MỤC LỤC
Với những người kinh doanh hàng đầu, chữ tín được coi trọng như sinh mạng thứ hai của họ, là điều mấu chốt, là kim chỉ nam trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Soi chiếu vào các hoạt động kinh doanh hiện nay, trong bối cảnh áp lực cạnh tranh ngày trở nên gay gắt thì việc không trung thực trong hoạt động kinh doanh có xu hướng gia tăng. Nếu trung thực có thể khiến một số chủ kinh doanh mất đi lợi thế về các yếu tố đầu vào, giá bán sản phẩm - dịch vụ cũng như quy mô khách hàng, dẫn đến việc lợi nhuận của doanh nghiệp không đảm bảo trong khi, nếu không trung thực họ có thể đạt lợi nhuận cao hơn.
Xét trên một khía cạnh khác, một số doanh nghiệp không trung thực trong kinh doanh để nhằm thu hút khách hàng, lấy được niềm tin từ khách hàng và tạo uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường. Sự trung thực này đã xây dựng được niềm tin và lòng trung thành của khách hàng có ý thức về môi trường, dẫn đến việc tăng doanh số bán hàng và ủng hộ thương hiệu.
Công ty Cổ phần Thế giới di động là một tập đoàn bán lẻ tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là bán lẻ điện thoại di động, thiết bị số và điện tử tiêu dùng.Theo nghiên cứu của EMPEA, thống kê thị phần bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam năm 2014 thì Thế giới di động hiện chiếm 25% và là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực của mình.Năm 2018, Thế giới Di Động lọt top 100 nhà bán lẻ lớn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ông chủ Thế Giới Di Động cương quyết sa thải 25 nhân viên trong 1 ngày, đóng cửa hàng cả tuần lễ, tuyển dụng nhân sự mới, "xóa cờ chơi lại".Để vận hành chuỗi hơn 2.000 shop bán lẻ trên khắp cả nước, nếu không có giá trị trung thực, không thể quản lý, phát triển được. Thế Giới Di Động xem CON NGƯỜI là trung tâm, có nghĩa là không chỉ có KHÁCH HÀNG là con người, mà doanh nghiệp còn coi trọng những con người khác như người lao động, cổ đông, nhà cung cấp, đối tác, nhà đầu tư…, và đặc biệt là những con người trong CỘNG ĐỒNG.
Khi xem CON NGƯỜI là trung tâm, doanh nghiệp sẽ coi trọng sự trung thực, hành xử đạo đức, chứ không chỉ chằm chằm tập trung vào việc khai thác khách hàng để kiếm tiền, thậm chí không trung thực trong kinh doanh, đánh mất đi uy tín của doanh nghiệp. Có thể nói, nhiều doanh nghiệp đặt nó như một nền móng để có thể phát triển lâu dài và bền vững hơn trong tương lai, điều mà các doanh nghiệp hướng tới là lòng tin của khỏch hàng đối với doanh nghiệp, do đú, trung thực sẽ là yếu tố cốt lừi cho việc xõy dựng một doanh nghiệp uy tín.
Đây cũng là vấn nạn nghiêm trọng liên quan đến các công ty bảo hiểm, những lùm xùm liên quan đến bảo hiểm nhân thọ trong thời gian vừa qua đã khiến những căng thẳng giữa khách hàng với doanh nghiệp bảo hiểm và ngân hàng ngày càng gia tăng, khiến cho thị trường bảo hiểm Nhân thọ Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng niềm tin lớn nhất trong vòng 24 năm qua. Thiếu trung thực trong kinh doanh có thể gây ra sự thất vọng về sản phẩm và dịch vụ đối với khách hàng bằng cách không đáp ứng được mong đợi, cung cấp thông tin không chính xác hoặc gian lận, hoặc không đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của họ. - Sản phẩm không đáp ứng mong đợi: Khi doanh nghiệp không trung thực về chất lượng hoặc tính năng của sản phẩm, khách hàng có thể nhận ra rằng sản phẩm không đáp ứng được những gì đã được quảng cáo hoặc mô tả.
Việc thiếu trung thực có thể gây ra những vụ bê bối hoặc vấn đề liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, dẫn đến tổn thương hình ảnh thương hiệu và khó khăn trong việc khôi phục lại uy tín. Khi đối tác và nhà cung cấp phát hiện ra sự thiếu trung thực hoặc gian lận, họ có thể không còn tin tưởng vào khả năng và cam kết của doanh nghiệp, dẫn đến việc từ chối các cơ hội hợp tác mới hoặc giao dịch hiện tại. Vi phạm các quy định về quảng cáo và tiếp thị: Việc cung cấp thông tin không chính xác hoặc gian lận trong các chiến lược quảng cáo và tiếp thị có thể dẫn đến vi phạm các quy định về quảng cáo và tiếp thị.
Ảnh hưởng đến hình ảnh kinh doanh của ngành bất động sản và các doanh nghiệp liên quan; Tâm lý của nạn nhân bị ảnh hưởng nặng nề, gây ra căng thẳng, lo âu và sự mất niềm tin; Xã hội phải đối mặt với việc giải quyết hậu quả của vụ án, bao gồm việc hỗ trợ nạn nhân và xử lý pháp lý.
Việc tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực đạo đức không chỉ giúp tránh được các vấn đề pháp lý (những chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp hay vi phạm pháp luật) mà còn giảm thiểu các chi phí phát sinh do sự không minh bạch và gian lận. Việc duy trì sự trung thực trong báo cáo tài chính giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro từ gian lận và sai lệch thông tin, bảo vệ uy tín và vị thế trên thị trường.Doanh nghiệp trung thực thường thu hút được những nhân viên có đạo đức làm việc cao, giúp xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ và giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo.Trung thực trong việc báo cáo và quản lý giúp doanh nghiệp nhận diện được những vấn đề và cơ hội cải tiến, từ đó tối ưu hóa quy trình, cải thiện hiệu quả hoạt động và giảm chi phí không cần thiết. ( Hơn một thập kỷ qua, Tổ chức Bảo tồn Quốc tế đã giúp phát triển các nguyên tắc thu mua có khả năng giải quyết vấn đề cơ bản về tìm nguồn cung ứng có đạo đức) Được gọi là Thông lệ về Công bằng cho Người nông dân và Cà phê (C.A.F.E.), những nguyên tắc này giúp người nông dân trồng cà phê theo cách tốt hơn cho cả con người và hành tinh.
Vào 25/8/2020, Starbucks đã cho ra mắt công cụ truy xuất nguồn gốc hạt cà phê cho phép khách hàng của Starbucks có thể truy xuất nguồn gốc từng hạt cà phê của công ty bằng việc sử dụng các thiết bị di động hoặc máy tính xách tay rồi truy cập vào traceability.starbucks.com để quét hoặc nhập số ở mặt sau của bất kỳ túi cà phê nguyên hạt nào tại các cửa hàng Starbucks. Tại đây, ứng dụng sẽ đưa bạn đến một phần của thế giới cà phê mà bạn đang tham gia trong vai trò người sử dụng, giới thiệu với bạn một số nông dân trồng cà phê ở đó hoặc thậm chí cho bạn phép bạn gặp gỡ một số chuyên gia rang xay, người biến hạt cà phê xanh nguyên chất thành loại cà phê rang mà bạn yêu thích.
+ Việc giải quyết khiếu nại một cách công bằng và đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng không chỉ giữ chân được khách hàng hiện tại mà còn tạo ra cơ hội để thu hút khách hàng mới thông qua hình ảnh uy tín và dịch vụ chất lượng. - Tăng cường giám sát và kiểm tra: Cơ quan nhà nước có thể tăng cường hoạt động giám sát và kiểm tra đối với các doanh nghiệp để đảm bảo rằng họ tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật và luật pháp liên quan đến kinh doanh và đạo đức kinh doanh. - Tăng cường hệ thống phản hồi và xử lý khiếu nại: Cơ quan nhà nước có thể tăng cường hệ thống phản hồi và xử lý khiếu nại từ cộng đồng và khách hàng về hành vi không trung thực của các doanh nghiệp.
Trong một môi trường cạnh tranh như vậy, các doanh nghiệp sẽ cảm thấy khuyến khích và kích thích để duy trì hoặc thậm chí nâng cao mức độ trung thực của mình để xây dựng và duy trì sự uy tín và thu hút khách hàng. - Do đó, việc lựa chọn và ủng hộ những doanh nghiệp uy tín và được biết đến với sự trung thực không chỉ là một cách để bảo vệ quyền lợi và mong muốn của khách hàng, mà còn là một cách để khích lệ và thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh một cách trung thực, tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và công bằng hơn cho tất cả mọi người.