1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn học cơ sở văn hóa việt nam bài kiểm tra giữa kì nhà mồ tây nguyên

35 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhà mồ Tây Nguyên
Tác giả Nhóm 3
Người hướng dẫn ThS Nguyễn Thị Lệ Hằng
Trường học Trường Đại học Văn Lang
Chuyên ngành Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Thể loại Bài kiểm tra giữa kì
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 17,18 MB

Nội dung

Đối với Việt Nam Nhà mồ của người dân Tây Nguyên đã trở thành mảng đặc sắc của văn hóa cổ truyền.Đây là một nét tín ngưỡng cao đẹp về sự tồn tại của sự sống, người dân Tây Nguyên không x

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG & TRUYỀN THÔNG

MÔN HỌC: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ

Trang 2

ĐIỂM VÀ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

2

Trang 3

DANH SÁCH NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN

(thang điểm 10)

9 Phạm Thị Thùy

Linh

Linh

Trang 4

10 Nguyễn Lê Bảo Hân 2273201080468 Tìm nội dung Nguyễn Lê Bả

Hân

16 Nguyễn Thị Phương

Thanh

Phương Than

18 Bùi Nguyễn Như

Ngọc

Ngọc

22 Nguyễn Hoàng Đăng

Trang 5

Trưởng nhóm

Ký và ghi rõ họ tên

Đỗ Anh Thư

Trang 6

MỤC LỤC

PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

PHẦN B: NỘI DUNG

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG ĐẤT VÀ CON NGƯỜI TÂY NGUYÊN

1 Địa lý, lịch sử, dân cư và bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên

1.1 Địa lý

1.2 Lịch sử

1.3 Dân cư

Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MỒ TÂY NGUYÊN

2.1 Hiện tượng nhà mồ

2.2 Nguồn gốc của nhà mồ

2.3 Quan niệm của người dân Tây Nguyên về nhà mồ

Chương 3: NÉT KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO CỦA NHÀ MỒ TÂY NGUYÊN

3.1 Nhà mồ của người dân Tây Nguyên

3.2 Cấu trúc nhà mồ

3.3 Dịp sử dụng

Chương 4: TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA NHÀ MỒ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ VÀ TINH THẦN CỦA NGƯỜI TÂY NGUYÊN

4.1 Tính ứng dụng của nhà mồ trong đời sống của người Tây Nguyên

4.2 Tác động của nhà mồ trong đời sống hiện nay

4.3 Hành động của giới trẻ trong việc giữ gìn nét đẹp di sản nhà mồ

PHẦN C: PHỤ LỤC

1 Tài liệu tham khảo

2 Hình ảnh tham khảo

6

Trang 7

PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Mộ (đồng nghĩa: mồ hay mả hay còn gọi chung là mồ mả, hay còn gọi là nơi chôn cất)

là nơi người chết được chôn cất hay còn được gọi là nơi người đã vĩnh viễn ra đi annghỉ theo hình thức mai táng và tục lệ xây nhà mồ an táng người qua đời đã trở thành nét văn hoá đặc trưng của của nhiều dân tộc châu Á, đặc biệt phát triển trong văn hoáViệt Nam, văn hoá Trung Hoa, văn hoá Triều Tiên và văn hoá Đông Nam Á Đối vớiViệt Nam Nhà mồ của người dân Tây Nguyên đã trở thành mảng đặc sắc của văn hóa

cổ truyền

Đây là một nét tín ngưỡng cao đẹp về sự tồn tại của sự sống, người dân Tây Nguyênkhông xem cái chết là sự kết thúc của một vòng đời Đối với người Tây Nguyên cáichết là sự trở về núi rừng, nơi con người sinh ra và tượng nhà mồ chính là một chế tácđặc biệt sinh ra từ suy nghĩ ấy Trải qua hằng trăm năm lịch sử cho đến ngày nay nhà

mồ Tây Nguyên vẫn luôn giữ cho mình một sức hút bí ẩn, ma mị mãnh liệt Sức hút ấykhông chỉ hấp dẫn ở sự đa dạng độc đáo về kĩ thuật xây dựng, điêu khắc tượng mồ màcòn là biểu dượng cho sự tổng hoà các giá trị văn hoá đặc sắc của người dân xứ sở “Cao nguyên miền Thượng”, là sự dung hoà giữa giá trị nghệ thuật và giá trị tinh thầncủa tộc người nơi đây nói riêng và cả đất nước Việt Nam nói chung

Để thẩm thấu được cái chất, cái hồn văn hóa tuyệt vời ẩn chứa trong lòng Tây Nguyênnhóm 6 chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nhà mồ Tây Nguyên” để khai phá sâu hơn

về cách mà người dân Tây Nguyên có thể tạo nên nhà mồ và tượng nhà mồ? Quy trìnhthực hiện và giá trị văn hoá cũng như giá trị tinh thần mà tập tục dựng nhà mồ củangười Tây Nguyên đã mang lại trong nền văn hoá Việt Nam? Nhiều nghiên cứu tìmhiểu đã chỉ ra rằng việc xây dựng nhà mồ nhằm tạo ra sự đảm bảo về tinh thần củangười còn sống rằng người thân của họ sẽ được siêu thoát và sống một cuộc sống mới

và quy trình thực hiện tượng vô cùng kì công, tốn nhiều thời gian và sức lực

Trang 8

Bài viết này nhằm mục đích tìm hiểu, phân tích và mang đến cho người đọc một cáinhìn bao quát nhất về nhà mồ Tây Nguyên Từ đó giúp cho bạn đọc hiểu hơn về vănhoá nước nhà Việt Nam, có định hướng và ý thức cao hơn trong việc gìn giữ nét đẹpcủa di sản này.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp nghiên cứu phân tích - tổng hợp: Là nghiên cứu các tài liệu, lýluận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâusắc về đối tượng Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã đượcphân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng Ởphương pháp này nhóm 3 đã nghiên cứu các thông tin liên quan đến nhà mồTây Nguyên thông qua sách Nhà mồ – tinh hoa của nghệ thuật kiến trúc dângian Tây Nguyên của tác giả Ngô Văn Doanh

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Là phương pháp nghiên cứu chủ yếu thuthập thông tin qua các tài liệu hay văn bản Trong phương pháp này, chủ thểnghiên cứu tham khảo, tìm kiếm thông tin ở bài viết được nhóm 3 tìm và thuthập chủ yếu ở hai đầu báo Giáo Dục Thời Đại và Người Đưa Tin

- Phương pháp quan sát: Là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh

sử dụng các giác quan để quan sát đối với các đối tượng trong tự nhiên và xãhội Ở phương pháp này nhóm 3 đã quan sát thông qua hình ảnh được đăng tảitrên Google

- Phương pháp lịch sử: Là phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát triểncủa các sự kiện lịch sử, phong trào cách mạng theo một trình tự liên tục, trongmối liên hệ tác động lẫn nhau của chúng Trong phương pháp lịch sử nhóm 3 đã

8

Trang 9

tìm hiểu được quá trình hình thành của Tây Nguyên theo năm tháng và được thểhiện ở chương 1.

- Phương pháp tham khảo: Trong quá trình nghiên cứu khoa học, viết luận án, bàibáo hay một quyển sách, các tác giả thường tham khảo và sử dụng các tài liệu

để trích dẫn vào công trình nghiên cứu, các tài liệu được tác giả trích dẫn gọi làtài liệu tham khảo

PHẦN B: NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG ĐẤT VÀ

CON NGƯỜI TÂY NGUYÊN

1 Địa lý, lịch sử, dân cư và bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên

1.1 Địa lý: Tây Nguyên là một khu vực địa lý nằm ở Trung Bộ Việt Nam, bao gồm 5

tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí từ Bắc xuống Nam gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, ĐắkNông và Lâm Đồng với diện tích khoảng 54.7 nghìn km² chiếm 16,8% diện tích cảnước Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định,Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai,

Trang 10

Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri(Campuchia) Khu vực này có địa hình đồi núi cao với nhiều cao nguyên rộng lớn nhưKon Tum, Pleiku, Buôn Ma Thuộc và Đà Lạt Tuy nhiên Tây Nguyên không phải làmột cao nguyên duy nhất mà bao gồm các cao nguyên liền kề: cao nguyên Kon Tum,cao nguyên Măng Đen(Kon Plông), cao nguyên Kon Hà Nừng, cao nguyên Playku,cao nguyên M’Drăk, cao nguyên Mơ Nông, cao nguyên Lâm Viên.

Địa hình: Nằm về phía Tây của dãy Trường Sơn, bề mặt địa hình dốc thoải dần từĐông sang Tây, đón gió Tây nhưng ngăn chặn gió Đông Nam thổi vào Địa hình chiacắt phức tạp có tính phân bậc rõ ràng, bao gồm:

- Địa hình cao nguyên là địa hình đặc trưng nhất của vùng, tạo lên bề mặt của vùng.Dạng địa hình này thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp với quy mô lớn

Tài nguyên nước: Tây Nguyên được ưu đãi khi có nguồn tài nguyên nước dồi dào,phong phú với 4 hệ thống sông chính: Sê San, Srêpốk, sông Ba và sông Đồng Nai Chế

độ dòng chảy chịu tác động của khí hậu Nguồn nước ngầm tương đối lớn nhưng nằmsâu, giếng khoan trên 100 mét

Tài nguyên đất:

- Đất đai được coi là tài nguyên cơ bản của vùng, thuận lợi cho phát triển nông lâmnghiệp Diện tích đất chủ yếu là đất đỏ bazan, tầng phong hoá dày, địa hình lượn sóngnhẹ tạo thành các cao nguyên đất đỏ như cao nguyên Buôn Ma Thuột, Pleiku, ĐắkNông, Kon Tum chiếm diện tích khoảng 1 triệu ha, thích hợp với nhiều loại cây trồngđặc biệt là cây cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều và rừng Đất đỏ vàng chiếm diện tích

10

Trang 11

khoảng 1,8 triệu ha, kém màu mỡ hơn đất đỏ bazan nhưng giữ ẩm tốt và tơi xốp nênthích hợp với nhiều loại cây trồng Ngoài ra còn có đất xám phân bố trên các sườn đồithoải phía Tây Nam và trong các thung lũng, đất phù sa ven sông, thích hợp cho trồngcây lương thực.

- Tuy nhiên diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm tới 1,4 triệu ha và đang bị thoái hoánghiêm trọng (đất bazan thoái hoá tới 71,7%; diện tích đất bị thoái hoá nặng chiếm tới20%)

Tài nguyên rừng:

- Tây Nguyên là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học rất cao của Việt Nam.Rừng Tây Nguyên giàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại trữ lượng rừng gỗ chiếmtới 45% tổng trữ lượng rừng gỗ của cả nước Diện tích rừng Tây Nguyên là 3.015,5nghìn ha chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước Các cây dược liệu quý được tìm thấy ởđây như sâm bổ chỉnh, sa nhân, địa liền, thiên niên kiện, hà thủ ô trắng, và các câythuốc quý có thể trồng được ở đây như atisô, bạch truật, tô mộc, xuyên khung

- Hệ động vật hoang dã cũng rất phong phú có ý nghĩa kinh tế và khoa học Có tới 32loài động vật quí hiếm như voi, bò tót, trâu rừng, hổ, gấu, công, gà lôi

Tài nguyên khoáng sản:

- Chủng loại khoáng sản ít Đáng kể nhất là quặng bôxit với trữ lượng dự báo khoảng

10 tỷ tấn, chiếm 90% trữ lượng bôxit cả nước, phân bố chủ yếu ở Đắc Nông, Gia LaiKon Tum Việc khai thác quặng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông và lâmnghiệp

- Vàng có 21 điểm vàng trữ lượng khoảng 8,82 tấn phân bố ở Kon Tum, Gia Lai.Ngoài ra còn các loại đá quý, các mỏ sét gạch ngói phân bố ở Chưsê - Gia Lai và BảnĐôn - Đắc Lắc, than bùn và than nâu phân bố ở Biển Hồ, làng Bua, làng Vệ - Gia Lai,Chư Đăng - Đắc Lắc

1.2 Lịch sử: Vùng đất Tây Nguyên được hình thành từ khoảng 40-50 triệu năm khi

các núi lửa nổ ra và tạo ra các đá bazan kiềm giải phóng nơi đây Vùng đất TâyNguyên được coi là vùng đất bí ẩn của Việt Nam do được bao phủ bởi các rừng nhiệtđới, thác nước và những dãy núi đá vôi Người dân bản địa trên vùng đất này gồm cácdân tộc Ê Đê, Gia Rai, Ba Na và Xơ Đăng Và theo quá trình hình thành Tây Nguyênđược chia làm 3 giai đoạn:

Trang 12

Giai đoạn 1: Thời nguyên thủy đến trước thế kỷ 19

Vùng đất Tây Nguyên từ xưa vốn là vùng đất tự trị, địa bàn sinh sống của các bộ tộcthiểu số săn đầu người, chưa phát triển thành một quốc gia hoàn chỉnh, chỉ có nhữngquốc gia mang tính chất sơ khai của người Êđê, Giarai, Mạ,

Tháng 2 năm Tân Mão niên hiệu Hồng Đức thứ 2 (1471), vua Lê Thánh Tông thânchinh đi đánh Chiêm Thành, phá được thành Đồ Bàn, bắt sống vua Champa là TràToàn, sáp nhập 3 phần 5 lãnh thổ Champa thời đó vào Đại Việt Hai phần Champa cònlại, được Lê Thánh Tông chia thành các tiểu quốc nhỏ thuần phục Đại Việt Phần đấtPhan Lung (tức Phan Rang ngày nay) do viên tướng Chăm là Bồ Trì trấn giữ, đượcvua Lê coi là phần kế thừa của vương quốc Chiêm Thành Một phần đất nay làtỉnh Phú Yên, Lê Thánh Tông phong cho Hoa Anh vương tạo nên nước Nam Hoa.Vùng đất phía Tây núi Thạch Bi, tức miền bắc Tây Nguyên ngày nay được lập thànhnước Nam Bàn, vua nước này được phong là Nam Bàn vương

Sau khi Chúa Nguyễn Hoàng xây dựng vùng cát cứ phía Nam, các Chúa Nguyễn rasức loại trừ các ảnh hưởng còn lại của Champa và cũng phái một số sứ đoàn để thiếtlập quyền lực ở khu vực Tây Nguyên Các bộ tộc thiểu số ở đây dễ dàng chuyển sangchịu sự bảo hộ của người Việt Tuy nhiên, các bộ tộc ở đây vẫn còn manh mún và mụctiêu của các chúa Nguyễn nhắm trước đến các vùng đồng bằng, nên chỉ thiết lập quyềnlực rất lỏng lẻo ở đây Trong một số tài liệu vào thế kỷ 16, thế kỷ 17 đã có những ghinhận về các bộ tộc Mọi Đá Vách (Hré), Mọi Hời (Hroi, Kor, Bru, Ktu và Pacoh), Mọi

Đá Hàm (Djarai), Mọi Bồ Nông (Mnong) và Bồ Van (Rhadé Epan), Mọi Vị (Raglai)

và Mọi Bà Rịa (Mạ) để chỉ các bộ tộc thiểu số sinh trú ở vùng Nam Tây Nguyên ngàynay

Tuy sự ràng buộc lỏng lẻo, nhưng về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộcphạm vi bảo hộ của các chúa Nguyễn Thời Nhà Tây Sơn, rất nhiều chiến binh thuộccác bộ tộc thiểu số Tây Nguyên gia nhập quân Tây Sơn, đặc biệt với đội tượng binhnổi tiếng trong cuộc hành quân của Quang Trung tiến công ra Bắc xuân Kỷ Dậu(1789) Tây Sơn thượng đạo, vùng đất phía Tây đèo An Khê là một căn cứ chuẩn bị lựclượng cho quân Tây Sơn thuở ban đầu Người lãnh đạo việc hậu cần này của quân TâySơn là người vợ dân tộc Ba Na của Nguyễn Nhạc

Giai đoạn 2: Thời Nhà Nguyễn

12

Trang 13

Sang đến triều Nhà Nguyễn, quy chế bảo hộ trên danh nghĩa dành cho Tây Nguyên vẫn không thay đổi nhiều, mặc dù vua Minh Mạng có đưa phần lãnh thổ Tây Nguyên vào bản đồ Việt Nam (Đại Nam nhất thống toàn đồ – 1834) Người Việt vẫn chủ yếu khai thác miền đồng bằng nhiều hơn, đặc biệt ở các vùng miền Đông Nam Bộ ngày nay, đã đẩy các bộ tộc thiểu số bán sơn địa lên hẳn vùng Tây Nguyên (như trường hợp của bộ tộc Mạ).

Trong cuốn Đại Việt địa dư toàn biên, Phương Đình Nguyễn Văn Siêu có viết: Thủy

Xá, Hoả Xá ở ngoài cõi Nam Bàn nước Chiêm Thành Bấy giờ trong Thượng đạotỉnh Phú An có núi Bà Nam rất cao Thủy Xá ở phía Đông núi ấy, Hỏa Xá ở phíaTây núi ấy, phía Tây tiếp giáp với xứ Sơn Bốc sở nam nước Chân Lạp, phía Nam thì làLạc man (những tộc người du cư) Phía trên là sông Đại Giang, phía dưới là sông BaGiang làm giới hạn bờ cõi hai nước ấy

Năm 1863 vua Tự Đức lập đơn vị sơn phòng để củng cố và bình định vùng sơn cướccủa ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định Tuy mục đính chính là quân sựnhưng cơ sở sơn phòng sau biến thành mạch giao thương giữa miền xuôi và miền núiqua trung gian các thuộc lái trong khi quan lại kiểm soát việc thu thuế Việc nhũngnhiễu của lái buôn và lạm thu của giới quan liêu khiến người Thượng vì bị bức bách,

đã tràn xuống miền xuôi cướp phá nhiều đợt Quan quân phải truy đuổi đánh dẹp Hệthống sơn phòng tồn tại sang thời Pháp thuộc đến năm 1905 thì Chính quyền Bảo hộ ralệnh bãi bỏ và người Pháp trực tiếp cai trị vùng Cao nguyên

Giai đoạn 3: Thời Pháp thuộc

Sau khi người Pháp nắm được quyền kiểm soát Việt Nam, họ đã thực hiện hàng loạtcác cuộc thám hiểm và chinh phục vùng đất Tây Nguyên Trước đó, các nhà truyềngiáo đã đi tiên phong lên vùng đất còn hoang sơ và chất phác này

Năm 1888, một người Pháp gốc đảo Corse tên là Mayréna sang Đông Dương,chọn Dakto làm vùng đất cát cứ và lần lượt chinh phục được các bộ lạc thiểu số Ôngthành lập Vương quốc Sedang có Quốc kỳ và phát hành giấy bạc, có cấp chức riêng và

tự mình lập làm vua xưng là Marie đệ Nhất Nhận thấy được vị trí quan trọng của vùngđất Tây Nguyên, nhân cơ hội Mayréna về châu Âu vận động xin viện trợ từ các cườngquốc Tây phương, chính phủ Pháp đã đưa công sứ Quy Nhơn F Guiomar (1889 -1890) lên tiếp thu Mayréna trên đường trở lại Đông Dương khi quá cảnh Singapore thì

Trang 14

bị nhà chức trách giữ lại Chính phủ Pháp cũng ra lệnh cấm Mayréna nhập cảnh.Mayréna mất không lâu sau đó ở Mã Lai Vùng Tây Nguyên kể từ năm 1889 được đặtdưới quyền quản lý của Công sứ Quy Nhơn và vương quốc Sedang cũng bị giải tán Năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin mở cuộc thám hiểm và phát hiện ra Cao nguyênLang Biang Ông đã đề nghị với Chính phủ thuộc địa xây dựng một thành phố nghỉmát tại đây Nhân dịp này, người Pháp bắt đầu chú ý khai thác kinh tế đối với vùng đấtnày Tuy nhiên, về danh nghĩa, vùng đất Tây Nguyên vẫn thuộc quyền kiểm soátcủa Triều đình Huế Vì vậy, ngày 16 tháng 10 năm 1898, Khâm sứ Trung Kỳ là LéonJules Pol Boulloche (1898 - 1900) đề nghị Cơ mật Viện triều Nguyễn giao cho Pháptrực tiếp phụ trách an ninh tại các cao nguyên Trung Kỳ Năm 1898, khi vương quốcSedang bị giải tán thì ngay năm sau (tức 1899), thực dân Pháp buộc vua ĐồngKhánh ban dụ ngày 16 Tháng 10 trao cho họ Tây Nguyên để họ có toàn quyền tổ chứchành chính và trực tiếp cai trị các dân tộc thiểu số ở đây Triều đình Huế chỉ giữ việc

bổ nhiệm một viên quan Quản đạo có tính cách tượng trưng Năm 1900, Toànquyền Paul Doumer đích thân thị sáp Đà Lạt và quyết định chọn Đà Lạt làm thành phốnghỉ mát, bắt đầu sự can thiệp trực tiếp trên cao nguyên Trong quá khứ, Tây Nguyên

là khu vực không được khai thác nhiều đến khi Pháp thực hiện chiến dịch khai tháckhoáng sản Với hợp đồng khai thác cao su, các nhà khai thác đã tiến hành xây dựng

hệ thống đường sắt và các cơ sở hạ tầng Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam thống nhất,Tây Nguyên đã phát triển mạnh mẽ hơn với ngành công nghiệp kinh doanh cà phê, cao

su và chăn nuôi gia súc.( Theo Wikipedia )

1.3 Dân cư: Tây Nguyên có 4,4 triệu dân ( 2002 ), trong đó đồng bào dân tộc ít người

chiếm khoảng 30% ( Gia Rai, Ê Đê, Ba Na ) Là vùng thưa dân nhất nước ta (81người/km2 năm 2002) Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở các đô thị, ven đường giaothông các nông trường, lâm trường Đời sống dân cư còn nhiều khó khăn và đang đượccải thiện đáng kể

Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MỒ TÂY NGUYÊN

14

Trang 15

2.1 Hiện tượng nhà mồ

Hiện tượng nhà mồ Tây Nguyên cũng giống như các khu vực khác trong văn hóa dângian Việt Nam, có những truyền thuyết và nghi lễ riêng Nhà mồ là một kiểu kiến trúcđặc trưng của người Tây Nguyên được xây dựng bằng những thanh gỗ vuông nhọnđược đóng cọc sâu vào đất, sau đó được nối với nhau bằng những sợi dây tơi hoặc dâynứa được sử dụng để chôn cất các thành viên trong gia đình đã mất cùng với đồ vật cánhân Theo sử sách, nhà mồ của người Tây Nguyên là một loại kiến trúc cổ đại củanền văn minh Sa Huỳnh và đầu đồng hóa của người Ê Đê thường được xây ở nơi cao

và rộng, được trang trí mỹ nghệ và chứa đựng nhiều dụng cụ hỗ trợ cho việc tế tự vàthờ cúng Đây là một phần của văn hoá vật thể của người dân tộc thiểu số địa phươngtại khu vực Tây Nguyên của Việt Nam

2.2 Nguồn gốc của nhà mồ

Tục chôn cất người chết được hình thành trong sự phát triển của loài người Thuở sơkhai con người chưa có hành vi chôn cất người chết Dần dần về sau, con người dần cónhững hành vi để chôn cất người chết từ đơn giản đến phức tạp Những ngôi mộ sơkhai nhất được tìm thấy vào thời xã hội nguyên thuỷ, sau đó những ngôi mộ được tìmthấy ở thời đồ đá Từ đó tục lệ chôn cất người chết ra đời và nhà mồ Tây Nguyên cũngkhông ngoại lệ

Nhà mồ Tây Nguyên là một loại kiến trúc truyền thống của người đồng bào TâyNguyên tại Việt Nam Về nguồn gốc, theo các nhà nghiên cứu, nhà mồ Tây Nguyên cóxuất xứ từ vùng Đài Loan (Đài Loan được gọi là Formosa, nghĩa là "đảo đẹp" trong

Trang 16

tiếng Bồ Đào Nha) Đến thế kỷ 16-17, người đồng bào nhà mồ đã di chuyển từ ĐàiLoan sang các vùng đất khác nhau trên Tây Nguyên và xây dựng các nhà mồ theophong cách và kiến trúc tương tự như nhà mồ Formosa nhưng có sự biến tấu thay đổiphù hợp với nền văn hoá phương Đông Việt Nam.

Tại Việt Nam, nhà mồ được tìm thấy ở hầu hết các khu vực Kon Tum, Gia Lai, ĐắkLắk…trong đó nổi bật nhất là nhà mồ của người Gia Rai và Ba Na

2.3 Quan niệm của người dân Tây Nguyên về nhà mồ

Người Tây Nguyên quan niệm, họ sinh ra từ rừng nên khi chết đi sẽ về với rừng, rừng

sẽ bao bọc lấy linh hồn, thân thể của người đã khuất Chính vì vậy quan tài được khoétrỗng từ một thân cây, sau đó cho thi hài vào bên trong với ngụ ý thần rừng đang chechở và bao bọc lấy thân thể người đã khuất Chính vì thế khi trong gia đình có ngườithân mất đi thì việc chuẩn bị mồ mả là rất quan trọng Tuỳ theo tình trạng qua đời màngười dân thiểu số nơi đây sẽ có cách chuẩn bị ma chay khác nhau, hình thức cũng cóphần thay đổi

Người Tây Nguyên có hai quan niệm về cái chết Theo đó, đối với người chết trẻ, chếtngoài đường, xó chợ, ngã cây gọi là cái chết bất đắc kỳ tử Với những trường hợpnày, thi hài người chết không được đưa vào nhà mà để bên ngoài, sau đó đưa ra nghĩađịa để chôn

Đối với những người do già chết đi, người Tây Nguyên gọi đó là cái chết bình thường,thi hài được để trong nhà, sau đó đưa ra nghĩa địa để chôn cất Bên trên những ngôinhà mộ này được trang trí những tượng gỗ điêu khắc vô cùng nghệ thuật

Nhà mồ Đài Loan Nhà mồ dân tộc Cơ Tu

16

Trang 17

Chương 3: NÉT KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO CỦA NHÀ MỒ

TÂY NGUYÊN

3.1 Nhà mồ của người dân Tây Nguyên

Nhà mồ nhìn chung là có cùng kết cấu và hình dáng kiến trúc với nhà ở, đây là một dạng kiến trúc nhà mồ độc nhất vô nhị mà ta khó có thể kiếm được ở nơi đâu khác ở vùng cao nguyên Nam Trung Bộ này Nhà mồ ở Tây nguyên thường được xây tập thể

và đặt tại phía Tây của những cánh rừng bạt ngàn, nơi vắng vẻ, yên lặng hoà mình sâu vào lòng thiên nhiên vì người dân Tây Nguyên cho rằng phía Tây là nơi tập trung của

ma quỷ và những điều kì bí khó lý giải chính vì thế mà hầu hết các ngôi mộ hay các nghĩa trang ở đây đều được đặt ở hướng Tây những khu rừng cách xa nơi sinh sống của dân làng

3.2 Cấu trúc nhà mồ

Như bất kì mọi tác phẩm nghệ thuật kiến trúc khác, ở nhà mồ Tây Nguyên để tạo nêngiá trị nghệ thuật và giá trị tín ngưỡng tâm linh thì kiến trúc của nhà mồ đã góp phầnkhông nhỏ Xét về mặt cấu trúc, nhà mồ Tây Nguyên bao giờ cũng gồm ba bộ phậnchính: lối hàng rào gồm các cột tượng và cột trang trí bao quanh bên ngoài, ngôi nhà ởtrong và phần trang trí phía trên nóc nhà (hoặc là hàng chạm khắc hoặc là cột trangtrí) Bố cục của 3 bộ phận đó là bố cục hướng tâm và tỷ lệ chiều cao của các bộ phận

Ngày đăng: 09/04/2024, 06:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w