TRƯỜNG CAO ĐẲNG FPT POLYTECHNICBỘ MÔN: KINH TẾNGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANHCHUYÊN NGÀNH: MARKETING VÀ SALE ASSIGNMENTMÔN HỌC: NHẬP MÔN MARKETING VÀ BÁN HÀNGMÃ MÔN HỌC: MAR103BÁO CÁO DỰ ÁN M
Lý do lựa chọn đề tài
Xí nghiệp Lương thực thực phẩm Colusa được thành lập vào trước những năm 1975, mang tên là mì Colusa Sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, Colusa được ghép thêm tên Miliket thành Colusa-Miliket Thời điểm đó thì những gói mì Miliket gần như chiếm lĩnh toàn bộ thị trường.
Miliket thương hiệu mỳ tôm đã không còn xa lạ đối với những thế hệ người Việt Nam. Nhưng hiện nay, trên thị trường chúng ta thấy thương hiệu này dường như không còn sức hút đối với người tiêu dùng Miliket, từng là một cái tên lừng lẫy và nay chỉ còn chiếm một thị phần nhỏ nhoi trong thị trường mì gói đầy tiềm năng của Việt Nam Một chuyên gia thương hiệu cho rằng bao nhiêu năm nay Miliket vẫn như thế Và thậm chí khi mẫu mã bao bì của các sản phẩm khác trên thị trường được thay đổi liên tục thì hình ảnh 2 con tôm trên nền gói giấy của Miliket vẫn y nguyên Đó c”ng là lý do chúng em chọn đề tài “tìm hiểu hoạt động marketing cho sản phẩm
Mì Miliket tại công ty cổ phần lương thực thực phẩm Colusa Miliket ” Nhằm để hiểu rõ hơn về chiến lược marketing và thực trạng hiện nay của dòng sản phẩm mì ăn liềnMiliket Từ đó tìm ra phương hướng giải quyết thực trạng yếu kém trên của dòng sản phẩm này Một trong những thương hiệu luôn tiên phong trong ngành chế biến thực phẩm này.
Mục tiêu dự án nghiên cứu
Phân tích những thực trạng mà Miliket đang phải đối mặt Khảo sát người tiêu dùng nhằm tìm ra những nguyên nhân và thất bại trong các chiến lược sản phẩm của thương hiêụ mì ăn liền Miliket Kết hợp phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của thương hiệu trên thị trường ngày nay Và từ đó đề ra những giải pháp khái quát để vực dậy một thương hiệu tiềm năng và chất lượng tại Việt Nam
+ Thu thập thông tin thông qua phiếu khảo sát để tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến sự yếu kém trong các chiến lược sản phẩm của công ty
+ Dựa vào kết điều tra phân tích yếu tố quan trọng tác động đến sự yếu kém các chiến lược sản phẩm của Công ty
+ Phân tích ma trân SWOT để tìm những điểm mạnh-yếu, hô ™i-thách thức mà Công ty phải đối mă ™t
Để duy trì vị thế dẫn đầu trong thị trường Việt Nam, công ty cần tập trung khắc phục điểm yếu bằng các biện pháp hữu hiệu, đồng thời phát huy tối đa thế mạnh sẵn có.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để thu thập thông tin sâu hơn và hiểu biết tốt hơn về chủ đề nghiên cứu Phương pháp này giúp giải quyết các vấn đề nghiên cứu cụ thể thông qua các nghiên cứu thứ cấp như thiết lập nghiên cứu và tìm kiếm dữ liệu Nghiên cứu định tính hỗ trợ trong việc xác nhận kết quả từ nghiên cứu định lượng, mang lại cái nhìn sâu sắc toàn diện hơn về chủ đề được nghiên cứu.
Ý nghĩa nghiên cứu
+ Đánh giá được thực trạng chiến lược Marketing về sản phẩm Mì Miliket của công ty Colusa Miliket
+ Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chiến lược Marketing, hiểu hơn về sản phẩm sản phẩm Mì Miliket của công ty Colusa Miliket.
+ Định nghĩa được thương hiệu, hiểu rõ vai trò của nó, học tập xây dựng kinh nghiệm phát triển của doanh nghiệp đã thành công của công ty Colusa Miliket Tự trang bị kiến thức về kỹ năng Marketing, nšm bšt yêu cầu đề ra với môn học
+ Kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho các tham khảo cho các khoá sau tại FPTPolytechnic.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN
Người chịu trách nhiệm chính
Tổng quan dự án - Phan Thị Vy
Như Đà Nẵng, ngày 17 tháng10 năm 2022
(ký và ghi rõ họ tên)
Nhóm Sinh viên thực hiện
NỘI DUNG BÁO CÁO DỰ ÁN
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY COLUSA - MILIKET
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa – Miliket tiền thân là Xí nghiệp Lương Thực Thực Phẩm Colusa và Xí Nghiệp Lương Thực Thực Phẩm Miliket được Tổng Công Ty lương thực Miền Nam quyết định hợp nhất năm 2004 và được Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn quyết định cổ phần hóa năm 2006 Được thành lập từ trước năm 1975, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhãn hiệu mì ăn liền Colusa – Miliket tiếp tục được người tiêu dùng ưa thích, với gói mì giấy kraft và hình ảnh hai con tôm Từ sự ưa thích đó mì ăn liền đã được người tiêu dùng thường gọi là Mì Tôm… Do đó, nói đến mì tôm là nhớ đến mì có hình ảnh hai con tôm của hãng mì Colusa – Miliket
Hiện nay, Colusa – Miliket đã cung ứng cho thị trường người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu các mặt hàng chủ lực mì ăn liền, bao gồm nhiều mẫu mã, hương vị khác nhau mang đặc trưng của người Á Đông như: Gà, Tôm Cua, Heo, Bò, Vịt, Thập cẩm, Chay nấm, Tôm chua cay…
Thương hiệu Colusa – Miliket liên tục đạt huy chương vàng tại các sự kiện triển lãm và được người tiêu dùng công nhận là Hàng Việt Nam chất lượng cao Danh tiếng của Colusa – Miliket được khẳng định khi lọt vào danh sách 100 Thương Hiệu Mạnh – 100 Thương hiệu dẫn đầu trong hai năm 2006 – 2007, đạt danh hiệu thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do AC Nielsen Việt Nam và Phòng Thương Mại & Công Nghiệp Việt Nam chứng nhận Năm 2016, Colusa – Miliket đạt doanh thu 459 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 20 tỷ đồng Tuy nhiên, so với cùng kỳ, doanh thu và lợi nhuận đã giảm lần lượt 4% và 37%, chiếm 5% thị phần mì gói cả nước.
Sứ mệnh và tầm nhìn
Hiểu được tình hình kinh tế khó khăn, thị trường cạnh tranh càng khốc liệt, ColusaMiliket xác định rõ mình là thương hiệu Việt ít vốn, bị sức ép lớn của các DN cùng ngành Đặc biệt, thị trường lại xuất hiện sự cạnh tranh khốc liệt của các DN có vốn đầu tư nước ngoài Colusa-Miliket nêu rõ mục tiêu trở thành một DN sản xuất sạch, thân thiện với môi trường, có công nghệ tiết kiệm năng lượng tốt và dùng chi phí tiết kiệm năng lượng để thực hiện các chương trình khuyến mãi và phát triển thương hiệu- trích lời ông Nguyễn Anh Tuấn (Phó Tổng Giám đốc, Công ty ColusaMiliket) tại buổi lễ trao chứng nhận ISO:50001 năm 2013
Theo công bố của hiệp hội Mì ăn liền thế giới về tiêu thụ mì ăn liền trong năm 2012 với sản lượng gần 5,1 tỷ gói (ly) của Việt Nam, thì Miliket chiếm gần 5% thị trường thị phần trên thị trường mì gói của Việt Nam Bao năm qua, giữ được 5% thị phần này qua các năm c”ng luôn là mục tiêu chính của Miliket, họ chấp nhận một tỉ suất lợi nhuận rất thấp, cố gšng tối thiểu hóa mọi chi phí sản xuất Ngoài ra, c”ng như nhiều doanh nghiệp khác, mở rộng thị phần ra thị trường nông thôn và phía Bšc c”ng là hướng đi được Miliket lựa chọn, một trong những thị trường ưu tiên của công ty là tăng sản lượng, doanh số tại các khu vực vùng sâu vùng xa.
Sơ đồ tổ chức công ty và vị trí bộ phận marketing
1.3.1 Sơ đồ tổ chức công ty
1.3.2 Vị trí bộ phận marketing
- Marketing tại công ty Colusa Miliket có vai trò là cầu nối trung gian giữa hoạt động của doanh nghiệp và thị trường, đảm bảo cho hoạt động của công ty Colusa Miliket đến thị trường, lấy thị trường làm mục tiêu kinh doanh Nói cách khác, Marketing tại công ty Colusa Miliket có nhiệm vụ tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp Sử dụng Marketing trong công tác kế lập hoạch kinh doanh sẽ giúp cho công ty thực hiện phương châm kế hoạch phải xuất phát từ thị trường.
- Trưởng phòng marketing tại công ty Colusa Miliket có vị trí quan trọng, quyết định h ớng đi của các chiến dịch marketing Đồng thời c”ng chịu trách nhiệm cho sự thànhƣ bại của các chiến dịch Trách nhiệm là lập kế hoạch, chiến l ợc, quản lý chi tiêu, phânƣ bổ ngân sách cho hợp lý, đặt ra chỉ tiêu KPI cho nhân sự và chịu trách nhiệm trướcBan Giám đốc.
Lĩnh vực hoạt động và sản phẩm/dịch vụ chủ yếu
Miliket là nhà cung cấp nhiều mặt hàng mì ăn liền đặc trưng của người Á Đông cho thị trường trong nước và xuất khẩu, với đa dạng mẫu mã và hương vị như: Gà, Tôm Cua, Heo, Bò, Vịt, Thập cẩm, Chay nấm, Tôm chua cay, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Và sản phẩm chủ yếu là mì Miliket
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA SẢN PHẨM MÌ
Môi trường bên ngoài doanh nghiệp
- Thị trường mì ăn liền Việt Nam đang có sự cạnh tranh khốc liệt:
Theo thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới với hơn 7 tỷ gói mì được tiêu thụ trong năm 2020, tăng 29,5% so với năm 2019
Bảng 1: Nhu cầu mì ăn liền toàn cầu giai đoạn 2016- 2020
Nếu tính theo bình quân đầu người thì Việt Nam đứng top 2 thế giới, mỗi người tiêu thụ bình quân hơn 72 gói mì/năm, trong khi năm 2019 mới chỉ là 57 gói/năm Còn nếu tính về tỷ lệ tăng trưởng, trong năm 2020, người Việt Nam đứng đầu thế giới về tỷ lệ người dân tăng ăn mì, mức tăng trưởng gần 30%
C”ng theo khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng 67%
Hình 2: Ngành hàng FMCG tăng trưởng ở Việt Nam
Thống kê hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam Các doanh nghiệp đang trong “cuộc chiến” tìm kiếm chỗ đứng trên kệ bếp của người Việt Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel, cứ 2 ngày lại có một sản phẩm mì ăn liền ra đời tại Việt Nam Ngành hàng mì ăn liền bao gồm mì ly và mì gói, đạt doanh thu 28.000 tỷ đồng trong năm 2020, với 85% từ mì gói và phần còn lại từ mì ly.
- Những ông lớn chiếm lĩnh hầu hết thị trường
Thị trường mì ăn liền Việt Nam được thống trị bởi 4 doanh nghiệp hàng đầu: Acecook Việt Nam, Masan Consumer, Uniben và Asia Foods, chiếm hơn 88% sản lượng và 84% doanh thu.
9 tháng đầu năm 2020, theo dữ liệu thống kê của Retail Data.
Hình 3: Thị phân theo sản lượng của các nhà sản xuất mì Việt Nam
Hiện nay, Acecook Việt Nam dẫn đầu ngành hàng mì ăn liền chiếm 35,4% thị phần trong 9 tháng năm 2020 Tuy nhiên, số liệu qua các năm cho thấy, công ty này đang mất dần thị phần khi năm 2018 đạt 36,8%, đến năm 2019 còn 36,7%
Nšm giữ vị trí thứ 2 trong ngành mì gói là CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) Đặc biệt, Masan Consumer đang vươn lên mạnh mẽ khi sản lượng của họ tăng từ 21,6% (năm 2018) lên 27,2% (9 tháng đầu năm 2020)
- Quy mô cầu thị trường:
+ Cầu thị trường lớn tạo nhiều cơ hội cho các DN khai thác: trung bình một người Việt tiêu thụ 72 gói mì trong một năm (thống kê của WINA).
+ Cầu thị trường đa dạng: Được thể hiện qua đặc tính của các sản phẩm để phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.
+ Các loại mì với đa dạng hương vị, kiểu dáng, mục đích sử dụng phù hợp với từng yêu cầu của khách hàng.
+ Nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đến từ sản phẩm thay thế như bún, phở, hủ tiếu,… + Dễ bị thay thế nếu không đáp ứng được nhu cầu.
- Đặc điểm hành vi khách hàng:
+ Mua khi phát sinh nhu cầu tức thời: Lỡ bữa hoặc quá bận để chuẩn bị bữa ăn nên sẽ chọn mì ăn liền vì tính tiện lợi, nhanh gọn.
+ Ít có sự nhạy cảm về giá đối với mặt hàng phân khúc thấp như Miliket đối với khách hàng cá nhân
- Lòng trung thành của khách hàng:
Để giữ chân khách hàng, sản phẩm cần phải có điểm nổi bật làm nên sự khác biệt so với đối thủ Nếu sản phẩm không có đặc điểm vượt trội, khách hàng sẽ dễ dàng chuyển sang các lựa chọn thay thế khác.
Dù từng là “vua mì tôm” một thời nhưng hiện nay mì Miliket đành ngậm ngùi nhường lại vị trí cho các ông lớn như Acecook, Masan,… cùng ngành
Cái tên Miliket đã “lép vế” rõ rệt trong cuộc đua với các ông lớn cùng ngành Mới đây, CTCP Lương thực thực phẩm Colusa - Miliket, đơn vị sở hữu thương hiệu mì Miliket bất ngờ công bố giảm doanh thu và lợi nhuận Cụ thể, doanh thu bán hàng năm 2020 của đơn vị này giảm 1,7% so với năm 2019 Lợi nhuận sau thuế giảm tới 10,7% so với năm 2019.
Nếu như Acecook hay Masan chi hàng nghìn tỷ đồng để thực hiện các chiến dịch truyền thông, marketing vô cùng hấp dẫn thì Colusa-Miliket vẫn luôn trung thành với bao bì “hai con tôm” đã ra đời từ 1975 và chiến dịch hồi ức của mình Từ người dẫn
Việt Nam tọa lạc tại trung tâm bán đảo Đông Dương, gần các nước ASEAN, có đường bờ biển dài hướng ra biển Đông Những yếu tố này tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thuận tiện trong giao thương và xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển.
Nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định với mức GDP trung bình hằng năm là 7%.GDP Việt Nam đứng vị trí thứ nhất nhì so với các nước Đông Nam Á.Tuy nhiên những năm gần đây, khủng hoảng kinh tế và lạm phát đang ngày càng tăng đanh làm kinh tế Việt Nam dần mất ổn định
Nền kinh tế Việt Nam được phân chia thành 3 khu vực kinh tế chính:- Nông, lâm nghiệp, thủy sản: Tập trung vào sản xuất nông nghiệp, khai thác lâm sản và thủy hải sản.- Công nghiệp: Bao gồm khai thác mỏ, chế biến, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối năng lượng (khí, điện, nước).- Dịch vụ: Gồm thương mại, tài chính, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế, cung cấp các dịch vụ cho đời sống xã hội.
Ngành tài chính tín dụng chỉ chiếm 1,81% GDP thực tế.Ngành sản xuất mì ăn liền nằm trong ngành thứ hai, ngành đóng góp gần 1/2 GDP cho nền kinh tế.Do Việt Nam vẫn đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, người tiêu dùng có khuynh hướng tiết kiệm.Lạm phát tăng cao, khiến giá cả leo thang nhanh chóng, ngành sản xuất mì ăn liền c”ng không nằm ngoài quy luật.Là một sản phẩm cạnh tranh về giá nên thời kỳ kinh tế như thế này ảnh hưởng khá xấu đến khả năng kinh doanh của các công ty trong ngành.
Hình 4: Cơ cấu GDP & đô thị hóa
• Môi trường chính trị, pháp luật
Môi trường bên trong
Môi tr ng bền trongườ
Sở hữu cấu trúc tài chính mạnh với hơn 70% cổ phần được sở hữu bởi các doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Lương thực miền Nam (30,72%), Tổng công ty Thuốc láViệt Nam (20%), Công ty Dịch vụ và thương mại MESA (20,08%) Số dư tiền tích l”y dồi dào, dòng tiền kinh doanh thặng dư và cấu trúc vốn không có vay nợ, Công ty hoàn toàn có đủ nguồn lực để tái đầu tư hoặc vay thêm nếu cần
2.2.2 Nhân lực Đội ng” cán bộ chuyên viên và công nhân có chuyên môn kỹ thuật cao và nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất kinh doanh lương thực thực phẩm chế biến, am hiểu sâu về sản phẩm công ty c”ng như của các đối thủ.
Cơ sở vật chất hiện đại với quy mô lớn, đáp ứng được nhu cầu sản xuất Xác định chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu, từ năm 2001 Công ty đã xây dựng hoàn thiện tiêu chuẩn và thực hiện làm việc theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 do tổ chức BVQI (Tên gọi hiện nay la BVC) của Anh Quốc chứng nhận Thực hiện các chương trình đầu tư mạnh cho sản xuất, hiện nay công ty đã nhập khẩu dây chuyền máy mới hiện đại theo công nghệ Nhật Bản với công suất 500.000 gói mì/ngày Cùng với hệ thống phòng thí nghiệm, phòng kiểm nghiệm hiện đại, Công ty đã sản xuất ra nhiều sản phẩm mới với chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm
2.2.4 Đối tác, nhà cung ứng
Các đối tác, nhà cung ứng lâu năm đều đã có các mối quan hệ lâu dài, bền chặt với công ty nên nguồn cung ứng ổn định, giá cả hợp lý Mặt khác sự đa dạng nhà cung ứng trong và ngoài nước c”ng giúp công ty đảm bảo chất lượng đa dạng và tránh được tình trạng ép giá.
Ra đời từ năm 1975 và là thương hiệu mì hàng đầu trong những năm 70-80 của thế kỉ
20 nên đã có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng trung và cao tuổi Hơn hết hiện nay mì Miliket còn được gšn với danh hiệu “Mì ăn lẩu”.
Phân tích SWOT của công ty Colusa Miliket
- Nguồn tài chính ổn định, đảm bảo cho các hoạt động của Công ty Miliket
- Sản phẩm của công ty đạt yêu cầu về chất lượng không phẩm màu gây hại không chất bảo quản, an toàn vệ sinh thực phẩm
- Hệ thống máy móc, thiết bị đạt chuẩn (
-Nhân lực trình độ cao, tinh thần làm việc tích cực
- Khả năng nhận diện thương hiệu tốt Đ ểm Yếu
- Chưa đầu tư vào hình thức sản phẩm
- Thị phần không cao ( chỉ có 5%)
- Hoạt động tiếp thị chưa tốt, Chủ yếu marketing tại chỗ, tham gia các hội chợ, hội thảo, đưa hàng trực tiếp về các vùng nông thôn.
- Hệ thống quản lí chưa tốt: Đầu tư công nghệ, tài chính kế toán, kế hoạch kinh doanh, tổ chức hành chính , chưa đầu tư vào bộ phận marketing, tiếp thị.
-Đã từng là đơn đơn vị dẫn dầu trong ngành, nên Miliket tăng thị phần khách hàng, có động lực tăng trưởng trở lại nếu có một chiến lược quảng cáo tốt.
- Được đại đa số người tiêu dùng đánh giá cao khi sử dụng mì Miliket với lẩu nên điều này tạo động lực, thúc đẩy thương hiệu phát triển
- Việc có mặt lâu đời trên thị trường phần nào giúp Miliket dễ dàng hơn trong việc thương lượng, ngoại giao với các nhà phân phối, với các kênh truyền thông, đối tác truyền thông
-Phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các thương hiệu sản xuất mì ăn liền. Nhiều đối thủ cạnh tranh có nguồn lực và tiềm lực lớn
- Thị phần bị thu hẹp theo tuổi tác nên đòi hỏi sự cải tiến hương vị sản phẩm để đáp ứng của thế hệ người tiêu dùng mới.
- Phát triển phương tiện truyền thông hiện đại đòi hỏi thương hiệu không ngừng thúc đẩy việc mua hàng thông qua truyền thông chiêu thị.
XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG
Xác định thị trường mục tiêu
Khách hàng mục tiêu hay thị trường mục tiêu được hiểu là tập hợp các cá nhân hay nhóm người mà sản phẩm hướng tới hay là tập hợp những người mua hiện tại và tiềm năng có đủ sự quan tâm, thu nhập và tiếp cận đến một sản phẩm, hay bao gồm những ng ời tiêu dùng có đủ động cơ, khả năng, cơ hội để mua sản phẩm Vì vậy, việc xácƣ định đúng đối tượng này sẽ giúp cho công tác định vị chính xác hơn
Trong thập niên 70 - 80 của thế kỷ trước, Colusa - Miliket của Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Colusa - Miliket làm mưa làm gió trên thị trường mì gói Tại thời điểm này, hình ảnh gói mì với 2 con tôm dường như là sản phẩm duy nhất trên thị trường. Tuy nhiên, thị phần của Miliket nhanh chóng teo tóp từ khi các ông lớn ngành thực phẩm như Acecook Việt Nam, Masan và Asia Food gia nhập thị trường Bằng những chương trình truyền thông rầm rộ và tốn kém, sản phẩm của 3 ông lớn này dễ dàng chiếm lĩnh thị trường đã khiến vị thế “độc quyền” của Miliket dần mất đi
Với chiến lược giá thấp, thị trường mục tiêu của Miliket khá khiêm tốn Biết không thể cạnh tranh được với các ông lớn tại thị trường thành phố, thậm chí tại cả những vùng nông thôn gần thành phố, Miliket chấp nhận thu mình tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Không có chiến dịch quảng cáo, truyền thông rầm rộ nào, c”ng không có dòng sản phẩm mới mang tính đột biến, Colusa - Miliket càng bộc lộ việc không thực sự chú trọng đầu tư cho năng lực sản xuất Quy mô sản lượng tiêu thụ, doanh thu của Công ty gần như không tăng trưởng trong 3 năm qua Ở thời điểm hiện tại, cái tên Miliket đã
“lép vế” rõ rệt trong cuộc đua với các ông lớn cùng ngành, Colusa - Miliket đã có năm suy giảm lợi nhuận thứ 2 liên tiếp, kể từ năm 2018.
Chiến lược định vị sản phẩm
3.2.1 Mục tiêu định vị sản phẩm
Với Miliket, hầu hết người tiêu dùng từ lứa tuổi 9x, 8x và trở về trước, ai ai c”ng biết đến thương hiệu này Bởi khi nói đến Miliket, người ta sẽ nghĩ ngay đến đây là mì giấy với đặc trưng của nó là “ngon, rẻ” Điều này đã làm cho Miliket trở thành một thương hiệu quen thuộc, phổ biến với đại đa số người tiêu dùng Dù qua bao nhiêu năm, Miliket vẫn giữ nét riêng đó cho thương hiệu mình, vẫn là bao bì giấy với hình ảnh hai con tôm chụm đầu vào nhau, vẫn là thương hiệu mì rẻ, bình dân
3.2.2 Chiến lược định vị sản phẩm Đứng trước thị trường ngày càng đổi mới và phát triển liên tục, nhiều thương hiệu mì ăn liền xuất hiện, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường nhưng Miliket không chi đầu tư mạnh vào quảng cáo, truyền thông như những thương hiệu có tiếng tăm khác như Hảo Hảo, Omachi,… điều này dẫn đến Miliket dần bị bỏ lại phía sau trong thị trường ngày càng sôi động này
Thế nhưng, giữa cuộc cạnh tranh gay gšt của thị trường mì ăn liền, Miliket vẫn tìm được một hướng riêng để tồn tại trong thời gian qua Miliket giờ chỉ tập trung vào thị trường bình dân ở các vùng nông thôn, những người có thu nhập bình quân thấp và phân phối sản phẩm cho các quán lẩu, chứ không bán rộng khšp Với chiến lược định vị giá rẻ nhất trên kệ siêu thị, phân phối sỉ vào nhà hàng bình dân, thị trường nông thôn cùng với lợi thế hồi ức và thói quen đã giúp Miliket tồn tại và sống khỏe trong hàng chục năm qua.
CHIẾN LƯỢC MARKETING – MIX CHO SẢN PHẨM MÌ MILIKET TẠI CÔNG TY COLUSA-MILIKET
Chiến lược sản phẩm
4.1.1 Danh mục sản phẩm/dịch vụ
Những năm 90 là thời kỳ hoàng kim của thương hiệu Miliket thuộc Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa – Miliket với danh hiệu “Vua mì tôm” Sản phẩm mì gói Miliket gần như phủ sóng rộng khšp, chiếm thị phần tuyệt đối Đặt trong bối cảnh hiện đại, bao bì xi măng với thiết kế, màu sšc đơn giản ở thời bao cấp của mì 2 tôm Miliket bỗng trở nên lỗi thời và “kém sšc” hơn hẳn Dẫu bao bì này có quen thuộc và gšn liền với ký ức tuổi thơ của các thế hệ 6x, 7x, 8x đến mấy thì trên cùng 1 kệ hàng, người tiêu dùng chšc chšn sẽ thấy ấn tượng với những sản phẩm có mẫu mã hiện đại, bšt mšt hơn.
Sản phẩm tốt tạo nên thói quen cho người tiêu dùng, và mì 2 tôm Miliket từng làm được điều đó Nhưng liệu Miliket có đang “ỷ lại” vào thói quen ngỡ như không thể thay đổi này?
Thứ nhất, “hương vị tuổi thơ” của Miliket chỉ còn trong ký ức của thế hệ 6x đến đầu 9x Với những thế hệ về sau, ký ức tuổi thơ của họ đã gšn liền với những hương vị khác Thứ hai, đã xa rồi cái thời “chỉ cần ăn no là đủ”, người tiêu dùng hiện tại ưu ái hơn về chất lượng, hương vị và mong muốn có được những trải nghiệm vị giác mới.
Về điều này, Miliket vẫn thiếu 1 sự đột phá Nói hãng không cố gšng đổi mới là không nhựa, phở, mì chay hay hủ tiếu chay… Nhưng nhìn chung, các hương vị của hãng vẫn chỉ xoay quanh vị tôm, tôm sa tế, gà, hải sản và thập cẩm Thậm chí loại mì 2 con tôm sa tế nổi tiếng c”ng bị phản ánh là mất đi hương vị đậm đà ngày xưa.
Hình 7: Sản phẩm 4.1.2 Các quyết định về nhãn hiệu
Miliket là một thương hiệu mì ăn liền của Colusa – Miliket, ra mšt lần đầu trên thị trường từ những năm thập niên 1980
Tiền thân của thương hiệu mì Miliket là mì Colusa, ra mšt lần đầu từ trước những năm
1975 Đến năm 1985, Tổng Công ty Lương thực miền Nam mở thêm Xí nghiệp lương thực thực phẩm Miliket dựa trên cơ sở sáp nhập giữa hai cửa hàng Lương thực Thủ Đức và Lương thực Quận 5.Thương hiệu mì ăn liền Miliket đã được ra mšt vào khoảng thời gian này Tháng 4 năm 2004, Colusa và Miliket sáp nhập thành Công ty lương thực thực phẩm Colusa – Miliket
4.1.3 Các quyết định về bao bì
Các bao bì sản phẩm thứ cấp của công ty ColusaMiliket được thiết kế bởi đơn vị thiết kế và cung cấp bao bì bởi công ty Cổ phần Nông Sản và Bao Bì Long An, một đơn vị ít được biết đến trong ngành bao bì hiện nay
Công ty định hướng giữ nguyên vẹn bao bì để khai thác hai thế mạnh ký ức là hình ảnh hai con tôm chụm đầu vào nhau cùng với đó là chất liệu bao giấy kraft giản dị quen thuộc
Chiến lược giá
4.2.1 Bảng giá hiện tại của sản phẩm
Sản phẩm Giá thành ( VNĐ) Hình ảnh sản phẩm
Bảng 2: Bảng giá hiện tại của sản phẩm
Miliket tập trung vào đối tượng người tiêu dùng thu nhập thấp, nên giá bán rất thấp, chỉ từ 3.000 - 5.000 đồng/gói Chiến lược giá thấp này khiến thị trường mục tiêu của Miliket có lợi nhuận khá khiêm tốn, vì vậy, các công ty đối thủ lớn và mới ít cạnh tranh trên phân khúc này Ngoài ra, nhờ giá rẻ và sản phẩm phù hợp, mì gói Miliket thường được sử dụng cho công tác từ thiện, giúp thương hiệu ghi dấu ấn đẹp trong lòng mọi người Mức giá hiện tại của Miliket vẫn ổn định và chưa cần điều chỉnh.
4.2.2 Phương pháp định giá cho sản phẩm
Những yếu tố cần thiết khi định giá
- Các yếu tố định giá cả cho sản phẩm của doanh nghiệp đều chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố bên trong và bên ngoài
Trong các yếu tố nội tại, xác định rõ thị trường mục tiêu và vị trí sản phẩm trên thị trường là điều vô cùng quan trọng Bằng cách xác định chính xác đối tượng khách hàng và cách thức sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược tiếp thị và định giá hiệu quả, từ đó tối đa hóa cơ hội thành công trong quá trình triển khai chiến lược.
- Về yếu tố bên ngoài :
+ Giá cả trong các thị trường khác nhau.
+ Cần phân tích mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu
+ Xác định độ co giãn của lượng cầu trước sự biến động của giá cả
+ Xác định chính xác giá cả của các đối thủ cạnh tranh
Có thời điểm khi những sản phẩm có giá trị tốt đều được đánh đồng với giá rẻ, quan niệm này ngày nay đã thay đổi, ngày càng có nhiều thương hiệu có giá trị ra đời. Những sản phẩm giá rẻ vẫn duy trì được thương hiệu mạnh.
Phương pháp định giá cho sản phẩm của Miliket
- Colusa – Miliket định vị giá dựa trên những yếu tố sau: Đối thủ cạnh tranh, khách hàng và chi phí
- Về đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh luôn có những điểm mạnh và điểm yếu để thu hút được các khách hàng Việc định giá cho các sản phẩm của Colusa – Miliket dựa trên đối thủ cạnh tranh diễn ra hết sức gšt gao Mang lại một sản phẩm mì Miliket chất lượng nhưng giá thành c”ng phải hợp túi tiền của người tiêu dùng
- Về khách hàng: Nšm bšt tâm lý, nhu cầu của khách hàng , đưa ra mức giá cao hoặc thấp đối với từng sản phẩm khác nhau dựa theo những phân khúc khách hàng khác nhau
Về chi phí hình thành giá, Colusa – Miliket tính toán tổng chi phí sản xuất, chi phí cơ sở vật chất trên cửa hàng và chi phí quảng cáo sản phẩm, sau đó tiến hành đánh giá và cân nhắc để đưa ra mức giá cuối cùng phù hợp.
4.2.3 Các chiến lược điều chỉnh giá cho sản phẩm
Những chiến lược định giá mà Colusa – Miliket đang sử dụng:
- Định giá theo tâm lý: Đặt ra mức giá thấp hay sale thường xuyên để có thể thu hút khách hàng nhưng không đạt lợi nhuận, giá cao thì có lợi nhuận nhưng có thể không có khách hàng đối với mức giá này Cần xem trọng các cảm nhận của khách hàng về sự trải nghiệm, feedback về giá cả và giá trị để đưa ra mức giá tốt nhất.
- Định giá dòng sản phẩm: Thường xuyên cho ra mšt nhiều các loại mì miliket khác nhau: ví dụ như mì chay, phở,… Ở những phân khúc khách hàng khác nhau , dựa vào các phản ứng của thị trường và khách hàng để đưa ra giá cả phù hợp với sản phẩm
- Định giá khuyến mãi: Có các chương trình khuyến mãi, combo hay tri ân khách hàng vào những dịp lễ hoặc tết để đưa ra mức giá khuyến mãi nhằm quảng cáo thương hiệu và thu hút khách hàng.
Chiến lược phân phối
a Thị trường khu vực kinh doanh hiện tại của công ty Đến hiện tại, ngoài trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, Colusa – Miliket còn có những đại lý trải dài trên khšp đất nước:
- Hệ thống siêu thị b Cấu trúc kênh phân phối
- Kênh phân phối của công ty Colusa – Miliket là kênh trực tiếp: Công ty Colusa – Miliket – Người tiêu dùng.
- Vẫn có gián tiếp là Colusa – Miliket cung cấp cho các đại lý và những hợp đồng bán lẻ, các hệ thống siêu thị, và đến người tiêu dùng. c Phương thức phân phối
- Để đem lại lợi nhuận cao và chiếm lĩnh được thị trường trong khoảng thời gian lâu dài, Colusa – Miliket đã áp dụng nhiều phương thức phân phối rộng rãi đại trà khác nhau để đưa sản phẩm của mình một cách tốt nhất và phù hợp nhất tới từng đối tượng các kênh phân phối trung gian marketing ( Shopee Food, Baemin, Foody, ) Hay phân phối, cung cấp số lượng lớn cho các đại lý bán lẻ,….
Chiến lược xúc tiến hỗn hợp
Chủ trương chung của công ty đến thời điểm này là vẫn chưa thuê một công ty chuyên nghiệp về quảng cáo để làm quảng cáo cho công ty Thay vào đó, công ty tận dụng triệt để việc giới thiệu sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua người bán, nhân viên bán hàng tại các chợ bán lẻ, chợ đầu mối, các đại lý và cả các hội chợ Mạng phân phối của công ty được chú ý ở cả các siêu thị, chợ, thành phố và các tỉnh thành.
Tổ chức đại lý của Miliket rộng khšp toàn quốc từ nhiều năm qua đã góp phần không nhỏ trong việc tiêu thụ sản phẩm và là cầu nối trao đổi thông tin giữa mì tôm Miliket và người tiêu dùng
Để tạo sự trung thành với thương hiệu ở khách hàng, công ty sẽ tiến hành cho họ đăng ký thành viên thông qua website của công ty Đồng công ty c”ng sẽ hợp tác với các doanh nghiệp bán lẻ là siêu thị và siêu thị mini để tạo ra một hệ thống thông lưu trữ thông tin khách hàng
Tài khoản đăng ký của bạn sẽ được tích lũy điểm thưởng khi thực hiện giao dịch mua sắm trực tuyến hoặc tại các kênh bán lẻ như siêu thị và siêu thị mini, giúp bạn tích lũy ưu đãi và tiết kiệm chi phí trong những lần mua sắm tiếp theo.
Khách với điêm tích l”y ở mốc 200 nghìn vnđ sẽ được quy đổi ra 3 gói mì khi mua bất kỳ sản phẩm nào của Colusa-Miliket
Chạm mốc 500 nghìn vnđ sẽ được tăng một combo 8 gói mì+ một đôi đ”a khšc tên
Chạm mốc 800 nghìn sẽ nhận được mức giảm 5% cho hóa đơn mua hàng tiếp theo tại các hệ thống siêu thị
Chạm mốc cuối cùng là 1 triệu vnđ sẽ nhận được voucher mua hàng trị giá 200 nghìn đồng tại các siêu thị và siêu thị mini
Quan hệ công chúng Công chúng là những nhóm người có quan tâm hoặc có ảnh hưởng thực tại hay tiềm ẩn đến khả năng công ty đạt được mục tiêu của mình Do đó, công ty cần làm tốt công tác tuyên truyền và quan hệ để có thể thông đạt và thu hút khách hàng.
Tên chương trình QHCC : xây dựng các chương trình trợ giúp khó khăn cho gia đình neo đơn, tài trợ cho các hoạt động xã hội mang tính từ thiện
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính Phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam (UBMTTQ VN) về “Toàn dân tham gia ủng hộ phòng chống dịchCOVID-19”
Thời gian thực hiện: năm 2020, dịch covid
Mục tiêu QHCC : công ty cần làm tốt công tác tuyên truyền và quan hệ để có thể thông đạt và thu hút khách hàng Có khoảng 80% công chúng có thiện cảm với những công ty tham gia vào chương trình xã hội đem lại lợi ích cho họ
Hoạt động QHCC : tổ chức chương trình “Kết nối cộng đồng, lan tỏa yêu thương”
Nội dung chương trình QHCC: nhằm chung tay đóng góp và trao tặng 5.000 phần quà đến tận tay những người có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 tại TP HCM
Kênh phân phối của Colusa – Miliket là kênh trực tiếp nên các nhân viên bán hàng của các cửa hàng Colusa – Miliket hiểu rõ thông tin sản phẩm họ sẽ mang những thông tin đó trao đổi tư vấn trực tiếp đến khách hàng của họ
Đối với đối tượng là khách hàng phổ thông, Colusa-Miliket là nhà sản xuất, vì vậy sẽ rất tốn kém và chưa thực tế nếu đi theo hình thức bán hàng offline trực tiếp cho khách hàng Điều này đòi hỏi quy mô và rất nhiều nguồn lực tài chính- nhân sự Do đó, đối với kênh trực tiếp Colusa-Miliket chỉ chọn một hình thức phân phối duy nhất là online.
Trong quý I/2023, Miliket dự kiến cải tiến trang web hiện tại bằng cách kết hợp hiệu quả giữa việc cung cấp thông tin sản phẩm và cho phép khách hàng mua hàng trực tuyến Động thái này nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng tăng và cải thiện trải nghiệm người dùng trên nền tảng của Miliket.
Kênh gián tiếp của Colusa-Miliket hiện tại được xây dựng rất sơ sài và không khai thác được hết các kênh phân phối tìm năng hiện có Công ty có mặt trên những chuỗi siêu thị lớn, nhưng lại bỏ qua hệ thống siêu thị mini vốn phủ sóng dày đặc ở khu vực thành phố hiện nay Bên cạnh đó, việc đưa sản phẩm lên các kênh bán hàng online c”ng chưa được khai thác Điều này ảnh hương rất lớn đến độ phổ biến của thương hiệu.
Nhằm đáp ứng được nhu cầu của lượng khách tìm đến sản phẩm sau khi thực hiện các chương trình truyền thông chiêu thị, công ty cần đảm bảo sản phẩm luôn trong trạng thái có sẵn và dễ tìm cho khách hàng
Để đạt được điều này, có 2 chiến lược chính cần làm như sau: Mở rộng sản phẩm lên các chuỗi siêu thị mini như Circle K, Mini-stop, Tập trung liên kết,hợp tác phân phối nguồn hàng cho các cửa hàng tạp hóa ở khu vực nội thành và các tỉnh lân cận ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, tp,Hồ Chí Minh và Đà Nẵng Đảm bảo nguồn hàng ổn định không bị thiếu hụt trước khi tiến ra các tỉnh thành nhỏ hơn với các trang mạng bán hàng online có tiếng như Lazada.com, Tiki.vn,… quảng bá cho hình thức mua hàng trực tuyến vốn rất tiện lợi đối với mặt hàng mì gói
XÂY DỰNG LỘ TRÌNH CÔNG DANH BẢN THÂN
Thành viên 5 Họ và tên sinh viên – mã số sinh viên
bá cho hình thức mua hàng trực tuyến vốn rất tiện lợi đối với mặt hàng mì gói
PHẦN 5 XÂY DỰNG LỘ TRÌNH CÔNG DANH BẢN THÂN