1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyên đề số 4 các vấn đề về phát triển công nghiệp 4 0 đến nền kinh tế số của việt nam từ 2018 đến nay và ảnh hưởng của kinh tế số đến thị trường lao động việt nam

42 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Qua đó, chúng em nhận thấy được tính cấp thiết trong việc hiểu rõ nền kinh tế số đangthay đổi như thế nào dưới tác động của công nghệ và điều đó sẽ ảnh hưởng như thếnào đối với thị trườn

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO NHÓM MÔN KINH TẾ VĨ MÔ

Chuyên đề số 4:

Các vấn đề về phát triển công nghiệp 4.0 đến nền Kinh tếsố của Việt Nam từ 2018 – đến nay và ảnh hưởng của Kinh

tế số đến thị trường lao động Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Công ĐứcLớp Kinh tế Vĩ Mô: nhóm 19

Nhóm: 04

Danh sách sinh viên thực hiện: 1 Phó Trần Trúc Ly 722H02192 Võ Ngọc Thị Huỳnh Vân 722H02393 Nguyễn Thùy Ngọc Hạnh 722H02044 Lý Ngọc Băng 722H0265

5 Trần Ngọc Tuệ Lâm 722H0081

TPHCM, THÁNG 12, NĂM 2023

ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

Trang 2

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH*************

ĐIỂM BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ 20%HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2020-2021

Tên bài tiểu luận 20%: Nhóm thực hiện: ………ca: ………thứ …

Đánh giá:

chấmGhi chú

1 Hình thức trình bày:

- Trình bày đúng quy định hướng dẫn (font, số trang, mục lục, bảng biểu,…)- Không lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi trích dẫn tài liệu tham khảo

- Trình bày đẹp, văn phong trong sáng, không tối nghĩa

Trang 3

Đánh giá:

điểmĐiểm

Trang 4

Mục Lục

Lời mở đầu

Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1

1.1 Khái niệm thất nghiệp 1

1.2 Nguyên nhân gây ra thất nghiệp 2

1.3 Tỉ lệ thất nghiệp và ý nghĩa, mục đích, ứng dụng của tỉ lệ thất nghiệp trongviệc ổn định nền kinh tế 2

Chương 2 ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ 4.0 ĐẾN NỀN KINH TẾ SỐ VÀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 3

2.1 Thực trạng nền Kinh tế số dưới ảnh hưởng của công nghệ 4.0 3

2.1.1 Khái quát về công nghệ 4.0 3

2.1.2 Một số tính năng nổi bật của công nghệ 4.0 3

2.1.3 Mối liên hệ tổng quát giữa sự phát triển của công nghệ 4.0 và sự phát triển kinh tế 4

2.1.4 Ảnh hưởng tích cực của công nghệ 4.0 đến nền kinh tế số Việt Nam 5

2.1.5 Ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ 4.0 đến nền kinh tế số Việt Nam 10

2.2 Ảnh hưởng của nền Kinh tế số lên thị trường lao động tại Việt Nam 12

2.2.1 Thị trường lao động của Việt Nam năm 2018-2019 12

2.2.2 Thị trường lao động của Việt Nam năm 2020-2021 17

2.2.3 Thị trường lao động của Việt Nam năm 2022-2023 21

Chương 3 GIẢI PHÁP TRƯỚC NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ SỐ VÀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM 27

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Trang 5

Mục lục hình ảnh

Hình 1.1: Sơ đồ biểu diễn thất nghiệp Nguồn: Slide bài giảng 1Hình 1.2: Công thức tính tỉ lệ thất nghiệp Đơn vị: % 2Hình 2.1: Một số tính năng nổi bật của công nghệ 4.0 Nguồn: ITG technology 3Hình 2.2: Doanh thu Thương mại Điện tử Business to Consumer năm 2017 - 2022 Đơn vị: tỷ USD Nguồn: Subiz 6Hình 2.3: Sự phổ biến của các hình thức thanh toán Nguồn: Sapo 7Hình 2.4: Tổng quan về việc sử dụng Internet tại Việt Nam Nguồn: zone.edu.vn 8Hình 2.5: Dự báo sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế cuối năm 2022 và trong năm 2023 Nguồn: Thời báo Ngân hàng 9Hình 2.6: Tỉ lệ thất nghiệp ở mức báo động quý II các năm 2011-2020 Nguồn: Tổng cục Thống kê 10Hình 2.7: Số lượng đô thị giai đoạn 2010-2020 Đợn vị: đơn vị Nguồn: Bộ xây dựng 11Hình 2.8: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2007-2018 và so sánh với các nước trong khu vực năm 2018 Đơn vị: % Nguồn: Smart CEO 4.0 13Hình 2.9: Tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2009-2019 Đơn vị: % Nguồn: Báo Lao động 15Hình 2.10: Tỉ lệ thất nghiệp các quý trong giai đoạn 2020-2022 Đon vị: Nghìn người và % (nhìn hình để rõ hơn) Nguồn: Báo điện tử VTV 21Hình 2.12: Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm Đơn vị: % Nguồn: Tạp chí Kinh tế và dự báo 22Hình 2.11: Quy mô GDP của nền kinh tế Đơn vị: tỷ USD Nguồn: Tổng cục Thống kê 22Hình 2.13: Số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp các quý trong giai đoạn 2021-2023 Đơn vị: Nghìn người và % Nguồn: Báo Nhân dân 25Hình 2.14: Lực lượng lao động các quý trong giai đoạn 2020-2023 Đơn vị: Triệu người Nguồn: Tổng cục Thống kê 25

Trang 6

Lời mở đầu

Trong quá trình thay đổi từ nền kinh tế bao cấp lạc hậu sang nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, không thể phủ nhận rằng, nền kinh tế Việt Nam đã vươnlên như một điểm sáng với nhiều thành tựu đáng tự hào Nền kinh tế tăng trưởng cả vềquy mô và chất lượng tăng trưởng, đồng thời đời sống vật chất lẫn tinh thần của ngườidân cũng được cải thiện đáng kể Tất nhiên, một nền kinh tế hoạt động tốt không thểnào thiếu được một thị trường lao động mạnh mẽ, ổn định, vững vàng, phục vụ tốt chonền kinh tế Thị trường lao động không chỉ là nơi người lao động tìm kiếm việc làmcho mình mà cũng là nơi mà các doanh nghiệp tìm được nguồn cung lao động cho hoạtđộng sản xuất, kinh doanh của họ Do đó, việc nắm bắt và hiểu về thị trường lao độnglà rất cần thiết cho những ai quan tâm đến sự vận hành hiệu quả của nền kinh tế nướcnhà

Cũng chính vì lí do đó, chúng em xin được chọn đề tài “Các vấn đề về phát triển côngnghiệp 4.0 đến nền Kinh tế số của Việt Nam và ảnh hưởng của KTS đến thị trường laođộng Việt Nam trong giai đoạn từ 2018 – đến nay” Nhận thấy rằng, từ lâu, chúng ta đãbước vào thời kì công nghệ 4.0 với nhiều sự phát triển vượt bậc, có ảnh hưởng tầm cỡvà sâu sắc đến mọi khía cạnh của đời sống Nó không chỉ ảnh hưởng đến cách chúngta giao tiếp với nhau mà còn tác động to lớn đến cách mà một nền kinh tế hoạt động,đặc biệt khi mà ngày càng có nhiều công nghệ, kĩ thuật sản xuất tiến bộ vượt bậc.Công nghệ không chỉ mở ra cho ta nhiều cơ hội tiềm năng mà cũng tạo ra nhiều tháchthức đối với nền kinh tế và thị trường lao động

Qua đó, chúng em nhận thấy được tính cấp thiết trong việc hiểu rõ nền kinh tế số đangthay đổi như thế nào dưới tác động của công nghệ và điều đó sẽ ảnh hưởng như thếnào đối với thị trường lao động Việt trong những năm trước, hiện tại và cả tương lai.Qua việc tìm hiểu đề tài này, chúng ta sẽ có cái nhìn rõ hơn về hiện trạng, về nhữngthay đổi từ tiêu cực đến tích cực của thị trường lao động dưới tác động của nền kinh tếsố Từ đó, chúng ta có những chính sách, giải pháp và những thay đổi phù hợp để pháttriển nền kinh tế nước nhà, để tận dụng được hết các cơ hội lẫn thách thức mà nền kinh

Trang 7

tế số mang lại Vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh

Trang 8

Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm thất nghiệp

Thất nghiệp trong kinh tế học, là tình trạng người lao động trong độ tuổi lao độngmuốn có việc làm mà không tìm được việc hoặc không được tổ chức, công ty và cộngđồng nhận vào làm trong khoảng thời gian tham chiếu.

Tương tự, có việc là tình trạng người lao động trong độ tuổi lao động có việc làm hoặcđã được tổ chức, công ty và cộng đồng nhận vào làm trong khoảng thời gian thamchiếu.

Lực lượng lao động bao gồm tất cả những người đang ở trong độ tuổi lao động (từ 15tuổi trở lên) và chưa đến tuổi nghỉ hưu, đang tham gia lao động Những người khôngđược tính vào lực lượng lao động là những sinh viên, người nghỉ hưu, những cha mẹ ởnhà, những người trong tù, những người không có ý định tìm kiếm việc làm.

Sau đây là sơ đồ biểu diễn thất nghiệp (hình 1.1).

Trang 9

1.2 Nguyên nhân gây ra thất nghiệp

Sự bất điều chỉnh trên thị trường lao động, tức là nhu cầu việc làm cao nhưng nguồncung việc làm lại ít.

Do sự thay đổi của thị trường lao động, các công nghệ mới được áp dụng và các quytrình sản xuất được tự động hóa dẫn đến việc giảm số lượng lao động cần thiết cho cácngành công nghiệp truyền thống.

Thất nghiệp là kết quả của các cuộc khủng hoảng kinh tế và các biện pháp điều chỉnhkhác nhau ảnh hưởng tiêu cực đến việc tạo ra việc làm mới.

Không chấp nhận mức lương đưa ra, trong những trường hợp này, người thất nghiệpkhông có được công việc mà họ đưa ra với các điều kiện kinh tế mà họ muốn hoặc cần

Trang 10

1.3 Tỉ lệ thất nghiệp và ý nghĩa, mục đích, ứng dụng của tỉ lệ thất nghiệp trong việc ổn định nền kinh tế

Tỉ lệ thất nghiệp là phần trăm người thất nghiệp trong lực lượng lao động, có côngthức như sau (hình 1.2):

Hình 1.2: Công thức tính tỉ lệ thất nghiệp Đơn vị: %

Tỉ lệ thất nghiệp cho biết sức khỏe của nền kinh tế qua tình hình việc làm, thị trườnglao động, từ đây đánh giá được quốc gia đó đang gặp khó khăn trong việc tìm việc vàsự suy thoái của nền kinh tế.

Dựa trên tỉ lệ thất nghiệp có thể dự đoán được các chính sách kinh tế, các biện phápkích thích kinh tế, hay các hoạt động thúc trưởng kinh tế được Chính phủ đưa ra đểhạn chế tình trạng này.

Dựa trên các chính sách được đưa ra, tỉ lệ thất nghiệp có thể dự đoán được xu hướngkinh tế trong tương lai Nếu như tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng thì tình hình kinh tế sẽtiếp tục suy giảm, nếu tỷ lệ giảm xuống thì tình hình kinh tế đang được phục hồi và cónhiều cơ hội việc làm hơn.

Tỉ lệ thất nghiệp vô cùng quan trọng do phản ánh được nhiều khía cạnh của nền kinh tếcũng như dùng nó để dự báo nền kinh tế trong tương lai, nhà đầu tư có thể dựa vào đâyđể dự đoán chính xác giá thị trường và quyết định có nên giao dịch hay không để đemvề lợi nhuận cho mình.

Trang 11

Chương 2 ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHỆ 4.0 ĐẾN NỀNKINH TẾ SỐ VÀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

2.1 Thực trạng nền Kinh tế số dưới ảnh hưởng của công nghệ 4.02.1.1 Khái quát về công nghệ 4.0

Công nghệ 4.0 là một thuật ngữ bắt nguồn từ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứTư, đánh dấu sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, kết hợp tất cả các kiến thứctrong lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh học và ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như cácngành công nghiệp, nhằm tạo ra một hệ sinh thái kết nối toàn diện giúp các doanhnghiệp quản lý quy trình làm việc, quy trình sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng tốthơn.

2.1.2 Một số tính năng nổi bật của công nghệ 4.0

Big data: cho phép con người có thể thu thập và lưu trữ một lượng dữ liệu khổng lồgiúp doanh nghiệp xác định các xu hướng, nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùngtừ đó có thể tạo ra những chiến lược đúng đắn và hiệu quả trong từng giai đoạn.

Hình 2.3: Một số tính năng nổi bật của công nghệ 4.0 Nguồn: ITG technology

Trang 12

Kết nối vạn vật: đề cập đến hàng tỷ thiết bị vật lý trên khắp thế giới hiện được kết nốivới internet để thu thập và chia sẻ dữ liệu.Với việc giới thiệu thu thập và phân tích dữliệu toàn diện, theo thời gian thực, các nhà máy sản xuất có thể trở nên nhanh nhạyhơn đáng kể.

In 3D: còn gọi là công nghệ bồi đắp vật liệu, là một chuỗi kết hợp các công đoạn khácnhau để tạo ra một vật thể ba chiều, các lớp vật liệu được đắp chồng lên nhau và đượcđịnh dạng dưới sự kiểm soát của máy tính để tạo ra vật thể, được sử dụng trong pháttriển sản phẩm để giảm thời gian tung ra thị trường, rút ngắn chu kỳ và tạo ra các hệthống sản xuất và tồn kho linh hoạt hơn với chi phí thấp hơn.

Tự động quy trình robotic (RPA): RPA là từ viết tắt của Robotic Process Automation,nghĩa là tự động hoá quy trình bằng robot, là công nghệ phần mềm được tạo ra để bắtchước hành động của con người, thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại nhằm tăng hiệu quảcông việc Hiểu một cách đơn giản, con người sẽ “dạy” cho robot ảo các quy trình làmviệc với nhiều bước, trên nhiều ứng dụng khác nhau như: nhận form, gửi tin nhắn xácnhận, sắp xếp form vào folder, nhập dữ liệu trên form.

Điện toán đám mây: là việc sử dụng các dịch vụ như nền tảng phát triển phần mềm,máy chủ, lưu trữ và phần mềm qua internet, thường được gọi là đám mây.

Trí tuệ nhân tạo – AI: một lĩnh vực của khoa học máy tính, là công nghệ lập trình chomáy móc với các khả năng học tập (tìm kiếm, thu thập, áp dụng các quy tắc sử dụngthông tin), khả năng lập luận (đưa ra các phân tích, dự đoán chính xác hoặc gần chínhxác) và khả năng tự sửa lỗi.

2.1.3 Mối liên hệ tổng quát giữa sự phát triển của công nghệ 4.0 và sự phát triển kinh tế

Công nghệ hiện đại 4.0 ảnh hưởng rất nhiều trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nó nhưmột cánh cửa mới mở ra thời đại của sự phát triển kinh tế.

Tạo ra những sự thay dối toàn diện: với nhiều ngành nghề mới được sinh ra làm chocơ cấu của thị trường càng đa dạng hóa hơn, các hình thức và quản lý thay đổi theochiều hướng công nghệ hóa, hiện đại hóa.

Trang 13

Tăng năng suất: công nghệ 4.0 cho phép các công ty sử dụng tự động hóa và robot đểtăng năng suất và giảm chi phí, việc sử dụng máy móc thay cho lao động thủ chân taylà một ví dụ điển hình cho việc tăng năng suất.

Mở rộng sự kết nối: cung cấp các công cụ để kết nối mọi người, các doanh nghiệp vàcác tổ chức trên toàn cầu, giúp tăng cường sự kết nối giữa các nền kinh tế khác nhautạo nên nhiều đổi mới trong việc phát triển kinh tế.

Mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp mới: các công nghệ được ứng dụng vào các hoạtđộng kinh doanh mở ra nhiều cơ hội cho các ngành nghề như hiện nay thì các dịch vụtrở nên thông minh tiện lợi hơn, các thiết bị điện tử thông thường được thay bằng cáccông nghệ thông minh, Không thể không nhắc tới các ngành nghề mới nhưng có thunhập cao như chuyên viên phân tích dữ liệu, lập trình viên trí tuệ nhân tạo, chuyênviên bảo mật,

Tuy nhiên công nghệ 4.0 cũng đưa ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp chínhphủ, các doanh nghiệp phải đổi mới để đáp ứng theo yêu cầu mới và cạnh tranh vớicác đối thủ mới, chính phủ phải đưa ra các chính sách mới để hỗ trợ cho sự phát triểncủa nền kinh tế và bảo vệ người lao động trước các tác động tiêu cực của công nghệ.

2.1.4 Ảnh hưởng tích cực của công nghệ 4.0 đến nền kinh tế số Việt Nam

Dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp mọi công nghệ thông minh nhằm tối ưuhóa quy trình, phương thức sản xuất Công nghiệp 4.0 là sự kết nối giữa các chủ thểkinh tế với khách hàng, đối tác và nhà cung ứng dựa trên sự phát triển của các côngnghệ mới như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain),thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR), điện toán đám mây, Big data Cuộc cáchmạng 4.0 đã và đang diễn ra với tốc độ chóng mặt và đang tác động mạnh mẽ đến sựphát triển kinh tế-xã hội toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Thứ nhất, công nghệ 4.0 hỗ trợ tăng cường sự hiện đại hóa.

Công nghệ 4.0 đã đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa trong nhiều lĩnh vực khác nhau củanền kinh tế Việt Nam, từ sản xuất đến dịch vụ.

Trong sản xuất, công nghệ 4.0 được ứng dụng rộng rãi, tạo ra nhiều bước đột phá vềnăng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất Các công nghệ tiên tiến như tự động hóa,

Trang 14

trí tuệ nhân tạo, robot, đã được sử dụng trong các nhà máy, khu công nghiệp, giúpgiảm thiểu lao động thủ công, nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu ô nhiễm môitrường.

Điển hình là Bắc Ninh Từ một tỉnh nông nghiệp thuần túy, cơ sở hạ tầng khó khăn,Bắc Ninh đã cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại Kinh tế của tỉnhliên tục tăng trưởng cao (bình quân giai đoạn 1997-2021 đạt 13,9%/năm) nhờ việc ứngdụng công nghệ tự động hóa, trí tuệ nhân tạo để sản xuất giúp giảm thiểu lao động thủcông, nâng cao năng suất lao động.

Trong lĩnh vực dịch vụ, công nghệ 4.0 cũng đang được ứng dụng mạnh mẽ, tạo ranhiều tiện ích mới cho người dân và doanh nghiệp Các công nghệ như thương mạiđiện tử, thanh toán điện tử, dịch vụ y tế trực tuyến, đã trở nên phổ biến, góp phầnnâng cao chất lượng cuộc sống và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Không thể bàn cãi, thương mại điện tử đã trở thành kênh bán hàng phổ biến tại ViệtNam và tỷ trọng đạt trên 10% trong tổng mức bán lẻ Biểu đồ sau đây cho thấy Tổngquan thị trường ngành Thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2017-2022 (hình 2.2).

Thanh toán điện tử đã được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch thương mại, dịch vụ,giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.

Hình 2.4: Doanh thu Thương mại Điện tử Business to Consumer năm 2017 - 2022 Đơn vị: tỷ USD Nguồn: Subiz

Trang 15

Theo e-Conomy SEA 2023, Dịch vụ tài chính số (DFS) tăng trưởng nhanh chóng sovới mức tăng trưởng ban đầu, và Việt Nam có mức thanh toán kỹ thuật số tăng trưởngnhanh nhất Đông Nam Á trong năm 2023 Sự chuyển đổi không thể đảo ngược từ hànhvi ngoại tuyến sang trực tuyến (offline-to-online) tiếp tục thúc đẩy việc áp dụng DFSphát triển Trong khi tỷ lệ áp dụng thanh toán số tại khu vực Đông Nam Á đạt 50%,Việt Nam cũng đang thúc đẩy xu hướng này và trở thành quốc gia tăng trưởng nhanhnhất về thanh toán số, tăng 19% từ năm 2022 đến năm 2023 và sẽ tiếp tục phát triển ởmức 13% CAGR (tỉ lệ tăng trưởng kép hàng năm) trong giai đoạn 2023-2025 Dướiđây là biểu đồ thể hiện mức độ phổ biến của các hình thức thanh toán trực tuyến tại

Việt Nam (hình 2.3).

Có thể thấy, công nghệ 4.0 đã và đang góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa trongnhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Việt Nam Với sự phát triển mạnh mẽ củacông nghệ 4.0 trong thời gian tới, xu hướng hiện đại hóa sẽ tiếp tục được đẩy mạnh,giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Thứ hai, công nghệ 4.0 hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp mới.

Công nghệ 4.0 đã tạo ra cơ hội cho sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệpmới như công nghệ thông tin, thương mại điện tử, dịch vụ số, và các ứng dụng trênnền tảng di động.

Theo thống kê của Standard & Poor, tuy là một quốc gia đang phát triển với thu nhậpbình quân đầu người chỉ là 2.200 USD nhưng Việt Nam cũng đã tham gia khá sâu rộngtrong lĩnh vực Internet và truyền thông

Hình 2.5: Sự phổ biến của các hình thức thanh toán Nguồn: Sapo

Trang 16

Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng điện thoại di động,trong đó có 64% các thuê bao đã kết nối 3G và 4G Tỷ lệ dân số sử dụng Internet cũngchiếm 70% dân Với một chiếc điện thoại thông minh được kết nối mạng Internet, mỗingười dân đều có thể tự cập nhật các tin tức thời sự xã hội tại Việt Nam cũng như trênthế giới thông qua các trang báo trực tuyến hoặc trên các nền tảng mạng xã hội ViệtNam đã và đang được tận hưởng những công nghệ tiên tiến nhất của thế giới trong lĩnhvực truyền thông di động (hình 2.4).

Thứ ba, công nghệ 4.0 hỗ trợ tăng cường năng suất.

Tính tự động hóa và sự kết nối thông qua công nghệ đã cải thiện năng suất lao động vàquy trình sản xuất, góp phần nâng cao hiệu suất của các doanh nghiệp.

Theo ấn bản cập nhật của Báo cáo kinh tế hàng đầu vừa công bố ngày 21/9, dự báotriển vọng kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ với tổng sản phẩm quốc nội (GDP)tăng 6,5% trong năm 2022 và 6,7% năm 2023 (hình 2.5)

Hình 2.6: Tổng quan về việc sử dụng Internet tại Việt Nam.Nguồn: zone.edu.vn

Trang 17

Nguồn: Thời báo Ngân hàng

Theo e-Conomy SEA 2023, Kinh tế số Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm(CAGR) giai đoạn 2022-2023 là 19%, dự báo tổng giá trị hàng hóa (GMV) tăng từ 30tỷ USD năm 2023 lên 45 tỷ USD vào năm 2025, tăng nhanh nhất Đông Nam Á Tăngtrưởng GMV trong hai năm tới sẽ được dẫn dắt bởi thương mại điện tử và du lịch trựctuyến.

Thứ tư, công nghệ 4.0 hỗ trợ tăng cường cạnh tranh và sáng tạo.

Công nghệ 4.0 đã thúc đẩy sự cạnh tranh và sáng tạo trong nền kinh tế số, khuyếnkhích doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới để cải thiện sản phẩm, dịch vụ và quytrình.

Thông qua đó môi trường kinh doanh được cải thiện và hoạt động kinh tế được phụchồi dẫn đến thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp kinh doanh: khoảng 101.300 doanhnghiệp đăng ký thành lập trong 8 tháng đầu năm, tăng 24,2% về số lượng doanhnghiệp và tăng 16,2% về tổng số lao động so với cùng kỳ năm 2021 Bên cạnh đó,48.100 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 43,8%, nâng tổng số doanh nghiệpthành lập mới và quay trở lại hoạt động lên 149.500 doanh nghiệp, tăng 31,1%.Trong đó, Việt Nam có khoảng 68.800 doanh nghiệp công nghệ số, với tỷ lệ vàokhoảng 0,698 doanh nghiệp/1.000 dân.

Tóm lại, CMCN 4.0 đang tác động tích cực đến nền kinh tế số của Việt Nam Nhữngcơ hội mà CMCN 4.0 mang lại đang thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số Việt Nam,thể hiện qua tốc độ tăng trưởng, quy mô, tỷ trọng, của kinh tế số.

Trang 18

2.1.5 Ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ 4.0 đến nền kinh tế số Việt Nam

Thứ nhất, công nghệ 4.0 sẽ tác động tiêu cực đến thị trường lao động nếu không đượcđiều chỉnh kịp thời.

Công nghệ 4.0 có thể dẫn đến việc tự động hóa nhiều công việc, ảnh hưởng đến nhucầu tuyển dụng lao động truyền thống dẫn đến việc tăng tỷ lệ thất nghiệp (hình 2.6).

Thời kì công nghệ số phát triển yêu cầu lao động trang bị những kiến thức và kỹ năngmới Sự thay đổi trong công nghệ đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng mới, như lậptrình, quản lý dữ liệu, và hiểu biết sâu rộng về công nghệ Nếu không kịp thời bổ sungkiến thức và kĩ năng sẽ dễ dàng bị đào thải khỏi thị trường lao động.

Thứ hai, công nghệ 4.0 gây ảnh hưởng tiêu cực đến hênh lệch vùng/phân hóa kinh tế

Tập trung công nghệ ở các đô thị lớn: Công nghệ 4.0 có thể tập trung ở các khu vựcphát triển như thành phố lớn, tạo ra khoảng cách phát triển giữa các vùng.

Thách thức với các khu vực nông thôn: Công nghệ 4.0 có thể làm gia tăng khoảng

Hình 2.8: Tỉ lệ thất nghiệp ở mức báo động quý II các năm 2011-2020.Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trang 19

Quá trình đô thị hóa diễn ra tại Việt Nam giai đoạn 2010-2020 ngày càng tăng đượcbiểu diễn bởi sơ đồ dưới đây (hình 2.7).

Hình 2.9: Số lượng đô thị giai đoạn 2010-2020 Đợn vị: đơn vị Nguồn: Bộ xây dựng

Công nghiệp hóa và đô thị hóa cũng làm cho sự phân hóa giàu nghèo diễn ra giữa cáctầng lớp dân cư, đặc biệt là người dân sống tại khu vực nông thôn, địa phương có tốcđộ đô thị hóa nhanh.

Thứ ba, kỉ nguyên số gây ra nhiều nguy cơ bị xâm nhập Bảo mật và Quyền riêng tư.Tăng cường rủi ro an ninh mạng: Sự gia tăng của dữ liệu và thông tin trực tuyến đặt rathách thức về bảo mật và an ninh thông tin.

Thách thức về quyền riêng tư: Cần có các quy định rõ ràng và kiểm soát để bảo vệquyền riêng tư khi thông tin cá nhân được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp 4.0.Thống kê của Bkav: “180.000 máy tính trong các cơ quan, tổ chức Việt Nam bị nhiễmmã độc APT trong năm vừa qua Con đường phát tán chủ yếu vẫn là gửi email với nộidung dụ dỗ hoặc thúc giục mở file đính kèm Mã độc kích hoạt ngay khi người dùngmở file, từ đó âm thầm hoạt động trên máy tính nạn nhân: cài đặt thêm các modulethành phần khác để điều khiển từ xa, đánh cắp dữ liệu, leo thang đặc quyền, lợi dụngthiết bị để tiếp tục hành vi tấn công len sâu hơn vào hệ thống của cơ quan, tổ chức ”

=> Tổng kết lại: Dù phải đối mặt với nhiều thách thức do cuộc CMCN 4.0 mạng lại,nền kinh tế số của Việt Nam vẫn có thế sẽ phát triển tích cực nếu:

Chính phủ và doanh nghiệp hợp tác: Đầu tư vào hạ tầng công nghệ, đào tạo nguồnnhân lực, và xây dựng chính sách thúc đẩy sự đổi mới kinh doanh.

Trang 20

Tận dụng cơ hội mới: Khai thác các cơ hội mới mà Công nghệ 4.0 mang lại, tạo ra môitrường thuận lợi cho doanh nghiệp và sự phát triển bền vững.

Đào tạo và hỗ trợ nguồn nhân lực: Việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho Công nghệ 4.0 làmột thách thức lớn, đòi hỏi các chính sách đào tạo và phát triển kỹ năng mới.Cải thiện hệ thống hạ tầng công nghệ: Để có thể hòa nhập vào cuộc cách mạng Côngnghệ 4.0, cần có sự đầu tư vào hạ tầng công nghệ để hỗ trợ sự phát triển.

Việc thúc đẩy sự hòa nhập và tận dụng tối đa lợi ích của Công nghệ 4.0 sẽ đóng vai tròquan trọng trong việc hình thành một nền kinh tế số mạnh mẽ và bền vững cho ViệtNam trong tương lai.

2.2 Ảnh hưởng của nền Kinh tế số lên thị trường lao động tại Việt Nam2.2.1 Thị trường lao động của Việt Nam năm 2018-2019

Đầu tiên, hãy cùng phân tích về Thị trường lao động của Việt Nam năm 2018

Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam trong năm 2018 là 2.18% Đây là một tỷ lệ tương đốithấp và cho thấy mức độ thất nghiệp trong năm đó ở mức khá ổn định

Năm 2018, tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại Việt Nam là 54,3 triệungười Trong tổng số này, có 20,7 triệu người làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệpvà thủy sản, chiếm 38,1% tổng số lao động Khu vực công nghiệp và xây dựng có 14,4triệu người làm việc, chiếm 26,6% tổng số Các ngành dịch vụ có 19,2 triệu người làmviệc, chiếm 35,3% tổng số lao động.

=> Năm 2018, kinh tế-xã hội của Việt Nam tiếp tục ghi nhận những thành tựu đáng kể,với tăng trưởng GDP đạt mức cao nhất trong 8 năm qua Kinh tế vĩ mô ổn định và lạmphát được kiểm soát Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực và chất lượng tăng trưởngđược cải thiện (hình 2.8).

Trang 21

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu tích cực, nền kinh tế cũng đối diện với một sốtồn tại và thách thức Quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởngvẫn diễn ra chậm Năng suất lao động vẫn còn thấp và năng lực cạnh tranh của nềnkinh tế chưa đạt cao.

Trong năm 2018, Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng GDP là 7,08%, đây là mứctăng cao nhất từ năm 2008 trở về sau Sự tăng trưởng này vượt qua mục tiêu 6,7%được đặt ra.

Năm 2018, nền kinh tế số của Việt Nam đã ghi nhận sự phát triển đáng kể trong nhiềulĩnh vực Các chỉ số và xu hướng cho thấy sự tiến bộ và tiềm năng của nền kinh tế sốtrong năm đó.

trong khu vực năm 2018 Đơn vị: % Nguồn: Smart CEO 4.0

Ngày đăng: 09/05/2024, 16:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Sơ đồ biểu diễn thất nghiệp. Nguồn: Slide bài giảng - chuyên đề số 4 các vấn đề về phát triển công nghiệp 4 0 đến nền kinh tế số của việt nam từ 2018 đến nay và ảnh hưởng của kinh tế số đến thị trường lao động việt nam
Hình 1.1 Sơ đồ biểu diễn thất nghiệp. Nguồn: Slide bài giảng (Trang 9)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w