1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp: Một nghiên cứu cho ngành hệ thống thông tin quản lý

74 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI

MỐI QUAN HỆ GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP: MỘT NGHIÊN CỨU CHO NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

TP HỒ CHÍ MINH - 2020

Trang 2

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI

MỐI QUAN HỆ GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP: MỘT NGHIÊN CỨU CHO NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

TP HỒ CHÍ MINH - 2020

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, nghiên cứu mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp giúp các trường đại học nâng cao chất lượng dạy và học, cung cấp các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho người học theo các yêu cầu của doanh nghiệp Bên cạnh đó, ngành hệ thống thông tin quản lý đang là một trong những xu hướng mới trên thế giới, nhưng ở Việt Nam ngành hệ thống thông tin quản lý vẫn chưa được quan tâm nhiều cả về nghiên cứu và đào tạo lẫn ứng dụng thực tiễn tại các doanh nghiệp Xem xét mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp với tam giác quan hệ đào tạo – nghiên cứu – thực tiễn là công việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt học thuật và mặt thực tế Đề tài nghiên cứu với 320 mẫu dữ liệu ở cấp tổ chức được khảo sát từ các doanh nghiệp, tác giả thực hiện phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính theo phương pháp Bayes cho thấy hầu hết các giả thuyết nghiên cứu được ủng hộ Kết quả này minh chứng cho mối liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu – đào tạo ở các trường đại học hay các tổ chức giáo dục với thực tiễn hoạt động tại các doanh nghiệp hay các tổ chức đối với ngành hệ thống thông tin quản lý ở Việt Nam

Mặc dù đề tài nghiên cứu đã đạt được các mục tiêu đề ra, tuy nhiên nghiên cứu chắc còn những điểm hạn chế Những ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, quý thầy cô, và các bạn sẽ giúp tác giả hoàn thiện hơn trong những nghiên cứu tiếp theo

TP HCM, ngày 05 tháng 05 năm 2020 Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Duy Thanh

Trang 4

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1

1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 3

1.3 Phương pháp nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu 4

1.6 Cấu trúc của nghiên cứu 5

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 8

2.1 Tổng quan cơ sở lý thuyết 8

2.1.1 Ngành hệ thống thông tin quản lý 8

2.1.2 Cơ sở lý thuyết về sự liên kết giữa các tổ chức 10

2.2 Các nghiên cứu có liên quan 12

2.3 Mô hình nghiên cứu 13

2.3.1 Các tiền tố liên kết 13

2.3.2 Sự liên kết giữa trrường đại học và doanh nghiệp 16

2.3.3 Kết quả của sự liên kết 16

2.4 Các giả thuyết nghiên cứu 17

2.5 Ý nghĩa mô hình 18

2.6 Tóm tắt chương 2 19

Trang 5

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 21

3.1 Phương pháp nghiên cứu 21

3.2 Quy trình nghiên cứu 22

3.2.1 Thang đo nghiên cứu 22

3.2.2 Dữ liệu nghiên cứu 23

3.2.3 Thang đo các khái niệm nghiên cứu 27

3.3 Thống kê mô tả mẫu 30

3.4 Tóm tắt chương 3 31

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 33

4.1 Kết quả phân tích định tính 33

4.2 Kết quả phân tích định lượng 40

4.2.1 Kiểm định thang đo 40

4.2.2 Kiểm định mô hình và các giả thuyết 42

4.3 Thảo luận kết quả 44

5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 55

TÀI LIỆU THAM KHẢO vii

PHỤ LỤC xii

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AVE Phương sai trích trung bình Bayes Phương pháp Bayes (Bayesian) CFA Phân tích nhân tố khẳng định CFI Chỉ số Comparative Fit CR Độ tin cậy tổng hợp COF Yếu tố bối cảnh

EFA Phân tích nhân tố khám phá ENP Thành quả doanh nghiệp GFI Chỉ số Goodness–of–Fit KMO Chỉ số Kaiser–Meyer–Olkin

ML Phương pháp ước lượng khả dĩ nhất

RMSEA Chỉ số Root Mean Square Error of Approximation OPC Đặc điểm hoạt động

Trang 7

DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp 15

Hình 3.1: Nghiên cứu hỗn hợp tuần tự và khám phá 21

Hình 3.2: Thống kê mô tả mẫu theo loại hình tổ chức 30

Hình 4.1: Phân phối của quan hệ giữa các yếu tố thúc đẩy và sự liên kết 43

Hình 4.2: Phân phối của quan hệ giữa các yếu tố cản trở và sự liên kết 44

Hình 4.3: Phân phối của quan hệ sự liên kết và thành quả doanh nghiệp 44

DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài 13

Bảng 3.1: Các khái niệm nghiên cứu và diễn giải tham chiếu 24

Bảng 3.2: Các chỉ số tham chiếu trong phân tích nhân tố khẳng định 26

Bảng 3.3: Các biến quan sát của yếu tố bối cảnh (COF) 27

Bảng 3.4: Các biến quan sát của yếu tố tổ chức (ORF) 27

Bảng 3.5: Các biến quan sát của đặc điểm hoạt động (OPC) 28

Bảng 3.6: Các biến quan sát nhận thức doanh nghiệp (PEE) 28

Bảng 3.7: Các biến quan sát của liên kết đào tạo (TRL) 29

Bảng 3.8: Các biến quan sát của liên kết nghiên cứu (REL) 29

Bảng 3.9: Các biến quan sát của thành quả doanh nghiệp (ENP) 30

Bảng 4.1: Thang đo và các kết quả phân tích 39

Bảng 4.2: Bình phương hệ số tương quan và phương sai trích trung bình 41

Bảng 4.3: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính theo Bayes 42

Trang 9

Chương 1

1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, nghiên cứu mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp giúp các trường đại học nâng cao chất lượng dạy và học, cung cấp các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho người học theo các yêu cầu của doanh nghiệp Theo Phạm Quang Trung (2017), còn khoảng cách rất lớn giữa các chương trình đào tạo ở các trường đại học và thực tiễn các doanh nghiệp tại Việt Nam Thực tế có đến 94% sinh viên ra trường ở các trường đại học, đặc biệt là sinh viên các ngành kỹ thuật, cần phải đào tạo lại mới có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp (Lê Hoa, 2018), và chỉ có 1% sinh viên tốt nghiệp tự tạo được việc làm (Lê Văn, 2017) Ngành hệ thống thông tin quản lý đang là một trong những ngành mới nhất trên thế giới Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngành hệ thống thông tin quản lý chưa được quan tâm nhiều cả về nghiên cứu - đào tạo và thực tiễn Mặc dù, có nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo ngành hệ thống thông tin quản lý Tuy nhiên, ngành hệ thống thông tin quản lý chưa phải là ngành chủ lực của các trường đại học ở Việt Nam Một mặt, do các trường đại học và các học viện chưa xây dựng được các khung chương trình theo chuẩn quốc tế Ngoài ra, hầu hết sinh viên ngành hệ thống thông tin quản lý sau khi ra trường vẫn chưa được làm các công việc phù hợp với chuyên môn hệ thống thông tin quản lý, đa số họ làm các công việc về CNTT hoặc các công việc liên quan khác Mặt khác, việc nghiên cứu về hệ thống thông tin quản lý ở các trường đại học và các học viện thường theo hướng CNTT hơn hoặc theo hướng quản trị hơn là đúng với bản chất của ngành hệ thống thông tin quản lý Thêm nữa, việc nghiên cứu về hệ thống thông tin quản lý ở các trường đại học gần như chưa chỉ ra được mối quan hệ với việc đào tạo ngành hệ thống thông tin quản lý Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng chưa thực sự nhận thức rõ vai trò của ngành hệ thống thông tin quản lý, thậm chí có nhiều tổ chức còn hiểu ngành hệ thống thông tin quản lý như là ngành CNTT

Trang 10

Tại Trường Đại học Ngân hàng TP HCM, dự án liên kết doanh nghiệp – trường đại học (Enterprise – university links) nằm trong khuôn khổ chương trình “nâng cao năng

lực của các tổ chức giáo dục thông qua các chương trình hợp tác với các doanh nghiệp”, dự kiến được thực hiện trong ba năm (từ tháng 10/2017 đến tháng 10/2020)

(Phúc Thịnh, 2019) Theo đó, Nhà trường sẽ tích cực triển khai chương trình này thông qua các phương pháp giảng dạy hiện đại sao cho sinh viên sau khi ra trường có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của doanh nghiệp Đối với ngành hệ thống thông tin quản lý - Đại học Ngân hàng TP HCM có các chuyên ngành “Hệ thống thông tin

doanh nghiệp” và “Thương mại điện tử” thuộc Khoa Hệ thống thông tin quản lý, đang

cải tiến các chương trình đào tạo theo xu hướng phát triển của các trường đại học trong nước và trên thế giới Tuy nhiên, chương trình học của hai ngành này vẫn chưa được đánh giá một cách đầy đủ từ phía người học (sinh viên), và đặc biệt là từ phía các doanh nghiệp và tổ chức sử dụng lao động ngành hệ thống thông tin quản lý Các nghiên cứu liên quan chỉ ra mối liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu – đào tạo (trường đại học) – thực tiễn (doanh nghiệp) (v.d., Perkmann & Walsh, 2007; Ye & Shen, 2015; Chau & cộng sự, 2018) Đây là quan hệ đang được các nhà nghiên cứu về giáo dục hiện đại và các nhà quản lý ở các tổ chức rất quan tâm Do đó, nghiên cứu mối quan hệ giữa nghiên cứu – đào tạo (các trường đại học và các học viện) – thực tiễn nhu cầu của các doanh nghiệp đối với ngành hệ thống thông tin quản lý là công việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa cả về học thuật đối với các trường đại học và các viện nghiên cứu, cũng như về thực tiễn đối với các tổ chức và doanh nghiệp Các trường đại học luôn đào tạo đội ngũ các nhà khoa học trong nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ, đóng góp vào tăng trưởng tri thức, để tăng cường tiềm lực phát triển kinh tế xã hội (Nguyễn Thị Tường Vi & cộng sự, 2016) Các nghiên cứu có liên quan vẫn chưa chỉ ra đầy đủ các thành phần trong mối liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp, với tam giác quan hệ đào tạo – nghiên cứu – thực tiễn Đặc biệt, chưa có nhiều nghiên cứu về sự liên kết này trong bối cảnh của ngành hệ thống thông tin quản lý, không chỉ ít ở Việt Nam mà còn ít cả trên thế giới Do đó, xem xét mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp đối với ngành hệ thống thông tin

Trang 11

quản lý là công việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt học thuật tại các trường đại học và về mặt thực tế hoạt động tại các doanh nghiệp

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài nghiên cứu này bao gồm ba mục tiêu chính:

– Mục tiêu thứ 1: Xác định các thành phần trong mối quan hệ giữa đào tạo – nghiên cứu – thực tiễn trong ngành hệ thống thông tin quản lý

– Mục tiêu thứ 2: Đề xuất và kiểm định mô hình cấu trúc giữa đào tạo – nghiên cứu – thực tiễn trong ngành hệ thống thông tin quản lý

– Mục tiêu thứ 3: Đưa ra những hàm ý quản trị để nâng cao mối quan hệ giữa đào tạo – nghiên cứu – thực tiễn trong ngành hệ thống thông tin quản lý ở Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu của dề tài sẽ trả lời ba câu hỏi nghiên cứu sau:

– Câu hỏi thứ 1: Những thành phần nào trong mối quan hệ giữa đào tạo – nghiên cứu – thực tiễn trong ngành hệ thống thông tin quản lý?

– Câu hỏi thứ 2: Mối quan hệ cấu trúc giữa đào tạo – nghiên cứu – thực tiễn được thể hiện như thế nào trong ngành hệ thống thông tin quản lý?

– Câu hỏi thứ 3: Những hàm ý quản trị nào để nâng cao mối quan hệ giữa đào tạo – nghiên cứu – thực tiễn trong ngành hệ thống thông tin quản lý ở Việt Nam?

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện theo phương pháp hỗn hợp, nghiên cứu định tính trước và định lượng sau Trong đó, dữ liệu của nghiên cứu bao gồm:

– Dữ liệu định tính: phỏng vấn các chuyên gia nghiên cứu và nhà quản lý có liên quan đến ngành hệ thống thông tin quản lý; các chuyên gia quản lý nhà nước có liên quan đến lĩnh vực giáo dục đào tạo Dữ liệu định tính dùng để hiệu chỉnh thang đo

Trang 12

– Dữ liệu định lượng: khảo sát/điều tra lấy mẫu với đối tượng là các cấp quản lý trong các tổ chức/doanh nghiệp có sử dụng lao động ngành hệ thống thông tin quản lý Dữ liệu định lượng dùng để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: mối quan hệ đào tạo – nghiên cứu – thực tiễn trong ngành hệ thống thông tin quản lý và các chuyên ngành

– Đối tượng phỏng vấn và khảo sát: (1) các trường đại học có ngành hệ thống thông tin quản lý - với các nhà nghiên cứu và quản lý về ngành hệ thống thông tin quản lý (nghiên cứu định tính); và (2) các doanh nghiệp có sử dụng lao động ngành hệ thống thông tin quản lý - với đối tượng là các cấp quản lý (nghiên cứu định lượng)

– Phạm vi nghiên cứu: ngành hệ thống thông tin quản lý và các chuyên ngành trong các trường đại học và tổ chức giáo dục, các tổ chức và doanh nghiệp ở Việt Nam

1.5 Ý nghĩa nghiên cứu

Đóng góp về mặt lý thuyết vào lĩnh vực hệ thống thông tin quản lý và giáo dục đại học hiện đại Cụ thể, đóng góp liên quan đến các lý thuyết về liên kết trường đại học – doanh nghiệp thông qua các mối quan hệ đào tạo – nghiên cứu – thực tiễn, và đóng góp cho khoa học hành vi

Đề tài không những cung cấp các kiến thức cần thiết để bổ sung vào cơ sở lý thuyết khoa học, mà còn là nền tảng tri thức để các trường đại học và các tổ chức giáo dục thiết kế và xây dựng các chương trình đào tạo, đặc biệt là các chương trình ngành hệ thống thông tin quản lý và các chuyên ngành, để có thể cung cấp các kỹ năng và kiến thức cần thiết cho người học theo các yêu cầu của doanh nghiệp, và phù hợp với thực tiễn tại các doanh nghiệp và tổ chức trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay

Mặt khác, đề tài còn giúp nâng cao năng lực nghiên cứu của trường đại học, và cá nhân thông qua tham gia thực hiện đề tài, liên kết và phát triển nhóm nghiên cứu

Trang 13

1.6 Cấu trúc của nghiên cứu

Cấu trúc báo cáo của đề tài nghiên cứu này được trình bày theo thể thức 5 Chương Cụ thể các chương mục như sau:

– Chương 1 - Giới thiệu chung: Chương này giới thiệu vấn đề nghiên cứu, lý do hình

thành đề tài nghiên cứu về mặt lý thuyết, thực thiễn, và quản trị, trình bày mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Chương 1 cũng tóm lược phạm vi và đối tượng nghiên cứu, các đóng góp chính của nghiên cứu Chương 1 cũng trình bày chi tiết cấu trúc của đề tài nghiên cứu

– Chương 2 - Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Chương này trình bày tổng quan

cơ sở lý thuyết về các mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp, thành quả đạt được từ các quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp Các khoảng trống nghiên cứu được nhận dạng, và việc lấp các khoảng trống nghiên cứu cũng được thảo luận trong chương này Từ tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả đề xuất toàn bộ các khái niệm của mô hình nghiên cứu, và biện luận các lý do hình thành các giả thuyết nghiên cứu Chương 2 còn diễn giải ý nghĩa của mô hình nghiên cứu đề xuất

– Chương 3 - Phương pháp và quy trình nghiên cứu: Chương này trình bày quy trình

và phương pháp nghiên cứu một cách chi tiết như cách thức xây dựng thang đo, phương pháp thu thập dữ liệu – cách thức lấy mẫu, và phương pháp phân tích dữ liệu Trong chương này cũng trình bày chi tiết các thang đo của nghiên cứu Chương 3 còn trình bày thống kê mô tả mẫu thu thập được của nghiên cứu

– Chương 4 - Kết quả và thảo luận: Chương này trình bày toàn bộ các kết quả phân

tích dữ liệu của nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức Cụ thể, các kết quả kiểm định thang đo và mô hình như phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng

định, và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính theo phương pháp Bayes để kiểm định

mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Ngoài ra, việc thảo luận kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết cũng được diễn giải một cách chi tiết Chương 4 còn so sánh kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu liên quan, và các đóng góp của nghiên cứu

Trang 14

– Chương 5 - Kết luận và kiến nghị: Chương này tóm lược toàn bộ đề tài nghiên cứu

cùng với các đóng góp của nghiên cứu về các mặt lý thuyết – phương pháp, về mặt thực tiễn – quản trị Bên cạnh đó, chương 5 còn đưa ra các hàm ý quản trị có liên quan từ các kết quả nghiên cứu Cuối cùng, những hạn chế và các hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được trình bày trong chương này

Trang 15

Chương 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương 2 giới thiệu tổng quan cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Trong đó, bao gồm cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp, thành quả đạt được từ quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp Dựa trên cơ sở lý thuyết, một mô hình nghiên cứu để xem xét mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp, với bối cảnh của ngành hệ thống thông tin quản lý được đề xuất Chương này cũng trình bày ý nghĩa của mô hình nghiên cứu

2.1 Tổng quan cơ sở lý thuyết 2.1.1 Ngành hệ thống thông tin quản lý

Ngành hệ thống thông tin quản lý (MIS - Management Information Systems) đang là một trong những ngành mới nhất trên thế giới Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngành hệ thống thông tin quản lý chưa được quan tâm nhiều cả về nghiên cứu - đào tạo và thực tiễn Mặc dù, có nhiều trường đại học trên cả nước đào tạo ngành hệ thống thông tin quản lý Ví dụ, các trường đại học công lập (v.d., Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế TP HCM, Trường Đại học Kinh tế Luật và Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Công nghệ thông tin, Học viện Ngân hàng, Đại học Ngân hàng TP HCM…), các trường đại học ngoài công lập (v.d., Đại học Hoa sen, Đại học Công nghệ TP HCM…) Tuy nhiên, ngành hệ thống thông tin quản lý chưa phải là ngành chủ lực của các trường đại học ở Việt Nam Một mặt, do các trường đại học và các học viện chưa xây dựng được các khung chương trình theo chuẩn quốc tế Mặt khác, các trường còn chưa định hình rõ thiên hướng ngành hệ thống thông tin quản lý, nghiên về quản lý (M - Management) hay nghiên về hệ thống thông tin (IS - Information Systems), hoặc kết hợp cân bằng giữa quản lý và hệ thống thông tin Cụ thể, Đại học Bách khoa với Khoa Quản lý công nghiệp xây dựng ngành hệ thống thông tin quản lý theo hướng cân bằng giữa quản lý và hệ thống thông tin Đại học Kinh tế - Luật với Khoa Hệ thống thông tin thiết kế chương trình đào tạo

Trang 16

ngành hệ thống thông tin quản lý theo hướng nghiên về quản lý Trường Đại học Kinh tế TP HCM với Khoa Công nghệ thông tin kinh doanh xây dựng chương trình đào tạo của ngành hệ thống thông tin quản lý theo hướng nghiên về hệ thống thông tin(

1) Mặc dù, ngành hệ thống thông tin quản lý đang có xu hướng nghề nghiệp rất nóng, đang khan hiếm về nguồn nhân lực cả số lượng lẫn chất lượng Tuy nhiên, hầu hết các trường đại học đều gặp khó khăn trong việc tuyển sinh ngành hệ thống thông tin quản lý và các chuyên ngành Ví dụ, tại Trường Đại học Kinh tế TP HCM, năm 2017 chỉ tuyển được có 40 sinh viên ngành hệ thống thông tin quản lý(

2), thậm chí tại Trường Đại học Bách khoa TP HCM, năm 2018 cũng chỉ tuyển được có bốn học viên cao học ngành hệ thống thông tin quản lý(

Tại Trường Đại học Ngân hàng TP HCM, dự án liên kết giữa doanh nghiệp – trường

đại học (Enterprise – university links) nằm trong khuôn khổ chương trình “nâng cao

năng lực của các tổ chức giáo dục thông qua các chương trình hợp tác với các doanh nghiệp”, dự kiến chương trình được thực hiện trong ba năm (từ tháng 10/2017 đến

(1) Theo chương trình đào tạo ngành HTTTQL của trường đại học Bách khoa TP HCM và trường đại học Kinh tế Luật - ĐH Quốc gia TP HCM, và trường đại học Kinh tế TP HCM

(2) Thông tin tuyển sinh đại học chính quy năm học 2017-2018 ngành HTTTQL tại trường đại học Kinh tế TP HCM

Trang 17

tháng 10/2020) (Phúc Thịnh, 2019) Theo đó, Nhà trường sẽ tích cực triển khai chương trình này thông qua các phương pháp giảng dạy hiện đại sao cho sinh viên sau khi ra trường có thể đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của doanh nghiệp Đối với ngành hệ thống thông tin quản lý tại Trường Đại học Ngân hàng TP HCM có các

chuyên ngành “Hệ thống thông tin doanh nghiệp” và “Thương mại điện tử” thuộc

Khoa Hệ thống thông tin quản lý Các chương trình này đang được cải tiến theo xu hướng phát triển của các trường đại học trong nước và trên thế giới Tuy nhiên, chương trình học của hai ngành này vẫn chưa được đánh giá một cách đầy đủ từ phía người học (sinh viên), và đặc biệt là từ phía thực tiễn (các doanh nghiệp và tổ chức có sử dụng lao động ngành hệ thống thông tin quản lý).

2.1.2 Cơ sở lý thuyết về sự liên kết giữa các tổ chức

Liên kết giữa các tổ chức là một trong những hình thức quan trọng trong quá trình phát triển của xã hội hiện đại Theo Saffu & Mamman (2000) thì sự liên kết giữa doanh nghiệp và tổ chức đào tạo nhằm đạt được động lực phát triển lâu dài Dismukes & Petkovic (1997) khẳng định rằng các doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức trong cạnh tranh toàn cầu và nhấn mạnh tầm quan trọng của các hoạt động thành lập các tổ chức đào tạo là cần thiết, nhằm giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề phức tạp Heide & Stump (1995) chỉ ra các lợi ích và động lực khi bắt đầu thực hiện liên kết dựa trên giả thuyết là các mối quan hệ được hình thành nhằm nâng cao khả năng giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp

Trong khi đó, với việc công nghệ luôn thay đổi nhanh, và vòng đời sản phẩm/dịch vụ ngày càng ngắn tạo nhu cầu thực hiện chuyển giao công nghệ tại các doanh nghiệp theo (Whipple & Gentry, 2000) Chuyển giao công nghệ là quá trình trong đó các ý tưởng mới bao gồm phát minh, công nghệ, thông tin, tri thức… được phát triển trong tổ chức này và áp dụng vào tổ chức khác (Zineldin & cộng sự, 2005) Do đó, các doanh nghiệp có thể liên kết với doanh nghiệp khác, trường đại học, viện nghiên cứu để thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ là điều rất cần thiết

Theo nhận định củaEllram (1991), doanh nghiệp đạt được một số lợi ích khi liên kết với tổ chức khác: (1) tài chính - giúp giảm chi phí sản xuất và góp phần gia tăng lợi

Trang 18

nhuận; (2) công nghệ - giúp cho quá trình hoạt động dễ dàng hơn qua việc chia sẻ công nghệ, liên kết phát triển sản phẩm; và (3) quản lý - tập trung vào việc đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ và áp dụng những phương pháp quản lý mới vào doanh nghiệp Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp thực hiện liên kết nhằm phát triển các ứng dụng, các hệ thống hay các sản phẩm và dịch vụ trong ngành hệ thống thông tin quản lý Zineldin & các cộng sự (2005) cho rằng với đặc thù CNTT luôn luôn thay đổi, và vòng đời các sản phẩm công nghệ ngày càng ngắn lại đã tạo ra nhu cầu thực tiễn trong việc chuyển giao công nghệ tại doanh nghiệp Do đó, các doanh nghiệp có thể liên kết với các trường đại học có đào tạo ngành hệ thống thông tin quản lý, để thực hiện hoạt động có liên quan như liên kết đào tạo hay liên kết nghiên cứu trong lĩnh vực hệ thống thông tin quản lý với các chuyên ngành có liên quan

Tầm quan trọng của liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp

Liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học với mục tiêu chính là tận dụng những

điều kiện của đối tác theo nguyên tắt đôi bên cùng có lợi (win – win) Trong đó, trường

đại học cần nguồn vốn đóng góp của doanh nghiệp để thực hiện các dự án, và doanh nghiệp có thể áp dụng các kết quả nghiên cứu vào giải quyết các vấn đề tại doanh nghiệp (Wheelen & cộng sự, 2010) Bên cạnh đó, các trường đại học là nguồn lực cho quá trình phát triển và đổi mới của chu kỳ kinh tế (Debackere, 2000), và đóng vai trò cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp (Etzkowitz, 2001)

Theo Santoro (2000) thì trường đại học có các hoạt động như giảng dạy, nghiên cứu và thực hiện các dịch vụ Trong đó, việc nghiên cứu thường tập trung vào các vấn đề cơ bản để đưa ra những kiến thức mới và đưa vào chương trình giảng dạy Theo đó,

Lee (1998) cho rằng doanh nghiệp cũng hài lòng khi sử dụng kết quả nghiên cứu từ trường đại học để giải quyết các vấn đề của họ nhằm tối đa hóa lợi nhuận

Mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp

Mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp có liên quan tới hai nhóm yếu tố chính Cụ thể, nhóm (1) - yếu tố bối cảnh và tổ chức, ví dụ, yếu tố bối cảnh, yếu tố tổ chức (Barnes & cộng sự, 2002; Kim, 2009; Easton, 2011); và nhóm (2) - yếu tố

Trang 19

doanh nghiệp, ví dụ, đặc điểm hoạt động, nhận thức doanh nghiệp (Mohnen & Hoareau, 2003; Bruneel & cộng sự, 2012; Mason & Leek, 2013) Bên cạnh đó, các hình thức liên kết chính giữa trường đại học và tổ chức/doanh nghiệp có thể xác định tương ứng trong ba nhiệm vụ, bao gồm hoạt động liên kết có liên quan đến đào tạo, liên kết có liên quan đến hoạt động nghiên cứu, và liên kết có liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ và tư vấn (Este & Patel, 2007; Grimpe & Fier, 2010)

Thành quả đạt được từ quan hệ trường đại học và doanh nghiệp

– Đối với trường đại học: tăng cường các hoạt động nghiên cứu và giảng dạy nhằm

đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các tổ chức/doanh nghiệp, tiếp cận với các kiến thức thực tiễn, tích hợp HTTT vào hệ thống đào tạo, tạo ra thu nhập tăng thêm nhờ chuyển giao công nghệ (Chau & cộng sự, 2018) Ngoài ra, dựa vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp, trường đại học sẽ dự báo được nhu cầu, loại lao động cần thiết, để có chương trình đào tạo phù hợp với thực tiễn (Nguyễn Thị Thu Hằng, 2015)

– Đối với doanh nghiệp: có nguồn nhân lực được đào tạo tốt, tiết kiệm được thời gian

và chi phí đào tạo lại, để có được nhân sự phù hợp với chuyên môn và nhu cầu của doanh nghiệp, tạo ra sản phẩm/dịch vụ mới, cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng thu nhập cho nhân viên, nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp (Malik & cộng sự, 2012) Bên cạnh đó, việc chuyển giao công nghệ giữa trường đại học và doanh nghiệp góp phần tăng khả năng khám phá các nguyên vật liệu mới, ứng dụng phát minh sáng chế và đổi mới sáng tạo vào việc phát triển sản phẩm/dịch vụ (Bishop & cộng sự, 2011) Do đó, nghiên cứu về mối quan hệ giữa trường đại học (nghiên cứu – đào tạo) và doanh nghiệp (thực tiễn), trường hợp cụ thể của ngành hệ thống thông tin quản lý, là công việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt học thuật và thực tiễn

2.2 Các nghiên cứu có liên quan

Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài được trình bày chi tiết như ở Bảng 2.1 Theo như Bảng 2.1, các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu xem xét sự liên kết giữa doanh nghiệp và các trường đại học hay các tổ chức giáo dục theo nhiều mối

Trang 20

quan hệ khác nhau Cụ thể, liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp (v.d.,

Nguyễn Thị Thu Hằng, 2015; Moreira & Vallejo, 2019); liên kết giữa ngành công nghiệp và trường đại học (v.d., Chau & cộng sự, 2018); liên kết giữa trường đại học, doanh nghiệp, và nhà nước (v.d., Etzkowitz & cộng sự, 2001).

Bảng 2.1: Một số nghiên cứu liên quan đến đề tài

Etzkowitz & cộng sự (2001)

Mối quan hệ giữa trường đại học, doanh nghiệp và nhà nước tại Hoa Kỳ

Trường đại học, doanh nghiệp và nhà nước Nguyễn Thị Thu Hằng

(2015)

Sự liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học ở TP HCM và Lâm Đồng

Trường đại học và doanh nghiệp Chau & cộng sự (2018) Chuyển giao vốn trí tuệ trong quan hệ

ngành công nghiệp và trường đại học

Ngành công nghiệp và trường đại học

Moreira & Vallejo (2019)

Quan hệ trường đại học và doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trường đại học và doanh nghiệp

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.3 Mô hình nghiên cứu

Từ các vấn đề chương trình đào tạo ở các trường đại học và thực tiễn các doanh nghiệp tại Việt Nam; cơsở lý thuyết về mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp, thành quả đạt được từ quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp, và các nghiên cứu liên quan, một mô hình lý thuyết để xem xét mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp, với bối cảnh của ngành hệ thống thông tin quản lý được đề xuất như ở Hình 2.1 Theo đó, các thành phần của mô hình được chia thành ba thành phần chính: (1) các tiền tố liên kết với hai nhóm yếu tố là (i) các yếu tố thúc đẩy và (ii) các yếu cản trở, (2) thành phần liên kết, và (3) thành phần kết quả Các thành phần khái niệm của mô hình lý thuyết được diễn giải như sau:

2.3.1 Các tiền tố liên kết

Trang 21

Thành phần các tiền tố của sự liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp bao gồm

hai nhóm yếu tố là (i) các yếu tố thúc đẩy và (ii) các yếu tố cản trở

Các yếu tố thúc đẩy

Các yếu tố thúc đẩy trong nghiên cứu này được đề xuất với hai yếu tố đó là yếu tố bối

cảnh và yếu tố tổ chức

Yếu tố bối cảnh (COF – Contextual factor) thể hiện mối quan hệ thân thiết sẵn có

giữa hai bên - kinh nghiệm trong quá trình hợp tác, danh tiếng của đối tác, xác định mục tiêu nghiên cứu và khả năng nghiên cứu của đối tác Trong đó, mối quan hệ thân thiết sẵn có giữa hai bên đạt được từ trong quá khứ do các thỏa thuận trước đây trong các dự án, các hoạt động của doanh nghiệp với các đơn vị khác (Menguzzato, 1992) Danh tiếng chung của đối tác là một doanh nghiệp có uy tín hay có thể là danh tiếng các chuyên gia giỏi của dự án, nhóm làm việc của dự án và các nhà nghiên cứu có uy tín (Valentin & cộng sự, 2004) Mục tiêu phải được định nghĩa rõ ràng và chính xác giữa các bên, thông qua đó đưa ra được các yêu cầu, tiêu chuẩn cụ thể (Santoro, 2000) Khả năng từng bên khi tham gia liên quan đến mức độ hợp tác trong các giai đoạn của dự án, khả năng giải quyết vấn đề của dự án (Valentin & cộng sự, 2004)

Yếu tố tổ chức (ORF – Organizational factor) thể hiện các cam kết, thỏa thuận giữa

hai bên và khả năng đàm phán, giao tiếp, truyền đạt thông tin giữa các đối tác khi thực hiện liên kết Trong đó,Cam kết giữa hai bên, liên quan đến các cấp điều hành như cam kết tại mức điều hành cấp cao khi các nhà điều hành cấp cao tham gia hỗ trợ cho dự án (Elmuti & Kathawala, 2001), liên quan đến triển vọng hợp tác trong tương lai qua việc hy vọng hợp tác lâu dài với đối tác và mong muốn đầu tư lâu dài, duy trì mối liên kết với đối tác (Montoro, 1999) Khả năng đàm phán, giao tiếp, truyền đạt thông tin Giao tiếp hiệu quả giữa các đối tác cũng góp phần quan trọng tạo nên sự thành công của việc liên kết (Santoro, 2000) Xây dựng được một hệ thống thông tin thích hợp và truyền đạt thành công giữa các đối tác chính là nền tảng tạo nên sự thành công khi hợp tác giữa các bên (Valentin & cộng sự, 2004)

Các yếu tố cản trở

Trang 22

Các yếu tố cản trở được đề xuất với hai yếu tố đó là đặc điểm hoạt động của trường đại học và doanh nghiệp và nhận thức doanh nghiệp về trường đại học

– Đặc điểm hoạt động (OPC - Operating characteristics) khác nhau giữa các trường

đại học và các doanh nghiệp là sự cản trở và gây khó khăn cho việc hợp tác giữa hai đối tác này Thể hiện qua sự khác biệt giữa môi trường làm việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học của trường đại học với môi trường kinh doanh của doanh nghiệp (Shenhar, 1993) Các trường đại học tạo và truyền bá tri thức nền tảng, trong khi doanh nghiệp tạo ra sản phẩm/dịch vụ trong môi trường cạnh tranh (Ervin & cộng sự, 2002) Các doanh nghiệp thực hiện những mục tiêu ngắn hạn, trong khi các tổ chức nghiên cứu và đào tạo lại theo các mục tiêu dài hạn (Cyert & Goodman, 1997) Trường đại học và doanh nghiệp cũng có sự khác biệt đáng kể về văn hóa và giá trị, nên có thể tạo ra những cản trở trong khi giao tiếp (Kock & cộng sự, 2000)

Hình 2.1: Mô hình liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp

– Nhận thức doanh nghiệp (PEE - Perceived enterprise) về trường đại học làm giảm

sự liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học Thể hiện qua việc các trường đại học quan tâm đến nghiên cứu cơ bản theo khái niệm, mô hình mới, kỹ thuật đo lường, và thiết bị nghiên cứu còn lạc hậu, không phù hợp nhu cầu đổi mới của doanh nghiệp (Shenhar, 1993), làm cho doanh nghiệp không cảm nhận được lợi ích đạt được khi

Yếu tố bối cảnh

Thành quả doanh nghiệpYếu tố

tổ chức

Liên kết đào tạo

Liên kết nghiên cứu

Các tiền tố Sự liên kết Kết quả

Nhận thức doanh nghiệp

H1a, H1b, H2a, H2b

Trang 23

liên kết với trường đại học (Ervin & cộng sự, 2002) Các nhà nghiên cứu còn thiếu động cơ và kỹ năng khi nghiên cứu phát triển sản phẩm/dịch vụ theo nhu cầu của doanh nghiệp, nên các doanh nghiệp cho rằng những nghiên cứu ở các trường đại học là quá thiên về lý thuyết, không phù hợp với nhu cầu của họ (Cyert & Goodman, 1997), và kiến thức của sinh viên hay chương trình đào tạo của các trường đại học không phù hợp với nhu cầu mới doanh nghiệp (Shenhar, 1993)

2.3.2 Sự liên kết giữa trrường đại học và doanh nghiệp

Sự liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp bao gồm hai yếu tố là liên kết đào

tạo (TRL - Training link) và liên kết nghiên cứu (REL - Research link)

Các hình thức liên kết giữa doanh nghiệp với trường đại học thường theo các dạng như liên kết đào tạo/cung cấp dịch vụ và trong các hoạt động nghiên cứu (Fontana, 2006) Theo đó, liên kết đào tạo giúp cho doanh nghiệp nâng cao trình độ nguồn nhân lực qua các khóa đào tạo do trường thực hiện, và doanh nghiệp có thể mở rộng thương hiệu ra cộng đồng qua các hoạt động hợp tác với nhà trường, để thu hút sinh viên giỏi vào doanh nghiệp (Dooley, 2007) Liên kết quan trọng giữa doanh nghiệp và trường đại học chính là hợp tác nghiên cứu và quan tâm nhiều hơn đến lợi ích chung của hai bên (Jacob, 2000), khi này kết quả nghiên cứu của trường đại học được chuyển giao và đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp (Brown & cộng sự, 1991)

2.3.3 Kết quả của sự liên kết

Kết quả của sự liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp là thành phần đầu ra của

mô hình với yếu tố thành quả doanh nghiệp (ENP - Enterprise performance)

Sự liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học giúp các doanh nghiệp giảm được các chi phí nghiên cứu và phát triển, và có nhiều cơ hội hơn để phát triển mối liên kết với trường đại học và bổ sung thêm được nguồn lực cho mình (George & cộng sự, 2002), mở rộng hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp (Brennan, 2003) Chuyển giao công nghệ giữa trường đại học và các doanh nghiệp giúp cung cấp các chuyên gia kỹ thuật tới doanh nghiệp để phát triển công nghệ, sản phẩm/dịch vụ mới, cung

Trang 24

cấp bản quyền của công nghệ (Santoro, 2000), tạo nhiều điều kiện cho doanh nghiệp trong việc phát triển và thương mại hóa các công nghệ mới (Parkhe, 1993)

2.4 Các giả thuyết nghiên cứu

Sự tác động tích cực của các yếu tố thúc đẩy của các tiền tố tới thành phần liên kết

được thể hiện qua mối quan hệ đồng biến giữa yếu tố bối cảnh (COF) với các yếu tố

liên kết đào tạo (TRL) và liên kết nghiên cứu (REL) Các mối quan hệ này được thể

hiện trong các nghiên cứu nền tảng về mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp như của Bloedon & Stokes (1994); Cyert & Goodman (1997), và được khẳng định lại trong các nghiên cứu của Valentin & cộng sự (2004); Easton (2011); Chau & cộng sự (2018) Do đó, đối với yếu tố bối cảnh, các giả thuyết sau được đề xuất:

– H1a: Yếu tố bối cảnh có tác động tích cực đến liên kết đào tạo – H1b: Yếu tố bối cảnh có tác động tích cực đến liên kết nghiên cứu

Bên cạnh đó, mối quan hệ đồng biến giữa yếu tố tổ chức (ORF) với các yếu tố thành phần liên kết (liên kết đào tạo và liên kết nghiên cứu) được thể hiện trong các nghiên cứu nền tảng về mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp như của Cyert & Goodman (1997); Davenport & cộng sự (1999), và được khẳng định lại trong các nghiên cứu liên quan như của Valentin & cộng sự (2004); Easton (2011); Ye & Shen

(2015) Do đó, đối với yếu tố tổ chức, các giả thuyết sau được đề xuất:

– H2a: Yếu tố tổ chức có tác động tích cực đến liên kết đào tạo – H2b: Yếu tố tổ chức có tác động tích cực đến liên kết nghiên cứu

Ngoài những tác động tích cực của các yếu tố thúc đẩy tới các yếu tố của sự liên kết, trong mô hình nghiên cứu còn sự tác động tiêu cực của các yếu tố cản trở của các tiền tố tới thành phần liên kết được thể hiện qua mối quan hệ nghịch biến giữa yếu tố đặc

điểm hoạt động (OPC) với các yếu tố liên kết đào tạo (TRL) và liên kết nghiên cứu (REL) Các mối quan hệ này được thể hiện trong các nghiên cứu nền tảng về mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp như củaShenhar (1993); Helleputte &

Trang 25

Overstraeten (1993), và được khẳng định lại trong các nghiên cứu liên quan như của

Ervin & cộng sự (2002); Mason & Leek (2013) Do đó, đối với đặc điểm hoạt động, các giả thuyết sau được đề xuất:

– H3a: Đặc điểm hoạt động có tác động tiêu cực đến liên kết đào tạo

– H3b: Đặc điểm hoạt động có tác động tiêu cực đến liên kết nghiên cứu

Ngoài ra, mối quan hệ nghịch biến giữa yếu tố nhận thức doanh nghiệp (PEE) với các yếu tố thành phần liên kết (liên kết đào tạo và liên kết nghiên cứu) được thể hiện trong các nghiên cứu nền tảng về mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp như của Shenhar (1993); Helleputte & Overstraeten (1993), và được khẳng định lại trong các nghiên cứu của Ervin & cộng sự (2002): Mason & Leek (2013) Do đó, đối với nhận thức doanh nghiệp, các giả thuyết sau được đề xuất:

– H4a: Nhận thức doanh nghiệp có tác động tiêu cực đến liên kết đào tạo – H4b: Nhận thức doanh nghiệp có tác động tiêu cực đến liên kết nghiên cứu

Mặt khác, sự tác động tích cực của các yếu tố của thành phần liên kết tới thành phần kết quả được thể hiện qua mối quan hệ đồng biến giữa các yếu tố liên kết đào tạo

(TRL) và liên kết nghiên cứu (REL) với yếu tố thành quả doanh nghiệp (ENP) Các

mối quan hệ này được thể hiện trong các nghiên cứu nền tảng về mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp như của Brown (1991); Roessner (1991); Shenhar

(1993), và được khẳng định lại trong các nghiên cứu liên quan như củaDooley (2007);

Malik & cộng sự (2012) Do đó, đối với thành quả doanh nghiệp, các giả thuyết sau được đề xuất:

– H5: Liên kết đào tạo có tác động tích cực đến thành quả doanh nghiệp – H6: Liên kết nghiên cứu có tác động tích cực đến thành quả doanh nghiệp

2.5 Ý nghĩa mô hình

Mô hình nghiên cứu đề xuất dựa trên cơ sở lý thuyết về các mối quan hệ giữa trường

Trang 26

đại học và doanh nghiệp, thành quả đạt được từ quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp, và các nghiên cứu liên quan Từ đó xây dựng một mô hình của sự liên kết về đào tạo và nghiên cứu, mô hình dựa trên cơ sở của các lý thuyết liên quan Theo đó, mô hình lý thuyết xem xét mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp với bối cảnh nghiên cứu của ngành hệ thống thông tin quản lý Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung cơ sở lý thuyết cho lý thuyết về mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp hay tổ chức

Đặc biệt, với bối cảnh nghiên cứu của ngành hệ thống thông tin quản lý, kết quả kiểm định mô hình sẽ góp phần khẳng định sự liên kết chặt chẽ giữa quá trình nghiên cứu và đào tạo ở các trường đại học có ngành hệ thống thông tin quản lý với thực tiễn công việc ở các doanh nghiệp hay tổ chức trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay

2.6 Tóm tắt chương 2

Chương này giới thiệu tổng quan cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu, các giả thuyết nghiên cứu, và ý nghĩa của mô hình nghiên cứu Trong đó bao gồm giới thiệu về sự liên kết giữa các tổ chức, mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp, thành quả đạt được từ quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp, và các nghiên cứu có liên quan Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một mô hình lý thuyết để xem xét mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp trong bối cảnh của ngành hệ thống thông tin quản lý Các khái niệm của mô hình lý thuyết đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu cũng được được lý luận và diễn giải một cách chi tiết Cuối cùng, ý nghĩa của mô hình đề xuất cũng được diễn giải và trình bày

Trang 27

Chương 3

PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Trong chương trước đã trình bày cơ sở lý thuyết, đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết Chương 3 giới thiệu phương pháp nghiên cứu được sử dụng để đánh giá thang đo lường các khái niệm, kiểm định mô hình lý thuyết, và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Bên cạnh đó, chương này cũng trình bày thang đo lường các khái niệm nghiên cứu Ngoài ra, thống kê mẫu nghiên cứu cũng được mô tả trong chương này

3.1 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện theo phuơng pháp hỗn hợp, Nghiên cứu hỗn hợp có

nguồn gốc từ việc sử dụng đa phương pháp để đánh giá thang đo của Campbell & Fiske (1959) Có nhiều loại hình khác nhau trong nghiên cứu hỗn hợp (Creswell & Creswell, 2018) Phương pháp luận khoa học của nghiên cứu này với phương pháp nghiên cứu được thiết kế theo hỗn hợp tuần tự “định tính → ĐỊNH LƯỢNG” và

khám phá (Creswell & Creswell, 2018) Trong đó, những chữ “định tính” và “định

lượng” được sử dụng để đại diện cho phần định tính và phần định lượng tương ứng,

khi phương pháp nào có tỷ trọng lớn hơn được thể hiện bằng chữ hoa (ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG), trong khi phần kia được viết bằng chữ thường (định tính, định lượng), mũi tên “→” đề cập đến thiết kế tuần tự Thiết kế nghiên cứu của nghiên cứu này như ở Hình 3.1

Hình 3.1: Nghiên cứu hỗn hợp tuần tự và khám phá

Nguồn: Trích từ Creswell & Creswell (2018)

Trang 28

Theo Creswell & Creswell (2018), hai yếu tố để xác định phương pháp thiết kế hỗn hợp: (1) Tiếp cận ưu tiên trong phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, ưu tiên thực hiện tỷ trọng nghiên cứu định lượng và định tính bằng nhau, hoặc khác nhau (2) Thu thập dữ liệu là thứ tự thu thập dữ liệu định lượng và định tính Nghiên cứu này ưu tiên phương pháp định lượng được sử dụng nhiều hơn định tính và lấy dữ liệu tuần tự theo thời điểm, định tính trước định lượng sau

3.2 Quy trình nghiên cứu 3.2.1 Thang đo nghiên cứu

Phát triển thang đo

Phát triển thang đo nháp bằng nghiên cứu sơ bộ định tính Đầu tiên từ các cơ sở lý thuyết có liên quan kết hợp với với nghiên cứu kinh nghiệm để hình thành thang đo nháp Kế tiếp, thảo luận với các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục đại học tại các trường đại học có ngành hệ thống thông tin quản lý và các chuyên ngành; các chuyên gian trong các doanh nghiệp có sử dụng lao động ngành hệ thống thông tin quản lý theo phương pháp phỏng vấn tay đôi Theo Creswell & Creswell

(2018), để nghiên cứu kinh nghiệm thông qua trao đổi với các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực nghiên cứu giúp kiểm tra nội dung của các biến quan sát có bao hàm các nội dung của khái niệm không, và thảo luận tay đôi với chuyên gia có liên quan trong bối cảnh nghiên cứu để xây dựng các biến quan sát Nghiên cứu sơ bộ định tính để điều chỉnh và bổ sung thang đo, nhằm đánh giá cách sử dụng thuật ngữ trong bảng câu hỏi khảo sát nhằm điều chỉnh thuật ngữ thích hợp trước khi đánh giá sơ bộ

Đánh giá thang đo

Đánh giá thang đo chính thức thông qua nghiên cứu định lượng, thang đo chính thức được sử dụng cho nghiên cứu chính thức với bảng khảo sát như ở Phụ lục 1 Trong nghiên cứu chính thức định lượng dự kiến lấy mẫu với cỡ mẫu n = 300 bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện Nghiên cứu chính thức định lượng để kiểm định thang đo, và kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết Các đánh giá bao gồm: (1) Phân

Trang 29

tích nhân tố khám phá (EFA) để đánh giá sơ bộ tính đơn hướng, giá trị hội tụ, và giá trị phân biệt của thang đo; (2) Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để kiểm định các thông số của thang đo, bao gồm độ tin cậy tổng hợp (CR), phương sai trích trung bình (AVE), tính đơn hướng, giá trị hội tụ, và giá trị phân biệt (3) Phân tích mô hình cấu

trúc tuyến tính (SEM) theo phương pháp Bayes để kiểm định giá trị quan hệ của mô

hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu

3.2.2 Dữ liệu nghiên cứu

Thiết kế mẫu

– Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên có chọn lọc cho nghiên cứu sơ bộ định tính, và phương pháp lấy mẫu thuận tiện cho nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức định lượng Lấy mẫu xác xuất tốn nhiều thời gian và chi phí, nên các nhà nghiên cứu thường phải sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác xuất, và chấp nhận hy sinh tính đại diện của mẫu (Nguyễn Đình Thọ, 2013)

– Cỡ mẫu

Trong phân tích nhân tố khám phá (EFA), cỡ mẫu từ 100 đến 200 là đủ Trong phân tích nhân tố khẳng định (CFA) cỡ mẫu có thể tùy thuộc vào phương pháp ước lượng, cỡ mẫu cho thang đo tốt là khoảng từ 100 đến 300 (Byrne, 2016) Theo đó, trong nghiên cứu định lượng chọn cỡ mẫu được chọn là n = 300

– Thu thập dữ liệu

Nghiên cứu thu thập dữ liệu theo phương pháp điều tra khảo sát, phù hợp để giải thích mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu và để kiểm định mô hình lý thuyết, đây cũng là phương pháp chính trong các nghiên cứu định lượng về hành vi tổ chức (Cresswell & Cresswell, 2018)

Nghiên cứu định lượng sử dụng thang đo Likert 5 mức để đánh giá các biến quan sát, với các mức đánh giá [1]: hoàn toàn không đồng ý – [2]: không đồng ý – [3]: trung

Trang 30

bình – [4]: đồng ý – [5]: hoàn toàn đồng ý Thang đo chi tiết các khái niệm dựa trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan như ở Bảng 3.1 Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện Bảng khảo sát được gửi đi dưới dạng câu hỏi trực tuyến trên Google Docs đến đối tượng khảo sát lấy mẫu là các cấp quản lý trong các tổ chức và doanh nghiệp có sử dụng lao động ngành hệ thống thông tin quản lý và các chuyên ngành ở Việt Nam.

Bảng 3.1: Các khái niệm nghiên cứu và diễn giải tham chiếu

Nhân tố bối cảnh 4 Santoro (2000); Valentin & cộng sự (2004) Nhân tố tổ chức 3 Santoro (2000); Valentin & cộng sự (2004)

Đặc điểm hoạt động 4 Cyert & Goodman (1997); Ervin & cộng sự (2002) Nhận thức doanh nghiệp 5 Cyert & Goodman (1997); Ervin & cộng sự (2002) Liên kết đào tạo 6 Helleputte & Overstraeten (1993); Dooley (2007) Liên kết nghiên cứu 4 Helleputte & Overstraeten (1993); Dooley (2007) Thành quả doanh nghiệp 6 Santoro (2000); Dooley (2007)

Phân tích dữ liệu

– Phân tích nhân tố khám phá và phân tích độ tin cậy

Phân tích nhân tố khám phá (EFA) thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau, để đảm bảo các biến quan sát có trong cấu trúc khái niệm có liên hệ với nhau đủ lớn để tạo ra thang đo Phân tích EFA đánh giá hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt (Nguyễn Đình Thọ, 2013)

Các phép xoay yếu tố như varimax hoặc promax sẽ cực đại hóa hệ số tải của một biến quan sát lên một trong những yếu tố rút trích được trong khi sẽ cực tiểu hóa hệ số tải trên các yếu tố rút trích khác trong ma trận xoay yếu tố, số lượng yếu tố rút trích được bằng đúng với số các yếu tố có giá trị eigenvalue > 1 Các biến quan sát trong trong

Trang 31

EFA chỉ được giữ lại khi hệ số KMO của các biến đưa vào phân tích > 0,50; hệ số tải nhân tố khám phá > 0,50 trên cấu trúc khái niệm tương ứng; tổng phương sai trích (TVE) của các biến quan sát > 50% (Hair & cộng sự, 2019)

– Phân tích nhân tố khẳng định

Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) cho phép kiểm định cấu trúc lý thuyết của thang đo mà không bị chệch do sai số đo lường Các thông số kiểm định thang đo bao gồm độ tin cậy tổng hợp (CR), phương sai trích trung bình (AVE), tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt (Hair & cộng sự, 2019)

Phương sai trích trung bình (AVE) của các biến trong cấu trúc khái niệm theo như

Fornell & Larcker (1981) được tính theo công thức (3.1)

𝐴𝐴𝐴𝐴𝐴𝐴 = ∑𝑛𝑛𝑖𝑖=1𝑛𝑛 (3.1)𝜆𝜆2𝑖𝑖

− 𝜆𝜆𝑖𝑖: hệ số tải chuẩn hóa của biến quan sát thứ i

n: số biến quan sát của thang đo

Độ tin cậy tổng hợp (CR) của các biến trong cấu trúc khái niệm theo như Joreskog

(1971) được tính theo công thức (3.2)

𝐶𝐶𝐶𝐶 = (∑ 𝜆𝜆(∑𝑛𝑛𝑖𝑖=1𝜆𝜆𝑖𝑖)2

𝑖𝑖=1 )2+ (∑𝑛𝑛 𝜀𝜀𝑖𝑖

𝑖𝑖=1 ) (3.2)

− 𝜆𝜆𝑖𝑖: hệ số tải chuẩn hóa của biến quan sát thứ i

− 𝜀𝜀𝑖𝑖: phương sai của sai số đo lường

n: số biến quan sát của thang đo

Các chỉ số để đo độ phù hợp được chia thành hai nhóm: (1) Các chỉ số tuyệt đối dùng để đo mức độ khác biệt giữa dữ liệu của mẫu và dữ liệu từ mô hình Mô hình phù hợp

với dữ liệu khi RMSEA ≤ 0,05 và chấp nhận được khi RMSEA ≤ 0,08 (Steiger, 1990)

(2) Các chỉ số tương đối dùng để đo việc cải thiện sự phù hợp của mô hình nghiên

cứu với dữ liệu thực tế qua việc so sánh mô hình đề xuất với một mô hình chuẩn tương tự nhưng có nhiều giới hạn được gán Các chỉ số thường dùng thuộc nhóm này

là GFI, TLI, CFI, NFI Trong đó, CFI và TLI là hai chỉ số có liên quan chặt với nhau,

Trang 32

mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu khi CFI và TLI ≥ 0,90 (Bentler & Bonett,

1980) Các chỉ số cơ bản để đánh giá độ phù hợp của mô hình đo lường bao gồm

χ2/dF, GFI, CFI, NFI, TLI, và RMSEA Mô hình đo lường được xem là phù hợp với dữ liệu khi đạt các chỉ số như ở Bảng 3.2

Bảng 3.2: Các chỉ số tham chiếu trong phân tích nhân tố khẳng định

χ2/dF ≤ 2,00 Bentler & Bonett (1980) GFI ≥ 0,90 Joreskog & Sorbom (1984) NFI ≥ 0,90 Bentler & Bonett (1980) TLI ≥ 0,90 Bentler & Bonett (1980) CFI ≥ 0,90 Bentler & Bonett (1980) RMSEA ≤ 0,05 Steiger (1990)

Nguồn: Tác giả tổng hợp

– Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính theo phương pháp Bayes

Nghiên cứu này dùng phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) theo phương pháp

Bayes để kiểm định các mối quan hệ cấu trúc giữa các khái niệm và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (Byrne, 2016) Theo đó, phương pháp Bayes cho kết quả tốt hơn so với phương pháp ước lượng khả dĩ nhất (ML), và tạo ra kết quả đáng tin cậy

hơn với các tập mẫu có kích thước nhỏ (Zyphur & Oswald, 2013) Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, thông thường cần sự hỗ trợ của mức ý nghĩa thống kê (p-value)

để chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu, trong khi phương pháp Bayes có

xu hướng ủng hộ các giả thuyết nghiên cứu có nhiều khả năng tương đối theo dữ liệu nghiên cứu (Kruschke & Liddell, 2018)

Kết quả của phân tích Bayes là phân phối posterior, phản ánh sự kết hợp giữa các giai đoạn và minh chứng thực nghiệm của nghiên cứu (Bolstad, 2004) Khoảng tin cậy

Bayes được tính từ % của chặn dưới đến % của chặn trên của posterior, có giá trị từ 2,5% đến 97,5%, tạo thành khoảng tin cậy của Bayes là 95% (Byrne, 2016)

Trang 33

3.2.3 Thang đo các khái niệm nghiên cứu

Các thành phần khái niệm của mô hình lý thuyết được diễn giải tham chiếu như Bảng 3.1 Theo đó, các yếu tố thúc đẩy có hai thành phần khái niệm là yếu tố bối cảnh

(COF) với 4 biến quan sát, và yếu tố tổ chức (ORF) có 3 biến quan sát Các yếu tố

cản trở có hai khái niệm là đặc điểm hoạt động (OPC) với 4 biến quan sát, và nhận

thức doanh nghiệp (PEE) có 5 biến quan sát Thành phần liên kết có hai khái niệm là liên kết đào tạo (TRL) với 6 biến quan sát, và liên kết nghiên cứu (REL) có 4 biến

quan sát Thành phần kết quả có một khái niệm là thành quả doanh nghiệp (ENP) với

6 biến quan sát Chi tiết thang đo các khái niệm nghiên cứu được diễn giải như sau:

– Yếu tố bối cảnh (COF) thể hiện mối quan hệ thân thiết sẵn có giữa hai bên - kinh

nghiệm trong quá trình hợp tác, danh tiếng của đối tác, xác định mục tiêu nghiên cứu và khả năng nghiên cứu của đối tác (Valentin & cộng sự, 2004) Khái niệm yếu tố

bối cảnh có 4 biến quan sát được trình bày chi tiết như ở Bảng 3.3

Bảng 3.3: Các biến quan sát của yếu tố bối cảnh (COF)

Quan hệ sẵn có trong quá trình hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học COF1

Uy tín và danh tiếng của đối tác có liên quan - doanh nghiệp và nhà trường COF2

Có mục tiêu rõ ràng khi hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học COF3

Khả năng, năng lực, mức độ hợp tác giữa doanh nghiệp và trường đại học COF4

Bảng 3.4: Các biến quan sát của yếu tố tổ chức (ORF)

Cam kết và thỏa thuận giữa doanh nghiệp và trường đại học ORF1

Khả năng đàm phán giữa doanh nghiệp và trường đại học ORF2

Khả năng giao tiếp và truyền thông giữa doanh nghiệp và trường đại học ORF3

– Yếu tố tổ chức (ORF) thể hiện các cam kết, thỏa thuận giữa hai bên và khả năng

Trang 34

đàm phán, giao tiếp, truyền đạt thông tin giữa các đối tác khi thực hiện liên kết Cam kết giữa hai bên, liên quan đến các cấp điều hành như cam kết tại mức điều hành cấp cao khi các nhà điều hành cấp cao tham gia hỗ trợ cho dự án (Valentin & cộng sự, 2004) Khái niệm yếu tố tổ chức có 3 biến quan sát được trình bày như ở Bảng 3.4

Đặc điểm hoạt động (OPC) khác nhau giữa các trường đại học và các doanh nghiệp

là sự cản trở và gây khó khăn cho việc hợp tác giữa hai đối tác này, thể hiện qua sự khác biệt giữa môi trường làm việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học của trường đại học với môi trường kinh doanh của doanh nghiệp (Shenhar, 1993) Khái niệm đặc

điểm hoạt động có 4 biến quan sát được trình bày chi tiết như ở Bảng 3.5

Bảng 3.5: Các biến quan sát của đặc điểm hoạt động (OPC)

Doanh nghiệp chưa có chiến lược dài hạn về phát triển công nghệ và nhân lực OPC1

Doanh nghiệp sử dụng nguồn nhân lực rẻ hơn là nguồn nhân lực chất lượng cao OPC2

Doanh nghiệp cạnh tranh dựa trên nguồn nhân lực rẻ hơn là dựa vào công nghệ OPC3

Doanh nghiệp không thiết kế/sản xuất sản phẩm HTTT mà thường thuê ngoài OPC4

Bảng 3.6: Các biến quan sát nhận thức doanh nghiệp (PEE)

Nghiên cứu của trường thiên về lý thuyết, không phù hợp với nhu cầu thực tiễn PEE1

Không cảm nhận được lợi ích của các họat động liên kết với nhà trường PEE2

Chưa biết nhiều về hoạt động đào tạo của trường do không quảng bá rộng rãi PEE3

Kiến thức sinh viên/chương trình đào tạo của trường chưa phù hợp với nhu cầu PEE4

Thiết bị nghiên cứu của trường lạc hậu, không phù hợp nhu cầu doanh nghiệp PEE5

– Nhận thức doanh nghiệp (PEE) thể hiện qua việc các trường đại học quan tâm đến

nghiên cứu cơ bản theo khái niệm, mô hình mới, kỹ thuật đo lường, và thiết bị nghiên cứu còn lạc hậu, không phù hợp nhu cầu đổi mới của doanh nghiệp (Shenhar, 1993), làm cho doanh nghiệp không cảm nhận được lợi ích đạt được khi liên kết với trường

Trang 35

đại học (Ervin & cộng sự, 2002) Khái niệm nhận thức doanh nghiệp có 5 biến quan

sát được trình bày chi tiết như ở Bảng 3.6

Sự liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp bao gồm hai yếu tố là liên kết đào

tạo (TRL) và liên kết nghiên cứu (REL) Các hình thức liên kết giữa doanh nghiệp với

trường đại học thường theo các dạng như liên kết đào tạo/cung cấp dịch vụ và trong các hoạt động nghiên cứu (Fontana, 2006) Liên kết đào tạo và liên kết nghiên cứu có

lần lược là 6 và 4 biến quan sát, được trình bày như ở các Bảng 3.7 và Bảng 3.8

Bảng 3.7: Các biến quan sát của liên kết đào tạo (TRL)

Nhận sinh viên HTTTQL của trường đại học thực tập tại doanh nghiệp TRL1

Tổ chức hội thảo giới thiệu công nghệ mới tại doanh nghiệp do trường thực hiện TRL2

Doanh nghiệp tham gia thỉnh giảng về công nghệ mới cho sinh viên TRL3

Doanh nghiệp trao học bổng cho sinh viên của trường đại học TRL4

Trường đại học chuyển giao tri thức qua các chương trình đào tạo TRL5

Doanh nghiệp trao tặng và tài trợ các thiết bị CNTT/HTTT cho trường đại học TRL6

Bảng 3.8: Các biến quan sát của liên kết nghiên cứu (REL)

Doanh nghiệp và trường cùng tham gia trong các dự án hợp tác nghiên cứu REL1

Doanh nghiệp ký kết hợp đồng nghiên cứu với trường hoặc từng dự án đặc biệt REL2

Doanh nghiệp liên kết với giảng viên của trường để áp dụng kết quả nghiên cứu REL3

Doanh nghiệp tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu của trường đại học REL4

– Thành quả doanh nghiệp (ENP) là kết quả của sự liên kết giữa trường đại học và

doanh nghiệp Sự liên kết giữa doanh nghiệp và trường đại học giúp các doanh nghiệp

giảm được các chi phí nghiên cứu và phát triển, và có nhiều cơ hội hơn để phát triển mối liên kết với trường đại học và bổ sung thêm được nguồn lực cho mình (George,

2002) Thành quả doanh nghiệp có 6 biến quan sát được trình bày như ở Bảng 3.9

Trang 36

Bảng 3.9: Các biến quan sát của thành quả doanh nghiệp (ENP)

Nâng cao trình độ nguồn nhân lực qua khóa đào tạo do trường đại học thực hiện ENP1

Nâng cao nguồn lực qua việc chia sẻ thiết bị, ngân sách và kinh nghiệm ENP2

Kết quả nghiên cứu, nhận được tư vấn và thông tin thu thập được của trường ENP3

Tuyển dụng sinh viên giỏi ngành HTTTQL tốt nghiệp từ trường đại học ENP4

Nâng cao hiệu quả và giảm thời gian thừa trong các hoạt động của doanh nghiệp ENP5

Mở rộng hình ảnh tổ chức qua việc hợp tác với trường để thu hút sinh viên giỏi ENP6

3.3 Thống kê mô tả mẫu

Số lượng tổ chức thu thập dữ liệu: có tất cả 320 mẫu ở cấp tổ chức được khảo sát và

lấy mẫu trong tổng số 455 tổ chức có gửi thông tin khảo sát qua Google Docs (35 mẫu không hợp lệ), danh sách chi tiết các doanh nghiệp như ở Phụ lục 3 Loại hình doanh nghiệp: đa số các doanh nghiệp là các công ty cổ phần và công ty TNHH với

tỷ lệ lần lượt là 34% và 22%; kế tiếp là công ty nước ngoài, công ty liên doanh, và công ty nhà nước chiếm tỷ lệ lần lượt là 14%, 12% và 9%; và công ty tư nhân chiếm tỷ lệ thấp nhất với chỉ khoảng 8%, chi tiết được trình bày ở Hình 3.2

Hình 3.2: Thống kê mô tả mẫu theo loại hình tổ chức

Trang 37

3.4 Tóm tắt chương 3

Chương 3 giới thiệu phương pháp nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu hỗn hợp với phương pháp định tính trước và phương pháp định lượng sau để đánh giá và đo lường các khái niệm nghiên cứu Chương này cũng trình bày chi tiết cách thức thu thập dữ liệu và các phương pháp phân tích dữ liệu định lượng để kiểm định mô hình lý thuyết và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Chương 3 còn trình bày và diễn giải chi tiết các thang đo của các khái niệm nghiên cứu của các biến quan sát Cuối cùng, thống kê mô tả dữ liệu thu thập được từ việc trả lời khảo sát của các tổ chức

Ngày đăng: 08/05/2024, 00:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Mô hình liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp: Một nghiên cứu cho ngành hệ thống thông tin quản lý
Hình 2.1 Mô hình liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp (Trang 22)
Hình 4.1: Phân ph ố i c ủ a quan h ệ  gi ữ a các y ế u t ố thúc đẩ y và s ự  liên k ế t - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp: Một nghiên cứu cho ngành hệ thống thông tin quản lý
Hình 4.1 Phân ph ố i c ủ a quan h ệ gi ữ a các y ế u t ố thúc đẩ y và s ự liên k ế t (Trang 43)
Hình 4.3: Phân ph ố i c ủ a quan h ệ  s ự  liên k ế t và thành qu ả  doanh nghi ệ p  4.3 Th ả o lu ậ n k ế t qu ả - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp: Một nghiên cứu cho ngành hệ thống thông tin quản lý
Hình 4.3 Phân ph ố i c ủ a quan h ệ s ự liên k ế t và thành qu ả doanh nghi ệ p 4.3 Th ả o lu ậ n k ế t qu ả (Trang 44)
P hụ lục  1: Bảng câu hỏi khảo sát - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp: Một nghiên cứu cho ngành hệ thống thông tin quản lý
h ụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát (Trang 59)
Hình 1: Sự liên kết trường đại học - doanh nghiệp - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp: Một nghiên cứu cho ngành hệ thống thông tin quản lý
Hình 1 Sự liên kết trường đại học - doanh nghiệp (Trang 69)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w