1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu về trầm cảm và một số yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảmở sinh viên trường đại học tôn đức thắng

29 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 799,4 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNGKHOA KẾ TOÁN ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨUNGHIÊN CỨU VỀ TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NGUY CƠ TRẦM CẢMỞ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNGGiảng viên hướng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA KẾ TOÁN

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU VỀ TRẦM CẢM VÀ

MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NGUY CƠ TRẦM CẢM

Ở SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Minh Tiến Môn học: Nghiên cứu định lượng trong kế toán Chuyên ngành: Kế toán

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH

Nguyễn Thị Trà My

(Nhóm trưởng) Soạn và tìm kiếm thông tin về những phần được giao 100%

Phạm Thị Như Quỳnh Soạn và tìm kiếm thông tin về những phần được giao 100%

Huỳnh Thị Thảo Hương Soạn và tìm kiếm thông tin về những phần được giao 100%

Trịnh Huyền Trân Soạn và tìm kiếm thông tin về

Hà Đặng Minh Thư Soạn và tìm kiếm thông tin về những phần được giao 100%

Nguyễn Trần Khánh Ly Soạn và tìm kiếm thông tin về những phần được giao 100%

Hồ Nguyễn Hà My Soạn và tìm kiếm thông tin về những phần được giao 100%

THÀNH VIÊN NHÓM 5

Trang 3

Mục lục

DANH MỤC BẢNG i

DANH MỤC HÌNH ẢNH ii

DANH MỤC VIẾT TẮT iii

WHO: tổ chức y tế thế giới iii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1

1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: 2

1.3.2 Đối tượng khảo sát 2

1.3.3 Phạm vi nghiên cứu: 2

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

1.5.1 Phương diện khoa học 3

1.5.2 Phương diện thực tiễn 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 3

2.1 Các khái niệm liên quan đến trầm cảm 3

2.1.1 Khái niệm trầm cảm 3

2.2 Các lý thuyết liên quan đến trầm cảm ở sinh viên 4

2.2.2 Thuyết hành vi của Lewinsohn về trầm cảm 5

2.2.3 Thuyết liên cá nhân về trầm cảm 5

2.2.4 Lý thuyết nhận thức về trầm cảm của Beck 5

2.2.5 Lý thuyết “Melancholia-sầu uất” 6

2.2.6 Mô hình 4P của Bolton (2014) 7

2.3 Các nghiên cứu trước liên quan 8

2.3 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan 10

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

3.1 Quy trình nghiên cứu: 13

3.2 Mô tả mẫu nghiên cứu 13

3.2.1 Kích thước mẫu 14

3.2.2 Thiết kế chọn mẫu 14

3.3 Xây dựng thang đo và giả thuyết 14

3.3.1 Xây dựng thang đo 14

3.3.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết 16

Trang 4

3.4 Phương pháp nghiên cứu và phân tích 18

3.4.1 Phương pháp nghiên cứu các nghiên cứu trước 18

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu 19

3.4.3 Phương pháp phân tích 20

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong các bài nghiên cứu trước

Trang 6

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang 7

DANH MỤC VIẾT TẮTWHO: tổ chức y tế thế giới

OR: Odds ratio

CI: Confidence Interval

KTC: Khoảng tin cậy

ETB: Birr Ethiopia

RAD: Thang đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên

Trang 8

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Chương 1 sẽ trình bày tổng quan chung về nghiên cứu, bao gồm: đặt vấn đề nghiên cứu, lý dochọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi đối tượng nghiên cứu, phương phápnghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và kết cấu đề tài

1.1 Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

Trong vài năm gần đây trầm cảm và lo lắng ảnh hưởng đến sinh viên ở mức độ đáng báo động như nghiên cứu ; nghiên cứu của Astutik & Sebayang (2017) cho thấy tỉ lệ trầm cảm là khá cao 25%, Những lưu ý trong báo của Trung tâm Sức khỏe Tâm thần Đại học (Center for Collegiate Mental Health) chỉ ra rằng lo âu và trầm cảm là những lý do hàng đầu khiến sinh viên tìm đến tư vấn tâm lý (Rosenberg, 2018) Điều này đặt ra cho nhà trường và các tổ chức sức khỏe hàng đầu phải tìm cách để giảm thiểu trầm cảm đến sinh viên

Trong môi trường đại học, trầm cảm là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống và

sự phát triển cá nhân của sinh viên Điều này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực đến thành tích học tập Đầu tiên, trầm cảm thường làm giảm hiệu suất học tập của sinh viên, khiến họ gặp khó khăn trong việc tập trung và hoàn thành các nhiệm vụ học tập.Theo một nghiên cứu của Gutema và cộng sự (2020) trên sinh viên của trường Đại học JIMMA đã chỉ ra tỷ lệ trầm cảm lần lượt là 31,1%; 14,4%; 9,9%; 4% tương ứng với ngay ranh giới bị trầm cảm, bị trầm cảm nhẹ, bị trầm cảm vừa phải và bị trầmcảm nặng Ngoài ra, trầm cảm cũng ảnh hưởng đến quan hệ xã hội của sinh viên, khiến họ cảm thấy cô đơn và cô lập, tự tránh xa bạn bè và không tham gia vào các hoạt động xã hội Tất cả những tác động này có thể làm giảm khả năng sinh viên đại học phát triển và thành công trong học tập

Sức khỏe tinh thần được xem là giá trị chính trong cuộc sống mỗi người Người có sức khỏe tinh thần khỏe mạnh sẽ đạt được trạng thái cân bằng về mặt thể chất và tình cảm Trạng thái tâm lý được ổn định sẽ giúp con người có những hành vi đúng đắn cách cư xử đúng mực tạo được sự tin cậy

từ đó có được sự tôn trọng từ mọi người xung quanh Nhưng hiện nây căn bệnh trầm cảm ngày càng phổ biến, nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mọi người nói chung và đặc biệt là Sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng nói riêng Nó có tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của Sinh viên như là ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong gia đình hay các mối quan hệ bạn bè ngoài xã hội, cũng như ảnh hưởng đến kết quả học tập, năng suất lao động cũng như sự phát triển cá nhân của Sinh viên Nghiên cứu về trầm cảm Và một số yếu tố Liên Quan đến Nguy Cơ trầm cảm ở học Sinh, Sinh Viên thành phố Đà Nẵng(Luu Ngoc Bao Trang; Doan Thi Ngoc Tram*; Doan Cuong,2017) Những số liệu trên cho thấy tỉ lệ sinh viên trầm cảm ở Việt Nam cao hơn hẳn các nước còn lại có rất nhiều yếu tố liên quan và ảnh hưởng hưởng lớn nhất là thành tích học tập của sinh viên Hiện nay tại Việt Nam, phạm vi nghiên cứu của các bài liên quan đến trầm cảm chỉ dừng lại ở sinh viên trường Đại học Y Hà Nội hay sinh viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên mà chưa có nghiên cứu nào lấy số liệu trên phạm vi là sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng

Xuất phát từ những yêu cầu trên, chủ đề nghiên cứu “Nghiên cứu về trầm cảm và một số yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm ở sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng” sẽ được thực hiện để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trầm cảm; từ đó tìm ra các yếu tốliên quan đến nguy cơ trầm cảm Với mục tiêu tìm ra khoảng trống của những bài nghiên cứu trước đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần và kết quả học tập của sinh viên Việt Nam, cụ thể hơn là ở trường Đại học Tôn Đức Thắng Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm của sinh viên đồng thời giúp cho sinh viênViệt Nam nói chung và sinh viên của trường Đại học Tôn Đức Thắng nói riêng có thể vượt qua căn bệnh trầm cảm để cải thiện kết quả học tập

Trang 9

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu như sau:

Xác định mức độ phổ biến và nguyên nhân của rối loạn trầm cảm của sinh viên tại trường Đại học Tôn Đức Thắng

Xác định cụ thể ảnh hưởng của yếu tố trong cuộc sống ảnh hưởng đến trầm cảm của sinh viên Tôn Đức Thắng

Trên cơ sở dữ liệu có được, kiến nghị một số khuyến nghị nhằm phòng ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của rối loạn trầm cảm đối với sinh viên tại trường Đại học Tôn Đức Thắng

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:

● Nghiên cứu về trầm cảm và một số yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm ở sinh viêntrường Đại học Tôn Đức Thắng

1.3.2 Đối tượng khảo sát

Sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng

1.3.3 Phạm vi nghiên cứu:

● Phạm vi không gian: Trường Đại học Tôn Đức Thắng

● Phạm vi thời gian: Từ thời điểm đầu tháng 3 năm 2024 cho đến bây giờ

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

1 Thực trạng trầm cảm hiện tại của sinh viên như thế nào?

2 Các khó khăn nào dẫn đến trầm cảm ở sinh viên?

3 Yếu tố nào liên quan đến nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Tôn Đức Thắng ?

4 Sinh viên giải quyết của khi gặp các khó khăn như thế nào?

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.5.1 Phương diện khoa học

● Nhận biết, đánh giá tình trạng tâm lý, sức khỏe tinh thần

● Phân tích, xác định yếu tố liên quan để phòng ngừa và điều trị trầm cảm

● Cải thiện chất lượng sống, học tập của sinh viên

Trang 10

● Hỗ trợ xây dựng chính sách, biện pháp can thiệp, giảm thiểu trầm cảm

1.5.2 Phương diện thực tiễn

● Hiểu tâm lý, đưa ra biện pháp hỗ trợ hiệu quả

● Đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe tâm thần trong môi trường học thuật

● Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời cho sinh viên có nguy cơ

● Cải thiện chất lượng sống, học tập của sinh viên

● Hỗ trợ xây dựng chính sách, biện pháp can thiệp, giảm thiểu trầm cảm

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

Chương 2 tác giả trình bày các khái niệm và cơ sở lý thuyết liên quan đến hiệu quả học trựctuyến Bên cạnh đó, kết hợp các mô hình nghiên cứu thực nghiệm trước, tác giả đưa ra mô hình nghiêncứu lý thuyết cho nghiên cứu của mình

2.1 Các khái niệm liên quan đến trầm cảm

2.1.1 Khái niệm trầm cảm

Có nhiều khái niệm từ nhiều nhà nghiên cứu khác nhau định nghĩa về trầm cảm, tuy nhiên đếnnay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi

sự buồn rầu, mất sự thích thú hoặc khoái cảm, cảm giác tội lỗi hoặc hạ thấp giá trị bản thân, rối loạn giấc ngủ, ăn uống và kém tập trung” (WHO, 2022)

Hiện nay, trên toàn thế giới có hơn 280 triệu người bị trầm cảm ở các mức độ khác nhau Trầm cảm làm suy giảm đáng kể khả năng hoạt động của một người, cơ quan hoặc trường học Trầm cảm ở mức độ nhẹ có thể nhận được liệu pháp điều trị không cần thuốc, nhưng khi ở mức độ trung bình hoặc nặng, can thiệp bằng thuốc và các trị liệu tâm lý cần được thực hiện (WHO, 2022)

Trầm cảm là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở sinh viên đại học Nó gây suy nhược và có tác động bất lợi đến hoạt động tâm lý xã hội, cảm xúc, giao tiếp cá nhân và kết quả học tập của sinh viên (Gutema và cộng sự, 2020)

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến và nghiêm trọng do sự kết hợp của các yếu tố di truyền, xã hội, tâm lý và môi trường (Gutema và cộng sự, 2020)

Theo bảng phân loại tâm thần lần thứ 4 của hiệp hội tâm thần học Mỹ ( DSM– IV, 1984): Trầm cảm là trạng thái rối loạn cảm xúc, biểu hiện bằng giảm khí sắc, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ biến là tăng sự mệt mỏi sau một số cố gắng nhỏ, tồn tại trong một khoảng thời gian kéo dài, ít nhất là hai tuần

Trang 15

8hồi quy logistic được thực hiện để xác định các yếu tố dự đoán độc lập của biến kết quả Tỷ lệ trầm cảm ở học sinh là 28,2% Có thành viên trong gia đình mắc bệnh tâm thần (OR = 2,307, 95%CI 1,055–5,049), tốt nghiệp đại học Khoa học xã hội và nhân văn (OR = 2,582, 95%CI 1,332–5,008), quan hệ tình dục sau khi uống rượu (OR = 3,722, 95%CI 1.818–7.619), bị bạn tình đánh (OR = 3.132, 95%CI 1.561–6.283), bị lạm dụng tình cảm thời thơ ấu (OR = 2.167, 95%CI 1.169–4.017), có tiền tiêu vặt hàng tháng từ 500- 999 ETB (OR = 0,450, KTC 95% 0,204–0,995) và kết quả học tập được nâng cao (OR = 2,912, KTC 95% 1,063–7,975) có liên quan đáng kể đến trầm cảm Tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên Đại học Jimma cao và có liên quan tích cực đến việc sinh viên tốt nghiệp trường khoa học xã hội và nhân văn, tiền sử bị bạn tình đánh, có thành viên gia đình bị bệnh tâm thần, có nhiều tiền tiêu vặt hàng tháng, kết quả học tập được thúc đẩy, quan hệ tình dục sau khi uống rượu và bị lạm dụng tình cảm thời thơ ấu Do đó, nên thiết lập các dịch vụ sàng lọc trầm cảm trong khuôn viên trường và thiết kế các chương trình can thiệp sức khỏe tâm thần phù hợp để giải quyết vấn đề.

Bằng việc mở rộng các nghiên cứu về trầm cảm và hoạt động của thuốc chống trầm cảm, một vài giả thuyết về chất dẫn truyền thần kinh đã được đề xuất Nổi bật trong số này là giả thuyết catecholamin Giảm số lượng norepinephrin hoặc hoạt tính của nó được cho là gây ra trầm cảm Một loạt các nghiên cứu của Bunney và cộng sự đã mở rộng một cách chi tiết quan sát này lên RLCXLC, đềxuất rằng sự thay đổi chức năng catecholamon đóng vai trò trong sự chuyển pha sáng hưng phấn Serotonin được nhận định là nền tảng của rối loạn của rối loạn cảm xúc, và một giả thuyết được biết rộng rãi mà trong đó còn nhấn mạnh rằng sự thay đổi serotonin gây ra sự bất ổn định của hệ thống catechol - dẫn đến các GĐHC và tràm cảm sau tai biến mch máu não diện rộng, nhưng giả thuyết này lại không được tiếp tục nghiên cứu

Janowsly D.S và cộng sự đề xuất rằng sự suy giảm acetylcholin có liên quan đến hưng cảm Cac bằng chứng gần đây cũng gợi ý rằng GABA cũng có liên quan tới sinh lý bệnh của RLCXLC Sự dẫn truyền thần kinh hệ glutamat cũng được quan tâm, dựa trên các dữ liệu nghiên cứu hình ảnh học in vitro và in vitro, hướng nghiên cứu này đòi hỏi mở rộng sự tập trung nghiên cứu từ tế bào thần kinh sang tế bào thần kinh đệm

Saule Bekova và cộng sự (2021) - “Factors associated with depression among university students: the role of students’ satisfaction” Nghiên cứu tập trung vào việc xác định các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở sinh viên đại học, đặc biệt là vai trò của sự hài lòng của sinh viên với các khía cạnh khác nhau của cuộc sống đại học Nghiên Nghiên cứu phát hiện rằng sự hài lòng có mối quan hệ tiêu cực với trầm cảm, với ảnh hưởng tương đương với sự khác biệt về giới tính, cấp độ học vấn và điểm trung bình chung (GPA) Dữ liệu được thu thập thông qua Khảo sát Cuộc sống Sinh viên, phân tích mối quan hệ giữa trầm cảm và mức độ hài lòng của sinh viên, xem xét các yếu tố gây nhầm lẫn tiềm năng Tỷ lệ mắc trầm cảm ở mức cao hơn đối với phụ nữ, sinh viên tự trả học phí và sinh viên đang theo học cấp bằng cử nhân, với mức độ khác nhau dựa trên tình trạng việc làm Nghiên cứu sử dụng Bảng câu hỏi Sức khỏe của Bệnh nhân để đánh giá các triệu chứng trầm cảm ở người tham gia vàxác định các biến số xã hội-dân số chính là những yếu tố gây nhầm lẫn tiềm năng

Nguyễn Thái Sang và Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh (2020) - “Tỉ lệ stress và chiến lược ứng phó của sinh viên Y học dự phòng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh” Nghiên cứu tập trung vào tỷ lệ mắc căng thẳng, chiến lược đối phó và các yếu tố liên quan ở các sinh viên y khoa dự phòng, với 45,5% trải qua căng thẳng Tái cấu trúc nhận thức là chiến lược đối phó được ưa thích, với phụ nữ có

xu hướng hỗ trợ xã hội hơn Các khuyến nghị bao gồm lập kế hoạch học tập chủ động, chia sẻ mối quan tâm với đồng nghiệp hoặc chuyên gia và tránh các mục tiêu học tập quá nghiêm ngặt do gia đình đặt ra Hỗ trợ gia đình được nhấn mạnh là rất quan trọng đối với sinh viên châu Á phải đối mặt với căng thẳng, với các chiến lược đối phó tiêu cực liên quan đến những kỳ vọng gia đình chưa được đáp

Trang 16

9ứng Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược đối phó bao gồm giới tính, đặc điểm tính cách, môi trường sống và áp lực học tập.

2.3 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các nghiên cứu liên quan Các nghiên cứu Các yếu tố tác động Phương pháp

nghiên cứu Dữ liệu

● Ngại giao tiếp

● Rối loạn giấc ngủ

Trang 17

● Thiếu ăn uống, thiếu ngủ

Trang 18

Sử dụng bảng câu hỏi Lưu Ngọc Bảo Trang và cộng sự (2017)Thái Quang Hùng (2022)

Gutema và cộng sự (2020)Chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên

Lưu Ngọc Bảo Trang và cộng sự (2017)Ngô Phương Thảo và cộng sự Thái Quang Hùng (2022)Gutema và cộng sự (2020)

Sử dụng phiếu điều tra Lưu Ngọc Bảo Trang và cộng sự (2017)

Mô hình quy hồi đa biến Gutema và cộng sự (2020)Thái Quang Hùng (2022)

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

Ngô Phương Thảo và cộng sự Thái Quang Hùng (2022)Gutema và cộng sự (2020)

Kết luận chương 2

Dựa vào các lý thuyết của những đề tài nghiên cứu trước thì các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quảhọc trực tuyến là sự đánh giá chung trong quá trình học trực tuyến; hệ thống học tập trực tuyến, thái độhọc trực tuyến, mức độ hiệu quả học trực tuyến, các rào cản học trực tuyến, mức độ hài lòng, sự hiểubiết bài giảng,… Từ các yếu tố đã được nêu, nhóm sẽ dùng để tham khảo và tiến hành lựa chọn để đềxuất mô hình nghiên cứu cho đề tài này, cụ thể sẽ được làm rõ ở chương tiếp theo

Ngày đăng: 09/05/2024, 16:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w