Mỗi dân tộc đều có một kiểu trang phục vớibản sắc riêng, có sự khác biệt giữa các trang phục, không lẫn lộn với bất kì trang phục củadân tộc khác.. Tuy nhiên,không chỉ có áo dài, trang p
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGÀNH VIỆT NAM HỌC – CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH
BÁO CÁO CUỐI KỲ
ÁO TỨ THÂN TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM
GVHD : LÊ QUANG ĐỨC
SVTH : PHẠM HUY TRƯỜNG
MSSV : 31900613 LỚP : 19030581
TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7/2021
Trang 2MỤC LỤC
Phụ lục: Hình ảnh minh họa 3
1 Giới thiệu khái quát 1
1.1 Trang phục Việt Nam 1
1.2 Áo tứ thân 2
1.3 Văn hóa Việt Nam 3
2 Nguồn gốc áo tứ thân 4
3 Cấu tạo áo tứ thân 4
4 Đặc trưng áo tứ thân 6
4.1 Đời sống văn hóa 6
4.2 Xã hội 7
5 Ý nghĩa áo tứ thân 8
6 Thơ ca, ca dao về áo tứ thân 9
7 Kết luận 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 3Phụ lục: Hình ảnh minh họa
Hình 1 Trang phục dân tộc Mường 1
Hình 2 Áo bà ba 1
Hình 3 Hai dải trước được buộc lại 2
Hình 4 Cấu trúc áo dài tứ thân 5
Hình 5 Áo tứ thân có sự biến đổi theo thời gian 6
Hình 6 Chung Thục Quyên tại Miss Supranational 2009 trong trang phục áo tứ thân 7
Hình 7 Dáng vẻ phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo tứ thân 8
1
Trang 42 Giới thiệu khái quát
1.1 Trang phục Việt Nam
Trang phục nước ta đã trải qua quá trình hình thành cùng với chiều dài lịch sử và chiều sâu văn hóa lâu đời Điều này được thể hiện rõ nét qua nhiều loại trang phục truyền thống với nhiều màu sắc và kiểu dáng đa dạng, độc đáo Trang phục là một hình thức thể hiện phong cách, tính thẩm mỹ và lối sống của mỗi dân tộc trong đất nước Việt Nam Nước ta có 54 dân tộc đồng nghĩa với 54 kiểu trang phục khác nhau Mỗi dân tộc đều có một kiểu trang phục với bản sắc riêng, có sự khác biệt giữa các trang phục, không lẫn lộn với bất kì trang phục của dân tộc khác Chẳng hạn, dân tộc Mường, nữ thì mặc váy với chiếc thắt lưng xanh, áo chùng buộc vạt và đầu đội khăn trắng, cổ đeo đôi vòng bằng bạc trắng Còn nam mặc áo ngắn, quần
có thắt lưng và đầu đội khăn Dân tộc Kinh, ở miền Bắc là chiếc áo tứ thân, chiếc yếm đào Ở miền Nam là những bộ trang phục áo bà ba, Mỗi dân tộc đều có một trang phục cũng như màu sắc khác nhau Chính 54 dân tộc đã tạo nên một bức tranh sống động lớn mang đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam
Hình 1 Trang phục dân tộc Mường
(Nguồn: https://danviet.vn)
Hình 2 Áo bà ba
(Nguồn: phunuvietnam.vn) Nhắc đến trang phục Việt Nam, người ta vẫn thường nghĩ ngay đến áo dài Việt Tuy nhiên, không chỉ có áo dài, trang phục Việt Nam còn có áo tứ thân, áo năm thân, áo bà ba và trang phục riêng của các dân tộc khác trên đất nước Việt nam Trong bài báo cáo này, chúng ta sẽ
Trang 5tìm hiểu về chiếc áo tứ thân – một chiếc áo phổ biến của người con gái Bắc Bộ trong xã hội xưa
1.2 Áo tứ thân
Ngay từ tên gọi “tứ thân”, có nghĩa là 4 nửa vạt hay 4 mảnh được ghép lại tạo thành tên gọi áo tứ thân Áo tứ thân là loại áo truyền thống và điển hình của người phụ nữ Bắc Bộ Chiếc áo được cấu tạo bởi phần lưng áo gồm hai mảnh phía sau may lại với nhau, phía trước
có hai vạt tách rộng như nhau rời ra và người ta thường buộc lại với nhau để thuận tiện cho việc đồng áng cũng như công việc thường ngày, người phụ nữ có thể thả trước bụng thành hai
tà áo để tạo sự duyên dáng, mềm mại khi mặc và không cần cài khuy khi mặc
Hình 3 Hai dải trước được buộc lại
(Nguồn: Agiare.vn) Chiếc áo tứ thân được thể hiện ở chất liệu, màu sắc với sự kết hợp hài hòa với kiểu dáng nhằm tôn vẻ đẹp của người phụ nữ Bắc Bộ Có thể nói, chiếc áo tứ thân là phong cách thời trang một thời của người con gái châu thổ Bắc Bộ Chiếc áo ấy trở nên gần gũi, phổ biến
2
Trang 6trong xã hội xưa, là tiền thân của áo ngũ thân và sau đó là áo dài ngày nay Áo tứ thân thường
đi cùng với chiêc khăn mỏ quạ Ngoài ra còn có chiếc nón quai thao, dải yếm đào được dùng như phụ kiện diện cùng với bộ trang phục
Trong công việc thường ngày và ngoài đồng ruộng, người phụ nữ thường mặc chiếc áo tứ thân với màu sắc chủ đạo là màu tối (nâu, đen, ) Còn trong các dịp lễ hội, đám cưới, đám hỏi áo tứ thân được may bằng hàng the, lụa, nhằm nói lên sự tôn trọng, lịch sự và nghiêm chỉnh của người con gái thời xưa trong cách ăn mặc
1.3 Văn hóa Việt Nam
Văn hóa được hiểu theo nhiều nghĩa như trình độ văn hóa, hành vi văn hóa, và có rất nhiều định nghĩa khác nhau, sau đây là một số định nghĩa về văn hóa theo các cách tiếp cận phổ biến
Theo Fedirico Mayor - Tổng Giám đốc UNESCO định nghĩa: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động”
Theo GS.TS Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.” Với tôi đây là định nghĩa dễ hiểu và đầy đủ hơn Văn hóa là một quá trình, là một hoạt động tương tác giữa con người và môi trường xung quanh Nó không chỉ là một sản phảm đơn giản, mà nó là những kết tinh được lưu giữ và phát huy cho đến ngày nay
Văn hóa Việt Nam được hiểu đơn giản là tập hợp các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh
tế xã hội thuộc về lãnh thổ Việt Nam Hay nói cách khác các vùng văn hóa, các dân tộc trong quá trình phát triển đã tạo nên một bức tranh văn hóa đa sắc màu mang tên Việt Nam Chính yếu tố đa dạng và đặc sắc về thời gian của nhiều vùng văn hóa đã tạo nên tính thống nhất bền vững theo hướng tiến bộ trong văn hóa Việt Nam ngày nay
2 Nguồn gốc áo tứ thân
Dù người ta vẫn thường hay nhắc đến chiếc áo tứ thân, nhưng hiện nay vẫn chưa ai biết được chính xác nguồn gốc áo tứ thân ra đời từ khi nào Tuy nhiên, nếu căn cứ vào lịch sử, từ
Trang 7thời Lý (1009 - 1225) khi ngành dệt may bắt đầu phát triển thì trang phục cũng đa dạng, phong phú hơn Vua mặc áo vàng, quần màu tía, sĩ phu mặc áo dài tứ thân, đầu đội nón chóp,
đi dép da Có thể thấy, áo tứ thân đã xuất hiện từ thời Lý nhưng chủ yếu cho nam giới mặc Mặt khác, lại có một truyền thuyết kể lại rằng, trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 sau Công Nguyên), khi đánh đuổi quân Hán, Hai Bà Trưng đã mặc áo dài hai tà giáp Vì để tỏ lòng tôn kính, phụ nữ Việt Nam đã tránh việc mặc áo hai tà mà thay bằng đó là áo tứ thân Cũng có một cách lý giải khác, là bởi vì người xưa với cách dệt vải khá thô sơ, không thể dệt theo khổ lớn được, nên chỉ có thể dệt được loại vải có khổ hẹp và người ta ghép 4 mảnh lại với nhau mới thành được chiếc áo tứ thân hoàn chỉnh Từ những năm 1946 của thế kỷ 20, phụ
nữ giàu có thường may áo tứ thân bằng chất lụa mềm Loại lụa này được ưa thích và sau này
là chất liệu the cũng dùng may áo Ngoài ra, chiếc áo tứ thân còn được trang trí bằng miếng vải trang trí dọc hai bên vạt áo Chiếc áo dài tứ thân với chất liệu khác nhau, màu sắc phong phú và đa dạng, hài hòa chỉ với một kiểu dáng không thay đổi Điều đó làm nên nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam
Ngày nay, chiếc áo dài tứ thân không được sử dụng rộng rãi Áo tứ thân cũng đã được khai thác với màu sắc, chất liệu mới, có khi đổi vạt, đổi vai, đều được nghiên cứu, thiết kế công phu Điều đó làm nên nét đẹp truyền thống với vẻ đẹp hài hòa, giản dị của chiếc áo
3 Cấu tạo áo tứ thân
Người phụ nữ thường sử dụng ba lớp khi mặc áo tứ thân: lớp ngoài cùng là 4 mảnh vải chia đều, đối xứng hai bên phía sau và phía trước, hai dải trước thường được buộc lại và để thõng xuống khi mặc, tiếp đến là áo cánh mỏng màu trắng và trong cùng là áo yếm Lớp ngoài của áo tứ thân dài từ cổ xuống đầu gối khoảng 20cm, có cấu tạo giống áo cánh với hai vạt trước rộng như nhau, buông thả, không cài khuy Phần thân sau mép dọc được khâu liền tạo thành sống lưng áo Ở thời trước, khổ vải chỉ có chừng 35 - 40 cm nên phải căn
tà mới tạo thành được một vạt áo
4
Trang 8Hình 4 Cấu trúc áo dài tứ thân
(Nguồn: Bảo tàng Áo dài, Quận 9, TP HCM) Trong cùng của áo tứ thân là áo yếm, có thể là kiểu yếm cổ xây hoặc yếm cánh nhạn xẻ sâu xuống dưới Phụ nữ đứng tuổi thường mặc yếm có màu đậm và các cô gái trẻ thì mặc yếm màu đỏ Bên ngoài yếm là lớp áo cánh mỏng màu trắng, áo cánh được kết nối với cạp váy bằng chiếc dây lưng xanh Mặc áo tứ thân luôn có chiếc thắt lưng vải lụa hay cái “ruột tượng”, một loại bao hình ống dài đựng được tiền và một số đồ lặt vặt nhỏ, buộc rút lại Bên ngoài cũng là chiếc áo tứ thân tha thướt được buông thả hoặc có thể buộc lại với nhau, không gài khít mà để lộ màu yếm ở bên trong
4 Đặc trưng áo tứ thân
4.1 Đời sống văn hóa
Mặc dù ngày nay, chiếc áo tứ thân không được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày của người dân như trước kia Tuy nhiên, nó vẫn hiện diện trong các sự kiện giao lưu văn hóa
Trang 9nghệ thuật trong và ngoài nước Ngày nay, áo tứ thân cũng đã được cải tiến về màu sắc đa dạng cùng chất liệu mới và được thiết kế hiện đại hơn phù hợp với sự biến đổi của đời sống hiện đại
Hình 5 Áo tứ thân có sự biến đổi theo thời gian
(Nguồn: http://trangphucchothue.vn)
Ngày xưa, những hình ảnh quen thuộc, luôn đi liền gắn bó với nhau như áo tứ thân, dải yếm đào, nón quai thao, khăn mỏ quạ, đã làm biết bao tâm hồn, trái tim các chàng trai xao xuyến Hình ảnh các cô gái mộc mạc, giản dị, cũng như hồn nhiên đã trở thành biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam Như đã nói, hiện nay do lối sống hiện đại và năng động nên chiếc áo tứ thân không còn là điển hình nữa mà đã dần dần được thay thế bằng áo dài, nhưng chiếc áo tứ thân sẽ vẫn tồn tại và phát triển trong đời sống hiện đại theo cách trẻ trung và đẹp hơn
Chiếc áo tứ thân thể hiện được cá tính của từng cá nhân trong cách ăn mặc Đặc biệt, nó còn góp phần làm nên đặc trưng văn hóa của cả cộng đồng phụ nữ miền Bắc Bên cạnh việc dựa vào môi trường tự nhiên để tồn tại, con người còn sử dụng trang phục để chống chọi với cái nóng, giữ ấm với cái rét và mưa gió, Do đó, giống như trong chuyện ăn, việc mặc của người Việt Nam là một sự thiết yếu trong cuộc sống ngày xưa và nay Áo tứ thân là minh chứng cho rõ nhất và cũng tượng trưng cho đức tính tần tảo của người phụ nữ Việt trong lịch
sử phát triển hàng nghìn năm của đất nước
6
Trang 104.2 Xã hội
Chiếc áo tứ thân trong xã hội hiện đại, trải qua một khoảng thời gian dài lịch sử, áo tứ thân vẫn tiếp tục tồn tại Chiếc áo ấy được sử dụng trong các lễ hội, trình diễn trên sân khấu, tham gia các cuộc thi nhan sắc Cụ thể, vào năm 2009 chiếc áo tứ thân kèm nón quai thao Bắc bộ
đã giúp đại diện Việt Nam thắng giải trang phục truyền thống tại cuộc thi Miss Supranational
Áo tứ thân đã và đang trở thành nguồn cảm hứng cho những nhà thiết kế, sáng tạo mới trong lĩnh vực thời trang
Hình 6 Chung Thục Quyên tại Miss Supranational 2009 trong trang phục áo tứ thân
(Nguồn: https://saostar.vn) Như đã nói, áo tứ thân giờ đây chủ yếu được mặc trong những dịp lễ hội truyền thống hoặc trình diễn trên các sân khấu ca nhạc, múa, chèo, tuồng Những năm gần đây, áo tứ thân trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều nhà thiết kế thời trang, họ đã cho ra đời nhiều mẫu
mã mới Xã hội hiện đại, chiếc áo tứ thân cũng dần thay đổi mẫu mã với nhiều kiểu dáng mới
lạ và độc đáo như được in phun hoặc đính cườm rất tinh tế, đẹp mắt Không ít thiết kế đã được đem đi trình diễn trên trong các cuộc thi nhan sắc tầm cỡ thế giới Tại Miss World 2017,
có sự kết hợp giữa hình ảnh của hoa sen với chiếc áo tứ thân truyền thống làm cho đại diện Việt Nam trở nên tỏa sáng và thành công trên sân khấu đấu trường quốc tế
Có thể nói, áo tứ thân là một trang phục truyền thống đặc sắc của Việt Nam, góp phần thể hiện sự đa dạng văn hóa của nhân loại Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua nhiều lần cải