1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài giữa kỳ môn thị trường chứng khoán

32 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Giữa Kỳ Môn Thị Trường Chứng Khoán
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Thị Trường Chứng Khoán
Thể loại bài giữa kỳ
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 50,19 KB

Cấu trúc

  • I. Tổng quan về ngành thép (0)
    • 1. Lịch sử hình thành và phát triển (0)
    • 2. Vai trò của ngành thép đối với nền kinh tế (4)
    • 3. Một số các công ty tiêu biểu (6)
  • II. Chỉ số tài chính chung (7)
  • III. Phân tích và nêu các quan điểm về chỉ số ngành (8)
    • 1. Định giá P/E, P/B, P/S (8)
    • 2. Khả năng sinh lợi (10)
    • 3. Sức mạnh tài chính (14)
    • 4. Hiệu quả quản lý: ROA, ROE, ROIC (19)
  • IV. So sánh với ngành dầu khí (23)
  • V. Swot và triển vọng của ngành (26)
    • 1. Swot (26)
    • 2. Triển vọng của ngành (29)
  • VI. Kết luận và khuyến nghị đầu tư (29)

Nội dung

Tổng quan về ngành thép

Vai trò của ngành thép đối với nền kinh tế

Ngành thép là ngành công nghiệp nặng cơ sở của mỗi quốc gia Nền Công nghiệp gang thép mạnh là sự đảm bảo cho tính ổn định và sự đi lên của nền kinh tế một cách chủ động, vững chắc Sản phẩm thép là vật tư, nguyên liệu chủ yếu, là đầu vào tất yếu của nhiều ngành kinh tế quan trọng như ngành cơ khí, ngành xây dựng; nó có vai trò quyết định tới sự phát triển kinh tế nói chung Đồng thời, đây còn là ngành sử dụng nhiều lao động và đóng góp nhiều vào ngân sách quốc gia Đa số các nước thành công về phát triển kinh tế đều xác định ngành thép là ngành kinh tế mũi nhọn, hàng đầu và tập trung đầu tư cho nó phát triển Một khi ngành này gặp khó khăn, sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực do nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế của quốc gia đó, đồng thời ảnh hưởng đến đời sống của hàng ngàn, hàng vạn người lao động ngành này Tại EU, khi ngành công nghiệp thép gặp khó khăn thì hơn 20% lực lượng lao động trên tổng số khoảng 360.000 người lao động đã mất việc làm Khi tập đoàn TataSteel (Ấn Độ) tuyên bố bán các nhà máy tại Anh thì đời sống của 40.000 công nhân và các lao động liên quan cũng có thể bị ảnh hưởng Tại Đức cũng không tránh khỏi tình trạng trên và đã dẫn đến cuộc biểu tình của 40.000 công nhân ngành này Ngay cả ở Mỹ, thì trong một năm qua đã có hơn12.000 lao động bị mất việc do các doanh nghiệp thép của nước này không cạnh tranh được với thép nhập ngoại Đối với Việt Nam ngành thép cũng đang gặp khó khăn vì thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc Thực tế ngành thép chiếm vị trí quan trọng trong kinh tế đất nước với việc mang lại việc làm cho nhiều người lao động và đóng góp hàng tỷ USD cho ngân sách nước nhà.

Một số các công ty tiêu biểu

− Năm doanh nghiệp thép có vốn hoá lớn nhất thị trường chứng khoán là:

+ CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG).

Vốn hóa: 127 nghìn tỷ đồng Vốn điều lệ: 58 nghìn tỷ đồng.

+ CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG).

Vốn hóa: 9,659 nghìn tỷ đồng Vốn điều lệ: 5,9 nghìn tỷ đồng.

+ CTCP Thép Nam Kim (HOSE: NKG).

Vốn hóa: 4 nghìn tỷ đồng.

Vốn điều lệ: 2,6 nghìn tỷ đồng.

+ CTCP Gang thép Thái Nguyên (UPCOME: TIS).

Vốn điều lệ: 1,8 nghìn tỷ đồng

+ CTCP Đầu tư Thương mại SMC (HOSE: SMC).

Vốn điều lệ: 736 tỷ đồng.

Chỉ số tài chính chung

THỐNG KÊ NGÀNH Định giá

Tỷ lệ lãi từ hoạt động kinh doanh

Khả năng thanh toán nhanh 1,77

Khả năng thanh toán hiện hành 2,84

Nợ dài hạn/Vốn CSH 0,16

Phân tích và nêu các quan điểm về chỉ số ngành

Định giá P/E, P/B, P/S

~ Cho thấy giá thị trường của cổ phiếu trong ngành thép chứng khoán

170.05 lần lợi nhuận trên cổ phiếu Điều này có thể cho thấy thị trường đang định giá cổ phiếu trong ngành thép ở mức cao so với lợi nhuận hiện tại của công ty Mức P/E cao có thể chỉ ra sự kỳ vọng vào tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai hoặc các yếu tố khác như tiềm năng tăng giá cổ phiếu.

~ Cho thấy giá thị trường của cổ phiếu trong ngành thép chứng khoán Việt Nam là

1.17 lần giá trị sổ sách của cổ phiếu Với P/B hơn 1, có thể cho thấy giá cổ phiếu cao hơn giá trị tài sản sổ sách của công ty Tuy nhiên, P/B 1.17 là một mức đánh giá tương đối gần giá trị sổ sách, chỉ ra rằng giá cổ phiếu đang được định giá gần giá trị tài sản sổ sách của công ty.

– Chỉ số P/S của ngành thép: P/S = 0.52

~ Ý nghĩa chỉ số P/S của ngành thép: thị trường đang trả 0.52 đồng cho mỗi đồng doanh thu mà ngành thép tạo ra Trong điều kiện ngành đang phát triển trong chu kì ổn định, tăng trưởng tốt và doanh thu được duy trì thì:

+ Nếu chỉ số P/S thấp so với các ngành còn lại thì nó đang phản ánh ngành có biên độ lợi nhuận thấp, mức cạnh tranh yếu Đây là dấu hiệu cho thấy cơ hội đầu tư tốt cho các nhà đầu tư.

+ Nếu chỉ số P/S cao so với các ngành còn lại thì nó phản ánh được ngành này có triển vọng phát triển tốt trong tương lai, có khả năng đạt được biên độ lợi nhuận gộp cao và lợi thế cạnh tranh cao.

Khả năng sinh lợi

~ Tỷ lệ lãi gộp của ngành thép là 4,64% phản ánh rằng ngành này đang có mức lợi nhuận khá trong quá trình sản xuất và kinh doanh Mức lãi gộp là phần lợi nhuận được tính dựa trên khối lượng bán hàng sau khi trừ đi các chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất và cung cấp hàng hóa. Mức lãi gộp dương cho thấy doanh nghiệp thép đang có khả năng kiếm được lợi nhuận từ hoạt động sản xuất và bán hàng Điều này có thể phản ánh sự gia tăng trong giá bán thép, sự tăng trưởng trong ngành công nghiệp xây dựng hoặc cầu tiêu thụ thép tốt hơn dự đoán Ngành thép năm ngoái gặp khó khăn trong ngành là do doanh thu của các ngành suy giảm, do nhu cầu dùng thép yếu đi, chi phí tăng do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao( ảnh hưởng bởi sự lạm phát ) -> Chi phí tăng cao, lợi nhuận giảm, biên lợi nhuận hẹp Sức cạnh tranh trong ngành không quá cao Với biên lợi nhuận ngành như vậy, khi gặp biến động bất ngờ (chi phí tăng/doanh thu giảm đột ngột) thì ngành thép lỗ.

~ Khi EBIT của ngành thép là -0,64%, điều này phản ánh rằng tổng lợi nhuận thu được trước khi trừ đi chi phí lãi vay và thuế của các doanh nghiệp trong ngành thép là âm, tức là doanh nghiệp ghi nhận thua lỗ trước khi tính đến các yếu tố thuế và lãi vay Một EBIT âm trong ngành thép có thể cho thấy ngành này đang gặp khó khăn trong việc sinh lợi nhuận Có thể có nhiều yếu tố gây ra điều này, chẳng hạn như giá thép thấp, tăng trưởng kém trong ngành xây dựng hoặc áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thép nhập khẩu Thường thì EBIT âm có thể đồng nghĩa với lỗ ròng, và có thể yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp cắt giảm chi phí hoặc tăng cường hiệu suất để cải thiện tình hình tài chính.

− Tỷ lệ lãi từ hoạt động kinh doanh: - 0,83%

~ Tỷ lệ lãi từ hoạt động kinh doanh âm (-0,83%) của ngành thép phản ánh rằng ngành này đang gặp khó khăn và có thể đang ghi nhận thua lỗ trong hoạt động kinh doanh Mức lãi âm cho thấy tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thép không đủ để bù đắp các chi phí và khoản lỗ, dẫn đến mức lãi ròng âm Điều này có thể có nhiều nguyên nhân, như sự tăng trưởng chậm trong ngành công nghiệp xây dựng, cạnh tranh gay gắt từ những nguồn nhập khẩu thép giá rẻ từ các nước khác, thay đổi trong cầu và cung cấp, hay tăng chi phí nguyên vật liệu đầu vào như quặng sắt và năng lượng Tỷ lệ lãi âm cũng có thể phản ánh sự suy thoái của nền kinh tế nói chung, khi mà nhiều ngành công nghiệp đều gặp khó khăn và doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức lớn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh có lãi.

~ Tỷ lệ lãi ròng của ngành thép là -1,08% phản ánh rằng ngành này đang ghi nhận mức lỗ cao trong hoạt động kinh doanh Mức lãi ròng âm cho thấy tổng thu nhập sau khi trừ đi các chi phí và khoản lỗ của các doanh nghiệp thép không đủ để đảm bảo lợi nhuận hoặc thậm chí có thể gây thua lỗ Mức lãi ròng âm như vậy có thể cho thấy ngành thép đang gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh có lãi Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình này, bao gồm sự giảm giá thép trên thị trường, sự tăng trưởng chậm trong ngành công nghiệp xây dựng, cạnh tranh gay gắt từ những nguồn nhập khẩu thép giá rẻ, hay thậm chí là mất điều kiện cạnh tranh do một số yếu tố kinh doanh bên trong như quản lý không hiệu quả hoặc vấn đề tài chính Tỷ lệ lãi ròng âm cũng có thể phản ánh tình hình tổng thể của nền kinh tế, khi mà nhiều ngành công nghiệp đang gặp khó khăn và sự suy thoái kinh tế đang diễn ra.

Sức mạnh tài chính

− Tỷ số thanh toán nhanh của ngành thép ngày 17/05/2023: 1,77

~ Như vậy, đây là tỷ số thanh toán nhanh lớn hơn 1 cho thấy doanh nghiệp có khả năng chi trả ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp và tính thanh khoản cao. Điều này có thể chỉ ra rằng ngành thép đang có hiệu suất tốt trong việc quản lý phương pháp thu tiền và khả năng thanh toán của khách hàng tốt. Doanh nghiệp có thể thanh toán nhanh chóng các khoản nợ ngắn hạn.

− Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành của ngành thép ngày

~ Chỉ số thanh toán hiện hành này lớn hơn 1 cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao thanh toán hết các khoản nợ ngắn hạn và không gặp nhiều khó khăn trong việc trả tiền cho các công nợ và nghĩa vụ tài chính khác.

~ Tỷ số thanh toán càng cao, thì ngành thép càng ổn định tài chính Điều này có thể cho thấy ngành thép có khả năng tài chính tốt hơn để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính và có thể ứng phó với các biến động thị trường và khó khăn kinh doanh.

~ Tỷ số thanh toán cũng có thể phản ánh cách ngành thép quản lý nợ và vốn Một tỷ số thanh toán cao có thể cho thấy ngành thép sử dụng khá ít nguồn vốn nợ so với nguồn vốn sở hữu Điều này có thể cho thấy ngành thép có khả năng tài chính tốt hơn và không phụ thuộc quá nhiều vào vốn nợ để hoạt động kinh doanh.

− Tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu của ngành thép ngày

~ Đây là chỉ số được đánh giá cao, tỷ lệ nợ thấp hơn phần vốn chủ sở hữu doanh nghiệp đang quản lý khoản nợ khá tốt và có mức độ rủi ro tài chính thấp Hệ số càng nhỏ thì chứng tỏ năng lực tài chính càng mạnh.

~ Một tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu thấp cũng có thể cho thấy ngành thép có khả năng tự tài trợ từ vốn chủ sở hữu mạnh mẽ hơn và ít phụ thuộc vào nguồn vốn vay bên ngoài Điều này có thể làm giảm rủi ro tài chính và tăng tính ổn định cho ngành công nghiệp thép.

− Tỷ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu của ngành thép ngày 17/05/2023: 1,86

~ Tỷ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu cao có thể cho thấy doanh nghiệp trong ngành thép đang đối mặt với rủi ro tài chính cao hơn Nếu tình hình kinh doanh không thuận lợi, các doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc trả nợ và duy trì hoạt động kinh doanh bình thường.

~ Như vậy, có thể thấy tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, có khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc doanh nghiệp có thể gặp nguy cơ phá sản khi các khoản nợ dồn dập từ bên ngoài,lãi suất ngân hàng tăng cao hơn Một

DER quá cao cũng có thể dẫn đến việc người đầu tư mất niềm tin và tác động đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp, giá trị đang bị sụt giảm và các cổ đông cũng kiếm lợi nhuận ít hơn.

− Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản của ngành thép ngày 18/05/2023: 0,54

~ Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản là 0,54 nhỏ hơn 1, điều này có thể biểu thị rằng ngành thép đang nợ ít hơn so với giá trị tài sản của nó và có thể thanh toán các nghĩa vụ của mình bằng cách bán tài sản của mình nếu cần.Với mức tổng nợ trên tổng tài sản như vậy là ít rủi ro nhất.

Hiệu quả quản lý: ROA, ROE, ROIC

ROA 2,79% Chỉ số ROA của ngành giảm rõ rệt, chưa hiệu quả của các doanh nghiệp ngành thép trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời Thể hiện KQKĐ tương đối ảm đạm ảnh hưởng đến mức sinh lợi so với tài sản của các doanh nghiệp trong ngành.

ROE 7,93% Chỉ số ROE của ngành giảm tương đối thấp, Thể hiện trong KQKĐ phản ánh mức thu nhập ròng giảm trên giá trị tài sản ròng hữu hình so với cùng kỳ các năm trước.

ROIC 3,60% Chỉ số ROIC của ngành giảm phản ánh khả năng sử dụng vốn đầu tư để tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp ngành tương đối kém Hiệu quả sinh lời bất lợi cho ngành thép, thể hiện trong báo cáo KQKD dẫn đến giảm chỉ số hiệu quả sinh lợi của ngành thép xuống mức tương đối thấp.

− ROA tính đến Q1/2023 của ngành thép là không mấy khả quan khi tình hình bất ổn kinh tế và chu kỳ thép đang đi xuống diễn ra trên toàn cầu ảnh hưởng đến các quốc gia lớn chiếm tỷ trọng sản xuất và xuất nhập khẩu chính của ngành thép trong nước Sự kéo giảm hiệu suất sinh lời của ngành thép càng rõ rệt khi so sánh ROA với các doanh nghiệp lớn cùng ngành như Hòa Phát (HPG) là 0,23%, Hoa Sen (HSG) là 1,52% và Nam Kim (NKG) là - 0,38%, điều này cung cấp cho nhà đầu tư độ hiệu quả chưa cao khi ROA thấp cho thấy nguồn vốn chưa được khai thác một các hiệu quả, tuy nhiên giá cổ phiếu đã bắt đầu tạo đáy nhưng tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngành chưa mấy khả quan.

− ROE tính đến Q1/2023 của ngành thép giảm với mức tương đối thấp khi doanh số xuất khẩu giảm sốc, dự báo sản lượng tiêu thụ ảm đạm trong 2023, nhu cầu thép trong nước còn yếu ở trong nước, biến động giá nguyên vật liệu đầu vào còn khó lường Xuất khẩu thép có thể giảm sút do nhu cầu thế giới chưa phục hồi Sự kéo giảm hiệu suất sinh lời cụ thể là về lợi nhuận của ngành thép càng rõ rệt khi so sánh ROE với các doanh nghiệp lớn cùng ngành như Hòa Phát (HPG) là 0,41%, Hoa Sen (HSG) là 2,44% và Nam Kim là (NKG) -0,93%, điều này cung cấp cho nhà đầu tư khả năng sinh lời mà cổ đông có thể nhận được từ số vốn đã góp chưa cao khi ROE thấp có nghĩa ban lãnh đạo chưa phát triển hiệu quả công ty, khả năng sinh lời chưa cao Tuy nhiên đã có những sự khởi sắc trong sản lượng xuất khẩu ngành thép nhưng tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngành chưa mấy khả quan.

− ROIC tính đến Q1/2023 của ngành thép giảm nhưng có tín hiệu khởi sắc với mức tương đối thấp Những gì khó khăn nhất của ngành thép đã ở lại phía sau, năng lực của các DN thép tại Việt Nam hiện đang khá tốt, vấn đề phụ thuộc vào khi nào nhu cầu phục hồi trở lại Sự kéo giảm hiệu suất sinh lời cụ thể là trên nguồn vốn đầu tư tuy đã có sự phục hồi của ngành thép khi so sánh ROIC với các doanh nghiệp lớn cùng ngành như Hòa Phát (HPG) là 10,46%, Hoa Sen (HSG) là -7,20% và Nam Kim (NKG) là -3,99%, điều này cho thấy doanh nghiệp lớn cùng ngành tuy chưa thực sự chuyển biến mạnh mẽ nhưng có sự phục hồi rõ ràng thể hiện qua việc đang sử dụng hiệu quả nguồn vốn của các nhà đầu tư và đồng thời doanh nghiệp đang tạo ra giá trị cho cổ đông.

So sánh với ngành dầu khí

P/E 169,27 6.54 - Kết quả kinh doanh 2022 của hai ngành trái ngược nhau Ngành thép thua lỗ và dầu khí tăng trưởng mạnh, từ đó giá cổ phiếu ngành thép giảm mạnh, khiến PE tăng mạnh và PB ở mức thấp.

- Ngành dầu khí có đặc thù là có mức doanh

P/S 0,52 0.19 thu lớn hơn ngành thép, trong khi mức giá không giảm nhiều dẫn đến việc mức P/S của ngành dầu khí thấp hơn.

4,62 6.39% - Trong chu kỳ kinh tế thuận lợi, ngành thép thường có biên lợi nhuận gộp/ròng, EBIT chất lượng hơn ngành dầu khí Tuy nhiên, trải qua một năm có KQKD xấu, tỷ suất lợi nhuận của ngành thép bị ảnh hưởng tiêu cực.

Tỷ lệ lãi từ hoạt động kinh doanh

Khả năng thanh toán nhanh

1,77 1,10 - Ngành thép và dầu khí có đặc trưng là ngành có vốn đầu tư lớn, cấu trúc tài chính vững vàng.

Vì vậy sức mạnh tài chính về khả năng thanh toán nhanh và hiện hành của hai ngành khá tương đồng nhau.

Khả 2,84 1,68 năng thanh toán hiện hành

0,16 0,08 - Ngành thép vẫn còn tương đối mới mẻ và còn nhiều tiềm năng phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, vì vậy nhu cầu vay vốn để mở rộng đầu tư của ngành là rất cao.

- Ngược lại ngành dầu khí không còn nhiều dư địa để tăng trưởng, ngành chủ yếu đảm bảo nguồn cung năng lượng cho cả nước, từ đó không có nhu cầu vay dài hạn lẫn ngắn hạn quá nhiều để đầu tư.

Vậy nên ta thấy hệ số đòn bẩy của 2 ngành có sự khác nhau

Tổng nợ/ Vốn chủ sở hữu

ROA 2,79% 4,34% - Cả hai ngành đều có đặc trưng là ngành kinh doanh theo chu kỳ Năm 2022, hai ngành có sự trái ngược nhau về KQKD (do chu kỳ thuận lợi

ROIC 3,60% 4,31% cho ngành dầu khí và bất lợi cho ngành thép), từ đó KQKD có sự khác nhau và kéo giảm chỉ số hiệu quả sinh lợi của ngành thép xuống mức tương đối thấp.

Swot và triển vọng của ngành

Swot

− Đến năm 2021, Việt Nam đã có thể tự sản xuất được thép HRC để đáp ứng nhu cầu trong nước.

− Ngành thép Việt Nam có năng lực sản xuất thép lớn nhất Đông Nam Á.

− Riêng tập đoàn Hòa Phát cũng đã sản xuất được những sản phẩm thép theo tiêu chuẩn nước ngoài để xuất khẩu.

− Những doanh nghiệp đầu ngành có xu hướng sản xuất theo dây chuyền khép kín hiện đại, hạn chế phát thải ra môi trường Đây là lợi thế cạnh tranh lớn của ngành khi xuất khẩu. b Weakness:

− Công nghệ sản xuất thép nước ta còn tương đối lạc hậu gây nên tình trạng sản phẩm kém chất lượng và sản lượng sản xuất thấp, tiêu hao nhiều nguyên liệu hơn dẫn đến chi phí sản xuất tăng lên.

− Giá thành sản xuất cao làm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành thép Việt Nam với thế giới trở nên yếu.

− Do hầu hết các nguyên vật liệu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài dẫn đến không chủ động được giá vật liệu và nguồn cung nguyên vật liệu.

− Chính sách Thuế bảo hộ trong ngành thép còn cao. c Opportunity:

− Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Hiệp định thương mại EVFTA, giúp cho thép Việt Nam xuất khẩu dễ dàng hơn sang các nước ASEAN và EU.

− Do vấn đề môi trường nên hiện việc cấp giấy phép mở mới nhà máy sản xuất thép sẽ khó khăn Vì vậy, tính cạnh tranh bởi doanh nghiệp mở mới ngành này sẽ có xu hướng giảm.

− Ngành thép sẽ là ngành tăng trưởng dài hạn, phát triển cùng với nền kinh tế của các quốc gia Kinh tế muốn phát triển thì cơ sở hạ tầng cũng phải đồng bộ và phát triển theo, từ đó nhu cầu thép của nền kinh tế tăng trưởng đều đặn Tốc độ tăng trưởng của ngành Thép Việt Nam là 14.9%/năm Đây là tốc độ tăng trưởng ấn tượng cho việc đầu tư.

− Trong vòng 50 năm qua, sản lượng thép toàn cầu đã tăng gấp ba lần, điều này cho thấy các quốc gia trên thế giới cũng phát triển mạnh cơ sở hạ tầng Ngành sản xuất Thép có xu hướng dịch chuyển sang các quốc gia phát triển ở Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam,… Ngược lại, các quốc gia phát triển phương Tây đã giảm quy mô sản xuất trong nước và phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu. d Threatening:

− Bị tác động bởi giá nguyên vật liệu đầu vào do phụ thuộc việc nhập khẩu.

− Không được kiểm soát giá bán ra vì giá thép phụ thuộc lớn vào thị trường thế giới.

− Chính sách ràng buộc về lượng phát thải CO2 đối với nhà máy sản xuất thép khả năng sẽ được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu Nhiều chính phủ sẽ gia tăng thuế môi trường đối với những doanh nghiệp phát thải gây ô nhiễm môi trường Đây được xem như rủi ro tiềm tàng với ngành nghề có đặc tính gây ảnh hưởng môi trường, nhưng cũng là chính sách sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp lớn đã ổn định thị phần trước đó.

Triển vọng của ngành

− Kỳ vọng khi thị trường bất động sản Trung Quốc phục hồi sẽ đẩy mạnh nhu cầu thép thế giới, đưa giá thép lên mức cao hơn.

− Từ những nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế của chính phủ, đặc biệt là đầu tư công, các gói kích thích kinh tế và tháo gỡ vướng mắc thị trường bất động sản sẽ giúp nhu cầu thép nội địa hồi phục.

− Giá chi phí nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất thép đang có xu hướng giảm, kỳ vọng điều này sẽ góp phần giúp ngành thép cải thiện biên lợi nhuận trong cuối năm 2023.

Ngày đăng: 08/05/2024, 22:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w