1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những Khó Khăn Và Biện Pháp Khắc Phục Trong Việc Bảo Vệ Và Quản Lí Nguồn Nước Mặt.docx

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Khó Khăn Và Biện Pháp Khắc Phục Trong Việc Bảo Vệ Và Quản Lí Nguồn Nước Mặt
Tác giả Trần Thanh Nhựt Linh
Người hướng dẫn Lê Thị Bạch Tuyết
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,59 MB

Nội dung

Tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghiệp và mức độ sinh hoạt cao thấp của cộngđồng mà nhu cầu về nước cấp với số lượng và chất lượng khác nhau.. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH AN

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH AN GIANG 4

1.1 Khái quát về tỉnh An Giang 4

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 4

1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 7

CHƯƠNG 2: CÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM NƯỚC MẶT CỦA TỈNH AN GIANG 10

2.1 Các tài nguyên nước của tỉnh An Giang 10

2.1.1 Tài nguyên nước mặt 10

2.1.2 Tài nguyên nước dưới đất 11

2.1.3 Nước mưa 12

2.2 Thực trạng ô nhiễm nước mặt của tỉnh An Giang 12

2.2.1 Tình trạng ô nhiễm của Thành phố Long Xuyên 12

2.2.2 Tình trạng ô nhiễm của thành phố Châu Đốc 14

2.2.3 Tình hình ô nhiễm nước mặt ở huyện Tri Tôn 15

2.3 Kết luận 16

CHƯƠNG 3: NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TRONG VIỆC BẢO VỆ VÀ QUẢN LÍ NGUỒN NƯỚC MẶT 19

3.1 Những khó khăn gặp phải trong công tác quản lí và bảo vệ nguồn nước 19

3.2 Những biện pháp để bảo vệ nguồn nước mặt 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 2

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1-1: Bản đồ tỉnh An Giang 6

Hình 1-2: Tượng đài bông lúa Tp Long Xuyên tỉnh An Giang 9

Hình 2-1: Rạch Ông Mạnh ở Tp Long xuyên bị ô nhiễm 13

Hình 2-2: Cá chết hàng loạt ở Châu Đốc 15

Hình 2-3: Chợ đầu mối thủy hải sản Long Xuyên xả thải trực tiếp ra sông 17

Hình 2-4: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt của tỉnh An Giang 18

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Nước là nhu cầu tất yếu của mọi sinh vật Không có nước cuộc sống trên trái đấtkhông thể tồn tại được Hằng ngày trung bình mọi người cần 3 – 10 lít đáp ứng cho nhucầu ăn uống sinh hoạt hằng ngày Trong sinh hoạt nước cấp dùng đáp ứng nhu cầu sinhhoạt ăn uống, vệ sinh, các hoạt động giải trí và các hoạt động công cộng như cứu hỏa,tưới đường, … còn trong công nghiệp nước cấp được dùng cho quá trình làm lạnh, sảnxuất thực phẩm đồ hộp, nước giải khát, rượu,… Hầu như mọi ngành công nghiệp đều sửdụng nước cấp như là một nguồn nguyên liệu không gì thay thế được trong sản xuất

Tùy thuộc vào mức độ phát triển công nghiệp và mức độ sinh hoạt cao thấp của cộngđồng mà nhu cầu về nước cấp với số lượng và chất lượng khác nhau Ngày nay với sựphát triển của công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số nguồn nước ngày càng bị ônhiễm và cạn kiệt

Nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường nước của đô thị cũng vì lẽ đó trở thànhmột vấn đề quen thuộc với nhiều bài báo cáo và các tạp chí chuyên ngành Trong bài tiểuluận này, em muốn đưa ra cái nhìn tổng quát về tình trạng ô nhiễm môi trường nước củatỉnh An Giang qua đó nhấn lên hồi chuông cảnh báo đối với các nhà chức trách và ngườidân trong việc bảo vệ môi trường nước mặt

Trang 4

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH AN GIANG

An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

An Giang là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long Là tỉnh

có dân số đông nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh đứng thứ 8 cả nước về dân

số Một phần của An Giang nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên

An Giang sở hữu diện tích khá lớn ở miền Tây Nam Bộ, trong đó có nhiều cảnh quanthiên nhiên tươi đẹp, có sông nước mênh mông, có núi non kỳ vĩ, có rừng tràm, có đồngruộng bát ngát,…

1.1 Khái quát về tỉnh An Giang.

1.1.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lí.

Tỉnh An Giang nằm về phía tây nam đồng bằng sông Cửu Long, cách Thành phố HồChí Minh 231 km, có vị trí địa lí:

Phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp dài 107,628 km

Phía tây giáp tỉnh Kiên Giang

Phía nam giáp thành phố Cần Thơ dài 44,734 km

Phía bắc giáp tỉnh Kandal và tỉnh Takéo, Vương quốc Campuchia với đườngbiên giới dài gần 104 km

Tỉnh An Giang có tổng diện tích tự nhiên 3.536,7 km², trong đó diện tích đất sảnxuất nông nghiệp 280.658 ha, đất lâm nghiệp 14.724 ha, bằng 1,03% diện tích cả nước vàđứng thứ 4 so với 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

An Giang là tỉnh duy nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có địa bàn ở cả hai

bờ sông Hậu Điểm cực Bắc của tỉnh nằm ở vĩ độ 10°57'B (xã Khánh An, huyện AnPhú), cực Nam ở vĩ độ 10°10'60"B (xã Bình Thành, huyện Thoại Sơn), cực Tây ở

Trang 5

104°46'Đ (xã Vĩnh Gia, huyện Tri Tôn), cực Đông trên kinh độ 105°35'Đ (xã BìnhPhước Xuân, huyện Chợ Mới).

Khoảng cách lớn nhất theo hướng bắc - nam là 86 km và đông - tây là 87,2 km

b Khí hậu.

Với vị trí đó An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từtháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27 độ C, lượngmưa trung bình năm khoảng 1.130 mm Độ ẩm trung bình 75 – 80%, khí hậu cơ bảnthuận lợi cho phát triển nông nghiệp

c Điều kiện tự nhiên.

Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, có hệ thống giao thông thủy, bộ thuận tiện Giaothông chính của tỉnh là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng củaquốc gia và quốc tế, có cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, Vĩnh Xương – Tân Châu và LongBình – An Phú

An Giang có nguồn nước mặt và nước ngầm rất dồi dào Sông Tiền và sông Hậuchảy song song từ Tây Bắc xuống Đông Nam trong địa phận của tỉnh dài gần 100 km,lưu lượng trung bình năm 13.800 m³/s Bên cạnh đó có 280 tuyến sông, rạch và kênh lớn,nhỏ, mật độ 0,72 km/km² Chế độ thủy văn của tỉnh phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nướccủa sông Mê Kông, hàng năm có gần 70% diện tích tự nhiên bị ngập lũ, thời gian ngập lũ

từ 3 – 4 tháng, vừa bồi đắp phù sa, vệ sinh đồng ruộng nhưng cũng đã gây ra những táchại nghiêm trọng Trong 30 năm qua đã có đến 5 lần ngập cao làm thiệt hại tính mạng,mùa màng, cơ sở hạ tầng, nhà ở của cư dân

Về đất đai và thổ nhưỡng, An Giang có 6 nhóm chính, trong đó chủ yếu là nhóm đấtphù sa 151.600 ha chiếm 44,5% diện tích đất tự nhiên; nhóm đất phù sa có phèn 93.800

ha chiếm 27,5%; nhóm đất phát triển tại chỗ và đất phù sa cổ 24.700 ha chiếm 7,3%; cònlại là đất phèn và các nhóm khác

d Tài nguyên thiên nhiên.

Trang 6

An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu lànhóm đất phù sa trên 151.600 ha, chiếm 44,5% phần lớn đất đai điều màu mỡ vì 72%diện tích là đất phù sa hoặc có phù sa, địa hình bằng phẳng, thích nghi đối với nhiều loạicây trồng.

Trên địa bàn toàn tỉnh có trên 583 ha rừng tự nhiên thuộc loại rừng ẩm nhiệt đới, đa

số là cây lá rộng, với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ, ngoài ra còn có 3.800 ha rừngtràm Sau một thời gian diện tích rừng bị thu hẹp, những năm gần đây tỉnh đã chú ý nhiềutới việc gây lại vốn rừng Động vật rừng An Giang cũng khá phong phú và có nhiều loạiquý hiếm Rừng tập trung chủ yếu ở vùng Bảy núi tạo nên nhiều phong cảnh đẹp cùngvới những di tích văn hóa – lịch sử, góp phần phát triển kinh tế địa phương tương đối đadạng

Nguồn lợi thủy sản trên hai con sông Tiền sông Hậu không nhỏ, và cùng với hệthống kênh, rạch, ao, hồ đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi

cá bè, ao hầm, tôm trên chân ruộng mà từ lâu nó đã trở thành nghề truyền thống của nhândân địa phương – đây cũng là thế mạnh đặc trưng ở An Giang

Ngoài ra, An Giang còn có tài nguyên khoáng sản khá phong phú, với trữ lượng khá

đá granít trên 7 tỷ m3, đá cát kết 400 triệu m3, cao lanh 2,5 triệu tấn, than bùn 16,4 triệutấn, vỏ sò 30 – 40 triệu m3, và còn có các loại puzolan, fenspat, bentonite, cát sỏi,…

Trang 7

Với những thế mạnh về đất đai và khí hậu An Giang được xem là tỉnh có tiềm năng

du lịch Du lịch của tỉnh tập trung vào các lĩnh vực văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch vuichơi giải trí và du lịch nghỉ dưỡng Tài nguyên khoáng sản cũng là lợi thế của tỉnh AnGiang so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khác, nguồn đá, cát, đất sét là nguyênliệu quý của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu rất lớn củavùng đồng bằng sông Cửu Long về vật liệu xây dựng

Hình 1-1: Bản đồ tỉnh An Giang

Trang 8

1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội.

a Kinh tế

An Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng lúa (trên 2 triệu tấn), ngoài cây lúacòn trồng bắp, đậu nành và nuôi (trồng) thủy sản nước ngọt như cá, tôm An Giang cònnổi tiếng với các nghề thủ công truyền thống như lụa Tân Châu, mắm Châu Đốc, mộcChợ Thủ, bánh phồng (Phú Tân), khô bò và các mặt hàng tiêu dùng Đặc biệt là nghề dệtvải thủ công lâu đời của đồng bào Chăm và nghề nuôi cá bè đặc trưng của vùng sôngnước

Tuy nghề thủ công có phát triển, nhưng cơ nghiệp của người dân An Giang dựng lênđược hàng trăm năm nay chủ yếu là bắt nguồn từ cây lúa Những người dân An Giangđầu tiên cũng chỉ biết làm ruộng cấy ở vùng Cù lao, Bảy Núi, còn ở vùng ngập nước thìđánh bắt cá, tôm hoặc trồng hoa màu phụ sinh sống qua ngày Cảnh "phá sơn lâm, đâm

hà bá" ngày càng không phù hợp với sự gia tăng dân số Bản thân cây lúa cũng bị hạnchế về diện tích gieo trồng, không đối đầu được với mùa nước nổi hàng năm Người dân

An Giang trong quá trình lao động sau này đã tìm cho mình cây lúa nổi (Riz Flotlant) đủsức vươn mình và tồn tại lên trên mặt nước mênh mông Cây lúa nổi đối với cư dân AnGiang là một biểu tượng tuyệt vời về sức sống mãnh liệt trong quá trình mở đất và giữđất

An Giang, ngoài đồng bằng do phù sa sông Mê Kông trầm tích tạo nên, còn có vùngđồi núi Tri Tôn - Tịnh Biên Do đó, địa hình An Giang có 2 dạng chính là đồng bằng vàđồi núi Ngoài các sông lớn, An Giang còn có một hệ thống rạch tự nhiên rải rác khắp địabàn của tỉnh, với độ dài từ vài km đến 30 km, độ rộng từ vài m đến 100m và độ uốn khúcquanh co khá lớn Các rạch trong khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu thường lấy nước

từ sông Tiền chuyển sang sông Hậu Các rạch nằm trong hữu ngạn sông Hậu thì lấy nước

từ sông Hậu chuyển sâu vào nội đồng vùng trũng Tứ giác Long Xuyên Điều kiện tựnhiên thuận lợi là một yếu tố quan trọng giúp An Giang có một nền kinh tế nông nghiệpphát triển mạnh với sản lượng lúa và thủy sản nước ngọt cao nhất nước

Ngoài nông nghiệp và thủy sản, những lợi thế này đặc biệt phù hợp với các doanhnghiệp và các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào các lĩnh vực khác như công nghiệp

Trang 9

nhẹ, chế biến, sản xuất công nghiệp nặng, thương mại, du lịch, dịch vụ và các ngành cótrị giá gia tăng cao Điều kiện tự nhiên và con người tại An Giang phù hợp với cả các dự

án đầu tư đòi hỏi sử dụng nhiều lao động và các ngành có giá trị gia tăng cao, hàm lượngvốn và chất xám cao như nghiên cứu và phát triển, tài chính, ngân hàng, công nghệ sinhhọc, dược phẩm…

Cùng với sự lớn mạnh của đất nước, nền kinh tế An Giang luôn đạt tốc độ phát triểncao và bền vững trong suốt hai thập niên vừa qua Tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mứchai con số, đạt mức 13,36% vào năm 2007 An Giang là một nền kinh tế có trình độngoại thương tương đối cao, với tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt khoảng 540triệu USD, chiếm khoảng 1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và 13% tổng kimngạch xuất khẩu của toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Thị trường xuất khẩu liêntục được mở rộng Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt mức 22%/ năm, đạt ngang múctrung bình của cả nước và cao hơn rất nhiều mức trung bình của toàn vùng đồng bằngsông Cửu Long là 13% Hàng hóa xuất khẩu của An Giang đã có mặt tại nhiều nước tại

cả 5 châu

Không chỉ dựa vào xuất khẩu, nền kinh tế của An Giang được phát triển trên diệnrộng với sự phát triển của nhiều ngành như thương mại, du lịch, chế biến Nền kinh tếcủa An Giang đồng thời cũng phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh nội lực của tỉnh và vào

sự liên kết kinh tế với toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và với TP Hồ Chí Minh

An Giang có một thị trường tiêu dùng lớn với hơn 2,2 triệu dân và 3,9 triệu du kháchtrong và ngoài nước mỗi năm Hàng năm, tổng mức bán lẻ dịch vụ đạt con số 22 ngàn tỷđồng Đây hẳn là một thị trường không thể bỏ qua đối với các nhà đầu tư và các doanhnghiệp lớn

Trang 10

Thanh Hóa, Nghệ An và Đồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng) Một phần diện tích củatỉnh An Giang nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên.

Tính đến ngày 9 tháng 8 năm 2019, dân số toàn tỉnh An Giang là 2.164.200 người,mật độ dân số 612 người/km² Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực đồng bằng sôngCửu Long Trong đó, 31.6% dân số sống ở đô thị và 68.4% dân số sống ở nông thôn.Dân cư phân bố tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven sông (dọc theo sông Tiền vàsông Hậu) Huyện Chợ Mới và thành phố Long Xuyên là hai địa phương có dân sốđông nhất tỉnh Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2022 đạt 41%

Toàn tỉnh có 24.011 hộ dân tộc thiểu số, với 114.632 người, chiếm 5,17% tổng dân

số toàn tỉnh

Trang 11

Về tôn giáo, An Giang là nơi xuất phát của một số tôn giáo nội sinh như Bửu Sơn KỳHương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hòa Hảo An Giang hiện có 9 tôn giáo được Nhànước công nhận, gồm: Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, Công giáo, TinLành, Tịnh Độ Cư sĩ, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Hồi giáo, Bửu Sơn Kỳ Hương, với gần 1,8triệu tín đồ (chiếm 78% dân số toàn tỉnh), 487 cơ sở thờ tự hợp pháp, 602 chức sắc vàtrên 3.400 chức việc.

Hình 1-2: Tượng đài bông lúa Tp Long Xuyên tỉnh An Giang

Trang 12

CHƯƠNG 2: CÁC TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM

NƯỚC MẶT CỦA TỈNH AN GIANG2.1 Các tài nguyên nước của tỉnh An Giang.

2.1.1 Tài nguyên nước mặt.

Sông Mê Kông chảy vào Việt Nam ở cửa ngõ Tân Châu và Châu Đốc thành hainhánh sông: Sông Tiền và sông Hậu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, bao bọc cáchuyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới trên chiều dài khoảng 100km

- Lưu lượng nước trên sông Tiền và sông Hậu đo được ở Tân Châu và Châu Đốcchênh nhau rất lớn: 80% ở sông Tiền và 20% ở sông Hậu Trước khi chảy đến địa phậnhuyện Chợ Mới nước sông Tiền chảy qua sông Vàm Nao, nước dồn vào sông Hậu thêm30% Từ đó chảy về phía hạ lưu, lưu lượng nước chảy trên hai sông tương đương nhau

- Nước sông Mê Kông trước khi chảy vào Việt Nam được điều tiết qua Biển Hồ(Campuchia) làm ảnh hưởng đến chế độ nước ở hạ lưu: Giảm lũ lụt vào cao điểm mùamưa và tăng nước vào mùa khô Lưu lượng trung bình năm của hệ thống sông này là13.800m3/s Lưu lượng mùa lũ lên đến 24.000m3/s và lưu lượng mùa kiệt xuống còn5.020m3/s

+ Sông Hậu: nằm về phía đông bắc thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc.Sông rộng 500-1000m, sâu 12-16m Dòng chảy của sông theo hướng Tây Bắc - ĐôngNam Vận tốc dòng chảy tương đối lớn, từ 1,0 – 2,98m/s Tài liệu quan trắc mực nướcnhiều năm trên sông Hậu cho thấy, cao độ mực nước cao nhất tại trạm Châu Đốc là4,91m (năm 1937), thấp nhất là -0,68m (năm 2005) Tại trạm Long Xuyên mực nướccao nhất là 2,66m (năm 1995), thấp nhất là -0,97m (năm 2005)

+ Ngoài các sông lớn, An Giang còn có một hệ thống rạch tự nhiên rải rác khắpđịa bàn của tỉnh, với độ dài từ vài km đến 30km, độ rộng từ vài m đến 100m và độ uốnkhúc quanh co khá lớn Các rạch trong khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu thường lấynước từ sông Tiền chuyển sang sông Hậu Các rạch nằm trong hữu ngạn sông Hậu thì lấynước từ sông Hậu chuyển sâu vào nội đồng vùng trũng Tứ giác Long Xuyên Hệ thốngsông rạch và kênh lớn của tỉnh có 280 tuyến với mật độ chung khoảng 0,72km/km2

Trang 13

+ Ở các vùng núi cao của tỉnh, nguồn nước mặt và nước ngầm nhìn chung rấthạn chế Để có nguồn nước sử dụng, tỉnh An Giang từ thời Pháp thuộc đã cho xây dựngcác hồ chứa trên núi như hồ Soài So, hồ Ô Tức Xa, hồ Cây Đuốc nhằm cung cấp nướcsinh hoạt cho nhân dân và góp phần cải tạo môi trường sinh thái Tính đến nay, toàn tỉnh

đã có 4 công trình hồ chứa với tổng dung tích 750.000 m3, trong đó huyện Tịnh Biên có

3 hồ với dung tích 650.000 m3 và huyện Tri Tôn có 1 hồ với dung tích 100.000 m3 cókhả năng phục vụ nước sinh hoạt cho 11.950 người

2.1.2 Tài nguyên nước dưới đất.

Trên cơ sở tổng hợp và phân tích những đặc điểm địa chất thủy văn từ những tài liệu

có sẵn, có thể nhận xét khái quát về 7 tầng chứa nước hiện hữu trên địa bàn tỉnh AnGiang như sau:

- Tầng chứa nước Holocen phân bố rộng khắp tỉnh An Giang (trừ một số diện tíchnổi cao ở huyện Tri Tôn) có chiều dày nhỏ, khả năng chứa nước từ trung bình đến nghèo,nước có độ tổng khoáng hóa hầu hết lớn hơn 1g/l, chất lượng nước không đảm bảo chocung cấp phục vụ sinh hoạt và ăn uống

- Tầng chứa nước Pleistocen trên phân bố khắp tỉnh An Giang, có chiều dày trungbình, khả năng chứa nước từ giàu đến nghèo Nước có độ tổng khoáng hóa nhỏ hơn 1g/l(M<1g/l) phân bố thành hai khoảnh: khoảnh thứ nhất ở huyện Tri Tôn và thứ hai kéo dài

từ phần phía đông bắc tỉnh dọc theo sông Tiền Giang về phía nam thành phố LongXuyên Nước ở hai khoảnh này có thể khai thác phục vụ cung cấp cho ăn uống và sinhhoạt cho các cụm dân cư cũng như các hộ gia đình

- Tầng chứa nước Pleistocen giữa-trên phân bố hầu như khắp tỉnh An Giang, cóchiều dày trung bình, khả năng chứa nước từ giàu đến nghèo, nước có độ tổng khoánghóa nhỏ hơn 1g/l (M<1g/l) phân bố ở huyện Tri Tôn Nước ở khoảnh này có thể khaithác phục vụ cung cấp cho ăn uống và sinh hoạt cho các cụm dân cư cũng như các giađình riêng lẻ

- Tầng chứa nước Pleistocen dưới có mức độ chứa nước từ giàu đến nghèo.Trừ haikhoảng nước nhạt ở phía đông (huyện Chợ Mới) và phía tây (vùng Bảy Núi), nước trong

Trang 14

tầng này có độ tổng khoáng hóa lớn hơn 1g/l, chất lượng nước kém, không đạt tiêu chuẩnphục vụ cho ăn uống và sinh hoạt.

- Tầng chứa nước Pliocen giữa phân bố chủ yếu từ phần trung tâm kéo qua phíađông, có chiều dày lớn, mức độ chứa nước từ giàu đến nghèo ở phần phía đông nam củatỉnh, bao gồm toàn bộ TP Long Xuyên, phía nam các huyện Thoại Sơn và Chợ Mới trêndiện tích khoảng 549,3km2 Trên vùng phân bố nước nhạt, nước dưới đất có thể khaithác dạng công nghiệp phục vụ cung cấp cho ăn uống và sinh hoạt của thị xã LongXuyên và các khu công nghiệp, các cụm dân cư

- Tầng chứa nước Pliocen dưới có mức độ chứa nước từ trung bình đến nghèo Theotài liệu hiện có, nước trong tầng này có chất lượng kém, ít có ý nghĩa cho cung cấp ănuống và sinh hoạt

- Tầng chứa nước Miocen trên có mức độ chứa nước nghèo, diện tích phân bố nhỏ,nằm ở độ sâu lớn nên không có ý nghĩa cho cung cấp nước

2.1.3 Nước mưa.

Mùa mưa ở An Giang tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 90% lượng mưa cảnăm với tổng lượng mưa bình quân năm khoảng 1.200mm Nước mưa là nguồn nướcquan trọng tại các vùng gặp khó khăn nguồn nước mặt, nước ngầm như các vùng nôngthôn xa, hẻo lánh và vùng đồi núi Đầu mùa mưa cũng là thời điểm vào vụ canh tác củađất ruộng trên và nương rẫy thuộc vùng đồi núi là các vùng không có nguồn nước tưới

2.2 Thực trạng ô nhiễm nước mặt của tỉnh An Giang.

2.2.1 Tình trạng ô nhiễm của Thành phố Long Xuyên.

Từ lâu, hình ảnh dòng nước đen xì, bốc mùi hôi ở những con rạch ô nhiễm nặng như:Ông Mạnh, Bà Bầu, Cái Sơn đã không còn xa lạ với người dân TP Long Xuyên Dù vậy,kết quả quan trắc chất lượng nguồn nước nơi đây vẫn khiến nhiều người “giật mình”.Trong khuôn khổ “Dự án hợp tác Vaxjo - An Giang về quản lý nước bền vững” giai đoạn2019-2021, từ tháng 6-2019, TS Nguyễn Trần Thiện Khánh (Trưởng phòng Quản lýKhoa học và Đào tạo sau đại học - Trường Đại học An Giang) đã tiến hành lấy mẫu nước

Ngày đăng: 07/05/2024, 21:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w