Tổng quan về tài chính công ty đa quốc gia Sau khi đọc xong chương này, bạn đọc có khả năng: Nhận diện được công ty đa quốc gia và hiểu được quá trình phát triển của một công ty đa quố
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
KHÁI NIỆM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC
1.1.1 Khái niệm và một số đặc điểm chung của công ty đa quốc gia
Mặc dù hoạt động kinh doanh quốc tế đã diễn ra từ rất lâu đời, nhưng hoạt động này ngày càng có vai trò quan trọng trên thế giới Dẫu vậy, kể từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, kinh doanh quốc tế đã trải qua một cuộc cải cách, trong đó việc
13 hình thành và phát triển các công đa quốc gia là một trong những hiện tượng kinh tế nổi bật
Một công ty đa quốc gia thường được viết tắt là MNC (Multinational corporation) hoặc MNE (Multinational enterprise) là một khái niệm để chỉ các doanh nghiêp trong lĩnh vực sản xuất hoặc bán hàng hóa dịch vụ tại nhiều quốc gia (Shapiro, 2013) Trong đó, bao gồm một công ty mẹ được đặt trụ sở tại nước chủ nhà và ít nhất năm hoặc sáu công ty con ở nước ngoài, thường có mức tương tác cao với nhau Thậm chí, một số công ty đa quốc gia có đến hàng trăm công ty con nước ngoài nằm rải rác ở khắp thế giới Thông thường công ty mẹ là trụ sở chính để điều phối quản lý hoạt động kinh doanh cho các công ty con ở nước ngoài (Shapiro, 2013)
Bên cạnh khái niệm này, một số tác giả khác cũng đưa ra các quan điểm khác nhau về công ty đa quốc gia Theo Eun & Resnick (2012), công ty đa quốc gia là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở một quốc gia và hoạt động sản xuất và bán hàng hóa, dịch vụ được thực hiện ở một số quốc gia khác; với Madura (2014), công ty đa quốc gia là những công ty tham gia vào một hình thức kinh doanh quốc tế nào đó Hay công ty đa quốc gia là các doanh nghiệp bao gồm cả các doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận và các tổ chức phi lợi nhuận, mà hoạt động tại nhiều hơn một quốc gia và thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua các công ty con ở
14 nước, chi nhánh hoặc tham gia liên doanh với một công ty nước chủ nhà (Eiterman & ctg 2013)
Thông qua các khái niệm trên, trong tài liệu này, công ty đa quốc gia được biết đến là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh từ hai quốc gia trở lên, trong đó có ít nhất một công ty con ở nước ngoài, đồng thời công ty con này phải chịu các biến động rủi ro từ quốc gia sở tại
Một số công ty đa quốc gia lớn có thể có ngân sách vượt qua cả ngân sách của nhiều quốc gia nhỏ Công ty đa quốc gia giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, có tầm ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và nền kinh tế của các quốc gia Các công ty đa quốc gia luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa Xí nghiệp liên hợp toàn cầu là một dạng mới của công ty đa quốc gia tương ứng với xu hướng toàn cầu hóa hiện nay
Hiện nay, các công ty đa quốc gia có thể được xếp vào 3 nhóm chính: o Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang”: là công ty sản xuất các sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cùng loại hoặc tương tự ở các quốc gia khác nhau Nó nhân bản mô hình kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới
15 o Công ty đa quốc gia “theo chiều dọc”: là công ty có nhà máy sản xuất, gia công ở một số nước nào đó nhằm sản xuất ra sản phẩm hoặc linh kiện là đầu vào cho sản xuất chính của mình ở một số nước khác o Công ty đa quốc gia “nhiều chiều”: là công ty có các cơ sở sản xuất, cung cấp dịch vụ ở các nước khác nhau mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc
Một số đặc điểm chung của các công ty đa quốc gia trên thế giới: o Một là, tài sản và doanh thu rất cao:
Một tập đoàn đa quốc gia thường có quy mô rất lớn và sở hữu lượng tài sản khổng lồ cả về cơ sở vật chất và tài chính Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch dịch vụ rất cao, các mục tiêu, chiến lược kinh doanh luôn lớn và chúng có thể tạo ra lợi nhuận đáng kể Hình 1.1 cung cấp thông tin về các công ty con ở nước ngoài của một số công ty đa quốc gia lớn tại Mỹ Có thể thấy doanh thu, tài sản, lợi nhuận của các công ty con ở nước ngoài chiếm một lượng tương đối lớn của các công ty này, thậm chí có những công ty, lợi nhuận của công ty con ở nước ngoài đã bù đắp lượng lợi nhuận thâm hụt của các công ty mẹ
Bảng 1.1 Các công ty đa quốc gia lớn tại Mỹ ĐTV: tỷ USD, %
Tỷ lệ doanh thu ở nước ngoài
Lợi nhuận ròng ở nước ngoài
Tỷ lệ lợi nhuận ròng ở nước ngoài
Tỷ lệ tài sản ở nước ngoài
Nguồn: Shapiro (2013) o Hai là, phạm vi hoạt động trên nhiều quốc gia:
Các công ty đa quốc gia duy trì hoạt động sản xuất và tiếp thị ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới Việc quản lý các văn phòng ở các quốc gia khác được kiểm soát bởi một trụ sở chính đặt tại nước sở tại
Các công ty đa quốc gia đều có chiến lược kinh doanh khác nhau, có thể thâm nhập nước ngoài hoặc phủ sóng toàn cầu Cho
17 dù theo đuổi mục tiêu nào đi chăng nữa thì đặc trưng của họ cũng là quy mô và phạm vi phân bổ tài sản Họ luôn ưu tiên khả năng dễ di chuyển của một số nhân tố sản xuất nhất định giữa các nước
Họ không xây dựng cố định nhà máy sản xuất trong nước mà tùy tình hình khảo sát mới đưa ra quyết định Công ty nên đặt nhà máy sản xuất ở đâu? Điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đất đai, nhân công lao động, nguồn nguyên liệu đầu vào, giá thành sản xuất, các điều luật của quốc gia… Tương tự, bộ phận marketing truyền thông cũng tìm kiếm thị trường quốc tế, vươn ra bên ngoài lãnh thổ chứ không chỉ giới hạn trong nước Bộ phận quản lý tài chính cũng luôn vươn ra bên ngoài để tìm kiếm cơ hội đầu tư vốn, tham gia vào thì trường tài chính của bất cứ quốc gia nào Vì vậy, đặc trưng chính của công ty đa quốc gia là hoạt động tìm kiếm vươn ra bên ngoài, hợp tác sản xuất, marking, thương mại toàn cầu chứ không phải chỉ ở trong nước o Ba là, sự tăng trưởng mạnh mẽ:
Các tập đoàn đa quốc gia luôn phát triển không ngừng Họ liên tục cải tiến và nâng cấp làm mới mình, luôn tìm cách mở rộng quy mô và hoạt động thông qua các thương vụ mua bán và sáp nhập Họ luôn tìm kiếm cơ hội đầu tư cũng như mở rộng thì trường trên phạm vi toàn cầu o Bốn là, công nghệ hiện đại:
Để đảm bảo lợi nhuận và tăng trưởng bền vững trên thị trường quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia luôn coi trọng đầu tư công nghệ hiện đại Họ ưu tiên ứng dụng công nghệ tối tân trong sản xuất, kinh doanh và tiếp thị để tối ưu hóa hoạt động và nâng cao năng suất.
Một trong những yếu tố chính dẫn đến thành công của các công ty đa quốc gia là họ tập trung tuyển dụng những nhà quản lý có năng lực nhất Những nhà quản lý này phải có tầm nhìn rộng, khả năng quản lý nguồn tài chính lớn, nắm bắt công nghệ mới và kỹ năng lãnh đạo đội ngũ nhân viên cũng như điều hành tổ chức kinh doanh quy mô lớn.
Chiến lược tiếp thị và quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu toàn cầu cho các công ty đa quốc gia Bằng cách đầu tư vào tiếp thị và quảng cáo, các công ty có thể nâng cao nhận thức về thương hiệu, tạo ra nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ của mình, từ đó thúc đẩy doanh số và mở rộng thị phần.
MỤC TIÊU CỦA QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
Công ty đa quốc gia thực chất cũng là một doanh nghiệp, do vậy mục tiêu cuối cùng của quản trị tài chính công ty đa quốc gia là cũng là tối đa hóa lợi ích, của cải của cổ đông (shareholder wealth maximization), để từ đó gia tăng giá trị doanh nghiệp (Eiterman & ctg, 2013) Để đạt được mục tiêu này, nhà quản trị công ty đa quốc gia sẽ thực hiện ba quyết định cơ bản là quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định quản trị tài sản
Về mặt cơ bản, quyết định đầu tư liên quan đến phần tài sản dài hạn trên bảng cân đối kế toán, nó liên quan đến việc công ty nên thực hiện quyết định đầu tư như thế nào, nên tiếp tục đầu tư tại nước sở tại hay mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài thông qua hình thức đầu tư trực tiếp hay gián tiếp Quyết định tài trợ liên quan đến các quyết định để trả lời cho câu hỏi nguồn vốn nào được doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho hoạt động đầu tư? Nguồn vốn được sử dụng là nguồn vốn bên trong huy động từ công ty mẹ hay vay mượn từ các công ty con hoặc nguồn vốn bên ngoài thông qua phát hành cổ phiếu hay vay ngân hàng? Khi thực hiện đi vay công ty nên vay nội tệ hay vay ngoại tệ?… Quyết định quản trị tài sản liên quan đến các quyết định trong ngắn hạn như các quyết định về quản lý tiền, quản lý hàng tồn kho, quản lý khoản phải thu,…
1.2.2 Nhân tố hạn chế mục tiêu của công ty đa quốc gia
26 Đối với một doanh nghiệp, việc tách biệt giữa quyền quản lý và quyền sở hữu, khiến các nhà quản lý tài chính có thể thực hiện các quyết định trái ngược với mục tiêu tối đa hóa giá trị của cải của cổ đông Đối với công ty đa quốc gia bên cạnh sự tách biệt về quyền quản lý và quyền sở hữu, còn có sự khác biệt về mục tiêu quản trị giữa công ty con và công ty mẹ cũng khiến cho việc thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ đông không thể đạt được Chẳng hạn, việc thành lập một công ty con tại một quốc gia nhất định có thể là ý muốn của một nhà quản lý nào đó mà không phải vì lợi ích tiềm năng của cổ đông Hay việc mở rộng công ty con nhằm gia tăng tiền lương cao hơn của người quản lý chứ không phải gia tăng giá trị doanh nghiệp Xung đột mục tiêu giữa người quản lý công ty và các cổ đông thường xuyên xảy ra được gọi là vấn đề đại diện (Agency problem) (Madura, 2014)
Chi phí để đảm bảo các nhà quản lý theo đuổi mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của cải cổ đông hay tối đa hóa giá trị doanh nghiệp được xem là chi phí đại diện Thông thường, so với công ty nội địa, chi phí đại diện của công ty đa quốc gia thường cao hơn so một số nguyên nhân Một là, các công ty đa quốc gia có các công ty con nằm rải rác khắp thế giới, điều này khiến việc giám sát các nhà quản lý công ty con gặp nhiều khó khăn hơn Hai là, các nhà quản lý công ty con ở nước ngoài được giáo dục với các nền văn hóa khác nhau có thể không cùng các mục tiêu mà công
27 ty mẹ đề ra Ba là, quy mô thường lớn hơn của công ty đa quốc gia có thể tạo nên chi phí đại diện cao hơn Để giảm bớt chi phí đại diện, công ty mẹ cần thực hiện quản trị vấn đề này bằng một số biện pháp quản lý thích hợp Thứ nhất, công ty mẹ cần thông báo rõ ràng đến mỗi công ty con tập trung vào mục tiêu tối đa hóa giá trị công ty đa quốc gia hơn là tối đa hóa giá trị của mỗi công ty con riêng biệt Công ty mẹ cần thường xuyên quan sát các quyết định của công ty con để kiểm tra xem các nhà quản lý công ty con có hoàn thành các mục tiêu của công ty đa quốc gia hay không Bên cạnh đó, công ty mẹ có thể thực hiện các kế hoạch trả công bằng cách thưởng cho các nhà quản lý công ty con vì họ đáp ứng được các mục tiêu của công ty đa quốc gia Chính sách khuyến khích chung tặng các nhà quản lý cổ phiếu hoặc quyền chọn mua cổ phiếu với giá thấp có thể được xem là một phần của chính sách trả công cho họ khi họ thực hiện các quyết định làm nâng cao giá trị của công ty đa quốc gia (Madura, 2014)
Chi phí đại diện giữa các công ty đa quốc gia còn bị ảnh hưởng bởi cấu trúc quản trị của các công ty này Thông thường, các công ty đa quốc gia có thể thực hiện quản trị tài chính bằng một trong hai kiểu là quản trị tài chính đa quốc gia tập trung và quản trị tài chính đa quốc gia phi tập trung Hình 1.2 minh họa các kiểu quản trị của công ty đa quốc gia
Hình 1.2 Các kiểu quản trị của công ty đa quốc gia
Quản trị tài chính đa quốc gia tập trung
Quản trị tài chính đa quốc gia phi tập trung
Quản trị tiền mặt tại công ty con A
Quản trị tiền mặt tại công ty con B
Quản trị hàng tồn kho, khoản phải thu tại công ty con A
Quản trị hàng tồn kho, khoản phải thu tại công ty con B
Vấn đề tài trợ tại công ty con
Vấn đề tài trợ tại công ty con B
Chi đầu tư tại công ty con A
Chi đầu tư tại công ty con B
Nhà quản trị tài chính tại công ty mẹ
Quản trị tiền mặt tại công ty con
Quản trị tiền mặt tại công ty con
Quản trị hàng tồn kho, khoản phải thu tại công ty con A
Quản trị hàng tồn kho, khoản phải thu tại công ty con B
Vấn đề tài trợ tại công ty con A
Vấn đề tài trợ tại công ty con B
Chi đầu tư tại công ty con A
Chi đầu tư tại công ty con B
Nhà quản trị tài chính tại công ty con A
Nhà quản trị tài chính tại công ty con B
Mô hình quản trị tài chính tập trung được mô tả phần trên của hình 1.2, mô hình này cho thấy việc quản trị tài chính tại các công ty con được tập trung toàn bộ tại công ty mẹ Với kiểu quản trị tài chính tập trung, cho phép công ty đa quốc gia giảm được chi phí đại diện vì các nhà quản lý công ty mẹ kiểm soát các công ty con ở nước ngoài và do vậy giảm được quyền lực của các nhà quản lý công ty con Tuy nhiên, các nhà quản lý công ty mẹ có thể sẽ không hiểu hết tình hình hoạt động của công ty con, do đó một một số thời điểm các nhà quản trị công ty mẹ có thể đưa ra các quyết định không phù hợp cho công ty con Đồng thời, mô hình quản trị tài chính tập trung chỉ phù hợp với các công ty đa quốc gia có số lượng công ty con ở nước ngoài là hạn chế
Một lựa chọn khác cho các công ty đa quốc gia là áp dụng mô hình quản trị tài chính phi tập trung, nơi mỗi công ty con quản lý tài chính của riêng mình Mô hình này thường dẫn đến chi phí cơ hội cao hơn vì các nhà quản lý công ty con có thể không theo đuổi mục tiêu tối đa hóa giá trị của toàn bộ công ty đa quốc gia Tuy nhiên, nó cũng trao nhiều quyền kiểm soát hơn cho các nhà quản lý công ty con, những người am hiểu nhất về hoạt động của công ty con, cho phép họ đưa ra các quyết định phù hợp hơn với môi trường và văn hóa của công ty Mô hình này có thể hiệu quả đối với các công ty đa quốc gia có các nhà quản lý công ty con năng lực và có động lực.
30 ty con nhận ra mục tiêu tối đa hóa giá trị toàn bộ công ty đa quốc gia và được trả công hợp lý
Dựa trên các ưu thế về hai mô hình quản trị tài chính tập trung và quản trị tài chính phi tập trung, một số công ty đa quốc gia đã cố gắng để đạt được các lợi thế của cả hai kiểu quản trị này Đó là, họ cho phép nhà quản lý công ty con thực hiện các quyết định chủ yếu về hoạt động của công ty con, nhưng ban kiểm soát công ty mẹ giám sát các quyết định để đảm bảo họ vì lợi ích của toàn bộ công ty đa quốc gia Để thỏa mãn được các mục tiêu này, ngày nay các công ty đa quốc đã tận dụng sự phát triển của Internet để công ty mẹ giám sát các hành động và kết quả hoạt động của các công ty con ở nước ngoài Công ty mẹ yêu cầu các công ty con gửi cập nhật các thông tin hình ảnh và báo cáo tài chính qua email theo một hình thức chuẩn hóa để tránh các vẫn đề về ngôn ngữ Từ đó, công ty mẹ có thể dễ dàng theo dõi hàng tồn kho, doanh thu bán hàng, chi phí và thu nhập của từng công ty con hàng tuần hoặc hàng tháng Điều này giúp làm giảm chi phí đại diện cho công ty đa quốc gia trong việc kinh doanh quốc tế (Madura, 2014).
ĐỊNH GIÁ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA
1.3.1 Dòng tiền của công ty đa quốc gia
Dòng tiền được hiểu đơn giản là sự chuyển động, sự lưu chuyển vào, ra (thu và chi) của các khoản tiền tệ trong một doanh nghiệp Việc lưu chuyển dòng tiền sẽ liên quan đến việc lưu chuyển của dòng tiền thuần và dòng tiền ròng
Như vậy, quản lý dòng tiền là cách thức quản lý dòng tiền ra vào của doanh nghiệp hay quản lý dòng tiền là quá trình theo dõi, phân tích và tối ưu hóa số tiền thu được bằng tiền mặt trừ đi chi phí tiền mặt
Dòng tiền ròng hay tiền ròng được hiểu là số tiền được nhận và sử dụng trong hoạt động kinh doanh Dòng tiền ròng sẽ được tính toán, chia thành 3 nhóm dựa trên các lĩnh vực: hoạt động sản xuất, hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư
Dòng tiền thuần là khoản tiền thu được và được sử dụng trong doanh nghiệp Dòng tiền thuần gồm có 3 loại chính là:
Dòng tiền thuần từ các hoạt động đầu tư
Dòng tiền thuần trong hoạt động tài chính
Dòng tiền thuần trong hoạt động kinh doanh
Dòng tiền thông minh là dòng tiền có khả năng nhận biết và chảy về những nơi nào tạo ra lợi nhuận Giống như một đoàn tàu biết đích đến của mình, dòng tiền này luôn hướng đến các điểm sinh lời cao nhất, góp phần thúc đẩy nền kinh tế và tạo ra nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn.
Mục tiêu của các doanh nghiệp đa quốc gia khi hoạt động kinh doanh là tạo ra một dòng tiền dương hay nói cách khác là mong muốn dòng tiền vào nhiều hơn dòng tiền ra Chính vì vậy, việc quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp đa quốc gia hiệu quả là rất cần thiết
Phương pháp quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp đa quốc gia hiệu quả: Đo lường dự báo dòng tiền: Điều đầu tiên một nhà quản trị tài chính thông minh cần làm chính là việc lập kế hoạch dòng tiền bởi lẽ một dòng tiền chính xác có thể báo động một cách tốt nhất cho những vấn đề trước khi những vấn đề xảy ra Chính vì vậy việc lập kế hoạch dòng tiền là rất quan trọng bởi bạn phải nhìn được các khả năng sẽ xảy ra trong tương lai cả việc dự đoán cân bằng một số yếu tố như các khoản nợ, lịch sử thanh toán của khách hàng… và cẩn thận với các giả định được đặt ra
Việc tiếp theo của việc dự đoán dòng tiền chính xác chính là việc dự đoán chi tiết những khoản tiền và thời gian nào sẽ phải chi tiêu Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải lường trước được tất cả các khả năng, bạn không phải chỉ biết bạn tiêu tiền khi nào mà còn phải biết rõ bạn chi tiền vào việc gì thời gian nào với số tiền bao nhiêu
Lập kế hoạch dòng tiền là một nhiệm vụ không dễ dàng đối với bất kỳ nhà quản lý nào nhưng lại là bước đi quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện Kế hoạch này được đánh giá ngang hàng với kế hoạch kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp, giúp các nhà quản lý quản lý hiệu quả nguồn tiền của mình, dự đoán dòng tiền trong tương lai, từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định và phát triển bền vững.
Dự đoán dòng tiền ra
Các nhà quản trị tài chính một công ty đa quốc gia cần phải xem xét chi tiêu một cách cẩn thận, bất cứ khi nào, bất cứ lúc nào cũng luôn kiểm tra chi tiêu cẩn thận để tìm ra những sai sót và phát hiện các khoản chi vượt mức để xử lý kịp thời Có một số biện pháp giúp quản lý dòng tiền ra một cách hiệu quả sau:
Tận dụng các khoản nợ đặc biệt là không nên thanh toán nợ sớm
Tạo mối quan hệ với đối tác vì các khoản nợ có thể được trì hoãn hay không dựa vào mối quan hệ của doanh nghiệp với đối tác đó như thế nào
Đừng tập trung vào giá thấp đôi khi chúng ta cần sự linh hoạt trong điều khoản thanh toán hơn là việc có được giá thấp
Dự báo dòng tiền vào:
Việc dự báo các dòng tiền vào là rất quan trọng bởi lẽ khi hoạt động doanh nghiệp luôn muốn dòng tiền của mình dương thì
34 dòng tiền vào phải lớn hơn dòng tiền ra Dòng tiền vào có thể thu được từ các khoản doanh thu của doanh nghiệp và các nhà quản trị hoàn toàn có thể dự báo và cải thiện dòng tiền này bằng các cách sau:
Loại bỏ hàng tồn kho, hàng hết hạn bằng bất cứ thứ gì bạn có thể nhận được
Yêu cầu khách hàng thanh toán tại thời điểm đơn hàng đặt trước khi thực hiện
Đưa ra những chính sách giảm giá cho những khách hàng chi trả hóa đơn một cách nhanh chóng
Theo dõi những khoản phải thu để xác định và ngăn chặn những khách hàng trả chậm Xây dựng một chính sách tiền mặt khi giao hàng là một cách khác để từ chối hợp tác với những khách hàng chi trả chậm
1.3.2 Mô hình định giá công ty đa quốc gia
Giá trị của công ty đa quốc gia có liên quan đến các cổ đông và chủ nợ của công ty Khi các nhà quản lý đưa ra quyết định tối đa hóa giá trị công ty, đồng nghĩa với việc họ cũng tối đa hóa tài sản của cổ đông Điều đó chỉ ra rằng quản lý tài chính quốc tế nên được tiến hành với mục tiêu tăng giá trị của công ty đa quốc gia Điều này cũng giúp ích trong việc định giá công ty
Có nhiều phương pháp định giá công ty đa quốc gia Chúng ta đang tìm hiểu phương pháp phản ánh các yếu tố chính ảnh hưởng đến giá trị của công ty đa quốc gia theo nghĩa chung
Mô hình định giá công ty nội địa
Trước khi lập mô hình giá trị của công ty đa quốc gia, hãy xem xét việc định giá của một công ty trong nước hoàn toàn không tham gia vào bất kỳ giao dịch nước ngoài nào Giá trị của doanh nghiệp thuần nội địa thường được được định giá bằng cách chiết khấu (hay quy) dòng tiền kỳ vọng nhận được trong tương về hiện tại: