1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hoạt Động Của Ngân Hàng Trong Giai Đoạn Năm 2008 Và Đề Ra Giải Pháp Hòng Ngừa Tình Trạng Phá Sản Của Ngân Hàng.pdf

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

BÁO CÁO CUỐI KỲ MÔN MÔ HÌNH TOÁN KINH TẾ

Chuyên đề:

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦANGÂN HÀNG TRONG GIAI ĐOẠN NĂM 2008 VÀ ĐỀ RA GIẢI PHÁPPHÒNG NGỪA TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN CỦA NGÂN HÀNG

Giảng viên hướng dẫn: ThS Lương Kim LongLớp Mô hình Toán kinh tế

Danh sách sinh viên thực hiện:

1 Phạm Thái Hồng Trang MSSV: B21004962 Lê Trần Tuyết Vy MSSV: B21005023 Đinh Thị Minh TrangMSSV: B2100494

TP Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 4 năm 2023

Trang 2

2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI 4

2.1 Lý do gây nên sự sụp đổ của các ngân hàng trong suốt thời kỳ khủng hoảng 2009 4

2.2 Ảnh hưởng của sự sụp đổ ngân hàng đến với nền kinh tế nói chung 8

2.3 Gỉai pháp phòng ngừa tình trạng phá sản của ngân hàng 10

3 Kết luận 0

4 Tài liệu tham khảo 0

2

Trang 3

TÓM TẮT

Lấy cảm hứng từ sự kiện khủng hoảng tài chính năm 2008, và gần đây nhất là ngân hàngSVB_ một trong những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ phá sản Trong bài báo cáo này,bằng mô hình hồi quy logistic trong báo cáo của Rebel A Cole & Lawrence J White,chúng em đã sử dụng để tìm ra đâu là nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của các ngân hàngtrong giai đoạn năm 2009 và từ đó đưa ra giải pháp để hạn chế tình trạng phá sản này

1 LỜI GIỚI THIỆU1.1 Lý do chọn đề tài

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007- 2008, mọi người vẫn lo sợ trước những hệ quảmà nó đem lại Báo chí hay gọi cuộc khủng hoảng này được gọi là cuộc Đại Suy Thoáibởi nó đã gây tác động xấu lên khắp các nước trên thế giới, đặc biệt là Liên minh ChâuÂu, cũng như các quốc gia khác với hơn 10.000 tỷ USD bị cuốn trôi, hơn 30 triệu ngườibị thất nghiệp Tưởng chừng nỗi lo sợ đó sẽ được chấm dứt, nhưng không, vào sángngày 10 tháng 3 năm 2023, ngân hàng Silicon Valley đã tuyên bố dừng hoạt động, đánhdấu sự sụp đổ lớn lần thứ hai của một tổ chức tài chính Hoa Kỳ

Lấy cảm hứng từ những sự kiện tài chính nổi tiếng trên, chúng em đã đặt ra câu hỏi:“Vậy thì đâu là những yếu tố tác động đến sự sụp đổ của một ngân hàng, đặc biệt làtrong giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008?” Với mục tiêu là tìm hiểu được nhữngnguyên nhân gây ra sự sụp đổ của ngân hàng, cũng như là đề ra giải pháp phòng ngừatình trạng sụp đổ đó, bằng phương pháp mô hình hồi quy logistic trong báo cáo của

Rebel A Cole & Lawrence J White về nguyên nhân gây ra tình trạng phá sản của cácngân hàng Mỹ, được đăng trên tạp chí Springer vào năm 2012 chúng em hy vọng có thểtìm được câu trả lời thỏa đáng!

1.2 Cơ sở lý thuyết

1.2.1 Mô hình CAMELS (CAMELS Rating Models):

Là mô hình được sử dụng để đánh giá và xếp hạng mức độ vững mạnh của ngân hàng theothang đo từ 1 đến 5, trong đó bậc 1 là xếp hạng tín dụng cao nhất và bậc 5 là xếp hạng thấpnhất Các tiêu chí để đánh giá ngân hàng bao gồm 6 tiêu chí:

C – Capital: Mức độ an toàn vốn của ngân hàng

3

Trang 4

A – Asset: Chất lượng tài sản (tài sản sẽ bao gồm dự trữ tiền mặt, các khoản cho vay, các khoảnđầu tư ) của ngân hàng

M – Management: Khả năng quản lý của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp

E – Earning: Khả năng sinh lời của ngân hàng L – Liquidity: Khả năng trả nợ ngắn hạn của ngân hàng

S – Sensitivity: Sự biến động của thị trường sẽ tác động thế nào đến ngân hàng?

1.2.2 Mô hình hồi quy logistic (Multivariate logistic regression):

Để rõ hơn về mô hình hồi quy logistic, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các thuật ngữ liên quan đếnmô hình chính mà chúng ta sẽ sử dụng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác độngđến hoạt động của ngân hàng

Odds: Xác suất khả năng xảy ra chia cho xác suất khả năng không xảy ra Odds Ratio (OR): Odds này chia cho Odds kia

Vd:

Mô hình hồi quy logistic là mô hình được dung để phân tích mối quan hệ giữa nhiều biến độclập và biến phụ thuộc, với biến phụ thuộc là biến nhị phân (có 2 khả năng có thể xảy ra) Từ đómô hình này đưa ra kết quả phân tích dự đoán của biến phụ thuộc dựa vào các tác động từ nhiềubiến độc lập.

Phương trình hồi quy logistic sẽ có dạng:

Với Logit (P) =

1.2.3 Chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (Mortgage backed security: MBS) là một

chứng khoán tương tự như trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản, được phát hành dựa trên cơ sởmột hoặc một nhóm các khoản thế chấp

4

Trang 5

Cách thức hoạt động: Chứng khoán đảm bảo sẽ biến ngân hàng thành một đơn vị tài chính

trung gian giữa người mua và nhà đầu tư Một ngân hàng có thể ban hành các khoản thế chấpcho khách hàng và sau đó bán lại nó với giá chiết khấu để đưa vào khoản MBS Nghĩa là trongtrường hợp người mua bị phá sản thì ngân hàng cũng không bị thiệt hại gì nhiều

2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH ĐỀ TÀI

2.1 Lý do gây nên sự sụp đổ của các ngân hàng trong suốt thời kỳ khủng hoảng 2008

Khủng hoàng tài chính năm 2008 dường như là một sự kiện có tác động vô cùng lớn đến vớinền kinh tế chung đặc biệt là đối với Mỹ Cuộc khủng hoảng này đã gây ra tình trạng thấtnghiệp và suy thoái kinh tế Vậy thì đến với bài báo cáo hôm nay, chúng ta sẽ đặt ra câu hỏi:“Vì những nguyên do nào mà trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các ngân hàng đãlần lượt sụp đổ?”

Điểm lại về khủng hoảng tài chính năm 2008, nguyên nhân gây ra sự kiển khủng hoàng toàncầu này xuất phát từ việc các tổ chức tài chính về bất động sản ở Mỹ thực hiện các khoản chovay thế chấp mạo hiểm để giải cứu người mua bất động sản Và phát súng mở đầu cho cuộckhủng hoàng toàn cầu này đó chính là sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers Vậy thì mộtcâu hỏi đặt ra là: “Điều gì kéo theo sự sụp đổ của các ngân hàng tại Mỹ nói chung và quốc tếnói riêng?”

2.1.1 Sử dụng mô hình hồi quy logistic để nghiên cứu:

Theo như nghiên cứu của Rebel A Cole và Lawrence J.White, dựa mô hình hồi quy logistic,chúng ta sẽ có hàm dưới đây:

Trang 6

μi,t: Phản ánh sai số ngẫu nhiên giữa các ngân hàng

Tuy nhiên vì biến Failure*i,2009 là biến không thể quan sát được, tức nó chỉ có giá trị về mặt

con số, chúng ta chưa thể kết luận được tình trạng của ngân hàng là như thế nào Vì vậy biến

Failure*i,2009 là một biến quan sát được, tức là có hai kết quả có hoặc không, thì Cole và

White đã xây dựng được mô hình cụ thể như sau:

Prob(FAILi, 2009=1)=1–Φ (-β t’ X i, 2009 - t)

Dựa vào kết quả được lấy từ báo cáo của FDIC Call Report, với số liệu được lấy từ bảng cânđối kế toán cũng như là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mạitrong 4 quý của năm 2008 và những năm 2004 – 2007, Rebel A Cole và Lawrence J.White đãđưa ra được các yếu tố chính làm cho ngân hàng sụp đổ, và cũng từ những yếu tố này, chúng tasẽ dùng mô hình hồi quy logistic để phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến vớitình trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại trong thời kỳ khủng hoảng 2008

Securities held for investement

plus securities held for sale SEC

Chứng khoán sử dụng để đầu tư và chứngkhoán để thực hiện giao dịch

Log of Bank Total Assets LNSIZE Log của tổng tài sản ngân hàng

Cash & Due items

CASHDUE Tiền mặt và các khoản thanh toán đến hạn

Real Estate Residential Single Family (1 – 4) Family Mortgages

RER14 Cho vay thế chấp đơn gia đình

Real Estate Multifamily

Real Estate Construction &

Cho vay xây dựng và phát triển bất động sản

Real Estate Nonfarm

Bất động sản phi nông nghiệp thế chấp phi cư trú

6

Trang 7

dạng số thập phân trên tổng tài sản (as a decimal function of total assets)

2.1.2 Kết quả rút ra từ mô hình

Thông qua việc sử dụng mô hình hồi quy logistic, đưa ra kết luận rằng Các khoản cho vay bấtđộng sản có một vai trò quan trọng trong việc xác định “tình trạng sống sót” của ngân hàng.Ngân hàng có tỷ lệ phân bổ vốn vay cao vào các lĩnh vực xây dựng và phát triển, các khoản vaythương mại và khoảng thế chấp đa gia đình (multifamily – mortgages) sẽ có xu hướng dễ bị sụpđổ, trong khi đó với tỷ lệ vay vốn cao vào các khoản thế chấp một gia đình sẽ giúp ngân hàngsống sót Kết quả này cho thấy tầm quan trọng trong việc tách các khu dân cư ra khoỉ các bấtđộng sản thương mại khi đánh giá các danh mục cho vay của ngân hàng Một điều bất ngờ làcác khoản đầu tư vào chứng khoán bảo đảm thế chấp sẽ mang lại tác động ít hơn hoặc hầu nhưlà không có tác động gì đến với sự sụp đổ ngân hàng

7

Trang 8

2.2 Ảnh hưởng của sự sụp đổ ngân hàng đến với nền kinh tế nói chungSự suy giảm trong thu nhập cá nhân và giá bất động sản

Trong những năm 1980 và đầu những năm 1990, hàng trăm ngân hàng thương mại và địnhchế tiết kiệm đã thất bại khi trải qua sự sụt giảm lớn trong thu nhập cá nhân và giá bất động1sản.

Các quốc gia có sự sụt giảm đáng kể trong giá trị bất động sản có xu hướng chịu đựng sựsuy giảm lâu hơn trong hoạt động kinh tế và nhiều khó khăn ngân hàng hơn so với các quốc giakhác[CITATION Dav06 \l 1033 ] Vào những năm 1920, khi giá hàng hóa sụt giảm đã gây ra sựthất bại của hàng ngàn ngân hàng nằm ở các bang nông thôn và các khu vực nông nghiệp khác.Các quốc gia nơi giá trị đất nông nghiệp và đất trồng được mở rộng nhiều nhất trong nhữngnăm Thế chiến I đã trải qua tỷ lệ thất bại của nông trại và ngân hàng cao nhất sau đó[ CITATION Als94 \l 1033 ].

Sự phát triển kinh tế

Sau cuộc hoảng loạn năm 1907 , một số nghiên cứu đã điều tra các khía cạnh của sự ổn định2trong lĩnh vực ngân hàng như là các luật mới và cải cách hệ thống ngân hàng Sprague (1910)nghiên cứu sự thất bại của các ngân hàng và hoảng loạn ngân hàng ở Hoa Kỳ và phát hiện rarằng các dòng chảy vàng quốc tế gây ra, đồng thời, sự suy giảm của hoạt động kinh tế.Kemmerer (1910) phát hiện ra rằng những thay đổi theo mùa trong nhu cầu tiền tệ, bắt nguồn từsự thay đổi trong việc vay mượn trong lĩnh vực nông nghiệp, giải thích sự biến động chung củagiá cổ phiếu, thất bại thương mại và hoảng loạn ngân hàng giữa năm 1890 và 1908.

Giảm khoản gửi ngân hàng

Friedman và Schwartz (1963) - nghiên cứu Hoa Kỳ, đã phát hiện ra rằng sự thất bại của cácngân hàng đã kích hoạt sự mất niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng, dẫn đến ngườitiêu dùng nắm giữ nhiều tiền tệ hơn và ít tiền gửi ngân hàng hơn.

Anari, Kolari, và Mason (2005) đã sử dụng phương pháp VAR để điều tra mối quan hệ giữaviệc thanh lý các ngân hàng thất bại trong Đại suy thoái Họ thấy rằng sự thất bại của các ngânhàng có tác động tiêu cực lâu dài đối với hoạt động kinh tế, một phần bởi vì các sự cố của ngânhàng hạn chế quyền truy cập vào các khoản tiền gửi trong các tổ chức thất thủ Người gửi tiền

1 Thrift Institution

2 Hoảng loạn các chủ ngân hàng năm 1907 hoặc Hoảng loạn Knickerbocker, là một cuộc khủng hoảng tài chínhHoa Kỳ diễn ra trong ba tuần bắt đầu vào giữa tháng 10, khi chỉ số chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoánNew York đã giảm gần 50 % so với mức đỉnh của năm trước.

8

Trang 9

tại các ngân hàng thất bại bị cấm truy cập vào quỹ của họ trong một thời gian dài, và khi tàikhoản của họ trở nên thanh khoản, các nhà gửi tiền thường phải đối mặt với tổn thất đáng kể.Mất thanh khoản của người gửi dẫn đến việc giảm tiêu thụ và chi tiêu đầu tư.

Thắt chặt tín dụng

Bernanke (1983) mở rộng phân tích FS để kết hợp ảnh hưởng của sự thất bại của ngân hàng đốivới chi tiêu đầu tư Trong mô hình tài chính doanh nghiệp tập trung vào ngân hàng củaBernanke, các công ty phụ thuộc vào các khoản vay ngân hàng để đầu tư và tài trợ vốn hoạtđộng nên thường có mối quan hệ lâu dài với một ngân hàng Khi ngân hàng phá sản thì mốiquan hệ được giải thể và thông tin thu được thông qua quan hệ bị mất Khi các công ty tìm kiếmtài trợ từ các ngân hàng mới, họ phải đối mặt với chi phí gia tăng trong khi thiết lập mối quanhệ Do đó, trong một khoảng thời gian sau khi một ngân hàng thất bại, các khoản đầu tư của cáccông ty phụ thuộc vào ngân hàng bị ngăn cản bởi chi phí tài trợ tăng lên và các đầu tư có thể bịhạn chế.

Thất bại ngân hàng cũng có thể có tác động phụ đến hành vi cho vay của các ngân hàng cònsống sót Sự không chắc chắn trong việc thu hồi tiền gửi khiến các ngân hàng còn sống sót tăngdự trữ của họ bằng cách giảm khoản vay cho các doanh nghiệp phụ thuộc vào ngân hàng.Không thể khai thác các thị trường vốn bên ngoài, các doanh nghiệp buộc phải giảm chi tiêuđầu tư dẫn đến việc giảm GDP.

Nhìn chung, thất bại của các ngân hàng có thể có tác động đáng kể và lâu dài đến nền kinh tế,và tác động của chúng có thể khó dự đoán hoặc kiểm soát Điều quan trọng đối với các nhàquản lý và các nhà hoạch định chính sách là giám sát sức khỏe của hệ thống tài chính và thựchiện các biện pháp thích hợp để ngăn chặn sự thất bại của các ngân hàng và giảm thiểu tác độngcủa chúng đối với nền kinh tế.

2.3 Gỉai pháp phòng ngừa tình trạng phá sản của ngân hàng

Quốc hữu hóa tài chính.

Khi một cuộc khủng hoảng tài chính có nguy cơ xảy ra, thì chúng ta chỉ có hai lựa chọn: giảicứu các nhà tư bản tài chính hoặc là phải hứng chịu một cuộc khủng khoảng tài chính nghiêmtrọng hơn trong toàn toàn bộ nền kinh tế Cách duy nhất để tránh được tình trạng tiến thoái

9

Trang 10

lưỡng nan này là làm cho nền kinh tế bớt phụ thuộc vào các nhà tư bản tài chính Và để làmđược điều này thì chính phủ phải trở thành nhà cung cấp tín dụng chính trong nền kinh tế, đặcbiệt là đối với các khoản thế chấp mua nhà, các khoản vay tiêu dùng và các khoản vay kinhdoanh Nói cách khác, tài chính nên được quốc hữu hóa và các mục tiêu chính sách công nênđược điều hành bởi chính phủ Điều này có ý nghĩa gì đối với Hoa Kỳ; trước hết, năm 2008,công ty Fannie Mae và Freddie Mac đã được quốc hữu hóa một phần, một hình thức kiểm soátmang tính tạm thời mà đáng lẽ nên được quốc hữu hóa hoàn toàn, và các cơ quan thế chấp củachính phủ nên được sử dụng để đạt được các mục đích của chính sách công về nhà ở với mứcgiá hợp lý cho tất cả mọi người, chứ không phải là tối đa hóa lợi nhuận Thứ hai, các “gãkhổng lồ” ngân hàng ( mà được cho là ”Too big to fail” ) có nguy cơ bị phá sản nên được quốchữu hóa để có thể đạt các mục tiêu chính sách công tương tự Việc quốc hữu hóa này cũng sẽliên quan đến việc loại bỏ được khoản nợ đáng kể hiện có của Fannie và Freddie và các ngânhàng được quốc hữu hóa( như trong thủ tục phá sản), để làm cho các tổ chức tài chính này cókhả năng thanh toán trở lại mà không khiến người nộp thuế phải trả bất kỳ chi phí nào.

Mặc dù “Quốc hữu hóa” là một phương pháp hay nhưng nó chỉ mang tính tương đối, khôngcó khả năng giải quyết được khủng hoảng tài chính hoàn toàn Nó chỉ giúp làm ổn định hệthống ngân hàng và có thể dẫn đến việc tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp vàngười tiêu dùng đáng tin cậy Một giải pháp đầy đủ cho cuộc khủng hoảng hiện nay đòi hỏitrên hết là xóa bỏ hẳn núi nợ khổng lồ được tích lũy trong những thập kỷ gần đây – nợ thếchấp nhà, nợ tiêu dùng, nợ kinh doanh, nợ ngân hàng,…

Chính sách của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve – Fed).

Fed ban đầu ban hành các chính sách mở rộng (giảm các lãi suất ngắn hạn và đồng thời làmtăng các khoản cho vay cho các ngân hàng thương mại) với hy vọng rằng các tổ chức ngânhàng sẽ tăng cường cho vay đối với doanh nghiệp và các hộ gia đình Tuy nhiên, các chínhsách truyền thống này không còn hiệu quả nữa bởi vì các ngân hàng không sẵn sàng tăng cáckhoản cho vay vì họ không còn tin tưởng vào khả năng trả nợ của những người đi vay vàcùng vì việc mất vốn mà họ phải tiếp tục gánh chịu (điều này đòi hỏi ngân hàng phải giảm chovay để duy trì tỷ lệ cho vay trên vốn ở mức chấp nhận được).

Do sự thất bại từ các chính sách truyền thống, Fed bắt đầu ứng biến bằng các chính sách kíchthích tiền tệ khổng lồ chưa từng có Chính sách này bao gồm mở rộng thêm ” tài sản thế chấpđủ điều kiện” cho các khoản vay; mà trước đây chỉ có Trái phiếu kho bạc mới có đủ điều

10

Ngày đăng: 09/05/2024, 16:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w