và huấn luyện thi đấu đối kháng) [34], [51]
1.5.2.3 Phương pháp huấn luyện chuyên môn (chuyên sâu)
Chủ yếu bao gồm phương pháp tập không đạn, phương pháp huấn luyện tiếp thu có đạn, phương pháp huấn luyện dự báo, phương pháp huấn luyện nâng cao độ khó và phương pháp huấn luyện thi đấu bắn súng
Phương pháp huấn luyện tập không đạn: Là phương pháp luyện tập giương súng, giữ súng, ngắm bắn, nín thở, bóp cò trên súng không có đạn Là một trong các phương pháp huấn luyện kỹ năng cơ bản trong huấn luyện giai đoạn đầu cho VĐV bắn súng Trong huấn luyện VĐV giai đoạn đầu, thời gian luyện không đạn chiếm 85%, đối với VĐV trình độ cao, trước khi thi đấu cũng phải áp dụng phương pháp luyện tập không đạn [34], [51]
Phương pháp huấn luyện bắn có đạn (còn gọi là phương pháp huấn luyện bắn đạn thật): Là VĐV bắn súng trong điều kiện bắn đạn thật, tiếp thu và vận dụng kỹ thuật động tác bắn có đạn, tiếp cận với thi đấu hoàn chỉnh, như vậy có tác dụng cho hình thành kỹ xảo thể thao, nâng cao năng lực thực tiễn và sức chịu đựng về thể lực và trí lực cho VĐV [34], [51]
Phương pháp huấn luyện dự báo: Cách làm cụ thể là mỗi lần bắn xong một viên đạn, tự mình dự báo trước viên đạn đó như thế nào, vị trí bắn vào, sau đó thông qua kính quan sát xem thực tế điểm trúng của viên đạn vào vòng nào, đối chiếu với dự báo, rút ra sai sót kịp thời điều chỉnh lại [34], [51]
Phương pháp huấn luyện nâng cao độ khó: Là phương pháp huấn luyện tiến hành trong điều kiện hạn chế các yếu tố bên ngoài Phương pháp thường dùng là mở mắt giữ súng và nhắm mắt giữ súng rồi mở mắt kiểm tra hướng súng có tác dụng nâng cao độ cảm giác mẫn cảm của cơ bắp đối với động tác ngắm trúng [34], [51]
Phương pháp huấn luyện thi đấu được chia làm hai loại Thứ nhất là kiểm tra hiệu quả huấn luyện bằng cách tiến hành trắc nghiệm theo kế hoạch Thứ hai là nâng cao ý chí và tinh thần thi đấu khi hiệu quả huấn luyện giảm sút, thông qua sát hạch và luyện tập đối kháng nhỏ, giúp nâng cao năng lực ứng dụng thực tế.
Phương tiện huấn luyện thể lực chuyên môn bắn súng
Trong huấn luyện thể thao nói chung và huấn luyện thể lực nói riêng, để giải quyết các nhiệm vụ đặc thù phát triển thể lực cho VĐV, người ta sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, trong đó, phương tiện đặc trưng nhất là các bài tập thể chất Ngoài ra còn có các yếu tố môi trường tự nhiên và các yếu tố vệ sinh Tìm hiểu cụ thể về các phương tiện sử dụng trong huấn luyện thể lực cho thấy [45], [46], [48]
1.6.1 Bài tập thể dục thể thao (còn gọi là bài tập thể chất)
Các bài tập thể chất là phương tiện chuyên môn quan trọng nhất vì nó là các kích thích tổng hợp nâng cao khả năng hoạt động của các hệ thống cơ quan trong cơ thể và thống nhất chặt chẽ sự phối hợp hoạt động của các hệ thống cơ quan theo mục đích chung Các bài tập thể chất được lựa chọn và sử dụng một cách phù hợp để giải quyết có chủ đích các nhiệm vụ huấn luyện, nâng cao thành tích thể thao và phát triển các yếu tố của năng lực thể thao như: Phát triển kỹ thuật, chiến thuật, các tổ chất thể lực, nâng cao khả năng chịu đựng LVĐ xúc tiến nhanh các quá trình hồi phục trong tập luyện sau tập luyện và thi đấu [46]
Dựa trên cơ sở đó người ta chia các bài tập thể chất thành ba loại bài tập khác nhau: Bài tập thi đấu, bài tập chuyên môn và các bài tập phát triển chung
Bài tập thi đấu: Là bài tập có cấu trúc vận động và các đặc điểm về LVĐ phù hợp với yêu cầu thi đấu chuyên môn của môn thể thao
Do hình thái vận động và đặc điểm LVĐ phù hợp với hoạt động thi đấu chuyên môn nên bài tập thi đấu có tác dụng đặc biệt đối với sự phát triển các yếu tố thành tích trong môn thể thao chuyên môn Hình thức sử dụng loại bài tập này là các cuộc thi đấu chuyên và tập luyện giống như thi đấu, song có thay đổi điều kiện thi đấu
Tập luyện giống như thi đấu và các cuộc thi đấu trong môn thể thao chuyên môn là các hình thức LVĐ mang hiệu quả tổng hợp Với các hình thức tập luyện này, VĐV được chuẩn bị trực tiếp về thể lực, tâm lý, kỹ thuật và chiến thuật phù hợp với yêu cầu thi đấu và phương thức thi đấu, nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhịp thành tích của VĐV
Bài tập thi đấu được sử dụng chủ yếu vào cuối thời kỳ và trong thời kỳ thi đấu kết hợp với các cuộc thi đấu thể thao nhằm làm tăng nhanh nhịp độ phát triển thành tích Bài tập thi đấu đòi hỏi VĐV phải huy động tối đa năng lực thể chất và tâm lý bởi vậy khối lượng các LVĐ như vậy trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ tập luyện tương đối nhỏ so với khối lượng chung
Các bài tập chuyên môn: Là các bài tập chuyên môn là các bài tập có chứa các yếu tố của bài tập thi đấu và có cấu trúc vận động và yêu cầu dùng sức gần giống bài tập thi đấu
Các bài tập chuyên môn có tác dụng phát triển và hoàn thiện các tố chất thể lực, các năng lực phối hợp vận động, các thành phần của kỹ thuật và chiến thuật kết hợp với việc hoàn thiện các phẩm chất đạo đức, tâm lý chuyên môn một cách có chủ đích Ưu điểm của các bài tập chuyên môn là có thể tác động một cách tập trung và có trọng điểm vào từng yếu tố riêng của năng lực thể thao Để sử dụng các bài tập chuyên môn một cách có hiệu quả và phù hợp với từng mục tiêu và nhiệm vụ tập luyện cụ thể người ta còn chia các bài tập chuyên môn thành 2 loại: Các bài tập chuyên môn 1 và các bài tập chuyên môn 2
Bài tập chuyên môn 1: Gồm các bài tập có quá trình vận động gần giống các bài thi đấu nhưng đặc điểm LVĐ lại khác bài tập thi đấu hoặc chỉ chứa các yếu tố riêng lẻ hay các nhóm thuộc tổ hợp các bài tập thi đấu Các hình thức về LVĐ của bài tập chuyên môn 1 gồm các cuộc thi đấu thể thao và kiểm tra thành tích thể thao trong điều kiện thay đổi nhiệm vụ thi đấu so với yêu cầu của môn thể thao chuyên sâu
Bài tập chuyên môn 2: Gồm các bài tập có các vận động bộ phận của quá trình vận động riêng biệt của kỹ thuật thể thao trong đó yêu cầu một hoặc nhiều nhóm cơ mà cách thức vận động khi dùng sức, thời gian giống hoặc gần giống như khi thực hiện động tác thi đấu
Bài tập phát triển chung: Là các bài tập có cấu trúc rất đa dạng từ các môn thể thao khác nhau và các bài tập thuộc loại hình thể dục cơ bản có hoặc không có dụng cụ, không chứa các yếu tố của động tác thi đấu
Các bài tập phát triển chung là nền tảng xây dựng thành tích vững chắc, giúp vận động viên (VĐV) bắn súng chịu đựng được cường độ tập luyện cao, cải thiện phối hợp vận động và chiến thuật Đặc biệt, trong giai đoạn huấn luyện cơ sở và huấn luyện cơ bản, lựa chọn các bài tập này dựa trên hình thức vận động và đặc điểm LVĐ, nhằm phát triển tiền đề cho năng lực thể thao, hỗ trợ VĐV thực hiện tốt yêu cầu chuyên môn phức tạp ở giai đoạn huấn luyện cấp cao.
Theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn, bài tập thể lực là một phương tiện chuyên môn cơ bản trong quá trình thể chất và huấn luyện thể thao Sự khác biệt giữa các môn thể thao được lựa chọn để chuyên môn hoá là căn cứ quan trọng nhất để phân loại bài tập trong huấn luyện thể thao [45]
Các bài tập huấn luyện thể thao chia làm 2 nhóm chính:
Bài tập thi đấu, gồm những động tác hoàn chỉnh dùng làm phương tiện cơ bản để tranh tài trong thể thao theo đúng luật thi đấu
Bài tập huấn luyện chia ra làm bài tập chuyên môn và bài tập huấn luyện chung
Bài tập chuyên môn: Là phức hợp các yếu tố của những động tác thi đấu, cùng các biến dạng của chúng, cũng như các bài tập dẫn dắt Như vậy là huấn luyện bài tập chuyên môn khi nó phục vụ trực tiếp, tương đối sát với bài tập thi đấu, vì thế các bài tập huấn luyện chuyên môn thường có giới hạn
Bài tập huấn luyện chung: Nhằm chuẩn bị cơ sở chung cho VĐV có thành phần rộng và đa dạng
Lượng vận động và quãng nghỉ trong huấn luyện thể thao
Khái niệm: LVĐ là mức độ tác của bài tập thể chất lên cơ thể người tập LVĐ trong quá trình tập luyện thể thao bao gồm LVĐ bên trong và LVĐ bên ngoài Trong đó: LVĐ bên trong là mức độ biến đổi sinh lý, sinh hoá trong cơ thể người tập khi thực hiện bài tập; LVĐ bên ngoài là LVĐ tác động lên cơ thể người tập thông qua bài tập thể lực LVĐ bên ngoài bao gồm 2 thành phần cơ bản là: Khối lượng vận động và cường độ vận động [11], [46], [47]
Khối lượng vận động: Là độ kéo dài thời gian của động tác như tổng cự ly chạy, tổng trọng lượng gánh vác, tổng số lần lặp lại, và được đo bằng đơn vị: km, kg, tấn tạ
Cường độ (I): Là mức căng thẳng chức năng do bài tập gây ra trong một khoảng thời gian tác động cụ thể nào đó
Trong phạm vi giới hạn nhất định, khối lượng (KL) và cường độ vận động (I) tỷ lệ nghịch với nhau Khi khối lượng tăng tối đa, cường độ vận động buộc phải giảm Ngược lại, khi khối lượng giảm, cường độ vận động sẽ tăng.
Trong huấn luyện thể lực cho vận động viên bắn súng, việc điều chỉnh khối lượng và cường độ tập luyện là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả tập Khối lượng tập luyện khác nhau với cùng cường độ sẽ tác động khác nhau lên cơ thể, và ngược lại Ngoài 2 yếu tố này, khoảng nghỉ giữa các lần tập và giữa các bài tập cũng ảnh hưởng đến hiệu quả tập luyện, quyết định nên áp dụng lịch vận động như thế nào.
Khái niệm quãng nghỉ: Quãng nghỉ là thành tố cơ bản của bài tập thể chất bởi vì cùng LVĐ nhưng thay đổi quãng nghỉ thì hiệu quả tác động của LVĐ cũng thay đổi [11], [46], [47]
Căn cứ vào mức độ hồi phục, có thể phân quãng nghỉ thành 3 loại:
Quãng nghỉ căng thẳng được sử dụng để cải thiện sức bền Trong quãng nghỉ này, thời gian nghỉ giữa các lần tập luyện tiếp theo được rút ngắn, khiến cơ thể không có đủ thời gian để phục hồi hoàn toàn Điều này tạo ra tình trạng căng thẳng trên cơ bắp và hệ thống tim mạch, thúc đẩy các thích ứng sinh lý giúp cải thiện khả năng chịu đựng của cơ thể khi hoạt động liên tục trong thời gian dài.
Quãng nghỉ đầy đủ: Là quãng nghỉ mà LVĐ tác động tiếp theo rơi vào thời điểm cơ thể đã hồi phục về trạng thái ban đầu Phương pháp này thường được sử dụng trong huấn luyện kỹ thuật động tác hoặc phát triển sức nhanh, sức mạnh tốc độ Trong phát triển thể lực chuyên môn cho VĐV bắn súng thuộc đối tượng nghiên cứu, quãng nghỉ đủ thường được sử dụng
Quãng nghỉ hồi phục vượt mức: Là quãng nghỉ mà LVĐ tác động tiếp theo rơi thời điểm cơ thể đang hồi phục vượt mức
Thời gian quãng nghỉ trong các phương pháp khác nhau được xây dựng tuỳ theo mục đích buổi tập, tức là thời gian trong các phương pháp khác nhau được xác định theo khuynh hướng trội hơn (theo tố chất vận động) và quy luật của quá trình hồi phục
Quãng nghỉ có thể tiến hành theo 2 thuộc tính (tính chất): Nghỉ thụ động hoặc nghỉ tích cực Quãng nghỉ tích cực: Là trong khi nghỉ vẫn có bài tập phụ vận động nhẹ nhàng với cường độ thấp Và quãng nghỉ thụ động: Là quãng nghỉ trong khi nghỉ không có hoạt động vận động hay nói cách khác, không làm gì cả Trong huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV bắn súng quãng nghỉ tích cực thường được sử dụng
Hiệu quả sử dụng một loại quãng nghỉ nào đó không phải là cố định Những quãng nghỉ có cùng độ dài thời gian nhưng trong các điều kiện khác nhau có thể có tác dụng như quãng nghỉ ngắn hoặc đầy đủ hoặc vượt mức Mặt khác tuỳ theo quãng nghỉ mà hiệu quả tác động của LVĐ riêng lẻ và cả buổi tập nói chung cũng thay đổi
Như vậy, để hiệu quả buổi tập đi đúng hướng đặt ra, điều chỉnh LVĐ và quãng nghỉ là vấn đề cơ bản, cần thiết và có tính chất quyết định
1.7.3 Điều chỉnh lượng vận động và quãng nghỉ trong huấn luyện thể thao Điều chỉnh LVĐ và quãng nghỉ là vấn đề cơ bản trong huấn luyện thể thao Sự cần thiết đối với điều chỉnh LVĐ trong huấn luyện thể thao là phải tăng LVĐ một cách phù hợp: Huấn luyện thể thao cũng như mọi quá trình tập luyện khác đều không ngừng vận động, phát triển, thay đổi từ buổi tập này sang buổi tập khác, từ giai đoạn này sang giai đoạn khác Nét đặc trưng trong sự vận động của quá trình huấn luyện thể thao là phải thường xuyên tăng độ phức tạp của bài tập, tăng cường độ và thời gian tác động của các bài tập đó, bởi mỗi lần thích nghi, VĐV đã bước lên một giai đoạn phát triển mới, trình độ tập luyện tăng thêm 1 bước [11], [46], [47]
Mức độ biến đổi diễn ra trong cơ thể dưới tác động của bài tập thể chất trong những giai đoạn nhất định Tỉ lệ thuận với khối lượng và cường độ vận động Nếu đảm bảo các điều kiện cần thiết khi khối lượng vận động càng lớn sẽ tạo được những biến đổi thích nghi càng mạnh mẽ Cường độ vận động càng lớn các quá trình hồi phục vượt mức càng mạnh mẽ
Mặt khác phản ứng của cơ thể đối với cùng một LVĐ cũng luôn thay đổi theo mức độ thích nghi Mà những diễn biến chức năng sinh học do LVĐ ban đầu gây ra ngày càng nhỏ đi Trong cơ thể xuất hiện khả năng “tiết kiệm hoá chức năng” Để tiếp tục nâng cao khả năng chức phận của cơ thể cần phải đổi mới một cách hệ thống cường độ và khối LVĐ Đó chính là một trong những quy luật của quá trình huấn luyện thể thao Khi huấn luyện các tố chất thể lực, quy luật đó được thể hiện ở sự thay đổi theo chiều tăng lên các thông số khác nhau của LVĐ, tốc độ, trọng lượng số lần lặp lại, tổng số thời gian Điều kiện cơ bản để nâng cao các yêu cầu trong quá trình huấn luyện thể thao là phải đảm bảo tính hệ thống Các yêu cầu được tăng lên nhưng không vượt quá khả năng chức phận của cơ thể mà phải đảm bảo vừa sức người tập Tính thường xuyên và tuần tự hợp lý cũng như luân phiên hợp lý vận động và nghỉ ngơi là điều kiện cần thiết để nâng cao yêu cầu tập luyện Đảm bảo tính bền vững của kĩ xảo và các biến đổi thích nghi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình đổi mới nhiệm vụ vận động và tăng LVĐ Việc chuyển sang các bài tập mới, khó khăn và phức tạp hơn cần tiến hành tuỳ thuộc vào mức độ củng cố kĩ xảo và mức độ thích nghi đối với LVĐ Như vậy có thể kết luận rằng đặc biệt tiêu biểu của diễn biến LVĐ là tính tuần tự [46]
Tăng LVĐ theo ba hình thức: đường thẳng dốc, bậc thang và làn sóng Hình thức làn sóng diễn ra trong những quãng thời gian dài, trong khi thẳng dốc và bậc thang chỉ phù hợp cho thời kỳ tương đối ngắn.
1.8 Đặc điểm tâm, sinh lý vận động viên lứa tuổi 17-18
Các công trình nghiên cứu có liên quan
Các công trình liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài được nhiều tác giả trong và ngoài nước phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau
1.9.1 Các công trình nghiên cứu trong nước Đối với môn Bắn súng nói riêng, đã có các nhà khoa học hàng đầu trong nước nêu lên những quan điểm về tầm quan trọng của huấn luyện phát triển các tố chất thể lực chuyên môn cho VĐV bắn súng như:
Trong nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Hiên (2018) “Nghiên cứu xác định mô hình nam VĐV bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi” [16]
Luận án đã xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất bắn súng, bao gồm: kỹ thuật, chức năng, tâm lý, thể lực và hình thái Đối với từng yếu tố, luận án đưa ra mô hình lý tưởng phù hợp với các vận động viên bắn súng cấp cao Việt Nam nội dung 10m súng ngắn hơi Những mô hình này cung cấp hướng dẫn cụ thể để phát triển các khả năng thiết yếu cho vận động viên, từ đó nâng cao hiệu suất bắn súng của họ.
Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Hoàng (2018) “Nghiên cứu một số biện pháp kiểm soát tâm lý trước thi đấu của VĐV bắn súng trẻ Thành phố Hồ Chí Minh” [23]
Luận án đã xác định được 29 biểu hiện thuộc 6 hiện tượng tâm lý trước thi đấu như: Hiện tượng lo lắng, lãnh đạm, thờ ơ, thậm chí sợ thi đấu; hiện tượng rối loạn giấc ngủ; hiện tượng kém tự tin; hiện tượng mệt mỏi và xuống sức; hiện tượng không duy trì tập trung chú ý trong thời gian dài; tâm trạng luôn suy nghĩ đến thi đấu và sự nỗ lực ý chí chiến thắng chưa cao
Trong nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Tố Loan (2018) “Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn nội dung súng trường thể thao cho nữ VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh” [28] Đề tài đã lựa chọn được 12 bài tập phát triển sức bền chuyên môn nội dung súng trường thể thao cho nữ VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh gồm: Bắn không đạn đoán điểm và giữ súng trên tay (40L/1p), bắn bia thu nhỏ; bắn với tốc độ quy định, giữ súng trên tay có thêm trọng lượng phụ 0,5kg (15L/1p x3 tổ, đứng trên bệ cao 15cm giữ súng (1p x 20L) x 3 tổ; giữ súng trên tay ở tư thế đứng với các tư thế khác nhau và thu nhỏ diện tích chân đế (3p x 5L) x 2 tổ; giữ súng tập động tác tăng cò không đạn hai lần liên tục trên tay (40L x 2 tổ); giữ súng trên tay 1phút 30s bắn sau (20v x 2 tổ); bài tập tăng thời gian ở một tư thế (40p x 2 tổ); bắn phán đoán không đạn xen kẽ có đạn 20v x 2 tổ; giữ súng bằng một tay có dây súng ở tư thế nằm, tư thế quỳ 10 phút x 5 lần
Trong nghiên cứu của tác giả Triệu Thị Hoa Hồng (2019) “Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV nội dung súng ngắn hơi giai đoạn hoàn thiện tài năng thể thao lứa tuổi 18-20 Đội tuyển bắn súng Thành phố
Hồ Chí Minh” [25] Đề tài đã lựa chọn được 12 bài tập và xây dựng được kế hoạch huấn luyện ứng dụng bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nữ VĐV súng ngắn hơi giai đoạn hoàn thiện tài năng thể thao lứa tuổi 18-20 đội tuyển bắn súng Thành phố
Bài tập bắn không đạn giúp học viên đoán điểm ngắm và giữ súng vững trong 30 lần liên tục, mỗi lần 1 phút Tiếp đến, họ thực hành bắn mục tiêu thu nhỏ để tăng độ chính xác Để thử thách tính kiên trì, học viên phải giữ súng có trọng lượng phụ 0,5kg và đứng trên bệ cao 15cm trong thời gian nhất định Cuối cùng, bài tập bắn với tốc độ quy định rèn luyện phản xạ nhanh và khả năng xử lý tình huống kịp thời.
30 lần x 1 phút; Bài tập giữ súng tăng cò khan 30 lần x 2 tổ; Bài tập sau mỗi phát bắn giữ súng trên tay 1 phút x 20 lần; Bài tập bắn không đạn xen kẽ có đạn
20 viên; Bài tập bắn tính độ chụm 60v; Bài tập bắn tính điểm 60v yêu cầu số điểm từng chục cho trước; Bắn tính điểm 60v sau khi giữ súng khối lượng (3 tổ, mỗi tổ 10 phút); Bắn tính độ chụm 60v sau khi giữ súng khối lượng (3 tổ, mỗi tổ
Trong nghiên cứu của tác giả Lương Hồng Sinh (2020) “Biện pháp nâng cao hiệu quả học tập môn Bắn súng ngắn quân dụng cho học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I” [39] Đề tài đã lựa chọn được 6 biện pháp nâng cao hiệu quả học tập môn Bắn súng ngắn quân dụng cho học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát Nhân dân I gồm: Biện pháp một tuyên truyền nâng cao nhận thức của học viên về tầm quan trọng của môn học bắn súng ngắn; Biện pháp nâng cao năng lực trình độ đội ngũ giảng viên; Đầu tư xây dựng mới cải tạo cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ học tập cho hoạt động huấn luyện của học viên; Tăng cường hoạt động ngoại khóa cho học viên học môn ; Đổi mới phương pháp giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy; Tăng cường công tác quản lý kiểm tra giám sát hoạt động dạy học của giảng viên và học viên
Trong nghiên cứu của tác giả Cù Thị Thanh Tú (2020) “Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ VĐV trường hơi di động lứa tuổi 16-17 trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nội” [54] Đề tài đã lựa chọn được 12 bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ VĐV trường hơi di động lứa tuổi 16-17 trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT
Hà Nội gồm: Bài tập bắn không chạm và giữ súng trên tay 30 lần x 1 phút; Bài tập bắn bia thu nhỏ; Bài tập bắn với tốc độ quy định, bài tập giữ súng trên tay có trọng lượng phụ 0,5kg; Bài tập đứng trên bệ cao 15cm giữ súng 30 lần x 1 phút; Bài tập giữ súng tăng cò khan 30 lần x 2 tổ; Bài tập sau mỗi phát bắn giữ súng trên tay 1 phút x 20 lần; Bài tập bắn không đặt xen kẽ có đạn 20 viên; Bài tập bắn tính độ chụm 60 viên; Bài tập bắn tính điểm 60 viên yêu cầu số điểm từng chục cho trước; Bắn tính điểm 60 viên sau khi giữ súng khối lượng; Bắn tính độ chụm 60 viên sau khi giữ súng khối lượng
Trong nghiên cứu của tác giả Đỗ Hữu Trường (2021) “Nghiên cứu diễn biến các chỉ số sinh lý đặc trưng của VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia tại Trung tâm Đào tạo VĐV Trường Đại học TDTT Bắc Ninh” [50] Đề tài đã lựa chọn được 07 chỉ số chức năng sinh lý đặc trưng trong ba nhóm chức năng gồm: Hô hấp, tim mạch, thần kinh tâm lý ở thời điểm trước vận động và 11 chỉ số trong vận động, 07 chỉ số sau vận động của VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia tại Trung tâm Đào tạo VĐV Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Đề tài đã đánh giá thực trạng các chỉ số sinh lý đặc trưng đã lựa chọn ở ba thời điểm, kết quả cho thấy các chỉ số đều có xu hướng tốt hơn so với người Việt Nam bình thường
Bắn súng là môn thể thao đòi hỏi kỹ thuật đa dạng, phong phú và luôn biến hóa Quá trình huấn luyện thể lực cho vận động viên bắn súng đóng vai trò quan trọng, giúp họ hình thành các năng lực chuyên môn phù hợp thông qua việc áp dụng hợp lý các phương tiện chuyên môn của quá trình giáo dục thể chất Các kỹ thuật cần thiết trong bắn súng bao gồm giương súng, ngắm bắn, nín thở và bóp cò, đòi hỏi sự chính xác và khả năng tập trung cao độ của vận động viên.
1.9.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ nêu trên, trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng 6 phương pháp nghiên cứu thường sử dụng trong lĩnh vực TDTT
2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Trong suốt quá trình nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu tài liệu đóng vai trò xuyên suốt Phương pháp này giúp tập hợp, phân tích, tổng hợp và đánh giá các tài liệu khoa học liên quan hiệu quả Từ đó, đề tài có thể chọn lọc và sử dụng thông tin phù hợp nhất cho nghiên cứu, hỗ trợ quá trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực TDTT.
Mục đích của phương pháp nhằm thu thập tài liệu, tổng hợp các nguồn thông tin hiện có trong và ngoài nước giúp cho việc nghiên cứu các vấn đề lý luận trong quá trình nghiên cứu Phương pháp này được đề tài sử dụng giúp cho việc hệ thống hoá các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận trong việc phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia Đồng thời việc sử dụng phương pháp nghiên cứu này cho phép thu thập thêm các số liệu để kiểm chứng và so sánh với những số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu đã tiến hành sưu tầm và tổng hợp các tài liệu liên quan đến các lĩnh vực nghiên cứu của đề tài bao gồm 83 tài liệu tham khảo, trong đó có 62 tài liệu bằng tiếng Việt, 3 tài liệu bằng tiếng Anh, 9 tài liệu bằng tiếng Nga, 5 tài liệu bằng tiếng Trung, 04 Website trên Internet Cụ thể một số tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu Khi sử dụng phương pháp nghiên cứu này, đề tài đã tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau, chủ yếu là các nguồn tư liệu thuộc Thư viện Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Thư viện thuộc Viện Khoa học TDTT, cũng như những tư liệu cá nhân thu thập được, bao gồm:
Các chỉ thị, văn bản, quyết định của Đảng và Nhà nước về TDTT trong giai đoạn mới, định hướng công tác TDTT
Các sách gồm có: Sách lý luận, tâm lý, sinh lý học, y học, các sách huấn luyện, tuyển chọn VĐV, giáo trình Bắn súng thể thao Các đề tài nghiên cứu về môn Bắn súng các tài liệu nghiên cứu khoa học TDTT…
Để hình thành cơ sở lý luận và đề xuất giả thuyết cho đề tài nghiên cứu, các công trình nghiên cứu trong nước hoặc dịch sang tiếng Việt từ nước ngoài, các tạp chí chuyên ngành và kỷ yếu hội nghị khoa học về TDTT đóng vai trò hết sức quan trọng Nhờ đó, các nhà nghiên cứu có thể trực tiếp tham khảo, tổng hợp quan điểm từ các tác giả trong và ngoài nước để xác định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu tổng quan đề tài.
Các luận văn, đề tài tốt nghiệp của học viên cao học và nghiên cứu sinh những năm gần đây có liên quan đến thể lực chuyên môn
Trên cơ sở phân tích các nguồn tư liệu khác nhau, sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho việc hình thành giả thuyết khoa học, xác định mục tiêu nghiên cứu, xây dựng kế hoạch tổ chức nghiên cứu và định hướng thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài
2.1.2 Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp này nhằm thu thập các số liệu nghiên cứu về thực trạng trình độ thể lực chuyên môn của VĐV, lựa chọn test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn cũng như lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia Phương pháp phỏng vấn giúp người nghiên cứu có thể thu thập và khai thác sâu các ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu, cũng có thể giúp người nghiên cứu tận dụng trí tuệ tập thể để đảm bảo tính khách quan trong vấn đề nghiên cứu Quá trình nghiên cứu sử dụng cả phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp bằng phiếu hỏi các khách thể nghiên cứu Các khía cạnh mà đề tài quan tâm khi phỏng vấn, toạ đàm bao gồm: Đánh giá chất lượng cơ sở vật chất, thực trạng sử dụng bài tập, phỏng vấn lựa chọn test, lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn Đối tượng phỏng vấn của đề tài là 8 nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia và
30 chuyên gia, HLV bắn súng của Trung tâm Đào tạo VĐV Trường Đại học
TDTT Bắc Ninh, Đà Nẵng, Hà Nội, Quân đội, Hải Phòng, Hải Dương Kết quả của việc sử dụng phương pháp nghiên cứu này được trình bày ở phần kết quả nghiên cứu của đề tài Đề tài tiến hành trao đổi trực tiếp và phỏng vấn bằng phiếu hỏi các chuyên gia HLV bắn súng Các thông tin thu được sẽ phục vụ cho việc đánh giá thực trạng và lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia
Các ý kiến trưng cầu tư vấn chuyên gia được đánh giá theo thang đo Likert 5 mức độ:
Mức 1 Tốt/Rất cần thiết : 5 điểm
Mức 2 Khá/Cần thiết : 4 điểm
Mức 3 Trung bình/Bình thường : 3 điểm
Mức 4 Yếu/Không cần thiết : 2 điểm
Mức 5 Kém/Rất không cần thiết : 1 điểm
Khi phân tích giá trị trung bình kết quả khảo sát thu được qua thang đo Likert, giá trị khoảng cách được tính bằng (Giá trị tối đa – Giá trị tối thiểu)/Số mức thang đo Trong trường hợp này, giá trị khoảng cách là 0,8, đánh giá theo mức sau:
Mức 1 Tốt/Rất cần thiết : Từ 4,21 - 5,00 điểm
Mức 2 Khá/Cần thiết : Từ 3,41 - 4,20 điểm
Mức 3 Trung bình/Bình thường : Từ 2,61 - 3,40 điểm
Mức 4 Yếu/Không cần thiết : Từ 1,81 - 2,60 điểm
Mức 5 Kém/Rất không cần thiết : Từ 1.00 - 1,80 điểm
Trên cơ sở những thông tin thu được qua phương pháp phỏng vấn, sẽ giúp đề tài có thêm những căn cứ quan trọng làm tăng thêm độ tin cậy của kết quả nghiên cứu
2.1.3 Phương pháp quan sát sư phạm Đề tài sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin từ đối tượng điều tra thông qua việc quan sát các buổi tập, buổi kiểm tra của nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia để thấy được những lỗi sai của VĐV trong khi thực hiện các bài tập thể lực chuyên môn nội dung súng trường, từ đó đề tài lựa chọn được những bài tập phát triển thể lực chuyên môn phù hợp cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia Đây là phương pháp quan sát nhằm thu thập những số liệu, tài liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến sử dụng bài tập, nội dung kế hoạch huấn luyện và thành tích Khi thực hiện quan sát đã tiếp cận đối tượng nghiên cứu để ghi nhận các dấu hiệu sư phạm từ cả hai phía: HLV và VĐV nhằm xác định cơ sở lựa chọn các phương tiện, phương pháp huấn luyện nâng cao thể lực chuyên môn, cũng như các test kiểm tra, đánh giá Đối tượng được đề tài lựa chọn trong quan sát sư phạm là các HLV và nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia Về quan sát có: Quan sát bên trong (theo dõi trực tiếp khi HLV tham gia huấn luyện); Quan sát công khai (quan sát khi VĐV và HLV biết có người quan sát và nội dung quan sát)
Nội dung quan sát gồm: Quan sát diễn biến các buổi tập luyện của đối tượng nghiên cứu, các phương tiện huấn luyện, các phương pháp huấn luyện, các nội dung kiểm tra - đánh giá thể lực chuyên môn
Sử dụng các nội dung quan sát trên nhằm thu thập thông tin cần thiết về các đối tượng tham gia thử nghiệm, về thực tế huấn luyện VĐV cũng như các bài tập và các phương pháp mà HLV thường sử dụng để tìm những phương tiện và phương pháp phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường của nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia Xác định những test phục vụ cho kiểm tra, đánh giá trình độ thể lực chuyên môn, lựa chọn hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu trong quá trình huấn luyện
Kết quả quan sát trên VĐV được ghi vào phiếu quan sát Các số liệu quan sát được sử lý trong quá trình nghiên cứu đề tài
2.1.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm Đề tài sử dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn của VĐV Đồng thời thu thập kết quả lập test đánh giá thể lực cho nam VĐV Thời gian tổ chức kiểm tra sư phạm trong thực nghiệm được tiến hành trong 12 tháng Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng các test đánh giá thể lực chuyên môn được lựa chọn để thu thập kết quả nghiên cứu Trong quá trình kiểm tra sư phạm, các test chuyên môn sau đây được sử dụng để kiểm tra thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia Các test sư phạm mà đề tài sử dụng bao gồm:
(1) Giữ súng lâu trên tay 2 phút, tính thời gian giữ súng ổn định (s)(laser) Mục đích: Đánh giá thể lực chuyên môn bắn súng, đánh giá độ ổn định thời gian ổn định của hệ thống cơ thể - súng trong quá trình tập luyện Đánh giá khả năng dẻo dai, kiên trì của VĐV
Yêu cầu: Tập trung cao độ trong thời gian dài, giữ súng với độ ổn định cao nhất, VĐV nỗ lực ý chí hoàn thành bài tập
Tổ chức nghiên cứu
Là các bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia
Giới hạn nội dung nghiên cứu: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia
Khách thể nghiên cứu: Là 8 nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia và 30 chuyên gia, HLV bắn súng của Trung tâm Đào tạo VĐV Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Đà Nẵng, Hà Nội, Quân đội, Hải Phòng, Hải Dương
Cỡ mẫu nghiên cứu thực nghiệm: 8 nam VĐV lứa tuổi 17-18 nội dung súng trường thể thao Đội tuyển trẻ Quốc gia Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Đào tạo VĐV Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
2.2.3.Thời gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong 4 năm từ tháng 02/2020 đến tháng 02/2024 và được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 Từ tháng 02/2020 đến tháng 7/2020
Xác định vấn đề nghiên cứu
Thu thập các tài liệu có liên quan đến đề tài
Lập đề cương và bảo vệ đề cương nghiên cứu
Trong giai đoạn từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2023, nghiên cứu tiến hành đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác huấn luyện thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho các VĐV nam trẻ thuộc Đội tuyển trẻ Quốc gia.
Thực trạng phân phối nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia
Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia
Thực trạng đội ngũ huấn luyện viên huấn thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia
Thực trạng sử dụng phương pháp huấn luyện thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia
Thực trạng sử dụng phương tiện huấn luyện thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia
Thực trạng trình độ thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia
Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn
Nghiên cứu lựa chọn trắc nghiệm đánh giá thể lực chuyên môn được thực hiện nhằm xác định các yếu tố căn bản đảm bảo chất lượng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên đội tuyển trẻ quốc gia Kết quả nghiên cứu được công bố trong bài báo khoa học, cung cấp thông tin toàn diện về thực trạng các yếu tố cơ bản này, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng huấn luyện thể lực chuyên môn cho các vận động viên.
Nguyên tắc lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn
Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia
Xây dựng kế hoạch huấn luyện thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia Đăng tải một bài báo về việc lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia
Giai đoạn 3 Từ tháng 9/2023 đến tháng 02/2024
Viết và hoàn thiện đề tài, xin ý kiến đóng góp của các nhà khoa học Hoàn tất các thủ tục bảo vệ đề tài
Bảo vệ đề tài ở Hội đồng cấp Cơ sở và Hội đồng cấp Trường.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Đánh giá thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia
Bắn súng là một trong những môn thể thao được sự quan tâm đầu tư phát triển từ nhiều năm nay Cho đến nay Đội tuyển Bắn súng đã đào tạo được rất nhiều lứa VĐV phục vụ tuyến đội tuyển Quốc gia Chương trình huấn luyện đã từng bước được cải thiện để phù hợp hơn với những yêu cầu trong thi đấu thực tiễn hiện nay Để đánh giá thực trạng công tác huấn luyện thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia, đề tài tiến hành khảo sát đánh giá các nội dung:
Thực trạng phân phối nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn
Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện thể lực chuyên môn
Thực trạng đội ngũ huấn luyện viên huấn thể lực chuyên môn
Thực trạng sử dụng phương pháp huấn luyện thể lực chuyên môn
Thực trạng sử dụng phương tiện huấn luyện thể lực chuyên môn
Thực trạng trình độ thể lực chuyên môn
3.1.1 Thực trạng phân phối nội dung huấn luyện cho nam vận động viên nội dung súng trường Đội tuyển trẻ Quốc gia Đánh giá thực trạng phân phối nội dung huấn luyện cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia nội dung súng trường trên các mặt như sau: phân phối các thời kỳ huấn luyện; phân phối nội dung huấn luyện qua các thời kỳ; phân phối nội dung huấn luyện thể lực; diễn biến LVĐ thể lực trong chu kỳ ngắn, qua đó xác định rõ những ưu điểm và hạn chế trong kế hoạch huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia
(1) Thực trạng phân phối kế hoạch huấn luyện năm cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia tại Trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
Thực trạng phân phối các thời kỳ huấn luyện trong kế hoạch huấn luyện năm được trình bày tại bảng 3.1
Bảng 3.1 Thực trạng phân phối các thời kỳ huấn luyện trong kế hoạch huấn luyện năm nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia
Số tuần huấn luyện thực tế
Ghi chú: Tổng số 50 tuần tập luyện thực tế/1500 giờ (1 tuần tập 12 buổi, thời gian tập mỗi buổi là 2,5 giờ, mỗi tuần tập 30 giờ)
Kế hoạch huấn luyện năm được xây dựng theo 3 chu kỳ trung bình, mỗi chu kỳ bao gồm các thời kỳ chuẩn bị chung, chuyên môn, thi đấu và quá độ dựa trên 3 giải thi đấu trọng điểm trong năm Sự phân bổ thời gian cho các chu kỳ và thời kỳ này đảm bảo vận động viên đạt trạng thái thể thao tốt nhất tại các giải đấu, đáp ứng mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn và thành tích thi đấu.
Tổng số tuần thực tế huấn luyện được phân phối là 50 tuần/năm, mỗi tuần tập 30 giờ, mỗi ngày tập 5 giờ Thống kê cho thấy tổng thời gian dành cho thời kỳ chuẩn bị chung là 15 tuần; giai đoạn huấn luyện chuyên môn 1, chuyên môn
2, chuyên môn 3 là 16 tuần; thời kỳ thi đấu 1, thi đấu 2 và thi đấu 3 là 13 tuần; thời kỳ quá độ là 6 tuần Như vậy, việc phân phối thời gian trong kế hoạch huấn luyện năm cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia tại Trung tâm Đào tạo VĐV Trường Đại học TDTT Bắc Ninh được xây dựng bảo đảm khoa học
(2) Thực trạng phân phối nội dung huấn luyện qua các thời kỳ trong kế hoạch huấn luyện năm
Kết quả phân phối chi tiết thời gian huấn luyện cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia nội dung súng trường qua các thời kỳ trong kế hoạch huấn luyện năm được trình bày tại bảng 3.2
Bảng 3.2 Phân phối nội dung huấn luyện cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia nội dung súng trường qua các thời kỳ trong kế hoạch huấn luyện năm
Tâm lý (%) Tuần 1 - tuần 15 Chuẩn bị chung 40% 30% 25% 5% Tuần 16 - tuần 20 Chuyên môn 1 40% 35% 20% 5% Tuần 21 - tuần 24 Thi đấu 1 20% 35% 30% 15% Tuần 25 - tuần 29 Chuyên môn 2 35% 30% 20% 15% Tuần 30 - tuần 33 Thi đấu 2 25% 35% 25% 15% Tuần 34 - tuần 39 Chuyên môn 3 40% 35% 15% 10% Tuần 40 - tuần 44 Thi đấu 3 25% 30% 30% 15%
Qua bảng 3.2 cho thấy: Việc phân phối từng nội dung huấn luyện như huấn luyện thể lực, kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý, được thiết kế chi tiết cho từng thời kỳ trong kế hoạch huấn luyện năm Việc phân phối thời gian cho các nội dung huấn luyện theo các thời kỳ huấn luyện đã đảm bảo tính khoa học, hợp lý
Việc phân bổ thời gian cho các nội dung huấn luyện được thực hiện hợp lý theo từng thời kỳ, phù hợp với lý thuyết huấn luyện hiện đại và mục tiêu của từng giai đoạn Thời kỳ chuẩn bị chung tập trung vào nâng cao thể lực (40%) Thời kỳ thi đấu 3 dành nhiều thời gian hơn cho kỹ thuật và tâm lý Đáng chú ý, thời kỳ quá độ có tỷ lệ huấn luyện thể lực lên đến 50%, trong khi tâm lý và chiến thuật chỉ chiếm 5% và 15% Kết quả phân tích xác nhận rằng việc phân bổ thời gian cho các nội dung huấn luyện trong năm là hợp lý, mang lại hiệu quả cao nhất.
Bảng 3.3 Thống kê tổng hợp phân phối thời gian các nội dung huấn luyện súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia
TT Các nội dung huấn luyện Số giờ huấn luyện Tỷ lệ %
Bảng 3.3 thể hiện thời gian đào tạo trong năm là 1500 giờ, trong đó:- Đào tạo thể lực chiếm 760/1500 giờ, tương ứng 50,70%.- Đào tạo kỹ thuật, chiến thuật chiếm 590/1500 giờ, tương ứng 39,30%.- Đào tạo tâm lý chiếm 115/1500 giờ, tương ứng 7,70%.- Số giờ thi đấu, kiểm tra là 35/1500 giờ, tương ứng 2,30%.
Kết quả phân tích tổng hợp cho thấy việc phân bổ thời gian các nội dung huấn luyện cho nam VĐV bắn súng nội dung súng trường Đội tuyển trẻ Quốc gia tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh được thiết kế cụ thể, chi tiết cho từng nội dung, phù hợp với lý thuyết huấn luyện bắn súng hiện đại, đảm bảo để đạt mục tiêu đặt ra cho từng thời kỳ
(3) Thực trạng phân phối nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn Đề tài tiến hành đánh giá thực trạng phân phối nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia
Kết quả được trình bày ở bảng 3.4
Bảng 3.4 Thực trạng tỉ lệ phân phối nội dung huấn luyện thể lực chuyên môn cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia
TT Tố chất thể lực chuyên môn Phân phối thời gian huấn luyện
4 Khả năng phối hợp vận động 60 16,00
Qua bảng 3.4 cho thấy: Trong huấn luyện các tố chất thể lực chuyên môn cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia thì tố chất sức bền và sức mạnh được quan tâm nhiều hơn, trong đó sức bền chiếm 41,33%, sức mạnh chiếm 26,67% Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của môn Bắn súng Qua trao đổi với các chuyên gia, HLV, việc phân bổ thời gian huấn luyện thể lực chuyên môn trong kế hoạch năm là hoàn toàn phù hợp và bảo đảm tính khoa học
(4) Diễn biến lượng vận động thể lực chuyên môn trong chu kỳ ngắn (chu kỳ tuần)
Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiến hành lựa chọn, xây dựng, ứng dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường phù hợp với đặc điểm nam vận động viên đội tuyển trẻ quốc gia.
Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia
Xây dựng kế hoạch huấn luyện thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia
3.2.1 Lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia
3.2.1.1 Căn cứ lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia Để lựa chọn các bài tập huấn luyện thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia, đề tài dựa trên các căn cứ sau: Căn cứ vào các cơ sở lý luận đã được trình bày trong chương 1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu gồm:
Căn cứ vào đặc điểm chung của môn Bắn súng;
Căn cứ vào các phương pháp huấn luyện nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia;
Căn cứ vào đặc điểm tâm, sinh lý của VĐV lứa tuổi 17-18;
Căn cứ vào kết quả phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan tới môn bắn súng, tới huấn luyện thể lực nói chung và thể lực chuyên môn nói riêng cho VĐV thể thao…
Ngoài các căn cứ lý luận trên, khi lựa chọn bài tập huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV còn sử dụng các căn cứ thực tiễn như:
Dựa trên chương trình huấn luyện, cơ sở vật chất phục vụ huấn luyện; thực trạng đội ngũ HLV; thực trạng sử dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho VĐV.
Căn cứ vào thực trạng trình độ thể lực nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia Để xác định được các nguyên tắc lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia phù hợp và khoa học, chúng tôi tiến hành phân tích các tài liệu có liên quan, phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, HLV, kết quả xác định được 6 nguyên tắc gồm:
Nguyên tắc bảo đảm tính định hướng;
Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi;
Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả;
Nguyên tắc bảo đảm tính đa dạng;
Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống;
Nguyên tắc bảo đảm tính hiện đại Để xác định được chính xác các nguyên tắc cần thiết khi lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia, chúng tôi tiến hành phỏng vấn xác định nguyên tắc trên diện rộng bằng phiếu hỏi Đối tượng phỏng vấn là các chuyên gia, HLV môn Bắn súng Phỏng vấn tiến hành theo thang đo Likert 5 mức tương ứng từ rất cần thiết, cần thiết, bình thường, không cần thiết, rất không cần thiết (phụ lục 4) Đề tài sẽ lựa chọn các nguyên tắc đạt điểm trung bình phỏng vấn từ 3.41 điểm trở lên là những nguyên tắc cần tuân thủ khi lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.19
Bảng 3.19 Kết quả phỏng vấn xác định nguyên tắc lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam vận động viên Đội tuyển trẻ Quốc gia (n = 30)
Kết quả phỏng vấn (Điểm) Tổng điểm Điểm trung bình
1 Bảo đảm tính định hướng 10 18 2 0 0 128 4,27
2 Bảo đảm tính khả thi 9 17 3 1 0 124 4,13
3 Bảo đảm tính hiệu quả 8 17 4 1 0 122 4,07
4 Bảo đảm tính đa dạng 7 20 3 0 0 124 4,13
5 Bảo đảm tính hệ thống 8 19 3 0 0 125 4,17
6 Bảo đảm tính hiện đại 9 16 4 1 0 123 4,10 Qua bảng 3.19 cho thấy, cả 6 nguyên tắc đưa ra phỏng vấn đều có giá trị điểm trung bình đạt từ 4,07 - 4,27 điểm Theo quy ước phỏng vấn đặt ra, các nguyên tắc này sẽ được tuân thủ khi lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia
Nội dung cụ thể của từng nguyên tắc:
Nguyên tắc bảo đảm tính định hướng trong luyện tập thể lực chuyên môn môn Bắn súng nội dung súng trường thể thao nhấn mạnh việc lựa chọn bài tập tập trung vào các nhóm cơ chủ yếu tham gia vào hoạt động kỹ - chiến thuật của môn bắn súng Sự định hướng rõ ràng trong lựa chọn bài tập này giúp tác động trực tiếp vào các nhóm cơ này, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình luyện tập và thi đấu của các xạ thủ.
Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi: Việc lựa chọn các bài tập phải đảm bảo tính khả thi, có nghĩa là các bài tập có thể thực hiện được trên đối tượng và điều kiện tập luyện của nam VĐV nội dung súng trường Đội tuyển trẻ Quốc gia Nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả: Các bài tập phải có tính hiệu quả, nghĩa là các bài tập phải nâng cao thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia, góp phần nâng cao thành tích của VĐV Nguyên tắc bảo đảm tính đa dạng: Các bài tập phải có tính đa dạng về số lượng, loại bài tập tạo hứng thú cho nam VĐV nội dung súng trường thể thao Đội tuyển trẻ Quốc gia trong quá trình tập luyện phát triển thể lực chuyên môn nói riêng và trong quá trình tập luyện nâng cao thành tích thể thao nói chung Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống: Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo tính hệ thống, nghĩa là nội dung, hình thức, khối lượng vận động phải phù hợp với đặc điểm đối tượng, điều kiện thực tiễn huấn luyện phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia
Nguyên tắc bảo đảm tính hiện đại: Các bài tập phải có tính tiếp cận với xu hướng sử dụng các biện pháp và phương pháp huấn luyện thể lực chuyên môn trong huấn luyện VĐV nội dung súng trường thể thao hiện đại
Trên cơ sở tuân thủ các căn cứ lý luận và thực tiễn cũng như các nguyên tắc lựa chọn bài tập đã xác định, đề tài tiến hành lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia 3.2.1.2 Phỏng vấn lựa chọn bài tập
Từ các căn cứ khoa học trên, thông qua tham khảo tài liệu, quan sát sư phạm và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia, HLV Súng trường thể thao, đề tài xác định được 50 bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia gồm:
Quỳ giữ súng trên tay (30p/lần x 1 tổ)
Quỳ giữ súng trên tay (1h15p/lần x 1 tổ)
Quỳ bắn tính độ chụm 20v (10v/1 bia)
Quỳ bắn tính độ chụm 40v (10v/1 bia)
Quỳ bắn tính độ chụm 60v (10v/1 bia, có 15p chuẩn bị và bắn thử)
Quỳ bắn chụm theo yêu cầu (yêu cầu bắn đạt 8 bia, mỗi bia 5v, đường kính độ chụm 14mm)
Quỳ bắn khan xen kẽ đạn (1 khan/1 đạn x 60v, 120 phát bắn)
Quỳ bắn tính điểm 20v (1v/1 bia)
Quỳ bắn tính điểm 30v (1v/1 bia, dựa trên quy luật xấu của từng VĐV) Quỳ bắn tính điểm 60v (1v/1 bia, có 15p chuẩn bị và bắn thử)
Quỳ bắn tính điểm theo yêu cầu (yêu cầu bắn đạt 4 chục, mỗi chục > 96 điểm)
Quỳ bắn tính điểm 40v (1v/1 bia, sau khi giữ súng khối lượng 45p/lần x 1 tổ, có 15p chuẩn bị và bắn thử)
Quỳ bắn tính điểm 40v (1v/1 bia, sau bài bắn tính điểm 40v, có 15p chuẩn bị và bắn thử)
Quỳ bắn tính điểm 40v (1v/1 bia, dựa trên quy luật xấu của từng VĐV, với yêu cầu từng chục, từng viên)
Nằm giữ súng trên tay (40p/lần x 1 tổ)
Nằm giữ súng trên tay (45 phút x 2 tổ, nghỉ giữa tổ 5p)
Nằm giữ súng trên tay (1h30p/lần x 1 tổ)
Nằm bắn khan xen kẽ đạn (2 khan/1 đạn x 60v, 180 phát bắn)
Nằm bắn tính độ chụm 80v (10v/1 bia, có 15p chuẩn bị và bắn thử)
Nằm bắn chụm theo yêu cầu (yêu cầu bắn đạt 12 bia mỗi bia 5v, đường kính độ chụm 10mm)
Nằm bắn tính điểm 20v (1v/1 bia)
Nằm bắn tính điểm 40v (1v/1 bia)
Nằm bắn tính điểm 50v (1v/1 bia)
Nằm bắn tính điểm 60v (1v/1 bia, sau khi giữ súng khối lượng 1 tổ/60p x
1 lần, có 15p chuẩn bị và bắn thử)
Nằm bắn tính điểm 60v (1v/1 bia, ngay sau bài bắn tính điểm 60v, có 15p chuẩn bị và bắn thử)
Nằm bắn tính điểm 60v (1v/1 bia, dựa trên quy luật xấu của từng VĐV, với yêu cầu từng chục, từng viên)
Nằm bắn tính điểm 80v (1v/1 bia, có 15p chuẩn bị và bắn thử)
Nằm bắn tính điểm theo yêu cầu (yêu cầu bắn đạt 6 chục, mỗi chục > 98 điểm) Đứng giữ súng trên tay (15p/lần x 1 tổ, nghỉ giữa tổ 1p) Đứng giữ súng trên tay có thêm trọng lượng phụ 1kg (10p/1 lần x 3 tổ, nghỉ giữa tổ 2p) Đứng trên bệ cao 10cm giữ súng (10p/1 lần x 3 tổ, nghỉ giữa tổ 5p) Đứng trên bệ cao 15cm giữ súng (20p/1 lần x 3 tổ, nghỉ giữa tổ 5p) Đứng giữ súng trên tay (45p/lần x 2 tổ, nghỉ giữa tổ 5p) Đứng bắn tính độ chụm 20v (10v/1 bia) Đứng bắn tính độ chụm 30v (10v/1 bia) Đứng bắn tính độ chụm 40v (10v/1 bia) Đứng bắn tính độ chụm 60v (10v/1 bia, có 15p chuẩn bị và bắn thử) Đứng bắn chụm theo yêu cầu (yêu cầu bắn đạt 8 bia, mỗi bia 5v, đường kính độ chụm 26mm) Đứng bắn khan xen kẽ đạn (1 khan/1 đạn x 40v, 80 phát bắn) Đứng bắn vào bia trắng 3x60v (1v/1 bia) Đứng bắn không đạn xen kẽ có đạn 40v (1 khan, 1 đạn, 1v/1 bia) Đứng bắn không đạn xen kẽ có đạn 60v (1 khan, 1 đạn, 1v/1 bia) Đứng bắn tính điểm 20v (1v/1 bia, có 15p chuẩn bị và bắn thử) Đứng bắn tính điểm 30v (1v/1 bia, dựa trên quy luật xấu của từng VĐV) Đứng bắn tính điểm 40v (1v/1 bia) Đứng bắn tính điểm 60v (1v/1 bia, có 15p chuẩn bị và bắn thử) Đứng bắn tính điểm theo yêu cầu (yêu cầu bắn đạt 4 chục, mỗi chục > 93 điểm) Đứng bắn tính điểm 40v (1v/1 bia, sau khi giữ súng khối lượng 15p/lần x
Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu nêu trên, đề tài đi đến kết luận sau:
1 Đề tài đánh giá được thực trạng công tác huấn luyện phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia kết quả cho thấy:
Công tác huấn luyện thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia đã được quan tâm đúng mức Điều đó được thể hiện qua chương trình huấn luyện được xây dựng khoa học, phân phối các nội dung huấn luyện hợp lý Kế hoạch huấn luyện năm được xây dựng theo 03 chu kỳ với 03 thời kỳ huấn luyện, các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ HLV đáp ứng tốt yêu cầu của công tác huấn luyện góp phần vào việc phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia Đề tài đã lựa chọn được 09 test đánh giá đảm bảo tính khả thi, độ tin cậy, tính thông báo, đồng thời xây dựng được thang điểm, tiêu chuẩn đánh giá thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia
Việc sử dụng các bài tập trong huấn luyện phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia còn hạn chế, bất cập, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác Số lượng bài tập ít, chưa đa dạng, khối lượng vận động chưa phù hợp, chưa tạo hứng thú cho VĐV tập luyện Đây là nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém về thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia, đặt ra yêu cầu phải phát triển thể lực chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu một cách hiệu quả.
2 Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề tài đã lựa chọn được 28 bài tập phát triển thể lực chuyên môn nội dung súng trường cho nam VĐV Đội tuyển trẻ Quốc gia Kết quả thu được ở thời điểm trước và sau thực nghiệm các test đánh giá đều có t tính > t bảng ở ngưỡng sác xuất p