1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài dư luận xã hội về nạn bạo hành trẻ em ở việt nam

14 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dư Luận Xã Hội Về Nạn Bạo Hành Trẻ Em Ở Việt Nam
Tác giả Vũ Cao Phương Đan
Người hướng dẫn TS. Vũ Toản
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Xã Hội Học
Thể loại Bài Tiểu Luận Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 327,48 KB

Nội dung

Tuy vậy, thời gian qua xã hội còn phải chứng kiến một số gia đình, tổ chứcthiếu trách nhiệm với con trẻ, chưa coi trọng vấn đề bảo vệ trẻ em, thiếu hiểu biết về luậtpháp, không nhận thức

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA XÃ HỘI HỌC

-DƯ LUẬN XÃ HỘI BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

ĐỀ TÀI: DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ NẠN BẠO HÀNH TRẺ EM Ở VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn: TS Vũ Toản

Sinh viên thực hiện: Vũ Cao Phương Đan

MSSV: 1956090129

Lớp 02 K25 - Xã hội học

TP.HCM, ngày 08 tháng 05 năm 2022

Trang 2

Nhận xét của giáo viên: Điểm:

Trang 3

MỤC LỤC

1.2 Định hướng dư luận xã hội 6

Dư luận xã hội về nạn bạo hành trẻ em ở Việt Nam 7 Thực trạng nạn bạo hành trẻ em hiện nay ở Việt Nam 9 Nguyên nhân dẫn đến nạn bạo hành trẻ em ngày càng tăng ở Việt Nam 10

Trang 4

CHỦ ĐỀ

Dựa trên cách tiếp cận của Xã hội học, sinh viên chọn một vấn đề dư luận xã hội hoặc tin đồn cụ thể để phân tích và trình bày kết quả nghiên cứu dưới hình thức của một bài báo cáo khoa học

BÀI LÀM

Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho các cháu thiếu niên, nhi đồng tình thương yêu và quan tâm đặc biệt Với Bác, trẻ em là những mầm non, những người chủ tương lai của đất nước Bác

nói: “Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi quả mới tốt, con trẻ có được nuôi dưỡng giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới tự cường tự lập” Song đây

cũng là đối tượng thiếu chủ động, yếu thế cần được chăm sóc, yêu thương đặc biệt là từ gia đình Lợi ích của trẻ em phải được lên hàng đầu vì trẻ em liên quan đến sự phát triển kinh tế xã hội của cộng đồng, đất nước và của cả gia đình

Trẻ em cần được cảm thấy an toàn tại gia đình, trong nhà trường và trong cộng đồng của mình Tuy vậy, thời gian qua xã hội còn phải chứng kiến một số gia đình, tổ chức thiếu trách nhiệm với con trẻ, chưa coi trọng vấn đề bảo vệ trẻ em, thiếu hiểu biết về luật pháp, không nhận thức được các hành vi vi phạm quyền trẻ em dẫn đến thực thi pháp luật, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn yếu Những vụ bạo hành trẻ em xảy ra liên tiếp và tính chất ngày càng dã man, man rợ hơn Hiện tượng bạo hành trẻ em xuất hiện và bùng phát thành một hiện tượng gây sốt, làm xã hội phải xôn xao, giật mình vì sự nghiêm trọng của vụ việc ngày càng tăng, bất bình về phẩm chất đạo đức của một nhóm người đang tồn tại trong xã hội, cùng thương xót những nỗi đau mà các trẻ em phải chịu đựng do chính người thân nhất cận kề nhất Do kỷ luật mang tính bạo lực vẫn là một tiêu chuẩn được xã hội chấp nhận, trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương khi các em có hiểu biết hạn chế về quyền của mình nên không lên tiếng và tìm

sự giúp đỡ khi bạo hành xảy ra Chiến dịch Bảo vệ trẻ em khỏi bạo hành của UNICEF, kỷ

luật mang tính bạo lực ở Việt Nam với 68,4% trẻ em trong độ tuổi từ 1-14 cho biết đã từng bị bạo hành bởi cha mẹ hoặc người chăm sóc trong gia đình Trong nhiều gia đình, bạo lực được sử dụng làm phương tiện để thiết lập hệ thống phân cấp của nam giới và củng cố nam tính Hành vi như vậy bị ảnh hưởng bởi khả năng tài chính, trình độ học vấn của cha mẹ và các vấn đề khác như lạm dụng rượu hoặc ma túy

Tất cả trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi bạo hành, bất kể bản chất hay mức độ nghiêm trọng của hành vi này và mọi hình thức bạo hành đều có thể gây hại cho trẻ em, giảm lòng tự trọng, sự tôn trọng nhân phẩm và cản trở sự phát triển của trẻ Một số địa phương chưa khơi dậy và phát huy hết các nguồn lực, vai trò, trách nhiệm của gia đình, trường học, cộng đồng cơ sở đối với bảo vệ, chăm sóc trẻ em; công tác truyền thông vận động để mọi người dân thực hiện tốt các văn bản pháp luật về bảo vệ trẻ em còn hạn chế, chưa rộng khắp đến vùng núi, sâu, xa Việc quản lý trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em

có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt thiếu chặt chẽ, việc phát hiện, can thiệp sớm các

Trang 5

đối tượng trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại chưa kịp thời, để lại hậu quả nghiêm trọng cho trẻ

em, gia đình và xã hội

Việc tìm hiểu nạn bạo hành trẻ em không chỉ dừng lại ở việc giúp ta hiểu được tầm quan trọng của mỗi cá nhân, gia đình, xã hội trong việc bảo vệ và tạo điều kiện cho trẻ

em phát triển mà còn thấy được những hậu quả nặng nề của nạn bạo hành trẻ em, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến tinh thần trẻ em mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước Từ đó đưa ra những đánh giá, nhận định và một số giải pháp để ngăn chặn nạn bạo hành trẻ em không đi xa, cố gắng giảm thiệt hại hết mức có thể Đảm bảo quyền lợi cũng như điều kiện chăm sóc và phát triển tốt nhất cho trẻ em

Trong bài nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp tư liệu có sẵn Phân tích nội dung

tư liệu, tài liệu trong nước và quốc tế có liên quan đến bạo hành trẻ em; dư luận xã hội về nạn bạo hành trẻ em Các báo cáo nghiên cứu có liên quan được thu nhập và phân tích để làm rõ thực trạng, nguyên nhân của nạn bạo hành trẻ em hiện nay ở Việt Nam cũng như các kiến nghị, giải pháp đã đề ra để bảo vệ quyền lợi trẻ em Cụ thể là chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật nhà nước về nạn bạo hành trẻ em hiện nay; các báo cáo, đề tài nghiên cứu trong nước liên quan đến dư luận xã hội về nạn bạo hành trẻ em

Đại dịch COVID-19 gây ra tổn thất nặng nề trên toàn thế giới Những nỗ lực ngăn chặn đại dịch hết sức quan trọng tới sức khoẻ của người dân trên toàn thế giới, tuy nhiên cũng khiến cho trẻ em gia tăng nguy cơ bị bạo hành cũng như ngược đãi tinh thần và thể chất, bạo lực trên cơ sở giới và xâm hại tình dục Một số báo cáo gần đây từ các quốc gia đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 cho thấy hạn chế đi lại, cách ly xã hội và những biện pháp ngăn chặn bệnh dịch khác, đi kèm với áp lực kinh tế và xã hội tăng lên đối với các gia đình đang dẫn đến nạn bạo hành trẻ em tăng lên Tại Việt Nam, 21 triệu trẻ em không đến trường và cách ly ở nhà trong thời gian qua Hiện thực mới này tác động trực tiếp đến sự chăm sóc, bảo vệ và an toàn của trẻ em Việt Nam là một trong những thành viên đầu tiên tham gia Công ước quốc tế về Quyền Trẻ em nhưng tình trạng trẻ em bị bạo hành trong gia đình và nhà trường vẫn còn xảy ra ở mức độ khá nghiêm trọng Các hình thức bạo lực đối với trẻ em là: chửi mắng thô tục, làm nhục, dùng đòn roi để trấn áp, thậm chí là xâm hại tình dục đã để lại hậu quả hết sức nặng nề về thể chất và tinh thần của trẻ Các vụ việc bạo hành mà một số bậc cha mẹ, thầy cô, người thân gây ra cho trẻ em đã được phát hiện và đưa lên báo chí, khiến dư luận xã hội rất căm phẫn, đồng thời xã hội cũng lo ngại về sự xuống cấp của chuẩn mực đạo đức, sự thiếu vắng môi trường văn hóa chuẩn mực của giáo dục Hiện tượng nạn bạo hành trẻ em trong gia đình và nhà trường đang là vấn đề bức xúc và được quan tâm đặc biệt của cả cộng đồng vì mức độ ngày càng gia tăng của nó Đề tài này cũng được bàn luận nhiều trong các cuộc hội thảo, tọa đàm Gần đây nhất là cuộc tọa đàm “Bạo lực trẻ em trong nhà trường, thực trạng và giải pháp” do Sở Lao động thương binh và xã hội Thành phố

Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 25-12-2008 thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu xã hội, nhà quản lý nhà trường và chính quyền, ban, ngành Bạo hành trẻ em là một vấn nạn cần được giải quyết càng sớm càng tốt Trẻ em là búp măng non chưa phát triển

Trang 6

đầy đủ, các em chưa được trang bị những kỹ năng để bảo vệ mình Do đó việc bảo vệ trẻ

em là trách nhiệm của người thân, gia đình và xã hội

1 Các khái niệm cơ bản

1.1 Dư luận xã hội

Theo các nhà xã hội học dư luận xã hội là một hiện tượng đặc biệt biểu thị phán xét, đánh giá và thái độ của các nhóm xã hội đối với những vấn đề liên quan đến lợi ích của các nhóm trong xã hội, được hình thành qua các cuộc trao đổi, thảo luận Hay có thể hiểu

dư luận xã hội là ý kiến còn lại sau quá trình thảo luận trao đổi trong xã hội, nếu dựa vào

các cách phân loại chủ thể và khách thể của dư luận xã hội, ta có thể hiểu dư luận xã hội

là những thái độ, những cảm xúc, hay các ý tưởng của nhóm xã hội hay của xã hội trước những vấn đề mang tính thời sự, liên quan đến lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong nhận định hay hành động thực tiễn của họ Dư luận xã hội tích cực là một điều kiện dẫn đến ổn định chính trị xã hội Từ dư luận xã hội

sẽ dần dẫn đến các hành vi xã hội rộng lớn, tạo sức ép thúc đẩy, tạo ra những khuôn khổ bắt buộc đối với việc nhận thức và giải quyết các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

1.2 Định hướng dư luận xã hội

Định hướng dư luận xã hội là một quá trình tác động hợp quy luật vào diễn biến của

nó nhằm xác định phương hướng đúng để hướng dẫn, thúc đẩy sự hình thành dư luận xã hội tích cực, có tính tư tưởng cao, khách quan, chân thực, tập trung thống nhất và có tác động giáo dục

1.3 Trẻ em

Dưới góc nhìn xã hội học, trẻ em là người có vị thế, vai trò xã hội khác với người trưởng thành, là người chưa đạt đến sự phát triển đầy đủ về mặt thể chất và tinh thần để được coi là người lớn Do đó, trẻ em được xã hội quan tâm, tạo điều kiện sinh thành, bảo

vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc để phát triển một cách toàn diện Trẻ em cũng chính là giai đoạn xã hội hóa mạnh nhất và là giai đoạn đóng vai trò quyết định của việc hình thành nhân cách của mỗi con người Khái niệm trẻ em tồn tại ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia có sự khác biệt nhất định đối với việc quy định ngưỡng tuổi chính xác của trẻ em, tuy nhiên chung quy lại đều thống nhất quan điểm trẻ em là đối tượng yếu thế, cần nhận được sự chăm sóc, bảo vệ và có những quyền lợi tốt nhất để phát triển Tại Việt Nam, theo điều 1 Luật trẻ em năm 2016, sửa đổi bổ sung năm 2018 quy định: “ Trẻ

em là người dưới 16 tuổi” các luật và văn bản hướng dẫn khác phải quy định thống nhất với Luật này để thực thi thuận lợi

1.4 Bạo hành

Bạo hành là hành vi có tính bạo lực thô bạo, biểu hiện trạng thái tâm lý tức giận của người độc ác, ngày nay bạo hành không chỉ là dùng bạo lực gây thương tích, tổn thương thân thể mà còn là sự lăng nhục về tinh thần, sự xúc phạm danh dự và nhân phẩm người khác Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới WHO, bạo hành trẻ em là tất cả những hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em về cả thể chất và tinh thần như đánh đập, xâm hại tình dùng, lợi

Trang 7

dụng hay bỏ bê… dẫn đến những mối nguy hiện tiềm năng hay hiện hữu đối với sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển của trẻ Bất kỳ ai cũng có thể có hành vi bạo hành trẻ

em, kể cả cha mẹ, người trông nom hay đứa trẻ khác

2 Dư luận xã hội về nạn bạo hành trẻ em ở Việt Nam

Những ngày cuối năm, dư luận lại dậy sóng bởi 1 câu chuyện buồn, khi mới đây, một

em bé 8 tuổi tại TP Hồ Chí Minh đã bị vợ chưa cưới của bố đánh đập, bạo hành dẫn đến

tử vong Người phụ nữ gây ra cái chết của cô bé đã bị bắt và bị khởi tố về tội "hành hạ người khác" nhưng vẫn còn đó những dư âm của sự bàng hoàng và phẫn nộ Khu chung

cư ở Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh - nơi cô bé 8 tuổi đã từng sống với

bố và mẹ kế Ở đây, đáng lẽ em phải được hưởng một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc Nhưng ai ngờ, đây lại chính là nơi em phải từ giã cõi đời một cách tức tưởi Những người dân ở đây cho biết đã từng biết có việc bạo hành bé Phải làm cho ra lẽ cũng là mong mỏi lớn nhất lúc này của luật sư Trần Thị Ngọc Nữ - người đang đồng hành cùng gia đình cô

bé 8 tuổi tìm lại công bằng cho em Theo bà Nữ, em bé đã bị mẹ kế bạo hành từ lâu Trên người em có nhiều vết thương chồng chất cả mới lẫn cũ Không chỉ phẫn nộ về hành vi tàn nhẫn của người mẹ kế đối với một em bé không có sức phản kháng, bà Nữ còn đặc biệt nhấn mạnh vai trò của người bố trong vụ việc này Thay vì bảo vệ con mình, người cha lại đang tâm nhìn kẻ thủ ác hành hạ con, thậm chí có hành vi bao che, giấu giếm cho thủ phạm Vì tính chất và mức độ nghiêm trọng của vụ việc, luật sư Trần Thị Ngọc Nữ cho rằng không thể đồng tình với tội danh "hành hạ người khác" do Công an quận Bình Thạnh TP Hồ Chí Minh đề xuất là chưa đủ mà phải là cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, thậm chí là giết người Luật sư Nữ và gia đình nạn nhân chỉ mong vụ án được thực hiện nghiêm minh, đúng người đúng tội, tìm lại công bằng dù muộn màng cho em Câu chuyện này nhận được sự thương xót và tiếc nuối cho em từ các người nổi tiếng có tiếng nói trong xã hội cũng như đông đảo người dân khi biết vụ xảy ra Mọi người không ngừng trích chỉ người mẹ kế có hành vi không có đạo đức, đối xử với một đứa bé chỉ mới

8 tuổi bằng những hành động dã man, người bố cũng không nằm ngoài luồng trích chỉ này Thay vụ việc này họ cũng lên tiếng thay những đứa trẻ nhỏ bé không có tiếng nói, yêu thương và bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của cộng đồng, lên án những hành vi bạo hành trẻ em dã man và thương cảm cho đứa trẻ 8 tuổi đã không còn

Ví dụ điển hình là vụ bảo mẫu Quảng Thị Kim Nga ngược đãi trẻ em Vào đầu năm

2008, dư luận vô cùng phẫn nộ vì đoạn phim ghi lại cảnh ngược đãi trẻ em của bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa, trong đoạn phim bà Hoa liên tục túm tóc, lật ngửa mặt các cháu để đút cơm, dùng thước và tay đánh tới tấp các cháu Hai cháu gồm Huỳnh Thị Mỹ Duyên (2 tuổi) và cháu Phan Thanh Đạt (15 tháng tuổi) là nạn nhân của vụ bạo hành kinh hoàng này Theo kết quả giám định của bác sĩ, cháu Mỹ Duyên bị thương tích 3% trong khi đó cháu Thành Đạt bị thương tích 1% Bà Hoa với những hành vi không đúng mực với trẻ nhỏ đã phải đối mặt với phiên tòa xét xử, ngày diễn ra công khai xét xử bà Quảng Thị Kim Hoa ngược đãi trẻ em, có đến 2000 người dân (một phiên tòa đạt kỷ lục về số người tham dự) tại địa phương Đồng Nai và các vùng lân cận của tỉnh Đồng Nai tham gia phiên

Trang 8

tòa xét xử để tận mắt xem mặt bà bảo mẫu vô nhân tính này Trong thời gian ra phiên tòa

có một người lên tiếng “Cô giáo có thanh minh hay nói thế nào đi chăng nữa thì cũng không thể chấp nhận được Đề nghị toàn thể ban ngành phải có biện pháp thích đáng, cứ bảo làm sao giờ hay bạo lực, bạo hành hành động của người lớn như thế sẽ tiêm nhiễm vào một thế hệ trẻ nhỏ, dần hình thành thói quen xấu, vô đạo đức” Hay có một người khác cũng nêu ý kiến “Kinh khủng, muốn vả cho cô vài cái như cách mà cô hành hạ bọn trẻ! Mà sao các cháu đi đất mà cô lại đi dép trong nhà như thế?” Một bạn khác cũng vô cùng phẫn nộ “Không biết tồn tại bao nhiêu tập phim như bảo mẫu Quảng Thị Kim Hoa rồi Những phụ huynh nhìn thấy cảnh của con mình bị đánh đập như thế này sẽ rất đau lòng, đứa trẻ ngây dại ngày ngày bị những bảo mẫu đánh một cách tàn nhẫn nhưng khi phóng viên tới làm việc họ lại chối một cách tự nhiên không biết xấu hổ” Trong phần

tranh luận, vị công tố viên đại diện đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bà Kim Hoa 16 đến 20 tháng tù Nhiều người dân tỏ ra thái độ không đồng tình và cho rằng mức án như vậy là quá ngắn so với hành vi mà bà Kim Hoa đã gây ra cho các bé Dù dư luận có những ý kiến trái chiều với mức án dành cho bị cáo Quảng Thị Kim Hoa nhưng xét trước Hội đồng xét xử bà Kim Hoa đã có thái độ thành khẩn khai báo Tòa cũng đã xem xét hoàn cảnh gia đình và bản thân bà Kim Hoa mới vi phạm lần đầu, tỷ lệ thương tật mà bà Kim Hoa gây ra cho các cháu là không cao Tuy nhiên hành vi của bà gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội, tòa xét thấy cần phải cách ly bà Kim Hoa với xã hội để giáo dục Vì vậy tuyên phạt bà Quảng Thị Kim Hoa 1 năm 6 tháng tù về tội cố ý gây thương tích và yêu cầu phải bồi thường cho nạn nhân (cháu Duyên) là 6,8 triệu Dù dư luận rất bức xúc, rất phẫn uất trước các hành vi tàn nhẫn mất hết nhân tính song đây coi như là lời cảnh tỉnh mang tính nhân đạo, khoan dung của nhà nước ta đối với bà Hoa Bao nhiêu trẻ em đã và đang bị hành hạ đau đớn tủi nhục mà không thể nói thành lời, phải làm sao để chấm dứt được tình trạng này này để các bé có thể sống trong một môi trường yêu thương thật sự, để có một tuổi thơ đầy ý nghĩa và các phụ huynh không còn thấp thỏm, lo âu khi giao con mình cho bảo mẫu

Có lẽ dư luận sẽ không bao giờ có thể quên được câu chuyện chấn động về Hào Anh

- cậu bé 14 tuổi đã bị hành hạ như thời trung cổ: bẻ răng, kẹp đứt môi, dí sắt nung đỏ vào người… Đây là cách mà vợ chồng Huỳnh Hoàng Giang – Mã Ngọc Thơm (Đầm Dơi –

Cà Mau) “răn dạy” người làm công Công an huyện Đầm Dơi đã khởi tố và bắt tạm giam

vợ chồng chủ trại tôm Huỳnh Thanh Giang và vợ là Mã Ngọc Thơm được tại ngoại vì đang nuôi con nhỏ Trước đó một ngày, sau khi nhận được tin, công an huyện Đầm Dơi

đã kịp thời giải cứu bé Hào Anh khỏi chuỗi ngày bị vợ chồng chủ trại hành hạ Nạn nhân được đưa vào viện đa khoa Đầm Dơi để điều trị với thương tật lên đến 66,83% Phẫn nộ

trước hành động vô nhân tính của đôi vợ chồng trẻ, nhiều người đã lên tiếng như “Tôi thấy bất bình khi thấy em bị hành hạ dã man, tôi không biết hai vợ chồng đã hành hạ em Hào Anh có phải là người không, nếu là người sao lại đối xử với con người như vậy!” Ý

kiến khác cũng không những chỉ trích phê phán nhân cách của vợ chồng Giang – Thơm

và cả chính quyền địa phương vô tâm trong đó “Cả một thời gian dài bé Hào Anh bị

Trang 9

ngược đãi sao không ai hay biết vậy ta? Không biết nơi đó có tổ chức chính quyền không hay là do sợ sự độc ác của hai vợ chồng họ Xin đừng khởi tố họ hay bỏ tù hai vợ chồng

họ “tội nghiệp” Cứ cho họ nếm mùi giống như cách mà họ đã làm với bé Hào Anh để họ biết Đúng là thú vật vô nhân đạo, không phải con người” Bảy ngày sau khi thoát khỏi

địa ngục trần gian được bác sĩ chăm sóc và thăm hỏi của nhiều người, Hào Anh đã kể câu chuyện đầu đuôi hơn, cho thấy được sự tàn độc của hai vợ chồng Giang – Thơm Tuy được cứu nhưng những nỗi ám ảnh sợ hãi luôn bám theo bé, khi nghe ai đó hỏi đến chuyện bẻ răng là cậu bé lại ôm ngực thở dốc, nó kinh hoàng như một cơn ác mộng

không thể nào có thật trong cuộc sống Em Hào Anh kể: “Cậu mợ hay cãi nhau về chuyện tình cảm riêng tư Mợ dặn con nói dối cậu nhưng con quên, nói không đúng lời

mợ dạy nên cậu biết, mợ bực mình lấy cây đánh con Xong mợ bắt con cắn vào đầu cây,

mợ cầm đầu cây kia nạy làm mấy cái răng của con rớt ra ngoài, máu chảy dữ lắm…”.

Những hành động tàn ác của đôi vợ chồng này còn ám ảnh đến những người biết đến

huống hồ gì chính cậu bé bị ngược đãi Dư luận vô cùng căm phẫn “Sao lại có loại người mất hết nhân tính thế này?”; “ Là con người với nhau, hơn nữa còn là cậu mợ, sao lại hành hạ một đứa trẻ ngây thơ vô tội một cách tàn độc như thế, giả sử con của các người

bị như vậy thì các người có đau đớn đến xé tim không? Lương tâm bị súc vật tha rồi sao?”; “Thật sự ngay cả tôi người không thân thích còn xót xa cho cháu huống gì đó là cậu mợ của cháu, luật đời nhân – quả, có vay có trả, chúng nó hành hạ một đứa bé vô tội thì chắc chắn chúng sẽ bị pháp luật chúng ta trừng trị mà thôi, chúng nó đã tự đánh mất

đi phần “Người” của chính mình, loại thú tính… căm phẫn vô cùng…” Đây là một trong

những vụ bạo hành trẻ em dã man nhất được phát hiện từ trước đến nay, chà đạp nghiêm trọng lên thân thể và tinh thần của một trẻ vị thành niên, vi phạm luật pháp về bảo vệ và chăm sóc trẻ em Nhờ sự cảm hóa của các cán bộ trung tâm, dần dần tâm lý của Hào Anh trở lại ổn định Em đã biết ra đồng cắt rau muống, biết chăm sóc cây cảnh và tỏ ra rất khéo tay Những bức tranh em vẽ rất có hồn, nhưng trong sâu thẳm nói lên sự thù hằn, bắt

bớ và còng tay Nỗi đau về thể xác và tinh thần của em Hào Anh vẫn ám ảnh nhiều người, đâu đó cũng là một bài học xác đáng để răn đe nạn bạo hành và tiếng chuông cảnh tỉnh cộng đồng quan tâm đến tình hình làng xóm nơi mình sống dù chỉ là một chút ít

3 Thực trạng nạn bạo hành trẻ em hiện nay ở Việt Nam

Không biết từ khi nào tình trạng bạo hành trẻ em lại hiện hữu với tần số cao trong xã hội hiện nay Trong vài năm gần đây nó đang là một tệ nạn nhức nhối của xã hội Chưa bao giờ dư luận xã hội lại Thấy bức xúc trước vấn nạn bạo hành trẻ em nhớ lúc này và cũng chưa bao giờ số trẻ em bị đánh đập hành hạ xuất hiện nhiều trên mặt báo trong những năm qua Cụ thể, trong 02 năm 2017 – 2018, toàn quốc xảy ra 3.139 vụ bạo lực, xâm hại trẻ em với 3.221 trẻ em bị bạo lực, xâm hại, trong đó 2.643 vụ xâm hại tình dục với 2.690 trẻ em bị xâm hại tình dục Ba tháng đầu năm 2019 đã xử lý 310 vụ bạo lực, xâm hại trẻ em với 325 trẻ em bị bạo lực, xâm hại Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, chỉ tính riêng trong tháng 4-2020 (thời gian thực hiện giãn cách

xã hội), Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 đã tiếp nhận 750 cuộc gọi đề nghị trợ giúp,

Trang 10

trong đó hơn 200 cuộc cần sự can thiệp về bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em và những vấn

đề liên quan đến sang chấn tâm lý Số lượng các vụ việc xâm hại trẻ em nghiêm trọng được phát hiện, xử lý có giảm nhưng không nhiều, tính chất của các vụ xâm hại tình dục trẻ em có chiều hướng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng Trẻ em bị xâm hại tình dục xảy

ra ở nhiều độ tuổi, do nhiều loại đối tượng gây ra, trong đó phần lớn là người quen, họ hàng, hàng xóm, không chỉ người Việt Nam mà cả người nước ngoài và có cả trường hợp xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng Nhiều vụ việc gia đình không cung cấp thông tin, thông báo, tố giác tới các cơ quan chức năng, vì sợ ảnh hưởng đến trẻ em và gia đình; thủ phạm có sự đe dọa hoặc dùng tiền mua chuộc, hòa giải với gia đình của nạn nhân

Bạo lực, xâm hại tình dục gây tổn thương nặng nề đến thể chất, thậm chí làm trẻ em

bị tử vong Bên cạnh đó, ảnh hưởng đến tinh thần, tâm lý của trẻ em khi tuổi còn nhỏ nhưng phải chịu đựng những chuyện vô đạo đức, nhiều trẻ em chưa đủ chín chắn suy nghĩ đã lựa chọn cực đoan để thoát khỏi những cảnh đáng sợ này chính là tự tử Trong năm 2017, 2018, một số vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận xã hội: Em gái 11 tuổi bị cả cha đẻ và ông nội xâm hại tình dục tại Vĩnh Long Trẻ em tại trường mầm non Mầm Xanh (thành phố Hồ Chí Minh) và cơ sở Mẹ Mười (thành phố Đà Nẵng) bị bạo lực Cả cha đẻ và mẹ kế bạo hành, không cho trẻ đi học trong thời gian dài (Hà Nội) Em gái 13 tuổi tự tử sau khi bị người hàng xóm xâm hại tình dục nhiều lần (Cà Mau) Nhiều vụ dâm ô trẻ em tại Bà Rịa – Vũng Tàu, thành phố

Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…

Nạn bạo hành trẻ em không chỉ diễn ra ở môi trường gia đình mà ở môi trường học đường bạo hành trẻ em diễn ra ngày càng nhiều, học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học, thầy cô giáo có hành vi bạo lực đối với học sinh, bạo lực trong các cơ sở giáo dục mầm non gây bức xúc trong dư luận xã hội như: Trẻ em tại trường mầm non Mầm Xanh (thành phố Hồ Chí Minh) và cơ sở Mẹ Mười (thành phố Đà Nẵng) bị bạo hành; trẻ

em tại trường Mầm non Hoa Bách Hợp (tỉnh Long An) bị bảo mẫu nhồi nhét thức ăn, liên tục đánh vào đầu; học sinh trường Tiểu học tỉnh Quảng Bình bị cô giáo viên chủ nhiệm bạo lực dẫn đến chấn động sọ não phải nhập viện điều trị; Vụ việc cô giáo tại trường trung học cơ sở của thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã đánh 22 em học sinh lớp 8; Vụ việc thầy giáo chủ nhiệm lớp 5, Trường tiểu học Tiên Sơn (tỉnh Bắc Giang) có hành vi không đúng chuẩn mực (sờ soạng, đụng vào vùng nhạy cảm) với 13 học sinh nữ lớp 5 do giáo viên này giảng dạy; Một nữ sinh lớp 9 tại trường THCS Phù Ủng (huyện

Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) bị nhóm 5 em nữ sinh khác lột quần áo, đánh đấm liên tiếp vào vùng mặt phải nhập viện để điều trị; một nữ sinh tại trường THPT Tử Đà, tỉnh Phú Thọ bị

04 bạn cùng lớp đánh hội đồng dẫn đến chấn thương tâm lý, không thể nói chuyện được

4 Nguyên nhân dẫn đến nạn bạo hành trẻ em ngày càng tăng ở Việt Nam

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình, trước hết phải kể đến nhận thức của các gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ

và phần nào đó còn bị xem nhẹ, nhiều thói quen, phong tục, tập quán như văn hoá

Ngày đăng: 08/05/2024, 14:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w