1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn học võ kịch phòng chống bạo lực học đường

30 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Võ Kịch: “Phòng Chống Bạo Lực Học Đường”
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Viên
Người hướng dẫn Nguyễn Trung Thành
Trường học Trường Đại Học FPT Đà Nẵng
Chuyên ngành Giáo Dục Thể Chất
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,22 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU (9)
    • 1.1. LÍ DO CH ỌN ĐỀ TÀI (9)
    • 1.2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰ C TI ỄN (9)
      • 1.2.1. Ý nghĩa khoa học (9)
      • 1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn (9)
    • 1.3. M ỤC ĐÍCH, MỤ C TIÊU NGHIÊN C ỨU (9)
      • 1.3.1. M ục đích chung khi nghiên cứu (9)
      • 1.3.2. Các m c tiêu nghiên c u c ụ ứ ụ thể (0)
  • CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (11)
    • 2.1. SỰ VẬN DỤNG CỦA VÕ THUẬT VÀO TRONG NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN (11)
    • 2.2. THỰC TRẠNG BLHĐ, VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG (12)
      • 2.2.1. Tình trạng bạo lực học đường hiện nay (12)
      • 2.2.2. Nguyên nhân bạo lực học đường (12)
      • 2.2.3. Giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực học đường (12)
  • CHƯƠNG III: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (0)
    • 3.1. VÕ K ỊCH “PHÒNG CHỐ NG B O L C H Ạ Ự ỌC ĐƯỜNG” (0)
      • 3.1.1. Tườ ng thu t ho ậ ạt động, phương pháp nghiên cứu (0)
      • 3.1.2. N i dung k ch b ộ ị ản (0)
      • 3.1.3. Kết luận (16)
    • 3.2. NH NG THÔNG TIN, KI N TH Ữ Ế ỨC CƠ BẢ N V Ề THỰ C TR NG, Ạ NGUYÊN NHÂN, H U QU VÀ GI I PHÁP PHÒNG CHẬẢẢ ỐNG BLHĐ (0)
      • 3.2.1. Tườ ng thu t ho ậ ạt động, phương pháp nghiên cứu (0)
      • 3.2.2. N i dung nghiên c u v ộ ứ ề thự c tr ng, nguyên nhân, gi i pháp c ạ ả ủa “Bạ ực o l học đường” (0)
      • 3.2.3. K t ế luận (0)
    • 3.3. K T H Ế ỢP CÁC ĐỘ NG TÁC CHI ẾN LƯỢ C, NH P MÔN QUY N VÀ Ậ Ề NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU TRUY N TỀ ẢI THÔNG ĐIỆP BLHĐ (0)
      • 3.3.1. Tườ ng thuật ho ạt độ ng nghiên cứu (20)
      • 3.3.2. Tri n khai c ể ụ thể các động tác, kĩ thuật (21)
      • 3.3.3. Kết luận (26)
  • CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ (0)
    • 4.1. KẾT LUẬN CHUNG (27)
      • 4.1.1. Kết luận về nghiên cứu đề tài (27)
      • 4.1.2. Ý nghĩa (27)
    • 4.2. ĐỀ NGHỊ (28)
      • 4.2.1. Đề nghị với tổ Vovinam (28)
      • 4.2.2: Đề nghị v ới Đạ i học FPT: .............................................................................. 26 TÀI LI U THAM KH O ỆẢ (28)

Nội dung

Tại Việt Nam, bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.. Nguyên nhân bạ

PHẦN MỞ ĐẦU

LÍ DO CH ỌN ĐỀ TÀI

Vovinam là 1 môn võ cổ truyền Việt Nam được cố võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc sáng lập năm 1936 Trong các môn võ của Việt Nam, Vovinam được phát triển quy mô và rộng lớn nhất với nhiều môn sinh có mặt ở gần 70 quốc gia và vùng lãnh trên thế giới thổ với hơn 2 triệu võ sinh Với sự phát triển và sức lan tỏa lớn mạnh của Vovinam, giới trẻ phải không ngừng luyện tập, xây dựng, củng cố và phát triển môn phái Các võ sĩ Vovinam phải luôn biết rằng học võ để bảo vệ lẽ phải, để phát huy những tinh hoa vốn có của dân tộc, đồng thời trao dồi phẩm hạnh, đạo đức của mình để trở thành một nhân cách sáng cho cuộc đời.

Tại Việt Nam, bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra Hậu quả của bạo lực học đường có thể dẫn đến tổn thương về mặt thể chất của học sinh nhưng đáng lo ngại hơn là tổn thương về tinh thần Vì vậy, mỗi một con người chúng ta cần phải biết phân biệt rõ ràng lẽ phải, nhu mì để dễ dàng xử lý tình huống khó.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰ C TI ỄN

Vị thành niên là đối tượng của nhiều bộ môn khoa học quan tâm nghiên cứu rất đáng chú ý là trong sinh lý học tâm lý học xã hội học Ở mỗi thời kỳ trong đời sống con người , sự phát triển về thể chất và tâm lí và cả nhân cách có quy luật riêng Tuổi vị thành niên là lứa tuổi thiếu niên nhưng đây là giai đoạn phát triển cao nhất và có những chuyển biến tâm lý hết sức phức tạp Chính yếu tố tâm lý cũng như thể chất và nhân cách chưa hoàn thiện một cách đầy đủ này khiến cho trẻ em trong lứa tuổi này dễ khủng hoảng về tâm lý, dẫn đến những suy nghĩ và hành động sai lệch.

Qua tiểu phẩm này, em muốn nói lên những thực trạng và sức ảnh hưởng của bạo lực học đường đã và đang gây ra nhiều nỗi đau, mất mát cho nhiều bạn trẻ Nó không chỉ ảnh hưởng đến mặt thể chất mà còn là nỗi đau không thể khắc phục được Qua đó, nhà trường, quý vị phụ huynh cần lắng nghe, quan tâm đến con cái mình nhiều hơn Đối với mỗi bạn trẻ thì chúng ta cần phải trau dồi bản thân để trở thành những người công dân tốt, xứng đáng với những kỳ vọng của xã hội.

M ỤC ĐÍCH, MỤ C TIÊU NGHIÊN C ỨU

1.3.1 Mục đích chung khi nghiên cứu:

Mục đích: Hiện nay, bạo lực học đường là một căn bệnh xã hội, có sức ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh, phụ huynh, thầy cô, nhà trường và cộng đồng Em thực hiện đề tài này này với tinh thần và mục tiêu hướng đến năm 2021 không còn bạo lực học đường, trả lại cho cánh cổng trường sự bình yên, trả lại cho nạn nhân bạo lực học đường sự tự tin, nụ cười vui vẻ khi đến trường.

1.3.2 Các mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

1.3.2.1 Phát triển bối cảnh kịch, đưa đến thông điệp

1.3.2.2 Cung cấp những thông tin, kiến thức cơ bản về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và giải pháp phòng chống BLHĐ

1.3.2.3 Kết hợp các động tác chiến lược, nhập môn quyền và nghệ thuật sân khấu truyền tải thông điệp phòng chống bạo lực học đường.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

SỰ VẬN DỤNG CỦA VÕ THUẬT VÀO TRONG NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN

Võ kịch bao gồm: kịch bản, diễn xuất và võ Bởi những bài biểu diễn của đội ngày càng hấp dẫn hơn cả về phần võ (tính chuyên môn) và tính tuyên truyền

Kịch võ giúp phát triển võ thuật bằng cách chuyển tải võ thuật thông qua kịch, đồng thời thu hút nhiều khán giả hơn Việc giữ gìn truyền thống là quan trọng, song cũng cần cải tiến để phù hợp với sở thích của giới trẻ Đặc biệt, trong giáo dục, kịch võ nên được khuyến khích để rèn luyện sự bền bỉ, lòng tự hào và cung cấp hình thức giải trí lành mạnh.

Khái niệm: Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp vì có sự tham gia của nhiều ngành thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: kịch bản (lĩnh vực văn học), đạo diễn, diễn viên, họa sĩ… (thuộc lĩnh vực sân khấu) Đặc điểm: gồm các mâu thuẫn xung đột kịch

Xung đột bên ngoài: giữa nhân vật này với nhân vật khác, nhân vật với gia đình dòng họ…

Xung đột bên trong: nội tâm, tâm trạng, cảm xúc của nhân vật

Hành động kịch: đó là sự tổ chức cốt truyện nhân vật, tình tiết, diễn cố theo một diễn biến chặt chẽ, nhất quán Hành động kịch do các nhân vật kịch thực hiện, trong quá trình đó nhân vật bộc lộ đặc điểm, tính cách của mình

Ngôn ngữ kịch: có 3 loại (đối thoại, độc thoại và bàng thoại)

Ngôn ngữ kịch khắc họa đặc điểm ngoại hình và tính cách nhân vật

Ngôn ngữ kịch mang tính hành động, gần gũi với đời sống, ít nhiều mang tính khẩu ngữ

Phát triển theo xung đột kịch, qua các giai đoạn: mở đầu, thắt nút, phát triển, cao trào, giải quyết (cởi nút)

Thời gian và không gian kịch

Mỗi vở kịch thường được cấu thành bởi nhiều màn, mỗi màn lại bao gồm nhiều cảnh Về mặt nội dung, kịch được chia làm ba loại dựa theo bản chất của xung đột kịch:

Bi kịch: nỗi xót xa, thương cảm, …

Hài kịch: tình huống khôi hài, đối lập,

Chính kịch: đề tài cuộc sống

Căn cứ vào ngôn ngữ trình diễn:

Kịch thơ, kịch nói, ca kịch (tuồng, chèo, cải lương), kịch câm, nhạc kịch, võ kịch, kịch rối Căn cứ vào tính truyền thống hay hiện đại:

Kịch dân gian (chèo, tuồng, cải lương…)

Kịch cổ điển (trước thế kỷ XX)

Kịch hiện đại (từ thế kỷ XX)

THỰC TRẠNG BLHĐ, VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG

2.2.1 Tình trạng bạo lực học đường hiện nay:

Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về tỷ lệ bạo lực học đường hiện nay Những vụ bạo lực học đường không chỉ gia tăng về số lượng và còn tăng về mức độ nguy hiểm

Những xô xát dù chỉ là nhỏ nhưng lại trở thành nghiêm trọng Tình trạng bạo lực học đường không chỉ xuất hiện ở một cá nhân, một trường hợp mà giờ đã lan rộng ra nhiều trường và ở nhiều vùng khác nhau từ thành thị tới nông thôn

Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong một năm học, có khoảng 1600 vụ bạo lực học đường xảy ra cả trong và ngoài trường học Cụ thể, cứ khoảng 5200 học sinh thì có 1 vụ đánh nhau và 11000 học sinh thì có 1 em phải nghỉ học vì bị đánh.

2.2.2 Nguyên nhân bạo lực học đường:

Nguyên nhân từ chính bản thân học sinh: Đây là nguyên nhân đầu tiên dẫn tới tình trạng bạo lực học đường là do sự chuyển biến tâm của ở bản thân học sinh, giai đoạn này hình thành nhân cách ở trẻ cùng với tâm lý không được ổn định

Nguyên nhân từ phía nhà trường:

Nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường cũng có thể do việc giáo dục của nhà trường Việc nhà trường đặt nặng vấn đề kiến thức văn hóa nhưng lại lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người

Nguyên nhân từ phía gia đình:

Việc giáo dục từ gia đình cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạo lực học đường hiện nay Bậc cha mẹ thường xuyên nặng lời quát tháo con cái cũng làm ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ

2.2.3 Giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực học đường: Đối với học sinh, sinh viên cần phải có ý thức rèn luyện, nâng cao ý thức về hành động của mình cũng như những hậu quả về sau của những hành vi bạo lực học đường Đối với những học sinh cá biệt thì cần phải có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường giúp em theo các phong trào của lớp và của nhà trường tránh sự phân biệt đối xử. Đối với nhà trường cần phải chủ động trong việc trao đổi thông tin với gia đình để nắm bắt được tình hình của học sinh Cùng với đó đội ngũ giáo viên cũng cần phải chủ động biết rõ tình hình để đưa ra phương pháp giải quyết hợp lý nhất

Qua ti u ph m này, em ể ẩ muốn nói lên nh ng th c tr ng và sữ ự ạ ức ảnh hưởng c a b o lủ ạ ực học đường đã và xảy ra Việc tham gia vào các tổ chức tuyên truy n nâng cao nh n thề ậ ức trong quá trình thực hiện, tổ chức các câu l c b sinh ho t theo t ng loạ ộ ạ ừ ại hình, điển hình là câu l c b Vovinam, v a rèn luy n s c kh e th l c nâng cao s c kh e, v a rèn luy n ạ ộ ừ ệ ứ ỏ ể ự ứ ỏ ừ ệ võ đạo nâng cao nhận thức Đối với mỗi bạn trẻ thì chúng ta cần phải trau dồi bản thân để tr thànhở những người công dân tốt, xứng đáng với những k v ng cỳ ọ ủa xã hội.

3.2 NHỮNG THÔNG TIN, KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ THỰC TRẠNG, NGUYÊN

NHÂN, HẬU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG BLHĐ:

3.2.1 Tường thuật hoạt động, phương pháp nghiên cứu:

Thu thập thông tin trên mạng, tạp chí, sách báo về đề tài phòng chống “Bạo lực học đường”, tìm hiểu về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp

3.2.2 Nội dung nghiên cứu về thực trạng, nguyên nhân, giải pháp của “Bạo lực học đường”:

Tình trạng bạo lực học đường đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau Bạo lực học đường không chỉ sảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên Theo số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD ĐT) đưa ra gần - đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày) Cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Công An mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội Trước kia: tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất Bây giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%) Những số liệu đó thực sự trở thành hồi chuông cảnh báo cho các gia đình, nhà trường và xã hội, cần quan tâm và có biện pháp thích hợp để đẩy lùi vấn nạn này Do đó việc tuyên truyền về thực trạng đáng báo động của bạo lực học đường, là hết sức cần thiết và thiết thực

Theo tìm hiểu, nguyên nhân của bạo lực học đường trước hết xuất phát từ chính bản thân học sinh: Học sinh cấp THCS, THPT (từ 12 đến 17 tuổi) có sự chuyển biến về mặt tâm lý của bản thân, giai đoạn này hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lý không ổn định và với một cái tôi cá nhân quá cao (mà không biết sử dụng đúng cách), trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo, dẫn đến nhiều vụ đánh nhau tại trường học hay cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường

Nguyên nhân bạo lực học đường cũng có một phần do giáo dục từ phía nhà trường: Môn Giáo dục công dân còn nặng về lý thuyết, ít liên hệ với thực tiễn, chưa cuốn hút học sinh, chưa có nhiều hoạt động trải nghiệm giúp học sinh nhận thức được các bài học của lòng nhân ái, bao dung, sự tôn trọng và trách nhiệm của bản thân với những người xung quanh

Từ góc độ gia đình, phụ huynh ít quan tâm tới con cái, hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình lên chính con cái của mình, những vụ bạo hành gia đình như vậy cũng không phải là chuyện hiếm gặp Học sinh trong độ tuổi 12 17 tuổi là giai - đoạn học sinh hình thành nhân cách, chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội có thể gây nên tổn thương không thể chữa lành, hình thành những nhân cách không đúng về giá trị sống dẫn đến những vụ bạo lực học đường Đối với xã hội, hiện nay học sinh tiếp xúc dễ dàng với những hành vi bạo lực trên internet, phim ảnh và trò chơi điện tử mang tính bạo lực

Nhiều kết quả của các nghiên cứu về BLHĐ chỉ ra rằng tất cả các hành vi bạo lực học đường đều để lại những hậu quả nhất định đối với học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội Ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý: Nghiên cứu dưới góc độ tâm lý thấy rằng, bạo lực học đường ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ của các học sinh là nạn nhân Nhìn chung, tâm lý sợ hãi, lo âu, bất an, uất ức và bị ám ảnh là những trạng thái phổ biến mà hầu hết các em học sinh bị bạo lực đã phải trải qua Các em học sinh là nạn nhân thường có những biểu hiện rối nhiễu hành vi, mất tự tin, lo sợ khi đến trường dẫn đến lầm lì, ít nói, luôn ở trong trạng thái lo lắng, ngại tiếp xúc với mọi người… dẫn đến sức học giảm sút, ngại đến trường, thậm chí phát sinh các vấn đề về thần kinh Ảnh hưởng tiêu cực đến học tập: Các em học sinh là nạn nhân của bạo lực thường có xu hướng không thể tập trung học, thậm chí các em còn không dám đến lớp, dẫn đến việc học hành chểnh mảng, kết quả học tập sút kém, phải thi lại, lưu ban

Hình 7 3.2.2.4 Giải pháp: Để hạn chế tình trạng bạo lực học đường, cần có những giải pháp thiết thực, hợp lý và thực hiện một cách nghiêm ngặt

Về phía học sinh, cần có ý thức rèn luyện và tìm hiểu, nâng cao ý thức về hành động cũng như hậu quả của những hành động bạo lực đó Trong lớp, cần tổ chức những nhóm bạn cùng tiến để nâng cao nhận thức và tăng cường sự trao đổi, tự khắc phục lẫn nhau trong học tập Đối với một số học sinh cá biệt, cần có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để uốn nắn, điều hướng các em vào phong trào của lớp, tránh sự phân biệt đối xử

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

K T H Ế ỢP CÁC ĐỘ NG TÁC CHI ẾN LƯỢ C, NH P MÔN QUY N VÀ Ậ Ề NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU TRUY N TỀ ẢI THÔNG ĐIỆP BLHĐ

Nhà trường cũng cần chú trọng trong việc giảng dạy một số môn học như kỹ năng sống, giáo dục công dân, trang bị kiến thức đúng đắn cho học sinh về hành động đẹp, tăng cường tinh thần trách nhiệm cũng như ý thức đấu tranh đẩy lùi bạo lực học đường Đặc biệt, trong xử lý các vụ việc bạo lực học đường cần có cái nhìn bao dung với sai phạm trong lứa tuổi học trò để có phương án xử lý thích hợp, mang tính răn đe và phòng ngừa chung, nhưng cũng luôn tạo cơ hội để các em vi phạm hiểu và sửa đổi Đối với gia đình, phụ huynh cần thay đổi quan điểm giáo dục con cái Lâu nay chúng ta chỉ chú trọng đến kết quả học hành của con cái mà xem nhẹ việc con em mình nghĩ gì, cần gì, xử sự như thế nào với bạn bè; cha mẹ hãy là những người bạn đồng hành cùng con cái, tránh tạo vỏ bọc cứng nhắc vì sẽ tạo tâm lý ỷ lại, dựa dẫm và hưởng thụ

Mỗi cá nhân trong xã hội quan điểm nhận thức, hành động đúng đắn cùng nhau chung tay để đẩy lùi vấn nạn "Bạo lực học đường", cho con trẻ một môi trường giáo dục lành mạnh và phát triển

Ý thức về nguyên nhân và hệ quả của bạo lực học đường là điều thiết yếu Mỗi cá nhân phải có trách nhiệm ngăn chặn và đẩy lùi hiện tượng tiêu cực này, góp phần tạo nên môi trường học đường an toàn, không bạo lực.

3.3 KẾT HỢP CÁC ĐỘNG TÁC CHIẾN LƯỢC, NHẬP MÔN QUYỀN VÀ NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU TRUYỀN TẢI THÔNG ĐIỆP BLHĐ:

3.3.1 Tường thuật hoạt động nghiên cứu:

Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn như mạng xã hội, tạp chí, sách báo, các võ sư của Vovinam, Bài võ này sử dụng các thế đòn từ chiến lược 1-10 của VOV124, kết hợp với các đòn thế cơ bản và các đòn tự vệ tìm hiểu từ các nguồn trên internet.

Kết hợp trang phục và đạo c : Võ ph c và áo quụ ụ ần đi học.

3.3.2 Tri n khai c ể ụthể các động tác, kĩ thuật:

3.3.2.1 Kết hợp các chiến lược 1-10 c a VOV124 ủ vào biểu di n: ễ

Chiến lược 1: Chém tay trái lối số 1 vào thái dương, vùng mặt hoặc vùng cổ đối phương Sau đó, hạ thấp người xuống, vẫn giữ đinh tấn trái thấp, thu tay trái về đồng thời đấm thấp tay phải vào vùng bụng hoặc chấn thủy của đối phương Cuối cùng, thu tay phải vừa đấm về, bước chân phải về trước đồng thời đánh chỏ số 1 vào thái dương hoặc vùng mặt đối phương để kết thúc

Chiến lược 2: Lướt chân trái về phía đối phương, giữ đinh tấn trái (dài), tay trái tung cú đấm thẳng trực tiếp vào vùng mắt của đối phương Khi cú đấm tay trái chạm trúng vào vùng mắt đối phương thì thu tay phải về phía lỗ tai trái Kết hợp với chân phải tung ra đòn chém quét bằng cách chém lối số 1 tay phải vào thái dương, mặt hoặc cổ đối phương; phân phải quét vào vùng gót hoặc móc cổ chân trái đối phương

Chiến lược 3: Bước (hoặc lướt nhanh) chân phải về phía trước 1 bước đồng thời tung đòn đấm móc ngang tay phải Sau khi đấm móc ngang tay phải, hai tay vẫn giữ nấm đấm và thu về ngang hông trái theo tư thế tay trái ngửa – tay phải úp Lướt tiếp chân phải về phía đối phương, sử dụng lực hông chuyển từ trái sang phải, đồng thời hai tay đồng loạt tung ra đòn đấm phạt ngang (còn gọi là song búa) vào vị trí thái dương và vùng hông – sườn của đối phương Cuối cùng, mở trụ chân phải, tay trái thu về phía lỗ tai phải để chuẩn bị tung ra đòn chém quét tay trái – chân trái Tay trái chém lối số 1 vào thái dương (hoặc vùng mặt, cổ) kết hợp chân trái quét tảo địa cước vào đối phương

Chiến lược 4: Tung đòn đạp thấp chân trái vào vùng gối đối phương, đồng thời tung đòn đấm thẳng tay trái vào vùng mặt đối phương Tiếp tục tiến (hoặc lướt) về phía đối phương và tung ra tiếp đòn đạp ngang chân trái vào vùng bụng (hoặc vùng hông) đối phương, đồng thời tung ra đòn đấm thẳng tay trái vào vùng mặt để cản nhịp phản đòn hoặc tấn công đối phương Hạ chân trái xuống đất, mở trụ và xoay người đạp ngang chân phải vào vùng mặt hoặc ngực đối phương

Chiến lược số 5: Tung đòn đá thẳng chân phải vào vùng bụng của đối phương, tay trái che vùng má phải, tay phải che hạ bộ Sau đó hạ chân phải xuống, tạo thế đinh tấn phải đồng thời tung ra đòn đấm thẳng tay phải vào vùng mặt của đối phương Thu nhanh tay phải về và tiếp tục tung ra đòn đấm bật tay phải vào vùng mặt của đối phương để kết thúc

Chiến lược số 6: Tư thế thủ đinh tấn trái, lướt chân trái về phía đối phương, đồng thời tung ra đòn chém cạnh tay trái lối số 2 vào vùng thái dương, cổ hoặc vùng mặt đối phương Tiếp đến, rút nhanh tay trái về và tung ra đòn chém cạnh tay phải lối số 2 vào vùng thái dương, cổ hoặc vùng mặt đối phương Sau khi tung đòn chém cạnh tay phải lối số 2, chuyển sang thế trung bình tấn – hạ thấp, tung đòn đấm thấp tay trái vào vùng bụng hoặc chấn thủy đối phương Cuối cùng mở trụ chân trái, xoay hông và tung đòn đạp ngang chân phải vào mặt, ngực hoặc bụng đối phương để kết thúc

Chiến lược số 7: Lướt chân trái về phía đối phương, hai tay song song (tay trái úp, tay phải mở) chuyển vòng cung từ trái qua phải và tung ra đòn song chém cạnh tay vào vị trí thái dương (tay trái) và vùng hông (tay phải) của đối phương Tiếp theo, bước chân phải gài vào nhượng chân trái đối phương, chuyển sang trung bình tấn Cùng một lúc tay phải tung ra đòn chỏ số 6 – tay trái tung ra đòn chém cạnh tay lối số 4 theo hướng từ trái sang phải vào vùng bụng và hông của đối phương để kết thúc

Chiến lược 8: Quét chân phải vào chân đối thủ rồi đạp ngang vào người Hạ chân phải, đá tạt chân trái vào hông hoặc đầu để kết thúc Chiến lược 9: Đá tạt chân trái vào mặt hoặc hông đối thủ Hạ chân trái, đá tạt chân phải vào cùng vị trí Sau đó, hạ chân phải, xoay người, chuyển sang tư thế trảo mã tấn và đạp hậu chân trái vào đầu, cổ, ngực hoặc bụng đối thủ để kết liễu.

Bước 1: lướt chân trái về trước và tung ra đòn đấm thẳng tay trái vào mặt đối phương Bước 2: bước chân phải lên tạo thế trảo mã tấn trái, tay phải tung ra đòn đấm lao vào thái dương đối phương

Bước 3: bước chân trái lên tạo thế trảo mã tấn phải, tay trái tung ra đòn đấm múc vào bụng đối phương

Bước 4: bước chân phải lên tạo thế trảo mã tấn trái, tay phải tung ra đòn đấm móc vào vùng mặt hoặc thái dương của đối phương

Bước 5: bước dài chân phải về trước tạo thế đinh tấn phải, tay phải thu về và tung ra đòn đấm bật vào vùng mặt đối phương

Bước 6: rút chân trái, xoay vòng ngược chiều kim đồng hồ, mượn lực hông tung ra đòn chỏ tay trái lối số 2 vào vùng đầu đối phương để kết thúc

Hình 10 3.3.2.2 Kết hợp nhập môn quyền vào biểu diễn:

Bộ đấm: Đấm thẳng: Đứng ở tư thế thủ – Đấm thẳng theo hướng chéo từ hông đến cằm, vặn tréo úp nắm đấm khi đến mục tiêu Đấm móc: Đấm ở tư thế thủ – Đấm vòng từ ngoài vào trong đến cằm tạo thành góc 90 độ, lưng bàn tay hướng lên trên Đấm múc: Đứng ở tư thế thủ – Đấm thốc từ dưới lên vào bụng đến cằm, lưng bàn tay hướng trước Đấm lao: Đứng ở tư thế thủ – vương người tới trước, đấm lưng nắm đấm vào mục tiêu, cánh tay thẳng Đấm thấp: Đứng ở tư thế thủ – Hơi chùng thấp người, đấm thẳng vào bụng. Đấm bật ngược: Đứng ở tư thế thủ – Đấm bật ngược lưng nắm đấm vào mục tiêu, từ trong đánh ra Đấm phạt ngang: Đứng ở tư thế thủ – Đấm bật cạnh tay (như chém cạnh tay số 1) theo hướng từ vai đối diện đánh ra trước

Ngày đăng: 08/05/2024, 12:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w