1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở 3 Đề Tài Nguyên Tắc Suy Đoán Vô Tội Trong Tố Tụng Hình Sự Tòa Án Nhân Dân Thị Xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương.pdf

61 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 2,8 MB

Nội dung

Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ ánhình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hànhchính và giải quyết các việc khác th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

THỰC TIỄN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ BẾN CÁT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN TẠI ĐƠN VỊ:

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: MAI THỊ MỊ

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THÀNH PHÚ

MÃ SỐ SV: 2023801010814

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HỌC

LỚP: D20LUAT02

NIÊN KHÓA: 2020-2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ

THỰC TIỄN TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ BẾN CÁT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN TẠI ĐƠN VỊ:

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: MAI THỊ MỊ

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THÀNH PHÚ

Trang 3

- Gặp chị Lê thị Hiền (thẩm phán tòa án sơ cấp) để được hướng dẫn thực tập.

- Được sự hướng dẫn của chị Hiền giới thiệu

một số bộ phận làm việc, bước đấu làm quenvới các trang thiết bị, con dấu tại Tòa án nhân dân thị xã Bến Cát

- Tìm hiểu khái quát về nội quy, cơ cấu tổ chức, lịch sử hình thành và một số giai đoạn phát triển

- Chọn đề tài báo cáo thực tập, xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn về đề tài đã chọn

- Tìm hiểu hoạt động thực tế của các tòa.Được hướng dẫn chỉ bảo kinh nghiệm giảiquyết vụ việc công việc liên quan

- Xây dựng đề cương chi tiếc cho bài báo cáothực tập

- Nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu

Trang 4

3 ừ ngày 10/7/2023

đến 16/7/2023

- Nghiên cứu, tìm tài liệu xây dựng đề cương

bản báo cáo thực tập kết hợp với cái hồ sơ lyhôn đã được xét xử gần nhất Tiếp tục tìm hiểu, xây dựng và hoàn thiện phần khái quát

về cơ cấu tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân thị xã Bến Cát

- Dự phiên tòa xét xử vụ án hình sự về tàng

trữ trái phép chất ma túy

- Tìm thêm các tài liệu, thu thập các thông tin

số liệu phục vụ cho việc viết báo cáo

- Đưa ra các vấn đề, các câu hỏi liên quan tới

thực tế quan sát được ở Tòa án để được người hướng dẫn cũng như các anh chị đangcông tác làm việc tại đây giải đáp

- Viết nhật ký và báo cao thực tập.

đến 23/07/2023

- Tổng hoàn thiện bài báo cáo thực tập

- Gửi lời cảm ơn đến cơ quan, các anh chị trong cơ quan và giảng viên hướng dẫn thực tập

- Nộp bài kết thúc thực tập (6/8/2023)

Ngày …… tháng …… năm ……

Xác nhận của Giảng viên hướng dẫn

Trang 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT SINH VIÊN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thành Phú

Lớp: D20LUATTP02

Khóa: Khoa Khoa học Quản lý - Trường Đại học Thủ Dầu Một

Trong thời gian từ ngày 26 tháng 06 năm 2023 đến ngày 28 tháng 07 năm 2023

Tại: Tòa án Nhân dân thị xã Bến Cát

Địa chỉ: Khu Phố 2, phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Sau quá trình thực tập tại đơn vị của sinh viên, chúng tôi có một số nhận xét đánh giánhư sau:

Tri thức, năng lực, chuyên môn, nghề nghiệp:

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

1 Về hình thức và kỹ năng trình bày báo cáo thực tập

2 Nội dung báo cáo 2.1 Kết quả đợt thực tập:

2.2 Tính thực tiễn của chuyên đề thực tập:

Điểm đạt: Điểm số

Điểm chữ:

……… ngày … tháng……năm…………

Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ và tên) MỤC LỤC Lời cảm ơn 1

Mẫu NXGV

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 9

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẪN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 9

1.1 Khái niệm và ý nghĩa nguyên tắc suy đoán vô tội trong trong tố tụng hình sự Việt Nam 9

1.1.1 Khái niệm nguyên tắc suy đoán vô tội 9

1.1.2 Ý nghĩa của nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự 15

1.2 Nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật quốc tế và một số nước trên thế giới 17

1.2.1 Nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật quốc tế 17

1.2.2 Nguyên tắc suy đoán vô tội ở một số nước trên thới giới 20

1.3 Sự thể hiện của nguyên tắc suy đoán vô tội trong Bộ luật tố tụng hình sự 2013 22

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 25

2.1 Nguyên tắc suy đoán trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 25

2.1.1 Nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội 25

2.1.2 Phạm vi áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội 28

2.1.3 Chủ thể của nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự 30

2.2 Mối liên hệ giữa nguyên tắc suy đoán vô tội với một số nguyên tắc khác trong tố tụng hình sự 34

2.2.1 Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội và bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự 34

2.2.2 Nguyên tắc suy đoán vô tội và bảo đảm nguyên tắc quyền bào chữa35 2.2.3 Nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật 35

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN VÔ TỘI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THỊ XÃ BẾN CÁT 37

3.1 Thực tiễn áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội tại Tòa án nhân dân thị xã Bến Cát 37

Trang 8

3.2 Một số bất cập khi áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội trong thực tiễn 40 3.3 Một số giải pháp đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội trong thực tiễn 43 Tài liệu tham khảo 49 PHỤ LỤC 50

Trang 9

Lời cảm ơn

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Thủ Dầu Một,những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em, đóchính là những nền tảng cơ bản, những hành trang vô cùng quý giá Đặc biệt, em xinchân thành cảm ơn giảng viên – Mai thị Mị, cảm ơn đã quan tâm, giúp đỡ em giảiquyết những thắc mắc và hướng dẫn cụ thể để hoàn thành bài báo cáo này Em xin bày

tỏ lòng biết ơn sâu sắc

Bên cạnh đó em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chánh án, phó chánh án vàtoàn thể cán bộ, nhân viên tại Tòa án nhân dân Thị xã Bến Cát đã trực tiếp giúp đỡ, tạođiều kiện tốt nhất cho em thực tập và hoàn thành bài báo cáo Các anh chị đã tạo cơhội giúp em hiểu rõ hơn về môi trường làm việc thực tế của tòa án khi ngồi trên ghếnhà trường em chưa biết được, tạo điều kiện thuận lợi để tìm hiểu trao dồi và thu thậpthông tin phục vụ cho việc hoàn thành bài báo cáo này

Trong quá trình thực tập và làm báo cáo vì chưa có nhiều kinh nghiệm, bước đầu làmquen với môi trường làm việc mới, cọ sát với thực tiễn nên bài báo cáo sẽ không tránhkhỏi những sai sót Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét của quý thầy cô để kiếnthức của em ngày càng hoàn thiện và rút kinh nghiệm hữu ích để áp dụng vào thực tiễnmột cách hiệu quả nhất trong tương lai

Kính chúc Ban giám hiệu và quý thầy cô lời chúc sức khỏe thành đạt và hạnh phúctrong cuộc sống và công việc

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU Giới thiệu cơ quan thực tập

Thực hiện quyền tư pháp mà chủ yếu là quyền xét xử là một chức năng rất quantrọng của nhà nước Việt Nam và được giao cho Tòa Án nhân dân Để hiểu rõ hơn vềtầm quan trọng của cơ quan này tác giả đã quyết định chọn Tòa án nhân dân thị xã BếnCát làm nơi thực tập và nghiên cứu đề tài này

Tòa án nhân dân thị xã Bến Cát tiền thân là Tòa án nhân dân huyện Bến Cát, tỉnhSông Bé Từ năm 1975 đến năm 1997, đơn vị có tên là Tòa án nhân dân huyện BếnCát, tỉnh Sông Bé Năm 1997 tỉnh Sông Bé tiến hành chia tách thành 2 tỉnh: tỉnh BìnhDương và tỉnh Bình Phước Tòa án nhân dân huyện Bến Cát thuộc Tòa án nhân dântỉnh Bình Dương.Năm 1999, huyện Bến Cát chia tách thành 2 huyện: Huyện Bến Cát

và huyện Dầu Tiếng thuộc tỉnh Bình Dương Tòa án nhân dân huyện Bến Cát thuộcTòa án nhân dân tỉnh Bình Dương Ngày 1/4/2014, huyện Bến Cát chia tách thành 2huyện: Thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng thuộc tỉnh Bình Dương Tòa án nhân dânthị xã Bến Cát thuộc Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương theo quyết định số 217/QĐ-TCCB ngày 19/3/2014 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Từ năm 1975 đến năm 1999, biên chế của đơn còn rất hạn chế 06 đến 10 đồngchí Từ năm 1999 đến 2010, biên chế của đơn vị từ 11 đến 15 đồng chí Năm 2010 đơn

vị có 19 đồng chí, trong đó: 06 Thẩm phán; 9 Thư ký, 01 cán bộ văn phòng; 01 cán bộ

kế toán; 01 nhân viên bảo vệ, 01 nhân viên tạp vụ Năm 2011, đơn vị có 27 biên chế:

12 thư ký, 11 Thẩm phán, 01 cán bộ văn phòng; 01 cán bộ kế toán; 01 nhân viên bảo

vệ, 01 nhân viên tạp vụ.Năm 2012, đơn vị có 27 biên chế: 12 thư ký, 11 Thẩm phán,

01 cán bộ văn phòng; 01 cán bộ kế toán; 01 nhân viên bảo vệ, 01 nhân viên tạp vụ.Năm 2013, đơn vị có 31 biên chế: 14 thư ký, 13 Thẩm phán, 01 cán bộ văn phòng; 01cán bộ kế toán; 01 nhân viên bảo vệ, 01 nhân viên tạp vụ Năm 2014, đơn vị có 38biên chế: 13 Thẩm phán; 21 Thư ký; 01 cán bộ văn phòng; 01 cán bộ kế toán; 01 nhânviên bảo vệ, 01 nhân viên tạp vụ.Đến ngày 01/4/2014, Chia tách huyện: Số Biên chếđơn vị còn lại là: 28 biên chế: 10 Thẩm phán, 14 Thư ký, 01 cán bộ văn phòng; 01 cán

bộ kế toán; 01 nhân viên bảo vệ, 01 nhân viên tạp vụ

Hiện nay Tòa án nhân dân thị xã Bến Cát tọa lạc tại Khu Phố 2, phường Mỹ ,

Phước, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương Trụ sở làm việc là một tòa nhà với kiến trúc hiện đại ba tầng gồm 3 hội trường xét xử và 14 phòng làm việc cùng các hạng mục xâydựng phụ được trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại Lãnh đạo cơ quan, chánh án

1

Trang 11

ông Nguyễn Văn Huỳnh Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp: Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương.

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định

về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án rất cụ thể và rõ ràng, theo quy định củaluật này thì cũng phân định ra thẩm quyền của Tòa án các cấp có sự phân cấp rõ rệt

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,thực hiện quyền tư pháp

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án được quy định như sau:

1 Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyềncông dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền vàlợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổquốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống

xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác

2 Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ ánhình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hànhchính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ,khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tốtụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không

có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định vềquyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân

Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan,

tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêmchỉnh chấp hành

3 Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa án có quyền:

a) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng củaĐiều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xemxét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ

vụ án;

2

Trang 12

b) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điềutra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bịcáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp;

c) Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêucầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thuthập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;

d) Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về cácvấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện

5 Xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước vàquyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền conngười, quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật

6 Ra quyết định thi hành bản án hình sự, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đìnhchỉ chấp hành hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích,miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thựchiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật hình sự Luật thi hành án hình,

sự,

Luật thi hành án dân sự

Ra quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lý hànhchính do Tòa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định

7 Trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan cóthẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiếnpháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụQuốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơquan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản pháp luật

bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án

3

Trang 45

được phép vừa buộc tội vừa bào chữa hoặc ngược lại, vừa xét xử vừa buộc tội hay vừaxét xử vừa bào chữa.

- Nguyên tắc tranh tụng xác định tư cách của hai nhóm chủ thể thực hiện chứcnăng buộc tội và chức năng bào chữa là "các bên tranh tụng" có lợi ích đối lập nhau.Đồng thời, các bên hoàn toàn bình đẳng với nhau về mặt pháp lý, các chủ thể của bênbuộc tội và bên bào chữa phải được bảo đảm các khả năng pháp lý như nhau để bảo vệcác lợi ích của mình trong suốt quá trình giải quyết vụ án

Vì vậy, nguyên tắc tranh tụng không thể nào tách rời độc lập nguyên tắc SĐVT mà cả hai phải có tính liên quan chặc chẽ với nhau Không chỉ vậy mà còn tạo tính bình đẳng

về thế và lực giữa bên buộc tội và bên bị buộc tội, ngoài ra còn đề cao vai trò trọng tài của Tòa án Nếu không có nguyên tắc này thì sẽ không có sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội trên thực tế, và khi đó nguyên tắc SĐVT sẽ không thể phát huy được hiệu quả của nó

2.2.2 Nguyên tắc suy đoán vô tội và bảo đảm nguyên tắc quyền bào chữa

Bảo đảm quyền bào chữa là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng củaTTHS thể hiện bản chất dân chủ của nền tư pháp hiện đại Sự tham gia của người bàochữa (đặc biệt là của Luật sư bào chữa) vào các giai đoạn của TTHS là điều kiện cầnthiết để bảo đảm sự bình đẳng trên thực tế giữa bên buộc tội và bên bào chữa trong cácgiai đoạn của quá trình TTHS nói chung và tại phiên tòa nói riêng Chính vì lẽ đó, cácvăn bản pháp luật quốc tế không chỉ khẳng định rõ mà còn đề ra những yêu cầu cụ thểđối với nguyên tắc này: Bị can, bị cáo có quyền được thông báo không chậm trễ và chitiết… Ngày nay nhiệm vụ bảo vệ quyền con người trong TTHS được đặt ngang vớinhiệm vụ phát hiện, xử lý tội phạm Vì vậy, để phù hợp với các nguyên tắc hiến địnhmới, nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội cần được cụ thể hóađầy đủ trong Bộ luật TTHS sửa đổi theo hướng mở rộng sự tham gia của người bàochữa (Luật sư và những người khác) đối với tất cả các loại tội phạm; không chỉ người

bị tình nghi, bị can, bị cáo mà cả người thân thích của họ (trường hợp họ bị bắt, tạmgiữ, tạm giam) cũng có quyền mời Luật sư Mặt khác, cũng cần xác lập sự bình đẳnggiữa bên buộc tội và bên bào chữa trong thu thập chứng cứ cũng như cơ chế bảo đảm

để người bào chữa có thể tham gia tích cực, hiệu quả hơn trong việc bảo vệ công lý,quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo

36

Trang 46

2.2.3 Nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Đây một yếu tố, điều kiện gắn liền với việc bảo đảm các quyền con người trong cácvăn bản pháp luật quốc tế (Hiến chương Liên hợp quốc, Tuyên ngôn về nhân quyền,Công ước về các quyền chính trị và dân sự, ) đồng thời được ghi nhận trong Hiếnpháp, pháp luật của hầu hết các quốc gia Mặt khác, quyền tư pháp (xét xử) được thựchiện thông qua các Thẩm phán, Hội thẩm nên sự độc lập của Tòa án đồng nhất với

"độc lập xét xử" của Thẩm phán, Hội thẩm Việc đề cao sự độc lập của Tòa án xuấtphát từ chỗ đây là chủ thể duy nhất thực hiện quyền tư pháp và giữ vai trò là ngườitrọng tài giữa bên buộc tội và bên bào chữa để bảo đảm việc xét xử khách quan, côngminh nhằm bảo vệ công lý, quyền con người và ngăn chặn sự lạm quyền Vì vậy,nguyên tắc "Thtm phán, Hội thtm độc lập xét xử " là cơ sở pháp lý và là một điềukiện cần thiết để bảo đảm tính khả thi của nguyên tắc SĐVT trên thực tiễn

Tổng kết chương 2

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận và pháp luật về nội dung cụ thểđược quy định, phạm vi quy định của nguyên tắc đó và chủ thể được áp dụng nguyêntắc SĐVT quy định trong TTHS Việt Nam Bài báo cáo đã đi sâu phân tích, làm rõ cácnội dụng liên quan mật thiết đến nguyên tắc SĐVT Từ những phân tích trên có thểgiúp đọc giả hiểu kĩ hơn, sau hơn quy định liện hành của nguyên tắc SĐVT

37

Ngày đăng: 06/05/2024, 18:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình sự) theo năm - Bài Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở 3 Đề Tài Nguyên Tắc Suy Đoán Vô Tội Trong Tố Tụng Hình Sự Tòa Án Nhân Dân Thị Xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương.pdf
Hình s ự) theo năm (Trang 60)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN