1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên về kinh tế học, kinh doanh và quản lý lần 9 năm 2023, Tập 2 - Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

701 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hội Thảo Nghiên Cứu Khoa Học Sinh Viên Về Kinh Tế Học, Kinh Doanh Và Quản Lý Lần 9 Năm 2023
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Học, Kinh Doanh Và Quản Lý
Thể loại hội thảo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 701
Dung lượng 12,92 MB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH 81 8 ẢNH HƯỞNG CỦA QUỐC GIA XUẤT XỨ ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẮM SẢN PHẨM MỸ PHẨM TRUNG QUỐC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG 9 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

HỘI THẢO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN VỀ KINH TẾ HỌC, KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

LẦN 9 - NĂM 2023

(2023 THE 9th SCIENTIFIC STUDENT CONFERENCE

ON ECONOMICS, BUSINESS AND MANAGEMENT)

“9th SSCEBM 2023”

(TẬP 2)

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG

Trang 3

6) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG TRÊN TIKTOK CỦA

7) CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH KHỞI NGHIỆP KINH DOANH ONLINE CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH 81 8) ẢNH HƯỞNG CỦA QUỐC GIA XUẤT XỨ ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẮM SẢN PHẨM

MỸ PHẨM TRUNG QUỐC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG

9) NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ MOMO KHI MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

108 10) CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KỸ NĂNG QUẢN LÝ CHI TIÊU CÁ NHÂN CỦA

11) CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRÊN

12) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 145 13) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA MỸ PHẨM THUẦN CHAY COCOON CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 160 14) CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG TRÊN TIKTOK SHOP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH 178 15) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CỦA

16) CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN SẢN PHẨM PHÊ LA ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

17) ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỀN THÔNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI ĐẾN Ý ĐỊNH MUA SẮM SẢN PHẨM XANH CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 212 18) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH

KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 228

Trang 4

19) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN HỌC TẬP TIẾNG ANH BÁN PHẦN CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ

289 23) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHI XEM QUẢNG CÁO BẰNG VIDEO

24) CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẮM TRỰC TUYẾN QUA ỨNG DỤNG TIKTOK CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ

25) CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP VIỆT NAM

26) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẮM XANH CỦA NGƯỜI

27) CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHI SỬ DỤNG CÁC ỨNG DỤNG DỊCH

VỤ NGÂN HÀNG TRỰC TUYẾN TRÊN THIẾT BỊ THÔNG MINH 352 28) CHUYỂN ĐỔI SỐ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN

29) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ E-BANKING CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - MB BANK ĐỐI VỚI SINH

30) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA SẮM TRỰC TUYẾN CỦA

31) TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHAT GPT ĐẾN HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA

32) NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 419 33) ẢNH HƯỞNG CỦA KOLs ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG TRÊN NỀN TẢNG TIKTOK SHOP CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 432 34) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM NGẪU HỨNG TRÊN LIVESTREAM TIKTOK CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG

35) TIỀN KỸ THUẬT SỐ - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 463

Trang 5

36) CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN NƠI LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG

37) NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ THẤT NGHIỆP

38) CHÍNH SÁCH TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TẬP

39) CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở

40) CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN

41) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG ỨNG DỤNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH

42) CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM 555 43) SÁNG KIẾN VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG: CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ

44) MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG KHI SỬ DỤNG CÁC DỊCH VỤ ĐIỆN TỬ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ

587 45) TÁC ĐỘNG CỦA SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ CHAT GPT ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

603 46) TÁC ĐỘNG KOL/INFLUENCER ĐẾN Ý ĐỊNH MUA HÀNG TRỰC TUYẾN CỦA

47) PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ PHỤC VỤ CHO NỀN KINH TẾ

48) YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀN TIẾT KIỆM CỦA GEN Z TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 641 49) TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ “MUA NGAY TRẢ SAU” ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM

50) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA SẮM TRỰC TUYẾN TRÊN SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LAZADA CỦA SINH VIÊN THUỘC ĐỊA BÀN THÀNH

Trang 6

TRÁI PHIẾU XANH: XÂY DỰNG HÀNH TRÌNH TÀI CHÍNH

Từ khóa: Trái phiếu xanh, tăng trưởng bền vững, thị trường trái phiếu xanh

Abstract

Green bonds are currently becoming an important tool to mobilize capital for projects that protect the environment and promote sustainable growth in many countries, including Vietnam Developing green bonds not only helps mobilize capital for environmental projects, but also plays an important role in promoting sustainable growth and improving Vietnam's position in the international community This article focuses on reviewing and evaluating the difficulties and challenges in developing the green bond market in Vietnam From there, the article also proposes policy recommendations to enhance sustainable development of the green bond market in Vietnam, including building a legal framework, raising awareness, and creating favorable conditions for investors Businesses participate in this market and contribute

to building a sustainable finance, economy and society for the future

Keywords: Green bonds, sustainable growth, green bond market

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Tài chính bền vững và xu hướng trái phiếu xanh (Green Bonds) là một chủ đề đang thu hút sự quan tâm và theo dõi rộng rãi trong đời sống kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh tăng cường nhận thức về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường toàn cầu Xu hướng phát trên triển toàn cầu đang dần hướng đến việc hạn chế và loại bỏ các tác động xấu đến môi trường sống và khí hậu toàn cầu, nhằm tạo dựng nên một xã hội phát triển bền vững và hướng đến tương lai xanh Việt Nam là một trong những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề do biến đổi khí hậu, và để ứng phó với những thách thức này, Chính phủ Việt Nam đã cam kết thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, trong đó có việc phát hành trái phiếu xanh

Trang 7

Năm 2018, trái phiếu xanh được ra đời và sau 14 năm phát triển, đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc kết nối các dự án xanh với thị trường vốn và thu hút các nhà đầu tư để giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu và các vấn đề liên quan đến môi trường Với sự tăng trưởng đáng kể, năm 2019 đã có 254 tỷ USD trái phiếu xanh được phát hành, năm 2020 tăng lên hơn 312 tỷ USD, và chỉ từ tháng 1 đến tháng 3 năm

2021, đã huy động được 107 tỷ USD bằng trái phiếu xanh Dự báo của CBI cho biết, đến năm 2025, thị trường trái phiếu xanh có thể vượt qua mốc 1.000 tỷ USD Điều này cho thấy trái phiếu xanh đang ngày càng trở nên quan trọng và hấp dẫn trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế "xanh" và bền vững

Hiện nay, sự phát triển của trái phiếu xanh ở Việt Nam vẫn còn đang ở giai đoạn đầu phát triển Cho đến tháng 10/2022, Việt Nam chỉ phát hành được 5 đợt trái phiếu xanh với tổng giá trị là 200 triệu USD Từ đó, nghiên cứu về trái phiếu xanh là quan trọng bởi nó đóng góp vào việc hiểu rõ cách Việt Nam đang tiến hành các biện pháp tài chính để đảm bảo việc xây dựng hành trình tài chính bền vững trong phát triển kinh tế

và bảo vệ môi trường Ngoài ra, chúng ta có thể tận dụng trái phiếu xanh để thúc đẩy sự phát triển bền vững và giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu, từ đó đảm bảo một tương lai xanh cho Việt Nam và toàn cầu

2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRÁI PHIẾU XANH, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2.1 Trái phiếu xanh

2.1.1 Định nghĩa và mục tiêu của trái phiếu xanh

Trái phiếu xanh (TPX) được phát hành bởi Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Phát triển Châu Âu hướng tới môi trường (Nhà đầu tư Geenleaf, 2016) Đối với Ngân hàng Thế giới, TPX là “một chứng khoán nợ được phát hành để huy động vốn đặc biệt nhằm

hỗ trợ các dự án liên quan đến khí hậu hoặc môi trường” Một thị trường TPX chuyên

đề được hình thành để tạo liên kết giữa các dự án kinh tế xanh và nhu cầu từ các nhà đầu tư muốn đầu tư vào các loại tài sản có tác động tích cực đến môi trường Theo Nguyên tắc TPX do Hiệp hội Thị trường Vốn Quốc tế (ICMA) xác định, TPX cũng phải tuân thủ bốn thành phần cốt lõi sau: (1) Sử dụng nguồn vốn thu được từ phát hành TPX: Nguồn vốn thu được từ TPX phải được sử dụng vào các dự án có liên quan đến khí hậu hoặc môi trường; (2) Quy trình đánh giá và lựa chọn dự án: Các dự án được lựa chọn phải đáp ứng tiêu chí về tác động tích cực đến môi trường và phải được đánh giá kỹ càng; (3) Chính sách quản lý nguồn vốn thu được từ phát hành TPX: Cần có sự minh bạch và chính xác trong việc quản lý và sử dụng số tiền thu được từ TPX để đảm bảo các dự án đạt được mục tiêu về môi trường; (4) Chế độ Báo cáo: Các thông tin liên quan đến tiến độ và tác động của các dự án được thực hiện phải được báo cáo công khai và định kỳ

Bên cạnh đó, định nghĩa của Chính phủ về TPX là “Trái phiếu xanh là trái phiếu

do Chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp phát hành theo quy định của pháp luật về trái phiếu để huy động vốn cho hoạt động bảo vệ môi trường, dự án đầu tư mang lại lợi ích về môi trường” Năm 2015, theo các Nguyên tắc Phát hành và Sử dụng Trái phiếu Xanh (Green Bond Principles - GBP) của Bộ, TPX được định nghĩa là bất kỳ loại

Trang 8

trái phiếu nào mà nguồn vốn thu được từ việc phát hành trái phiếu này được sử dụng để tài trợ hoặc tái tài trợ một phần hoặc toàn bộ cho Dự án Xanh, bao gồm các dự án như cung cấp nước sạch và phát triển năng lượng sạch, miễn là chúng tuân thủ 4 nguyên tắc

Tuy nhiên, TPX có các đặc điểm khác biệt so với trái phiếu thông thường, xét trên 5 khía cạnh chủ yếu như sau:

Thứ nhất, Mục tiêu môi trường: TPX được sử dụng để hỗ trợ và tài trợ các dự án

có tác động tích cực đối với môi trường, nhằm đảm bảo sự bền vững và bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên Người đầu tư vào TPX có xu hướng quan tâm đến các vấn đề môi trường và hỗ trợ những dự án có tác động tích cực đối với môi trường

Thứ hai, Xác định mục tiêu sử dụng vốn: TPX thường đi kèm với một mục tiêu

cụ thể về việc sử dụng số tiền huy động Điều này đảm bảo rõ ràng về việc vốn được sử dụng vào các dự án môi trường và giúp tăng cường tính minh bạch trong quá trình sử dụng vốn

Thứ ba, Đánh giá dự án môi trường: Trước khi huy động vốn, TPX thường yêu

cầu một quy trình đánh giá dự án môi trường để xác định mức độ tác động tích cực của

dự án Điều này giúp bảo đảm rằng các dự án được tài trợ thỏa mãn các chuẩn mực môi trường và bền vững

Thứ tư, Báo cáo và theo dõi tiến độ: Nhà phát hành TPX thường phải báo cáo và

theo dõi tiến độ của các dự án môi trường được tài trợ Điều này giúp đảm bảo tính minh bạch, trách nhiệm trong việc sử dụng vốn và đảm bảo rằng các dự án đạt được các kết quả dự kiến

Thứ năm, Thúc đẩy sự phát triển bền vững: TPX góp phần thúc đẩy sự phát triển

bền vững và chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo, hạn chế khí thải và giảm tác động tiêu cực đối với môi trường

2.1.3 Lợi ích của trái phiếu xanh đối với các bên liên quan (doanh nghiệp, nhà đầu tư, cộng đồng)

Sự mở rộng của thị trường trái phiếu đang cung cấp một loạt các cơ hội gia tăng

để ủng hộ việc thực thi các Mục tiêu Phát triển Bền vững SGDs (Sustainable Development Goals), cam kết Quốc gia xác định về biến đổi khí hậu (NDCs - Nationally Determined Contributions) và các dự án tăng trưởng bền vững khác TPX ngày càng trở thành một cơ chế tài chính phát triển quan trọng, đặc biệt trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng sạch và bền vững, một lĩnh vực đòi hỏi sự đầu tư quy mô lớn Bên cạnh đó, có những lợi ích của TPX đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư và cộng đồng:

Trang 9

Thứ nhất, đối với doanh nghiệp: Triển khai việc phát hành TPX trên thị trường

chứng khoán có khả năng mang lại sự đa dạng hóa cho cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp, đặc biệt là thu hút sự quan tâm từ phía những nhà đầu tư tập trung vào các khía cạnh liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp khi họ tiến hành đánh giá chiến lược đầu tư của mình

Thứ hai, đối với Nhà Đầu tư (NĐT): TPX sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc

tối ưu hóa danh mục đầu tư, mang lại sự đa dạng hóa cần thiết và giúp phân tán rủi ro hiệu quả, đồng thời cung cấp nguồn lợi nhuận một cách phù hợp Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đang tập trung vào việc xây dựng theo hướng phát triển bền vững

và thúc đẩy quá trình xanh hóa kinh tế, thị trường TPX được dự báo sẽ tiếp tục trưởng thành, không chỉ về quy mô mà còn về chất lượng Do đó, loại tài sản này sẽ tiếp tục được đánh giá cao với tính ổn định và khả năng thanh khoản tốt, đặc biệt phù hợp với những kế hoạch đầu tư dài hạn

Hình 1 Sự nhận thức của các nhà đầu tư về trái phiếu xanh

Nguồn: Minh Châu và cộng sự (2020)

Hình 1 cho thấy có đến 37,5% NĐT chưa có kiến thức về TPX 14% NĐT đã nghe về nó nhưng không thể hiện sự quan tâm lớn đối với loại tài sản này, trong khi chỉ

có 11% NĐT đã tiến hành nghiên cứu cơ bản về TPX Điều này cho thấy rằng, dù Chính phủ đã chú ý đến phát triển TPX, nhưng chúng vẫn chưa thực sự mạnh để trở thành một sản phẩm tài chính xanh nổi bật trên thị trường Nguyên nhân chính là do sự hiện diện của thông tin về TPX trên các phương tiện truyền thông vẫn còn hạn chế và TPX trên thị trường hiện chỉ được thử nghiệm ở một số chính quyền địa phương và chưa thu hút

sự quan tâm của các NĐT cá nhân

Thứ ba, đối với cộng đồng: TPX đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường

sự nhận thức của cộng đồng về các dự án đối phó với các thách thức môi trường như biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường Đồng thời, việc triển khai TPX cũng tạo cơ hội thu hút nguồn vốn đáng kể từ cộng đồng để hỗ trợ thực hiện các dự án có tác động tích cực đến môi trường, đồng thời thực hiện trách nhiệm xã hội và góp phần vào sự phát triển bền vững trong tương lai Mặt khác, TPX có thể coi là một kênh hấp dẫn và hiệu

Không nghe tới

Trang 10

quả để thu hút nguồn vốn mới, từ đó thúc đẩy các giải pháp thích nghi và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại nhiều cộng đồng và quốc gia trên khắp thế giới

2.2 Phát triển bền vững

2.2.1 Định nghĩa và mục tiêu của phát triển bền vững

Phát triển bền vững (PTBV) là một khái niệm áp dụng rộng rãi, bao gồm tất cả các khía cạnh được đề cập trước đó Theo định nghĩa của Ủy ban Brundtland (còn được gọi là WCED): “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai” Theo điều 4, Luật bảo vệ Môi trường năm 2014 của Việt Nam: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”

Trong tình hình hiện nay, các vấn đề mới mọc phát như việc suy giảm của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, việc suy thoái môi trường và đặc biệt là biến đổi khí hậu,

đã tạo ra những thách thức phức tạp hơn cho mục tiêu phát triển bền vững Các mục tiêu của PTBV được phát triển cân bằng giữa ba lĩnh vực trụ cột là kinh tế - xã hội - môi trường gồm 17 nhóm mục tiêu của phát triển bền vững (SDGs) trong báo cáo mục tiêu phát triển bền vững phiên bản đặc biệt 2023 là điểm mốc cho sự phát triển của các quốc gia, được trình bày trong bảng 1

Bảng 1: Các mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến môi trường

7 Năng lượng sạch và giá cả phải chăng

8 Việc làm bền vững và tăng trưởng kinh tế

9 Công nghiệp, đổi mới và cơ sở hạ tầng

Trang 11

Thêm vào đó, cần nhắc đến Bộ chỉ số Phát triển bền vững (Sustainable Development Indicators - SDIs), mà đã được Ban Thư ký Liên Hợp Quốc phát triển bởi

Vụ các vấn đề kinh tế và xã hội Trong khi Bộ chỉ số Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) hỗ trợ việc theo dõi quá trình thực hiện của các quốc gia trên thế giới theo 17 mục tiêu định ra trong khuôn khổ PTBV toàn cầu, thì Bộ chỉ số Phát triển bền vững (SDIs) được thiết kế để đánh giá quá trình tiến tới PTBV dựa trên đặc điểm cụ thể của từng quốc gia và từng vùng

2.3 Trái phiếu xanh và phát triển bền vững

Sự lan tỏa của tăng trưởng xanh và tăng trưởng bền vững hiện đang là xu hướng thịnh hành trên quy mô toàn cầu, với khả năng đảm bảo rằng tăng trưởng kinh tế có thể được đạt đối với việc bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện xã hội Để thực hiện thành công chiến lược PTBV, không thể thiếu sự hỗ trợ tài chính Trong ngữ cảnh này, TPX đã tỏ ra là một công cụ hiệu quả để huy động vốn cho các dự án hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường và cộng đồng, hai khía cạnh quan trọng của phát triển bền vững

Sự gia tăng của thị trường TPX đã tạo ra cơ hội để thu hút nguồn tài trợ cho việc thực hiện các mục tiêu PTBV và các dự án kinh tế xanh Hơn nữa, TPX có thể thúc đẩy quá trình quản lý hiệu quả hơn về môi trường và xã hội trong lĩnh vực tài chính

3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU XANH

Để đánh giá thực trạng phát triển thị trường thái phiếu xanh, bài viết đã sử dụng

phương pháp định tính, gồm các bước thu thập số liệu, phân tích dữ liệu và sau đó vẽ lại biểu đồ Dữ liệu được thu thập từ nguồn đáng tin cậy Climate Bonds Initiative (CBI - tổ chức chuyên về TPX) Sau khi phân tích kỹ lưỡng, những phát hiện chính được tóm tắt dưới dạng biểu đồ và đồ thị để trực quan hóa xu hướng tăng trưởng và dự báo tương lai cho thị trường trái phiếu xanh

3.1 Thực trạng phát triển thị trường trái phiếu xanh trên thế giới

3.1.1 Tổng giá trị trái phiếu xanh được phát hành trên toàn cầu

Theo dữ liệu từ Climate Bonds Initiative (CBI), giá trị TPX được phát hành trên

toàn thế giới đã liên tục gia tăng từ năm 2015 đến năm 2021 Đáng chú ý, tổng giá trị TPX phát hành đến cuối năm 2021 đã lần đầu tiên vượt qua mốc nửa tỷ đô, đạt 578,4 tỷ USD, tăng 89,1% so với năm 2020

Đơn vị: tỷ USD

Hình 2: Tổng giá trị TPX/năm được phát hành trên toàn thế giới 2015 – 2021

Nguồn: CBI (2023)

0 100 200 300 400 500 600 700

0 100 200 300 400 500 600 700

Giá trị TPX được phát hành Tốc độ tăng trưởng TPX

Trang 12

Hiện nay, TPX đã được phân phối ở hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới, bao gồm các thị trường quan trọng như Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp và Canada Các thị trường này đặc biệt tập trung vào các ngành công nghiệp và lĩnh vực có liên quan đến giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu, cải thiện giao thông và vận tải, phát triển năng lượng bền vững, tái chế, xây dựng bền vững, và quản lý hiệu quả nguồn nước và xử lý rác thải Giá trị TPX lớn nhất trên thế giới được 10 quốc gia phát hành tính đến ngày 28/04/2023 như sau:

Trong giai đoạn từ 2015 đến 2022, Khu vực Châu Âu đã phát hành TPX nhiều nhất với tổng giá trị đạt 191,3 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022

Đơn vị: tỷ USD

Hình 4: Giá trị TPX phát hành/năm theo khu vực giai đoạn 2015-2022

Nguồn: CBI (2023)

0 100

Canada Vương quốc Anh

Tây Ban Nha

Thụy Điển

Hà Lan Pháp Đức Trung

Quốc Mỹ quốc Các

gia khác

0 50 100

Khu vực Mỹ La tinh Khu vực Bắc Mỹ

Trang 13

Bên cạnh đó, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đã ghi nhận mức tăng trưởng bình quân hàng năm cao nhất, là 107% trong giai đoạn từ 2015 đến 2022

Đơn vị: tỷ USD

Hình 5: Tốc độ tăng trưởng giá trị TPX theo khu vực giai đoạn 2015-2022

Nguồn: CBI (2023)

3.1.2 Các loại dự án và ngành nghề được tài trợ bởi trái phiếu xanh trên toàn cầu

Trên toàn cầu, TPX đã được phát hành bởi một loạt các tổ chức, từ các ngân hàng đến các tập đoàn năng lượng và các công ty đầu tư Các loại dự án và ngành nghề được tài trợ bởi trái phiếu xanh trên toàn cầu như: năng lượng tái tạo, xây dựng hạ tầng xanh, vận chuyển thân thiện với môi trường, quản lý tài nguyên nước, giảm thiểu rác thải, và thúc đẩy sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp Trong đó, ba lĩnh vực chính là năng lượng tái tạo, xây dựng hạ tầng xanh, và vận chuyển thân thiện với môi trường vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất là 81% trong tổng giá trị TPX vào năm 2021

Khu vực Mỹ La tinh Khu vực Bắc Mỹ

0 100

2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Trang 14

3.1.3 Những tổ chức và công ty phát hành trái phiếu xanh trên toàn cầu

Vào nửa đầu năm 2022, đứng đầu phát hành TPX có trị giá cao nhất chiếm khoảng 11,8 tỷ USD là Liên minh châu Âu (EU - European Union) Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China) xếp thứ hai với 8,13 tỷ USD Trong khi đó, Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc là một trong 10 tổ chức phát hành TPX với số lượng thấp nhất với 3,68 tỷ USD

Đơn vị: tỷ USD

Hình 8: Các nhà phát hành TPX hàng đầu trên thế giới trong nửa đầu năm 2022

Nguồn: Thomson Reuters Eikon

3.2 Thực trạng phát triển thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đã đề ra một mục tiêu đầy tham vọng là đạt mức thu nhập cao vào năm 2045 Tuy nhiên, đặc biệt là các thành phố có các vùng đồng bằng ven sông

và địa hình thấp trũng, Việt Nam thuộc danh sách các quốc gia bị ảnh hưởng nhất trên

0 50 100

Ngân hàng phát triển Trung Quốc

Cơ quan kho bạc nhà nước Hà Lan Ngân hàng đầu tư Châu Âu (EIB)

Cộng hòa Pháp Cộng Hòa Liên Bang Đức Ngân hàng Trung Quốc Liên minh Châu Âu

Trang 15

thế giới trước biến đổi khí hậu Điều này có thể làm suy yếu tốc độ tăng trưởng và gây gián đoạn hoạt động kinh tế Các tính toán ban đầu cho thấy rằng vào năm 2020, Việt Nam đã mất khoảng 10 tỷ USD, tương đương 3,2% GDP, do tác động của biến đổi khí hậu Nếu không thực hiện các biện pháp thích ứng và giảm thiểu hiệu quả, dự báo cho thấy biến đổi khí hậu có thể gây mất mát từ 12% đến 14,5% GDP hàng năm vào năm

2050 và có thể dẫn đến tình trạng đói nghèo cực đoan cho hàng triệu người vào năm

2030 Báo cáo quốc gia về Khí hậu và Phát triển cho Việt Nam (CCDR) đề xuất các giải pháp và kế hoạch cho cả lĩnh vực công và tư nhân nhằm tăng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, mục tiêu đáp ứng cam kết giảm phát thải khí nhà kính ròng về mức

"0" vào năm 2050 và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời bảo đảm một "quá trình chuyển đổi công bằng" để hỗ trợ các hộ gia đình bị ảnh hưởng trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế thấp carbon và thích nghi với biến đổi khí hậu

Công cụ TPX hiện đang được triển khai và đem lại lợi ích trong việc huy động vốn cho các dự án xanh của các chính quyền địa phương Tuy nhiên, giá trị phát hành của TPX vẫn còn nhỏ và không đáng kể so với tổng quy mô thị trường trái phiếu Việt Nam (đạt 104,6 tỷ USD vào năm 2019 và 324,1 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2020) Đối với việc phát hành nợ xanh, tính đến tháng 10/2020, Việt Nam đã có tổng cộng 4 đợt phát hành nợ xanh với tổng giá trị khoảng 283,9 triệu USD (Sổ tay “Hướng dẫn TPX, trái phiếu xã hội và trái phiếu bền vững” của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, 2021)

Ngày 14/8/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số TTg phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Đây là một cơ sở pháp lý quan trọng đối với sự phát triển của thị trường TPX tại Việt Nam Theo Quyết định này, các cơ chế và chính sách liên quan đến phát triển thị trường TPX đều được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn TPX cho các dự án xanh

1191/QĐ-Trong thời gian gần đây, Chính phủ đã triển khai một loạt các chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển thị trường TPX Trong đó, Chiến lược quốc gia

về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 (tại Quyết định số TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ) Chiến lược này xác định rằng tăng trưởng xanh là phương pháp phát triển phù hợp với yêu cầu cần thiết cho việc đổi mới

1658/QĐ-mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế của Việt Nam trong tương lai đang được

kỳ vọng Tiếp đó, Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 –

2030 (tại Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/07/2022 của Thủ tướng Chính phủ) Việt Nam đã định hướng tới tài chính xanh và các sản phẩm tài chính xanh trên thị trường chứng khoán Việt Nam như một nguồn tài nguyên chính để thúc đẩy tăng trưởng xanh Đồng thời, trong vòng 10 năm tới, Việt Nam cũng cần quản lý và phát triển tài nguyên, bảo vệ môi trường quốc gia

Có thể thấy, bức tranh về thị trường TPX ở Việt nam còn sơ khai, chưa phát triển

về cả quy mô lãn loại hình Nền tảng cung, cầu TPX đều chưa chắc chắn, đặc biệt là hệ thống thông tin, quản lý, sự hiểu biết của nhà đầu tư về TPX còn nhiều hạn chế, mơ hồ

Trang 16

4 THÁCH THỨC CỦA TRÁI PHIẾU XANH TẠI VIỆT NAM

Mặc dù phát triển TPX sẽ đem lại nhiều lợi ích cho môi trường và xã hội, tuy nhiên ở Việt Nam việc thu hút nhà đầu tư vào TPX vẫn gặp một số thách thức sau:

- Chưa có pháp lý cụ thể, rõ ràng cho thị trường TPX

Việt Nam chưa áp dụng các chính sách ưu đãi để thúc đẩy thị trường TPX, hỗ trợ

tổ chức phát hành và thu hút các nhà đầu tư Lý do chính là khuôn khổ pháp lý liên quan đến TPX tại Việt Nam vẫn còn thiếu đầy đủ, không tạo cơ sở để ban hành các chính sách ưu đãi để phát triển thị trường này

Thị trường giao dịch trái phiếu tổng thể tại Việt Nam hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển mở đầu Sự phụ thuộc lớn vào nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp là một trong những đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam, dẫn đến thị trường công cụ nợ chiếm một thị phần nhỏ trong tổng cung ứng vốn cho nền kinh tế, chiếm khoảng 14% vào năm 2018 Thanh khoản của trái phiếu sau khi phát hành còn hạn chế, đặc biệt trong thị trường trái phiếu phụ thuộc chưa phát triển Sự thiếu hụt phát triển trong thị trường công cụ nợ cũng tạo ra hạn chế cho khả năng cung cấp thanh khoản cho các loại trái phiếu mới như TPX

- Chưa có sự tham gia mạnh từ các tổ chức trung gian

Ngoài ra, thị trường trái phiếu hiện vẫn thiếu sự tham gia của các tổ chức trung gian như tổ chức đánh giá độc lập và tổ chức định mức tín nhiệm Nhận thức về đầu tư

có trách nhiệm của các nhà đầu tư, cũng như của tổ chức phát hành, vẫn còn hạn chế

Đa số nhà đầu tư trong nước chưa đầy đủ nhận thức về đầu tư có trách nhiệm, dẫn đến nhu cầu đầu tư TPX còn thấp và chủ yếu là của các nhà đầu tư và tổ chức nước ngoài (

Đỗ Thị Thu Thủy, Trịnh Mai Vân, 2021)

- Không đủ sự quan tâm từ các nhà đầu tư

Mặc dù trong thời gian qua, Chính phủ đã có chiến lược truyền thông, quảng bá rộng rãi TPX và có định hướng phát triển nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm nhiều

từ các nhà đầu tư Tâm lý, ý thức và thói quen của các nhà đầu tư vẫn tập trung vào các

dự án truyền thống với mục đích tối đa hóa lợi nhuận nhanh, chưa quan tâm đến các vấn

đề về môi trường (Vu Nu Nhu Quynh, 2021)

- Chi phí phát hành cao

Hiện nay, chi phí phát hành TPX tại Việt Nam có thể cao hơn so với trái phiếu thông thường do yêu cầu nghiêm ngặt về tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn của việc phát hành TPX của các công ty Điều này có thể làm cho việc tìm hiểu và thực hiện quá trình phát hành TPX trở nên phức tạp và đầy thách thức đối với các doanh nghiệp, góp phần tạo ra sự e ngại trong việc tham gia vào thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam

Trang 17

5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Bài viết đã trình bày chi tiết về TPX và phát triển bền vững, cũng như thực trạng phát triển thị trường TPX ở thế giới và Việt Nam Sự lan tỏa của tăng trưởng xanh và PTBV đang trở thành xu hướng toàn cầu, và TPX đã nổi lên như một công cụ hữu ích

để huy động vốn cho các dự án xanh Dựa trên nghiên cứu định tính tập trung vào dữ liệu thu thập cho thấy TPX đang trải qua một xu hướng tăng trưởng đáng kể Điều này

tỏ ra rất triển vọng khi dự báo về tương lai của TPX Ngoài ra, sự phân phối của TPX trên các thị trường quốc gia cũng được xác định và cho thấy cái nhìn rõ hơn về các loại

dự án và ngành nghề nào đang được hỗ trợ bởi TPX Bên cạnh đó, việc phát triển thị trường TPX cũng gắn liền với nỗ lực của Việt Nam trong việc đối phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững Tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức và hạn chế trong quá trình phát triển thị trường TPX tại Việt Nam Quy mô và hệ thống pháp lý vẫn còn hạn chế, sự hiểu biết của nhà đầu tư về TPX cũng còn nhiều hạn chế, và việc phát hành TPX đôi khi thiếu sự kiểm định đúng mức Như vậy, để đảm bảo tăng trưởng bền vững và sự phát triển của thị trường TPX tại Việt Nam, cần thiết phải hoàn thiện cơ chế quản lý và pháp lý, tăng cường nhận thức về môi trường, đưa ra các chính sách ưu đãi, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, và đảm bảo sự tham gia quan trọng của Chính phủ Những biện pháp này sẽ không chỉ thúc đẩy tăng trưởng xanh mà còn giúp Việt Nam đối phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và đảm bảo một tương lai bền vững cho cả môi trường và nền kinh tế

Tài liệu tham khảo:

 Caldecott, B (2017) Introduction to special issue: stranded assets and the

 The World Bank (2022) Country Climate and Development Report for

Trang 18

 WCED (1987) Our common future New York: Oxford University Press

 Bộ nguyên tắc phát hành và sử dụng nguồn thu từ trái phiếu xanh (2018) Về việc hướng dẫn áp dụng tự nguyện các Nguyên tắc và Quy trình phát hành Trái phiếu Xanh theo thông lệ quốc tế Được truy lục từ https://www.icmagroup.org/assets/documents/Sustainable-

67206.htm#:~:text=B%E1%BB%99%20nguy%C3%AAn%20t%E1%BA%AFc%20GBP%202015,c%E1%BB%A7a%20b%E1%BB%99%20nguy%C3

%AAn%20t%E1%BA%AFc%20GBP

 Hồ Hạnh Mỹ (2016) Tài chính xanh cho tăng trưởng và phát triển bền vững

ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng Được truy lục từ https://hvnh.edu.vn/medias/tapchi/Uploads/Ho_20Hanh_20My_20T8_2016.pdf

 Lê Thanh Tâm, & Trần Thị Thúy An (2020) Trái phiếu xanh cho phát triển bền vững: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam Được truy lục từ

file:///D:/Download/TraiPhieuXanhChoPhatTrienBenVungKinhNghiemQuocTeVaBaiHocChoVietNamLeThanhTamTranThiThuyAn.pdf

 Minh Châu, Đặng Đông, Ngọc Phát, & Lê Nam (2020) Trái phiếu xanh: Thuận lợi và khó khăn để phát triển ở thị trường chứng khoán Việt Nam Được truy lục từ https://thitruongtaichinhtiente.vn/trai-phieu-xanh-thuan-loi-va-kho-khan-de-phat-trien-o-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-25536.html

 Ngo Dang, T., Tran Thuy, C., Tran Van, Y., & Nguyen Thanh, T (2018) Sets

of sustainable development indicators in Vietnam: Status and solutions Economies, 6(1), 1

 Nguyễn Thị Nhung, & Hoàng Anh (2023) Phát triển trái phiếu xanh tại Việt Nam Được truy lục từ https://thitruongtaichinhtiente.vn/phat-trien-trai-phieu-xanh-tai-viet-nam-47802.html

 Phạm Thị Thanh Bình (2016) Phát triển bền vững ở Việt Nam: Tiêu chí đánh giá và định hướng phát triển Được trích lục từ https://taichinhtoandien.vn/danh-muc/tu-van-tai-chinh/y-kien-chuyen-

trien.html

gia/phat-trien-ben-vung-o-viet-nam-tieu-chi-danh-gia-va-dinh-huong-phat- Quốc hội (2014) Luật số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014 Bảo vệ môi trường;

Trang 19

 Thủ tướng Chính phủ (2017) Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 14/8/2017 phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

 Thủ tướng Chính phủ (2021) Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050;

 Thủ tướng Chính phủ (2022) Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/07/2022 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030;

 Vũ Mai Chi, & Nguyễn Hồng Gấm (2023) Kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu xanh và một số đề xuất đối với Việt Nam Được truy lục từ https://tapchinganhang.gov.vn/kinh-nghiem-phat-trien-thi-truong-trai-phieu-xanh-va-mot-so-de-xuat-doi-voi-viet-nam.htm

 Vũ Thị Như Quỳnh (2021) Thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam

Trang 20

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM

TRƯỚC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Phạm Trúc Thy, HQ8 – GE13 Nguyễn Hoài Gia Mỹ, HQ8 – GE13 Nguyễn Thị Phương Thảo, HQ8 – GE13

Võ Nguyễn Ngọc Nhi, HQ8 – GE13 Phạm Tuyết Minh, HQ8 – GE12 GVHD: TS Hồ Thị Ngọc Tuyền, Khoa Ngân Hàng

Tóm tắt

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ chứng kiến sự tự động hóa của máy móc thay thế con người Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, nguồn nhân lực phải được đào tạo phù hợp và có tri thức Bài viết đã xem xét những tiềm năng và khó khăn của kinh

tế số, và nhận thấy rằng nó đã có tác động sâu sắc đến nguồn nhân lực dựa trên cơ sở phân tích lý thuyết về ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực xác định các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực để nguồn nhân lực

có thể phát triển trong giai đoạn hội nhập

Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0; nguồn nhân lực

Abstract

The Fourth Industrial Revolution will see the automation of machines take the place of people In order to satisfy public demands, human resources must be appropriately trained and knowledgeable From the theoretical analytical foundation

of the influence of Industrial Revolution 4.0 on the development of human resources, the essay evaluated the possibilities and difficulties resulting in the effects of the digital economy on human resources Identify ways to mitigate negative effects so that human resources can develop during the integration phase

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang len lỏi và hiện diện ngày càng rõ rệt trong cuộc sống của từng người trên phạm vi toàn cầu với tốc độ chóng mặt, và Việt Nam không phải là ngoại lệ Cách mạng công nghệ 4.0 đưa đến sự thay đổi toàn diện trong nhiều lĩnh vực của đời sống Tuy nhiên, việc đưa công nghệ mới vào sản xuất và kinh doanh đòi hỏi một lực lượng lao động có kỹ năng và kiến thức phù hợp Vì vậy, câu hỏi đặt ra là: Việc phát triển nguồn nhân lực (NNL) ở Việt Nam có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 hay không?

C.Mác đã đưa ra luận điểm để chứng tỏ giá trị bền vững của phương pháp luận trong việc phân biệt những thời đại kinh tế khác nhau Vấn đề phát triển nguồn nhân lực

là rất quan trọng trong thời đại công nghệ số, tự động hóa và quốc tế hóa Việc nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động để đáp ứng với yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 là cần thiết để tận dụng cơ hội phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Tuy nhiên, Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc khai thác và phát triển

Trang 21

nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm cạnh tranh khốc liệt về nguồn nhân lực giữa các lĩnh vực và quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động giữa các ngành nghề Việc giải quyết những khó khăn này là rất quan trọng để Việt Nam có thể vượt qua những khó khăn trong thời đại kinh tế số và phát triển kinh tế - xã hội bền vững

Mục tiêu của nghiên cứu là giúp người đọc thấy được cơ hội và thách thức của người lao động ở Việt Nam khi đối diện với cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 Nêu ra được bức tranh toàn cảnh về tình hình nguồn nhân lực hiện tại, những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp trong xây dựng, sử dụng và phát triển bộ phận nhân sự nội bộ của doanh nghiệp Bên cạnh đó, nghiên cứu còn nêu ra sự biến đổi trong số lượng và chất lượng của người lao động ở nước ta hiện nay Từ những kết quả nghiên cứu, chúng tôi hy vọng sẽ đem lại cái nhìn cụ thể về cơ hội và thách thức mà người lao động ở nước

ta gặp phải

2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

“Nguồn nhân lực” không còn là thuật ngữ xa lạ với nền kinh tế nước ta Theo giáo

sư Phạm Minh Hạc, NNL cần phải hiểu là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc nào đó (Hạc, P M., 2001) Lại có quan điểm khác cho rằng NNL là tổng thể những tiềm năng của con người (trước hết &

cơ bản nhất là tiềm năng lao động), gồm: thể lực, trí lực, nhân cách của con người nhằm đáp ứng yêu cầu của một tổ chức hoặc một cơ cấu kinh tế - xã hội nhất định (Tiến, V

X , 2010)

Các cuộc Cách mạng Công nghiệp được xem là cơ sở của nhiều sự đổi mới, hiện đại hóa và là sự biến đổi có phạm vi toàn cầu Sự thay đổi trong nền kinh tế bắt đầu tại Anh vào năm 1760 và lan rộng sang các quốc gia châu Âu khác bằng việc phát minh ra máy hơi nước đã thay thế các thao tác thủ công của con người vì thế số lượng và chất lượng thành phẩm đã tăng vọt nhờ sự cơ khí hóa (The Effects of Industry 4.0 on Human Resources Management December, 2018) Và trên cơ sở của CMCN lần thứ 3, CMCN 4.0 là sự tiến bộ vượt bậc của lĩnh vực khoa học kỹ thuật liên quan tới xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ liệu như Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, và dữ liệu lớn (Big data) khiến cho các quá trình được kiểm soát bởi hệ thống công nghệ, tự động hóa hầu hết các quy trình nhân sự, mang lại đội ngũ nhân sự hiệu quả và tinh gọn hơn Từ

đó làm thay đổi cách thức hoạt động và tạo ra giá trị của các doanh nghiệp Và trong thời đại hầu hết các lĩnh vực về công nghệ, kinh tế và kỹ thuật đều tham gia vào dòng chảy toàn cầu thì thị trường lao động ở Việt Nam bị đặt vào tình thế đầy thách thức do

sự thay đổi lớn trên cán cân về cung-cầu hiện nay khi mà trí tuệ nhân tạo (AI) tham gia vào lĩnh vực nhân sự Mối quan hệ giữa con người và máy móc đã trở nên “quen thuộc”

và “thân thiết” thì NNL bị yêu cầu cao về khả năng nắm bắt, sử dụng, khai thác, phân tích dữ liệu để có những hành động phù hợp với xã hội

Tóm lại, CMCN 4.0 mang lại cả những thay đổi và thách thức về chất lượng và

số lượng NNL cần có trong một tổ chức, doanh nghiệp Các tổ chức cần thích ứng với những thay đổi này bằng cách nắm bắt các công nghệ mới và phát triển các chiến lược

Trang 22

mới về con người phù hợp với mục tiêu kinh doanh của họ (World Economic Forum, 2019)

Câu hỏi nghiên cứu: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ảnh hưởng như thế nào

đến người lao động? Những thời cơ mà nguồn nhân lực ở Việt Nam được thụ hưởng từ cuộc cuộc cách mạng công nghiệp 4.0? Những thách thức nguồn nhân lực ở Việt Nam phải đối mặt?

2.2 Sự ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp 4.0 lên sự phát triển nguồn nhân lực

Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra sự ảnh hưởng lớn trên cả hai mặt đến phát triển nguồn nhân lực Đây là cơ hội để các ngành nghề phải chuyển mình theo thời gian

để phù hợp với những thay đổi đó Dưới đây là những tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn nhân lực:

 Sự thay đổi công việc: Cách mạng công nghiệp 4.0 đã thay đổi nhiều điểm trong cách thức hoạt động của nhiều ngành công nghiệp Nhiều công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), tự động hóa, Internet of Things (IoT) đã và đang thay đổi cách làm việc Tăng sự yêu cầu nhân lực lên ở mức phải có khả năng thích ứng và sử dụng các công nghệ hiện đại, tân tiến nhất

 Yêu cầu những kỹ năng mới: Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra yêu cầu rằng nguồn nhân lực phải là những người có thêm nhiều kỹ năng mới để làm việc với các công nghệ tiên tiến Những kỹ năng như: lập trình, quản lý dữ liệu, quản lý dự án, phân tích dữ liệu và khả năng làm việc trong môi trường số hóa ngày càng được xem trọng

 Sự xuất hiện của ngành công nghiệp mới: Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo

ra những ngành công nghiệp mới, cùng với đó là nhu cầu về nguồn nhân lực mới Các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, truyền thông kỹ thuật số, công nghệ blockchain và robot hợp tác đang mở ra nhiều cơ hội việc làm mới

 Khả năng mất công việc: Một số công việc truyền thống có thể bị thay thế hoặc tự động hóa trong quá trình cách mạng công nghiệp 4.0 Cho thấy rằng việc đòi hỏi nhân lực phải thay đổi và tiếp tục học hỏi để thích nghi với các công việc mới là cần thiết Đồng thời, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đem đến nhiều cơ hội cho việc tái đào tạo và chuyển đổi ngành nghề

 Phát triển kỹ năng mềm: Ngoài các kỹ năng chuyên môn, kỹ thuật, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đòi hỏi cao đối với kỹ năng mềm Điển hình như: duy sáng tạo, khả năng làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả và khả năng giải quyết vấn đề là vô cùng quan trọng t trong môi trường công việc hiện đại

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, số liệu tham khảo từ nhiều nguồn uy tín như: tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổng cục thống kê, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước đã qua kiểm duyệt

Trang 23

Thu thập và xử lý số liệu: Thông tin và số liệu về tình hình lao động của công dân Việt Nam trong giai đoạn xảy ra (từ năm 2010 đến năm 2021), với đa dạng các loại hình như lao động chưa qua đào tạo, lao động đã qua đào tạo, lao động trình độ đại học Những thông tin trên được lấy từ nhiều nguồn thông tin đa dạng và đáng tin cậy và được chọn lọc một cách kỹ lưỡng để có một kết quả bao quát và khách quan

4 THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM TRƯỚC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Trong quý I/2023, ở nhóm tuổi từ 15 trở lên có việc làm là 51,1 triệu người, ở đây

có thể thấy sự tăng trưởng với 113.500 người so với quý trước và tăng 1,1 triệu người

so với năm trước ở cùng một thời điểm Ở chiều ngược lại, khu vực thành thị là 18,9 triệu người (tương đương 37,0%), tăng lần lượt 120,9 nghìn người và 386,4 nghìn người

so với quý trước Về phía nông dân, số lượng giảm 730.000 so với quý trước, đạt 32,2 triệu người và tăng trưởng thêm 726.400 người so với cùng kỳ năm trước Đây được xem là lực lượng lao động trẻ đầy tiềm năng Bởi lực lượng lao động trẻ sở hữu khả năng tiếp cận với những cái mới như cuộc cách mạng 4.0 dễ dàng hơn so với lực lượng lao động trung niên Từ đó tạo ra cơ hội phát triển kinh tế đất nước trước cách mạng công nghiệp 4.0 (Thông Cáo Báo Chí Tình Hình Lao động việc Làm Quý I năm 2023 General Statistics Office of Vietnam)

Sơ đồ 1 Tỷ lệ lao động theo quý, giai đoạn 2020 – 2023

Dựa trên biểu đồ ta có thể thấy, có hơn một nửa dân số Việt Nam đã trở thành nguồn lao động trên 99.722.477 triệu người tính ở thời điểm 13/07/2023 Đây được dự báo là nguồn lao động mới sở hữu sức trẻ, sự năng động Bên cạnh đó, với việc là lực lượng lao động mới, họ có thể tiếp cận với công nghệ mới trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 một cách nhanh chóng và hiệu quả

Trang 24

Bên cạnh đó, Tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo đại học luôn nắm giữ tỷ trọng cao nhất Trong năm 2021, tỷ lệ này chiến 11,67% trong tổng số 26.12% lao động

có việc làm cả nước (Xem bảng bên dưới)

Bảng 1 Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (*) chia theo Chuyên môn

Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang xoay chuyển nền công nghiệp Việt Nam, lực lượng lao động trẻ dồi dào sẽ giúp nước ta sớm bắt kịp với các nước trên thế giới Các ngành nghề mới xuất hiện trong cuộc cách mạng công nghiệp này, cũng dần được nguồn lực này tiếp thu và kiểm soát Đặc biệt là sau đại dịch Covid-

19, tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa này còn được đẩy nhanh hơn

Dựa trên báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới vào năm 2018, Việt Nam đã thuộc hàng nhóm “sơ khai” cho nền công nghiệp 4.0 và cũng rất gần vùng “Tiềm năng cao” Sau 5 năm, Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc trong ngành công nghiệp 4.0 Đây cũng chính là cơ hội để Việt Nam có thể sử dụng nguồn nhân lực trẻ dồi dào của mình cho nền công nghiệp mới, phát triển hơn và hiện đại hơn

Trang 25

4.2 Thách thức

Sơ lược qua 10 năm của Việt Nam (Từ 2010 - 2020), ta có thể thấy tỷ lệ lao động

đã qua đào tạo của Việt Nam chưa được cao Tuy nhiên, lực lượng lao động này cũng chiếm một phần nhất định trong xã hội Dưới đây là tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo theo nhóm tuổi của Việt Nam trong năm 10 năm qua theo Tổng cục thống kê

Tỷ lệ đã qua đào tạo ở các nhóm tuổi không vượt quá 40% trong 10 năm Việc tỷ lệ đã qua đào tạo của nước ta còn ở mức thấp cũng có thể gây ra thách thức lớn trước cách mạng công nghiệp 4.0 Bởi nó có thể gây ra khó khăn cho việc tiếp thu những công nghệ mới hay những phương thức làm việc mới trong tương lai

Trang 26

Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, trong những năm gần đây, nước ta đã có nhiều sự cố gắng trong việc nâng cao chất lượng lao động, đồng thời đặt vấn đề tăng năng suất lao động Qua đó mà cả về giá trị và tốc độ của năng suất lao động đã có những cải thiện đáng kể Tuy nhiên, theo các nhà khoa học của Đại học Oxford, Frey và Óborne (2013), có tới 47% công việc hiện tại ở Mỹ sẽ bị thay thế bởi tự động hóa trong

2 thập kỷ tới Mỹ được biết đến là một quốc gia tiếp thu công nghệ từ rất sớm, nhưng trước cách mạng công nghiệp 4.0, họ vẫn có nguy cơ gia tăng tỷ lệ thất nghiệp cao Chính vì vậy, một đất nước mới như Việt Nam, đó lại chính là thách thức lớn đối với người lao động cũng như toàn đất nước

Nguồn: Tổng cục thống kê

Trang 27

Sự tự động hóa trong sản xuất và dịch vụ có thể dẫn đến sự thay thế của một số công việc truyền thống Những công việc có tính chất lặp lại sẽ dần bị thay thành tự động hóa, điều này có thể gây ra tình trạng thất nghiệp và đòi hỏi nguồn nhân lực phải chuyển đổi sang các công việc mới Nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số cần được đào tạo các kỹ năng mới để khám phá triển vọng việc làm, đặc biệt trong các lĩnh vực phát triển tư duy về phản biện, sự sáng tạo, cách giải quyết những vấn đề phức tạp, cũng như trí tuệ cảm xúc, trí thông minh và đàm phán Để đi trước đón đầu cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chính xác Các dịch vụ công nghiệp chính cho Công nghiệp 4.0 bao gồm AI, Big Data, tự động hóa, Nhiều lĩnh vực như khoa học và công nghệ, giáo dục, ngân hàng, bảo hiểm, an sinh xã hội, y tế và tài chính đều đòi hỏi sự phát triển đồng thời của nguồn nhân lực chất lượng cao Do đó, lao động trẻ cần được chuẩn

bị thêm các kỹ năng bên cạnh kiến thức Nhưng để có thể chuẩn bị đầy đủ kỹ năng cho lực lượng lao động trẻ trên cả nước, lại rất cần chi phí cũng như sự đầu tư to lớn để có thể cải thiện lực lượng lao động

5 GIẢI PHÁP

Một số giải pháp khả thi để giải quyết tác động của CMCN 4.0 đối với sự phát triển của nguồn nhân lực tại Việt Nam là:

 Đầu tư vào giáo dục và đào tạo để trang bị cho người lao động những kỹ năng

và năng lực kỹ thuật số phù hợp cho nền kinh tế mới Điều này bao gồm nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận giáo dục chính quy, đào tạo nghề, học tập suốt đời và các nền tảng học tập trực tuyến Đồng thời, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học) và tạo ra môi trường học tập sáng tạo để khuyến khích sự sáng tạo và tư duy đổi mới (Industrial revolution (IR) 4.0 in Vietnam: What does it mean for the labor market, 2018)

 Tăng cường hợp tác quốc tế: Việt Nam nên tận dụng các cơ hội hợp tác quốc

tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế sẽ giúp Việt Nam tiếp thu và áp dụng những tiến bộ và kinh nghiệm

từ các nền giáo dục phát triển

 Nâng cao ý thức và giáo dục người lao động: Để đáp ứng được thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0, cần có một cộng đồng ý thức và được chuẩn

bị sẵn sàng Giáo dục người lao động về tầm quan trọng của việc nâng cao

kỹ năng và đào tạo liên tục, cũng như những cơ hội và thách thức của thời đại số, sẽ giúp người dân hiểu rõ và sẵn sàng tham gia vào quá trình chuyển đổi công nghiệp

 Thúc đẩy văn hóa đổi mới sáng tạo và tinh thần kinh doanh của người lao động và doanh nghiệp để khuyến khích họ thích ứng với những thay đổi của nhu cầu thị trường và nắm bắt các cơ hội mới Điều này bao gồm hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật, tạo ra các trung tâm và mạng lưới đổi mới, đồng thời tăng cường quyền sở hữu trí tuệ (Ha, 2019)

Trang 28

 Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi: Để thu hút đầu tư và phát triển công nghệ 4.0, Việt Nam cần tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, với quy định rõ ràng và minh bạch, giảm bớt các quy trình rườm rà và hạn chế thủ tục hành chính Điều này sẽ thu hút các doanh nghiệp công nghệ và đẩy mạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp và năng lực lao động

6 KẾT LUẬN

Cách mạng công nghiệp 4.0 là một trong những xu hướng công nghệ mới nhất, đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế và xã hội trên toàn cầu Trong bối cảnh đó, việc phát triển nguồn nhân lực trở thành một trong những vấn đề cấp bách nhất đối với Việt Nam Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức lớn đối với đất nước đang trong quá trình phát triển

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra nhiều cơ hội cho nguồn nhân lực Việt Nam Các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, khai thác dữ liệu, tự động hóa sản xuất đang mở ra nhiều cánh cửa cho các chuyên gia và kỹ sư Việt Nam Đặc biệt, với việc nhiều công ty nước ngoài đang đầu tư vào Việt Nam, cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam cũng được nâng cao

Tuy nhiên, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức cho nguồn nhân lực Việt Nam Các công nghệ mới đòi hỏi các chuyên gia và kỹ sư phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, kỹ năng thực tiễn cao và có khả năng tự học tập liên tục Ngoài ra, người lao động cần phải có khả năng làm việc trong môi trường công nghệ cao, sáng tạo và linh hoạt trong các tình huống mới

Để tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam cần có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực toàn diện, bao gồm việc đào tạo, nâng cao trình độ và cải tiến chính sách tuyển dụng Ngoài ra, cần phải tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động, khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi sang sản xuất công nghệ cao

Trong tương lai, việc phát triển nguồn nhân lực sẽ là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam Việt Nam cần có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực toàn diện, đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi cho người lao động và doanh nghiệp để tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 Chỉ khi đó, nguồn nhân lực Việt Nam mới có thể đóng góp một cách tích cực vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước

Tài liệu tham khảo:

 Ha, T L (2019) Enhancing the quality of Vietnam’s human resources in the Fourth Industrial Revolution The Russian Journal Of Vietnamese Studies 3(3), 41-50 doi:10.24411/2618-9453-2019-10026

 (2018) Industrial revolution (IR) 4.0 in Vietnam: What does it mean for the labor market? International labor organization

Trang 29

 (n.d.) Năng suất lao động Của Việt Nam Giai đoạn 2011-2020: Thực Trạng

và Giải Pháp (no date) General Statistics Office of Vietnam Retrieved from https://www.gso.gov.vn/tin-tuc-thong-ke/2023/02/nang-suat-lao-dong-cua-viet-nam-giai-doan-2011-2020-thuc-trang-va-giai-phap/

 Sriyan, D S (1997) Human resources development for competitiveness: A priority for employers Turin, Italy: ILO Workshop on Employers’ Organizations in Asia-Pacific in the Twenty-First Century

 (n.d.) Thông Cáo Báo Chí Tình Hình Lao động việc Làm Quý I năm 2023 General Statistics Office of Vietnam Retrieved from https://www.gso.gov.vn/su-kien/2023/04/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-i-nam-2023/

 Vietnam Digital Readiness Report - PWC (n.d.) Retrieved from https://www.pwc.com/vn/en/publications/2021/pwc-vietnam-digital-

 The Effects of Industry 4.0 on Human Resources Management December (Vols In book: Globalization, Institutions and Socio-Economic Performance) ( 2018) Peter Lang GmbH

 Hạc, P M (2001) Ngiên cứu con người và nguồn nhân lực: đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nhà xuất bản Chính trị quốc gia

Trang 30

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA LẠI CÁC SẢN PHẨM NGÀNH THỜI TRANG CỦA SINH VIÊN TẠI

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRÊN NỀN TẢNG TIKTOK SHOP

Trần Ngọc Tâm Anh, HQ8-GE12

Lê Đàm Hải Đăng, HQ8-GE12 Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, HQ8-GE12 Trần Hoàng Thảo My, HQ8-GE12 Huỳnh Lê Minh Thơ, HQ8-GE12 GVHD: Th.S Đinh Thu Quỳnh

Tóm tắt

Trong những năm gần đây, TikTok Shop là một sàn thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng và trở nên rất phổ biến, đặc biệt với giới trẻ Nhưng làm sao để thu hút cũng như nâng cao lòng trung thành của khách hàng vẫn còn đang là một vấn đề

Do đó, bài nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua lại của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh trên nền tảng TikTok Shop” Trên dữ liệu khảo sát trực tuyến 300 đối tượng sinh viên từ 18 đến 22 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh, bài viết sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha kết hợp phân tích các nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính để làm rõ những yếu tố tác động đến quyết định mua lại của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Từ khóa: quyết định mua lại, sinh viên, TikTok Shop

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Thương mại điện tử so với các cửa hàng truyền thống đang trở nên ngày càng phổ biến đặc biệt là Tiktok Shop Sinh viên là một nhóm khách hàng tiềm năng đối với lĩnh vực kinh doanh trực tuyến, nhất là các mặt hàng thời trang Bên cạnh những lợi ích mang lại, việc mua sắm trực tuyến vẫn còn tiềm ẩn nhiều những rủi ro như: chất lượng không đảm bảo, kích cỡ không phù hợp, sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua lại của người tiêu dùng Chính vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua lại các sản phẩm thời trang của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh trên nền tảng TikTok là cần thiết để hỗ trợ các doanh nghiệp có thể giữ chân khách hàng

2 LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

2.1 David và cộng sự (1989)

Nghiên cứu nhằm mục đích điều tra mức độ ảnh hưởng về nhận thức hữu ích và nhận thức dễ sử dụng đến ý định mua lại các sản phẩm ngành thời trang trên nền tảng Tiktok Shop Kết quả cho thấy nhận thức sự hữu ích được cho rằng có ảnh hưởng nhiều nhất đến ý định mua hàng, tiếp theo là sự đảm bảo về chất lượng, nhận thức dễ sử dụng

Do đó, các doanh nghiệp về ngành thời trang nên tập trung vào việc bán các sản phẩm trên nền tảng để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng

Trang 31

2.2 Ms Riya Goel, Ms Muskan Diwan (2022)

Nghiên cứu của tác giả nhằm để đánh giá các yếu tố trong mô hình của mình Nghiên cứu chỉ ra rằng thái độ bị tác động đáng kể bởi niềm tin và nhận thức sự hữu dụng của các sản phẩm ngành thời trang và nền tảng Tiktok Shop thông qua hành vi mua sắm trực tuyến Từ đó dẫn đến ý định mua lại sản phẩm của người tiêu dùng

2.3 Arif Hartono & T E Alhamdina (2023)

Nghiên cứu về sản phẩm thời trang trên TikTok Shop đã chỉ ra một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định mua sắm của người tiêu dùng bao gồm đảm bảo uy tín và nguồn gốc sản phẩm, sự phổ biến và đánh giá tích cực từ người dùng, khả năng giải quyết vấn đề và hỗ trợ khách hàng sau khi mua hàng, cùng với chất lượng sản phẩm

2.4 Garbarin và Strahilevitzn (2004)

Nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của nhận thức về rủi ro trong mua sắm trên nền tảng Tiktok Shop đã tiếp cận mục tiêu điều tra về việc rủi ro có thể tác động đến ý định mua lại Kết quả cho thấy rằng các yếu tố như lo ngại về chất lượng sản phẩm, sự không khớp với mô tả ban đầu, và các vấn đề liên quan đến đóng gói và bảo mật thông tin đơn hàng có thể có sự ảnh hưởng đối với ý định mua lại của người tiêu dùng thông qua Tiktok Shop

2.5 Jeanne Ellyawati & Elisabeth F E Harianto (2023)

Nghiên cứu cho thấy rằng mức độ hài lòng của khách hàng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý định mua lại của họ Điều này ảnh hưởng đến quá trình trải nghiệm khi mua sắm Vì vậy, các doanh nghiệp thời trang trên Tiktok Shop nên tập trung vào việc tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, xây dựng một môi trường mua sắm trực tuyến dễ dàng và thú vị để thúc đẩy ý định mua lại của người tiêu dùng

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Tại sao lại đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất

 Tính hữu ích

Theo nghiên cứu, người dùng phải cảm nhận được sự hữu ích thì mới có thể chấp nhận và có hành vi mua lại (Davis, 1989) Những lợi thế của việc mua hàng từ một sàn thương mại điện tử cũng có thể góp phần vào nhận thức tính hữu ích của người dùng Nếu người tiêu dùng thấy TikTok Shop hữu ích cho việc mua sắm, họ có thể mua nhiều hơn một lần (Moslehpour & Cộng sự, 2007) Ngoài ra, khi xác suất mua sắm trên Tiktok Shop của khách hàng tăng hiệu quả thì điều này sẽ ảnh hưởng tích cực đến toàn bộ quá trình mua hàng (Zhou & Cộng sự, 2007) Như vậy, trong nghiên cứu nhóm tác giả cũng thừa kế kết quả và đặt ra giả thuyết:

Giả thuyết H1: Nhận thức về tính hữu ích có ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua lại các sản phẩm ngành thời trang của sinh viên trên nền tảng TikTok Shop

 Tính dễ sử dụng

Trang 32

Nhận thức của người tiêu dùng rằng việc quyết định mua lại trên Tiktok Shop sẽ không tốn quá nhiều nỗ lực (Monsuwe và cộng sự, 2004) Về mặt lí thuyết, dễ sử dụng được nhận thức khi người tiêu dùng cảm thấy việc thao tác trên Tiktok Shop dễ dàng hơn, việc trao đổi giữa người mua và người bán thuận lợi, sự cho phép tìm kiếm các sản phẩm nhanh chóng thì họ sẽ dễ tham gia vào quá trình mua hàng lại (Iu Xiao một số tác giả (2004)) Do đó, tính dễ sử dụng được coi là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quyết định mua lại sản phẩm trên TikTok Shop Như vậy, giả thuyết được đề xuất:

Giả thuyết H2: Nhận thức tính dễ sử dụng có ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua lại các sản phẩm ngành thời trang của sinh viên trên nền tảng TikTok Shop

Theo Philip Kotler, một chuyên gia trong lĩnh vực tiếp thị và quản lý thì đáp ứng

sự hài lòng của khách hàng đồng nghĩa với việc đáp ứng và vượt qua mong đợi của khách hàng, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của họ một cách tốt nhất Nếu khách hàng cảm thấy hài lòng với sản phẩm thời trang mà họ đã mua trên TikTok Shop, có khả năng cao họ sẽ tiếp tục mua hàng từ nền tảng này và trở thành khách hàng trung thành Điều này có thể được lý giải bằng việc sự hài lòng tạo ra một trạng thái tích cực và niềm tin vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ của TikTok Shop Do đó, giả thuyết được đề xuất như sau:

Giả thuyết H4: Nhận thức sự hài lòng có tác động tích cực đến quyết định mua lại sản phẩm thời trang của sinh viên trên nền tảng TikTok Shop

ro có thể ảnh hưởng đến quyết định mua lại và sự trung thành của khách hàng

Giả thuyết H5: Nhận thức tính rủi ro có tác động tiêu cực đến quyết định mua lại các sản phẩm ngành thời trang của sinh viên trên TikTok Shop

3.2 Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu thể hiện mối quan hệ giữa các biến với nhau bao gồm biến độc lập và biến phụ thuộc Căn cứ vào kết quả nghiên cứu trước đây và những nghiên

Trang 33

cứu phát triển thời gian gần đây, mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả đề xuất “Các yếu

tố ảnh hưởng đến quyết định mua lại các sản phẩm ngành thời trang của sinh viên trên nền tảng Tiktok Shop” như sau:

Hình 1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 3.3 Phương pháp xác định thang đo

Nhóm tác giả đã và xây dựng các biến quan sát cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu Thang đo nghiên cứu ở bảng 1là thang đo Likert 5 mức độ, hay còn gọi là thang

đo Likert được sử dụng dựa trên các câu trả lời với 05 mức độ tăng dần tương ứng với từng câu hỏi: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2): Không đồng ý; (3): Bình thường; (4): Đồng ý; (5): Hoàn toàn đồng ý

hiệu

Nguồn tham khảo

Nhận thức

tính hữu

ích

Thông báo và nhắc nhở khách hàng trực tiếp hoặc gián tiếp về các sản phẩm trong ngành thời trang mà khách hàng quan tâm

HI1

Davis và cộng sự (1989)

Hệ thống mua sắm trực tuyến trên Tiktok Shop được sử dụng dễ dàng, nhanh chóng

so với hệ thống mua sắm thủ công

Hồ Chí Minh

Nhận thức tính rủi ro

Trang 34

Có các ưu đãi hoặc giảm giá đặc biệt các sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất

định

HI4

Đa dạng các mặt hàng trong đó các sản phẩm về ngành thời trang chiếm số lượng

SD1

Davis và cộng sự (1989)

Tiktok Shop được thiết kế với giao diện

đơn giản và dễ thao tác SD2

Có thể lướt xem các video giải trí và mua hàng tại Tiktok Shop chỉ trên cùng một

ứng dụng

SD3

TikTok Shop tiết kiệm và tối ưu hoá các

bước hơn khi mua hàng SD4 Tiktok Shop tự động áp mã giảm giá vào

Các sản phẩm thuộc ngành thời trang trên TikTok Shop đã có một lượng lớn người dùng và nhận được đánh giá tích cực

UT2

Chịu trách nhiệm về sai sót trong trường

hợp giao dịch vấn đề UT3 Các sản phẩm thuộc ngành thời trang trên

TikTok Shop có chất lượng rất đúng với

Hài lòng với chất lượng các sản phẩm thời

trang trên TikTok Shop HL1

Jeanne Ellyawati

& Elisabeth F E

Trang 35

Sản phẩm thời trang trên TikTok Shop phù hợp với xu hướng hiện tại và cung cấp các lựa chọn thời trang đáng chú ý

HL2

Harianto (2023)

Nhiều khuyến mãi cho các sản phẩm về thời trang và deal độc quyền (từ các KOL, KOC) diễn ra trên TikTok Shop

Sản phẩm khi nhận về không đúng với sản

Trong lúc vận chuyển gặp sự cố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm RR3 Đóng gói sản phẩm không chỉnh chu như

Sẽ khuyến khích mọi người mua các sản phẩm ngành thời trang trên TikTok Shop QĐ2 Chỉ muốn mua lại các sản phẩm ngành

thời trang trên TikTok Shop QĐ3

Bảng 1 Thang đo nghiên cứu 3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu

Nghiên cứu về quyết định mua lại sản phẩm ngành thời trang trên TikTok Shop của giới trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện bằng phương pháp định lượng nhằm xác định các yếu tố quan trọng mà người mua lại các sản phẩm thời trang trên TikTok Shop đánh giá và có tác động đến quyết định mua lại của họ Bằng việc phân tích dữ liệu thu thập được, ta có thể đánh giá rõ hơn về tầm quan trọng và ảnh hưởng

Trang 36

của các yếu tố này đối với quyết định mua lại sản phẩm thời trang trên TikTok Shop của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh

3.5 Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu này đã thực hiện khảo sát trực tuyến thông qua bảng câu hỏi khảo sát (sử dụng Google biểu mẫu) với 300 đối tượng đang sinh sống và làm việc tại Thành phố

Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ ngày 1/5/2023 đến 15/6/2023 Sau hơn một tháng thu thập dữ liệu, nhóm tác giả đã lấy được tổng cộng 300 kết quả khảo sát Tuy nhiên, sau khi loại bỏ 100 kết quả không đạt yêu cầu, chỉ còn lại 200 kết quả hợp lệ để tiếp tục phân tích dữ liệu Để xử lý dữ liệu, nhóm tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20

để kiểm định thang đo, thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy

đa biến Qua các phân tích này, nhóm sẽ có được cái nhìn tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua lại các sản phẩm ngành thời trang trên TikTok Shop của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thống kê mô tả

Thông qua việc thực hiện khảo sát và thu thập dữ liệu trên Google biểu mẫu, nhóm tác giả đã thu thập được các thông tin về nhân khẩu học như: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp của các đối tượng mà nhóm nghiên cứu Thống kê mô tả được áp dụng cho các biến định tính nhằm đọc mức độ (tần số) và tỷ lệ các chỉ số xuất hiện trong tập mẫu

4.2 Thống kê mô tả mẫu

Thống kê mô tả mẫu cung cấp các thông tin cơ bản liên quan đến tập mẫu Dựa

trên kết quả thống kê chúng ta có thể xem xét đối tượng nghiên cứu như vậy có phù hợp với mục đích và kế hoạch ban đầu hay không

4.3 Phân tích các mô hình

4.3.1 Kiểm tra độ tin cậy cronbach’s alpha

Dựa trên nghiên cứu của chúng tôi, yêu cầu đối với hệ số Cronbach's Alpha là phải lớn hơn 0.6 Tuy nhiên tốt nhất là lớn hơn 0.7 (Nunnally & Burnstein, 1994) Chúng tôi đã sử dụng chỉ số Cronbach's Alpha (α) để kiểm định độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu của mình Kết quả cho thấy, tất cả các nhân tố trong thang đo đều có hệ số

α lớn hơn 0.7, đáng tin cậy Chúng tôi cũng đã kiểm tra tương quan giữa các biến thành phần và tổng Kết quả cho thấy, tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng lớn hơn 0.3 Điều này cho thấy tính tin cậy của các nhân tố trong thang đo

Dựa trên các kết quả tính toán Cronbach's Alpha và tương quan biến tổng, ta thấy tất cả các biến đo của các khái niệm nghiên cứu đều đạt yêu cầu về độ tin cậy (Cronbach's Alpha > 0.6) Thang đo có hệ số Cronbach's Alpha thấp nhất là "Sự Hài Lòng" với giá trị là 0.738 Trong khi thang đo có hệ số Cronbach's Alpha cao nhất là "Tính Hữu Ích" với giá trị là 0.865 Các thang đo này cũng đạt tương quan biến tổng lớn hơn 0.3

Trang 37

Dựa trên những kết quả này, chúng tôi có thể sử dụng tất cả các biến đo để thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) tiếp theo trong nghiên cứu của mình

Bảng 2 Tóm tắt kết quả đánh giá các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

 Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập

Kiểm định KMO: Kết quả kiểm định cho ra trị số của KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) đạt 0.868 thỏa điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1 đạt điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp Bên cạnh đó, kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): sig Bartlett’s Test là 0.000 < 0.05 nên các biến quan sát có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp trong phân tích nhân tố

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .868

Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square

Bảng 3 Kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin)

Có 6 nhân tố được trích dựa vào tiêu chí eigenvalue lớn hơn 1, như vậy 6 nhân tố này tóm tắt thông tin của 25 biến quan sát đưa vào EFA một cách tốt nhất Tổng phương sai mà 6 nhân tố này trích được là 67.526% > 50% Như vậy, 6 nhân tố được trích giải thích được 67.526% biến thiên dữ liệu của 25 biến quan sát tham gia vào EFA

Kết quả ma trận xoay cho thấy, 25 biến quan sát được phân thành 6 nhân tố, tất

cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0.5 và không còn các biến xấu

Trang 38

 Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc

Kiểm định KMO: Kết quả kiểm định cho ra trị số của KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) đạt 0.657 thỏa điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1 đạt điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp Bên cạnh đó, kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity): sig Bartlett’s Test là 0.000 < 0.05 nên các biến quan sát có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp trong phân tích nhân tố

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .657

Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square

4.3.3 Phân tích hồi quy

Kết quả R (hệ số tương quan đa biến) là 0.636 cho thấy mức độ tương quan tổng thể giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình là mạnh và cho thấy có sự ảnh hưởng đáng kể của các biến độc lập đến biến phụ thuộc

Kết quả R2 (hệ số xác định) là 0.405 cho thấy 40.5% sự biến thiên của biến phụ thuộc có thể được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình Điều này cho thấy mô hình của chúng ta có mức độ giải thích tương đối cao

Kết quả R2 hiệu chỉnh là 0.390, chỉ ra rằng sự giải thích của mô hình đã được hiệu chỉnh cho số lượng biến độc lập trong mô hình Điều này đảm bảo tính tin cậy của mô hình và tránh tình trạng quá khớp dữ liệu

Giá trị F là 26.401 và có giá trị Sig (p-value) là 0.000 Kết quả này cho thấy mô hình hồi quy là ý nghĩa thống kê, tức là có ít nhất một biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc

Trang 39

Các biến độc lập có giá trị Sig (p-value) dưới 0.05 bao gồm biến HI và biến HL, cho thấy hai biến này có mức độ ảnh hưởng ý nghĩa đến biến phụ thuộc Trong khi đó, các biến SD, UT và RR không có ảnh hưởng ý nghĩa đến biến phụ thuộc

Tóm lại, dựa trên kết quả từ mô hình hồi quy, chúng ta có thể kết luận rằng biến phụ thuộc có mối quan hệ mạnh với các biến HI và HL, trong khi không có mối quan hệ đáng kể với các biến SD, UT và RR

chỉnh

Std Error ước tính

Hệ số Durbin Watson

Thống kê đa cộng tuyến

Bảng 5 Bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy

4.4 Mô hình hồi quy chuẩn hóa

Theo kết quả, ta có phương trình thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trên TikTok Shop của sinh viên tại TP HCM:

QĐ = 0.309 + 0.190HI + 0.083SD + 0.051UT + 0.493HL + 0.038RR

Theo đó, thứ tự tác động từ mạnh nhất đến yếu nhất của các biến độc lập tới biến phụ thuộc (QĐ) là HL (0.493) > HI(0.190) > SD(0.083) > UT(0.051) > RR (0.038)

Qua phân tích, ta nhận thấy:

Biến hữu ích (HI) có hệ số chuẩn hóa là 0.190 Điều này cho thấy khi các sản phẩm trên TikTok Shop mang lại lợi ích và giá trị cho người dùng, khả năng quyết định mua lại sẽ tăng

Trang 40

Biến tính dễ sử dụng (SD) có hệ số chuẩn hóa là 0.083, cho thấy tác động tích cực của yếu tố này đến quyết định mua lại Điều này cho thấy tính dễ sử dụng của nền tảng TikTok Shop là một yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân người dùng

Biến uy tín (UT) có hệ số chuẩn hóa là 0.051, cho thấy tác động tích cực của yếu

tố này đến quyết định mua lại Điều này cho thấy việc xây dựng và duy trì sự uy tín của TikTok Shop có thể tạo niềm tin và thúc đẩy quyết định mua hàng của khách hàng

Biến hài lòng (HL) có hệ số chuẩn hóa là 0.493, cho thấy tác động tích cực đáng

kể của yếu tố này đến quyết định mua lại Điều này cho thấy sự hài lòng của khách hàng với trải nghiệm mua hàng trên TikTok Shop có một tầm quan trọng lớn đối với sự trung thành và tái mua hàng

Biến rủi ro (RR) có hệ số chuẩn hóa là 0.038, cho thấy tác động tích cực nhưng không quá đáng kể của yếu tố này đến quyết định mua lại Điều này cho thấy việc quản

lý và giảm thiểu rủi ro trong quá trình mua hàng trên TikTok Shop có thể có tác động nhỏ đến quyết định mua lại của người dùng

Tổng cộng, mô hình hồi quy chuẩn hóa này giúp ta hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trên TikTok Shop Việc tăng cường trải nghiệm hữu ích, tính dễ sử dụng, đáp ứng ưu tiên và sở thích cá nhân, tạo sự hài lòng và giảm thiểu rủi ro có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quyết định mua lại của người dùng trên nền tảng này

5 THẢO LUẬN

Dựa trên các tài liệu trước đây, nghiên cứu này đã cho thấy mức độ tương quan mạnh giữa biến phụ thuộc (quyết định mua lại các sản phẩm ngành thời trang trên TikTok Shop của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh) và các biến độc lập (HI, SD,

UT, HL, RR) Ngoài ra, có 5 giả thuyết đã được phát triển và thử nghiệm bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy đa biến Kết quả nghiên cứu cho thấy như sau:

Thứ nhất, đặc điểm nhân khẩu học của người trả lời được tóm tắt bằng thống kê

mô tả Phần lớn những người được hỏi trong nghiên cứu này là nữ giới (54.3%) ở độ tuổi trẻ từ 18 đến 22 tuổi (75%) có trình độ học vấn Đại học, cao đẳng và nghề nghiệp chủ yếu là Học sinh, sinh viên (84.3%) Theo quan sát của nhóm tác giả, phụ nữ ở độ tuổi trẻ thường mua sắm trực tuyến nhiều hơn so với đàn ông

Thứ hai, kết quả của biến nhận thức tính hữu ích (HI) trong nghiên cứu này chứng minh rằng tính hữu ích có ảnh hưởng tích cực đến quyết định mua lại các sản phẩm ngành thời trang trên nền tảng TikTok Shop Kết quả nghiên cứu này phù hợp với những nghiên cứu trước đây nên giả thuyết này được chấp nhận

Thứ ba, kết quả của biến nhận thức tính dễ sử dụng (SD) trong nghiên cứu này có tác động tích cực đến quyết định mua lại các sản phẩm ngành thời trang trên nền tảng TikTok Shop Hệ thống công nghệ đổi mới được coi là dễ sử dụng hơn và ít phức tạp hơn sẽ có nhiều khả năng được chấp nhận và được sử dụng bởi người sử dụng tiềm năng

Ngày đăng: 08/05/2024, 02:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Sự nhận thức của các nhà đầu tư về trái phiếu xanh - Hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên về kinh tế học, kinh doanh và quản lý lần 9 năm 2023, Tập 2 - Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
Hình 1. Sự nhận thức của các nhà đầu tư về trái phiếu xanh (Trang 9)
Hình 2: Tổng giá trị TPX/năm được phát hành trên toàn thế giới 2015 – 2021 - Hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên về kinh tế học, kinh doanh và quản lý lần 9 năm 2023, Tập 2 - Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2 Tổng giá trị TPX/năm được phát hành trên toàn thế giới 2015 – 2021 (Trang 11)
Hình 4: Giá trị TPX phát hành/năm theo khu vực giai đoạn 2015-2022 - Hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên về kinh tế học, kinh doanh và quản lý lần 9 năm 2023, Tập 2 - Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
Hình 4 Giá trị TPX phát hành/năm theo khu vực giai đoạn 2015-2022 (Trang 12)
Hình 3: Giá trị TPX lớn nhất trên thế giới của 10 quốc gia tính đến   ngày 28/04/2023 - Hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên về kinh tế học, kinh doanh và quản lý lần 9 năm 2023, Tập 2 - Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
Hình 3 Giá trị TPX lớn nhất trên thế giới của 10 quốc gia tính đến ngày 28/04/2023 (Trang 12)
Hình 5: Tốc độ tăng trưởng giá trị TPX theo khu vực giai đoạn 2015-2022 - Hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên về kinh tế học, kinh doanh và quản lý lần 9 năm 2023, Tập 2 - Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
Hình 5 Tốc độ tăng trưởng giá trị TPX theo khu vực giai đoạn 2015-2022 (Trang 13)
Hình 8: Các nhà phát hành TPX hàng đầu trên thế giới trong nửa đầu năm 2022 - Hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên về kinh tế học, kinh doanh và quản lý lần 9 năm 2023, Tập 2 - Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
Hình 8 Các nhà phát hành TPX hàng đầu trên thế giới trong nửa đầu năm 2022 (Trang 14)
Hình 7: Số lượng nhà phát hành TPX theo quốc gia năm 2023 - Hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên về kinh tế học, kinh doanh và quản lý lần 9 năm 2023, Tập 2 - Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
Hình 7 Số lượng nhà phát hành TPX theo quốc gia năm 2023 (Trang 14)
Sơ đồ 1. Tỷ lệ lao động theo quý, giai đoạn 2020 – 2023 - Hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên về kinh tế học, kinh doanh và quản lý lần 9 năm 2023, Tập 2 - Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
Sơ đồ 1. Tỷ lệ lao động theo quý, giai đoạn 2020 – 2023 (Trang 23)
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất  3.3. Phương pháp xác định thang đo - Hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên về kinh tế học, kinh doanh và quản lý lần 9 năm 2023, Tập 2 - Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 3.3. Phương pháp xác định thang đo (Trang 33)
Hình 1. Mô hình đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng   thời trang secondhand - Hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên về kinh tế học, kinh doanh và quản lý lần 9 năm 2023, Tập 2 - Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
Hình 1. Mô hình đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng thời trang secondhand (Trang 62)
Bảng 4. Kết quả ma trận xoay nhân tố  Ma trận xoay nhân tố  Các biến quan sát - Hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên về kinh tế học, kinh doanh và quản lý lần 9 năm 2023, Tập 2 - Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4. Kết quả ma trận xoay nhân tố Ma trận xoay nhân tố Các biến quan sát (Trang 66)
Bảng kết quả thống kê các biến quan sát - Hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên về kinh tế học, kinh doanh và quản lý lần 9 năm 2023, Tập 2 - Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
Bảng k ết quả thống kê các biến quan sát (Trang 76)
Bảng tóm tắt kết quả kiểm định độ tin cậy  4.3. Phân tích hồi quy đa biến - Hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên về kinh tế học, kinh doanh và quản lý lần 9 năm 2023, Tập 2 - Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
Bảng t óm tắt kết quả kiểm định độ tin cậy 4.3. Phân tích hồi quy đa biến (Trang 78)
Bảng đo lường độ tin cậy các biến độc lập và phụ thuộc bằng hệ số Cronbach’s  Alpha - Hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên về kinh tế học, kinh doanh và quản lý lần 9 năm 2023, Tập 2 - Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
ng đo lường độ tin cậy các biến độc lập và phụ thuộc bằng hệ số Cronbach’s Alpha (Trang 83)
Hình 1: Mô hình nghiên cứu - Hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên về kinh tế học, kinh doanh và quản lý lần 9 năm 2023, Tập 2 - Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh
Hình 1 Mô hình nghiên cứu (Trang 90)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN