MỤC LỤCDANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM THUYẾT TRÌNH - NHÓM 06...DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM PHẢN BIỆN - NHÓM 01...MỤC LỤC...DANH MỤC HÌNH ẢNH...DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...LỜI MỞ ĐẦU...CHƯƠNG 1: ĐỊNH
Trang 1DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM THUYẾT TRÌNH - NHÓM 06
1 Đoàn Phương Huyền (nhóm trưởng) 030338220052 100%
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM PHẢN BIỆN - NHÓM 01
Trang 3MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM THUYẾT TRÌNH - NHÓM 06
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM PHẢN BIỆN - NHÓM 01
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: ĐỊNH NGHĨA TRUNG THỰC TRONG KINH DOANH
1.1 Trung thực là gì trong môi trường kinh doanh?
1.2 Văn hóa Trung thực trong doanh nghiệp
1.3 Tầm quan trọng của việc giữ trung thực trong các mối quan hệ kinh doanh
CHƯƠNG 2: TRUNG THỰC VÀ UY TÍN
2.1 Mối liên hệ giữa trung thực và uy tín của doanh nghiệp
2.2 Lợi ích của việc xây dựng và duy trì uy tín thông qua sự trung thực
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA THIẾU TRUNG THỰC TRONG KINH DOANH
3.1 Nguyên nhân dẫn đến thiếu trung thực trong kinh doanh
3.2 Ảnh hưởng tới khách hàng
3.2.1 Mất uy tín và lòng tin
3.2.2 Thất vọng về sản phẩm, dịch vụ
3.2.3 Tiêu cực trong phản hồi và đánh giá
3.3 Ảnh hưởng tới doanh nghiệp
3.3.1 Ảnh hưởng tới nhân viên
3.3.2 Ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu
3.3.3 Tác động đến đối tác và nhà cung cấp
3.3.4 Rủi ro pháp lý và pháp luật
3.3.5 Đánh mất khách hàng, doanh số
3.4 Tình huống về kinh doanh không trung thực
CHƯƠNG 4: TRUNG THỰC LÀ YẾU TỐ KÍCH THÍCH SỰ PHÁT TRIỂN
4.1 Trung thực tạo dựng lòng tin với khách hàng
4.2 Trung thực tác động tích cực đến xã hội
4.3 Trung thực góp phần giảm thiểu rủi ro và chi phí cho doanh nghiệp
4.4 Trung thực góp phần thúc đẩy hợp tác quốc tế
4.5 Trường hợp cụ thể cho việc “Trung thực là yếu tố kích thích sự phát triển trong kinh doanh”
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
5.1 Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy sự trung thực trong kinh doanh:
KẾT LUẬN
Trang 4TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 - Acecook 13
Hình 2.1 - 6 giá trị cốt lõi của Vingroup 16
Hình 2.2 - Thế giới di động 18
Hình 2.3 - Nestle 18
Hình 3.1 - Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 22
Hình 3.2 - Công ty bảo hiểm MVI Life và diễn viên Ngọc Lan 22
Hình 3.3 - CTCP Xây dựng và Phát triển BĐS Alibaba Việt Nam 26
Hình 4.1 - Campaign For Real Beauty của Dove 30
Hình 4.2 - Tiêu chuẩn C.A.F.E .32
Hình 4.3 - Công cụ truy xuất hạt cà phê 33
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
2 SCB Sai Gon Joint Stock Commercial Bank - Ngân
hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn
Trường Mới Nổi
Trang 7sự tồn tại bền vững với khách hàng Trung thực trong kinh doanh không chỉ đơn thuần thểhiện trong quan hệ tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng mà còn trong quan hệ nội
bộ doanh nghiệp Trung thực là nhân tố tạo dựng niềm tin Niềm tin cần được củng cố từ nội
bộ doanh nghiệp tới đối tác và khách hàng Trung thực trong kinh doanh không chỉ thể hiệntrong những hoạt động then chốt, mà phải thể hiện trong từng hoạt động nhỏ Tục ngữ ViệtNam có câu “một lần bất tín, vạn lần bất tin” để thức tỉnh ý thức cẩn trọng trong từng hànhđộng dù nhỏ nhất để duy trì lòng tin Trung thực là sự tôn trọng đối với khách hàng, với đốitác và với bản thân nhân viên trong nội bộ doanh nghiệp Cho tới nay, ít doanh nghiệp ViệtNam công khai chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ.Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự ý thức rằng, cách duy nhất để giữ niềm tin của kháchhàng, của đối tác là sự trung thực trong các hoạt động của doanh nghiệp Uy tín doanhnghiệp đại diện cho sức mạnh cạnh tranh, mất thì dễ và lấy lại thì khó Trong bối cảnh hiệnnay, vấn đề xây dựng văn hóa trung thực của doanh nghiệp Việt Nam là cần thiết để khẳngđịnh giá trị doanh nghiệp và tạo dựng niềm tin đối với khách hàng Đạo đức kinh doanh với
Trang 8tư cách là hệ thống chuẩn mực đạo đức định hướng hoạt động của doanh nghiệp chi phốimạnh mẽ mọi chiều cạnh hoạt động của doanh nghiệp Đạo đức kinh doanh là một trongnhững yếu tố dễ bị vi phạm khi yếu tố tối đa hóa lợi nhuận được đề cao Đây cũng là yếu tốkhó đo đếm, lượng hóa Niềm tin của người dân đối với yếu tố trung thực trong đạo đứckinh doanh của doanh nghiệp là một chỉ báo cơ bản để khẳng định niềm tin của người dânvào doanh nghiệp Giá trị trung thực này có thể được đánh giá trên một số tiêu chí trực tiếpliên quan tới quyền lợi của người tiêu dùng như chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuấtđảm bảo sản phẩm an toàn với người tiêu dùng, thông tin quảng cáo về các chỉ tiêu sảnphẩm là đúng sự thật… Doanh nghiệp khẳng định được tính trung thực trong các tiêu chítrên và xây dựng được niềm tin vào tính trung thực của mình đối với khách hàng là doanhnghiệp xây dựng sự phát triển bền vững.
Trang 9CHƯƠNG 1: ĐỊNH NGHĨA TRUNG THỰC TRONG KINH DOANH
1.1 Trung thực là gì trong môi trường kinh doanh?
Tính trung thực là sự phản ánh đúng sự thật, ngay thẳng, không giả dối Trung thực cònbiểu thị sự tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải
Trung thực trong kinh doanh là sự phản ánh đúng sự thật trong hoạt động kinh doanh.Trung thực trong kinh doanh là không vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà dùng các thủđoạn lừa dối, xảo trá để đạt lợi nhuận Tính trung thực thể hiện ở sự đề cao chữ tín trongkinh doanh Tính trung thực là một thành tố quan trọng trong đạo đức kinh doanh của doanhnghiệp
Ví dụ về trung thực trong kinh doanh có thể là:
- Cung cấp thông tin chính xác và minh bạch: Một công ty bán lẻ công bố rõ ràng vềnguồn gốc và thành phần của sản phẩm mình bán, không che giấu thông tin để đánh lừakhách hàng
- Thực hiện đúng cam kết với đối tác: Một công ty hợp tác với nhà cung cấp và cam kếtthanh toán đúng hẹn, không tìm cách trì hoãn hoặc giảm bớt giá trị của hợp đồng mộtcách không minh bạch
- Giải quyết vấn đề một cách trung thực: Một doanh nghiệp gặp vấn đề về chất lượng sảnphẩm và công khai thông tin về vấn đề đó, cung cấp các giải pháp và bồi thường chokhách hàng một cách trung thực và công bằng
- Tuân thủ pháp luật: Một công ty duy trì tuân thủ các quy định và luật pháp liên quanđến kinh doanh của họ, không vi phạm hoặc làm lợi dụng các kẽ hở pháp lý để thu lợiích cá nhân
Giả sử, một công ty sản xuất và bán các sản phẩm hữu cơ có thể tuân thủ nguyên tắctrung thực bằng cách cung cấp thông tin chính xác về quy trình sản xuất, nguồn gốc nguyênliệu, và công dụng của sản phẩm Họ cũng đảm bảo rằng sản phẩm của họ thực sự là hữu cơ
Trang 10và không chứa chất hóa học độc hại Điều này giúp xây dựng lòng tin với khách hàng và tạo
ra một cộng đồng khách hàng trung thành
Trung thực trong kinh doanh là một giá trị quan trọng, đóng vai trò quyết định đến sựphát triển bền vững của doanh nghiệp Hãy cùng tìm hiểu về văn hóa trung thực và tầmquan trọng của nó
1.2 Văn hóa Trung thực trong doanh nghiệp.
Văn hóa trung thực là sự tự điều chỉnh hành vi của mỗi thành viên trong doanh nghiệp
mà không cần áp dụng bất cứ chế tài nào
Trung thực giúp xây dựng lòng tin, gắn kết các mối quan hệ và tạo môi trường tốt đểphát triển
Trong kinh doanh khi tạo được lòng tin với đối tác, chúng ta có thể hợp tác tốt và pháttriển kinh doanh một cách bền vững
1.3 Tầm quan trọng của việc giữ trung thực trong các mối quan hệ kinh doanh.
Tính trung thực là một nhân tố quan trọng đối với hoạt động kinh doanh nói chung vàhoạt động sản xuất nói riêng Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, không ítdoanh nghiệp đã bỏ qua yếu tố trung thực, vi phạm đạo đức kinh doanh nhằm tối đa hóa lợinhuận Tính trung thực của doanh nghiệp được định hình từ quy định của doanh nghiệpdưới hình thức đạo đức doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp Chuẩn mực này là công cụđiều chỉnh hành vi của mỗi thành viên trong doanh nghiệp Tính trung thực là một nhân tốquan trọng tạo dựng niềm tin
- Môi trường bên trong:
Đối với bản thân doanh nghiệp, tính trung thực của các thành viên xây dựng niềm tingiữa các thành viên trong doanh nghiệp, giữa nhà quản lý doanh nghiệp và nhân viên Sựhình thành niềm tin trong nội bộ doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với hoạt động sảnxuất của doanh nghiệp Xét niềm tin của lãnh đạo doanh nghiệp đối với nhân viên, hành vicủa các nhà lãnh đạo định hình và duy trì niềm tin đối với nhân viên Đặc biệt, giao tiếp củalãnh đạo trên cơ sở các vai trò chiến lược của doanh nghiệp có ảnh hưởng mạnh mẽ đến
Trang 11niềm tin của nhân viên vào lãnh đạo (Luu Trong Tuan, 2012) Theo Simons, hành vi đạođức, mức độ đồng ý về các giá trị được tán thành và ban hành của doanh nghiệp có vai tròrất quan trọng đối với sự phát triển niềm tin của nhân viên đối với nhà quản lý (Simons,1999)
Trung thực trong doanh nghiệp sản xuất phải được khởi nguồn từ chính lãnh đạo doanhnghiệp Lãnh đạo trung thực luôn tạo dựng được niềm tin đối với nhân viên Nhân viên tintưởng vào lãnh đạo là một trong những nhân tố kích hoạt yếu tố tích cực cho môi trườnglàm việc của doanh nghiệp, nhờ đó hiệu quả hoạt động sản xuất được nâng cao Tính trungthực trong doanh nghiệp sản xuất còn thể hiện ở sự trung thực của nhân viên của doanhnghiệp Nhân viên trung thực với lãnh đạo doanh nghiệp, đồng thời trung thực với chính cáchoạt động sản xuất ở vị trí việc làm của mình Tính trung thực của công ty tác động trực tiếptới chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Như vậy, tính trung thực của nhân viên củadoanh nghiệp sản xuất một mặt là nền tảng xây dựng niềm tin của lãnh đạo doanh nghiệpđối với họ, mặt khác là nền tảng xây dựng niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩmcủa công ty
- Môi trường bên ngoài:
Niềm tin vào sự trung thực của doanh nghiệp là giá trị tạo nên chữ tín cho doanh nghiệptrong mối quan hệ với đối tác kinh doanh Chữ tín càng cao, khả năng mở rộng đối tác cànglớn hay nói cách khác, hệ thống mạng xã hội của doanh nghiệp càng rộng Sự mở rộng quan
hệ đối tác kinh doanh tạo cơ hội phát triển cho doanh nghiệp Tính trung thực luôn là nềntảng xây dựng chữ tín và là chìa khóa thành công cho doanh nghiệp nhìn một cách tổng thểtrong một xã hội mà sự tương tác, hệ thống mạng lưới vốn xã hội trở nên ngày càng quantrọng
Trung thực là giá trị đạo đức quan trọng trong hệ thống giá trị của đạo đức doanhnghiệp, là yếu tố cốt lõi gia tăng niềm tin cho doanh nghiệp Niềm tin tạo dựng từ các thành
tố của sự trung thực mang tính bền vững và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển doanhnghiệp trong dài hạn
Niềm tin vào tính trung thực của doanh nghiệp là nhân tố giúp doanh nghiệp mở rộngvốn xã hội của mình trên cả hai phương diện đối tác kinh doanh của doanh nghiệp và khách
Trang 12hàng Sự mở rộng cả hai chiều cạnh này đều có thể thông qua sự mở rộng mạng lưới xã hộitrên nền tảng vốn xã hội Đây là nguồn lực cần thiết cho sự phát triển của các doanh nghiệptrong điều kiện hội nhập sâu rộng hiện nay.
Ví dụ:
Ngành thực phẩm luôn được xem là một ngành hàng kinh doanh cơ hội và hấp dẫn bởinhững nhu cầu thị trường rất lớn nhưng vẫn đi kèm với những thách thức bởi sự ảnh hưởng,liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người Do đó, một doanh nghiệp kinh doanh trongngành muốn thành công và vững mạnh thì trước tiên phải xây dựng được những sản phẩmchất lượng và có được niềm tin từ phía người tiêu dùng Xuất phát từ mong muốn phát triển
xã hội thông qua con đường ẩm thực cũng như thấu hiểu rõ những điều kiện, quy luật pháttriển của thị trường, ngay từ những năm đầu gia nhập thị trường, Vina Acecook – nhà sảnxuất mì ăn liền hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, đã xác định “biểu tượng của chất lượng” làkim chỉ nam, định hướng trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, luôn nghiêm túc trongnhững đầu tư theo hướng cam kết chất lượng với người tiêu dùng Từ đó, Vina Acecook đãxây dựng nên bản sắc riêng cho thương hiệu của mình, tạo được ấn tượng sâu sắc trong lòngngười tiêu dùng gắn liền với hai chữ “chất lượng”
Vào năm 2021, ngay khi xuất hiện thông tin mì hảo hảo nhiễm chất Etylen Oxit và bịthu hồi tại một số nước châu Âu, công ty đã nhanh chóng tiến hành gửi lời cảm ơn và xinxin lỗi đến khách hàng đồng thời xác minh và làm rõ thông tin, cũng như tiến hành rà soáttoàn bộ quy trình sản xuất, và gửi đi thử nghiệm một số mẫu sản phẩm nội địa tại Trung tâmphân tích Eurofins (Tập đoàn khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thử nghiệm thựcphẩm, có mạng lưới hơn 1000 công ty độc lập tại hơn 50 quốc gia và vận hành hơn 900phòng thí nghiệm) và theo kết quả thử nghiệm của Trung tâm phân tích Eurofins thì sảnphẩm Hảo Hảo tôm chua cay nội địa không có chất EO và có sự hiện diện của một lượng rấtnhỏ 2-chloroetanol (2-CE) với hàm lượng 1,17 ppm, sản phẩm Hảo Hảo tôm chua cay nộiđịa có chất lượng đảm bảo và hoàn toàn tuân thủ đúng quy định pháp luật Việt Nam Đồngthời, hàm lượng 2-CE này có giá trị thấp hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn của Mỹ (940ppm), Canada (940 ppm) và một số quốc gia khác Vì vậy, Công ty Cổ phần Acecook ViệtNam khẳng định rằng sản phẩm “Hảo Hảo tôm chua cay” nội địa vẫn được đảm bảo an toàn
về mặt chất lượng Công ty khẳng định sản phẩm “Hảo Hảo tôm chua cay” và các sản phẩm
Trang 13khác của Acecook Việt Nam đang tiêu thụ tại thị trường nội địa hoàn toàn đạt tiêu chuẩntheo quy định pháp luật của Việt Nam, đảm bảo an toàn sức khỏe của người tiêu dùng vàcam kết sẽ siết chặt hơn nữa việc kiểm soát nguyên liệu, quy trình sản xuất, quy trình phânphối sản phẩm cả trong và ngoài nước để không xảy ra sự cố đáng tiếc tương tự Bằng cáchgiải quyết vấn đề nhanh chóng và minh bạch, trung thực thì công ty đã xóa bỏ những bậntâm của khách hàng về chất lượng sản phẩm đồng thời cũng lấy lại niềm tin và sự tin tưởngđến từ người tiêu dùng Từ đó cho ta thấy được tầm quan trọng của trung thực trong kinhdoanh.
Hình 1.1: Acecook Việt Nam.
Trang 14CHƯƠNG 2: TRUNG THỰC VÀ UY TÍN.
2.1 Mối liên hệ giữa trung thực và uy tín của doanh nghiệp.
Người ta thường nói “Một lần mất tín, vạn lần mất tin” Câu nói này đúng trong cả cuộcsống lẫn công việc Uy tín là một trong năm yếu tố dùng để đo nhân cách con người Chữtín tạo nên sự tin tưởng, lấy được lòng người, giúp lời nói của một cá nhân có trọng lượngvới mọi người xung quanh Trong kinh doanh, giá trị định đoạt của nó gấp nhiều lần hơnnhư thế Chữ tín trong kinh doanh được đặt ra như một chuẩn mực hình thành và phát triểnthương hiệu Nó thể hiện ở việc tạo lòng tin cho người lao động, khách hàng và đối tác Vớinhững người kinh doanh hàng đầu, chữ tín được coi trọng như sinh mạng thứ hai của họ, làđiều mấu chốt, là kim chỉ nam trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Và Trungthực chính là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ đa chiều được bền vững, là giá trịcốt lõi để xây dựng nên UY TÍN của Doanh nghiệp
Uy tín đại diện cho sức mạnh cạnh tranh trong kinh doanh Ðể có được uy tín với nhânviên và khách hàng, hầu hết doanh nghiệp nào cũng phải trải qua một quá trình xây dựng vàphấn đấu
Soi chiếu vào các hoạt động kinh doanh hiện nay, trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngàytrở nên gay gắt thì việc không trung thực trong hoạt động kinh doanh có xu hướng gia tăng
Có thể nói, điều đó xuất phát từ sự mâu thuẫn trong kinh doanh Sự mâu thuẫn được nói đến
ở đây là mâu thuẫn về lợi ích của doanh nghiệp và giá trị mang lại cho khách hàng Nói sâuhơn về vấn đề trung thực, mâu thuẫn ở đây xuất phát từ việc doanh nghiệp muốn lợi nhuậntối đa nhưng cũng muốn đảm bảo có uy tín trên thị trường
Nếu trung thực có thể khiến một số chủ kinh doanh mất đi lợi thế về các yếu tố đầu vào,giá bán sản phẩm - dịch vụ cũng như quy mô khách hàng, dẫn đến việc lợi nhuận của doanhnghiệp không đảm bảo trong khi, nếu không trung thực họ có thể đạt lợi nhuận cao hơn.Vậy liệu bao nhiêu doanh nghiệp chấp nhận điều đó? Xét trên một khía cạnh khác, một sốdoanh nghiệp không trung thực trong kinh doanh để nhằm thu hút khách hàng, lấy đượcniềm tin từ khách hàng và tạo uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường
Ví dụ:
Trang 15- Thương hiệu quần áo ngoài trời Patagonia là một ví dụ điển hình của tính trung thựctrong kinh doanh Họ chia sẻ công khai thông tin về chuỗi cung ứng của mình, giảiquyết mọi mối lo ngại về đạo đức và thể hiện cam kết của họ về tính minh bạch Sựtrung thực này đã xây dựng được niềm tin và lòng trung thành của khách hàng có ý thức
về môi trường, dẫn đến việc tăng doanh số bán hàng và ủng hộ thương hiệu
- Starbucks, một trong những tên tuổi lớn của ngành cà phê toàn cầu, cũng là một minhchứng cho sự cam kết về đạo đức thông qua các sáng kiến tìm nguồn cung ứng củamình Họ ưu tiên thực hiện thương mại công bằng, bền vững môi trường và hỗ trợ nôngdân trồng cà phê Chính sự trung thực này đã giúp Starbucks xác định mình là mộtthương hiệu có trách nhiệm và uy tín, thu hút người tiêu dùng có ý thức xã hội
2.2 Lợi ích của việc xây dựng và duy trì uy tín thông qua sự trung thực.
Trong bối cảnh kinh doanh cạnh tranh ngày nay, việc đơn giản đưa sản phẩm và dịch vụđến với khách hàng là không đủ Chìa khóa dẫn đến thành công lâu dài nằm ở việc thiết lập
uy tín và nuôi dưỡng mối quan hệ chân thành với khách hàng Trước khi cố gắng bán bất kỳsản phẩm hoặc dịch vụ nào, doanh nghiệp phải tập trung vào việc xây dựng UY TÍN
Niềm tin và uy tín là nền tảng để xây dựng mọi mối quan hệ kinh doanh thành công.Xây dựng và duy trì uy tín đòi hỏi sự trung thực trong hoạt động kinh doanh Uy tín là yếu
tố quan trọng trong bất kỳ mối quan hệ nào, đặc biệt là khi liên quan đến kinh doanh Nếumuốn xây dựng uy tín thì doanh nghiệp cần luôn ghi nhớ phương châm trung thực, ngaythẳng, nhất là khi làm việc với khách hàng, đối tác, đó là quá trình hợp tác lâu dài
Khi các doanh nghiệp luôn trung thực trong giao tiếp và hành động thì khách hàng cảmthấy họ được đối xử trung thực, họ có thể sẽ hài lòng hơn với dịch vụ của doanh nghiệp, dẫnđến những đánh giá tích cực và những lời giới thiệu truyền miệng Điều đó sẽ nuôi dưỡng
uy tín của doanh nghiệp đó, khiến khách hàng có nhiều khả năng trung thành hơn Ngoài ra,cung cấp thông tin rõ ràng, chính xác, doanh nghiệp có thể đảm bảo khách hàng có đượcnhững kỳ vọng đúng đắn
Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, tin tức được truyền đi rất nhanh Khi bị phát hiệnkhông trung thực, doanh nghiệp sẽ ngay lập tức bị mất uy tín, thậm chí còn phải đối mặt với
Trang 16nhiều rủi ro khôn lường khác, gây ra nhiều thiệt hại cho công ty Còn nếu được biết đến làmột công ty coi trọng sự trung thực thì có thể nâng cao được uy tín của doanh nghiệp vàkhiến doanh nghiệp khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.
Sự tồn tại và phát triển của những doanh nghiệp có tuổi đời hàng chục năm, thậm chíhàng trăm năm, qua các biến động thương trường khốc liệt, đều có điểm chung là giữ chữ
“tín”, hành xử ngay thẳng, có trách nhiệm đối với các đối tác, khách hàng Sự trung thựcgiúp các doanh nghiệp duy trì và phát triển bền vững, tốt đẹp các mối quan hệ Sự trungthực giúp tạo nên lòng tin, để gắn kết các mối quan hệ, từ đó tạo nên một môi trường tốt đểcác mối quan hệ phát triển Khi tạo được lòng tin với đối tác, doanh nghiệp có thể có được
sự hợp tác tốt, giúp dễ dàng tiết giảm chi phí, ổn định tiêu thụ và mở rộng quy mô hoạtđộng Tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải được xây dựng, phát triển trên nềntảng lương tâm ngay chính của chủ kinh doanh mới kỳ vọng thu lại được kết quả tích cực
Mà một lương tâm ngay thẳng sẽ tỏ lộ tính trung thực trong suy nghĩ và hành động
Ví dụ:
Vingroup là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành nổi tiếng và lớn nhất
trên thị trường Việt Nam hiện nay 6 giá trị cốt lõi của Vingroup đó là: Tín, Tâm, Trí, Tốc,Tinh, Nhân Đây là giá trị giúp tập đoàn bám đuổi và phát triển mạnh hơn
- Tín: Tín với khách hàng, Tín với nhân viên, Tín với đối tác để bảo vệ danh dự củachính mình Công ty luôn nỗ lực hết mình để đảm bảo, cam kết với khách hàng, đốitác về chất lượng sản phẩm – dịch vụ đúng như những gì đã đưa ra
Hình 2.1: 6 giá trị cốt lõi của Vingroup.
Trang 17Công ty Cổ phần Thế giới di động là một tập đoàn bán lẻ tại Việt Nam với lĩnh vực
kinh doanh chính là bán lẻ điện thoại di động, thiết bị số và điện tử tiêu dùng.Theo nghiêncứu của EMPEA, thống kê thị phần bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam năm 2014 thìThế giới di động hiện chiếm 25% và là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực của mình.Năm
2018, Thế giới Di Động lọt top 100 nhà bán lẻ lớn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Để đạt được thành tựu này hoàn toàn là do việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp thống nhất,xuyên suốt và được thực hiện nghiêm túc từ ban lãnh đạo cho đến từng nhân viên
6 giá trị cốt lõi của công ty bao gồm:
- Tận tâm với khách hàng
- Trung thực
- Integrity (Giữ nguyên từ tiếng Anh từ nguồn Thế Giới Di Động)
- Nhận trách nhiệm
- Yêu thương và hỗ trợ đồng đội
- Máu lửa với công việc
Cách đây không lâu, lãnh đạo Thế Giới Di Động phát hiện một shop "chơi xấu", từ cửahàng trưởng đến nhân viên, bảo vệ thông đồng với nhau để bán hàng ngoài lấy tiền bỏ túi.Ông chủ Thế Giới Di Động cương quyết sa thải 25 nhân viên trong 1 ngày, đóng cửa hàng
cả tuần lễ, tuyển dụng nhân sự mới, "xóa cờ chơi lại".Để vận hành chuỗi hơn 2.000 shopbán lẻ trên khắp cả nước, nếu không có giá trị trung thực, không thể quản lý, phát triểnđược
Thế Giới Di Động xem CON NGƯỜI là trung tâm, có nghĩa là không chỉ có KHÁCHHÀNG là con người, mà doanh nghiệp còn coi trọng những con người khác như người laođộng, cổ đông, nhà cung cấp, đối tác, nhà đầu tư…, và đặc biệt là những con người trongCỘNG ĐỒNG Khi xem CON NGƯỜI là trung tâm, doanh nghiệp sẽ coi trọng sự trungthực, hành xử đạo đức, chứ không chỉ chằm chằm tập trung vào việc khai thác khách hàng
để kiếm tiền, thậm chí không trung thực trong kinh doanh, đánh mất đi uy tín của doanhnghiệp
Trang 18Trung thực là 1 trong 6 giá trị cốt lõi của Thế Giới Di Động giúp xây dựng uy tín công
ty, tạo lòng tin và gắn kết doanh nghiệp với CON NGƯỜI Xử phạt nghiêm cũng là mộtđộng thái gìn giữ giá trị trung thực trong kinh doanh - đỉnh cao văn hóa doanh nghiệp
Hình 2.2: Thế Giới Di Động.
Nestlé là công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới, có trụ sở chính đặt tại
Vevey, Thụy Sĩ Trong cam kết của chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành Nestlécũng đề cao về sự liêm chính trong kinh doanh:
“Để Nestlé ngày càng gặt hái được nhiều thành công hơn, chúng ta cần có được sự tintưởng của toàn thể nhân viên, người tiêu dùng, khách hàng, nhà cung cấp, cổ đông cũng nhưtoàn xã hội Điều này phụ thuộc vào việc chúng ta luôn hành động một cách liêm chính vàluôn tuân thủ các cam kết của chính mình Việc xây dựng niềm tin của mọi người đối vớicông ty, đối với sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của công ty cần được thực hiện từngbước và nhất quán Đây là lý do vì sao khi chúng ta đưa ra các quyết định với tầm nhìn dàihạn, chúng ta vẫn phải đảm bảo thực hiện đúng những gì chúng ta đã cam kết trong hiệntại.”
Trang 19Hình 2.3: Nestle.
Ba doanh nghiệp trên là ví dụ điển hình cho lợi ích của việc xây dựng và duy trì văn hoátrung thực trong doanh nghiệp Điểm chung của các doanh nghiệp phát triển lâu dài, bềnvững và tạo dựng được uy tín với khách hàng là họ luôn đề cao sự trung thực trong tuyên bốgiá trị cốt lõi của công ty Như những ví dụ đã đề cập ở trên, những doanh nghiệp có vị thếtrên thị trường, có uy tín trong lòng khách hàng đều có sự tuyên bố về “trung thực trongkinh doanh” Có thể nói, nhiều doanh nghiệp đặt nó như một nền móng để có thể phát triểnlâu dài và bền vững hơn trong tương lai, điều mà các doanh nghiệp hướng tới là lòng tin củakhách hàng đối với doanh nghiệp, do đó, trung thực sẽ là yếu tố cốt lõi cho việc xây dựngmột doanh nghiệp uy tín
Trang 20CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA THIẾU TRUNG THỰC TRONG KINH DOANH 3.1 Nguyên nhân dẫn đến thiếu trung thực trong kinh doanh.
Thiếu trung thực trong kinh doanh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau,phản ánh cả về môi trường kinh doanh và đặc điểm cá nhân Dưới đây là một số lý dophổ biến:
- Áp lực cạnh tranh: Trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh, áp lực để đạtđược doanh số bán hàng và lợi nhuận có thể dẫn đến việc buộc các doanhnghiệp hoạt động không trung thực Điều này có thể dẫn đến việc phát sinhcác hành vi không đạo đức như vi phạm các quy định về chất lượng sản phẩmhoặc dịch vụ, hoặc thực hiện các chiến lược quảng cáo không chính xác để thuhút khách hàng
- Áp lực lợi ích cá nhân: Một số cá nhân trong tổ chức có thể bị thúc đẩy bởi lợiích cá nhân hoặc sự tham lam, do đó họ có thể chấp nhận việc thực hiện hành
vi không trung thực hoặc hành vi không đạo đức khác để đạt được mục tiêu cánhân hoặc nhóm
- Thiếu ý thức đạo đức: Đôi khi, thiếu ý thức đạo đức từ các nhân viên, đặc biệt
là từ các nhà lãnh đạo, có thể dẫn đến các hành vi không trung thực trong kinhdoanh Việc không nhấn mạnh giá trị đạo đức và đạo đức kinh doanh trong tổchức có thể tạo ra môi trường khuyến khích cho sự thiếu trung thực
- Sự thiếu giám sát và hậu quả: Khi không có giám sát đủ chặt chẽ hoặc khi cáchành động không trung thực không bị xử lý một cách nghiêm ngặt, điều này
có thể tạo ra một môi trường mà trong đó sự không trung thực được xem là cólợi hoặc không đáng kể
3.2 Ảnh hưởng tới khách hàng.
3.2.1 Mất uy tín và lòng tin.
Trung thực không chỉ là nền tảng quan trọng để xây dựng lòng tin, mà còn có tácđộng sâu rộng đến trải nghiệm của khách hàng Sự trung thực trong hành động và giaotiếp không chỉ giữ cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng được mạnh mẽ và