1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiêu luận cao học

4 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vì sao gọi Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam năm 1951 là Cương lĩnh kháng chiến?
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 1951
Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 57 KB

Nội dung

Đảng cộng sản Việt Nam - sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX, từ khi mới ra đời Đảng đã kế thừa và nâng lên tầm cao mới truyền thống yêu nước của dân tộc, dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Trang 1

TIỂU LUẬN

Đề bài

Vì sao gọi Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam năm 1951 là Cương lĩnh kháng chiến?

BÀI LÀM

Đảng cộng sản Việt Nam - sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX, từ khi mới ra đời Đảng đã kế thừa và nâng lên tầm cao mới truyền thống yêu nước của dân tộc, dẫn dắt cách mạng Việt Nam

đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác

Đảng lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo xã hội trước hết bằng cương lĩnh cách mạng, chiến lược cách mạng Trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kì lịch sử nhất định Đảng ta lại đề ra được đường lối đúng đắn, sáng tạo soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam và chính cương của Đảng Lao Động Việt Nam năm

1951 cũng vậy, đây được coi là cương lĩnh kháng chiến của Đảng ta

Chính cương được ra đời trong bối cảnh tình hình đất nước có nhiều thay đổi quan trọng: Sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời – nhà nước dân chủ đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á, đã mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử phát triển của dân tộc

ta – kỉ nguyên độc lập, tự do Tuy nhiên, vừa mới ra đời nhà nước non trẻ ấy lại phải đối diện với cảnh thù trong giặc ngoài, song với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, quân và dân ta đã vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” Tiếp đó, dân tộc ta lại bước vào cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp lần thứ hai với quyết tâm: “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” Đến đầu năm 1951 lực lượng kháng chiến Việt Nam, Lào, Campuchia có nhiều chuyển biến quan trọng, tình hình thế giới cũng có những thay đổi có lợi cho cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc,

Trang 2

Đông Dương lần thứ hai đã họp tại Vĩnh Quang – Chiêm Hóa – Tuyên Quang

từ ngày 11 tháng 02 đến ngày 19 tháng 02 năm 1951 Đại hội đã bàn về nhiều nội dung quan trọng, đặc biệt đại hội đã thông qua Chính cương của Đảng

Sở dĩ nói Chính cương của Đảng lao Động Việt Nam là cương lĩnh kháng chiến trước hết là vì:

Trên cơ sở phân tích sự thay đổi của tình hình quốc tế và những chuyển biến của xã hội Việt Nam trong bối cảnh đất nước đang có chiến tranh, chính cương đã chỉ rõ nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này là tập hợp mọi lực lượng tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và bọn can thiệp Mỹ, giải phóng dân tộc, mở đường cho sự phát triển của xã hội Việt Nam và đó là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới sau thế chiến II, Chính cương chỉ

rõ sự thay đổi này là có lợi cho cách mạng Việt Nam, đồng thời khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào giải phóng dân tộc và phong trào đấu tranh vì hòa bình và dân chủ trên thế giới

Chính cương cũng nhận định về sự thay đổi trong tính chất của xã hội Việt Nam từ sau khi bị thực dân Pháp xâm lược, từ một xã hội thuần nhất có tính chất phong kiến đã trở thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến Tiếp

đó, với sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, xã hội Việt Nam bước vào con đường dân chủ nhân dân, nhưng trên lãnh thổ lúc này lại có sự xuất hiện của thực dân Pháp với dã tâm muốn cướp nước ta một lần nữa Vì vậy, xã hội Việt Nam lúc này phát triển không đồng đều và phức tạp bao gồm ba tính chất: dân chủ nhân dân, một phần thuộc địa và nửa phong kiến Từ đó Chính cương xác định mâu thuẫn chủ yếu nhất lúc này là mâu thuẫn giữa tính chất dân chủ nhân dân với tính chất thuộc địa, mâu thuẫn đó đang được giải quyết dưới hình thức chiến tranh

Trên cơ sở phân tích tính chất của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, chính cương đã xác định đối tượng của cách mạng Việt Nam gồm hai đối tượng: đối tượng chính hiện nay là chủ nghĩa đế quốc xâm lược, cụ thể lúc này là đế quốc

Trang 3

Pháp và bọn can thiệp Mỹ, đối tượng phụ là phong kiến, cụ thể là bọn phong kiến phản động

Để xóa bỏ những đối tượng trên, chính cương cũng nêu rõ: “Nhiệm vụ

cơ bản… của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội” Như vậy, cách mạng Việt Nam lúc này

có ba nhiệm vụ cơ bản, giữa các nhiệu vụ ấy có mối quan hệ khăng khiết với nhau Song trước mắt phải tập trung lực lượng hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc

Chính cương cũng xác định tính chất của cuộc cách mạng mà chúng ta tiến hành là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, vì vậy, lực lượng mà Đảng ta xác định để tiến hành cách mạng có tính nền tảng là khối liên minh công – nông – trí thức, đồng thời tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp khác trong một mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng

Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ấy nhất định tiến lên chủ nghĩa xã hội, nhưng không phải đi theo con đường bằng phẳng mà phải trải qua ba giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có một nhiệm vụ trung tâm và giữa chúng

có mối quan hệ mật thiết với nhau Trong đó giai đoạn đầu tiên là thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc

Để thực hiện thắng lợi quyết tâm giải phóng dân tộc, Đảng chủ trương thi hành 15 chính sách lớn nhằm phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi, trong đó nhấn mạnh:

Kiên quyết kháng chiến đến cùng chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ

để giành độc lập và thống nhất thật sự cho tổ quốc, thực hiện cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài qua ba giai đoạn phòng ngự, cầm cự và tổng phản công; thực hiện tổng động viên và luôn luôn bồi dưỡng lực lượng kháng chiến về mọi mặt

Trang 4

Thực hiện chủ trương xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, đồng thời thực hiện đoàn kết tất cả mọi đảng phái, đoàn thể không phân biệt giai cấp, chủng tộc, tôn giáo, nam nữ… trong một mặt trận dân tộc thống nhất để cùng thực hiện mục tiêu chung; bên cạnh đó Chính cương còn nêu đưa ra các chính sách nhằm giảm tô, giảm thuế cho nhân dân và vạch ra các chính sách về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, tôn giáo…

Từ việc đề ra những chính sách lớn đó, đại hội yêu cầu mọi đảng viên phải hiểu rõ những chính sách đó và phải vận động quần chúng hiểu rõ và thi hành các chính sách của Đảng lao động Việt Nam nhằm mang lại độc lập tự do

và hạnh phúc cho dân tộc

Đại hội lần thứ II của Đảng là một sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc ta; đại hội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết

trong thư gửi đại hội trù bị của Đảng: “Đại hội ta là đại hội kháng chiến.

Nhiệm vụ chính của đại hội ta là đẩy kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn và xây dựng Đảng lao động Việt Nam” Những thắng lợi hiển hách sau đó của

cách mạng Việt Nam là một minh chứng hùng hồn về tính đúng đắn, sáng tạo của đường lối cách mạng Việt Nam nói chung, của Chính cương, đường lối cách mạng và kháng chiến của Đảng lao động Việt Nam nói riêng

Ngày đăng: 08/05/2024, 15:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w