Giáo án chủ đề về một số nhạc sĩ tiêu biểu tỉnh Đồng Tháp I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: Sau bài học, học sinh biết: - Thành phần xuất thân và những công lao, thành tích mà những nhạc sĩ đã cống hiến cho âm nhạc, cho cách mạng và đất nước. - Biết một số nét về khu tưởng niệm, địa danh liên quan đến các nhạc sĩ - Biết tìm kiếm nội dung bài qua phim và tài liệu - Hiểu ý nghĩa của bài học - Biết được một số bài hát, tác phẩm tiêu biểu của mỗi nhạc sĩ 2. Năng lực * Năng lực chung - Năng lực tự chủ và năng lực tự học: + Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm. + Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: Biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu câu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: + Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn thông tin trên mạng, tài liệu photo * Năng lực đặc thù - Nhận thức được về lĩnh vực âm nhạc của địa phương - Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Tìm kiếm được các thông tin về sáng tác và cuộc đời của các nhạc sĩ 3. Phẩm chất - Yêu nước: yêu âm nhạc quê hương, tự hào về truyền thống âm nhạc của tỉnh nhà. - Nhân ái: Có mối quan hệ hài hòa với người khác. - Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân: Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng kế hoạch học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập. - Trung thực trong học tập - Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân. Sẳn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập. II. THIẾT BỊ HỌC TẬP VÀ HỌC LIỆU. 1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, điện thoại,… 2. Học liệu: Tài liệu, tranh ảnh, video, file trình chiếu,… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Các hoạt động học tập HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - KHỞI ĐỘNG a. Mục đích: HS thu thập, hệ thống hóa các thông tin về tên các nhạc sĩ tiêu biểu từ các trang web. b. Nội dung: quan sát máy chiếu, sử dụng tài liệu, hoạt động cá nhân: Xem video về ảnh chân dung ngoài đời của các nhạc sĩ tiêu biểu + Câu hỏi: Em có biết các nhân vật đó là ai không? + Chia nhóm hoạt động: 6 nhóm (mỗi tiết học sẽ có 2 nhóm báo cáo) c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh về tên các nhạc sĩ đề cập trong video. d. Tổ chức thực hiện:
Trang 1* Tuần 25 - 27
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN GDĐP LỚP 10
CĐ 5 MỘT SỐ NHẠC SĨ TIÊU BIỂU Ở TỈNH ĐỒNG THÁP
(3 tiết lý thuyết )
I/ Mục tiêu:
1 Kiến thức: Sau bài học, học sinh biết:
- Thành phần xuất thân và những công lao, thành tích mà những nhạc sĩ đã cống hiến cho
âm nhạc, cho cách mạng và đất nước
- Biết một số nét về khu tưởng niệm, địa danh liên quan đến các nhạc sĩ
- Biết tìm kiếm nội dung bài qua phim và tài liệu
- Hiểu ý nghĩa của bài học
- Biết được một số bài hát, tác phẩm tiêu biểu của mỗi nhạc sĩ
2 Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và năng lực tự học:
+ Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm
+ Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: Biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu câu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn
thông tin trên mạng, tài liệu photo
* Năng lực đặc thù
- Nhận thức được về lĩnh vực âm nhạc của địa phương
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Tìm kiếm được các thông tin về sáng tác và cuộc
đời của các nhạc sĩ
3 Phẩm chất
- Yêu nước: yêu âm nhạc quê hương, tự hào về truyền thống âm nhạc của tỉnh nhà
- Nhân ái: Có mối quan hệ hài hòa với người khác
- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân: Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng kế hoạch học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn thành các nhiệm
vụ học tập
- Trung thực trong học tập
- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc trong học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân Sẳn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập
II THIẾT BỊ HỌC TẬP VÀ HỌC LIỆU.
1 Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, điện thoại,…
2 Học liệu: Tài liệu, tranh ảnh, video, file trình chiếu,…
Trang 2III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
3 Các hoạt động học tập
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU - KHỞI ĐỘNG
a Mục đích: HS thu thập, hệ thống hóa các thông tin về tên các nhạc sĩ tiêu biểu từ các
trang web
b Nội dung: quan sát máy chiếu, sử dụng tài liệu, hoạt động cá nhân: Xem video về ảnh
chân dung ngoài đời của các nhạc sĩ tiêu biểu
+ Câu hỏi: Em có biết các nhân vật đó là ai không?
+ Chia nhóm hoạt động: 6 nhóm (mỗi tiết học sẽ có 2 nhóm báo cáo)
c Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh về tên các nhạc sĩ đề cập trong video.
d Tổ chức thực hiện:
e Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS xem video về ảnh chân dung ngoài đời của các nhạc sĩ tiêu biểu và trả lời câu hỏi
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ dựa trên việc tìm kiếm thông tin trên Internet
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS trên cơ sở đó dẫn dắt học sinh đi vào bài mới: Tỉnh Đồng Tháp của chúng ta có rất nhiều nhạc sĩ, tuy nhiên do thời gian
có giói hạn nên ở chủ đề này cô sẽ giới thiệu đến các em 6 nhạc sĩ tiêu biểu của tỉnh ta, đó là:
+ Nhạc sĩ Cao Văn Lý
+ Nhạc sĩ Phạm Văn Khiêm
+ Nhạc sĩ Phạm Công Đức
+ Nhạc sĩ Võ Xuân Hùng
+ Nhạc sĩ Trần Tấn Lực
+ Nhạc sĩ Nguyễn Duy Trung
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về nhạc sĩ Cao Văn Lý
a Mục đích: Học sinh trình bày được những thông tin cơ bản tiểu sử, quá trình sáng tác
và những tác phẩm của nhạc sĩ Cao Văn Lý
b Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng tài liệu để tìm hiểu về nhạc sĩ
Câu hỏi:
- Em hãy cho biết tiểu sử, quá trình sáng tác và những tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ
- Hát một bài hát của nhạc sĩ mà em tìm hiểu (hoặc có thể mở video bài hát cho các bạn ùng xem)
c Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
Nhạc sĩ Cao Văn Lý
Nhạc sĩ Cao Văn Lý tên thật là Phạm Lý, ông sinh ra và lớn lên ở miệt sông nước Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.
Năm 1948, ông tham gia Đoàn Văn công Chim Việt, sau này là Đoàn Văn công Ngũ Yến của tỉnh Long Châu Sa.
Đến năm 1954, khi Hiệp định Genève được ký kết, ông cùng với gia đình
Trang 3tập kết ra miền Bắc học tập Chỉ trong vòng một năm sau đó, ông được chọn sang Liên Xô học lý luận âm nhạc, chỉ huy dàn nhạc tại Viện Âm nhạc quốc gia Trai-cốp-xki.
Sau khi đất nước thống nhất, ông trở về miền Nam và công tác tại phòng văn nghệ của Đài Tiếng nói Việt Nam II
Năm 1982, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập thay cho Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ, ông được mời về làm giảng viên rồi về giảng dạy và hoạt động âm nhạc cho đến nay Tại đây, ông đã đào tạo biết bao thế
hệ sinh viên, rất nhiều người trong số đó đã thành danh, có tên tuổi trong giới âm nhạc như nhạc sĩ Lê Văn Lộc, Đinh Trung Cẩn, Đức Trí,
Những bài vọng cổ, tuồng cải lương sáng tác sau này sử dụng hầu hết là các bài lý do nhạc sĩ Cao Văn Lý sáng tác Nhưng rất ít người biết đó là sáng tác của ông, không chỉ dân không chuyên mà cả một số tác giả chuyên nghiệp cũng không biết Những bài lý trong dân gian được truyền khẩu thường chân phương, mộc mạc, đậm tính dân dã, còn các bài lý do ông Lý sáng tác có tính học thuật rất cao, tính cấu trúc và tính sáng tác rất rõ!
Lý qua cầu là một trong những bài lý đầu tiên ông sáng tác Trước ngày tập kết ra Bắc, ông bị bệnh và có cô gái ngày ngày âm thầm chăm sóc, khi đem trái chuối luộc, lúc ly nước mía, lúc là gói xôi Ông bảo lúc đó còn nhỏ nên không nghĩ đến chuyện yêu đương
Trong sự nghiệp sáng tác của mình, số lượng các bài lý mà ông sáng tác lên đến hơn 20 bài, trong đó rất nhiều bài hết sức quen thuộc, nhưng được nhiều người sử dụng với tên gọi mới, đặt lời mới Nổi bật phải kể đến ca khúc Trách ai
vô tình được cố nhạc sĩ Nhật Ngân viết lời mới từ điệu Lý Mỹ Hưng
Các tác phẩm
Chung một vầng trăng (Lý trăng soi)
Đẹp sao khi mắt em cười (Lý đêm trăng)
Lý bông trang
Lý tư phùng (Lý tương phùng)
Em vẫn cùng anh (Lý chim xanh)
Lý Mỹ Hưng (Trách ai vô tình, lời Nhật Ngân)
Khi bóng em qua cầu (Lý qua cầu)
d Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS tìm hiểu tài liệu, kết hợp với hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để đưa ra câu trả lời
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Hs nghiên cứu nội dung tài liệu trên Internet
+ GV quan sát và giúp đỡ học sinh
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Hs đại diện nhóm đưa ra câu trả lời
+ Gọi HS khác bổ sung và HS nhóm khác đặt câu hỏi
Trang 4- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về nhạc sĩ Phạm Văn Khiêm
a Mục đích: Học sinh trình bày được những thông tin cơ bản tiểu sử, quá trình sáng tác
và những tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Văn Khiêm
b Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng tài liệu để tìm hiểu về nhạc sĩ
Câu hỏi:
- Em hãy cho biết tiểu sử, quá trình sáng tác và những tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ
- Hát một bài hát của nhạc sĩ mà em tìm hiểu (hoặc có thể mở video bài hát cho các bạn cùng xem)
c Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
Nhạc sĩ Phạm Văn Khiêm
Nhạc sĩ Phạm Văn Khiêm, bút danh là Phạm Khiêm sinh năm 1960, quê ở xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp Năm 1973, ông bắt đầu tham gia vào Đoàn Văn công của tỉnh Tại đây, ông được học đàn mandolin và đi biểu diễn trong các đơn vị bộ đội trên địa bàn tỉnh Từ năm 1976 đến năm 1980, ông học lớp Trung cấp kèn clarinet ở Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh Sau này, ông tiếp tục học và tốt nghiệp đại học chuyên ngành Sáng tác 1989 Là nhạc sĩ có bước khởi đầu từ trong thời gian chiến tranh, các sáng tác của ông thường gắn liền với truyền thống cách mạng và mang hơi thở của cuộc sống trên quê hương
Âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Khiêm hầu hết đều có âm hưởng của dân ca Nam Bộ, thể hiện rất rõ tình yêu đất nước nói chung và đối với quê hương Đồng Tháp nói riêng Nhiều ca khúc của nhạc sĩ Phạm Khiêm được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện phát thanh, truyền hình, báo chí trong tỉnh và trên cả nước như: Hát
về Người, Khát vọng tuổi xuân, Mùa xuân trên đồng, Bài ca gieo hạt, Đẹp lắm tình quê, Hoàng hôn lửa, Mưa trên Tháp Mười, Về quê em, Với niềm đam mê
âm nhạc và sự nỗ lực không ngừng, nhạc sĩ Phạm Khiêm đã đạt được nhiều giải thưởng cao trong sáng tác như: Giải Xuất sắc trong Liên hoan Âm nhạc của Hội nhạc sĩ Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long (năm 2009), giải B của Giải thưởng Văn học – Nghệ thuật Nguyễn Quang Diêu lần thứ I, giải A của Giải thưởng Văn học – Nghệ thuật Nguyễn Quang Diêu lần thứ II, Ông còn được vinh dự nhận các bằng khen, huân chương, huy chương cao quý như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2007), Huân chương Lao động hạng III (năm 2010), Huy chương Vì sự nghiệp Văn học – Nghệ thuật Việt Nam, và nhiều
bằng khen của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp trao tặng
d Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS tìm hiểu tài liệu, kết hợp với hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để đưa ra câu trả lời
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Hs nghiên cứu nội dung tài liệu trên Internet
+ GV quan sát và giúp đỡ học sinh
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Hs đưa ra câu trả lời
Trang 5+ Gọi HS khác bổ sung và HS nhóm khác đặt câu hỏi.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về nhạc sĩ Phạm Công Đức
a Mục đích: Học sinh trình bày được những thông tin cơ bản tiểu sử, quá trình sáng tác
và những tác phẩm của nhạc sĩ Phạm Công Đức
b Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng tài liệu để tìm hiểu về nhạc sĩ
Câu hỏi:
- Em hãy cho biết tiểu sử, quá trình sáng tác và những tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ
- Hát một bài hát của nhạc sĩ mà em tìm hiểu (hoặc có thể mở video bài hát cho các bạn cùng xem)
c Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
Nhạc sĩ Phạm Công Đức
Ông sớm gắn bó với hoạt động sáng tác âm nhạc của tỉnh với vai trò là Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Sáng tác tỉnh Đồng Tháp từ năm 2000 Các ca khúc của ông gắn liền với hình ảnh quê hương và con người Đồng Tháp Nhạc sĩ Phạm Công Đức có lối viết giản dị, gần gũi Mỗi tác phẩm là một câu chuyện kể đầy cảm xúc và thể hiện các góc nhìn đa dạng nhưng tinh tế của người nhạc sĩ, tiêu biểu như: Lời của mẹ, Huyền thoại một loài hoa, Bông trắng, Một thời du kích,
Về Xẻo Quýt, Nỗi nhớ quê hương, Chiều Tam Nông, Quá trình hoạt động âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Công Đức đã gặt hái nhiều thành tựu đáng trân trọng như: Giải Ba khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (năm 2003), Giải B Liên hoan âm nhạc của Hội Nhạc sĩ Việt Nam (năm 2012), Giải C Giải thưởng Văn học nghệ thuật Nguyễn Quang Diêu lần thứ III (năm 2016), Huy chương Vì sự nghiệp Văn hoá – Thông tin (năm 2000), Huy chương Vì sự nghiệp Văn học – Nghệ thuật Việt Nam (2006),
d Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS tìm hiểu tài liệu, kết hợp với hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để đưa ra câu trả lời
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Hs nghiên cứu nội dung tài liệu trên Internet
+ GV quan sát và giúp đỡ học sinh
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Hs đưa ra câu trả lời
+ Gọi HS khác bổ sung và HS nhóm khác đặt câu hỏi
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về nhạc sĩ Võ Xuân Hùng
a Mục đích: Học sinh trình bày được những thông tin cơ bản tiểu sử, quá trình sáng tác
và những tác phẩm của nhạc sĩ Võ Xuân Hùng
b Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng tài liệu để tìm hiểu về nhạc sĩ
Câu hỏi:
- Em hãy cho biết tiểu sử, quá trình sáng tác và những tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ
Trang 6- Hát một bài hát của nhạc sĩ mà em tìm hiểu (hoặc có thể mở video bài hát cho các bạn cùng xem)
c Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
Nhạc sĩ Võ Xuân Hùng
Nhạc sĩ Võ Xuân Hùng sinh năm 1979, quê ở xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh, tỉnh
Hà Tĩnh Ông tốt nghiệp tại Trường Đại học Nghệ thuật Huế (nay là Học viện
Âm nhạc Huế) Ông công tác tại Trường Đại học Đồng Tháp Từ đó, Đồng Tháp trở thành quê hương thứ hai và cũng là niềm cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác của ông Âm nhạc của nhạc sĩ Võ Xuân Hùng thiên về tính trữ tình Các tác phẩm của của ông đa dạng về nội dung, chủ đề và mang xúc cảm gần gũi với công chúng Nhiều tác phẩm của nhạc sĩ Võ Xuân Hùng được người yêu âm nhạc ở Đồng Tháp và trên cả nước đón nhận, tiêu biểu như: Đừng quên câu dân ca, Hát
về anh người lính quân hàm xanh, Sa Đéc thành phố ngàn hoa, Tháng năm miền Nam nhớ Bác, trong đó, ca khúc Đừng quên câu dân ca đã được phát sóng giới thiệu trên kênh VTV1 của Đài Truyền hình Việt Nam Các ca khúc mang đậm chất liệu dân ca Nam Bộ của ông đã được ghi nhận từ các cuộc thi như: Giải Nhì cuộc thi sáng tác ca khúc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (năm 2014), Giải
Ba cuộc thi sáng tác ca khúc về Bạc Liêu (năm 2014), Giải Nhì cuộc thi sáng tác
ca khúc về Sa Đéc (năm 2015), Giải C Liên hoan Âm nhạc do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chfíc (năm 2021), Cùng với hoạt động sáng tác âm nhạc, nhạc sĩ Võ Xuân Hùng là người giảng viên năng nổ, đầy trách nhiệm trong công tác đào tạo ngành Sư phạm Âm nhạc của Trường Đại học Đồng Tháp Ông đã cùng với các giảng viên trong nhà trường đào tạo nhiều thế hệ giáo viên ngành Sư phạm Âm nhạc, góp phần vào sự phát triển của nền giáo dục tỉnh nhà
d Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS tìm hiểu tài liệu, kết hợp với hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để đưa ra câu trả lời
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Hs nghiên cứu nội dung tài liệu trên Internet
+ GV quan sát và giúp đỡ học sinh
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Hs đưa ra câu trả lời
+ Gọi HS khác bổ sung và HS nhóm khác đặt câu hỏi
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức
Hoạt động 2.5: Tìm hiểu về nhạc sĩ Trần Tấn Lực
a Mục đích: Học sinh trình bày được những thông tin cơ bản tiểu sử, quá trình sáng tác
và những tác phẩm của nhạc sĩ Trần Tấn Lực
b Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng tài liệu để tìm hiểu về nhạc sĩ
Câu hỏi:
- Em hãy cho biết tiểu sử, quá trình sáng tác và những tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ
- Hát một bài hát của nhạc sĩ mà em tìm hiểu (hoặc có thể mở video bài hát cho các bạn cùng xem)
Trang 7c Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
Nhạc sĩ Trần Tấn Lực
Nhạc sĩ Trần Tấn Lực có bút danh là Trần Quang, sinh năm 1971, quê ở xã Phong Mỹ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Ông tốt nghiệp đại học chuyên ngành Sáng tác tại Nhạc Viện Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1999 Các sáng tác của ông phong phú về thể loại, đa dạng về nội dung, chủ đề Ở thể loại thanh nhạc có thể kể đến một số ca khúc tiêu biểu như: Nơi ấy dòng sông, Hát về mẹ,
Âm vang ngày hội, Về với Tháp Mười, Đồng Tháp mùa xuân về, Cao Lãnh thành phố tự hào, Về thể loại khí nhạc có: Giao hưởng Tiếng vọng quê hương, tác phẩm nhạc múa Tình người lính thuế, tổ khúc giao hưởng Kỉ niệm tuổi thơ, và một số bản prelude, sonata Nhạc sĩ Trần Tấn Lực có nhiều giải thưởng cao trong các cuộc thi sáng tác như: Giải Nhất cuộc thi sáng tác ca khúc toàn quốc (năm 1997), Giải Xuất sắc cuộc thi sáng tác toàn quốc (năm 2006), giải A Giải thưởng Văn học – Nghệ thuật Nguyễn Quang Diêu lần thứ III (2016) Với những nỗ lực
và đóng góp của mình trong hoạt động Văn hoá – Nghệ thuật, ông đã được tặng thưởng Huy chương vì sự nghiệp Văn hoá – Thể dục thể thao và du lịch, Huy chương Vì thế hệ trẻ của Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cùng nhiều bằng khen của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp
d Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS tìm hiểu tài liệu, kết hợp với hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để đưa ra câu trả lời
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Hs nghiên cứu nội dung tài liệu trên Internet
+ GV quan sát và giúp đỡ học sinh
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Hs đưa ra câu trả lời
+ Gọi HS khác bổ sung và HS nhóm khác đặt câu hỏi
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức
Hoạt động 2.6: Tìm hiểu về nhạc sĩ Nguyễn Duy Trung
a Mục đích: Học sinh trình bày được những thông tin cơ bản tiểu sử, quá trình sáng tác
và những tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Duy Trung
b Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng tài liệu để tìm hiểu về nhạc sĩ
Câu hỏi:
- Em hãy cho biết tiểu sử, quá trình sáng tác và những tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ
- Hát một bài hát của nhạc sĩ mà em tìm hiểu (hoặc có thể mở video bài hát cho các bạn cùng xem)
c Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
Nhạc sĩ Nguyễn Duy Trung
Nhạc sĩ Nguyễn Duy Trung sinh năm 1967 tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, quê gốc của ông ở xã Thành Thới, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre Ông đam
mê âm nhạc từ nhỏ và sớm tham gia vào các hoạt động văn nghệ trong nhà trường
Trang 8cũng như ở địa phương Năm 20 tuổi, ông đã có ca khúc đầu tay là Một thuở hè qua Sau khi được học và tốt nghiệp đại học chuyên ngành Sáng tác tại Nhạc viện
Thành phố Hồ Chí Minh, ông chính thức bước vào hoạt động sáng tác một cách chuyên nghiệp với niềm đam mê mãnh liệt Âm nhạc của ông sử dụng nhuần nhuyễn chất liệu dân ca Nam bộ, chủ yếu mang tính trữ tình với giai điệu nhẹ nhàng, mềm mại Nhiều ca khúc của ông đã được các ca sĩ nổi tiếng thể hiện thành công và được sự đón nhận, yêu thích của đông đảo người yêu âm nhạc trên trong tỉnh cũng như trên cả nước, tiêu biểu có: Mặt trời mùa xuân, Tình xuân, Tự tình chim sáo, về với quê em, Tình đất – tình người, Cau thắm trầu xanh, Đồng Tháp mùa xuân mới, Không chỉ sáng tác, ông còn tham gia nghiên cứu, sưu tầm
âm nhạc dân gian, đóng góp lớn cho hoạt động giữ gìn và phát huy các giá trị âm nhạc dân gian Đồng Tháp với các đề tài: Các điệu lý, bài vè Đồng Tháp; tham gia các công trình Hò Đồng Tháp, Hát ru Đồng Tháp Nhạc sĩ Nguyễn Duy Trung đạt nhiều thành tích ấn tượng như: ba lần tiên tiếp đạt giải B Giải thưởng Văn học – Nghệ thuật Nguyễn Quang Diêu (lần thứ I, lần thứ II và III), giải Nhì cuộc thi sáng tác ca khúc về Công nhân viên chức lao động tỉnh Đồng Tháp, Với những đóng góp trong hoạt động âm nhạc cho tỉnh nhà, ông nhiều lần được nhận bằng khen của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp Đồng thời, ông cũng được tặng thưởng Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp Văn hoá – Thể thao và Du lịch, Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp Văn học – Nghệ thuật Việt Nam
d Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS tìm hiểu tài liệu, kết hợp với hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để đưa ra câu trả lời
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Hs nghiên cứu nội dung tài liệu trên Internet
+ GV quan sát và giúp đỡ học sinh
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Hs đưa ra câu trả lời
+ Gọi HS khác bổ sung và HS nhóm khác đặt câu hỏi
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức
Giáo viên soạn
Lê Thị Thu