1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO CUỐI KỲ MÔN HỌC CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

14 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề BÁO CÁO CUỐI KỲ MÔN HỌC: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Tác giả Phạm Thị Hồng Phương
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Hiếu Tín
Trường học Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Thể loại Báo cáo cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 692,77 KB

Nội dung

Nhắc tới miếng trầu cũng như nhắc tới “sự tích Trầu cau” đã có từ thời Vua Hùng xa xưa để nhắc nhở cho con cháu về sau hiểu biết thêm về ý nghĩa của tình cảm anh em trong một nhà và tình

Trang 1

`

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



BÁO CÁO CUỐI KỲ MÔN HỌC: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

GVHD: ThS NGUYỄN HIẾU TÍN SVTH: PHẠM THỊ HỒNG PHƯƠNG MSSV: 32300079

LỚP: 23030202

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 1 NĂM 2024

Trang 2

MỤC LỤC

1 MỞ ĐẦU 5

2 THÂN BÀI 5

2.1 Khái niệm 5

2.2 “Sự tích trầu cau” và ý nghĩa của câu chuyện 5

2.3 Truyền thống ăn trầu bắt đầu từ thời xa xưa 7

2.4 Đặc biệt, miếng trầu chính là một vật thể hiện tình yêu sâu sắc của vợ chồng qua các câu ca dao, tục ngữ dân gian 8

2.5 Nghệ thuật têm trầu: 8

2.6 Nghệ thuật ăn trầu: 10

2.7 Tục ăn trầu thời xưa 11

2.8 Giá trị văn hóa: 12

2.9 Phong tục trầu cau hiện nay 12

3 KẾT LUẬN 13

4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn trường Đại học Tôn Đức Thắng đã cho em cơ hội được học và trải nghiệm môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với ThS Phạm Hiếu Tín, nhờ thầy trong thời gian qua đã đồng hành và hỗ trợ mà chúng em đã học hỏi được rất nhiều không chỉ về kiến thức về văn hóa Việt Nam qua các bài giảng mà còn truyền nguồn cảm hứng cũng như niềm yêu mến của em đối với môn học này Trong thời gian qua, thầy không chỉ là người lái đò mà còn là người đồng hành thực sự Và giờ đây, Báo cáo cuối kỳ là minh chứng em đã gần đi hết chặng đường này và không thể thiếu công ơn của thầy

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các tác giả, nhóm tác giả của các tài liệu

em tham khảo là những người không thể thiếu trong việc đã tạo điều kiện, góp phần xây dựng bài báo cáo này Vì vẫn còn nhiều hạn chế, trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện bài báo cáo, em không thể tránh khỏi những sai sót, kính mong thầy sẽ thông cảm và góp ý cho em

Em xin chân thành cảm ơn,

Trân trọng

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Ngày 12 tháng 01 năm 2024

Giảng viên

ThS PHẠM HIẾU TÍN

Trang 5

PHÂN TÍCH PHONG TỤC TRẦU CAU CỦA VIỆT NAM DƯỚI

GÓC NHÌN XÃ HỘI HỌC

1 MỞ ĐẦU

Người ta thường có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện” Việc ăn trầu như một truyền thống tốt đẹp và ý nghĩa đã được đưa vào đời sống văn hóa của người việt nam từ rất lâu Nhắc tới miếng trầu cũng như nhắc tới “sự tích Trầu cau” đã có từ thời Vua Hùng xa xưa để nhắc nhở cho con cháu về sau hiểu biết thêm về ý nghĩa của tình cảm anh em trong một nhà và tình cảm vợ chồng và

sự thủy chung của họ Hình ảnh miếng trầu cũng đóng góp rất nhiều ý nghĩa về nhiều mặt văn hóa khác nhau ở nước ta như lễ cưới , lễ tang hay khi dâng trầu cau để cúng tổ tiên

2 THÂN BÀI

2.1 Khái niệm

- Ăn trầu được xem như một tập tục khá phổ biến ở châu Đại Dương và các vùng nhiệt đới ở Châu Á, khi ăn sẽ dùng lá trầu không và cau

- Tục ăn trầu có công dụng làm thơm miệng và cũng là nghi thức xã giao cùng

lễ nghi ở Nam Á và Đông Nam Á

- Đặc biệt ở Việt Nam khi ăn trầu có thể thêm vôi, vỏ chay, vỏ quạch, vỏ quế

và thuốc lào Hoặc ăn kèm các loại thực vật khác như vỏ trầm, rễ sen, vỏ khoai,

vỏ đỏ

2.2 “Sự tích trầu cau” và ý nghĩa của câu chuyện

- Tóm tắt:

Chuyện kể về thời xưa có hai anh em tên Tân và Lang Cả hai đều có gương mặt và ngoại hình giống nhau như hai giọt nước khiến cho mọi người khó lòng nhận ra ai mới là Tân ai mới là Lang

Trang 6

Cha của hai anh em Tân Lang là người mạnh khỏe to lớn của làng ,ông từng được vua Hùng gọi về vùng đất Phong Châu để trọng thưởng và được 1 danh xưng tên gọi mới là Cao sau này cả gia đình ông cũng lấy họ Cao Khi lớn lên cả cha mẹ của 2 người lần lượt qua đời, đó là khoảng thời gian khó khăn nhưng cả hai vẫn nỗ lực cùng nhau sinh sống Người cha trước khi qua đời đã mang Tân gửi cho 1 người đạo sĩ họ Lưu để theo học,Lang vốn không muốn xa cách người anh của mình nên nuôi trong mình một ý nghĩ sẽ đi theo cùng người anh Đạo sĩ cũng có 1 người con gái sắp đến tuổi lấy chồng sau đó khi gặp hai anh em nhà này cô không biệt được ai là người anh ai, ai là người em nên đã nghĩ ra một kế

là dọn sẵn 1 bát cháo trên bàn chờ đến khi hai anh em ra chờ ăn cô vội nấp đi và nhìn vào thì thấy cả hai không chịu ăn mà nhường đi nhường lại cho nhau nhưng khi nhận ra một trong hai có tính cách hài hước tích cực hài hước thì đó chính là người anh Sau lần đó cả hai càng có cho nhau các lần gặp và cưới nhau Tuy nhiên sau khi Tân và con gái của người đạo sĩ lấy nhau người em lại cảm thấy lạc lõng mà dần mất đi sự khăng khít gắn bó với người anh nhưng Tân lại không hề biết đến chuyện đó

Đến khi một hôm, cả Tân Lang đều lên rẫy nhưng Lang lại về sớm trước người anh của mình và người vợ đã nhận nhầm chồng Khi người anh về đến lạ nảy sinh nghi ngờ rằng người vợ của mình có ý dan díu với Lang Đến một buổi chiều , Lang ngồi buồn vì cả anh và chị đều vắng nha nên chàng đã bỏ đi vào một ngôi rừng âm u đến suối Lang ngồi khóc nức nở Mãi khi tối khuya do cái lạnh thấu từ sương Lang đã chết và hóa thành tảng đá Người anh về nhà không thấy người em liền tức tốc bỏ nhà đi tìm càng đi sâu vào rừng càng không thấy người

em Tân ngồi khóc cạnh tảng đá do người em hóa thành rồi dần chết đi và hóa thành một cành cây không cành ngay cạnh tảng đá Người vợ không biết chồng ở đâu cũng chạy vào rừng tìm kiếm không thấy chồng nàng ngồi cạnh khúc cây khóc rồi mất và hóa thành dây leo quấn xung quanh thân cây Thời gian trôi qua người ta dần nghe về câu chuyện của cả ba người ai cũng đều thương lấy hoàn

Trang 7

cảnh của cả ba Đến cả vua Hùng cũng nghe được câu chuyện bảo người tới những quả trên cây đem nghiền với dây leo nghiền lại với nhau sau đó nhai và nhổ ra tảng đá thì nước bọt lại có màu đỏ từ đó họ gọi đó là trái trầu cau

- Ý nghĩa câu chuyện:

Khi nhắc đến trầu cau không ai là không nghĩ ngay tới sự tích Trầu cau bởi lẽ

vì tính nhân văn do câu chuyện mang đến Lá trầu trái cau chính là do vợ chồng Tân hóa thành và tất cả đều xuất phát từ tình nghĩa vợ chồng cũng như tình anh

em mà cả Tân và Lang dành cho nhau Trầu Cau ý thể hiện cả ba người đã mất đi nhưng vẫn luôn ở cạnh nhau sát nhau gắn kết đi kể khi mọi thứ có kết thúc Từ

đó, câu chuyện thể hiện được ý nghĩa của việc ăn Trầu Cau ở Việt Nam Khi gặp nhau người ta sẽ bày lên dĩa trầu ngụ ý “Miếng trầu là đầu câu chuyện “để tạo nên một khởi đầu tốt đẹp cho cuộc gặp gỡ trò chuyện của hai bên

2.3 Truyền thống ăn trầu bắt đầu từ thời xa xưa

Qua câu chuyện “sự tích Trầu Cau” ta hiểu được truyền thông ăn trầu đã có

từ rất lâu đời cụ thể là vào thời vua Hùng Và đặc biệt khi hình ảnh Trầu Cau luôn xuất hiện trong các dịp lễ cưới ngụ ý thể hiện sự bền chặt gắn kết lâu dài của đôi lứa Từ khi thời nông nghiệp lạc hậu vào thời tiết giá rét người ta thường có

xu hướng ăn trầu để làm giúp làm ấm cơ thể khi đi ruộng có thể tạm thời xua bớt

đi cái lạnh Mỗi khi có khách đến chơi nhà thường sẽ có trầu cau để mời khách giúp cho miệng thơm môi đỏ răng chắc để gắn bó thêm tình cảm của chủ nhà và khách mời

Trong một ngôi mộ vào thời kỳ Đông Sơn khai quật ở núi Nấp, Thanh Hóa, các nhà khảo cổ đã khảo sát một vài bộ răng có niên đại 1700 đến 3000 năm trước đây và đã thấy được chứng tích phẩm màu đỏcùng những vết cọ xát qua kính hiển

vi điện tử Khi được đem phân tích hóa chất thấy tương tự như hóa chất của cau nên đã phỏng đoán là người cổ đại văn minh Đông Sơn đã có tục nhuộm răng ăn trầu

Trang 8

2.4 Đặc biệt, miếng trầu chính là một vật thể hiện tình yêu sâu sắc của vợ chồng qua các câu ca dao, tục ngữ dân gian:

“Trầu vàng nhá lẫn cau xanh, Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời”

“Nhà em đất tốt trồng cau, Cho anh trồng ghé bụi trầu gần bên”

“Ðôi ta sang một con đò, Nhìn quanh vắng khách trao cho miếng trầu”

“Túi gấm cho lẫn túi hồng, Têm trầu cánh kiếm cho chồng đi quân”

2.5 Nghệ thuật têm trầu:

- Têm trầu cũng được xem như là một nghệ thuật Người ta có thể têm trầu qua thành hình thù các bộ phận của các con vật Ví dụ như cánh phượng, cánh kiến, mũi mác Tính cách của mõi người cũng được thể hiện qua cách mà họ têm trầu Khi quẹt nhiều vôi và têm một cách không khéo léo ngụ ý chỉ người têm

là người sống rất hoang phí không biết lo xa chỉ nghĩ về chuyện trước mắt Nhìn vào lượng vôi cũng có thể biết người đó có cầu kỳ hay giản dị cũng như

là một người sống thú vị hay rất nhạt nhẽo

- Khi têm trầu, ta sẽ dùng dao sắc để róc vỏ cau nhưng phải luôn đảm bảo độ khéo léo vì chỉ được cắt đứt chừng 1/3 vỏ phía dưới, và tỉa chũm và tỉa khắc hoa trên phần vỏ xanh còn lại Quả cau sẽ được được bổ dọc và chia làm 6 phần đều nhau, khi ăn sẽ tước bỏ vỏ xanh Khi têm trầu cánh phượng, ta gấp lá trầu làm hai theo chiều dọc, rồi tiếp đến đưa một nhát dao hơi xéo vào hai bên phiến lá, khoảng từ giữa lá lên phía cuống nhưng không được để đứt Phần giữa

lá, ta xén bỏ hai bên mép lại cho thẳng như têm trầu ăn thường ngày, phết một chút vôi ở giữa rồi cuộn tròn lại,sau đó tiếp tục dùi một lỗ ở ngay giữa để gài cuống lá vào cho thật chặt Hai rẻo lá sẽ được cắt gần sát cuống vểnh lên như hai cánh con chim phượng Khi têm trầu cánh kiến khác ở chỗ là thay vì rọc một đường khá rộng (1cm) hai bên phiến lá thì ta rọc làm hai, ba đường hẹp,

Trang 9

rẻo lá vểnh ra có nhiều cánh nhỏ trông như những cánh con kiến xòe ra rất độc đáo

- Bình vôi khi ta dùng để ăn trầu thường sẽ có dáng tròn vẹt, trổ một lỗ tròn làm miệng ở vai bình Cho tới khi bình vôi đã cạn thì tiếp tục đổ thêm vôi đã tôi vào, dần lâu ngày lớp vôi cũ sẽ bám chặt vào thành bình phía trong và cứng dần, không thể nạo ra khiến lòng bình khi đó miệng bình hẹp dần không dùng được nữa Thay vì vứt bỏ, người ta đem bỏ ở gốc cây cổ thụ trong làng Vào ngày lễ cổ truyền người ta thắp hương cúng “Ông bình vôi” Tục thờ Ông bình vôi xuất hiện khoảng những năm đầu thế kỷ 20 và chỉ phổ biến ở miền Bắc, miền Trung nhưng vẫn chưa có sự tích nào rõ ràng giải thích về tục thờ này Chiếc bình vôi còn được tôn là Bà Chúa trong nhà, là biểu tượng cho quyền lực của người phụ nữ trong gia đình

- Khi nhắc đến bình vôi và ống ngoáy hầu như người ăn trầu nào cũng có nhưng đặc biệt chỉ có ống nhổ là những người giàu sang mới có Phàm ăn trầu không thể nuốt cả nước và cái Dân đen đi chân đất ở nhà tranh thì ăn trầu xong nhổ toẹt xuống nền đất là xong, còn đối với những người giàu sang sẽ sắm ống nhổ

để khoe vẻ cao sang của mình Ống nhổ thường sẽ có thân hình bầu, miệng ống loe và xòe rộng, có thể làm bằng đồng hoặc gốm Loại có kích cỡ lớn thường dùng cho cộng đồng, tiếp khách còn loại nhỏ thì dùng cá nhân

- Chính vì thế cái nết hay tình cảm của người têm nằm gọn trong miếng trầu Trong câu chuyện Tấm Cám khi nhà vua nhìn thấy miếng trầu được têm hình cánh phượng người đã nhận ra người mình yêu đang trong hàng quáng của người bán nước Hình ảnh miếng trầu cũng trở thành các đề tài được các nhạc

sĩ, thi sĩ lấy ý tưởng để tạo nên các tác phẩm nói về tình yêu và nhận được nhiều sự mến mộ yêu thích

- Ngày xưa hễ làng nào mà có tổ chức lễ cưới thường sẽ mời các bà lão đến để têm trầu Đến khi buổi lễ được diễn ra người ta sẽ bày các dĩa trầu lên bàn để mời khách các ông bà lão sẽ thưởng thức các dĩa trầu bằng cách nhai chúng

Trang 10

còn đối với những người nhỏ tuổi không ăn được thì sẽ lấy một vài miếng trầu,cau để về biếu tặng cho ông bà như một món quà

2.6 Nghệ thuật ăn trầu:

- Ta sẽ dùng từ 1 đến 2 lá trầu, sau đó quét một ít vôi (loại vôi nhão, màu hồng hoặc màu trắng,) vào một quả cau bổ ra làm sáu miếng nhỏ, vào thời điểm cau hiếm có thể bổ cau làm tám Cau tươi hoặc cau khô đều đắc dụng Nếu trường hợp cau khô thì ta phải ngâm nước trước khi ăn khoảng 20 phút cho mềm Hỗn hợp trầu, cau, vôi ta đem cho vào miệng rồi nhai nát Đối với những người lớn tuổi, răng yếu thì cho vào ống ngoái tức là ống giã trầu Dụng cụ này có hình dáng, kích thước giống như cái chung uống rượu, được làm bằng đồng hoặc bằng sứ Sau đó dùng một que có chất liệu từ kim loại được gọi là cây ngoái trầu

để nghiền nhỏ trầu cau ra rồi cho chúng vào miệng để nhai

- Khi nhai như thế hương vị của trầu-cau-vôi sẽ làm cho người nhai trầu có cảm giác cay cay, hơi say Khi nhai, nước bọt sẽ được tiết ra và hòa vào hỗn hợp trầu-cau-vôi, người nhai thường nhổ ra Dung dịch này có màu hồng, được gọi

là cổ trầu Khi ta nhai khoảng 30-60 phút hoặc lâu hơn,người ta sẽ nhả bỏ ra khỏi miệng những gì còn sót lại, đây được gọi là xác trầu hoặc bã trầu Khi nhai, để loại cổ trầu và xác trầu dính,bám vào răng, ta còn có thể dùng một ít nhúm nhỏ thuốc lào hoặc thuốc lá loại thường để chà răng Động tác này gọi là xỉa thuốc Nhúm thuốc xỉa này sẽ được ngậm bằng môi trên ở một phía của miệng để xỉa thường xuyên trong lúc nhai trầu, đến khi nào nhả bỏ bã trầu thì

bỏ luôn nhúm thuốc xỉa này Tiếp tục ta súc miệng bằng nước lã, đó chính là

lý do những khi giỗ kỵ, ta thường thấy trên bàn cúng thường có thêm ly nước

lã, gọi là "nước súc miệng", ngụ ý dành cho hương hồn của những quý bà ăn trầu

Trang 11

- Nhai trầu là một thói quen của một số phụ nữ Việt Nam, thường thấy ở độ tuổi trung niên trở lên Nó như thói quen hút thuốc ở nam giới Việc ăn trầu còn là một nét văn hóa khi trò chuyện,giao tiếp ở các vùng nông thôn Khi các bà gặp nhau thì việc đầu tiên họ làm là mời nhau miếng trầu, sau đó mới hàn huyên, đàm đạo

2.7 Tục ăn trầu thời xưa:

- Đầu thế kỉ 20, việc ăn trầu đều phổ biến ở cả 2 giới tính nam và nữ Khi nam giới ăn trầu sẽ kèm theo hút thuốc rê, kể cả khi làm việc hoặc lao động họ cũng mang theo cho mình một cái túi như cái bóp được gọi là Hổ phệ để đựng trầu Còn đối với nữ giới khi ăn người ta thường kèm theo các loại thuốc xỉa hoặc các loại chất độn như vỏ cau khô, vỏ của cây giấy, đậu phộng Họ thường mang theo một ruột tượng để đựng trầu cau khi làm việc

- Đối với các gia đình giàu có, thường thường các bà sẽ mang theo cho mình một chiếc túi đan bằng tre hoặc mây bên trong túi sẽ có ốp trầu, các trái cau tươi , một hủ vôi, một hộp thuốc xỉa, một con dao nhỏ và một cái ống nhổ Khi khách

có khách đến thì trước hết ngươi chủ nhà phải bưng một tô nước kèm theo một cái muỗng (đặt trên một cái đài) để cho khách súc miệng Tiếp tục , chủ nhà sẽ mang khay trầu ra tiếp khách Trên khay có cái dĩa đựng trầu, dĩa đựng cau, hũ vôi, hộp thuốc xỉa, dao, dĩa đựng vỏ giấy, vỏ cau, dưới chân lúc nào cũng có một ống nhổ lớn Một miếng trầu bao gồm: cau, lá trầu không, thuốc xỉa, vôi Khi ăn, cau được nhai dập mới cho trầu vào, sau cùng là lấy thuốc xỉa quệt thêm

ít vôi sẽ khiến cho vị cay, thơm, giúp chắc răng, sạch miệng Người ăn trầu thường sẽ lấy tay quệt ngang miệng khi ăn, dần tạo thành nét môi cắn chỉ mà ta vẫn thường nghe nhắc đến

- Tục ăn trầu và tục nhuộm răng đen đều có mối liên hệ với nhau nhưng lại là hai khía cạnh khác nhau Một bên mang hình thức xã giao và lễ nghi, một bên lại là trang sức nhưng đặc biệt ở chỗ cả hai lại bổ sung cho nhau

Ngày đăng: 09/04/2024, 11:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w