BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --- NGUYỄN VĂN ĐỊNHQUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LON
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-
NGUYỄN VĂN ĐỊNH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2021
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-
NGUYỄN VĂN ĐỊNH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 62 14 01 14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 TS VÕ VĂN NAM
2 PGS.TS NGUYỄN VĂN ĐỆ
Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn của các nhà khoa học
Kết quả thu được của luận án là khách quan, trung thực Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào
Tác giả luận án
Nguyễn Văn Định
Trang 4DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 4
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
3.1 Khách thể nghiên cứu: 4
3.2 Đối tượng nghiên cứu: 4
4 Giả thuyết khoa học 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phạm vi nghiên cứu 5
6.1 Về nội dung 5
6.3 Thời gian nghiên cứu: 5
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5
7.1 Phương pháp luận 5
7.1.1 Tiếp cận hệ thống, cấu trúc 5
7.1.2 Tiếp cận lịch sử, lôgic 6
7.1.3 Tiếp cận thực tiễn 6
7.2 Phương pháp nghiên cứu 6
7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 6
7.2.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7
7.3 Phương pháp thống kê toán học 8
8 Những luận điểm cần bảo vệ 8
9 Đóng góp của luận án 9
10 Cấu trúc luận án 9
Chương 1 10
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 10
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 10
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 10
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu hoạt động học tập 10
1.1.2 Lịch sử nghiên cứu quản lí hoạt động học tập 24
1.2 Một số khái niệm cơ bản 30
1.2.1 Hoạt động học tập 30
1.2.2 Quản lý hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông 31
1.3 Hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông 34
1.3.1 Đặc điểm lứa tuổi học sinh trung học phổ thông 34
1.3.2 Đặc điểm và bản chất hoạt động học tập học sinh trung học phổ thông 37
1.3.3 Mục tiêu học tập của học sinh trung học phổ thông 39
1.4 Quản lí hoạt động học tập học sinh trung học phổ thông 43
Trang 61.4.1 Sự phân quyền trong quản lí hoạt động học tập học sinh THPT 43
1.4.2 Nội dung quản lí hoạt động học tập học sinh trung học phổ thông 51
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động học tập 60
1.5.1 Yếu tố khách quan 60
1.5.2 Các yếu tố chủ quan 62
Kết luận chương 1 64
Chương 2 65
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 65
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 65
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 65
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục đồng bằng sông Cửu Long 65
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long 65
2.1.2 Giáo dục trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long 68
2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 72
2.2.1 Mục đích khảo sát thực trạng 73
2.2.2 Nội dung khảt sát thực trạng 73
2.2.3 Thời gian và mẫu nghiên cứu 73
2.2.4 Cách thức xử lí số liệu 75
2.3 Kết quả khảo sát thực trạng 77
2.3.1 Kết quả khảo sát thực trạng vai trò của chủ thể trong phân quyền quản lí HĐHT 77
2.3.2 Kết quả khảo sát thực trạng quản lí các thành tố hoạt động học tập 83
2.3.3 Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động học tập học sinh trung học phổ thông 107
2.4 Đánh giá thực trạng quản lí HĐHT của học sinh THPT vùng ĐBSCL 109
2.4.1 Đánh giá chung 109
2.4.2 Nguyên nhân của hạn chế 111
Kết luận chương 2 113
Chương 3 114
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 114
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 114
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 114
3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 114
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 114
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 114
3.1.3 Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống 114
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo phù hợp thực tiễn 114
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 115
3.2 Định hướng đề xuất biện pháp quản lí hoạt động học tập của học sinh 115
Trang 73.2.1 Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên trường THPT 115
3.2.2 Phát huy vai trò của học sinh THPT 116
3.2.3 Đổi mới công tác quản lí hoạt động học tập của học sinh THPT 117
3.3 Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long 118
3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lí trường trung học phổ thông 118
3.3.2 Biện pháp 2: Phát huy vai trò trách nhiệm của hiệu trưởng trường trung học phổ thông 124
3.3.3 Biện pháp 3: Bồi dưỡng năng lực học tập cho học sinh trường trung học phổ thông 127 3.3.4 Biện pháp 4: Quản lí hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị học tập trường trung học phổ thông 132
3.3.5 Biện pháp 5: Huy động các nguồn lực của xã hội vào quản lí hoạt động dạy học 134
3.3.6 Mối quan hệ giữa các biện pháp 137
3.4 Khảo nghiệm biện pháp đề xuất 138
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 139
3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 139
3.4.3 Đối tượng và địa bàn khảo nghiệm 139
3.4.4 Cách thức xử lí số liệu 140
3.4.5 Kết quả khảo nghiệm 140
3.5 Thực nghiệm biện pháp quản lí hoạt động học tập học sinh trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long 151
3.5.1 Mục đích thực nghiệm 151
3.5.2 Giới hạn thực nghiệm 151
3.5.3 Nội dung thực nghiệm 152
3.5.4 Phương pháp và tiến trình thực nghiệm 152
3.5.5 Kết quả thực nghiệm 157
Kết luận chương 3 161
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 162
1 Kết luận 162
2 Kiến nghị 163
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 165
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 166
PHỤ LỤC 1 1
PHỤ LỤC 2 6
PHỤ LỤC 3 19
PHỤ LỤC 4 22
PHỤ LỤC 5 23
PHỤ LỤC 6 30
Trang 8STT Số DANH MỤC BẢNG Trang
9 Bảng 2.9 Thực trạng hiệu trưởng quản lý HĐHT theo sự phân quyền 78
10 Bảng 2.10 Thực trạng tổ trưởng CM quản lí HĐHT theo sự phân quyền 79
11 Bảng 2.11 Thực trạng GV bộ môn quản lí HĐHT theo sự phân quyền 80
12 Bảng 2.12 Thực trạng GV chủ nhiệm quản lí HĐHT theo phân quyền 82
13 Bảng 2.13 Thực trạng hiệu trưởng quản lý nền nếp hoạt động học tập 83
14 Bảng 2.14 Thực trạng tổ chuyên môn quản lí nền nếp hoạt động học tập 84
15 Bảng 2.15 Giáo viên trực tiếp quản lí nền nếp hoạt động học tập 85
16 Bảng 2.16 Thực trạng hiệu trưởng phân quyền quản lí mục tiêu học tập 86
17 Bảng 2.17 Tổ trưởng chuyên môn phân quyền quản lí mục tiêu học tập 87
18 Bảng 2.18 Giáo viên bộ môn trực tiếp quản lí mục tiêu học tập 88
19 Bảng 2.19 Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp quản lí mục tiêu học tập 88
20 Bảng 2.20 Thực trạng hiệu trưởng phân quyền quản lí nội dung học tập 90
21 Bảng 2.21 Thực trạng tổ trưởng CM phân quyền QL nội dung học tập 91
22 Bảng 2.22 Thực trạng giáo viên trực tiếp quản lí nội dung học tập 91
23 Bảng 2.23 Hiệu trưởng phân quyền quản lí vận dụng phương pháp học
24 Bảng 2.24 Thực trạng tổ trưởng CM phân quyền quản lí vận dụng
25 Bảng 2.25 Giáo viên trực tiếp quản lí vận dụng phương pháp học tập 95
26 Bảng 2.26 Thực trạng hiệu trưởng phân quyền quản lí hình thức học tập 96
28 Bảng 2.28 Thực trạng giáo viên trực tiếp quản lí hình thức học tập 98
29 Bảng 2.29 Hiệu trưởng phân quyền quản lí KTĐG kết quả học tập 100
30 Bảng 2.30 Thực trạng tổ trưởng CM phân quyền quản lí KTĐG kết quả học tập 101
31 Bảng 2.31 Thực trạng GV trực tiếp quản lí KTĐG kết quả học tập 101
Trang 945 Bảng 3.8 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi Biện pháp 1 145
50 Bảng 3.13 Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi 149
52 Bảng 3.15 Đối tượng khảo sát kết quả trước và sau thực nghiệm 157
STT Số DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH Trang
2 Biểu đồ 2.1 Các chủ thể thực hiện sự phân quyền trong quản lí HĐHT 81
12 Biểu đồ 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khảo thi 149
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Quan điểm “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” được đưa ra lần đầu
tiên tại Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 14/01/1993, của BCH Trung ương Đảng (khoá VII) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp GD-ĐT Đến Đại hội VIII, Đảng ta đã quyết
định đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và khẳng định: “Muốn tiến hành CNH, HĐH
thắng lợi phải phát triển mạnh GD-ĐT, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” Hội nghị Trung ương 2 (khoá VIII) đã đề ra
định hướng chiến lược phát triển GD-ĐT trong thời kỳ CNH, HĐH; trong đó nhấn
mạnh: “Giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn
dân Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời Phê phán thói lười học Mọi người chǎm lo cho giáo dục Các cấp uỷ và tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế, xã hội, các gia đình và các cá nhân đều có trách nhiệm trách nhiệm góp phần phát triển sự nghiệp GD-ĐT, đóng góp trí tuệ, nhân lực, vật lực, tài lực cho GD-ĐT Kết hợp GD nhà trường, GD gia đình và GD
xã hội, tạo nên môi trường GD lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể” (BCH Trung ương Đảng, 1996)
Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2013 của BCH Trung ương về đổi mới căn bản
toàn diện GD-ĐT đã đề ra mục tiêu cụ thể cho GD phổ thông như sau: “Đối với giáo
dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng GD toàn diện, chú trọng GD lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời…” Về
mục tiêu, phấn đấu đến năm 2020, có 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục THPT và tương đương (BCH Trung ương Đảng, 2013)
Trang 11Đối với giáo dục phổ thông nói chung và cấp THPT nói riêng, việc học tập, rèn luyện có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển năng lực và phẩm chất của HS Hoạt động học tập, rèn luyện của HS có ý nghĩa to lớn đối với kỹ năng học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập sau này Lý luận dạy học đã chứng minh rằng, dạy và học là hoạt các động chính, hoạt động liên tục, xuyên suốt và là hoạt động chiếm lĩnh tất cả thời gian hoạt động tại trường THPT Chất lượng và hiệu quả hoạt động dạy và học ở trường THPT là bộ mặt, là uy tín và danh dự trong suốt thời gian hoạt động của nhà trường đối với cộng đồng và xã hội
Hoạt động dạy ở trường THPT có nhiệm vụ định hướng, chi phối và quyết định chất lượng và hiệu quả của HĐHT của học sinh Hoạt động dạy trường THPT
có chức năng thiết kế, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra quá trình HĐHT của học sinh THPT Hoạt động học, góp phần thi công từ hoạt động dạy, nhưng hoạt động dạy không làm thay người học HĐHT là tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh tri thức của bản thân, tức là thiết kế, tự tổ chức, tự thi công và tự kiểm tra chính mình dưới sự điều khiển của người dạy Hai hoạt động dạy và học thống nhất với nhau nhờ sự cộng tác, hợp tác chặt chẽ giữa thầy và trò Sự cộng tác giữa hoạt động dạy và hoạt động học là yếu
tố cơ bản duy trì và phát triển tính thống nhất toàn vẹn của quá trình dạy- học và là
sự bảo đảm cho HS học tập tốt, GV thực hiện nhiệm vụ dạy tốt
Đối với học sinh THPT, nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt quá trình hoạt động của mình chính là nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình và kế hoạch GD của nhà trường đề ra Dưới sự dẫn dắt trực tiếp của GV, học sinh tích cực học tập để hoàn thành nhiệm vụ theo mục tiêu chương trình GD do Bộ GD-ĐT qui định Tuy nhiên, HĐHT của học sinh ở trường THPT là hoạt động mang tính hoạt động cá nhân, của nhóm, tổ và của tập thể lớp Lớp học THPT được tập hợp, tổ chức theo quy định của Điều lệ trường trung học do Bộ GD-ĐT ban hành Chính vì HĐHT của học sinh ở trường THPT là hoạt động của cá nhân và của tập thể lớp học, nên rất cần có sự quản
lí một cách hiệu quả theo lí thuyết khoa học quản lí giáo dục hiện đại Hoạt động quản
lí cần thiết cho HĐHT của HS đạt được mục tiêu học tập đề ra, và giúp HS hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình đảm bảo phát triển năng lực bản thân với chất lượng tốt
Trang 12nhất Yêu cầu mục tiêu cần đạt của học sinh THPT, bao gồm: (1) về phẩm chất (gồm
có: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm); (2) về năng lực (năng lực
tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác (Bộ GD-ĐT, 2018)
Theo các báo cáo, Bộ GD-ĐT đánh giá công tác quản lí của đội ngũ CBQL giáo dục ở một số trường THPT thiếu chủ động, chưa tích cực, hiệu quả chưa cao Tại một số địa phương, việc phân cấp QLGD chưa hợp lý, chưa phát huy được tính chủ động, tự chịu trách nhiệm và sáng tạo của người đứng đầu các cơ sở GD Một số CBQL trường THPT chưa cập nhật, chưa bắt nhịp được với đổi mới GD của cấp học; chưa mạnh dạn triển khai thực hiện những chủ trương đổi mới của ngành; chưa tạo động cơ, khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo của GV Trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ của đội ngũ GV chưa đồng đều; cơ cấu đội ngũ chưa hợp lý; thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của một bộ phận GV còn yếu; việc tiếp cận thông tin của GV vùng khó khăn còn hạn chế Tình trạng HS bỏ học, HS ngồi nhầm lớp vẫn diễn ra rải rác ở một vài địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đặc biệt là khu vực Tây Nam bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2019)
Thực trạng quản lí HĐHT của học sinh THPT vùng đồng bằng sông Cửu Long đang bộ lộ nhiều hạn chế, yếu kém nhất định Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, chất lượng giáo dục cấp THPT vùng ĐBSCL thời gian qua còn nhiều hạn chế, bất cập và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục, văn hóa, xã hội đề ra Đồng thời chất lượng giáo dục vùng ĐBSCL được đánh giá là thấp nhất cả nước, thua xa các vùng thành thị, vùng đồng bằng Bắc bộ, vùng Tây Nguyên và cả nước Biểu hiện hạn chế yếu kém nhận thấy rõ nhất là công tác quản lí HĐHT trên lớp và cả hạn chế yếu kém trong quản lí HĐHT ở nhà (tự học ngoài lớp) của hoc sinh THPT là trọng tâm nhất Như vậy, chất lượng giáo dục cấp THPT vùng ĐBSCL thấp kém như thực trạng đã nêu có nguyên nhân xuất phát từ công tác quản lí giáo dục ở trường THPT là chính Trong
đó, quản lí HĐHT chưa đạt yêu cầu và hiệu quả thấp, là nguyên nhân trọng tâm làm cho chất lượng học tập của học sinh THPT vùng này chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục THPT vùng đồng bằng sông Cửu Long đặt ra
Trang 13Từ những lí do nêu trên và với thực trạng quản lí hoạt động học tập ở trường
THPT đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian qua, tác giả lựa chọn đề tài “Quản
lý hoạt động học tập của học sinh ở các trường trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long” làm đề tài luận án tiến sĩ
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lí luận về quản lí hoạt động học tập của học sinh THPT và khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động học tập của học sinh ở các trường THPT vùng đồng bằng sông Cửu Long, luận án đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động học tập của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trung học phổ thông vùng đồng bằng sông Cửu Long
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động học tập của học sinh ở các
trường THPT vùng đồng bằng sông Cửu Long
4 Giả thuyết khoa học
Công tác quản lí hoạt động học tập của học sinh ở các trường THPT vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được thực hiện và đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thổng, công tác này vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập Nếu xác lập được cơ sở lí luận khoa học, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng quản lí hoạt động học tập của học sinh ở các trường THPT vùng đồng bằng sông Cửu Long thì sẽ đề xuất được các biện pháp khoa học, có tính cần thiết và khả thi, góp phần nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động học tập của học sinh THPT vùng đồng bằng sông Cửu Long
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa lí luận về quản lí hoạt động học tập của học sinh THPT 5.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lí hoạt động học tập của học sinh ở các trường THPT vùng đồng bằng sông Cửu Long