1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo - Chuyên Đề - Quy Hoạch Xây Dựng Điểm Dân Cư Trung Tâm Xã Tân Tiến, Huyện Krông Pắc, Tỉnh Đắk Lắk Đến Năm 2020

60 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Hoạch Xây Dựng Điểm Dân Cư Trung Tâm Xã Tân Tiến, Huyện Krông Pắc, Tỉnh Đắk Lắk Đến Năm 2020
Thể loại chuyên đề
Năm xuất bản 2020
Thành phố Đắk Lắk
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 163,54 KB

Nội dung

Vì vậy quy hoạch phát triển Nông nghiệp, nông dân và nông thôn nóichung, quy hoạch xây dựng điểm dân cư xã Tân Tiến nói riêng là từng bước thựchiện các nhiệm vụ chiến lược về nông nghiệp

Trang 1

Vì vậy quy hoạch phát triển Nông nghiệp, nông dân và nông thôn nóichung, quy hoạch xây dựng điểm dân cư xã Tân Tiến nói riêng là từng bước thựchiện các nhiệm vụ chiến lược về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, là nhân tốhàng đầu để đảm bảo thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước.

Là người trực tiếp tham gia công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại xã TânTiến, để tìm hiểu và đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quảcông tác lập và quản lý quy hoạch sử dụng đất của địa phương trong việc sử

dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả Vì vậy tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “Quy hoạch xây dựng điểm dân cư trung tâm xã Tân Tiến, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020”.

1.2 Mục đích, yêu cầu

1.2.1 Mục đích

Đánh giá thực trạng sử dụng đất khu dân cư xã Tân Tiến và định hướng quyhoạch xây dựng mạng lưới điểm dân cư nông thôn của xã Tân Tiến phù hợp vớichiết lược phát triển vùng

Trang 2

của địa phương trong hiện tại và tương lai, phù hợp với định hướng phát triểnKT-XH của vùng Tây Nguyên

1.3 Giới hạn của chuyên đề

Chuyên đề chỉ tiến hành quy hoạch xây dựng điểm dân cư trung tâm xãTân Tiến, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 trên cơ sở nghiên cứutình hình thực hiện quy hoạch của xã trong giai đoạn trước

1.4 Ý nghĩa của chuyên đề

1.4.1 Ý nghĩa khoa học

Chuyên đề lần đầu thực hiện quy hoạch khu trung tâm trên địa bàn xã do

đó nó sẽ là cơ sở khoa học để có thể đề xuất những điều chỉnh tích cực trongchính sách quản lý đất đai nói chung và quy hoạch điểm dân cư nông thôn nóiriêng trên địa bàn xã

1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Chuyên đề được thực hiện sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý nhànước về đất đai tại địa phương; góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất trên địabàn xã nói chung, khu trung tâm xã nói riêng

Trang 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Những khái niệm về hệ thống điểm dân cư

Điểm dân cư là một kiểu liên kết chặc chẻ, vững chắc, ít bị biến đổi Đây

là nơi diễn ra hầu hết các sinh hoạt sản xuất và các hoạt động xã hội, nó cónhững đặc trưng và bản sắc riêng của từng vùng, từng dân tộc

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng điểm dân cư là một đơn vị tụ cư, là mộtđơn vị kinh tế, văn hoá của cộng đồng người Việt Nó là một đơn vị kinh tế hoànchỉnh, nó có thể tồn tại mà không cần đến mối quan hệ bên ngoài, trong một làng(thôn, buôn) ít khi có tín ngưỡng khác nhau

Về văn hoá: có lệ làng, hương ước và sắc thái riêng của làng đó

Trung tâm làng xưa bao gồm: các công trình văn hoá tín ngưỡng như:Đình, Chùa, Miếu Mạo, Nhà rông (đối với một số đồng bào thiểu số miền núi),trường học các công trình phục vụ như: Chợ, Quán

Nhà ở phổ biến nằm trong khuôn viên được bao bọc xung quanh là vườncây, ao cá, và các chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm Nhà nọ nối nhà kia quahàng rào cây hoặc ước lệ theo ranh giới vườn và lối đi

Dần dần với sự gia tăng về dân số, người dân sống tập trung hơn đòi hỏiphải xây dựng nhiều các công trình công cộng để phục vụ cho sinh hoạt và quảnlý

Hiện nay có thể hiểu: Điểm dân cư nông thôn là trung tâm quản lý và điềuhành của xã hoặc các thôn, buôn, ở đó tập trung phần lớn các loại công trình sau:

- Nhà ở, công trình phụ, vườn tược, ao của các hộ gia đình

- Trụ sở UBND xã, Ban quản lý Hợp tác xã

- Các công trình phục vụ sản xuất: chuồng trại chăn nuôi, nhà kho, nhàxưởng, sân phơi, cơ khí, lò rèn

- Các công trình văn hoá phúc lợi: trường học, trạm y tế, nhà trẻ, hộitrường, thư viện, các câu lạc bộ

- Các công trình dịch vụ: chợ, cửa hàng, ki ốt

Trang 4

Dân cư nông thôn khác với thành thị là ở đó có một cộng đồng dân cư sinhsống chủ yếu là nông dân sống bằng nghề làm nông nghiệp, mật độ dân cư thấp,kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có trình độ dân, trình độ tiếp cận thị trường

và sản xuất hàng hoá thấp hơn thành thị

2.1.2 Phân loại hệ thống điểm dân cư

Để thuận tiện cho công tác quy hoạch chúng ta phải phân loại khu dân cưnông thôn:

2.1.2.1 Phân loại theo ý nghĩa và vai trò: Các khu dân cư được chia thành các

+ Nhà của công trình phục vụ công cộng văn hoá phúc lợi của xã

+ Cơ sở hạ tầng đầu tư xây dựng tốt hơn (Giao thông, cấp thoát nước, điệnthắp sáng )

- Khu dân cư cấp thôn: là những khu dân cư có quy mô nhỏ hơn, là trungtâm của các đội sản xuất, ở đó có các công trình phục vụ sản xuất ( nhà kho, sânphơi, cơ sở chế biến), phục vụ văn hoá phúc lợi ( nhà trẻ, mẫu giáo) nhà ở cácđội, một thôn hoặc đội sản xuất

- Đặc khu chòm, xóm nhỏ: Đó là những khu dân cư nhỏ, ở lẻ tẻ, chỉ baogồm một số ít hộ gia đình, không phải là trung tâm đội sản xuất

2.1.2.2 Phân loại theo quy mô diện tích, dân số, số lượng nhà cửa, công trình các loại: vị trí trên lãnh thổ, cần xác định khả năng mở rộng và phát triển các

khu dân cư hiện có cũng như xây dựng thêm các khu dân cư mới Theo cách này

có thể chia các điểm dân cư thành các nhóm sau:

* Nhóm 1: Các Khu dân cư tiếp tục mở rộng và phát triển trong tương lai đó là

các khu dân cư có giá trị xây dựng cơ bản lớn, có vị trí thuận lợi và khả năngphục vụ tốt Chúng sẽ mở rộng và phát triển trong tương lai cả về quy mô, số

Trang 5

lượng nhà cửa và công trình.

* Nhóm 2: Các Khu dân cư hạn chế phát triển là khu dân cư tương đối lớn, có vị

trí không thuận lợi nhưng trước mắt còn có chức năng và ý nghĩa nhất định trongviệc quản lý sản xuất, có tổng giá trị sản xuất cơ bản tương đối lớn Những điểmdân cư này trong tương lai không được mở rộng diện tích, không phát triển hộmới, không được xây dựng thêm các công trình kiên cố, tại đây chỉ được phép tusửa những công trình đã có, để trong vòng 10 đến 15 năm tới sẻ chuyển dần các

hộ gia đình này đến các điểm dân cư thuộc nhóm 1 hoặc nhóm 4, tiến tới xoá bỏhoàn toàn vào mỗi kỳ quy hoạch

* Nhóm 3: Các Khu dân cư cần xoá bỏ trong kỳ quy hoạch là những khu dân cư

kiểu chòm, xóm nhỏ lẻ tẻ, ở vị trí không thuận lợi thậm chí còn gây cản trở choviệc tổ chức lãnh thổ, do đó cần xoá bỏ trong thời gian quá độ (3-5 năm)

2.1.3 Những nguyên tắc cơ bản phát triển hệ thống điểm dân cư

- Phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng

- Được lập từ tổng thể đến chi tiết

- Tiết kiệm và hiệu quả: Đây là một trong những nguyên tắc quản lý kinh

tế cơ bản bởi vì bất cứ một hoạt động nào dù là kinh tế, chính trị hay xã hội đềucần phải được thực hiện trên cơ sở tiết kiệm và hiệu quả Tiết kiệm là cơ sở lànguồn gốc của hiệu quả, tiết kiệm gắn liền với hiệu quả Vì hiệu quả là khả năngthực hiện có kết quả các nhiệm vụ với chi phí tiết kiệm nhất, nhỏ nhất

- Khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường hợp lý

- Phát triển hệ thống điểm dân cư phải tập trung, không dàn trải, tổ chứckhông gian có có trọng điểm, vận dụng địa hình, địa mạo của tự nhiên trong bốcục cảnh quan

2.1.4 Mục tiêu quy hoạch xây dựng phát triển hệ thống điểm dân cư

Nhằm cụ thể hoá quy hoạch sử dụng đất, bố trí và sắp xếp dân cư mangtính khoa học trên địa bàn xã theo kỳ quy hoạch và định hướng trong thời giantới Đối với khu dân cư trung tâm xã và khu dân cư xây dựng mới, nhằm bố trí

Trang 6

lại cơ cấu sử dụng đất hợp lý thông qua việc cải tạo, chỉnh trang các công trìnhhiện hữu và quy hoạch các công trình cơ sở hạ tầng đồng bộ, để hình thành mộtkhu trung tâm hoàn chỉnh, đáp ứng được khả năng là khu trung tâm hành chính,kinh tế, văn hoá của xã, đồng thời đáp ứng được nhu cầu về đất ở và phát triểnxây dựng cơ sở hạ tầng trong thời gian tới.

Bám sát mục tiêu quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng,quy hoạch hệ thống điểm dân cư nông thôn phải đáp ứng đủ nhu cầu phát triểntrung tâm chính trị, văn hoá, xã hội của trung tâm kinh tế kỷ thuật, tạo cơ sở hạtầng để phát triển kinh tế, phục vụ đời sống xã hội, tổ chức không gian kiến trúc,cảnh quan và bảo vệ môi trường cho khu vực

Hình thành các khu chức năng: hành chính, giáo dục, y tế, văn hoá, thểthao, khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, nhà ở liên kết,nhà ở có sân vườn, kho bãi, khu xử lý rác thải

2.2 Cơ sở pháp lý

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk

Lắk đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số:87/2009/QĐ-TTg, ngày 17/6/2009; Quyết định số: 2556/QĐ-UBND, ngày29/12/2004 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệthống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020; Quyết địnhsố: 1309/2007/QĐ-UBND, ngày 26/7/2007 của UBND huyện Krông Pắc về việcphê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng – Công trình: Quy hoạch điểm dân cưtrung tâm xã Tân Tiến, huyện Krông Pắc

Trang 7

bản của Nghị quyết Hội nghị lần thứ V và lần thứ VII Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa IX đã đề ra.

* Mở rộng khả năng huy động nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh

tế và của xã hội tham gia phát triển nhà ở; thúc đẩy hình thành và phát triển thịtrường bất động sản, thực hiện có hiệu quả chủ trương kích cầu

* Thúc đẩy phát triển quỹ nhà ở dành cho người thu nhập thấp (bao gồmcán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các khu công nghiệp, sinh viêncác trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các đối tượng chínhsách khác) mua hoặc thuê phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đối tượng; thựchiện chính sách hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với đồng bào dân tộc thiểu số, các hộgia đình chính sách sống tại các khu vực thường xuyên bị thiên tai

* Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; phát triển nhà ở

đô thị văn minh, hiện đại; từng bước cải thiện chất lượng nhà ở nông thôn, giữgìn và phát huy bản sắc kiến trúc dân tộc, hiện đại phù hợp với đặc điểm củatừng địa phương

Một số giải pháp cơ bản thực hiện định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020:

+ Tập trung đẩy mạnh công tác lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng, đặcbiệt là quy hoạch chi tiết và quản lý xây dựng theo quy hoạch tại các đô thị theotinh thần Chỉ thị số 19/2003/CT-TTg ngày 11 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướngChính phủ; sớm triển khai công tác lập quy hoạch và quản lý xây dựng theo quyhoạch đối với các điểm dân cư nông thôn để có cơ sở quản lý việc phát triển nhà

ở theo quy hoạch;

+ Nghiên cứu, ban hành các quy định về tiêu chuẩn nhà ở, quy định vềquản lý kiến trúc để quản lý việc xây dựng nhà ở theo thiết kế đô thị được duyệtnhằm đảm bảo trật tự kiến trúc đô thị, góp phần tạo lập và giữ gìn bản sắc kiếntrúc riêng của từng địa phương;

+ Đẩy nhanh tốc độ cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sửdụng đất ở và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các hộ gia đình, cá nhân có

Trang 8

điều kiện thực hiện các quyền theo quy định của pháp luật và tạo điều kiện pháttriển và quản lý có hiệu quả thị trường bất động sản nhà ở;

+ Đổi mới công tác lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà ở, côngtác cấp phép xây dựng nhà ở đáp ứng yêu cầu quản lý xây dựng nhà ở theo quyhoạch và nhu cầu cải thiện chỗ ở của nhân dân;

+ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tín dụng phù hợp với điều kiện của Việt Nam

và thông lệ quốc tế để tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá nhân được vay vốnphục vụ nhu cầu cải thiện chỗ ở;

+ Khuyến khích việc thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài thamgia đầu tư xây dựng nhà ở; mở rộng hợp tác với nước ngoài để tiếp thu kinhnghiệm về quy hoạch - kiến trúc, quản lý dự án và các thành tựu khoa học - côngnghệ của nước ngoài trong lĩnh vực phát triển và quản lý thị trường bất động sảnnhà ở

- Định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan

Các công trình kiến trúc cần khai thác đường nét kiến trúc đặc trưng củavùng, phù hợp với địa hình tự nhiên, hài hoà với không gian, cảnh quan, đảm bảotính dân tộc, hiện đại và tính lịch sử

2.3.1 Quy hoạch tổng thể hệ thống khu dân cư nông thôn tỉnh Đăk Lăk

- Với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng khu vực dịch

vụ và công nghiệp, quá trình đô thị hoá của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 sẽ tăngrất nhanh Phấn đấu tỷ lệ đô thị hoá là 30% vào năm 2010 và 45,65% vào năm2020

- Dự kiến trong thời kỳ từ nay đến năm 2020 ngoài thành phố Buôn MaThuột sẽ hình thành một số đô thị mới trên cơ sở nâng cấp các thị trấn, thị xã.Ngoài ra sẽ hình thành thêm một số thị trấn và thị tứ với chức năng là nhữngtrung tâm của từng tiểu vùng của tỉnh

- Tiến hành quy hoạch chi tiết trung tâm hành chính, khu dân cư, các khuchức năng của thị trấn, huyện lỵ, tập trung xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng,các công trình công cộng của các thị trấn, huyện lỵ

Trang 9

- Tiến hành quy hoạch phát triển các điểm dân cư tập trung, trung tâmkinh tế - kỹ thuật các cụm xã, khu dân cư nông thôn tâm tập trung trên địa bàncác huyện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Định hướng phát triển nhà ở tỉnh Đắk Lắk giai đoạn năm 2010 đến năm 2020.

- Hình thành các điểm dân cư đô thị gắn với huyện lỵ, các khu côngnghiệp tập trung, hình thành hệ thống đô thị vệ tinh để giảm áp lực về dân số và

cơ sở hạ tầng đối với đô thị trung tâm

- Quy hoạch cải tạo vùng nông thôn kết hợp với việc hình thành và pháttriển trung tâm cụm xã

- Thực hiện nhiệm vụ lập lại trật tự trong quản lý kiến trúc và xây dựng đôthị, chủ động kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật

- Trước mắt cần tập trung chỉ đạo công tác lập quy hoạch chi tiết sử dụngđất đai và tăng cường quản lý sử dụng đất đai theo qui định hiện hành

Quan điểm sắp xếp dân cư.

+ Địa bàn có đủ quỹ đất, điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất vàđời sống ổn định hoặc tương đối ổn định thì bố trí ổn định dân cư tại thôn, buônhoặc bố trí xen ghép trong địa bàn xã

+ Các địa bàn không đủ quỹ đất để bố trí sắp xếp dân cư thì sắp xếp di dânnội huyện, nội tỉnh

+ Mức bố trí đất ở, đất sản xuất cho hộ dân phụ thuộc vào quỹ đất có khảnăng bố trí sắp xếp của từng vùng nhưng phải đảm bảo mức tối thiểu theo quy địnhchung

+ Quỹ đất bố trí cho hộ dân thuộc đối tựng dự báo có nhu cầu dãn dân tách

hộ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2004-2010, được điều chỉnh từ diện tích đất hiệntại gia đình đang canh tác theo hình thức san sẻ trong gia đình, bố mẹ nhượng lạicho con cái, ngoài ra, tại các điểm quy hoạch dân cư mới cần có kế hoạch bố trí quỹđất dự phòng cho nhu cầu dãn dân, tách hộ và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Trang 10

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Các loại điểm dân cư, thực trạng kiến trúc, cảnh quan nhà ở, các công trình

công cộng và tình hình sử dụng đất trong khu dân cư nông thôn xã Tân Tiến

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được tiến hành trên địa bàn xã Tân tiến, huyện Krông Pắc, tỉnh ĐắkLắk

3.1.3 Thời gian nghiên cứu

Chuyên đề nghiên cứu khoảng thời gian của giai đoạn quy hoạch trước, từnăm 2001 đến năm 2009

3.3 Nội dung nghiên cứu

* Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế, xãhội xã Tân Tiến liên quan đến đề tài nghiên cứu

* Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất khu dân cư xã TânTiến

* Đánh giá thực trạng kiến trúc, cảnh quan trong điểm dân cư

* Quy hoạch xây dựng điểm dân cư trung tâm xã Tân Tiến đến năm 2020

* Các giải pháp thực hiện quy hoạch không gian khu trung tâm xã TânTiến

3.4 Phương pháp nghiên cứu:

3.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu

- Thu thập các tài liệu, số liệu thứ cấp tại các cơ quan quản lý:

+ Báo cáo về thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu trung tâm xãTân Tiến

+ Báo cáo quy hoạch sử dụng đất tại xã Tân Tiến giai đoạn 2001-2010

Trang 11

+ Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của xã.

+ Hệ thống các bảng, biểu kiểm kê đất đai năm 2005 và thống kê đất đainăm 2008

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của xã Tân Tiến

+ Tình hình xây dựng cơ bản và kết cấu hạ tầng khu dân cư trên địa bàn.+ Các văn bản pháp luật về tình hình quản lý và sử dụng đất dân cư trênđịa bàn

3.4.2 Phương pháp chuyên gia

Phỏng vấn và tham khảo ý kiến các nhà quy hoạch sử dụng đất, xây dựng,kiến trúc trong quá trình đánh giá hiện trạng cũng như định hướng phát triển hệthống điểm dân cư xã và không gian khu trung tâm xã Tân Tiến

3.4.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu và tổng hợp

Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu, số liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh

tế xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất khu dân cư của xã Tân Tiến, tiến hànhthống kê, phân loại tài liệu, số liệu theo từng nội dung Sử dụng phần mềm Excel

để xử lý và tổng hợp dữ liệu phục vụ cho xây dựng báo cáo tổng hợp

3.4.4 Phương pháp xây dựng bản đồ

Sử dụng phần mềm MicroStations để chỉnh lý bản đồ hiện trạng, bản đồquy hoạch điểm khu dân cư xã Tân Tiến và bản đồ định hướng phát triển khônggian khu trung tâm xã Tân Tiến

Trang 12

Nt: Dân số đến cuối kỳ quy hoạch (người).

N0: Dân số năm hiện trạng (người)

t: Thời gian từ năm hiện trạng đến năm quy hoạch (số năm)

Ptb: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tính trung bình trong giai đoạn quy hoạch(%)

vtb: Tỷ lệ biến động dân số cơ học trung bình trong giai đoạn quy hoạch (%)

- Dự báo số hộ trong tương lai [20]:

H t=N t

N0H0

Trong đó:

Ht: Số hộ năm quy hoạch.

H0: Số hộ năm hiện trạng

Nt: Dân số năm quy hoạch

N0: Dân số năm hiện trạng

- Xác định diện tích đất ở trong giai đoạn quy hoạch [20]:

PTqh = PTht + PTcm + PTtg

Trong đó:

PTqh: Diện tích đất ở năm định hình quy hoạch

PTht: Diện tích đất ở năm hiện trạng

PTcm: Diện tích đất ở sẽ cấp mới cho các hộ trong quy hoạch mở rộng điểmdân cư

PTtg: Diện tích đất ở tự giãn trên đất vườn, ao của những hộ gia đình có khảnăng tự giãn

Trang 13

- Xác định quy mô đất đai của điểm dân cư mới [20]:

P = P1 + P2 + P3 + P4 + P5

Trong đó:

P: Quy mô đất đai trong điểm dân cư mới

P1: Khu đất ở cho từng hộ gia đình

P2: Khu đất xây dựng các công trình công cộng (theo quy mô dânsố)

P3: Khu đất xây dựng các công trình sản xuất

P4: Hệ thống đường sá và hạ tầng kỹ thuật khác (theo quy mô dânsố)

P5: Hệ thống cây xanh trong điểm dân cư

Trang 14

PHẦN 4 KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế -

xã hội xã Tân Tiến liên quan đến đề tài nghiên cứu

4.1.1 Đánh giá đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Tân Tiến nằm ở phía Nam của huyện Krông Pắc, cách trung tâm huyện7km về phía Nam, có vị trí địa lý như sau:

- Phía Đông giáp xã Euy và xã Ea Hiu huyện Krông Pắc

- Phía Tây giáp xã Hoà Tiến huyện Krông Pắc và xã Cư Ewy huyện Cư Kiun

- Phía Nam giáp xã Ea Uy huyện Krông Pắc và xã Dang Kang huyệnKrông Bông

- Phía Bắc giáp xã Hoà Tiến, Hoà An và Ea Hiu huyện Krông Pắc

4.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Xã Tân Tiến có độ cao trung bình từ so với mực nước biển 465m, địa hình

có hướng thấp dần từ Tây sang Đông, đỉnh cao nhất là dãy Cư Dle Yang tiếpgiáp với xã Dang Kang huyện Krông Bông và xã Cư Ewy huyện Cư Kiun ở phíaTây - Nam

4.1.1.3 Khí hậu, thời tiết

Xã Tân Tiến nằm trong vùng thời tiết khí hậu khu vực huyện Krông Pắc, làkhu vực mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới cao nguyên, nhịêt độ điều hoà quanhnăm, khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt:

* Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 81,60% tổng lượng mưa cảnăm

* Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, là thời kỳ mưa ít, bằng 8,40%tổng lượng mưa cả năm

- Nhiệt độ:

* Bình quân ngày trong năm: 23 – 24,00C

Trang 15

* Nhiệt độ cao nhất trung bình năm: 26,50C.

* Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm: 19,00C

* Biên độ nhiệt trung bình năm giao động ít từ 4 – 600C, nhưng nhiệt độchêch lệch giữa ngày và đêm khá cao từ 10 – 120C

- Lượng mưa:

* Tổng lượng mưa bình quân năm: 1.712mm

* Số ngày mưa bình quân năm: 135mm

* Tháng có lượng mưa lớn nhất (tháng 10): 504mm

- Nắng:

* Tổng số giờ nắng bình quân năm: 2.370 giờ

* Số giờ nắng cao nhất ( tháng 5): 352,8 giờ

* Số giờ nắng thấp nhất ( tháng 10): 139,5 giờ

- Gió:

Hướng gió thịnh hành là hướng Đông - Bắc và Tây – Nam

* Hướng gió Đông - Bắc có tốc độ trung bình 4,50m/s, thổi tập trung từtháng 12 đến tháng 4

* Hướng gió Tây – Nam có tốc độ trung bình 0,50m/s, thổi tập trung từtháng 5 đến tháng 11

4.1.1.4 Thuỷ văn

Mạng lưới thuỷ văn xã Tân Tiến được trãi dài trên toàn xã, với hai suốichính là suối Eauy dài 7,2 km và suối Eadrai dài 9,5 km

4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên

- Nguồn tài nguyên đất:

Theo số liệu điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất do Phân việnQuy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung thực hiện năm 2005, xã TânTiến có 7 đơn vị phân loại đất như sau:

Đơn vị tính: Ha

Trang 16

T lượng %

1 Đất nâu thẩm trên bazan 396,70 12,08 Phía đông bắc giáp xã Hoà an

2 Đất đen trên đá bọt núi lửa 250,04 7,61 Phía đông giáp xã Eauy

3 Đất đỏ thẩm 838,36 25,53 Chạy dọc theo tỉnh lộ 9

4 Đất xám Feralic 898,57 27,63 Phía đông, đông nam và ở cậntây giáp xã Cư Wy

5 Đất nâu vàng 280,74 8,55 Tập trung ở khu trung tâm xã

6 Đất phù sa Glây chua 99,91 3,04 Khu vực suối Eauy và Eadrai

7 Đất xám bạc màu 519,68 15,82 Khu vực phía tây-nam của xã

- Nhóm đất nâu thẫm trên bazan: phân bố ở các cao nguyên bazan, trên địahình sườn thoải và ít bị chia cắt, nhóm đất này có màu nâu thẩm, tầng bề mặtdày

- Nhóm đất đen trên bọt núi lửa: Nhóm đất này phân bố xung quanh cácngọn núi lửa cũ, vùng rìa các khối bazan và các thung lũng vùng bazan

- Nhóm đất đỏ thẩm: Đây là nhóm đất có độ phì cao nhất trong số cácnhóm đất đồi núi ở tỉnh Đắk Lắk, loại đất này phù hợp với nhiều loại cây côngnghiệp lâu năm như: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều và các loại cây ăn trái khác,nhóm đất này được phân bố trên địa hình tương đối bằng phẳng, ít bị chia cắt,phần lớn đất có tầng dày trên 100cm, kết cấu dạng viên hạt, độ xốp cao, thànhphần cơ giới nặng, khả năng giữ nước và giữ màu tốt Đây là nhóm đất có diệntích lớn, phân bố chạy dài theo tỉnh lộ 9

- Nhóm đất xám: nhóm đất này là sản phẩm phân hoá của đá mẹ Granít và

đá cát, hình thành trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, ở các nơi có địa hìnhdốc, đất có phản ứng chua PHKCl < 4, độ no bazơ thấp (<20%), hàm lượng lântổng số nghèo, lân dễ tiêu nghèo (P2O5 tổng số 0,03-0,05%; P2O5 dễ tiêu <10mg/100g đất)

- Nguồn tài nguyên nước:

Trang 17

* Nguồn nước mặt:

Xã Tân Tiến có 02 suối chính:

+ Suối Eauy dài khoản 27km, bắt nguồn từ xã Hoà Tiến ở phía Tây - Bắc,chảy theo hướng Tây bắc – Đông nam hợp với sông Ea Krông Pắc tại ranh giới

xã Ea Uy và Ea Yiêng ở Đông – Nam, đoạn qua xã Tân Tiến dài khoản 7,2km

+ Suối Eadrai dài khoản 9,5km, bắt nguồn từ đập chứa nước ở dãy núi CưDle Yang tiếp giáp với xã Dang Kang huyện Krông Bông và xã Cư Ewy huyện

Cư Kiun phía Tây - Bắc, chảy theo hướng Tây – Nam

- Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê năm 2009, toàn xã có 226,52ha

đất rừng trồng, chiếm 6,90% tổng diện tích tự nhiên do công ty Lâm nghiệpPhước an quản lý và 330,68ha đất đồi núi chưa sử dụng, chiếm 10% tổng diệntích tự nhiên

4.1.1.6 Cảnh quan môi trường

Xã Tân Tiến gồm có 6 thôn và 3 buôn, được hình thành từ trước năm 1975đến 1980, do quá trình hình thành khu dân cư chưa có quy hoạch, mang tính tựphát nên việc xây dựng nhà cửa, đường giao thông trong thôn, buôn và hệ thốngcây xanh mang tính tự phát Trong những năm gần đây được sự quan tâm củaĐảng, Nhà nước đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, UBND xã đãphát động phong trào trồng cây xanh, quy hoạch đất xây dựng Đài tưởng niệm…Nhìn chung cảnh quan của các khu dân cư trong xã đã được từng bước đi vào nềnếp, cảnh quan được cải thiện

Xã Tân Tiến có 74,33% tổng diện tích đất tự nhiên là đất nông nghiệp, trênđịa bàn xã trong những năm gần đây do giá cả cà phê có xu hướng tăng cao nên

Trang 18

việc đầu tư phát triển rẫy, vườn cà phê của hộ gia đình, cá nhân tạo ra nhữngvùng cà phê bạt ngàn, xen lẫn vào vùng cà phê bạt ngàn ấy là hệ thống đườnggiao thông, đường lô được đầu tư xây dựng, cây xanh được trồng theo hai bênđường vừa có tác dụng che bóng mát vừa có tác dụng chắn gió cho cây cà phêtrong mùa ra hoa; bên cạnh cùng với hệ thống hồ đập phục vụ cho công tác tướitiêu tạo nên những cảnh quan độc đáo, vừa sản xuất nông nghiệp, tham gia bảo

vệ môi trường, tạo không khí trong lành

Tuy nhiên, những mặt tích cực của việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệthực vật trong nông nghiệp và chất thải rắn trong sinh hoạt là một trong nhữngnguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí

4.1.1.7 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho phát triển điểm dân cư

Toàn xã có 8/9 thôn, buôn phân bố dọc theo tỉnh lộ 9, đường liên xã, do đótương đối đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng (kỹ thuật và xã hội) để đáp ứng nhu cầuphát triển kinh tế, xã hội lâu dài

Sự phân bố của 8/9 thôn, buôn trên là hợp lý, không có đối tượng cần phảisắp xếp theo các trường hợp như: hộ sống trong vùng khó khăn, vùng thiêntai .mà chỉ có các hộ thuộc đối tượng 134, 132 (buôn Eadrai) và đã được giảiquyết

Quỹ đất để đáp ứng nhu cầu phát triển dân cư (đất ở kèm theo đất vường,ao) đủ để đáp ứng nhu cầu theo các giai đoạn phát triển

Về giao thông: có Tỉnh lộ 9 đi qua dài khoản 7km nối liền 02 huyện KrôngPắc và huyện Krông Bông, Huyện lộ đoạn qua xã Tân Tiến dài 3km nối liền 03xã: Tân Tiến, Ea Uy và Ea Yiêng với Tỉnh lộ 9, cũng được nâng cấp, mở rộng vànhựa hoá, ngoài ra hệ thống đường giao thông nông thôn trong thời gian gần đâycũng được đầu tư xây dựng đảm bảo cho việc sinh hoạt của nhân dân Hiện tại xãTân Tiến là trung tâm cụm xã đối với 05 xã phía Đông và Đông Nam của huyệnKrông Pắc (gồm: Tân Tiến, Hoà Tiến, Ea Hiu, EaUy và Ea Yiêng) và 03 xãthuộc phía Tây Bắc của huyện Krông Bông (gồm: Dang Kang, Hoà Thành và Cư

Trang 19

- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ:

Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ trên địabàn xã Tân Tiến từng bước ổn định và phát triển Hàng hóa, dịch vụ ngày mộttăng dần, đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng của nhân dân Ngành công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ đã giải quyết việc làm cho hàng trămlao động Doanh thu trong năm 2009 đạt 52.934triệu đồng, chiếm 34,46% tỷtrọng trong cơ cấu kinh tế của xã

4.1.2.2 Dân số, dân tộc, tôn giáo và lao động, an ninh quốc phòng

- Dân số: Năm 2009 toàn xã có 2115 hộ, với 10.903 khẩu Tỷ lệ tăng dân

số 1,3%, mật độ dân số 332 người/ha Có 4 thành phần dân tộc, trong đó dân tộckinh có 7642 người chiếm 70,09%, còn lại các dân tộc khác là 3.261 ngườichiếm 29,91%

- Lao động, việc làm và mức sống: Theo thống kê năm 2009, trên địa bàn

xã Tân Tiến có 5495lao động, chiếm 50,40% tổng dân số Trong đó, lao động

Trang 20

nông nghiệp là 4.595người, chiếm 83,62%, lao động phi nông nghiệp có900người, chiếm 16,38% Mức thu nhập của người dân được tăng lên qua cácnăm, tỷ lệ nghèo đói giảm Bình quân thu nhập đầu người trên địa bàn xã là14.080.000đồng Tuy mức sống của người dân đã từng bước được nâng caonhưng vẫn còn một số hộ nghèo ở một số thôn, buôn còn cao, chủ yếu tập trung

ở các hộ đồng bào dân tộc thiểu số Tính đến cuối năm 2009, xã có 449hộ nghèochiếm 21,23% so với tổng số hộ

- Tôn giáo: Trên địa bàn xã có 4 Tôn giáo chính: Phập giáo, Tin lành, Caođài và Thiên chúa Hầu hết các giáo dân ở đây đều chất hành tốt các quy địnhcủa Pháp luật và sống tốt đời, đẹp đạo

- An ninh, quốc phòng: Công tác an ninh quốc phòng được Đảng ủy,HĐND và UBND xã Tân Tiến quan tâm thường xuyên, lực lượng công xã vàdân quân tự vệ luôn bám sát địa bàn, kịp thời nắm tình hình hoạt động của cácloại đối tượng, bảo vệ tuyệt đối an toàn các ngày lễ và hội nghị lớn của đất nướccũng như địa phương Trong thời gian qua chính quyền địa phương đã thực hiện

có hiệu quả Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy,

an toàn giao thông, làm tốt công tác phát động quần chúng nhân dân bảo vệ anninh Tổ quốc Nhìn chung qua các năm tình hình an ninh, trật tự trên địa bànđược giữ vững và ổn định

Trang 21

Bảng 4.1 Dự báo tăng dân số theo các giai đoạn quy hoạch

ST

T Tên DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2010 & ĐẾN NĂM 2020/TĂNG SO VỚI 2008 & 2010

Thôn.

Hiện trạng 2008

B

Q Giai đoạn 2008-2010

Giai đoạn 2011-2020/ tăng so với 2010 buôn Khẩu Khẩu KhẩuT.hộ T.khẩu Khẩu T.hộ T.khẩu

B

Kniêr 294 1.716 5,84 310 1.810 16 94 371 2.164 61 3548

B

Kplang 174 1.183 6,8 184 1.248 10 65 219 1.492 36 2449

Nt: quy mô dân số dự báo (người)

N0: Dân số năm hiện trạng (người)

t: Thời gian từ năm hiện trạng đến năm quy hoạch (số năm)

a: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm ; lấy trung bình a = 1,8%)

4.1.2.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng

- Về giao thông: Trung tâm xã Tân Tiến là điểm giao nhau của Tỉnh lộ 9nối liền hai huyện Krông Păc-Krông Bông và đường liên xã Tân Tiến-EaUy-EaYiêng, mặt đường bê tông nhựa, đây là hai tuyến giao thông quan trọng nhất ởđịa phương Tuy nhiên, hệ thống đường giao thông nông thôn chất lượng đườngcòn thấp, một số tuyến đường mới quy hoạch, xây dựng hệ thống thoát nướcchưa đảm bảo vào mùa mưa

Trang 22

- Về thuỷ lợi: Toàn xã có 01 đập chứa nước, diện tích 30ha và 06 đập chặndòng trên tuyến suối Eauy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Hàng năm, được

sự hỗ trợ của Nhà nước nên một số công trình thủy lợi được tu sửa nhằm đápứng được yêu cầu tưới tiêu cho các cánh đồng trong xã

- Hệ thống điện: Hệ thống điện trên địa bàn điện được lấy từ điệnlưới quốc gia Hiện nay, tất cả các thôn, buôn trên địa bàn xã đều có điện

để phục vụ sản xuất và sinh hoạt

- Hệ thống thông tin liên lạc: Mạng lưới viễn thông của xã được đầu

tư nâng cấp, đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc cho nhân dân trongvùng Trung tâm xã có Trạm thu, phát sóng hiện đại được lắp đặt, phục vụthông tin liên lạc cho nhân dân trong xã rất tốt và cũng là trạm chungchuyển sóng cho các xã lân cận Mạng lưới truyền thanh truyền hình được

mở rộng, tỷ lệ phủ sóng đạt 100%, đảm bảo nhu cầu thông tin, truyền tảicác chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước kịp thời đếnmọi người dân

- Y tế: Hiện nay trên địa bàn xã có 1 trạm y tế Gồm 1 bác sỹ, 3 y sũ

và 2 ytá điều dưỡng, đội ngũ y, bác sỹ được đào tạo cơ bản đáp ứng nhucầu khám và điều trị bệnh cho nhân dân Ngoài ra, xã luôn chú trọng côngtác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng chotrẻ em và thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình

- Giáo dục: Trên địa bàn xã có 06 trường học, trong đó: Trung họcphổ thông 01 trường, Trung học cơ sở 01 trường, tiểu học 03 trường, mầmnon gồm có 01 trường, với tổng số 166 giáo viên đủ để giảng dạy cho cáctrường

4.1.2.4 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội tác động đến điểm dân cư

- Nhìn chung nền kinh tế của xã Tân Tiến ngày càng phát triển vìvậy đã gây áp lực lớn đối với công tác quản lý đất đai, nhất là vấn đề quyhoạch sử dụng đất

Trang 23

- Dân số của xã ngày càng gia tăng do đó nhu cầu đất đai ngày càngnhiều, nhất là đối với đất ở dẫn đến tình trạng chuyển nhượng, chuyển đổimục đích sử dụng đất và xây dựng nhà trái phép khá nhiều.

- Tỷ lệ dân tộc thiểu số khá cao (chiếm 29,91%) nên gây khó khăncho chính quyền địa phương trong công tác quản lý đất đai

- Trình độ, nhận thức của một số bộ phận người dân còn hạn chế nênquá trình thực thi Luật Đất đai còn gặp khó khăn

4.2 Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất khu dân cư xã Tân Tiến

4.2.1 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai

4.2.2 Hiện trạng sử dụng đất

4.2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất đai toàn xã

Theo số liệu thống kê năm 2008, tổng diện tích tự nhiên toàn xã là3.284ha, trong đó: đất nông nghiệp có diện tích 2.441,16 ha, chiếm74,33%; đất phi nông nghiệp có diện tích 421,83 ha, chiếm 12,85%; đấtchưa sử dụng có diện tích 421,01ha, chiếm 12,82%

Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất của xã Tân Tiến năm 2008

Hiện trạng 2008 Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

Trang 24

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 226,52 6,901.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 22,40 0,68

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, sự nghiệp CTS 3,77 0,112.2.2 Đất quốc phòng, an ninh CQA 42,22 1,292.2.3 Đất SXKD phi nông nghiệp CSK 0,46 0,012.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 186,58 5,68

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 6,87 0,212.5 Đất sông suối và MN chuyên dùng SMN 99,50 3,03

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 330,68 10,07

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Krông Pắc)

at Phi NN Đat NN

at CSD Đat NN

Trang 25

Nhìn chung, diện tích nhóm đất nông nghiệp trên địa bàn xã là rấtlớn với 2.441,16 ha chiếm 74,33% tổng diện tích tự nhiên toàn xã Diệntích đất chưa sử dụng còn nhiều với 421,01ha, chiếm 12,82% tổng diệntích đất tự nhiên Trong thời gian tới xã cần có chủ trương cải tạo đưa vào

sử dụng những diện tích đất chưa sử dụng có khả năng cải tạo Đất ở của

xã còn ít chỉ có 81,44ha, chiếm 2,48% tổng diện tích tự nhiên, trong thờigian tới cần mở rộng quy mô đất ở của địa phương bằng các chính sáchhợp lý

4.2.2.2 Hiện trặng sử dụng đất khu dân cư xã

Viết tương tự như 4.2.2.1 4.2.3 Tình hình biến động đất khu dân cư xã giai đoạn 2004 – 2008

Trong giai đoạn 2004-2008, do sự chuyển đổi mục đích sử dụng đấttheo quy hoạch và tự phát của người dân đã làm thay đổi cơ cấu diện tíchcác loại đất trên địa bàn xã Theo thống kê diện tích đất đai năm 2008 chothấy so với năm 2004 hầu hết diện tích các loại đất trên địa bàn xã đều có

2004 2008 năm (Tăng +; giảm -)

Tổng diện tích khu dân cư

chứ không phải tự nhiên 3.342,00 3.284,00 -58,00

1 Đất nông nghiệp NNP 2.442,90 2.441,16 -1,74 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 1838,3 2192,24 353,94 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 1142,1 935,7 -206,40

1.1.1.2 Đất trồng CHN khác HNK 714,2 447,99 -266,21 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 696,2 1256,54 560,34

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 603,70 226,52 -377,18 1.3 Đất nuôi trông thủy sản NTS 0,9 22,4 21,50

Trang 26

2.2.5 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 0,99 0,99 0,00

2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 6,87 6,87 0,00

3.1 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 330,68 330,68 0,00

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 93,41 90,33 -3,08

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Krông Pắc)

4.3 Thực trạng kiến trúc, cảnh quan trong các điểm dân cư

4.3.1 Kiến trúc cảnh quan nhà ở

4.3.1.1 Khu vực nông thôn

- Đặc điểm về phân bố khu dân cư trên địa bàn xã.

Xã Tân Tiến có 9 thôn, buôn với đặc điểm phân bố như sau:

+ Hiện có 8/9 thôn, buôn được phân bố dọc theo các tuyến đường: Huyện

lộ và tỉnh lộ 9

+ Riêng buôn Eadrai nằm trên tuyến đường liên thôn từ thôn 4 (Tỉnh lộ 9)

đi về phía Tây của xã, hiện tại buôn có 2 khu vực, khu vực 1 cách trung tâm xã4km (mới được quy hoạch để giải quyết đất ở và nhà ở theo chương trình 134của Chính phủ 6,1ha), khu vực 2 cách trung tâm xã 7km

Phần lớn nhà cửa được xây dựng nằm trong khoản không gian tương đốirộng, kèm theo sân, vườn và ao, được xây dựng tương đối khang trang (cấp 4),

Trang 27

còn lại là nhà gỗ và nhà thô sơ (rơi vào một số hộ nghèo).

4.3.1.2 Khu vực trung tâm xã

Khu vực trung tâm xã được hình thành từ năm 1975, tại khu vực này dân

cư đông đúc, nhà cửa xây dựng kiên cố, khang trang dọc theo trục Tỉnh lộ 9 vàHuyện lộ Tân Tiến - Ea Uy, có thể nói đây là khu vực có nền kinh tế đứng đầutrên toàn xã, có khu trung tâm thương mại, dịch vụ phục vụ các nhu cầu đời sốngcủa nhân dân trong vùng

4.3.2 Kiến trúc cảnh quan các công trình hạ tầng trong khu dân cư

4.3.2.1 Đường giao thông

Toàn xã có 11,6 đường Tỉnh lộ và Huyện lộ, 100% được nhựa hoá, 38,5kmđường giao thông nông thôn đã và đang được rãi cấp phối, đảm bảo cho việc đilại sinh hoạt của người dân

4.3.2.2 Hệ thống điện, nước và xử lý rác thải

- Hệ thống điện

Hệ thống điện trên địa bàn điện được lấy từ điện lưới quốc gia Hiệnnay toàn xã có 6 trạm biến áp, tổng dung lượng 810KVA, đường dây hạáp0,4KV dài 11,86km, đường dây nhánh rẽ là 10,25km

Nhìn chung khối lượng lưới điện có từ năm 1994 đến nay đã được bảo trỳ,

tu sữa và nâng cấp, đảm bảo vận hành an toàn, ít xảy ra tình trạng tổn thất điệnnăng Tất cả các thôn, buôn trên địa bàn xã đều có điện để sử dụng phục vụ sảnxuất và sinh hoạt

- Hệ thống nước: Hầu hết các hộ dân trong xã đều dùng nước ở giếng tựđào (độ sâu 156m) và giếng khoan ở độ sâu trên 30m, nhìn chung chất lượngnước các hộ dân dùng để sinh hoạt tương đối đảm bảo chất lượng

- Xử lý rác thải

Đối với khu chợ, rác được thu gom tập trung và chuyển về bãi rác của xã(đã quy hạch với diện tích 1ha), còn các hộ gia đình phần lớn là tự thu gom vàđốt bỏ

Trang 28

4.3.2.3 Công trình công cộng

- Chợ: chợ xã Tân Tiến được xây dựng năm 2003, diện tích 0,52ha, vớiquy mô ban đầu tuy còn nhỏ nhưng nhìn chung vẫn đáp ứng được nhu cầu muabán, trao đổi hàng hoá của nhân dân trong vùng Tuy chợ được xây dựng gần đâynhưng đến nay có một số hạng mục xuống cấp như hệ thống thoát nước nội bộ,nhà vệ sinh ., 01 chi nhánh ngân hàng, thuận tiện cho việc giao dịch vay vốnđầu tư sản xuất của người dân trong vùng

Trên địa bàn xã có 04 nhà Sinh hoạt công đồng cho 03 buôn và 01Hộitrường thôn đủ cho 4 thôn, buôn sinh hoạt, 5 thôn còn lại mặc dù đã có quyhoạch đất để xây dựng Hội trường thôn, nhưng việc giải phóng mặt bằng còn gặpnhiều trở ngại, khó khăn

4.3.2.4 Công trình giáo dục

Trên địa bàn xã có Trung tâm giáo dục lao động xã hội tỉnh Đắk Lắk Đây

là trung tâm mang tính đặc thù nên đã được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng kiên cố 01 trường Trung học phổ thông, 01 trường Trung học cơ sở, 03trường Tiểu học và 01 trường Mẫu giáo, cơ sở vật chất được đầu tư xây dựngkiên cố, trong đó có: 24phòng học xây 3 tầng, 18 phòng học xây 2 tầng và 16phòng xây dựng 1 tầng, đẩm bảo cho việc dạy và học, không có lớp học ca 3

4.3.2.5 Công trình văn hóa thông tin, thể dục thể thao

Toàn xã có 01 bưu điện phục vụ việc trao đổi thông tin liên lạc của ngườidân trong vùng

Sân thể dục thể thao: quy hoạch với diện tích 1,5ha cách trung tâm xã về phíađông-Nam 3km, đủ để thanh, thiếu niên trong xã vui chơi, giải trí và tổ chức cácgiải thi đấu thể dục, thể thao trong các ngày lễ

4.3.2.6 Nghĩa địa tại các khu dân cư.

Hiện tại trên địa bàn xã đã có 03 nghĩa địa: 01 tại buôn Kplang, 02 tại thôn

5 xã Tân Tiến, nhưng gồm 2 loại chủ yếu sau:

* Loại chôn cất một lần: Đối với đồng bào dân tộc thiểu số

* Loại mai, cải táng: Đối với người kinh

Trang 29

* Đánh giá chung về hiện trạng kiến trúc cảnh quan các công trình trong khu dân cư trong xã

Khu dân cư trung tâm xã đã được hình thành từ trước và sau năm 1975 đếnnay, nó mang tính đặc trưng của vùng cao nguyên, việc bố trí nhà ở theo kiểusân, vườn, ao xen lẫn với cây xanh như: cà phê, cây ăn quả và một số cây xanhtheo các trục đường, nhằm mục đích tăng thêm thu nhập cho người dân, cải thiệnmôi trường, cản bụi, giảm thiểu tiếng ồn Tạo nên cảnh quan trong khu dân cưhài hoà, thân thiện với môi trường

4.4 Lập phương án quy hoạch xây dựng điểm dân cư trnng tâm xã

4.4.1 Định hướng tổ chức mạng lưới và các không gian chức năng xây dựng điểm dân cư nông thôn trên địa bàn xã.

* Định hướng về tổ chức mạng lưới điểm dân cư nông thôn

+ Giữ nguyên hình thái đối với các điểm dân cư hiện có, chỉ xem xét mởrộng diện tích đối với từng thôn, buôn cụ thể để đáp ứng nhu cầu phát triển dân

cư theo hình thức xen ghép tại thôn, buôn theo từng giai đoạn quy hoạch

+ Thành lập các thôn, buôn mới dựa trên việc chuyển đổi đất cây lâu năm

và đất rừng trồng sản xuất là chủ yếu, các điểm dân cư mới cần chuyển về vùng

gò đồi, cao ráo, liên hệ thuận tiện với hệ thống đường liên huyện, liên xã tạothành mạng lưới đường hoàn chỉnh trên địa bàn toàn xã

+ Không thành lập cac thôn, buôn mới ở các vùng rừng phòng hộ, rừngđầu nguồn, vùng thuộc đất quốc phòng, an ninh và vùng đất trồng lúa nước

* Định hướng về tổ chức không gian chức năng xây dựng điểm dân cư nông thôn.

+ Kết hợp với việc phát tiển các điểm dân cư mới với bảo vệ diện tíchrừng hiện có, tạo sự thân thiện giữa môi trường và thiên nhiên

+ Khu trung tâm cụm xã được xây dựng để trở thành thị tứ với trườg cấpIII, cấp II, kết hợp là khu dân cư và các công trình công cộng khác Với quy môdân số khoảng 250hộ/1.000người vào năm 2020

Trang 30

* Định hướng tổ chức hệ thống công trình phục vụ sản xuất và dịch vụ.

Xã Tân Tiến hiện tại phát triển chủ yếu là nông nghiệp, vì vậy định hướng

về công trình phục vụ sản xuất và dịch vụ trên địa bàn xã Tân Tiến là:

* Định hướng về tổ chức hệ thống công trình phục vụ sản xuất.

+ Thành lập cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp ở phía Đông-Bắc khutrung tâm xã nhằm tạo điều kiện để thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp trênđịa bàn huyện

+ Có kế hoạch, quy hoạch mở rộng, khu xử lý chất thải rắn tại bãi rác hiệnnay của xã, kết hợp xử lý chất thải với sản xuất phân vi sinh, về lâu dài đây sẽ lànơi xử lý chất thải rắn của thị xã Phước an và các xã lân cận

- Định hướng về tổ chức hệ thống công trình dịch vụ

+ Quy hoạch, nâng cấp chợ trung tâm để đáp ứng nhu cầu thương mại,nâng doanh số hoạt động thương mại, dịch vụ

+ Hình thành cụm du lịch dọc suối Eauy trong phạm vi trung tâm xã

* Định hướng công trình kỹ thuật đầu mối.

- Định hướng về tổ chức hệ thống giao thông

+ Quy hoạch từng bước đầu xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường nội bộkhu trung tâm xã, để đáp ứng nhu cầu phát triển của khu trung tâm xã

+ Từng bước đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường liên thôn, đểđáp ứng nhu cầu phát triển dân cư và phát triển sản xuất

+ Quy mô về chỉ giới các loại đường trên địa bàn xã dự kiến như sau:Đối với đường liên huyện, bề rộng: B = 30m

Đối với đường liên xã, bề rộng: B = 18-20m

Đối với đường liên thôn, buôn, bề rộng: B= 12m

Đường nội thôn, buôn, bề rộng: B= 8-12m

- Định hướng về chuẩn bị kỷ thuật:

Công tác chuẩn bị kỹ thuật tại từng điểm dân cư là:

+ Tận dụng địa hình dốc tự nhiên để xây dựng nhà ở và công trình; hạn

Ngày đăng: 07/05/2024, 04:17

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.1. Dự báo tăng dân số theo các giai đoạn quy hoạch - Báo Cáo - Chuyên Đề  - Quy Hoạch Xây Dựng Điểm Dân Cư Trung Tâm Xã Tân Tiến, Huyện Krông Pắc, Tỉnh Đắk Lắk Đến Năm 2020
Bảng 4.1. Dự báo tăng dân số theo các giai đoạn quy hoạch (Trang 21)
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất của xã Tân Tiến năm 2008 - Báo Cáo - Chuyên Đề  - Quy Hoạch Xây Dựng Điểm Dân Cư Trung Tâm Xã Tân Tiến, Huyện Krông Pắc, Tỉnh Đắk Lắk Đến Năm 2020
Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất của xã Tân Tiến năm 2008 (Trang 23)
Bảng 4.3. Biến động đất đai xã Tân Tiến giai đoạn 2004-2008 - Báo Cáo - Chuyên Đề  - Quy Hoạch Xây Dựng Điểm Dân Cư Trung Tâm Xã Tân Tiến, Huyện Krông Pắc, Tỉnh Đắk Lắk Đến Năm 2020
Bảng 4.3. Biến động đất đai xã Tân Tiến giai đoạn 2004-2008 (Trang 25)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w